Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ tới một số nước khu vực Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.39 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MƠN VĂN HĨA CÁC NƯỚC ASEAN
Học kỳ I năm học 2021 – 2022
Đề tài: Ảnh hưởng của kiến trúc phật giáo Ấn Độ các nước Đông Nam Á

Mục lục
MỤC LỤC....................................................................................................................................... 1
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 2
1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................................... 2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 3
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ..............................................................3
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ TỚI VIỆT NAM...............................................4

2.2.1. ĐẶC ĐIỂM.................................................................................................................4
2.2.2. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO...............................................4
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ TỚI THÁI LAN................................................7

2.3.1. ĐẶC ĐIỂM.................................................................................................................7
2.3.2. VẬT LIỆU CƠNG TRÌNH.........................................................................................8
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ TỚI CAMPUCHIA............................................8

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 10

1


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn hóa các nước Đông Nam Á.



Đông Nam Á là khu vực gồm 10 nước thành viên: Brunei, Campuchia, Indonesia,
Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Văn hóa
Đơng Nam Á nói chung ln được thế giới nhận định là một tổng thể tập hợp dạng
của các nền văn hóa khác nhau, trong đó phải kể đến Ấn Độ - một đất nước có nền
văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ nhất thế giới. Chính sự đa dạng của tín ngưỡng,
tơn giáo, các phong tục truyền thống, … khiến cho văn hóa Ấn Độ trở nên phong
phú, phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực , đặc biệt
là lĩnh vực nghệ thuật mà tiêu biểu nhất là thành tựu kiến trúc phật giáo. Kiểu kiến
trúc này đã lan ra khỏi lãnh thổ và ảnh hưởng tới các nước Đông Nam Á thông qua
nhiều con đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá và ảnh hưởng văn hóa.
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian,
lập hồ sơ thiết kế các cơng trình kiến trúc. Kiến trúc cổ ln có ý nghĩa riêng, nó
phản ánh một thời đại, một giai đoạn hay cả một triều đại lịch sử. Kiến trúc phật
giáo mang đậm sắc thái của cuộc sống, tư tưởng Phật Giáo hòa quyện một cách tự
nhiên giữa thế giới thánh thần và đời sống phàm tục. Là những sinh viên thế hệ mới
nói chung, sinh viên ngoại ngữ nói riêng, khơng chỉ biết về ngơn ngữ, việc tìm hiểu
văn hóa một đất nước thơng qua các cơng trình kiến trúc và có sự so sánh, đối chiếu
là một điều cần thiết. Hay chỉ đơn giản là tăng thêm hiểu biết cho bản thân, tìm hiểu
những điều mà thế hệ trước đã xây dựng, giữ gìn và phát triển.
Chính vì những điều trên mà em quyết định tìm hiểu sâu về “Ảnh hưởng của lối
kiến trúc phật giáo Ấn Độ tới các nước Đơng Nam Á” để có một cái nhìn khách
2


quan, sâu sắc hơn về lối kiến trúc phật giáo Ấn Độ và sự tiếp thu của khu vực Đông
Nam Á đối với lối kiến trúc này.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các đặc điểm chung của kiến trúc phật giáo Ấn Độ và sự ảnh hưởng
của kiểu kiến trúc này tới các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Giới thiệu nét độc

đáo và giúp bạn đọc có những cái nhìn mới về khía cạnh văn hóa này.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thơng tin qua sách, báo và các nguồn tham khảo khác.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ tới một số nước khu vực
Đơng Nam Á” có phạm vi nghiên cứu là 3 nước đại diện cho Đông Nam Á: Việt
Nam, Thái Lan, Campuchia

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Về quy mơ: Các cơng trình Phật giáo Ấn Độ được xây dựng nhiều với quy mô
lớn như thánh đường hoa sen, tháp Sanchi, những quần thể kiến trúc phật giáo đồ sộ
có thể kể đến như: quần thể tháp, quần thể chùa hang... Phong cách kiến trúc cột trụ
và trên đó là những bài kinh Phật, hình Phật, bánh xe luân hồi, núi Tu Di, toà sen.
Nghệ thuật Ấn tái hiện rõ nét trong việc kiến tạo các Tịnh xá (Vihara), Chánh điện
(Chaiya), kiến trúc "hang động"cũng phát triển mạnh. Trên vòm hang và đáy hang
là những bức vẽ màu trên nền đá tự nhiên, họa tiết và đường nét biểu hiện những ý
nghĩa đặc trưng của phật giáo.
Về nghệ thuật tạo hình: Các bảo tháp tạo hình cách điệu hoặc thể hiện tượng
Phật Tượng Tam Thế. Những hình ảnh huyền thoại về nhà phật , hoa sen, bánh xe
pháp luân, những tín đồ sống khổ hạnh, ăn uống đạm bạc; hình ảnh minh họa về
cuộc đời nhà phật… được chạm khắc phổ biến nhất.
Về vật liệu: Chủ yếu là sử dụng đá, gạch, hoặc là gạch nung kết hợp đá. Họa tiết
hoa văn tháp được đắp từ vật liệu truyền thống của Ấn Độ như: Đất đỏ, vỏ của cây
3


bố, trái Đào tiên, mật đường, vôi. So với xi-măng, tuổi thọ của các chất liệu này có
thể tồn tại khoảng 300 năm.
Tổng kết lại: Kiến trúc phật giáo Ấn độ đều xây dựng nguyên liệu chủ yếu là

đá, với quy mô rộng lớn đặc biệt là những ngôi chùa tạc vào vách núi , nghệ thuật
tạo hình gắn liền với phật giáo : hoa sen, bánh xe luân hồi v.vv...Sự đa dạng trong
các loại hình kiến trúc phật giáo như Tháp- tiêu biểu là tháp Sanchi, trụ đá có trụ đá
xacna, chùa Ajanta, chùa Enlora, chùa tanjo và các tượng phật, mỗi loại hình kiến
trúc lại có những cơng dụng riêng : trụ đá là nơi khắc kinh phật, chùa là nơi thờ và
là nơi tịnh xá cho các nhà sư...
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ TỚI VIỆT NAM
2.2.1. ĐẶC ĐIỂM

Kiến trúc phật giáo: bao gồm chùa, tháp
Đặc điểm: Các ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách cổ truyền
đặc trưng là mái cong có ba gian hai chái. Mái chùa là mái cong hình thuyền lại có
sự kết hợp giữa các con rồng thể hiện ngơi chùa đã được bản địa hóa khi thâm nhập
vào nước ta
Vị trí: Các cơng trình Phật giáo thường được xây dựng ở những nơi có phong
cảnh đẹp, gắn bỏ với núi đồi, sông hồ... Vào thời Lý, các chùa tháp đều xây dựng
trên các triền núi, lấy núi làm chỗ dựa, trước mặt là một không gian rộng mở, có
dịng sơng uốn quanh.
2.2.2. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO
Kiến trúc chùa Việt Nam: Cơng trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Pháp Vân (chùa
Dân), chùa Diên Hựu, chùa Phổ Minh, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, chùa
Thiên Mụ...

4


CHÙA PHÁP VÂN – HÀ NỘI

5



Từ khối đá hoa cương to lớn, qua bàn tay người thợ đục đẽo, tạc ra tượng kỳ lân với các đường nét vừa
cứng cáp lại mềm mại.

Kiến trúc Tháp Việt Nam:
Tháp Báo Thiên, tháp Bỉnh
Sơn, tháp Phổ Minh, tháp Báo
Nghiêm, tháp Phước Duyên...

Tổng kết: Dưới ảnh hưởng của lối kiến trúc Phật giáo Ấn Độ, kiến trúc chùa tháp ở Việt Nam dã dần bản địa hóa cho phủ hợp với điều kiện tự nhiên & xã hội.
Con người & cảnh vật Việt Nam trầm tĩnh, giản dị thế nào thì chúa Việt Nam cũng
vậy, đó là dáng vẻ đơn sơ, mộc mạc của những ngôi chùa gỗ nhỏ thanh tịnh bên
những con sông bờ suối êm đềm, hay trên những ngọn đồi hoang sơ vắng vẻ.
6


2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ TỚI THÁI LAN
2.3.1. ĐẶC ĐIỂM

Thái Lan được mệnh danh là “Nước Phật áo vàng” vì có tới 95% dân số theo
đạo Phật. Đó cũng là lý do vì sao Thái Lan là quốc gia có đến 2 vạn 7 ngàn ngôi
chùa lớn nhỏ. Dưới sự ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ, những ngôi chùa
ở đây mang hơi hướng thiết kế kiến trúc độc đáo như dát vàng, ngọn tháp hình xoắn
ốc, nghệ thuật chạm khắc tinh vi,… tạo nên vẻ đẹp rực rỡ khiến cả thế phải trầm trồ

Kiến trúc phật giáo chùa Wat Arun, Bangkok

Chùa của Thái Lan đã được phát triển thành những nét phong cách riêng khá
độc đáo với những ngôi chùa nhiều mái, những đền đài có tháp cao vút đặc sắc.
Kiến trúc đền chùa Thái Lan có sự kết hợp hài hịa đươc hai trường phái hoàn toàn

đối lập nhau, một bên có màu sắc sặc sỡ, một bên có sắc thái dịu dàng, trầm mặc,
phong cách kiến trúc này đã phản ánh toàn diện vẻ đẹp tâm hồn của người Thái.

7


Cảnh quan tuyệt đẹp tại chùa Doi Suthep, Chiang Mai

2.3.2. VẬT LIỆU CƠNG TRÌNH

Truyền thống xa xưa: Sa thạch được dùng làm các bộ phận của cánh cửa, rầm
đỡ khung cửa và những cửa sổ hình chữ nhật.
Khoảng thế kỷ thứ 12: Gạch đã được thay thế cho sa thạch như một loại vật liệu
xây dựng được ưa chuộng nhất. Những viên gạch được xếp chất chồng lên nhau
một cách tỉ mĩ khéo léo mà không cần dùng đến vữa để kết dính. Chúng được gắn
với nhau bằng một loại keo thực vật đặc biệt, và sau đó bọc bên ngoài bằng những
phiến đá được chạm khắc tinh xảo. Sau đó các nhà xây dựng đã dùng một loại hỗn
hợp của cát, vơi và chất kết dính, được củng cố bằng đất nung nóng để trát lên
tường. Ngồi ra, vùng rừng rậm phía Bắc Thái Lan, gỗ cịn được dùng để làm đền
chùa và các nghệ nhân ở đây rất tài hoa trong việc khắc chạm những chi tiết trang
trí cực kì tinh xảo.
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ TỚI CAMPUCHIA
Vật liệu: Gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Ngày nay mọi người có thể chiêm
ngưỡng là các cơng trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,…
8


Đặc điểm: Cịn hình thức chung của các ngơi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn
mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới
bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, . hay cuộc chiến

với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hành mềm mại, cân đối đang
múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử
thi Ramanaya của Ấn Độ. Các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc
hình con rắn chín đầu, vươn cao 2–3 m, xịe rộng phủ bóng xuống mặt đường.

Hình thức chung của các ngơi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu

Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở
cơng trình. Các ngơi đền thường có một cửa cịn ở ba phía cịn lại của đền cũng có
cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo với triết lý từ bi hỷ xả, định hướng cho con
người lối sống nhân văn, vị tha. Nó đã phát triển hưng thịnh và vượt lên trên khỏi
lãnh thổ Ấn Độ và du nhập tới các quốc gia Đông Nam Á. Nhận thức được những
điều tốt đẹp và tôn giáo ngoại lai này mang lại, ở Đông Nam Á các kiến trúc mang
9


đậm dấu ấn Phật Giáo ra đời chính là sự biểu đạt ý niệm Phật giáo, lấy sự sùng kính
Đức Phật làm mục đích sáng tạo nghệ thuật. Trải qua các năm tháng lịch sử, con
người đã không ngừng sáng tạo và phát triển Phật giáo thông qua các công trình
kiến trúc độc đáo, đặc sắc, sống mãi với thời gian. Qua đây ta cũng không khỏi thán
phục tài nghệ của người xưa, một nét đẹp văn hóa cần được tôn vinh và tiếp tục
phát triển mạnh mẽ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,

2002

2. Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Đinh Trung
Kiến, Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Nxb. QĐND, Hà Nội, 1993.

3. Transoceon, Kiến trúc phật giáo Thái Lan – tinh hoa nghệ thuật đất nước chùa vàng,
, truy cập ngày 24/10/2021

4. Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Cambodia, , truy cập ngày 24/10/2021

5. Ngôi chùa hơn 50 năm ở Sài Gòn giữ 3 kỉ lục tại Việt Nam,
, truy cập ngày 24/10/2021

10



×