Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.05 KB, 43 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
TÍCH HỢP VĂN HỌC VÀ ÂM NHẠC TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 – PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta và toàn ngành giáo dục đang tập trung thực
hiện công cuộc Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29 –
NQ/TW của Đảng. Từ năm học 2020 – 2021 đã bắt đầu thực hiện chương trình
giáo dục phổ thơng mới và thực hiện với lớp 1. Mục tiêu giáo dục đã được nêu rất
rõ trong Nghị quyết là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát trển năng lực… Đổi mới căn
bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo,
đảm bảo trung thực, khách quan”. Trong Điều 24.2 của Luật Giáo dục có ghi
“phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể
nói cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động.
Một trong những điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể là
đẩy mạnh dạy học tích hợp. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định:
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy
động tổng hợp kiến thức, kỹ năng... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết
có hiệu quả các vấn đề phức hợp trong học tập và cuộc sống, phát triển được
những kỹ năng cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Việc dạy tích hợp ở
phổ thơng được nhiều giáo viên đánh giá cao, bởi phương pháp này phát huy được
năng lực của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc
sống hàng ngày.
Văn học là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục đối với tất cả các


khối lớp. Học sinh được tiếp cận với mơn học này từ rất sớm nên có nền tảng khá
vững chắc. Nhất là trong chương trình văn học lớp 11, lớp 12 học sinh được tìm
hiểu về văn học Việt Nam Trung đại và hiện đại với những tác phẩm gắn liền với
đời sống văn hóa xã hội, thiên nhiên nước ta. Việc tìm hiểu, cảm thụ những tác
phẩm ấy chủ yếu dựa trên những trang viết của tác giả nên phần lớn học sinh tiếp


2
nhận theo cách tưởng tượng và thụ động chứ chưa hiểu rõ được sự phong phú, đa
dạng, những vẻ đẹp hay cả những sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà tác giả muốn
truyền tải.
Trong cuốn Âm nhạc ở quanh ta, nhạc sĩ Phạm Tuyên có viết: âm nhạc là
nghệ thuật của âm thanh. Từ âm thanh phong phú của cuộc sống loài người đã
sáng tạo ra và ngày càng hoàn thiện nghệ thuật âm nhạc. Thế giới âm thanh chứa
đựng trong kho tàng âm nhạc của loài người và của dân tộc ta thật phong phú và
kì diệu. Âm nhạc nhất là âm nhạc hiện đại kết hợp âm thanh với những thiết bị
nghe nhìn tiên tiến là một mơn nghệ thuật có những nét đặc thù riêng như tính trực
quan, trực giác, khái quát hóa cao, … mà nhiều mơn khoa học khác khơng có. Âm
nhạc cịn mang lại niềm vui, sự thư giãn, hứng thú và truyền cảm hứng cho người
nghe. Mặt khác, mơn nghệ thuật này cịn giúp người nghe xua đi những mệt mỏi và
mang đến những động lực mới trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Mơn Địa lí đã được đưa vào chương trình giáo dục từ cấp Tiểu học đến
THPT, là một môn khoa học có đặc điểm “lưỡng tính” - tức vừa có đặc điểm của
mơn khoa học tự nhiên vừa có đặc điểm của mơn khoa học xã hội. Chương trình
Địa lí lớp 12 gắn với Địa lí Việt Nam – địa lí tự nhiên, dân cư - xã hội và kinh tế
của nước ta. Những nội dung này gắn liền với môi trường sống, đời sống xã hội
của mỗi cá nhân cũng như mỗi học sinh. Vì vậy phần lớn học sinh đều cho rằng
đây là môn học khô khan, chủ yếu là phải “học thuộc”. Mặt khác với nhiều học
sinh, nhất là học sinh trường THPT Giao Thủy thường chọn thi tốt nghiệp trung
học phổ thông và xét tuyển Đại học theo ban khoa học tự nhiên thì mơn Địa lí

thường “bị” các em xếp vào nhóm “mơn phụ”. Và một trong những nguyên nhân
quan trọng là do phương pháp giảng dạy của nhiều giáo viên còn chưa phát huy
được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì vậy mong muốn thay đổi khơng khí
trong mỗi tiết học Địa lí khơng cịn khơ khan, buồn chán, học sinh không tiếp thu
kiến thức, kĩ năng thụ động mà chủ động, tích cực, phát triển được năng lực, phẩm
chất là điều rất nhiều giáo viên đang hướng tới. Trong những năm qua chất lượng
mơn Địa lí của trường THPT Giao Thủy khá tốt so với các trường phổ thông trong
tỉnh. Điều đó thể hiện qua kết quả các kì khảo sát chất lượng do Sở Giáo dục và
Đào tạo tổ chức hay các kì thi quốc gia. Đây vừa là động lực nhưng cũng là áp lực
cho mỗi giáo viên Địa lí trường tơi. Vậy làm thế nào để vừa duy trì, nâng cao được
chất lượng học tập của học sinh vừa tạo được sự hứng thú, tích cực của các em là
trăn trở lớn với bản thân tôi.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu Đổi mới
giáo dục, trong những năm học vừa qua được lĩnh hội những chỉ đạo của cấp trên,
được học tập, trao đổi với các báo cáo viên, đồng nghiệp trong các đợt tập huấn tôi


3
đã cố gắng tìm tịi, nghiên cứu để thay đổi dần bản thân. Trong các năm học gần
đây nhất là là năm học 2019 - 2020 tôi đã mạnh dạn áp dụng việc tích hợp văn học
và âm nhạc trong giảng dạy mơn Địa lí dựa trên những tìm tịi, nghiên cứu, lên kế
hoạch thực hiện của bản thân. Kết quả bước đầu thực hiện đã được ghi nhận có tác
động tích cực tại đơn vị.
Việc hồn thành đề tài sáng kiến sẽ có ý nghĩa lớn về lí luận và thực tiễn. Về
lí luận, đây là một trong những sáng kiến mới về phương pháp tích hợp âm nhạc,
văn học trong dạy học Địa lí ở một trường THPT nên nó có ý nghĩa quan trọng
cho một hướng nghiên cứu mới. Đặc biệt, xuất phát từ thực tiễn công tác của bản
thân, một số cách làm mới trong dạy học đã được thử nghiệm mang lại kết quả tốt
sẽ được làm rõ trong phạm vi nghiên cứu của sáng kiến. Về mặt thực tiễn: Những
biện pháp thực hiện trong sáng kiến đều xuất phát từ thực tế dạy học của tác giả

trong nhiều năm nên nó có tính ứng dụng cao, dễ thực hiện và có thể phổ biến rộng
rãi ở mọi trường phổ thông. Đây cũng là một đề tài mang tính thời sự, phù hợp với
việc Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Đối với cá nhân, sáng kiến giúp tác
giả nâng cao trình độ chuyên môn nhất là việc hiểu biết, liên kết kiến thức liên
môn trong dạy học và cung cấp cho đồng nghiệp một tài liệu tham khảo có giá trị
thiết thực. Việc áp dụng sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tăng
cường khả năng vận dụng kiến thức liên môn của học sinh trong học tập, giải quyết
các vấn đề thực tiễn và phát huy tính tích cực, chủ động, sự hứng thú trong học tập
Địa lí.
Xuất phát từ điều kiện, hồn cảnh trên mà tơi mạnh dạn đề xuất sáng kiến
“Tích hợp văn học và âm nhạc trong dạy học Địa lí 12 – Phần Địa lí tự nhiên”.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
Trước khi tạo ra sáng kiến, tôi thường tập trung vào sử dụng các phương
pháp, kỹ thuật dạy học truyền thống cũng như hiện đại nhằm hướng dẫn học sinh
lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng địa lí và dần phát triển phẩm chất, năng lực
đáp ứng yêu cầu Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Những phương pháp, kĩ
thuật dạy học chính là thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, đàm thoại, làm việc với
SGK, tài liệu, khai thác bản đồ, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, … Việc
thực hiện dạy học tích hợp cũng được tác giả thực hiện nghiêm túc theo các chỉ
đạo của cấp trên những nội dung như: giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống
thiên tai, biển đảo, giáo dục di sản, địa lí địa phương…
Giải pháp trên có những ưu điểm và hạn chế sau:


4
Ưu điểm:
Hồn thành nhiệm vụ mơn học với chất lượng khá tốt. Học sinh biết và hiểu
khá chắc kiến thức, kỹ năng địa lý, bước đầu vận dụng, giải thích được những vấn
đề thực tiễn của đời sống gắn với chương trình địa lí tự nhiên Việt Nam.

Hạn chế:
- Các giờ học diễn ra chưa sôi nổi, học sinh chưa thực sự chủ động trong học tập.
- Khơng khí lớp học còn khá căng thẳng.
- Việc vận dụng kiến thức liên môn chưa nhiều nên học sinh chỉ mới tiếp cận và
lĩnh hội kiến thức Địa lí một cách đơn lẻ. Mặt khác kiến thức địa lí mang tính khoa
học, chuyên môn cao nên một số học sinh chưa thực sự nhớ và hiểu rõ. Do vậy
việc vận dụng kiến thức địa lí trong thực tiễn cịn hạn chế.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Vấn đề cần giải quyết:
Khai thác nội dung một số tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục phổ
thơng và một số tác phẩm âm nhạc để làm rõ nội dung bài học phần Địa lí tự nhiên
chương trình Địa lí lớp 12. Việc tích hợp này cịn nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh trong học tập, vận dụng tốt kiến thức địa lí để giải thích được
các hiện tượng tự nhiên xung quanh. Đồng thời giúp cho khơng khí giờ học sơi nổi,
hấp dẫn và học sinh hứng thú hơn với những giờ lên lớp.
2.2. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
- Về nội dung dạy học: trước khi thực hiện giải pháp tác giả chủ yếu tập trung vào
hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu nội dung bài học địa lí dựa trên cơ sở sách
giáo khoa. Những nội dung tích hợp như giáo dục bảo vệ mơi trường, phịng chống
thiên tai, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục di sản, giáo dục dân
số… cũng được thực hiện nghiêm túc gắn với các bài học và thực tiễn. Việc tích
hợp liên mơn giữa địa lí với lịch sử, giáo dục cơng dân cũng được tiến hành ở mức
độ nhất định trong một số chủ đề. Khi thực hiện tích hợp văn học, âm nhạc trong
dạy học địa lí hiệu quả giờ học được nâng lên rõ rệt: kiến thức, kĩ năng địa lí vẫn
được đảm bảo nhưng qua các tác phẩm văn học, âm nhạc những kiến thức địa lí
khơng cịn khơ khan, trừu tượng, khó hình dung đối với học sinh, trở nên gần gũi,
trực quan hơn. Đồng thời học sinh có thể cảm nhận các tác phẩm văn học đầy đủ
hơn, sâu hơn và chân thực hơn theo cách nhìn của nhà địa lí. Giờ học trở nên sơi
nổi, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
và khơi gợi được sự hứng thú của các em trong học tập. Việc tích hợp này cịn góp

phần giúp người học phát triển năng lực tự học, học tập suốt đời.
- Về phương pháp, kĩ thuật dạy học: trước khi dạy tích hợp văn học, âm nhạc trong
dạy Địa lí tác giả cũng đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống cũng


5
như tích cực như : thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, dạy học nhóm, sử dụng bản
đồ, … Tuy nhiên hiệu quả chưa cao: kiến thức, kĩ năng cơ bản vẫn được đảm bảo
nhưng chưa thực sự phát huy được sự tích cực, chủ động của học sinh, giờ học còn
khá căng thẳng, một số em còn chưa tập trung. Khi thực hiện giải pháp các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên hơn như nêu vấn đề,
dạy học nhóm, kĩ thuật micro tưởng tượng, kĩ thuật tia chớp, sử dụng video… Hiệu
quả các giờ học có sự thay đổi hẳn: học sinh tích cực, chủ động tham gia vào bài
học, khơng khí lớp thân thiện, thoải mái hơn. Những phương pháp, kĩ thuật tích
cực này giúp học sinh phát triển tốt các năng lực và phẩm chất.
- Về phương tiện dạy học: Bản đồ là thiết bị dạy học không thể thiếu trong dạy học
địa lí. Trong khi dạy phần Địa lí tự nhiên Việt Nam hầu hết giáo viên đều sử dụng,
khai thác triệt để thiết bị dạy học này. Tuy nhiên, khi sử dụng bản đồ có tính khái
qt hóa cao, các đối tượng địa lí được thể hiện qua hệ thống kí hiệu học sinh cần
có kĩ năng sử dụng bản đồ tốt và tư duy tưởng tượng phong phú mới hiểu rõ được
đối tượng địa lí. Khi khai thác nội dung các tác phẩm văn học, âm nhạc nhất là
video âm nhạc đối tượng địa lí được thể hiện rõ nét, chân thực giúp học sinh hiểu
chính xác về các đối tượng này. Như người xưa có câu trăm nghe khơng bằng một
thấy. Thực hiện giải pháp này cịn giúp giáo viên thường xuyên khai thác, ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học để nâng cao năng lực sử dụng công nghệ
thông tin của giáo viên và hiệu quả giờ dạy.
- Về kiểm tra, đánh giá: trước đây việc kiểm tra miệng thường tiến hành kiểm tra
bài cũ vào đầu các tiết học theo hình thức vấn đáp. Hình thức kiểm tra này thường
gây áp lực, căng thẳng cho cả lớp thậm chí cả tiết học nhất là với học sinh được
kiểm tra. Khi dạy tích hợp giáo viên có thể cho điểm kiểm tra miệng lồng ghép vào

quá trình dạy bài mới khi học sinh lấy được dẫn chứng minh họa từ văn học, âm
nhạc cho bài học hay phát hiện được những vấn đề địa lí từ các tư liệu này hoặc
khi các em biểu diễn những tác phẩm văn học, âm nhạc đó bằng khả năng của
mình… Cách làm này khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham gia học tập,
khai thác tốt kiến thức đã học; khơng khí lớp sơi nổi, học sinh hào hứng trong học
tập.
Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp văn học và âm nhạc trong giảng dạy Địa
lí đưa ra những cách thức tiếp cận vấn đề, nội dung bài học mềm dẻo, linh hoạt,
hấp dẫn và phát huy được sự tích cực, chủ động, hứng thú của học sinh.
- Giải pháp đề xuất cụ thể, chi tiết những thời điểm, nội dung tích hợp, cách thức
thực hiện và lấy ví dụ minh họa khá tiêu biểu.
- Đặc biệt, tác giả còn gợi ý một số tác phẩm văn học, video ca nhạc đã được lựa
chọn để sử dụng hiệu quả trong các hoạt động ở mỗi bài học.


6
- Hiệu quả của sáng kiến đem lại khá tốt :
+ Phát triển tư duy logic, phân tích, tổng hợp của học sinh.
+ Khai thác hiệu quả kiến thức các mơn học kết hợp giai điệu, hình ảnh, sự mềm
mại trong ca từ của âm nhạc để nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Học sinh hứng thú với bài học, khơng khí giờ dạy trở nên thân thiện, sơi nổi.
+ Học sinh tập trung học tập, nhớ bài lâu hơn, hiểu bài sâu hơn và có khả năng vận
dụng kiến thức tốt hơn vào thực tiễn.
+ Chất lượng học tập bộ môn được nâng lên rõ rệt.
- Thúc đẩy giáo viên nỗ lực học tập, đổi mới phương pháp dạy học, trau dồi kiến
thức liên môn, cập nhật văn hóa, văn nghệ theo lịch sử phát triển của xã hội. Giúp
giáo viên có động lực để tìm hiểu, khám phá thêm kiến thức của những môn học
khác nhằm mở rộng tri thức cũng như áp dụng vào công tác chuyên môn nâng cao
hiệu quả giáo dục.
2.3. Cách thức thực hiện và các bƣớc tiến hành:

2.3.1. Hiểu rõ nhiệm vụ, mục tiêu trong dạy học:
Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ của giáo dục là
“… phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc... Đẩy
mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng trong dạy học… Đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí,
thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng
tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Tập trung vào những giá trị cơ bản
của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại… Đa
dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương
trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người…”
Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành Bộ giáo dục cũng như Sở Giáo dục
và Đào tạo đã có những chỉ đạo, triển khai thực hiện từng bước cho quá trình này
tới từng giáo viên qua các đợt tập huấn: đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng
phát triển năng lực học sinh, dạy học tích hợp, chương trình giáo dục phổ thơng
mới, … Từ năm học 2017 – 2018 nội dung dạy học tích hợp được tiến hành triển
khai ở từng đơn vị, khối, lớp.
Hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục giúp giáo viên có những bước đi,
những thay đổi về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… đúng đắn, phù hợp.
Đồng thời thúc đẩy người dạy và người học có động lực thử nghiệm, áp dụng
những phương pháp, kỹ thuật mới trong dạy học để nâng cao chất lượng bài giảng
và hướng đến mục tiêu của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi


7
dưỡng nhân tài, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
2.3.2. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc tích hợp liên mơn trong dạy học
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương

trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa
là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp
là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một
lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Nói ngắn gọn, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ,
huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều
lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu
khác nhau.
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh
những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống phức hợp dựa trên sự huy động
nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có
nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà
trường vào các hồn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người
cơng dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp địi
hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống
mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em.
Với cách hiểu như vậy, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương
trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy
học.
Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó
giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông
qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực
cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc
sống.
Như vậy, tổ chức dạy học tích hợp nhằm:
- Phát triển năng lực người học.
- Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các
môn học.

- Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các mơn học.
Các mức độ tích hợp cơ bản trong dạy học


8
- Lồng ghép/liên hệ: Đó là đưa các yếu tố nội dung gắn với các mơn học khác
vào dịng chảy chủ đạo nội dung bài học của một môn học. Ở mức độ lồng ghép
các môn học vẫn dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, giáo viên có thể tìm thấy mối quan hệ
giữa kiến thức của mơn học mình đảm nhận với nội dung của các môn học khác và
thực hiện việc lồng ghép các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp. Dạy học
tích hợp ở mức độ lồng ghép có thể thực hiện thuận lợi ở nhiều thời điểm trong
tiến trình dạy học. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của người học sẽ
có nhiều cơ hội để tổ chức dạy học lồng ghép.
- Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung
quanh các chủ đề, ở đó người học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn học
để giải quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó được gọi là các chủ đề hội tụ. Nội
dung các môn học vẫn được phát triển riêng để đảm bảo tính hệ thống, mặt khác
vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau qua việc vận dụng các
kiến thức liên môn trong các chủ đề hội tụ. Việc liên kết kiến thức các mơn học để
giải quyết tình huống cũng có nghĩa là các kiến thức được tích hợp ở mức độ liên
môn học.
Xuất phát từ những ưu điểm của dạy học tích hợp, có thể nhận thấy, dạy học
tích hợp là cần thiết, một xu hướng tối ưu của lý luận dạy học ngày nay và đã được
nhiều nước trên thế giới thực hiện. Hầu hết các nước trong khu vực Đơng Nam Á
đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học ở những mức độ nhất định.
Dạy học tích hợp là một nhiệm vụ đã được Bộ, Sở giáo dục chỉ đạo thực
hiện, tổ chức tập huấn và triển khai tới từng đơn vị từ năm học 2017 - 2018. Ở mức
độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên
quan vào q trình dạy học một mơn học. Ví dụ trong dạy học Địa lí có tích hợp:
giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục chủ quyền quốc gia về biển, đảo; giáo dục sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tại,
giáo dục dân số... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức
trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các
kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc
sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến
thức ở các mơn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên mơn là những chủ đề có nội
dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của
chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: kiến
thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục
Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống… Trong phạm vi của sáng kiến tơi chủ
yếu thực hiện tích hợp văn học, âm nhạc vào dạy địa lí ở mức thấp, mức độ lồng
ghép/liên hệ.


9
Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn đối với học sinh, trước hết, có
tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú
học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên mơn học sinh được tăng cường
vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi
nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. Điều quan trọng là các chủ đề tích
hợp, liên mơn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung
kiến thức ở các môn học khác nhau vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa khơng có
được sự hiểu biết tổng quát đồng thời giúp các em có khả năng ứng dụng kiến thức
tổng hợp vào thực tiễn.
Mơn ngữ văn có nội dung rất phong phú chia thành nhiều thể loại, nhiều giai
đoạn, các tác phẩm văn học cũng rất đa dạng… Vì vậy với học sinh lớp 12 các em
đã có những kiến thức khá rộng và chắc về văn học trong đó có văn học dân gian,
văn học Trung đại và hiện đại của đất nước. Việc tích hợp văn học vào dạy học Địa
lí giúp các em học sinh dễ nhớ, dễ hiểu những kiến thức địa lí tưởng chừng khơ
khan, khó hiểu. Với học sinh lớp 12 các em đang học, tìm hiểu văn học Việt Nam

hiện đại có rất nhiều nội dung liên quan đến phần địa lí tự nhiên của chương trình
Địa lí 12. Việc cảm nhận những tác phẩm văn học dưới góc nhìn Địa lí cũng sẽ
giúp các em học sinh hiểu tác phẩm rõ hơn, sâu hơn và chân thực hơn.
Hiện nay, âm nhạc là môn học được đưa vào giảng dạy chính khóa trong cấp
Tiểu học và Trung học cơ sở. Trong chương trình Giáo dục phổ thơng mới âm
nhạc được đưa thành một mơn học trong nhóm mơn lựa chọn công nghệ và nghệ
thuật. Trong nhiều bài viết và các cơng trình nghiên cứu đã khẳng định việc tích
hợp âm nhạc trong dạy học có giá trị rất to lớn: có giá trị thực tiễn, bồi đắp kiến
thức, ni dưỡng tâm hồn cho các em học sinh. Đồng thời âm nhạc còn giúp học
sinh dễ nhớ bài, phát huy được tính tích cực trong học tập. Tính tích cực của học
sinh biểu hiện ở những dấu hiệu sau: Tập trung chú ý theo dõi những vấn đề đang
học, tích cực phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung các câu trả lời của bạn; luôn đào
sâu suy nghĩ, hay nêu thắc mắc, địi hỏi được giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa
rõ, hứng thú trong học tập, có nhiều biểu hiện sáng tạo trong học tập; chủ động vận
dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức những vấn đề mới trong học tập
và thực tiễn cuộc sống… Tính tích cực, tự giác, độc lập giúp học sinh tự tin, chủ
động trong hoạt động học tập, giúp học sinh nắm vững các kiến thức địa lí và giúp
các em hiểu rõ bản chất của kiến thức thông qua hệ thống các hiện tượng, sự vật,
sự kiện có liên quan với nhau.


10
Bên cạnh những tác dụng trên tích hợp văn học, âm nhạc trong dạy học địa lí
cịn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nói
về vai trị của sự hứng thú trong học tập có người nói: “thích mà học khơng bằng
vui mà học”. Vì vậy việc làm này càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay khi
thực hiện Đổi mới giáo dục. Và trong tiết học, học sinh được nghe nhạc và tự biểu
diễn văn nghệ sẽ là một hoạt động làm khơng cho khí lớp sinh động, học sinh vui
vẻ và hào hứng. Việc nghe các bài hát, thuộc lời để nhớ các hiện tượng, sự vật
cũng như kiến thức địa lí sẽ dễ dàng và sẽ bớt khô khan hơn.

2.3.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Những căn cứ để xây dựng kế hoạch: Dựa vào nội dung chỉ đạo của Nghị quyết
29NQ/TƯ, các chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở, trường để lập kế hoạch cho cá
nhân.
- Nội dung kế hoạch, chỉ tiêu cơ bản giải pháp, lịch trình thực hiện
Nhiệm vụ trọng tâm: nghiên cứu chỉ đạo của các cấp để xây dựng kế hoạch phù
hợp với điều kiện của nhà trường, các đối tượng học sinh.
Thời gian

Nội dung công việc

- Lên ý tưởng thực
hiện.
- Nghiên cứu các văn
bản chỉ đạo thực hiện
dạy học tích hợp.
- Nghiên cứu tư liệu
tham khảo.
- Sưu tầm các tác
phẩm văn học, video
âm nhạc phù hợp với
các bài học.
- Xây dựng kế hoạch
thực hiện.
24 – 29 - Xây dựng kế hoạch
/8/2020
bài 2 có tích hợp văn
học, âm nhạc.
- Thực hiện giờ lên
lớp bài 2.

Tháng
8/2020

Kết quả dự kiến
Nghiên cứu kĩ các chỉ đạo, tư
liệu tham khảo để xây dựng kế
hoạch thực hiện hiệu quả.

- Sưu tầm nội dung, tác phẩm
văn học, âm nhạc phù hợp với
đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi
lãnh thổ nước ta.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết.
- Thực hiện kế hoạch.

Điều
chỉnh


11

31/8
– - Thực hiện giờ lên
5/9/2020
lớp bài 3.
- Xây dựng kế hoạch
bài 6 (tiết 1) có tích
hợp văn học, âm
nhạc.
7 – 12

- Thực hiện giờ lên
/9/2020
lớp bài 6 (tiết 1).
- Xây dựng kế hoạch
bài 6 (tiết 2) có tích
hợp văn học, âm
nhạc.
14 – 19
/9/2020

- Thực hiện giờ lên
lớp bài 6 (tiết 2).
- Xây dựng kế hoạch
bài 7 có tích hợp văn
học, âm nhạc.

21 – 26
/9/2020

- Thực hiện giờ lên
lớp bài 7.
- Xây dựng kế hoạch
bài 8 có tích hợp văn
học, âm nhạc.

28/9 – 3
/10/2020

- Thực hiện giờ lên
lớp bài 8.


5 – 10
/10/2020

- Ơn tập.
- Xây dựng kế hoạch
bài 9 có tích hợp văn
học, âm nhạc.
- Kiểm tra giữa kì.

12 – 17

- Rút kinh nghiệm giờ học.
- Sưu tầm các tác phẩm văn
học, âm nhạc liên quan đến địa
hình nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện kế hoạch.
- Rút kinh nghiệm giờ học.
- Sưu tầm các tác phẩm văn
học, âm nhạc phù hợp với các
khu vực địa hình nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện kế hoạch.
- Rút kinh nghiệm giờ học, điều
chỉnh kế hoạch.
- Sưu tầm các tác phẩm văn
học, âm nhạc phù hợp với địa

hình của nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện kế hoạch.
- Rút kinh nghiệm giờ học.
- Sưu tầm các tác phẩm văn
học, âm nhạc liên quan đến
biển đảo của nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện kế hoạch.
- Rút kinh nghiệm giờ học, điều
chỉnh kế hoạch.
Sưu tầm các tác phẩm văn học,
âm nhạc phù hợp với thiên
nhiên NĐAGM và khí hậu của
nước ta.
- Sưu tầm các tác phẩm văn


12
/10/2020

19 – 24
/10/2020

26 – 31
/10/2020

2–7

/11/ 2020

9 – 14
/11/2020

- Xây dựng kế hoạch học, âm nhạc phù hợp với thiên
bài 9 có tích hợp văn nhiên NĐAGM và khí hậu của
học, âm nhạc.
nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện giờ lên - Thực hiện kế hoạch.
lớp bài 9.
- Rút kinh nghiệm giờ học.
- Xây dựng kế hoạch - Sưu tầm các nội dung, tác
bài 10 (tiết 1) có tích phẩm văn học, âm nhạc phù
hợp văn học, âm hợp với các thành phần tự nhiên
nhạc.
của nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện giờ lên - Thực hiện kế hoạch.
lớp bài 10 (tiết 1).
- Rút kinh nghiệm giờ học, điều
- Xây dựng kế hoạch chỉnh kế hoạch.
bài 10 (tiết 2) có tích - Sưu tầm các tác phẩm văn
hợp văn học, âm học, âm nhạc gắn với
nhạc.
TNNĐAGM của nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi

tiết.
- Thực hiện giờ lên - Thực hiện kế hoạch.
lớp bài 10 (tiết 2).
- Rút kinh nghiệm giờ học.
- Xây dựng kế hoạch - Sưu tầm các tác phẩm văn
bài 11 có tích hợp văn học, âm nhạc liên quan đến sự
học, âm nhạc.
phân hóa thiên nhiên của nước
ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện giờ lên - Thực hiện kế hoạch.
lớp bài 11.
- Rút kinh nghiệm giờ học, điều
- Xây dựng kế hoạch chỉnh kế hoạch.
bài 12 (tiết 1) có tích - Sưu tầm các tác phẩm văn
hợp văn học, âm học, âm nhạc liên quan đến sự
nhạc.
phân hóa thiên nhiên của nước
ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi


13

16- 21
/11/2020

- Thực hiện giờ lên
lớp bài 12 (tiết 1).

- Xây dựng kế hoạch
bài 12 (tiết 2) có tích
hợp văn học, âm
nhạc.

23 – 28
/11/2020

- Thực hiện giờ lên
lớp bài 12 (tiết 2).
- Xây dựng kế hoạch
bài 14 có tích hợp văn
học, âm nhạc.

30/11 –5
/12/2020

- Thực hiện giờ lên
lớp bài 14.
- Xây dựng kế hoạch
bài 15 có tích hợp văn
học, âm nhạc.

7 – 12
/12/2020

- Thực hiện giờ lên
lớp bài 15.

tiết.

- Thực hiện kế hoạch.
- Rút kinh nghiệm giờ học.
- Sưu tầm các tác phẩm văn
học, âm nhạc phù hợp, liên
quan đến sự phân hóa thiên
nhiên của nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện kế hoạch.
- Rút kinh nghiệm giờ học, điều
chỉnh kế hoạch.
- Sưu tầm các tác phẩm văn
học, âm nhạc liên quan đến việc
sử dụng và bảo vệ tài nguyên
của nước ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện kế hoạch.
- Rút kinh nghiệm giờ học.
- Sưu tầm các tác phẩm văn
học, âm nhạc có nội dung liên
quan đến bảo vệ mơi trường và
phịng chống thiên tai của nước
ta.
- Xây dựng kế hoạch hợp lí, chi
tiết.
- Thực hiện kế hoạch.
- Rút kinh nghiệm giờ học, điều
chỉnh kế hoạch.


Khi xây dựng kế hoạch từng bài học cần lên chi tiết về tác phẩm văn học, âm
nhạc; nội dung sử dụng trong các tư liệu đó. Việc đưa các nội dung tích hợp này
vào tiết học với cách thức tổ chức như thế nào, sử dụng trong thời điểm nào, hoạt
động nào, thời lượng sử dụng… cũng cần được tính tốn kỹ càng.


14
Chỉ tiêu cơ bản: tích hợp nội dung văn học, âm nhạc phù hợp với nội dung bài
học, truyền thống, văn hóa của dân tộc; tạo sự hứng thú, hấp dẫn, giúp phát triển
phẩm chất, năng lực người học và khơng làm q tải bài học.
Lịch trình thực hiện: từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020.
2.3.4. Các biện pháp thực hiện:
2.3.4.1. Tổ chức dạy học tích hợp trong các thời điểm thích hợp:
- Sử dụng nội dung văn học, âm nhạc là phương tiện để dẫn dắt vào bài mới
thường sử dụng trong hoạt động khởi động để tạo khơng khí cho giờ học và gợi mở
nội dung sẽ được tìm hiểu trong bài học.
- Sử dụng nội dung văn học, âm nhạc là dẫn chứng minh họa cho bài giảng có thể
sử dụng trong q trình dạy bài mới, hình thành kiến thức.
- Khai thác nội dung văn học, âm nhạc để rút ra kiến thức địa lí cũng được khai
thác, sử dụng trong hoạt động thành kiến thức mới.
- Sử dụng văn học, âm nhạc trong các trò chơi, câu hỏi vận dụng thường thực hiện
ở cuối giờ gắn với hoạt động luyện tập – vận dụng.
* Sử dụng nội dung văn học, âm nhạc là phƣơng tiện để dẫn dắt vào bài mới:
Theo tinh thần Đổi mới, mỗi tiết học được chia thành các hoạt động: khởi
động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và hướng dẫn học tập. Trong đó
phần khởi động có vị trí rất quan trọng bởi đây là hoạt động đầu tiên và có tác động
rất lớn đến hiệu quả trong cả tiết học. Hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động
những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân để phát hiện cũng như bước
đầu giải quyết nội dung liên quan đến bài học mới. Đồng thời, nếu tổ chức tốt hoạt
này còn tạo hứng thú cho học sinh trong cả tiết học.

Trong mỗi phần, mỗi bài học đều có nội dung trọng tâm nên giáo viên có thể
khai thác nội dung các tác phẩm văn học hoặc video âm nhạc phù hợp để gợi mở
cho nội dung sẽ được tìm hiểu. Giáo viên có thể cung cấp những đoạn video âm
nhạc hoặc những đoạn thơ có chứa vấn đề địa lí cần tìm hiểu để giúp học sinh phát
hiện vấn đề. Từ đó giúp học sinh phát triển được năng lực tìm hiểu địa lí – chọn
lọc được thơng tin từ các văn bản, tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề tìm hiểu.
Ví dụ 1: Bài 2 – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ giáo viên có thể sử dụng một
trong những bài hát dưới đây:
- Video bài hát Việt Nam quê hƣơng tôi của tác giả Đỗ Nhuận do nhiều ca sĩ thể
hiện - Những hình ảnh đẹp,
hấp dẫn về các vùng lãnh thổ của đất nước cùng với lời ca đầy tự hào, tha thiết do
nhiều ca sĩ, nghệ sĩ thể hiện có sự thu hút và lay động trái tim của người nghe,
người xem sẽ giúp các em học sinh có cái nhìn rộng hơn về quê hương, đất nước
Việt Nam. Các em có thể thấy được các bộ phận lãnh thổ của Tổ quốc cùng với


15
những ý nghĩa, giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của những phần lãnh thổ
thiêng liêng ấy. Đồng thời, bài hát còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc cũng như ý
thức được trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của mỗi người.
- Video bài hát “Nơi đảo xa” của tác giả Thế Song do ca sĩ Trọng Tấn thể hiện Bài hát với những lời ca hào
hùng, tha thiết, hình ảnh đẹp về các anh chiến sĩ hải quân lên đường ra đảo làm
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc sẽ giúp học sinh thấy được sự
toàn vẹn lãnh thổ đất nước gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời cũng như ý thức
được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc.
- Hoặc giáo viên có thể sử dụng video bài hát Việt Nam ơi! của tác giả Minh Beta
- với giai điệu sơi nổi, tươi
vui, hình ảnh đẹp, bát ngát về những vùng đất, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc
rất thu hút giới trẻ hiện nay sẽ giúp các em học sinh thấy được sự phong phú của

thiên nhiên, sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và cả sự lạc quan của mỗi người dân
đất Việt. Từ đó bồi đắp tình u q hương cho các em và thúc đẩy các em có
hứng thú với mỗi bài học của bộ mơn, có mong muốn được tìm hiểu về quê hương,
đất nước.
Ví dụ 2: Bài 6, 7: Đất nƣớc nhiều đồi núi
Giáo viên có thể sử dụng video bài hát Hà Giang quê hƣơng tôi của nhạc sĩ
Thanh
Phúc
do
ca

Minh
Hải
thể
hiện
để dẫn dắt vào bài. Với
những hình ảnh sắc nét, hùng vĩ, tiêu biểu về mảnh đất địa đầu Tổ Quốc cùng với
lời ca nhẹ nhàng, giàu hình ảnh sẽ có sức hút rất lớn với học sinh và giúp các em
có những cảm nhận chân thực về các dạng địa hình ở miền núi của nước ta.
Ví dụ 3: Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Giáo viên có thể ghép một số bài hát về gió ở các mùa của nước ta và cho
học sinh theo dõi, cảm nhận, phát hiện ra nội dung kiến thức cần hướng đến là
thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Các bài hát có thể khai thác như: Gió mùa xn
tới, tháng tƣ về, gió mùa về…
Ví dụ 4: Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Có thể sử dụng bài hát Gửi nắng cho em của nhạc sĩ Phạm Tuyên để giúp học
sinh thấy được sự phân hóa rõ nét của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam.
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ Mận Hồng Đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ

Thật diệu kỳ là mùa đông phương nam


16

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngồi ấy
Có tình thương tha thiết của trong này
Anh hiểu sức vươn của những cành Đào
Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày tết
Như cây Thông vững vàng trong giá rét
Em hãy làm cây Thơng xanh nghe em”
- Hoặc có thể sử dụng bài hát Trƣờng Sơn Đông, Trƣờng Sơn Tây – lời thơ
Phạm Tiến Duật, nhạc Hoàng Hiệp
“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Trường Sơn Tây anh đi
Thương em thương em bên ấy mưa nhiều
Con đường mà gánh gạo muỗi bay rừng già cho dài mà tay áo
Hết rau rồi em có lấy măng khơng
Cịn em thương bên tây anh mùa đơng nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lịng anh say miền đất lạ là chắc em lo đường chắn bom thù.
Anh lên xe trời đổ cơn mưa cái gạt nước xua đi nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ cái nhành cây gạt mối riêng tư
Từ nơi em đưa sang bên nơi anh những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến
Như tình u nối lời vơ tận là Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.”
- Nếu không sử dụng video ca nhạc giáo viên có thể khai thác một đoạn trong bài
thơ Trƣờng Sơn Đông, Trƣờng Sơn Tây của nhà thơ Phạm Tiến Duật:

“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.


17
Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng khơng.
Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù.”
- Hoặc có thể sử dụng bài hát Sợi nhớ sợi thƣơng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu để
học sinh thấy được sự phân hóa thiên nhiên rất rõ theo chiều đông – tây.
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây
Em dang tay, em xòe tay
Mà chẳng thể nào mà che anh được.
Chứ rút sợi thương, nay anh chắp mái lợp
Rút sợi nhớ, đan vòm xanh
Nghiêng sườn Đơng mà che mưa anh
Nghiêng sườn Tây xõa bóng mát.”
Khi sử dụng những tác phẩm văn học, video âm nhạc cho phần khởi động

cần phải khai thác một cách triệt để, hiệu quả chúng tránh sa đà vào phân tích văn
học hay thưởng thức âm nhạc mà làm mất thời gian của tiết học. Giáo viên cần xác
định rõ mục tiêu của việc sử dụng các bài hát này và có định hướng rõ ràng nhiệm
vụ cho học sinh. Mỗi bài hát có rất nhiều ca sĩ thể hiện với những video có hình
ảnh, cách phối nhạc khác nhau. Vì vậy giáo viên cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng nội
dung bài hát, video phù hợp với mục tiêu bài học, lứa tuổi, tâm lí của học sinh, thời
lượng video cần phát… Đồng thời trước khi cho học sinh theo dõi các video, bài
hát giáo viên cần đặt câu hỏi để học sinh định hướng được nhiệm vụ của mình.
Ví dụ: trong bài 2 – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, trước khi cho học sinh theo
dõi video bài hát Việt Nam quê hƣơng tôi giáo viên cần đặt các câu hỏi:
- Từ video bài hát em hãy cho biết lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào?
- Em có cảm nhận gì về thiên nhiên của nước ta và giá trị kinh tế của mỗi bộ
phận lãnh thổ đất nước?
Trong bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng, trước khi cho học sinh theo dõi
video bài hát Gửi nắng cho em giáo viên cần đặt câu hỏi:


18
- Bài hát nói về mùa nào của nước ta?
- Em thấy thời tiết giữa các vùng của nước ta trong mùa này như thế nào?
Cần lưu ý, do thời lượng tiết học chỉ có 45 phút nên phần khởi động chỉ nên
dành 3 đến 5 phút, tránh sa đà mất nhiều thời gian. Vì vậy giáo viên có thể chỉ lựa
chọn video ngắn hay có thể cắt video theo thời lượng và nội dung phù hợp với bài
học. Nếu muốn sử dụng nhiều đoạn video thì giáo viên nên chủ động cắt và ghép
chúng lại để sử dụng hiệu quả nhất.
* Sử dụng nội dung tích hợp vào hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động hình thành kiến thức giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức
của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học
của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.
Trong hoạt động này có thể tích hợp văn học và âm nhạc là dẫn chứng minh

họa cho bài giảng hoặc khai thác nội dung văn học, âm nhạc để rút ra kiến thức địa
lí. Việc tích hợp này giúp học sinh phát triển được các năng lực như: nhận thức
khoa khoa học địa lí – giải thích được sự hình thành, phát triển và phân bố của
một số yếu tố, thành phần tự nhiên, một số đặc điểm của của sự vật, hiện tượng tự
nhiên ở lãnh thổ Việt Nam và địa phương; năng lực tìm hiểu địa lí – tìm kiếm,
chọn lọc được thông tin từ tài liệu phù hợp với nội dung, vấn đề nghiên cứu, sử
dụng tranh, ảnh địa lí để miêu tả những hiện tượng, q trình địa lí.
- Sử dụng nội dung văn học, âm nhạc là dẫn chứng minh họa cho bài giảng:
Âm nhạc, văn học đều được “sản sinh” từ thực tế đời sống, xã hội, tâm hồn của
con người. Địa lí lại đề cập đến những vấn đề tự nhiên xung quanh con người và
những vấn đề kinh tế - xã hội do con người tạo ra. Vì vậy các mơn văn học, âm
nhạc và địa lí có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Mỗi bài học địa lí đề cấp đến một
vấn đề, hiện tượng của tự nhiên hay kinh tế - xã hội thì cũng có nhiều tác phẩm văn
học, âm nhạc viết về các vấn đề đó. Do vậy giáo viên địa lí có thể khai thác, sử
dụng những kiến thức về văn học đã có của học sinh hay những tác phẩm âm nhạc
để làm rõ nội dung bài học. Để tạo động lực cho học sinh giáo viên có thể khuyến
khích cho điểm đối với các em có câu trả lời tốt. Nếu học sinh chưa thể đưa ra câu
trả lời, giáo viên có thể gợi ý hoặc cung cấp cho các em. Với mục đích và cảm
nhận khác nhau của mơn Địa lí so với mơn Văn học nên khi đưa ra nội dung giáo
viên Địa lí cần lựa chọn những đoạn phù hợp và có thể bình thêm một số ý kiến về
các nội dung đó để các em hiểu rõ và sâu sắc hơn vấn đề cần giải quyết theo cách
nhìn của nhà địa lí.
Ví dụ 1: Bài 6,7: Đất nƣớc nhiều đồi núi: Khi dạy xong phần đặc điểm các khu
vực địa hình giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu tên tác phẩm văn học và nội
dung trong tác phẩm có đề cập đến đặc điểm địa hình của các khu vực đó.


19
+ Với vùng núi Tây Bắc có thể khai thác nội dung trong các tác phẩm văn học dưới
đây:

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi:
“Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt
hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu
xuống không bước nổi.
Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tơi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại vừa thở vừa nói:
- Ở đây chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tơi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
Hai người đỡ nhau lao xuống dốc núi.
Hai người đi ròng rã hơn một tháng. Họ chuyền trên những triền núi cao ngất, lốm
đốm nhà, thấp thống ruộng, đất đỏ, suối trắng tinh, trơng thấy trước mặt mà đi
mấy ngày chưa tới. Từ Hồng Ngài xuống qua vùng ruộng ở Mường Quài của
người Thái, từ Nậm Cất sang Chống Chia, từ Chống Chia qua dốc Lùng Chùng
Phủng lại trở về bờ sơng Đà phía giữa châu Phù Yên sang châu Mai Sơn, chỗ đầu
mối giao thơng của ngồi vùng tự do vào khu du kích của các dân tộc Thái, Dao,
Mèo bên kia sông. Rồi họ về trong những làng Mông Đỏ hẻo lánh vùng Phìa Sa.
Xa lắm rồi, thống lý khơng đuổi được nữa... họ nghĩ thế.”
Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi
Từ nhà Thống lí “Mị đã lăn, đã chạy xuống lưng chừng dốc” và gặp A Phủ.
Rồi “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. Hai người đi ròng rã
hơn một tháng. Họ chuyền trên những triền núi cao ngất, lốm đốm nhà, thấp
thoáng ruộng đất đỏ, suối trắng tinh, trông thấy trước mặt mà đi mấy ngày chưa



20
tới. Từ Hồng Ngài xuống qua vùng ruộng ở Mường Quài của người Thái, từ Nậm
Cất sang Chống Chia, từ Chống Chia qua dốc Lùng Chùng Phủng lại trở về bờ
sơng Đà phía giữa châu Phù n sang châu Mai Sơn”. Chỉ một đoạn văn ngắn
nhưng Tơ Hồi đã miêu tả được sự gập ghềnh, chia cắt mạnh và độ cao của vùng
núi Tây Bắc – vùng núi cao nhất nước ta.
Nói đến vùng núi Tây Bắc khơng thể khơng nhắc đến tác phẩm Ngƣời lái đị
sơng Đà của Nguyễn Tn. Dưới ngịi bút của tác giả Tây Bắc có thiên nhiên hùng
vĩ được tô điểm bằng con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn và đôi khi lại thật nhẹ
nhàng, yêu kiều và thơ mộng như một người con gái. Con sông Đà hung bạo và
hùng vĩ bởi đá ở bờ sơng “dựng vách thành”, lịng sơng thắt lại như yếu hầu, vô số
những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Chỉ cần di chuyển một
quãng đường sẽ thấy vơ số những khó khăn đó là đá nổi, đá chìm, sóng thác, sẵn
sàng cản bước những con thuyền có ý định vượt sơng Đà. Sơng Đà mang vẻ đẹp
thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dịng sơng như mái tóc một người con gái,
trong năm cịn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp
riêng biệt và độc đáo. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ
nhàng, thơ mộng. Từ dịng sơng Đà trong Ngƣời lái đị sơng Đà ta có thể hình
dung về Tây Bắc – vùng địa hình cao và hiểm trở nhất của nước ta với những dãy
núi cao đồ sộ, xen giữa là những đứt gãy sâu mà tiêu biểu là Đà giang. Sự hung
tợn, dữ dội của sông Đà lại chứa đựng trong đó một nguồn năng lượng rất quý của
đất nước là thủy năng. Đây là thế mạnh rất tiêu biểu của vùng núi Tây Bắc trong
phát triển kinh tế.
+ Khi dạy phần địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng đồng bằng ven
biển có thể khai thác tác phẩm Ai đã đặt tên cho dịng sơng của nhà văn Hồng
Phủ Ngọc Tường:
“Khi sơng Hương chảy ở thượng nguồn thật hoang dại tựa như “bản trường
ca rừng già”, “như cô gái Di-gan”, “người mẹ phù sa” vẻ đẹp đầy tinh tế và say
đắm lòng người. Rời xa thượng nguồn con sông Hương tiếp tục đi đến thành phố,
hai bên bờ sông nổi bật với màu đỏ của hoa đỗ quyên, sông Hương lúc này tựa

như cơ gái thức giấc, liên tục chuyển dịng, tạo thành những hình cung, ơm chân
đồi Thiên Mụ, sơng Hương lúc này đa màu sắc với sớm xanh, trưa vàng, chiều tím
vẻ đẹp khiến con người mê mệt. Tạm rời xa thành phố sông Hương tiến thẳng về
hướng Bắc, con sông ơm lấy đảo Cồn Hến chìm trong sương khói, và giữa màu
xanh biếc tre trúc và vườn cau của làng Vỹ Dạ. Con sông đột ngột rẽ sang hướng
đông – tây quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sơng trước khi trở lại với
biển cịn vấn vương với kinh thành Huế tựa như nỗi vấn vương của nàng Kiều với
Kim Trọng xưa kia.”


21
Khi chảy qua vùng núi Trường Sơn dịng sơng Hương dốc, tốc độ chảy
nhanh, có nhiều thác ghềnh. Về đến thành phố Huế nơi có địa hình thấp, trũng của
vùng đồng bằng ven biển, con sông Hương liên tục chuyển dòng, uốn khúc quanh
co. Khi ra đến sát biển nơi có các cồn cát, đầm phá con sơng đột ngột rẽ sang
hướng đông – tây quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sông trước khi trở
lại với biển còn vấn vương với kinh thành Huế. Với ba đoạn của dịng Hương ta có
thể thấy rất rõ đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi thấp,
núi hẹp ngang nên sông Hương dốc, tốc độ chảy nhanh. Đồng bằng ven biển chia
làm ba dải, ngoài cùng là cồn cát, đầm phá, ở giữa thấp trũng, phía trong được bồi
tụ thành đồng bằng. Đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng làm cho đoạn sơng
chảy qua thành phố Huế uốn khúc mạnh, đổi dịng nhiều lần.
Ví dụ 2: Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hƣởng sâu sắc của biển
Khi dạy phần ảnh hưởng của biển Đơng đến tài ngun thiên nhiên, giáo
viên có thể yêu cầu học sinh nêu tên tác phẩm, tác giả và nêu một đoạn trong tác
phẩm đó có nói đến ảnh hưởng của biển đến tài nguyên thiên nhiên nước ta.
Giáo viên có thể sử dụng, khai thác các tác phẩm:
+ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận.
+ Video bài hát Mùa xuân đến từ những giếng dầu của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn
/>- Khai thác nội dung văn học, âm nhạc để rút ra kiến thức địa lí: Thực chất

việc này cũng giống như việc lấy văn học, âm nhạc làm dẫn chứng minh họa cho
bài học địa lí nhưng khác ở cách khai thác, tổ chức dạy học cho học sinh. Nếu cơng
việc phía trên là sau khi dạy kiến thức địa lí giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
những nội dung văn học, âm nhạc để làm dẫn chứng minh họa thì ở đây giáo viên
lại có thể cho học sinh khai thác kiến thức địa lí từ nội dung các tác phẩm đó. Để
thực hiện được điều này đòi hỏi người thầy phải khéo léo dẫn dắt, tổ chức, chuyển
giao nhiệm vụ cho học sinh phải thật cụ thể, rõ ràng … từ đó giúp học sinh phát
hiện kiến thức địa lí. Với cách làm này khi mới thực hiện học sinh có thể lúng túng
hoặc quá để tâm “thưởng thức” âm nhạc mà “qn” mất nhiệm vụ. Vì vậy cần có
thời gian để các em làm quen với cách làm này một cách từ từ.
Khi học sinh đưa ra được dẫn chứng hoặc giáo viên gợi ý để học sinh tự đưa
ra hay từ tư liệu do giáo viên cung cấp, giáo viên yêu cầu học sinh nêu lên đặc
điểm của đối tượng địa lí từ những tư liệu này. Giáo viên cần đặt câu hỏi rõ và sát
đối tượng để các em có thể phát hiện, khai thác kiến thức từ những tư liệu đó một
cách hiệu quả. Sau đó giáo viên có thể dẫn dắt, gợi ý và bổ sung thêm thông tin
nếu cần thiết để học sinh hiểu rõ và chân thực vấn đề địa lí cần tìm hiểu.


22
Ví dụ 1: Bài 6,7: Đất nƣớc nhiều đồi núi
- Với vùng núi Tây Bắc có thể khai thác nội dung trong tác phẩm văn học dưới
đây:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Tây Tiến – Quang Dũng
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào đoạn thơ và kiến thức văn học
nêu đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc. Sau đó giáo viên có thể gợi ý, dẫn dắt để
học sinh thấy được cảnh núi non trùng điệp, địa hình hiểm trở, sự đồ sộ, chia cắt

mạnh của vùng núi cao nhất nước ta. Các từ láy giàu tính tạo hình: “khúc khuỷu”,
“thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc”, nghệ thuật điệp “Dốc lên ... dốc lên” gợi
địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh. Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm
cao của núi non mà người lính phải vượt qua. Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước lên
cao, ngàn thước xuống” gợi tả sự nguy hiểm tột cùng.
Ví dụ 2: Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hƣởng sâu sắc của biển
Khi dạy phần ảnh hưởng của biển Đông đến tài nguyên thiên nhiên, giáo
viên có thể yêu cầu học sinh nêu tên tác phẩm, tác giả và nêu một đoạn trong tác
phẩm đó có nói đến ảnh hưởng của biển đến tài nguyên thiên nhiên nước ta.
Giáo viên có thể sử dụng, khai thác tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của nhà
thơ Huy Cận
“Mặt trời xuống biển như hòn lưa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Hắt rằng: cá bạc biển Đơng lặng,
Cá thu biển Đơng như đồn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.”


23
Từ đoạn thơ giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận xét về nguồn sinh vật của
biển Đông và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, lấy
dẫn chứng minh họa. Giáo viên có thể gợi ý, dẫn dắt: Từ đoạn thơ có thể thấy

nguồn sinh vật biển của nước ta rất phong phú, đa dạng. Trong đó có nhiều lồi cá
q, có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá chim, cá đé, cá song…
Ví dụ 3: Bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Có thể khai thác nội dung trong các bài thơ sau:
Đất nƣớc của Nguyễn Đình Thi
“Sáng chớm lạnh trong lịng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Thu điếu của Nguyễn Khuyến
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.”
Thu vịnh của Nguyễn Khuyến
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trơng như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.”
Những bài thơ này đều nói về cảnh sắc mùa thu ở miền Bắc nước ta. Vào
mùa thu ở miền Bắc khoảng tháng 9, tháng 10 là thời gian chuyển tiếp giữa các
loại gió mùa nên gió Tín phong thể hiện rõ. Gió này với đặc điểm nóng, khơ tạo
nên thời tiết ít mưa, trời hanh hao, nhiều loài cây bị rụng lá. Đây là đặc điểm thời
tiết rất riêng, rất đặc trưng ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Có thể sử dụng video của các bài hát dưới đây:
Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do ca sĩ Hồng Nhung thể
hiện - />Hà Nội mùa vắng những cơn mưa của nhạc sĩ Trương Quý Hải, phỏng thơ
Bùi
Anh
Tuấn,

ca

Hồng
Nhung
thể
hiện
/>Gió mùa về của nhạc sĩ Lê Minh Sơn do ca sĩ Ngọc Khuê thể hiện />Mỗi bài hát đều nhắc đến cảnh sắc thiên nhiên và đặc điểm thời tiết vào các
mùa khác nhau của Hà Nội nói riêng và miền Bắc nước ta nói chung. Giáo viên có


24
thể sử dụng từng bài hát hoặc có thể ghép những bài này lại với nhau nhằm giúp
học sinh có thể khai thác, phát hiện kiến thức kết hợp với hiểu biết thực tế để hiểu
rõ hơn về hoạt động của các loại gió ở nước ta và ảnh hưởng của chúng đến thiên
nhiên.
Ví dụ 4: Bài 11, 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
+ Có thể sử dụng video bài hát Sapa nơi gặp gỡ đất trời của nhạc sĩ Phùng Chiến
do
ca

Mạnh
Cường

Phương
Anh
thể
hiện
/>+ Giáo viên có thể khai thác nội dung tác phẩm Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành
Long để giúp học sinh thấy rõ hơn sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao của nước
ta.

+ Hoặc giáo viên có thể yêu cầu học sinh phân tích và nêu sự khác biệt về thời tiết
ở hai sườn đông – tây của dãy Trường Sơn trong hai đoạn thơ, đoạn bài hát sau:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
Sợi nhớ sợi thương - Phan Huỳnh Điểu
“Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng khơng?
Em thương anh bên Tây mùa đơng
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lịng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù”
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật
Từ hai đoạn thơ, đoạn bài hát trên ta có thể thấy được sự phân hóa thiên
nhiên rất rõ theo chiều đơng – tây của thiên nhiên nước ta: giữa đồng bằng ven
biển với vùng Tây Nguyên và vùng núi phía tây Bắc Trung Bộ. Vẫn là sự đối lập
giữa hai sườn núi về mưa – khô. Tuy nhiên, hai đoạn thơ, đoạn bài bài hát lại có sự
khác biệt rất lớn về thời gian, đặc điểm thời tiết ở hai sườn núi. Bài hát của nhạc sĩ
Phan Huỳnh Điểu nói về thời tiết hai bên sườn núi Trường Sơn vào đầu mùa hạ.
Khi gió Tây Nam xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương vào nước
ta (tháng 5, tháng 6) gió này gây mưa lớn cho Tây Nguyên, Nam Bộ và sườn tây
dãy núi Trường Sơn bên phía Lào. Khi vượt dãy núi Trường Sơn gió gây ra thời


25
tiết khơ nóng (gió phơn) cho sườn đơng – vùng đồng bằng ven biển. Vì vậy
Trường Sơn Đơng thì “nắng đốt” cịn Trường Sơn Tây thì “mưa qy”.
Bài thơ của Phạm Tiến Duật lại nói về thời tiết ở hai sườn núi Trường Sơn
vào mùa đông. Vào các tháng 11, 12, tháng 1 năm sau, khi gió mùa Đơng Bắc hoạt

động mạnh thổi qua vịnh Bắc Bộ, phía nam dãy Bạch Mã chủ yếu là gió Tín phong
thổi cùng hướng đông bắc di chuyển qua biển vào gặp bức chắn địa hình là dãy
Trường Sơn gió gây mưa lớn cho vùng ven biển nhất là ở Bắc Trung Bộ. Khi vượt
núi gió này lại trở nên khơ. Vì vậy, vào thời gian này ở bên đơng Trường Sơn mưa
nhiều cịn bên tây Trường Sơn là mùa khô sâu sắc.
“Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
….
Em thương anh bên Tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá.”
* Sử dụng nội dung tích hợp trong hoạt động luyện tập, vận dụng
Hoạt động luyện tập, vận dụng yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến
thức vừa tiếp thu được ở hoạt động hình thành kiến thức mới để giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể. Qua đó giáo viên đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về kiến
thức, kĩ năng đã được hình thành trong giờ học và hình thành năng lực vận dụng
kiến thức, kĩ năng của các em – Tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập
nhật tri thức, liên hệ thực tế địa phương, đất nước để làm sáng tỏ kiến thức địa lí.
Khi thực hiện hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia các
hoạt động cá nhân hay nhóm để các em học tập lẫn nhau giúp quá trình học tập
hiệu quả hơn.
Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho học sinh vận dụng những kiến
thức, kĩ năng đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn. Giáo viên có thể gợi mở
hoặc yêu cầu các em thực hiện những nhiệm vụ nối tiếp đó ở nhà, ở ngồi nhà
trường.
- Sử dụng văn học, âm nhạc vào các trò chơi trong hoạt động luyện tập - vận
dụng: giáo viên có thể tổ chức các trị chơi để học sinh tham gia theo các đội hoặc
cá nhân như “Đi tìm ca sĩ”, “Ai nhanh hơn”, kể tên các bài thơ, tác phẩm văn học,
bài hát… theo các chủ đề gắn với nội dung bài học.
Ví dụ 1: Bài 8 - Thiên nhiên chịu ảnh hƣởng sâu sắc của biển, giáo viên có thể
tổ chức lớp thành các đội chơi để học sinh tham gia trị chơi “Đi tìm ca sĩ” gắn với

chủ đề về biển.
Ví dụ 2: Bài 11,12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng, giáo viên có thể tổ chức trò
chơi “Ai nhanh hơn” để thu hút học sinh tham gia kể tên, nêu nội dung các bài thơ,


×