Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận tội phạm học về xu hướng trẻ hóa tội phạm và giải pháp khắc phục từ phương pháp tiếp cận của tội phạm học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.74 KB, 21 trang )

Tiểu luận tội phạm học về xu hướng trẻ hóa tội phạm và giải pháp khắc phục từ
phương pháp tiếp cận của tội phạm học hiện đại
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
5. Bố cục nghiên cứu....................................................................................................4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM.......................................4
1.1. Khái niệm tội phạm..................................................................................................4
1.2. Khái niệm tình hình tội phạm...................................................................................5
1.3. Xu hướng của tội phạm............................................................................................5
1.3.1. Lý giải về xu hướng của tội phạm......................................................................5
1.3.2. Tội phạm do người chưa thành niên gây nên......................................................6
CHƯƠNG II: XU HƯỚNG TRẺ HÓA TỘI PHẠM......................................................7
2.1. Thực trạng trẻ hóa tội phạm......................................................................................7
2.2. Hậu quả trẻ hóa tội phạm..........................................................................................9
2.3. Nguyên nhân trẻ hóa tội phạm................................................................................11
2.3.1. Yếu tố sinh học.................................................................................................11
2.3.2. Yếu tố tâm lý....................................................................................................12
2.3.3. Yếu tố xã hội....................................................................................................13
2.3.4. Nguyên nhân chủ quan từ NCTN.....................................................................15
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỪ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA
TỘI PHẠM HỌC HIỆN ĐẠI........................................................................................15
3.1. Biện pháp nuôi dưỡng............................................................................................16
3.2. Biện pháp bảo vệ/ phòng tránh...............................................................................17
3.3. Biện pháp ngăn chặn...............................................................................................18
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................20
1



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NCTN
BCA
VKSNDTC

Người chưa thành niên
Bộ Công an
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập toàn cầu đã và đang tạo nên những thách thức khơng nhỏ đới
với nước ta thì tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta nói chung,vi phạm pháp luật của đới
tượng thanh thiếu niên nói riêng đang gia tăng một cách nhanh chóng và có xu hướng trẻ
hóa đối tượng vi phạm. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và hiện đại
hóa đất nước kéo theo các vấn đề xã hội nóng bỏng, tác động tiêu cực đến với đời sống xã
hội. Đặc biệt tình hình trẻ hóa tội phạm đã gióng lên một hồi chng cảnh báo đới với xã
hội nói chung và cơ quan chính qùn nói riêng. Điển hình có thể kể đến những vụ án tiêu
biểu như Lê Văn Luyện (2011), My “sói” (2011), Nguyễn Đức Nghĩa (2014), Hoàng Tuấn
An (2021), Nguyễn Văn Nam (2021)... khiến dư luận xã hội bàng hoàng với những vụ án
có tình tiết nghiêm trọng, dã man do người chưa thành niên thực hiện.
Thực trạng trẻ hóa tội phạm ở nước ta đã bùng nổ nhanh chóng trong những năm qua,
phải chăng điều này bắt nguồn từ sự lỏng lẻo trong công tác giáo dục, quản lý xã hội,
pháp luật và những kỹ năng sống cho thanh thiếu niên? Giống như dịch bệnh Covid, nếu
không xác định rõ căn nguyên và tìm ra loại “vắc xin” thì nó sẽ trở thành một khới u gây
nguy hiểm cho sự phát triển của đất nước.

2. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu phân tích, làm rõ “xu hướng trẻ hóa tội phạm” trên cơ sở tìm hiểu thực
trạng tình hình và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng trẻ hóa tội phạm ở nước
ta hiện nay. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm góp phần khắc phục thực trạng này đứng trên
góc nhìn của tội phạm học hiện đại.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đới tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình thực trạng, nguyên nhân của xu hướng trẻ
hóa tội phạm cũng như là những giải pháp khắc phục từ phương pháp tiếp cận của tội
phạm học hiện đại.

3


Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phân tích tình hình tội phạm do người chưa thành
niên vi phạm trong vòng 10 năm gần đây (2011 - 2021) tại Việt Nam dưới góc độ tội
phạm học hiện đại nhằm sáng tỏ xu hướng trẻ hóa tội phạm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác -Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng.
Đồng thời trong bài luận cũng áp dụng phương pháp định tính và định lượng kết hợp với
phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra một số phương pháp
khác cũng được sử dụng để bổ trợ cho phương pháp nghiên cứu chính làm sáng tỏ đề tài
như: Phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê, phương pháp thống kê.
5. Bố cục nghiên cứu
Ngoài chương Mở đầu và chương Kết luận, nghiên cứu gồm 3 phần chính:
Phần I: Một số vấn đề lý luận về tội phạm
Phần II: Xu hướng trẻ hóa tội phạm
Phần III: Giải pháp khắc phục từ phương pháp tiếp cận của tội phạm học hiện đại

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM

1.1. Khái niệm tội phạm
Tội phạm vừa là một khái niệm pháp lý vừa mang nét nghĩa khái niệm khoa học. Bởi lẽ
đầu tiên tội phạm là hành vi pháp lý tồn tại trong mỗi quốc gia được phản ánh và quy định
cụ thể trong luật hình sự vì những hành vi đi trái lại với chuẩn mực xã hội đã được đặt ra.
Do đó tội phạm dưới góc độ pháp lý được hiểu là một sự kiện pháp lý mà pháp luật dự
liệu, quy định rất rõ tại khoản 1 điều 8 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
và phát sinh những hậu quả pháp lý đi kèm với hành vi tội phạm đó.
Song tội phạm khơng chỉ đơn thuần là một hiện tượng pháp lý được phản ánh trong luật
hình sự mà nó cịn là một trong những hiện tượng xã hội được nhiều ngành khoa học khác
nhau nghiên cứu, trong đó có khoa học luật hình sự và tội phạm học. Đứng trên góc độ tội
4


phạm học, ta có thể hiểu tội phạm là một hiện tượng xã hội và là hành vi xã hội. Cụ thể tội
phạm với tính cách là một hiện tượng xã hội giớng như nói về hiện tượng xã hội khác như
đạo đức xã hội, văn hóa, tinh thần hoặc các hiện tượng xã hội tiêu cực như tệ nạn xã hội,
quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Hay tội phạm với tư cách là hành vi xã hội để hiểu
những yếu tớ gì bên trong và bên ngoài một con người đã tác động đến con người đó và
tác động như thế nào để dẫn đến chỗ con người đó vi phạm điều cấm của pháp luật. Qua
đó, ta có thể thấy rằng khái niệm tội phạm có ý nghĩa bao quát là khái niệm xã hội chứ
không chỉ đơn thuần là khái niệm pháp lý như trong quy định của Bộ luật Hình sự.
1.2. Khái niệm tình hình tội phạm
Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm
hoặc loại tội phạm) đó xảy ra trong đơn vị khơng gian và thời gian xác định. Tình hình tội
phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại
tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong
phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định.
Tình hình tội phạm là việc đánh giá về hiện tượng tội phạm thông qua việc thu nhập và
xử lý thông tin về sớ lượng (tình trạng, động thái) và tính chất (cơ cấu, tính chất) của tổng
thể các tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và trên một không

gian xác định.
1.3. Xu hướng của tội phạm
1.3.1. Lý giải về xu hướng của tội phạm
Bốn yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng hay suy giảm của tỷ lệ tội phạm gồm
Thứ nhất là độ tuổi. Độ tuổi trung bình của dân sớ có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng tội
phạm bạo lực. Thông thường, người trẻ thường bị phát hiện trong những tội về tài sản
cũng như bạo lực nhiều hơn ở các độ tuổi khác. Thế hệ trẻ vị thành niên tăng cao trong
cấu trúc dân số được cho rằng cũng là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng tỷ lệ tội phạm.
Thứ hai đó chính là nền kinh tế. Mới quan hệ giữa sự phát triển nền kinh tế đối với tỷ lệ
phạm tội vẫn còn là một câu hỏi, song việc duy trì trong một thời gian dài nền kinh tế yếu
kém và thất nghiệp chắc chắn gây ảnh hưởng đến tỷ lệ phạm tội. Có mới quan hệ tích cực
5


đã tồn tại giữa sự phát triển và tội phạm được thể hiện qua việc giảm bớt bất bình đẳng,
phát triển kinh tế và giáo dục có liên quan đến việc giảm tỷ lệ phạm tội.
Thứ ba là tình trạng bất ổn xã hội. Khi các hành vi bất hợp pháp gia tăng và chi phí xã
hội bị cắt giảm kéo theo tỷ lệ tội phạm tăng. Mối quan hệ tốt và bền chặt giữa cộng đồng
với tội phạm chính là vốn quý của xã hội. Những yếu tố như nơi cư trú, cấu trúc xã hội,
tham gia vào các tổ chức chính thức ảnh hưởng tới sự phát triển của cộng đồng. Một cộng
đồng đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm với xã hội, hoạt động cộng đồng thì sẽ có thể
giảm thiểu tỷ lệ phạm tội hơn với một cộng đồng lơ là nhiệm vụ với xã hội.
Thứ tư là văn hóa cũng tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ phạm tội. Sự khác biệt về văn hóa
đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm soát tội phạm. Với những giá trị tinh thần và tập
tục khác nhau trong văn hóa, tỷ lệ tội phạm của một sớ loại tội phạm có thể giảm. Nhưng
khơng có nghĩa là các loại tội phạm và nhóm tội phạm khác sẽ biến mất mà nó chỉ biến
đổi từ “chất” này sang một một loại hình khác.
1.3.2. Tội phạm do người chưa thành niên gây nên
Như đã đề cập ở chương mở đầu, nghiên cứu tập trung phân tích tình hình tội phạm của
nhóm người chưa thành niên để làm rõ xu hướng trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam.

Vậy thế nào là người chưa thành niên và NCTN phạm tội? Người chưa thành niên theo
Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có
nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đới với trẻ em có quy định
tuổi thành niên sớm hơn”. Còn ở Việt Nam, độ tuổi NCTN được xác định trong các văn
bản pháp luật là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với NCTN
trong từng lĩnh vực cụ thể. Như vậy có thể hiểu khái niệm NCTN là người dưới 18 tuổi,
chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
pháp lý như người đã thành niên.
Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có điều luật áp dụng đới với NCTN
nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người thành niên gây ra thiệt hại, các
hình phạt xử lý đới với những hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, điều 12 Bộ luật hình
sự năm 2015 quy định chi tiết về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi NCTN phạm tội:
như người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ
6


đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tóm lại NCTN phạm tội và
phải chịu trách nhiệm hình sự có thể là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng do cố ý, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi phạm một tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
CHƯƠNG II: XU HƯỚNG TRẺ HĨA TỘI PHẠM
2.1. Thực trạng trẻ hóa tội phạm
Việc tội phạm trẻ hóa ngày càng phổ biến hơn, gây bất ổn rất lớn đến gia đình và xã hội
đây là một hồi chuông báo động trong xã hội hiện đại.
Về sớ lượng các vụ tội phạm có bị cáo là NCTN phạm tội, theo thống kê của Bộ Công
an, giai đoạn 2018 - 2020, cả nước đã ghi nhận gần 11.000 vụ người chưa thành niên vi
phạm pháp luật, với gần 16.600 đới tượng có liên quan. Trong đó, nữ giới chiếm 5%, nam
giới chiếm đến 95%. Riêng năm 2020 đã xảy ra gần 4.300 vụ với hơn 6.500 đối tượng. 1
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2018 đến hết quý I.2021, ghi nhận 516 vụ phạm

pháp hình sự do 884 đới tượng dưới 18 tuổi thực hiện. Trong đó, giết người là 11 vụ, cướp
tài sản 47 vụ, hiếp dâm - cưỡng dâm 8 vụ, cố ý gây thương tích 70 vụ, trộm cắp tài sản
125 vụ, cướp giật tài sản 165 vụ, mua bán tàng trữ ma túy 17 vụ và nhiều vụ phạm pháp
khác.
(Hình 1: NCTN vi phạm pháp luật theo nhóm tuổi)
Xét về độ tuổi phạm tội,
theo

dữ

VKSNDTC,

liệu
trong

của
hệ

thớng hình sự, NCTN
phạm tội đa sớ thuộc nhóm
tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Có
thể thấy tỷ lệ NCTN thuộc
nhóm tuổi này có xu
hướng gia tăng theo từng năm. Trái với những nhận định xu hướng trẻ hóa mà thơng tin
1 Hiểu Lam, Ngăn chặn tội phạm vị thành niên, Đại biểu nhân dân, 2021.
7


đại chúng thường đưa tin, số lượng NCTN dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất và có xu
hướng giảm dần, nhóm từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng ln dao động nhưng ở mức

thấp.
(Hình 2: Tỷ lệ NCTN bị khởi tố theo 4 tội danh phổ biến nhất 2011 - 2015)
Xét về loại tội phạm NCTN
vi phạm, theo BCA các tội
phạm liên quan đến trộm cắp
tài sản chiếm tỷ lệ phổ biến
nhất (gần 38%), các hành vi
xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm
của người khác chiếm hơn
18% tổng số vụ vi phạm. Các hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như giết người
(1,4%), hiếp dâm, cưỡng hiếp (2%), cướp tài sản (3%) và cướp giật tài sản (3,6%) chỉ
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số các vụ được thống kê.
Ngoài ra, theo khảo sát NCTN vi phạm pháp luật ở 4 trường giáo dưỡng thuộc Bộ Cơng
an tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai và Long An (2012) mô tả sự phân bố các nhóm tội
phạm giữa 4 trường giáo dưỡng đới với 4 nhóm tội phạm phổ biến 2: trộm cắp tài sản;
nhóm xâm phạm trật tự công cộng (bao gồm gây rối trật tự cơng cộng và cớ ý gây thương
tích); nhóm tội phạm nghiêm trọng (bao gồm giết người, cướp tài sản và hiếp dâm); nhóm
các tội phạm khác (đánh bạc, bn bán sử dụng ma túy). Có thể thấy sớ lượng tội phạm
liên quan đến trộm cắp tài sản dẫn đầu với tỷ lệ trung bình là 70,9%.
(Hình 3: Phân loại tội phạm do NCTN thực hiện tại 4 trường giáo dưỡng thuộc BCA)

2 Đại úy, TS. Nguyễn Ngọc Hải, Nguyên nhân của tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở
Việt Nam qua khảo sát tại 4 trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an, Chuyên đề Thông tin Tội phạm học Số 1/2015, 2016.
8


(Hình 4: NCTN vi phạm theo giới tính)
Xét cơ cấu phạm tội
theo giới tính, đa số

NCTN

phạm

tội

thường là nam chiếm
trên 90% cịn sớ NCTN
là nữ giới thường chỉ
chiếm tỷ trọng khoảng
5%, có tăng nhẹ trong
vài năm song sớ lượng
khơng đáng kể và chỉ dao động trong vòng 3 - 4%. Tương tự, số lượng NCTN bị khởi tố,
theo thống kê của VKSNDTC, là nữ trung bình chiếm khoảng 4%. Điều này cho thấy sự
chênh lệch khá lớn trong việc vi phạm phạm tội của NCTN theo giới tính.
2.2. Hậu quả trẻ hóa tội phạm
Trước hết, những chủ thể phạm tội chịu ảnh hưởng trực tiếp đến chính bản thân họ. Về
sức khỏe của cá nhân phạm tội sẽ có thể bị suy kiệt về cả thể chất lẫn tinh thần. Nhiều đối
tượng phạm tội khi dùng ma túy hoặc các chất kích thích, khi trong cơn nghiện, thèm
thuốc mà lại không có tiền mua th́c dẫn đến suy nghĩ chiếm đoạt tài sản thậm chí cả
giết người để có tiền. Thực tế, gần đây giới trẻ phạm tội không chỉ tăng về sớ vụ mà cịn
về cả mức độ nghiêm trọng đến vô nhân tính. Tùy mức độ, tính chất của vụ việc họ sẽ
phải chịu bản án nghiêm khắc theo pháp luật như xử phạt hành chính, cải tạo, tù có thời
hạn và thậm chí cịn bị tử hình. Bên cạnh việc phải trả giá cho những hành vi nông nổi
9


hoặc do bị lơi kéo tức thời, đới tượng có thể bị mất đi nhiều quyền lợi của mình và những
định hướng trong tương lai. Đáng lẽ trong độ tuổi đó là tuổi đi học, tuổi ăn tuổi chơi như
các bạn bè đồng trang lứa thì họ lại phải dành thời gian thi hành án và ảnh hưởng một

phần nào đó đến tương lai phía trước. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ phát triển và dư
luận xã hội, họ sẽ phải chịu những áp lực và đồn thổi nặng nề. Người xưa có câu “miệng
lưỡi thế gian như làn sóng bể” vì vậy đới tượng vị thành niên sau khi phạm tội sẽ gặp
nhiều trở ngại khi quay trở lại hòa nhập với cộng đồng. Bởi chính bản thân họ đã đánh
mất niềm tin với bạn bè, người thân và gia đình, dẫn đến việc bị xa lánh. Hậu quả to lớn
tất yếu đối với cá nhân gây tội sẽ cảm thấy cô đơn, xấu hổ, mặc cảm, tự ti và thậm chí họ
có thể quay lại con đường phạm tội do không chịu được những áp lực dư luận.
Thứ hai điều này sẽ gây ra những hậu quả cho gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu như
con cái có suy nghĩ sai lệch mà khơng ́n nắn kịp thời dẫn đến những vụ việc đáng tiếc
thì ngoài những hậu quả thấy được trước mặt, nó cịn gây ra cảnh gia đình lục đục, đổ vỡ.
Thực tế trong nhiều vụ án là gia đình của đới tượng phạm tội thường ly tán, khó có thể
hịa hợp do một phần không thể chịu được cú sốc và không thể chịu được những lời ra
tiếng vào của dư luận. Không chỉ có vậy, người thân của những đới tượng phạm tội cũng
sẽ bị liên lụy, dù cho chính bản thân họ khơng gây ra tội. Cịn đới với nhà trường có học
sinh phạm tội sẽ suy giảm danh tiếng, gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho giáo viên và
những cán bộ cơng tác trong ngành giáo dục. Đó là cịn chưa kể tới những đới tượng được
hưởng án treo nên vẫn được tiếp tục theo học ở các trường có thể cịn gây ra thêm nhiều
vụ gây lộn, làm gia tăng bạo lực học đường trong trường học. Chính điều này cũng tạo ra
tâm lý lo sợ và phản đối cho bậc phụ huynh và học sinh xung quanh. Gia đình là tế bào
“hạt nhân” cấu thành nên xã hội. Do đó nếu các “tế bào” gia đình khơng “lành mạnh” thì
dẫn đến xã hội rới loạn, bất ổn. Sự trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam gia tăng một cách nhanh
chóng sẽ làm cho tình hình xã hội trở nên ngày càng tồi tệ, cuộc sống hàng ngày của
người dân bị đe dọa, bị đảo lộn các sinh hoạt, trật tự công cộng.

10


2.3. Ngun nhân trẻ hóa tội phạm
2.3.1. Yếu tớ sinh học
Dựa trên nghiên cứu theo chiều dọc được tiến hành ở một số quốc gia như Anh, Phần

Lan, Thụy Điển và Mỹ có chỉ ra một sớ lượng nhỏ các em bé bắt đầu phạm tội từ sớm và
tiếp tục phạm tội trong quá trình đầu của trưởng thành. Kết quả cho thấy những cậu bé
phạm tội khác với các bạn bè cùng lứa tuổi ở các thông số sinh học và hành vi. Gia đình
của họ đới xử với họ khác với những gia đình của các cậu bé khơng phạm tội, khơng đới
xử xúc phạm với con mình. Đồng thời có nhiều ghi nhận rằng người chưa thành niên
phạm tội có cha mẹ từng phạm tội. Mặc dù những cuộc điều tra như vậy đều cho rằng gia
đình quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội nhưng lại không thể tách biệt những
yếu tố quyết định cụ thể của nó như học tập, tầng lớp xã hội, di truyền.
Nghiên cứu về phản ứng điện cực (hoạt động điện của các tuyến mồ hôi ở da) cho thấy sự
phục hồi chậm tỷ lệ cơ bản được đo ở các bé trai liên quan đến việc phạm tội và sự gây
hấn. Hay trong một nghiên cứu theo chiều dọc của trẻ em trên đảo Mauritius, ở trẻ em
xuất thân từ các gia đình tầng lớp cao trong xã hội, hành vi chớng đới xã hội có liên quan
đến mức độ dẫn da cao. Nhịp mạch đập thấp ở lứa tuổi 11 có liên quan đến phạm pháp
nghiêm trọng ở lứa tuổi 21. Những cậu bé này phạm tội bạo lực hoặc tội phạm tình dục có
nhịp mạch đập đặc biệt thấp ở thời điểm 9 tuổi. Nhịp tim thấp đã được cho là dấu hiệu dự
đoán trước những người phạm tội trong độ tuổi vị thành niên.3
Ngoài ra có một sớ chứng minh cho thấy các cậu bé phạm tội khi ở tuổi vị thành niên hay
khi đã trưởng thành có mức độ adrenalin thấp bất thường. Các trẻ em với mức adrenalin
thấp đã được đánh giá bởi các giáo viên là hung hăng và hiếu động.
Song những kiến thức, hiểu biết của con người về yếu tố sinh học liên quan đến hành vi
phạm tội nói chung và hành vi phạm tội ở NCTN nói riêng cịn khá hạn chế. Tầm quan
trọng của nó có thể thay đổi bởi tầng lớp xã hội và loại môi trường mà trong đó các cá
nhân đó được ni dạy.

3 Trịnh Tiến Việt, Nguyễn Khắc Hải, Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật,

2020
11



2.3.2. Yếu tố tâm lý
Các thuyết về nhân cách (nhân thân) hoặc thuyết về học tập xã hội được tạo ra để giải
thích hành vi của cá nhân về mặt tâm lý trong một tình h́ng cụ thể. Trong đó bới cảnh
gia đình đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người.
Trong một gia đinh, hạnh phúc và mối quan hệ tốt giữa các thành viên là một yếu tớ tích
cực có tác động làm giảm tỷ lệ xử sự phạm tội. Ngược lại, ở những gia đình có mới quan
hệ căng thẳng, đổ vỡ thì xuất hiện nguy cơ cao có hành vi phạm tội. Theo số liệu thống kê
của BCA năm 2013 thì trong sớ trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt Nam thì có đến 70%
trẻ khơng nhận được sự quan tâm đầy đủ từ gia đình. Căn nguyên từ phía gia đình có thể
kể đến những lý do như: bớ, mẹ có kiến thức hạn chế, nhất là về văn hóa, xã hội, kinh tế,
pháp luật, khơng đủ hiểu biết để định hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái;
bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật, thơ bạo trong
việc nuôi dưỡng con cái; bố mẹ mâu thuẫn, ly dị, ly thân hoặc qua đời sớm; gia đình có
kinh tế khó khăn, thiếu sự quản lý của gia đình, sớng trong mơi trường tự do và phức tạp;
bớ mẹ thiếu quan tâm, bạn bè của con cái rủ rê, lôi kéo;... Do sự thiếu hụt trong kiến thức,
văn hóa, sự quan tâm, giáo dục từ người xung quanh, những ham muốn về mặt tinh thần,
vật chất kéo dài khiến cho đối tượng vi phạm không thỏa mãn được nên cần phải xả ra,
thỏa mãn theo cách mà xã hội không chấp nhận được, hành động bất hợp pháp có thể là
một lựa chọn. Chẳng hạn như nguyên nhân người lớn xung quanh thiếu gương mẫu và đối
xử tệ bạc với trẻ khiến cho chúng dễ có những hành vi lệch chuẩn, lây nhiễm những tư
tưởng lệch lạc, lâu dần sẽ trở thành những thói quen thói quen xấu. Hay với những đứa trẻ
khơng có đầy đủ sự quan tâm từ người nhà có cảm giác cơ đơn, bị bỏ rơi, thiếu thớn tình
cảm… trẻ sẽ tìm đến những mối quan hệ khác để bù đắp, dễ bị trẻ xấu dụ dỗ, lơi kéo làm
hành vi xấu… Có câu nói nổi tiếng:
“Thiện ác ngun lai vơ định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân”4
Độ tuổi chưa thành niên chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường sinh sống, giáo dục. Người
chưa thành niên đã có ý thức xem xét, tiếp thu những kiến thức giáo dục tại gia đình,

4 Hồ Chí Minh, Dạ bán (Nửa đêm) Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2005.
12


trường học, xã hội. Do đó có thể nói rằng mơi trường xung quanh tác động rất lớn đến
việc hình thành tính cách và suy nghĩ, nhận thức của một con người.
Qua những phân tích trên có thể thấy gia đình đóng vai trị hết sức quan trọng trong cơng
tác giáo dục trẻ trở thành một con người hoàn thiện, một con người có giá trị trong xã hội.
Tất cả những khiếm khuyết của gia đình trong giáo dục trẻ đều ảnh hưởng trực tiếp đến
nhân cách, đến các hành vi chuẩn mực ở trẻ.
2.3.3. Yếu tố xã hội
Tội phạm là kết quả của vị trí cá nhân trong một cấu trúc xã hội. Bằng việc tập trung vào
các điều kiện kinh tế và xã hội của đời sống giúp ta có thể tiếp cận tớt hơn trong việc phân
tích hành vi phạm tội của đối tượng.
Đầu tiên, đứng dưới góc nhìn nhân khẩu học và vị trí địa lý của nhóm NCTN phạm tội.
(Hình 5: Tỷ lệ NCTN bị khởi tố theo vùng miền)

Theo đó, sớ bị can chưa thành niên thường xuyên ở mức độ cao ở các thành phố như Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Ðồng Nai, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Định, và Bình
Phước.5 Có thể thấy xuyên suốt các năm, số lượng NCTN phạm tội ở Bắc trung bộ và
duyên hải, Đông Nam Bộ khá cao. Trong giai đoạn 2011-2018, trong số tám tỉnh/thành
phố nói trên, thì thành phớ Hồ Chí Minh đứng đầu với 3.377 bị can NCTN (trung bình
422 người/năm).
Thứ hai, đứng dưới góc độ trình độ giáo dục mà trẻ được nhận từ phía nhà trường.
(Hình 6: NCTN phạm tội theo trình độ văn hóa)
5 Theo sớ liệu NCTN bị khởi tớ trong ba năm 2016-2018 của Chương trình cơng tác thống kê, công nghệ
thông tin, VKSNDTC.
13



Nhận thấy, gần 20% NCTN phạm
tội không biết chữ hoặc chỉ mới học
xong trình độ tiểu học. Trong sớ
NCTN vi phạm, tỷ lệ hoàn thành bậc
trung học cơ sở cao nhất (chiếm gần
46%). Giáo dục nhà trường trong
mọi thời đại khơng chỉ có chức năng
cơ bản là trùn thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh mà còn là nơi giúp các
rèn luyện nhân cách và tu dưỡng đạo đức. Nếu trẻ không được truyền tải đầy đủ những
kiến thức và những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sớng bình thường thì có thể dẫn
đến những vụ việc vi phạm khơng đáng có. Khơng những vậy, phương pháp giáo dục
truyền thống “tiên học lễ, hậu học văn” của nền giáo dục xưa giờ đang bị coi là lỗi thời,
lạc hậu. Điều đó dẫn đến một hệ quả là cho ra lò những sản phẩm giáo dục méo mó về
nhân cách. Một bộ phận giới trẻ sống thờ ơ và vô trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và
xã hội. Một thực trạng đáng buồn cho thấy rằng đa số NCTN đều không biết chữ hoặc đã
bỏ học (gần 48% đã thôi học6).
Ngoài ra, trong bối cảnh xã hội là nền kinh tế toàn cầu, hội nhập hóa đi kèm với sự phát
triển bùng nổ của công nghệ điện tử nhất là mạng xã hội tiềm tàng những mối nguy cơ
đến với diễn biến tâm lý và hành vi của NCTN. Những tư tưởng, quan niệm, văn hóa
nước ngoài du nhập ồ ạt vào nước ta, chi phối và tác động đến nhận thức của người dân.
Giới trẻ bị ngợp trước quá nhiều nguồn thông tin do sự phát triển của Internet cũng như
cách thức trùn thơng mang lại, từ đó khơng thể xác định và chắt lọc những thông tin bổ
ích, đúng đắn, trái lại, học theo những mặt xấu từ sự mở cửa hội nhập đem lại. Một thực
tế không thể phủ nhận là trong tình hình nhà nhà đều ở nhà để phịng tránh dịch bệnh, các
lớp học và đa sớ hoạt động của trẻ đều được tiến hành qua các trang mạng xã hội, điện tử,
làm cho nhiều học sinh bỏ học và bị lôi cuốn vào các chủ đề trên mạng. Đặc biệt, các trò
chơi thiếu lành mạnh, bạo lực, đẫm máu và kích động mạnh được phô trương tràn làn,
6 Số liệu NCTN vi phạm pháp luật do BCA cung cấp 2011-2018
14



phù hợp với tâm lý thích nổi loạn của trẻ vị thành niên. Hay là những bài báo giật tít trên
mạng, nhằm “dắt mũi” dư luận và khiến cho trẻ em có nhận thức sai lệch, khơng đầy đủ
về các chủ đề xoay quanh bản thân đang diễn ra hàng ngày.
2.3.4. Nguyên nhân chủ quan từ NCTN
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi xảy ra những thay đổi nhanh chóng và đột ngột về tâm
sinh lý. Từ bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn mà nếu các bậc phụ huynh và
những người làm công tác giáo dục không kịp thời nắm bắt hoặc thấu hiểu thì sẽ rất dễ
xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Với cái tôi lớn cũng như quyền “tự do ngơn luận” mà trẻ
vị thành niên thường có xu hướng khẳng định mình và phát biểu những ngơn từ “vượt
giới hạn” gây tổn hại về mặt tinh thần cho các đối tượng khác. Những thất bại nho nhỏ,
những xích mích vụn vặt hoặc việc không vừa ý muốn của bản thân cũng có thể làm trẻ
đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nơng nổi. Vì vậy nếu chúng ta khơng kịp thời phát hiện
và ́n nắn có thể dẫn tới hành vi phạm tội. Mặt khác do tâm lý của trẻ vị thành niên
thường xốc nổi, bốc đồng nên các em dễ bị kích động, lôi kéo vào những hành vi tiêu cực
đặc biệt tình bạn trong khoảng độ tuổi này cũng rất quan trọng bởi “Học thầy không tày
học bạn”, bạn bè là một cái tôi khác của đứa trẻ. Chính vì vậy mà việc “chọn bạn mà
chơi” đới với trẻ vị thành niên có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu chọn được một
người bạn tốt, các em sẽ dễ dàng học tập được những điểm tớt từ người bạn của mình.
Nhưng nếu chẳng may bị rủ rê, lơi kéo vào một nhóm bạn xấu thì hậu quả sẽ rất khơn
lường. Tóm lại tâm lý trẻ vị thành niên chưa ổn định nên rất dễ bị tác động bởi mơi trường
xung quanh; từ đó chúng dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội nếu không được người lớn
định hướng ngay từ đầu.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỪ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA
TỘI PHẠM HỌC HIỆN ĐẠI
Căn cứ vào chiến lược phòng ngừa của tội phạm học, có 3 biện pháp chính nhằm khắc
phục xu hướng trẻ hóa tội phạm

15



3.1. Biện pháp nuôi dưỡng
Là biện pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển của tội phạm bằng cách cải thiện kinh nghiệm
sống từ sớm và hướng vào sự phát triển của trẻ vị thành niên thành các hướng mong
ḿn. Vì vậy để khắc phục tình trạng trẻ hóa tội phạm ở trẻ cơng tác giáo dục, chăm sóc
từ phía gia đình và nhà trường cần được chú trọng.
Thứ nhất, về phía gia đình, thẳng thắn thì sự gia tăng đột biến của trẻ hóa tội phạm khơng
phải do pháp luật chưa nghiêm khắc mà do lỗi quản lý của chính các gia đình chưa chặt
chẽ. Việc thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình đới với những trẻ vị thành niên dẫn đến
sự nhận thức từ nhỏ đã không được đi đúng hướng. Nắm bắt được điều này, những bậc
làm cha, làm mẹ cần điều chỉnh hành vi của mình; nên dành những thời gian rảnh rỗi hoặc
ći tuần để cả nhà cùng có thời gian trị chuyện cũng như tìm hiểu về suy nghĩ của con
cái. Các bậc phụ huynh cần nhìn nhận những suy nghĩ của con cái trên mặt khách quan,
tích cực; tránh tình trạng trách móc trẻ vì những suy nghĩ mà chúng vừa chia sẻ. Làm như
vậy không những chẳng mang lại lợi ích mà cịn khiến giới trẻ cảm thấy rằng khơng có ai
hiểu chúng mà vì thế chúng dễ bị sa ngã. Việc thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình đối
với những trẻ vị thành niên dẫn đến sự nhận thức từ nhỏ đã không được đi đúng hướng.
Nắm bắt được điều này, những bậc làm cha, làm mẹ cần điều chỉnh hành vi của mình; nên
dành những thời gian rảnh rỗi hoặc ći tuần để cả nhà cùng có thời gian trị chuyện cũng
như tìm hiểu về suy nghĩ của con cái. Các bậc phụ huynh cần nhìn nhận những suy nghĩ
của con cái trên mặt khách quan, tích cực; tránh tình trạng trách móc trẻ vì những suy
nghĩ mà chúng vừa chia sẻ. Làm như vậy không những chẳng mang lại lợi ích mà còn
khiến giới trẻ cảm thấy rằng khơng có ai hiểu chúng mà vì thế chúng dễ bị sa ngã. Thực
tế, vào khoảng thời gian giãn cách do dịch bệnh Covid, các bậc phụ huynh có nhiều thời
gian ở nhà và chú tâm chăm sóc con cái hơn trước, điều này phần nào giúp giảm được
tình trạng trẻ hóa tội phạm trong khoảng thời gian dịch.
Thứ hai, về phía nhà trường, cần cải thiện hệ thống giảng dạy. Ở Việt Nam, công tác giáo
dục thường bị đánh giá là chưa đạt được nhiều hiệu quả, đặc biệt là trong việc giáo dục kỹ
năng và pháp luật cho học sinh, sinh viên. Hầu hết các buổi tuyên truyền về pháp luật tại
các trường học mới chỉ mang tính chất hình thức chứ chưa có thể giải thích rõ ràng, cặn

kẽ các điều luật hay hậu quả của vi phạm pháp luật. Mặt khác, pháp luật được xây dựng
16


dựa trên những quy chuẩn của đạo đức - một phạm trù bấy lâu nay thường bỏ ngỏ, chủ
quan vì cho rằng nó là đơn giản và ai cũng có thể hiểu. Chính vì thế, chúng ta cần phải
xem xét lại quy trình phổ biến luật và giáo dục đạo được của chúng ta, không phải đi theo
tiêu chí về sớ lượng mà phải làm sao để chúng ta có được chất lượng. Chúng ta nên định
hướng giúp học sinh hiểu rõ được rằng các em được làm những gì, và khơng được làm
những gì, nếu làm thì sẽ ra sao. Nhìn nhận một cách thực tế, chúng ta khơng thể đổ lỗi hết
cho nền kinh tế thị trường đã gây ảnh hưởng tới xu hướng trẻ hoá tội phạm hiện nay. Nền
kinh tế thị trường không hề tạo ra tội phạm, mà chính cá nhân chúng ta sống trong môi
trường kinh tế thị trường ấy làm nên tội. Khi khơng được rèn luyện để có kỹ năng ứng
phó hiệu quả với những tình h́ng phức tạp, dễ gây căng thẳng và nảy sinh hành vi phạm
tội. Bên cạnh đó, để đảm bảo được hiệu quả tuyên truyền và giáo dục thực tế, chúng ta
cũng cần phải xem xét rằng đội ngũ tuyên truyền và giáo dục đã thực sự có đủ kiến thức
và làm trịn trách nhiệm hay chưa? Bản thân đội ngũ những người làm công tác này cũng
phải được trang bị, đào tạo bài bản thì mới có thể thực hiện tớt được một chương trình
giáo dục lồng ghép, tích cực như đã đề cập. Ngoài đội ngũ giáo viên ở các trường học
đảm nhiệm các môn học giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức như lâu nay, chúng ta cần
nhân rộng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội như tại nhiều quốc gia khác (tiêu biểu như
Mỹ). Công tác xã hội do vậy phải được coi như một nghề mang lại nhiều lợi ích xã hội
trong đó có việc giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho trẻ em. Vậy
cịn với những học sinh khơng thi đỗ vào các trường cấp ba, cao đẳng thì chúng ta sẽ giáo
dục như thế nào? Giống như phân tích số liệu ở trên, tỷ lệ tội phạm ở NCTN là trẻ mới có
bằng THCS, thậm chí là khơng biết chữ đới với một sớ khu vực dân tộc, núi. Cần có
những cán bộ, giáo viên, trung tâm tư vấn để hướng dẫn và đào tạo các em đi học nghề,
đồng thời cung cấp kiến thức trong quá trình để các em có đủ nhận thức về xã hội.
3.2. Biện pháp bảo vệ/ phòng tránh
Biện pháp bảo vệ/ phòng tránh chứa đựng những “cố gắng giảm bớt các cơ hội tội phạm

bằng cách thay đổi các hoạt động thường lệ của mọi người, tăng cường sự giám hộ hoặc
làm mất khả năng phạm tội.” Do đó biện pháp đề cao vai trị của xã hội đến với giảm tỷ lệ
trẻ hóa tội phạm. Bởi từ hai thành phần gia đình và nhà trường, có thể thấy rằng xã hội là
17


thành phần bao quát mọi sự biến thiên vạn hoá. Xã hội ngày càng phát triển nhưng song
song với nó là những nhức nhối của tệ nạn xã hội. Chính điều này cũng là một nguyên
nhân góp phần vào sự gia tăng của tội phạm. Giáo dục ý thức pháp luật và ý thức đạo đức
cho trẻ em chỉ đạt hiệu quả cao trong môi trường xã hội – pháp lý lành mạnh. Mục đích
của xây dựng môi trường xã hội – pháp lý là tăng cường các hành vi hợp pháp, nâng cao
chất lượng, hiệu quả của giáo dục pháp luật. Qua đó nhằm tạo ra một mơi trường lành
mạnh, giảm thiểu tỷ lệ phạm tội của trẻ. Nếu một xã hội có nhận thức cao, người dân ý
thức được các hành vi chuẩn mực và hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ rất dễ dàng để mọi
người có thể trơng chừng, giáo dục lẫn nhau. Chẳng hạn tại một tỉnh, nếu có người phạm
tội, họ sẽ cùng nhau giám sát, kiểm tra việc thực thi theo đúng pháp luật của chính cá
nhân, hộ gia đình có chủ thể phạm tội. Hay một sớ tỉnh cũng có những nguwofi chiến sĩ tự
nguyện đi tuần tra trong khu phố nhằm bảo vệ và phát hiện ngăn chặn kịp thời những
hành vi vi phạm pháp luật. Chính điều này đã vơ hiệu hóa khả năng phạm tội khơng chỉ ở
trẻ mà cịn cả ở người lớn. Vì vậy chúng ta nên xây dựng một hệ thống giám sát tại các
địa phương, quản lý và bảo vệ người dân khỏi tội phạm. Tham gia vào hệ thống quản lý
này chính là các gia đình, đoàn thể, nhà trường, chính quyền nay tại các cộng đồng dân
cư. Hoạt động của mơ hình quản lý này được tiến hành theo các nguyên tắc vừa giáo dục,
tuyên truyền vừa kiểm tra, giám sát kỹ càng.
3.3. Biện pháp ngăn chặn
Đây là biện pháp nhằm nỗ lực loại bỏ động cơ phạm tội bằng việc tăng cường phát hiện
và trừng phạt mạnh mẽ, kịp thời. Những luật mới và nghiêm khắc, thủ tục nhanh chóng,
hình phạt tăng nặng và nhanh chóng kết án là chiến lược ngăn chặn. Vậy để giảm xu
hướng trẻ hóa tội phạm, cần sự tham gia của Nhà nước cũng như hoàn thiện, bổ sung các
quy định pháp luật.

Về phía nhà nước, toàn bộ hệ thống chính trị của nhà nước ta cần quán triệt, cụ thể hóa
một cách sâu sắc và tổ chức thực hiện bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chính vì thế, cùng
với việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thì Đảng, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa
đến việc chăm lo cho thanh, thiếu niên mà nội dung quan trọng là đầu tư xây dựng nhiều
khu vui chơi giải trí cơng cộng, có biện pháp thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần
18


chúng để góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và tội phạm. Đặc biệt, nhà nước ta cũng phải
thiết lập một mạng lưới an ninh quản lý chặt chẽ các văn hóa phẩm đồi trụy, các trị chơi
bạo lực, buôn bán và phân phối các chất kích thích cho trẻ vị thành niên…Ví dụ như gần
đây ứng dụng Tik Tok đã soán ngôi Facebook trở thành một trong những mạng xã hội
được giới trẻ ưa dùng trong năm gần đây. Bên cạnh những thông tin bổ ích, chất lượng
thông tin của kênh ứng dụng này lại không được kiểm duyệt kỹ càng, kéo theo nhiều hệ
lụy: như truyền bá tư tưởng sai lệch về lịch sử, đạo đức; tuyên truyền những trò chơi bạo
lực… đến với trẻ vị thành niên. Việc ngăn chặn các sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh
và có một chế tài xử phạt nghiêm minh với những hành vi tuyên truyền, phổ biến văn hóa
đồi trụy, bạo lực… ngay từ cấp cao nhất chính là một trong những chiếc chìa khóa làm
giảm thiểu tình trạng trẻ hóa tội phạm ở nước ta hiện nay.
Về góc độ pháp luật cũng nên được điều chỉnh để phù hợp với xu hướng phát triển này.
Tình trạng trẻ hoá độ tuổi phạm tội đang tăng một cách nhanh chóng cả về sớ vụ, quy mơ
của các vụ cũng như tính chất hung hãn và coi thường pháp luật khi phạm tội của giới trẻ
hiện nay có một phần lỗi do lỗ hổng của pháp luật. Khi mà cuộc sống đang bùng nổ về
công nghệ thông tin, mọi thông tin về các tình tiết trong vụ án My sói, Lê Văn Luyện
được lan truyền nhanh chóng trên mạng dưới nhiều dạng thơng tin khác nhau. Sau các vụ
việc đó đã kéo theo nhiều vụ việc cổ súy cho hành vi bạo lực. Chúng ta cần phải nhìn
nhận thẳng thắn rằng pháp luật của chúng ta đã khơng cịn đủ sức răn đe nếu khơng ḿn
nói rằng pháp luật đó đã lạc hậu, lỗi thời. Và rõ ràng rằng ở thời điểm hiện tại và tương
lai, yêu cầu chỉnh sửa luật pháp là cấp bách và chính đáng. Độ tuổi được quy định là đủ
18 tuổi trở lên khi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đã khơng cịn hợp lý nữa.

Chúng ta cần nhìn nhận lại nghiêm túc thực tế phát triển của đất nước và đưa ra độ tuổi
thích hợp nhất. Dù là độ tuổi bao nhiêu đi chăng nữa thì bên cạnh việc thể hiện sự khoan
dung, bảo vệ trẻ em độ tuổi vị thành niên thì cũng phải có những khung hình phạt thích
đáng thể hiện rõ ràng sự nghiêm minh, thái độ cương quyết và cứng rắn, thể hiện rõ ý chí
đẩy lùi tệ nạn này của xã hội. Đặc biệt trong công tắc phòng ngừa chúng ta cũng cần chú
ý những điểm như: Đầu tiên phải xác định đúng đối tượng tác động trong phòng ngừa tội
phạm: Trong các kế hoạch phòng ngừa tội phạm phải xác định đối tượng là trẻ em hay
NCTN hay thanh, thiếu niên. Mỗi đới tượng đó rõ ràng khác nhau về độ tuổi, do vậy khác
19


nhau về đặc điểm tâm lý cho nên phương pháp tác động của chúng ta cũng phải khác
nhau. Tiếp theo là tính thân thiện trong điều tra tội phạm. Cán bộ khi tiến hành điều tra tội
phạm do NCTN gây ra ngoài việc thực hiện các quy định pháp luật cần có sự linh hoạt
nhất là kiến thức về tâm lý để có thể tăng độ hảo cảm với NCTN, giúp hợp tác trong điều
tra. Cũng có nghĩa là, thái độ hà khắc, gây gắt, vô cảm và những biện pháp cứng nhắc, vi
phạm tố tụng là điều “cấm kị” khi thực hiện điều tra. Cuối cùng là tính cụ thể, nhân văn
trong xử lý NCTN phạm tội. Bởi không phải tất cả NCTN phạm tội đều phải xử lý bằng
hình sự, theo như quy định của Bộ luật hình sự, ngoài những vụ việc rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng, NCTN phạm tội có thể đi đến trường giáo dưỡng, xử phạt hành
chính. Và đương nhiên, khi không phải lựa chọn một biện pháp nào để xử lý người chưa
thành niên phạm tội mới là điều tốt lành không chỉ là lý tưởng mà còn là những hành
động chiến lược lâu dài và rất cụ thể của tất cả chúng ta.

KẾT LUẬN
Xu hướng trẻ hoá tội phạm giết người cho thấy đạo đức, lối sống của một bộ phận giới
trẻ rất đáng báo động, trong đó có khơng ít đới tượng cịn ở lứa tuổi vị thành niên. Thế hệ
trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, cần có sự quan tâm, phới hợp chặt chẽ của
cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc giáo dục các em, định hướng cho các em
lý tưởng sống tốt đẹp, cung cấp những kỹ năng sống cần thiết để các em có đủ bản lĩnh, tự

tin khi bước vào cuộc sớng. Để hạn chế tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa, cần phải
nâng cao “sức đề kháng cho xã hội” và tăng cường tuyên truyền giáo dục trên toàn địa
phương, chăm sóc tinh thần của trẻ ngay từ bây giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Tiến Việt, Nguyễn Khắc Hải, Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, Khoa Luật, 2020

20


2. BTP và UNICEF, Báo cáo nghiên cứu pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái
hoà nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình
người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam, 2019
3. Hiểu Lam, Ngăn chặn tội phạm vị thành niên, Đại biểu nhân dân, 2021
4. Đại úy, TS. Nguyễn Ngọc Hải, Nguyên nhân của tình hình người chưa thành niên
vi phạm pháp luật ở Việt Nam qua khảo sát tại 4 trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công
an, Chuyên đề Thông tin Tội phạm học - Số 1/2015, 2016
5. Hồ Chí Minh, Dạ bán (Nửa đêm) Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
6. Theo số liệu NCTN bị khởi tố trong ba năm 2016-2018 của Chương trình cơng tác
thớng kê, cơng nghệ thơng tin, VKSNDTC
7. Sớ liệu NCTN vi phạm pháp luật do BCA cung cấp 2011-2018
8. Thành Trung, Nhức nhới thực trạng “trẻ hóa” tội phạm”, Báo Pháp luật, 2019
9. Phịng ngừa trẻ hóa tội phạm, Báo Hậu Giang, 2021
10. Hoàng Giang, Tội phạm giết người trẻ hóa: Cần giải pháp căn cơ, Báo điện tử
Chính phủ, 2020

21




×