Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hướng dẫn ôn tập bài tập thừa kế môn dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.02 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
I. ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN .......................................................................... 2
1. Quy định chung về thừa kế .................................................................. 2
2. Thừa kế theo di chúc ............................................................................ 2
3. Thừa kế theo pháp luật......................................................................... 2
II. CÁCH LÀM BÀI ........................................................................................ 3
1. Bố cục làm bài ..................................................................................... 3
2. Các bước làm bài ................................................................................. 4
3. Cách rút tỉ lệ phần di sản của người được thừa kế theo di chúc để bù
cho người thuộc điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 ...................................... 8
4. Cách chia thừa kế thế vị ....................................................................... 8
III. ĐỀ THAM KHẢO ..................................................................................... 9

1


ÔN KẾT THÚC HỌC PHẦN BÀI TẬP THỪA KẾ
I. ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN
1. Quy định chung về thừa kế
Điều 609. Quyền thừa kế: cá nhân có quyền để lại di sản,.....
Điều 613. Người thừa kế: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào
thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống,.......
Điều 620. Từ chối nhận di sản
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
2. Thừa kế theo di chúc
Điều 624. Di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài
sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 625. Người lập di chúc
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc


Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
3. Thừa kế theo pháp luật
Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
2


1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
Điều 652. Thừa kế thế vị
Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ
đẻ
Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ,
chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
II. CÁCH LÀM BÀI
1. Bố cục làm bài
Phần đầu: Trích căn cứ pháp lý
Nêu các điều luật có liên quan
Phần hai: Giải quyết tình huống
1. Xác định di sản thừa kế
2. Chia di sản thừa kế theo di chúc
3. Chia di sản thừa kế theo pháp luật
4. Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 BLDS 2015

3


Phần ba: Kết luận

Đưa ra kết quả chia thừa kế
Lưu ý: Với dạng bài tập mà chỉ có một dữ kiện: “A chết lập di chúc truất
quyền thừa kế của vợ (hoặc bố mẹ hoặc con chưa thành niên, con đã thành
niên nhưng khơng có khả năng lao động” thì có thể đảo lên tính Bước 3
trước (tính cho người bị truất được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo Điều 644
trước). Phần còn lại chia đều cho những người thừa kế theo luật.
2. Các bước làm bài
Bước 1: Xác định di sản thừa kế
1. Tài sản chung vợ chồng: X => Chia đôi (X/2).
2. Tài sản chung với bồ: X=> Chia 4 (X/4).
(Trước hết lấy X chia đôi. Nhưng phần chia đôi không phải của riêng người
chết mà của người chết chung với vợ (hoặc chồng) vì đây là tài sản hình thành
trong thời kỳ hơn nhân của người chết với vợ (hoặc chồng) nên thuộc sở
hữu chung => do đó phải tiếp tục lấy con số này chia đơi => Chốt lại chia 4).
3. Nếu trong tình huống cho như sau: AB là vợ chồng, tài sản chung là X;
A chung sống như vợ chồngvới C, tài sản chung của AC là Y. A chết, xác định
di sản thừa kế của A = (X + Y/2) : 2.

4


4. Đề có tình tiết cịn nghĩa vụ tài sản chưa trả thì cần xác định nghĩa vụ đó là
của chung vợ chồng hay của riêng người chết. Nếu là nghĩa vụ của riêng người
chết thì phải được trừ vào di sản thừa kế của người chết;
5. Tiền mai táng được lấy từ di sản thừa kế của người chết. Nếu đề bài cho tiền
mai táng lấy từ tài sản chung của vợ chồng thì cần cộng lại để xác định tài sản
chung của vợ chồng khi chưa trừ đi tiền mai táng.
6. Nếu đề bài cho tiền phúng viếng thì đây chỉ tính tiết bẫy => Khơng được
cộng vào di sản thừa kế vì khoản tiền này phát sinh sau khi người để lại di sản
thừa kế chết.

Bước 2: chia di sản thừa kế theo di chúc
Những người sau không chia ở bước này:
1. Người không được chia thừa kế theo di chúc (trong di chúc người chết
không chia cho người này);
2. Người bị truất;
3. Người bị tước (Điều 621), trừ khi người lập di chúc biết rõ về hành vi của
những người này và trong di chúc vẫn cho hưởng;
4. Người được chia trong di chúc nhưng từ chối không hưởng;
5. Người được chia trong di chúc nhưng chết trước, chết cùng thời điểm với
người lập di chúc => Phần di chúc bị vô hiệu, nên phần di sản định đoạt cho
những người này được chia thừa kế theo pháp luật.
5


Bước 3: Chia di sản thừa kế theo pháp luật
– Xác định những người thừa kế theo pháp luật được chia (chia theo hàng, ưu
tiên theo thứ tự hàng 1, hàng 2, hàng 3).
– Những người sau đây không được chia:
1. Người bị truất;
2. Người bị tước (Điều 621);
3. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;
4. Đối với người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại
di sản (là con của người chết) thì cần chia làm 2 trường hợp:
4a: Những người này khơng có con => Khơng chia.
4b: Những người này có con => Tất cả những người con được thừa kế thế
vị chung nhau 1 suất.
Lưu ý: Bước này chỉ có trong trường hợp: sau khi chia di sản theo di chúc thì
cịn phần di sản thừa kế chưa được chia => Phần di sản thừa kế này được chia
theo pháp luật
Bước 4: Tính 2/3 một suất thừa kế cho những người thuộc điều 644 BLDS

2015
Những người được tính theo Điều 644:
1. Bố mẹ
6


2. Vợ chồng
3. Con: con chưa thành niên + con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao
động
Những người trên rơi vào các trường hợp:
1. Không được hưởng thừa kế theo di chúc: người lập di chúc truất hoặc người
lập di chúc không truất nhưng người lập di chúc đã chia hết di sản thừa kế mà
không chia cho những người thuộc Điều 644;
2. Được hưởng di sản thừa kế (theo di chúc, theo pháp luật) nhưng phần hưởng
không đủ 2/3 một suất thừa kế theo luật => Được bù đủ 2/3 1 suất (lấy 2/3 1
suất trừ đi số di sản họ đã được hưởng để tìm phần thiếu).
Cơng thức tính: = 2/3 x (tổng di sản thừa kế : nhân suất)
Lưu ý: Nhân suất không bao gồm 3 nhóm người sau đây:
1. Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
thừa kế mà khơng có người thừa kế thế vị (nếu trường hợp họ có người thừa kế
thế vị thì vẫn tính như bình thường);
2. Người từ chối khơng nhận di sản thừa kế;
3. Người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 621 (người bị
tước);
Nguyên tắc rút bù

7


+ Trước hết rút theo tỷ lệ của người hưởng thừa kế theo di chúc (nếu trong số

những người phải trích ra có người thuộc Điều 644 thì lưu ý vẫn phải đảm bảo
cho người này đủ 2/3 1 suất thừa kế theo luật).
+ Trường hợp rút của những người thừa kế theo di chúc khơng đủ thì rút tiếp
tục của những người thừa kế theo pháp luật.
3. Cách rút tỉ lệ phần di sản của người được thừa kế theo di chúc để bù
cho người thuộc điều 644 Bộ luật Dân sự 2015
C1: Công thức rút = Phần di sản của người phải rút : (Tổng di sản thừa kế của
tất cả những người phải rút) x tổng số di sản cần rút bù cho người Đ 644.
C2: Chia tỷ lệ: Trong bài này, trích bù từ phần di sản của C, D, E theo tỉ lệ để
bù cho A và B.
4. Cách chia thừa kế thế vị
Điều 652 về thừa kế thế vị:Trường hợp con của người để lại di sản chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết
trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Lưu ý: Đối với loại bài tập này, các em thường sai ở chỗ: Các em sẽ lấy phần
hưởng theo di chúc của C là 300 triệu để chia thế vị cho C2, C3 luôn => Chia
sai
8


Nguyên tắc làm:
+ Trường hợp người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại
di sản thừa kế => Phần di chúc này bị vô hiệu => Phần di sản này được chia
theo pháp luật;
+ Những người con của C được hưởng chung nhau 1 suất ở bước chia thừa kế
theo pháp luật.
III. ĐỀ THAM KHẢO
Tình huống 1: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp và sinh được hai người

con là C (1988) và D (1993). Năm 2019, ông A chết. Hãy phân chia di sản thừa
kế của ông A. Biết rằng, trước khi chết, ông A lập di chúc để lại cho C hưởng
½ di sản, D hưởng 1/3 di sản. Di sản thừa kế của ông A là 900 triệu. C và D
đều có khả năng lao động. Cha, mẹ ơng A đều đã chết trước ơng A.
Tình huống 2: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp, ông bà sinh được ba
người con là anh C (1974), anh D (1976) và chị E (1979). Khi kết hôn với ông
A, bà B đã có một người con riêng là chị M 5 tuổi. Ông A và bà B cùng nhau
chăm sóc chị M như những người con khác của ơng bà. Chị M kết hôn với anh
N năm 1991 và sinh được hai con là K (1998), H (2007). Năm 2020, chị M
chết có để lại di chúc để lại cho bà B ½ di sản. Năm 2021, ơng A chết không để
lại di chúc. Hãy phân chia thừa kế trong tình huống trên. Biết rằng, tài sản
chung của chị M và anh N là 1,8 tỷ. Chị M chết, anh N lo mai táng cho chị hết

9


25 triệu đồng từ tài sản riêng của chị. Tài sản chung hợp nhất của ông A và bà
B là 3,36 tỷ đồng.
Tình huống 3: Ơng A sinh năm 1960, bà B sinh năm 1962. Năm 1982, ông A
và bà B làm lễ cưới nhưng không tiến hành đăng ký kết hơn. Ơng bà sinh được
ba người con là anh C (1983), chị D (1985) và anh E (1988). Năm 2005, anh C
kết hôn với chị M và sinh được cháu Q (2008). Trong q trình chung sống, do
có có mâu thuẫn, anh C đã có hành vi gây thương tích cho ơng A và đã bị kết
án. Năm 2018, anh C chết trong một vụ tai nạn giao thông không để lại di
chúc. Năm 2019, ông A chết không để lại di chúc. Hãy phân chia thừa kế trong
tình huống trên. Biết rằng, tài sản chung của anh C và chị M là 720 triệu. Tài
sản chung của ông A và bà B là 2,2 tỷ. Khi còn sống, ông A có vay của ông K
180 triệu, ông A chết, bà B lo mai táng cho ông A hết 20 triệu từ tiền riêng của
bà.
Tình huống 4: Ơng A bà B kết hơn năm 1960 và sinh được có hai người con là

C (1962) và D (1965). Anh C kết hôn với chị Q và sinh được hai người con là
K và H. Anh D kết hôn với chị M và sinh được cháu P. Trong quá trình chung
sống, anh D đã có hành vi cố ý gây thương tích cho ơng A và đã bị Tịa án nhân
dân có thẩm quyền kết án. Năm 2018, anh D chết. Năm 2020, ông A và anh C
được xác định là chết cùng thời điểm trong một vụ tai nạn. Hãy phân chia thừa
kế của ông A. Biết rằng, khi chết, ông A không để lại di chúc. Tài sản chung
của vợ chồng ông A, bà B là 1,24 tỷ. Khi ông A chết, bà B lo mai tặng cho ông
A hết 20 triệu đồng từ tài sản riêng của bà.
10


Tình huống 5: Ơng A bà B kết hơn năm 1960 và sinh được có hai người con là
C (1962) và D (1965). Anh C kết hôn với chị Q và sinh được hai người con là
K và H. Anh D kết hôn với chị M và sinh được cháu P. Trong q trình chung
sống, anh D đã có hành vi cố ý gây thương tích cho ơng A và đã bị Tịa án nhân
dân có thẩm quyền kết án. Năm 2010, anh D chết. Năm 2018, ông A và anh C
được xác định là chết cùng thời điểm trong một vụ tai nạn. Hãy phân chia thừa
kế của ông A. Biết rằng, khi chết, ông A để lại di chúc truất quyền thừa kế của
bà B. Tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B là 1,24 tỷ. Khi ông A chết, bà B
lo mai táng cho ông A hết 20 triệu đồng từ tài sản riêng của bà.
Tình huống 6: Ơng A kết hơn với bà B năm 1955 và sinh được hai người con là
C (1958) và D (1960). Năm 1965, ông A sống chung như vợ chồng với bà Q
và sinh được anh Ph (1968). Năm 2017, ơng A chết có để lại di chúc cho anh
Ph hưởng toàn bộ tài di sản thừa kế của mình. Hãy phân chia thừa kế của ơng
A. Biết rằng, tất cả các con của ơng A đều có khả năng lao động. Tài sản chung
của ông A và bà B là 360 triệu đồng. Tài sản chung của ông A và bà Q là 480
triệu đồng. Ông A chết, bà B lo mai táng hết 25 triệu đồng từ tài sản riêng của
ơng.
Tình huống 7: Ơng A và bà B kết hôn năm 1950 và sinh được ba người con là
C, D và E. Anh C kết hôn với chị Q và sinh được ba cháu là M, K, P. Anh D kết

hôn với chị G và sinh được hai cháu là T và H. Chị E kết hôn với anh X và sinh
được cháu Y. Năm 2019, ông A chết để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà
B. Hãy phân chia thừa kế của ông A. Biết rằng, cả anh C, anh D và chị E đều
11


chết trước ông A. Khi ông A chết, bà B lo mai táng cho ông A hết 20 triệu
đồng từ tài sản chung của ông bà, sau khi trừ chi phí mai táng, tài sản chung
của ơng A và bà B là 740 triệu đồng.
Tình huống 8: Ơng A và bà B kết hôn hợp pháp năm 1960 và sinh được ba
người ba người con C (1962), D (1965) và E (1968). Do vợ chồng không hợp
nhau nên ông A và bà B thường xuyên to tiếng và nhiều lần bà B bị ông A hành
hạ về thể xác. Do bị bệnh hiểm nghèo, bà B đã qua đời năm 2018 có để lại di
chúc truất quyền thừa kế của ông A và cho anh C hưởng ½ di sản, cịn ½ di sản
chia đều cho anh D và chị E. Hãy phân chia thừa kế của bà B. Biết rằng, Tài
sản chung hợp nhất của ông A và bà B là 520 triệu. Bà B chết anh D lo mai
táng cho bà B hết 20 triệu đồng từ tài sản riêng của anh. Tất cả các con của bà
B và ơng A đều có khả năng lao động, cha mẹ bà B đều đã chết.
Tình huống 9: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp, ông bà sinh được ba
người con là anh C (1960), anh D (1962) và chị E (1965). Năm 1980, ông A
chết để lại di chúc cho anh C và hưởng toàn bộ di sản thừa kế. Di sản ông A để
lại là nhà, gắn liền với 300 m2 quyền sử dụng đất. Hãy xác định thời điểm kết
thúc thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế của ông A. Nêu rõ căn cứ
pháp lý. Biết rằng, bà B, anh C, anh D và chị E hiện đều có hộ khẩu thường trú
tại xã X, huyện Y, tỉnh H, Việt Nam.
Tình huống 10: Ông A và bà B làm lễ cưới nhưng không tiến hành đăng ký kết
hôn vào năm 1986 và sinh được hai người con là C (1985), D (1988). Anh C
12



kết hôn với chị H và sinh được hai cháu là K và Q. Năm 2000, ông A và bà B
có nhận chị E là con gái của ơng P (em ruột ông A) làm con nuôi. Khi được
ông A, bà B nhận ni, chị E mới được trịn 1 tuổi. Việc vợ chồng ông A và bà
B nhận chị E làm con nuôi được cả họ hàng nội ngoại hai bên và bà con làng
xóm biết nhưng khơng được đăng ký nhận nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Năm 2017, ơng A và anh C được xác định là cùng chết trong
một vụ tai nạn giao thông. Hãy phân chia thừa kế của ông A. Biết rằng, ông A
chết không để lại di chúc. Bà B lo mai táng cho ông A hết 20 triệu đồng từ tài
sản chung của ông A và bà B, khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng ông A
và bà B còn lại sau khi trừ đi mai táng phí cho ơng A là 980 triệu.
Tình huống 11: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Ông bà sinh được ba
người con là C (1972), D (1975), E (1976). Anh C có vợ là Q, vợ chồng anh C
và chị Q sinh được cháu P đồng thời anh C và chị Q nhận cháu K làm con nuôi.
Việc nhận cháu K làm con nuôi của anh C và chị Q tuân thủ đầy đủ các quy
định của pháp luật. Năm 2012, ông A nhận chuyển nhượng nhà gắn liền với
quyền sử dụng đất của ông H với số tiền là 750 triệu đồng. Ông A đã thanh
tốn trả ơng H 600 triệu đồng từ tài sản riêng của ơng và cịn nợ lại 150 triệu.
Việc chuyển nhượng đã hoàn tất theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2014,
ông A và anh C được xác định là chết cùng thời điểm trong một vụ tai nạn.
Hãy phân chia thừa kế của ông A. Biết rằng, ông A chết không để lại di chúc.
Năm 2013, ông A đã tặng cho anh D ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất
đã mua của ông H theo đúng quy định của pháp luật. Tài sản chung hợp nhất
13


của ông A và bà B là 940 triệu, bà B lo mai táng cho ông A hết 20 triệu từ tài
sản riêng của bà.
Tình huống 12: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Ông bà sinh được ba
người con C (1972), D (1975), E (1980). Anh C có vợ là Q, anh C, chị Q sinh
được hai con là K và H. Anh C chết năm 2015 trong một vụ tai nạn giao thông.

Năm 2017, ông A chết để lại di chúc cho anh D ½ di sản thừa kế, cho anh E ½
di sản thừa kế. Hãy phân chia di sản thừa kế của ông A. Biết rằng, anh E từ
chối hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Việc từ chối hưởng di sản thừa kế theo
di chúc của anh E theo đúng quy định của pháp luật. Di sản thừa kế của ông A
để lại là 1,2 tỷ.
Tình huống 13: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Ông bà sinh được hai
người con C (1978), D (1980). Năm 2017, ông A chết để lại di chúc cho anh C
hưởng ½ di sản thừa kế, cho anh D hưởng ½ di sản thừa kế. Hãy phân chia di
sản thừa kế của ông A. Biết rằng, anh C từ chối hưởng di sản thừa kế theo di
chúc và theo pháp luật. Việc từ chối hưởng thừa kế của anh C theo đúng quy
định của pháp luật. Di sản thừa kế của ông A là 600 triệu đồng. Cha mẹ ông A
đều đã chết trước ơng, anh C và D đều có khả năng lao động.
Tình huống 14: Ơng A kết hơn với bà B năm 1976 và sinh được ba người con
là C (1978), D (1980) và E (1984), trong đó C bị tâm thần từ nhỏ. Năm 2015,
do mâu thuẫn vợ chồng, ơng A đã có hành vi vơ ý gây thương tích cho bà B đã
bị Tịa án nhân dân có thẩm quyền kết án về hành vi này bằng một bản án có
14


hiệu lực pháp luật. Năm 2017, bà B chết có để lại một bản di chúc cho C hưởng
1/3 di sản, D hưởng ½ di sản. Hãy phân chia thừa kế của bà B. Biết rằng di sản
bà B để lại là 1,2 tỷ đồng.
Tình huống 15: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp sinh được 3 người con là
C (1972), D (1975), E (1977). C có vợ là M và có con là X và Y. Năm 2015
giữa ông A và C đã xô sát, anh C đã có hành vi cố ý gây thương tích cho ơng A
và đã bị Tịa án nhân dân có thẩm quyền kết án về hành vi này. Năm 2017 ông
A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Hãy phân chia thừa kế của ông
A? Biết rằng, ông A để lại di chúc cho C hưởng 1/3 di sản, cho D hưởng ½ di
sản và cho E hưởng 1/6 di sản. Di sản ông A để lại là 900.000.000 VND.
Tình huống 16: Ơng A và bà B kết hôn hợp pháp năm 1980 và sinh được hai

người con là C (1983) và D (1985). Anh C có vợ là Q và sinh được hai cháu là
M và P. Anh D có vợ là X và có con là Y. Do có mâu thuẫn do tranh chấp về
quyền sử dụng đất, anh C đã có hành vi cố ý gây thương tích cho anh D và đã
bị Tịa án nhân dân có thẩm quyền kết án về hành vi này bằng một bản án có
liệu lực pháp luật. Năm 2016, anh C chết trong một vụ tai nạn giao thơng. Năm
2017, ơng A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và anh D. Hãy
phân chia thừa kế của ông A. Biết rằng, di sản thừa kế của ơng A là 900 triệu.
Tình huống 17: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Ông bà sinh được ba
người con là C (1980), D (1983) và E (1998). Anh C có vợ là Q và sinh được
hai cháu là M và P. Năm 2015, ông A lập di chúc cho anh C hưởng 4/24 di sản
15


thừa kế, cho D hưởng 17/24 di sản thừa kế và cho E hưởng 3/24 di sản thừa kế.
Năm 2016, anh C chết trong một vụ tai nạn giao thông. Năm 2019, ông A chết.
Hãy phân chia thừa kế của ông A. Biết rằng, di sản thừa kế của ông A là 2,4 tỷ
đồng. Cha, mẹ ông A đều đã chết trước ơng A.
Tình huống 18: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Ông bà sinh được ba
người con là C (1975), D (1978) và E (1982). Anh C có vợ là Q và sinh được
hai cháu là M và P. Năm 2012, ông A lập di chúc để lại cho C hưởng 1/3 di sản
thừa kế, cho D hưởng 1/2 di sản thừa kế và cho E hưởng 1/6 di sản thừa kế.
Năm 2013, anh C chết trong một vụ tai nạn giao thông. Năm 2017, ông A chết.
Hãy phân chia thừa kế của ông A. Biết rằng, di sản thừa kế của ông A là 1,2 tỷ.
Khi ông A bị ốm nặng, anh D biết được nội dung di chúc trên, cho rằng anh C
đã chết mà bà B lại không được hưởng di sản thừa kế nên anh D đã làm giả di
chúc của ông A theo hướng cho bà B hưởng phần di sản ông A đã định đoạt
cho anh C, các phần cịn lại giống nội dung di chúc của ơng A. Sau đó, phát
sinh tranh chấp di sản thừa kế của ông A nên ông H (em trai ông A) đã cho
cơng bố bản di chúc do ơng A để lại.
Tình huống 19: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp. Ông bà sinh được ba

người con là C (1983) và D (1985) và E (1988). Năm 2017, ông A chết. Hãy
phân chia thừa kế của ông A. Biết rằng, trước khi chết, ơng A có lập di chúc
định đoạt cho C hưởng ½ di sản thừa kế, cho D hưởng 1/6 di sản thừa kế và
cho E hưởng 1/3 di sản thừa kế, đồng thời giao cho C thực hiện tồn bộ nghĩa
vụ về tài sản do mình để lại. Tài sản chung của ông A và bà B là 3,64 tỷ đồng,
16


ông A chết bà B lo mai táng hết 20 triệu từ tài sản riêng của bà. Khi cịn sống,
ơng A có nợ ơng H một khoản tiền là 300 triệu do ông vay để chi tiêu cá nhân.
Cha mẹ ông A đều đã chết trước ông A
Tình huống 20: Ông A và bà B kết hôn năm 1960, không có con chung. Năm
1972, ơng bà nhận anh C khi đó được 5 tuổi về làm con ni. Năm 1992, anh C
kết hơn với chị D và cũng khơng có con. Năm 2005, anh C và chị D làm đầy đủ
các thủ tục theo quy định của pháp luật để nhận cháu E khi đó được 1 tuổi làm
con ni. Năm 2016, anh C qua đời có để lại di chúc để lại cho ông A và bà B
mỗi người hưởng ¼ di sản. Năm 2017, ơng A chết khơng để lại di chúc. Hãy
phân chia thừa kế trong tình huống trên. Biết rằng, khi anh C chết, chị D lo mai
táng cho anh C hết 20.000.000 VND từ tài sản chung của vợ chồng; tài sản
chung của anh C, chị D sau khi trừ đi chi phí mai táng cho anh C là
1.940.000.000 VND. Tài sản chung của ông A, bà B là 500.000.000 VND.
Tình huống 21: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp, ông bà sinh được ba
người con là anh C (1974), anh D (1976) và chị E (1979). Năm 1989, ông A
chết để lại di chúc cho bà B hưởng toàn bộ di sản. Di sản ông A để lại là nhà,
gắn liền với 200 m2 quyền sử dụng đất tại thôn Đông, xã X, huyện Y, tỉnh H.
Hãy xác định thời hiệu khởi kiện phân chia thừa kế của ông A chấm dứt khi
nào. Biết rằng, bà B, anh C, anh D và chị E hiện đều có hộ khẩu thường trú tại
thôn Đông, xã X, huyện Y, tỉnh H.

17



Tình huống 22: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp, ông bà sinh được ba
người con là anh C (1958), anh D (1960) và chị E (1963). Năm 1988, ông A
chết để lại di chúc cho anh C hưởng tồn bộ di sản. Di sản ơng A để lại là nhà,
gắn liền với 300 m2 quyền sử dụng đất tại thơn Đồi, xã X, huyện Y, tỉnh H.
Ngày 08/04/2020, bà B khởi kiện yêu cầu phân chia thừa kế của ông A. Theo
anh/chị, thời hiệu khởi kiện phân chia thừa kế của ơng A cịn hay đã hết. Biết
rằng, bà B, anh C và chị E hiện đều có hộ khẩu thường trú tại thơn Đồi, xã X,
huyện Y, tỉnh H, anh D đã sang định cư tại nước ngồi từ năm 1985.
Tình huống 23: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp, ông bà sinh được ba
người con là anh C (1962), anh D (1966) và chị E (1971). Ngày 01/5/1991,
ông A chết để lại di chúc cho anh C hưởng toàn bộ di sản thừa kế. Di sản ông A
để lại là nhà, gắn liền với 250 m2 quyền sử dụng đất. Hãy xác định thời điểm
kết thúc thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế của ông A. Nêu rõ căn cứ
pháp lý. Biết rằng, bà B, anh C, anh D và chị E hiện đều có hộ khẩu thường trú
tại phường X, quận Y, thành phố H, Việt Nam.
Tình huống 24: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, ông bà sinh được ba
người con là anh C (1962), anh D (1964) và chị E (1966). Ngày 21/5/1988,
ông A chết để lại di chúc cho anh D hưởng toàn bộ di sản. Hãy xác định thời
điểm kết thúc thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế của ông A. Nêu rõ
căn cứ pháp lý. Biết rằng, bà B, anh C và chị E hiện đều có hộ khẩu thường trú
tại xã X, huyện Y, thành phố H, anh D đã sang định cư tại Pháp từ năm 1985.

18


Di sản ông A để lại là nhà, gắn liền với 200 m2 quyền sử dụng đất tại xã X,
huyện Y, thành phố H là tài sản ông được thừa kế riêng từ bố mẹ ơng.
Tình huống 25: Ơng A và bà B là vợ chồng hợp pháp, ông bà sinh được ba

người con là anh C (1958), anh D (1960) và chị E (1963). Ngày 01/7/1995,
ông A chết không để lại di chúc. Di sản ông A để lại là nhà, gắn liền với 200
m2 quyền sử dụng đất tại xã X, huyện Y, thành phố H. Hãy xác định thời điểm
kết thúc thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế của ông A. Nêu rõ căn cứ
pháp lý. Biết rằng, bà B, anh C và chị E hiện đều có hộ khẩu thường trú tại xã
X, huyện Y, thành phố H, anh D đã sang định cư tại Đức từ năm 1990.
Tình huống 26: Ơng A và bà B làm lễ cưới nhưng không tiến hành đăng ký kết
hơn năm 1985. Ơng bà sinh được ba người con là anh C (1986), chị D (1990)
và anh E (1998). Năm 2008, anh C kết hôn với chị M và sinh được cháu Q
(2010). Do có mâu thuẫn nên ngày 19/6/2017, ông A và bà B đã nộp xin ly hơn
ra Tịa án nhân dân có thẩm quyền. Tòa án đã tiến hành giải quyết và ra bản án
sơ thẩm cho ông A và bà B ly hôn. Trong thời gian bản án sơ thẩm chấp thuận
cho ông A và bà B ly hơn chưa có hiệu lực pháp luật thì ơng A và anh C bị tai
nạn trong một vụ tai nạn giao thông, hậu quả là cả anh C và ông A đều chết tại
chỗ và được xác định là chết cùng thời điểm. Hãy phân chia thừa kế của ơng A.
Biết rằng, ơng A có để lại di chúc để lại toàn bộ di sản thừa kế cho cháu Q. Di
sản thừa kế của ông A là 1,2 tỷ đồng.
BÀI TẬP THỪA KẾ BÀI CÁ NHÂN SỐ 2 LỚP VB2
19


Ông A kết hôn với bà B năm 1976 và sinh được ba người con là C (1978), D
(1980) và E (1984), trong đó C bị tâm thần từ nhỏ. Năm 2017, do mâu thuẫn
vợ chồng, bà B đã có hành vi cố ý gây thương tích cho ơng A và đã bị Tịa án
nhân dân có thẩm quyền kết án về hành này. Năm 2019, ông A chết. Trước khi
chết ơng A có để lại một bản di chúc trong đó cho bà B và C mỗi người hưởng
1/9 di sản, cho D hưởng 4/9 di sản, cho E hưởng 3/9 di sản. Hãy phân chia thừa
kế của ông A. Biết rằng di sản ông A để lại là 900.000.000 VND.

20



21


22


23


24


25


×