Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Những đóng góp của nguyễn xuân khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại (qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.99 KB, 21 trang )

Những đóng góp của Nguyễn Xn Khánh vào
tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương
đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn)
Tống Thị Thanh
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Ngữ văn; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Thạch
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1- Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – những tìm tịi đổi mới;
Nguyễn Xuân Khánh và văn học Việt Nam đương đại. Chương 2- Những chiều
sâu mới về tư tưởng và nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua:
Phương thức tiếp cận lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong các tiểu thuyết lịch
sử; các chủ đề trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh; vai trò của hư cấu
trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh. Chương 3- Những đổi mới trong
tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ góc độ thể loại: Những vấn đề thi
pháp thể loại; những vấn đề mỹ học thể loại
Keywords: Nguyễn, Xuân Khánh; Tiểu thuyết; Văn học Việt Nam; Nghiên cứu
văn học
Content
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học, sự vận động của thể loại bao giờ cũng giữ
một vị trí quan trọng. Trong mối tương quan giữa các thể loại, tiểu thuyết hội tụ đủ trong
mình tư cách của một thể loại lớn mang chức năng đa dạng nhất và chưa ổn định nhất
“đang biến chuyển và cịn chưa định hình” [7, tr.23]. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986), sự nghiệp Đổi mới đất nước diễn ra trên mọi cấp độ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư
tưởng tình cảm và tư duy sáng tạo của các văn nghệ sĩ. Cùng với sự thay đổi diện mạo


của đất nước, sự thay đổi trong cách quan niệm về giá trị và bản chất nghệ thuật là những


nhân tố quan trọng tạo nên những chuyển biến có tính chất bước ngoặt của văn học nói
chung, tiểu thuyết nói riêng. Hơn bao giờ hết, tiểu thuyết – đã và đang là một thể loại tiên
phong trong tiến trình cách tân, đổi mới thể loại. Chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm
kể từ 1986 đến nay, với sự ra đời của các loạt tác phẩm có giá trị, tiểu thuyết là một trong
những thể loại đóng vai trị tích cực nhất vào thành tựu chung của văn học thời kì Đổi
mới.
Chưa bao giờ ý thức cách tân và đổi mới thể loại lại thu hút đông đảo đội ngũ những
người cầm bút như lúc này. Thế hệ các nhà văn Cách mạng trưởng thành trong kháng
chiến chống Pháp như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, v.v. là những
người mở đường tinh anh và đặt những dấu mốc đầu tiên cho quá trình cách tân thể loại.
Với các tác phẩm Bến quê (1985), Mảnh đất tình yêu (1987), Cỏ lau (1989), Thời gian
của người (1985), Thượng đế thì cười (2003), Đi tìm cái tơi đã mất (2006), v.v, Nguyễn
Minh Châu và Nguyễn Khải đã dành trọn vẹn cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp đổi
mới văn học. Và tại thời điểm hiện tại, những cá nhân còn lại của thế hệ ấy như Nguyên
Ngọc vẫn đang tiếp tục có những đóng góp cho đổi mới tiểu thuyết, khơng chỉ bằng sáng
tác mà cịn bằng lý luận, phê bình, tiểu luận, dịch thuật. Tiếp nối “con đường” mà những
nhà văn đi trước đã “khai phá”, thế hệ các nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ và sau hoà bình đã khơng ngừng vươn lên trở thành lực lượng sáng tác trụ cột trong
nền văn học như Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Quang Thân, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Hồ
Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, v.v. với những đóng góp xuất sắc Thân phận của tình
u, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng, Thiên sứ, Con ngựa Mãn Châu,
Hội thề, Tiễn biệt những ngày buồn, Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn, Thiên thần sám
hối, Đi tìm nhân vật, Giàn thiêu, Cõi người rung chng tận thế, Người đi vắng, Thoạt kỳ
thuỷ, Ngồi, v.v. Và, đặc biệt, từ năm 1986 đến nay cịn có sự xuất hiện trở lại đầy “ngoạn
mục” của một thế hệ nhà văn mà do những thử thách (hoặc bất trắc) của thời cuộc dường
như đã có một quãng “ngừng nghỉ” dài trong quá khứ. Đó là những nhà văn như Bùi
Ngọc Tấn, Nguyễn Xuân Khánh, v.v. với các sáng tác của mình đã tạo nên những dấu ấn
đặc sắc trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết nửa sau thế kỉ XX.



Cùng thế hệ với lớp nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng,
v.v, với tài năng văn chương của mình, rất có thể Nguyễn Xn Khánh đã có một vị trí
khác trong đời sống văn học. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài vì nhiều lí do, giống
như một số văn nghệ sĩ khác như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn, v.v,
Nguyễn Xuân Khánh bị rơi vào tình trạng khơng được phép cơng bố sáng tác. Phải đến
thời kì Đổi mới, ơng mới có điều kiện để cơng bố sáng tác và tập trung thời gian, tâm sức
cho việc viết văn. Không phải là hiện tượng văn chương duy nhất ở Việt Nam nhưng
trường hợp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại vô cùng đặc biệt. Các tác phẩm của ông
được công bố vào đầu thế kỉ này khi in ra hầu như đều được viết lại trên cơ sở những bản
thảo cũ mà nhà văn đã sáng tác từ trước thời kì Đổi mới. Và ngay khi xuất hiện, những
tác phẩm này đã được dư luận mà đặc biệt là giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao và
liên tiếp đạt được doanh thu lớn, đạt kỉ lục về số lần tái bản, nối bản. Trong những đợt xét
giải thưởng về văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, v.v. vào các
năm 2000 và 2006, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều đạt được sự đồng thuận từ đa
số phiếu bầu của Hội đồng tuyển chọn. Vậy, điều gì đã làm nên sự độc đáo trong tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong tương quan với quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam
đương đại? Những tác phẩm vốn được khởi thảo lại từ những sáng tác rất lâu rồi như Hồ
Quý Ly và Mẫu thượng ngàn đã có những đóng góp quan trọng như thế nào vào tiến trình
cách tân thể loại đang diễn ra hiện nay? Chọn đề tài nghiên cứu Những đóng góp của
Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại (qua
hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn), chúng tôi hy vọng sẽ trả lời được
những câu hỏi trên.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong phạm vi vấn đề nhằm tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đặc sắc ở tiểu thuyết
Nguyễn Xn Khánh góp phần vào tiến trình cách tân tiểu thuyết đương đại, chúng tôi
quan tâm tới những nghiên cứu về lí luận thể loại, những đánh giá tổng kết về thành tựu
tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng như các bài viết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
và sáng tác của ông. Dưới đây, chúng tôi xin tổng thuật lại những cơng trình, bài viết có
liên quan đến đề tài.



2.1. Từ sau năm 1986, với những thay đổi quan trọng trong tư duy văn học và việc tiếp
nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, tình hình nghiên cứu văn xi – tiểu thuyết đã
có một bước phát triển quan trọng. Một trong số những thành tựu của nghiên cứu lí luận
về thể loại văn học thời kì Đổi mới là cơng trình Lí luận văn học của tập thể các tác giả
tại trường Đại học tổng hợp cũ (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà
Nội). Đây là cơng trình lí luận bao quát những vấn đề cơ sở lí luận chung đến các vấn đề
thuộc cấu trúc tác phẩm văn học, loại thể văn học và phương pháp sáng tác. Những vấn
đề cơ bản của tiểu thuyết cũng được đặt ra trong cơng trình Lí luận văn học của nhóm tác
giả Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xn Nam. Cơng trình Lí luận và phê bình văn
học và Giáo trình Dẫn luận thi pháp học - vốn là tập hợp những bài giảng của GS.TS.
Trần Đình Sử tại Đại học Sư phạm - đã bao quát toàn diện từ khái niệm, lịch sử, các
trường phái, quan niệm về con người, thời gian, không gian, cốt truyện, ngôn từ, v.v.
trong tác phẩm văn học của lí thuyết thi pháp học. Bên cạnh đó, một bộ phận các tác
phẩm dịch về lí luận thể loại đã có tác động quan trọng đối với cơng tác nghiên cứu văn
học Việt Nam thời gian qua. Hai cơng trình của Bakhtin Lí luận và thi pháp tiểu thuyết do
Phạm Vĩnh Cư dịch và Những vấn đề thi pháp Đơxtơiepxki do Trần Đình Sử dịch đã khảo
cứu thi pháp tiểu thuyết trên cơ sở xây dựng lí thuyết chung về thể loại. Với tư cách là
nhà lí luận tiểu thuyết xuất sắc, trong cuốn tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết do Nguyên
Ngọc dịch, Milan Kundera nêu lên nhiều nhận định về sự phát sinh, phát triển và khái
niệm tiểu thuyết. Trên tinh thần thay đổi cách tư duy và phương pháp tiếp cận thể loại, Tự
sự học (2004) là cơng trình mang tính lí thuyết và ứng dụng và ứng dụng cao trong
nghiên cứu thể loại do GS. Trần Đình Sử làm chủ biên, tập hợp nhiều bài nghiên cứu theo
hướng tự sự học của nhiều nhà nghiên cứu – phê bình. Trong cơng trình tập thể này, các
nhà nghiên cứu đã có những bàn luận về quan niệm tiểu thuyết thông qua sự đối sánh với
các khuynh hướng văn học lớn trên thế giới cũng như thực tế phát triển thể loại tự sự ở
Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, chúng tơi đồng thời tham khảo một số bài viết của các tác
giả Đặng Anh Đào, Lưu Liên, Phạm Xuân Nguyên, Ma Văn Kháng, v.v. có đề cập tới

những khía cạnh về lí luận thể loại như Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Nguồn gốc và


tiền đề của tiểu thuyết, Tiểu thuyết – một thể loại năng động đầy triển vọng, “Sự vận
động của lịch sử trong con người” ở tiểu thuyết sử thi hiện đại, v.v.
Như vậy, trong những cơng trình, bài viết nói trên, dưới những mức độ khác nhau, vấn đề
lí luận thể loại tiểu thuyết nói chung và nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã được
đề cập một cách cụ thể ở nhiều phương diện. Các nhà nghiên cứu – phê bình đã tiếp nhận
nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, nổi bật là hướng nghiên cứu theo thi pháp học, tự sự
học mà cụ thể là vận dụng tư tưởng của M.Bakhtin khi coi tiểu thuyết là thể loại trung
tâm trên sân khấu văn học hiện đại. Những vấn đề lí thuyết thể loại từ các cơng trình
nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quý báu để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu.
2.2. Bên cạnh những cơng trình và các chun luận, các bài viết về lí luận tiểu thuyết,
nhiều nhận định quan trọng về thành tựu và quá trình vận động của thể loại văn xuôi, tiểu
thuyết đương đại đã được đề cập trong các cơng trình, bài viết của các nhà nghiên cứu –
phê bình. Đây là những gợi mở vấn đề rất quan trọng cho tác giả luận văn.
Một số các công trình tập thể và các sách chuyên luận như 50 năm văn học Việt Nam sau
cách mạng tháng Tám do Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường viết văn Nguyễn Du – Tạp
chí văn nghệ Quân đội tổ chức (1996), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX của Viện Văn
học (2002), Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận (2005), Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại (2001), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (2005) do Phan Cự Đệ chủ
biên, Tiểu thuyết đương đại (2005) của Bùi Việt Thắng, v.v. đã có những tổng kết về
thành tựu của tiểu thuyết hiện đại – đương đại. Cơng trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
là bức tranh toàn cảnh của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, đem lại một khối lượng kiến
thức phong phú về thể loại cho người đọc. Với công trình tập thể Văn học Việt Nam thế kỉ
XX – những vấn đề lịch sử và lí luận của các nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học như
Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, v.v. đã tổng kết văn học Việt Nam thế kỉ XX
dưới ánh sáng của loại hình học, thi pháp học và văn học so sánh. Trong số các cơng trình
chun sâu về q trình đổi mới, cách tân của văn xi nói chung và tiểu thuyết nói riêng
như luận án tiến sĩ Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 –

khảo sát trên nét lớn của tác giả Nguyễn Thị Bình, luận án tiến sĩ Những cách tân nghệ
thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986 – 2006 của tác giả Mai Hải


Oanh đã đề cập tới những biến đổi lớn trong tiến trình đổi mới của văn xi, tiểu thuyết
đương đại Việt Nam.
Nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết từ 1986 đến nay, đáng chú ý là một khối
lượng các bài viết của các tác giả: Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê,
Nguyễn Thị Bình, Lại Nguyên Ân, Bích Thu, Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Tuấn Anh,Vương
Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Xuân Thạch, Huỳnh Như
Phương, Lê Ngọc Trà, Mai Hương, Tôn Phương Lan, Lê Dục Tú, Ma Văn Kháng, Bích
Thu, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Độ, Nguyễn Hà, Trần Thị Mai Nhân, v.v. Các tác giả đều
thống nhất ở việc nhìn nhận tiểu thuyết là một thể loại năng động. Tiểu thuyết Việt Nam
đương đại đang ngày càng tăng cường yếu tố đa thanh, tính dân chủ và tính đối thoại, sự
thay đổi về nội dung cùng sự thay đổi về thi pháp thể loại như một đòi hỏi tất yếu của
một thể loại năng động và luôn bám sát hiện thực đời sống. Trong các bài viết trên, chúng
tôi nhận thấy nổi bật lên một số hướng tiếp cận vấn đề ở các tác giả:
- Những bài viết mang tính chất nhận định tổng quan về quá trình phát triển thể loại. Ở
hướng tiếp cận này, GS. Hà Minh Đức đã có những tổng kết về thành tựu văn học Đổi
mới trong đó có tiểu thuyết. GS. Phong Lê trong bài viết Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại
lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây hiện đại và Tiểu thuyết mở đầu thế kỉ
XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng Tám – 1945 đã cho thấy một sự thay đổi
đa dạng của văn xuôi, tiểu thuyết thời kì đổi mới. Với bài viết Văn học Việt Nam những
năm đầu đổi mới trên Tạp chí Nghiên cứu, TSKH. Lê Ngọc Trà khẳng định dấu mốc
1986 đã đánh dấu những thay đổi trong văn học. Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu
thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới và Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa văn
học nửa đầu thế kỷ, PGS. TS. Bích Thu chỉ rõ thực tế tiểu thuyết Việt Nam đang vận
động và sẽ tiếp tục vận động. Bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 – một cái nhìn
khái quát của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình lại nhấn mạnh nhu cầu thay đổi tư duy nghệ
thuật của người viết trong một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết Đổi mới.

- Các bài viết đi sâu vào việc phân tích sự phát triển các khuynh hướng tiểu thuyết, những
đặc điểm nghệ thuật trong hình thức và nội dung cũng như các yếu tố mang tính thẩm mĩ
thể loại nói chung. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện quan tâm đến “tiểu thuyết hướng nội”
trong văn xuôi Việt Nam hiện đại: khai thác và khám phá chiều sâu tâm hồn con người


với tất cả sự phong phú và phức tạp. Thông qua việc tìm hiểu sự vận động của văn học
đương đại từ phương diện thể loại, PGS. Vũ Tuấn Anh đã cho thấy một xu hướng thay
đổi trong thể loại tiểu thuyết từ khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng đời tư, số phận.
Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 – 2006, các tác giả Mai Hương, Bùi Thanh
Truyền đã có những ý kiến xác đáng về tiểu thuyết đương đại. Để phác thảo những thay
đổi của nền văn học mới, PGS. TS Mai Hương đã đi sâu phân tích những đặc điểm nghệ
thuật trong sáng tác của một số cây bút thời kì đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo
Ninh, Tạ Duy Anh. TS. Đoàn Cầm Thi từ Đại học Paris có bài viết Chiến tranh, tình yêu,
tình dục trong văn học Việt Nam đương đại đã nhấn mạnh đến những yếu tố nội dung và
đặc điểm thẩm mỹ trong tiểu thuyết.
- Ngoài hai hướng khai thác vấn đề nói trên, nhiều bài viết của các tác giả đã hướng sự
quan tâm của mình vào những cách tân mới mẻ trong tác phẩm tiểu thuyết được dư luận
chú ý sau năm 1986. Trong các bài viết này, người nghiên cứu đã có sự vận dụng những
lí thuyết nghiên cứu mới, có những phân tích sâu sắc và lí giải tỉ mỉ, cụ thể đem lại nhiều
nhận thức và kinh nghiệm cho người đọc. Có thể đề cập tới các bài viết tiêu biểu như Kĩ
thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh của PGS.TS. Nguyễn Đăng,
Trơng thấy con người của nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, Tiểu thuyết như là trạng thái
tìm kiếm ý nghĩa của đời sống của TS. Phạm Xuân Thạch, Thế giới kì ảo trong Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ điểm nhìn văn hố của PGS.TS. Lê
Nguyên Cẩn, v.v.
2.3. Như chúng tôi đã đề cập, sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm
của ông trong đời sống văn học đương đại đã thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận,
giới truyền thông và đặc biệt là từ các nhà nghiên cứu – phê bình. Ở những mức độ khác
nhau, các bài viết của các nhà nghiên cứu và các tác giả đều khẳng định giá trị và những

cách tân độc đáo trong hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn. Đặc biệt, trong
các bài nghiên cứu và các bài báo có tính chất nhận định về sáng tác của nhà văn, giới
nghiên cứu, phê bình đã phân tích và đưa ra những lí giải sâu sắc về những giá trị nghệ
thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Tuy nhiên do khn khổ của các bài viết là
có giới hạn nên chỉ có thể đề cập tới một vài phương diện nhất định trong nghệ thuật tiểu


thuyết. Song đây chính là những tiền đề để chúng tôi mở rộng các vấn đề nghiên cứu
trong luận văn.
Đáng lưu ý nhất là nghiên cứu của TS. Phạm Xuân Thạch trong bài viết Suy nghĩ từ
những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử (2006) đăng tải trên http//:www.Vietnamnet.vn, ý
kiến của TS. Đinh Công Vĩ trong bài viết Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh (2006) của TS Đinh Cơng Vĩ, những nhận định của nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên trong bài viết Đọc Hồ Quý Ly (2001) và bài phỏng vấn Mẫu thượng ngàn – nội
lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh (2006). Bên cạnh đó có thể bắt gặp một loạt các
bài viết giới thiệu tác phẩm và khẳng định sự thành công của tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh như Tiểu thuyết Hồ Quý Ly chùm trái chín muộn (2000) của nhà văn Vũ Bão, Hồ
Quý Ly - cách tân hay bạo chúa? (2000) của tác giả Đỗ Ngọc Yên, Đọc tiểu thuyết Hồ
Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (2000) của tác giả Phạm Toàn, Tiểu thuyết Hồ Quý Ly
và “giải pháp mới” cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà (2001) của nhà văn Trung Trung
Đỉnh, Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hoá Việt (2006) của nhà văn Nguyên Ngọc,
Tiểu thuyết, dòng chảy liên tục với thời gian (Báo cáo của Hội đồng chung khảo Cuộc thi
Tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 1998 - 2000), ý kiến của nhiều nhà văn, nhà
nghiên cứu trong cuộc Hội thảo về Tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Trên các trang website chính
thức của Bộ Thơng tin và Truyền thông cũng đã đăng tải nhiều bài viết thể hiện những
quan niệm của nhà văn về văn chương, những yếu tố tác động tới nghề văn và hai sáng
tác của ông. Tiêu biểu là một số bài viết như Lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực
nở hoa của Văn Chinh, Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: về từ miền hoang tưởng của
Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới của Quỳnh
Châu, Nguyễn Xuân Khánh “sẽ sáng tác tới tuổi tám mươi lăm” của Phạm Ngọc, v.v.

(Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể các ý kiến đánh giá tại phần 1.2.3. của Chƣơng 1).
Ngoài ra, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh cũng trở thành đề tài nghiên cứu của học
viên cao học, sinh viên tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu chuyên ngành. Trong số
các luận văn, khoá luận liên quan tới tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh tại Trường Đại học
KHXH & NV Hà Nội, chúng tơi thống kê có các đề tài sau: Một số vấn đề lý luận về tiểu
thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn
Mộng Giác của Nguyễn Thị Liên, Luận văn thạc sĩ 2006; Tiểu thuyết Nguyễn Xuân


Khánh dưới góc nhìn thể loại (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn) của
Hoàng Thị Hiền Lương, Khoá luận tốt nghiệp 2007; Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc
Hải và Nguyễn Xuân Khánh của Nguyễn Thuỳ Dương, Khoá luận tốt nghiệp 2004; Hư
cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử (qua khảo sát Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo) của Đinh Việt Hà, Khố luận tốt nghiệp 2004 vv…
Nhìn chung dù cách đặt vấn đề có khác nhau song các đề tài này đều chú ý đề cập
tới vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử trong đó có tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Với phạm vi nghiên cứu của mình, các đề tài ít nhiều có tìm hiểu một số vấn đề thuộc về
kĩ thuật sáng tác tiểu thuyết tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào xác định một cách
tồn diện về những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Xuân Khánh cả về phương diện hình
thức và nội dung, tư tưởng trong tiểu thuyết cũng như tìm hiểu đầy đủ về cuộc đời và sự
nghiệp tác giả.
Trên đây là những trình bày tổng quan của chúng tơi về tình hình nghiên cứu văn xi,
tiểu thuyết trong thời kì Đổi mới ở Việt Nam gần ba mươi năm qua, đặc biệt kể từ sau
Đại hội Đảng lần thứ VI (ở đây chúng tơi giới hạn những cơng trình, bài viết có liên quan
đến đề tài).
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Tuy là một đề tài tìm hiểu về cách tân thể loại và nội dung, tư tưởng trong sáng tác
của một tác giả cụ thể nhưng mục đích của luận văn khơng nhìn sáng tác của tác giả ở sự
khu biệt “khép kín” mà có sự đối chiếu trong bức tranh chung của tiểu thuyết thời kì Đổi
mới cũng như có sự so sánh với sáng tác của các tác giả tiểu thuyết ở giai đoạn này. Do

đó, nhiệm vụ trung tâm của luận văn là xác định những nét cách tân độc đáo trong tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh cả về phương diện hình thức lẫn nội dung để thấy
được những đóng góp của nhà văn trong tiến trình cách tân thể loại tiểu thuyết đương đại.
Đồng thời qua mối tương quan giữa sáng tác của một tác giả cụ thể với tiến trình phát
triển của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới, luận văn bước đầu xác lập một góc nhìn
để hình dung được tiến trình vận động và đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam từ nửa sau
thế kỉ XX đến nay.


4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Do đặc trưng của đề tài đặt ra, phạm vi nghiên cứu chính của luận văn được chúng
tôi tập trung vào hai tác phẩm: Hồ Quý Ly (Nxb Phụ nữ 2001), Mẫu thượng ngàn (Nxb
Phụ nữ 2006) để thấy sự cách tân về mặt hình thức thể loại và nét độc đáo trong nội dung,
tư tưởng ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Đồng thời, trong quá trình tìm hiểu những
nét độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở thế tương quan với tiến trình cách
tân thể loại, luận văn đi vào tìm hiểu một số lượng sáng tác thuộc các khuynh hướng sáng
tác khác nhau (trong phạm vi cho phép) của các tác giả tiểu thuyết đương đại khác như
Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn
Quang Thân, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn
Việt Hà, v.v. để có thể hình dung được tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam
trong xu hướng cách tân về thể loại từ sau Đổi mới.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở của đề tài đặt ra và tiếp thu những lí thuyết nghiên cứu văn học hiện đại
một cách tích cực, luận văn sử dụng phương pháp luận: Phương pháp thi pháp học kết
hợp lí thuyết tự sự học được chúng tơi sử dụng như một phương pháp nòng cốt của luận
văn nhằm thể hiện cụ thể và nổi bật được những giá trị về mặt thẩm mỹ trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh cũng như các sáng tác và khuynh hướng văn học thời kì Đổi mới.
Ngồi ra, trong q trình tiến hành đề tài nghiên cứu, luận văn của chúng tơi cịn phối kết
hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v. cũng như vận dụng một số nghiên cứu
của lịch sử văn học (sưu tầm, thống kê tư liệu về tác giả, sự nghiệp sáng tác…).

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc
như sau:


Chƣơng 1: Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng
đại
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại – những tìm tịi đổi mới
1.2. Nguyễn Xn Khánh và văn học Việt Nam đƣơng đại
Chƣơng 2: Những chiều sâu mới về tƣ tƣởng và nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh
2.1. Phƣơng thức tiếp cận lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong các tiểu thuyết lịch
sử
2.2. Các chủ đề trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
2.3. Vai trò của hƣ cấu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
Chƣơng 3: Những đổi mới trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xn Khánh nhìn từ
góc độ thể loại
3.1. Những vấn đề thi pháp thể loại
3.2. Những vấn đề mỹ học thể loại

References
A. TÀI LIỆU LÝ THUYẾT VĂN XUÔI, TỰ SỰ, TIỂU THUYẾT
1.

Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội.

2.

Lương Ngọc An (thực hiện) (2009), Tiểu thuyết lịch sử thông điệp gửi đến ngày
hôm nay, Báo Văn nghệ, số 35+36.


3.

Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9.

4.

Nguyễn Lan Anh (thực hiện) (2006), Nguyễn Xuân Khánh gác bút sau Mẫu thượng ngàn, Nguồn:
/>
5.

Hoàng Lan Anh (thực hiện) (2006), Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói về Mẫu
thượng ngàn, Nguồn:
-chitiet.asp?PVSKID=48

6.

Lại Nguyên Ân (1992), Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại – Tạp chí Nghiên
cứu văn học, số 3.


7.

M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư (dịch), Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.

8.

M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đơxtơiepxki, Trần Đình Sử (dịch), Nxb

Giáo Dục, Hà Nội.

9.

Vũ Bão (2000), Hồ Quý Ly chùm trái chín muộn, Báo Người Hà Nội, số 40.

10. Phan Quý Bích (2008), Tiểu thuyết bịa đặt để nói sự thật, Báo Văn nghệ, số 21.
11. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.
12. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xi nghệ thuật Việt Nam sau năm
1975 – khảo sát trên nét lớn, Luận án PTS ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.
13. Lê Thị Thanh Bình (2007), Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: về từ miền hoang tưởng, Nguồn:
/>14. Lê Nguyên Cẩn (2006), Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường từ điểm nhìn văn hố, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8.
15. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
họa, Báo Văn nghệ, số 49 – 50.
16. Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Hữu Nhàn… (1989), Một số bài viết
tiến tới Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV, Báo Văn nghệ, số 32.
17. Quỳnh Châu (2006), Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới, Nguồn:
/>18.

Văn Chinh (2006), Lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa, Nguồn:
ng diep.net /default.asp?action=article&ID=3676. (Theo báo Tiền Phong).

19. Văn Chinh (2007), Nơi bắt đầu Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh,
Nguồn: />uyen_xuan_khanh.html. (Theo báo Tiền phong)
20. Trương Đăng Dung (1994), Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G.
Lucacs, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5.
21. Châu Diên (2006), Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc,


Nguồn:

(Theo báo Tuổi trẻ)


22. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây tiếp nhận và giao thoa trong văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
24. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 2.
25. Đặng Anh Đào (1996), Nguồn gốc và tiền đề của tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, số 6.
26. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX – những vấn đề lịch
sử và lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Nguyễn Đăng Điệp (2000), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học
Việt Nam đương đại, Nguồn:
/>30. Trung Trung Đỉnh (2001), Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch
sử nước nhà, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 10.
31. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Hà Minh Đức (2002), Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
33. Hà Văn Đức (viết chung) (2004),Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục.
34. Nguyễn Thị Xuân Dung (2008), Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến
tranh từ 1986 đến 1996, Nguồn:
/>35. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Nguyễn Phan Hách, Trần Đình Sử, Cao Tiến Lê … (1991) Thảo luận về tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu, BáoVăn nghệ, số 37.

37. Nguyễn Phan Hách, Ngô Ngọc Bội… (1989), Một số bài viết tiến tới Đại hội Nhà
văn Việt Nam lần thứ IV, BáoVăn nghệ, số 33.


38. Hội Nhà văn (2001), Tiểu thuyết, dòng chảy liên tục với thời gian (Báo cáo của Hội
đồng chung khảo Cuộc thi Tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998 - 2000),
Văn nghệ, số 37 và Văn nghệ Quân đội tháng 10.
39. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. NguyễnVăn Hạnh, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Đăng Mạnh… (2006), Trích tham
luận hội nghị phê bình văn học - lần thứ hai, Báo Văn nghệ, số 41.
41. Hoàng Ngọc Hiến, Vũ Thị Hồng, Mai Ngữ (1989), Một số bài viết tiến tới Đại hội
Nhà văn Việt Nam lần thứ IV, BáoVăn nghệ, số 33.
42. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
43. Nguyễn Chí Hoan (2006), Trơng thấy con người (đọc Ba người khác, tiểu thuyết
của Tơ Hồi, Nxb Đà nẵng, 2006), Văn nghệ số 52.
44. Hoàng Mạnh Hùng (2008), Về sử thi và tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam, Tạp
chí Nghiên cứu văn học, số 7.
45.

Ngơ Lê Khánh Huyền (2007), Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và ông Châu Diên, ơng Dương Tường,
Nguồn: />
46. Mai Hương (1993), Nhìn lại văn xi năm 1992, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3.
47. Mai Hương (2006), Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn
xi, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11.
48. Ma Văn Kháng (1998), Tiểu thuyết, nghệ thuật khám phá cuộc sống, Báo Văn nghệ,
số 17.
49. Ma Văn Kháng (2002), Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế, Báo Văn nghệ,
số 46.
50. Nguyễn Xuân Khánh (2001), Về nghệ thuật viết tiểu thuyết, BáoVăn nghệ, số 38.

51. Nguyễn Xuân Khánh (2009), Nghề văn thật hấp dẫn, Nguồn: http://www
.vietchinabusiness.vn/index.php/vn-hoa/vn-hc/1574-nha-van-nguyen-xua-khanhnghe-van-that-hap-dan. (Theo Văn nghệ trẻ).
52. Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Văn Phú (2003), “Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải
hư cấu”, Nguồn: http:// www. vietbao.vn/Van-hoa/Viet-tieu-thuyet-lich-su-cungcan-phai-hu-cau/20010382/181. (Theo vietnam.net)


53. Kunderra (2001), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc (dịch), Nxb Văn hóa thơng
tin, Trung tâm ngơn ngữ Đơng Tây, Hà Nội.
54. Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 9.
55. Cao Kim Lan (2009), Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả, Tạp chí Nghiên
cứu văn học, số 8.
56. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Q trình hiện đại hố văn học Việt Nam 1900 –
1930, Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội.
57. Phong Lê (2005), Tiểu thuyết mở đầu thế kỉ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam
từ tháng Tám – 1945, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9.
58. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
59. Phong Lê (2007), Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn
học phương Tây hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1.
60. IU.M.Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương (chủ biên),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
61. Bùi Văn Lợi (1999), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đến
1945 – diện mạo và đặc điểm, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
62. Lưu Liên (1987), Tiểu thuyết - một thể loại năng động đầy triển vọng, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 4.
63.

Ngọc Linh, Mai Trang (thực hiện) (2006), Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói về Mẫu thượng ngàn,
Nguồn: />

64. Đỗ Bạch Mai, Nguyễn Khắc Trường, Ma Văn Kháng… (1996), Một số bài biết
trong Hội thảo về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ, số 49.
65. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2009), Tiểu thuyết lịch sử từ sau năm 1945 đến nay, Luận
án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
66. Trần Thị Mai Nhân (2007), Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1986 - 2000, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
67. Nguyên Ngọc (1991), Văn xi sau năm 1975, thử thăm dị về quy luật phát triển,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.


68. Nguyên Ngọc (2006), Một cuốn tiểu thuyết hay về văn hoá Việt, Nguồn:
/>69. Phan Ngọc (2001), Tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu của Nguyễn Quang Thân, Báo
Văn nghệ, số 7.
70. Phạm Ngọc (2010), Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh “sẽ viết đến tuổi tám mươi lăm”,
Báo Lao động cuối tuần, số Xuân Canh Dần.
71. Phạm Xuân Nguyên (1987), Về xu hướng thể hiện: “Sự vận động của lịch sử trong
con người” ở tiểu thuyết sử thi hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5.
72. Phạm Xuân Nguyên (2006), Mẫu thượng ngàn - nội lực văn chương của Nguyễn
Xuân Khánh, Nguồn: />73. Phạm Xuân Nguyên (2001), Đọc Hồ Quý Ly, Tạp chí Tia Sáng, số 1.
74. Vương Trí Nhàn (Sưu tầm) (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
75. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
76. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
77. Nhiều tác giả (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
78. Nhiều tác giả (2000), Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Báo Văn nghệ, số 41.
79. Mai Hải Oanh (2007), Những cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 –
2006, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
80. Yves Reuter (2010), Dẫn nhập phân tích tiểu thuyết, bản dịch của TS. Phạm Xuân
Thạch.
81. Trần Đình Sử (2006), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

82. Trần Đình Sử (2009), Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam
thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.
83. Trần Đình Sử (1986), Mấy ghi nhận về sự đổi mới tư duy nghệ thuật và hình tượng
con người trong văn học ta thập kỷ qua, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6.
84. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.


85. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb
Đại học sư phạm Hà Nội.
86. Svetlana Sherlaimova (2005), Sứ mệnh của tiểu thuyết trong thời đại cáo chung của
văn học, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
87. AA. Sokolov (2009), Văn hố Việt Nam: tồn cầu hố và thị trường, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 10.
88. Lê Dục Tú (2001), Hành trình của nghiên cứu phê bình văn học thế kỉ XX, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 7.
89. Phạm Xuân Thạch (2008), Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong
tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến
sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
90. Phạm Xuân Thạch (viết chung) (2000), Văn học dịch và tiến trình hiện đại hố văn
học Việt Nam giai đoạn giao thời, Tạp chí Văn học, số 4.
91. Phạm Xuân Thạch (2002), Từ bản dịch Những kẻ khốn nạn, bàn về ảnh hưởng của
tiểu thuyết Victor Hugo với người Việt đầu thế kỉ XX, Tạp chí Nghiên cứu văn học,
số 6.
92. Phạm Xuân Thạch (2004), Quá trình cách tân và những giới hạn trong sự nghiệp
sáng tác văn xuôi của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số
9.
93. Phạm Xuân Thạch (2005), Nỗi buồn chiến tranh, viết về chiến tranh thời hậu chiến
từ

chủ


nghĩa

anh

hùng

đến

nhu

cầu

đổi

mới

thi

pháp,

Nguồn:

ngắnthạchlam.
94. Phạm Xuân Thạch (2006), Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử,
Nguồn: />95. Phạm Xuân Thạch (2006),Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời
sống (Đọc Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Nxb Đà Nẵng, 2006), Báo Văn nghệ, số
45.
96. Phạm Xuân Thạch (2005), Vấn đề kết cấu truyện ngắn Thạch Lam dưới ánh sáng
trần thuật học, Nguồn:

/>

97. Phạm

Xuân

Thạch

(2005),



nhân

hoá



cấu,

Nguồn:

/>98. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
99. Phạm Toàn (2000), Đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Tạp chí Xưa và Nay, số 10.
100. Phùng Văn Tửu (2009), Người kể chuyện xưng “tơi” trong văn chương hiện đại,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11.
101. Phùng Văn Tửu (1990), Thi pháp hiện đại những tìm tịi và đổi mới, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
102. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức,
Hà Nội.

103. Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xi đương đại
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11.
104. Đoàn Cầm Thi (2005), Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam
đương

đại,

Nguồn:

/>
cuu/2005/03/3B9AD37D/.
105. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Khải huyền muộn – cảm hứng và những dấu hiệu của
hình thức đương đại trong tiểu thuyết, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.
106. Bích Thu (2006), Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 11.
107. Bích Thu (2001), Tiểu thuyết Việt Nam trong q trình hiện đại hóa văn học nửa
đầu thế kỷ - Bích Thu, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.
108. Lê Ngọc Trà (2007), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Tạp chí Nghiên
cứu văn học, số 1.
109. Trần Thị Trâm (1996), Tố Tâm và vị trí của tác phẩm trong sự phát triển của tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, Luận án PTS Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
110. Nguyễn Ngọc Thiện (1990), “Tiểu thuyết hướng nội” trong văn xi Việt Nam hiện
đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6.
111. Lưu Khánh Thơ (2005), Từ quan niệm về thơ đến lí luận về tiểu thuyết - bước tiến
trên con đường hiện đại hóa văn học dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.


112. Nguyễn Văn Tùng (2005), Milan Kundera và quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
113. Đinh Công Vĩ (2000), Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, đọc tại

Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
114. Đỗ Ngọc Yên (2000), Hồ Quý Ly, cách tân hay bạo chúa, Tạp chí Sơng Hương, số
10.
B. TÀI LIỆU LỊCH SỬ, VĂN HOÁ LIÊN QUAN TỚI HAI TÁC PHẨM
115. Philippe Devilles (2006), Người Pháp và người An Nam bạn hay thù? NxbTổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
116. Nguyễn Hào Hải (2000), Nhà Nguyễn trước sự xâm nhập của văn hóa văn minh
phương Tây, Tạp chí Sơng Hương, số 10.
117. Nguyễn Hoà (2008), Lịch sử - văn hoá và sex trong văn chương, Nguồn:
http://www. vanhoahoc.edu.vn/content/view/765/84/. (Theo vietnamnet.vn)
118. Vũ Ngọc Khánh (2008), Nghiên cứu văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hố
thơng tin, Hà Nội.
119. Nguyễn

Ngọc

Lanh

(2009),

Suy

nghĩ

về

khái

niệm


trí

thức,

Nguồn:

(Theo vietnamnet.vn)
120. Nhiều tác giả (1993), Đại Việt sử ký toàn thư (bản điện tử), Nxb Khoa học Hà Nội.
121. Nhiều tác giả (1960), Việt sử thông giám cương mục, Nxb Sử học, Hà Nội.
122. Nguyễn Bình Quân (2005), Sức sống Việt (Đặc điểm văn hố Việt Nam), Tạp chí
Tia Sáng, số 7.
123. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1996), Đạo mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hố thơng tin,
Hà Nội.
124. Nguyễn Khắc Thuần (2000), Việt sử giai thoại, tập 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
125. Đỗ Lai Thuý (2005), Quá trình nghiên cứu bản sắc văn hố Việt Nam, Tạp chí Tia
Sáng, số 10.
126. Đỗ Lai Thuý (2006), Mối quan hệ văn hố - văn học nhìn từ lý thuyết hệ thống,
Nguồn: />

127. Đinh Cơng Vĩ (2009), Chuyện tình vua chúa hồng tộc Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội.
C. TÁC PHẨM VĂN HỌC
128. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng.
129. Tạ Duy Anh (2004), Đi tìm nhân vật, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
130. Ngô Ngọc Bội (1990), Ác mộng, Nxb Lao động, Hà Nội.
131. Mạc Can (2004), Tấm ván phóng dao, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
132. Nguyễn Minh Châu (2009), Nguyễn Minh Châu tác phẩm chọn lọc, Tôn Phương
Lan giới thiệu và tuyển chọn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
133. Nguyễn Mộng Giác (2003) Sông côn mùa lũ, Nxb Văn học, Hà Nội.
134. Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

135. Nguyễn Việt Hà (2006), Cơ hội của chúa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
136. Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
137. Hoàng Quốc Hải (2006), Vương triều sụp đổ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
138. Nguyễn Phan Hách (2005), Cuồng phong, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
139. Tơ Hồi (2006), Ba người khác, Nxb Đà Nẵng.
140. Phạm Thị Hoài (1995), Thiên sứ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
141. Dương Hướng (2000), Bến không chồng, Nxb Hội Nhà văn.
142. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
143. Nguyễn Xuân Khánh (2000), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
144. Nguyễn Xuân Khánh, Miền hoang tưởng, Nguồn: http:// www.viettidemagazine.net
145. Nguyễn Xuân Khánh, Trư cuồng, Nguồn:
146. Nguyễn Xuân Khánh (1963), Rừng sâu, Nxb Văn học, Hà Nội.
147. Nguyễn Xuân Khánh (1960), Người lính gác (in trong tập Hoa mua), Nxb Văn học,
Hà Nội.
148. Nguyễn Xuân Khánh (2003), Mưa quê, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
149. Nguyễn Xuân Khánh (1967), Lá thư Hà Nội, Chi hội Văn nghệ Hà Nội.
150. Ma Văn Kháng (2002), Đám cưới khơng có giấy giá thú, Nxb Văn học, Hà Nội.
151. Ma Văn Kháng (1985), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
152. Chu Lai (1994), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.


153. Lê Lựu (1994), Thời xa vắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
154. Bảo Ninh (1997), Truyện ngắn Bảo Ninh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
155. Bảo Ninh (2005), Lan man trong lúc kẹt xe, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
156. Bảo Ninh (2009), Chuyện xưa kết đi được chưa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
157. Bảo Ninh (2004), Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
158. Mạc Ngơn (2003), Báu vật của đời, Trần Đình Hiến dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
159. Mạc Ngôn (2000), Cao lương đỏ, Lê Huy Tiêu dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
160. Nguyễn Trọng Oánh (2007), Đất trắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

161. Hoàng Ngọc Phách (2006), Tố Tâm, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
162. Hồng Phi (1998), Cỏ thiêng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
163. Nguyễn Bình Phương (2006), Ngồi, Nxb Đà Nẵng.
164. Nguyễn Bình Phương (2004), Thoạt kỳ thuỷ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
165. Bùi Anh Tấn (2000), Một thế giới khơng có đàn bà, Nxb Cơng an nhân dân, Hà
Nội.
166. Hồ Anh Thái (2004), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng.
167. Nguyễn Quang Thân (2009), Hội thề, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
168. Nguyễn Quang Thân (2001), Con ngựa Mãn Châu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
169. Trần Nhã Thuỵ (2007), Sự trở lại của vết xước, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí
Minh.
170. Kiều Thanh Tùng (2007), Sắc đẹp khuynh thành, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
171. Chu Thiên (1985), Bóng nước Hồ gươm, Nxb Văn học, Hà Nội.
172. Thuận (2009), Vân Vi, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
173. Vũ Trọng Thuật (2001), Quả dưa đỏ, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
174. Nguyễn Viện (2003), Thời của những tiên tri giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.



×