Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CÁC GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 10 trang )

CÁC GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN - THANH HOÁ.
I-/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG.
Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội vừa là cơ quan tham mưu cho
uỷ ban nhân dân thị xã về công tác tổ chức cán bộ, sử dụng cán bộ công viên chức
của thị xã, tổ chức và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã, phường và tổ chức cán
bộ Nhà nước khác trên địa bàn vừa là cơ quan chuyên môn trong công tác lao động
thương binh và xã hội. Vì vậy, yêu cầu phải được tổ chức và hoạt động có hiệu
quả, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao. Để đạt được điều đó cần có
những biện pháp phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế nhằm
đảm bảo tốt các chức năng tham mưu, quản lý và phục vụ.
Bảo đảm một bộ máy chuyên tinh, gọn nhẹ nhưng đảm bảo thực hiện tốt các
chức năng nhiệm vụ có hiệu quả.
Cần có một cơ cấu cán bộ đầy đủ, phù hợp thích ứng với từng nhiệm vụ và
chức năng cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo, không hợp lý.
Để đạt được tốt các yêu cầu trên cần có phương pháp đánh giá, nhận xét đúng
đắn về công tác tổ chức và hoạt động của bộ máy.
Đánh giá theo tính chính xác, khách quan về năng lực của từng cán bộ trong
phòng và xác định rõ yêu cầu của từng công việc nhằm bố trí, sắp xếp cán bộ vào
từng công việc cho phù hợp.
Cần đào tạo bồi dưỡng cán bộ đúng với chuyên môn phụ trách mạnh dạn đề
nghị với cấp trên về công tác tuyển dụng cán bộ về công tác tại phòng, sao cho đầy
đủ cán bộ đảm bảo tốt chức năng nhiệm vụ.
II-/ CÁC GIẢI PHÁP.
Qua quá trình tìm hiểu tại phòng và phân tích tình hình chung, công tác tổ
chức và hoạt động của Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội cán bộ thị xã
Sầm Sơn, chúng ta nhận thấy được những mặt mạnh và những hạn chế trong công
tác tổ chức và hoạt động.
Dưới đây tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và
hoạt động của phòng.


1-/ Hoàn thiện cơ cấu cán bộ của phòng.
Để có một bộ máy hoạt động có hiệu quả thì yêu cầu phải có một cơ cấu cán
bộ hợp lý, phải đảm bảo đội ngũ cán bộ thích hợp có đủ trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, nhằm đáp ứng được chức năng và nhiệm vụ được giao. Để đạt được
điều đó cần phải đánh giá, xem xét chính xác chức năng và nhiệm vụ của phòng
từ đó xác định được yêu cầu của công việc và xác định được số lượng cán bộ trong
phòng đủ đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được giao.
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của phòng và qua việc phân tích chức
năng nhiệm vụ của phòng, xác định được yêu cầu của công việc tìh phòng cần phải
thêm 01 cán bộ làm công tác cán bộ lao động, như vậy cơ cấu cán bộ trong phòng
gồm có:
- 01 Trưởng phòng.
- 01 Phó trưởng phòng.
- 01 Chuyên viên về công tác lao động.
- 01 Chuyên viên về công tác tổ chức.
- 01 Chuyên viên về công tác phòng chống tệ nạn xã hội và kiêm làm công tác
chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- 01 Kế toán kiêm làm công tác bảo trợ xã hội.
- 01 Chuyên viên về công tác ưu đãi người có công trong kháng chiến kiêm
làm kế toán giúp hội người mù và làm thủ quỹ.
2-/ Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Lao động là yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động, thực hiện tốt
công tác tổ chức lao động trong đơn vị thì sẽ đưa đơn vị đến thành công, hoạt động
có hiệu quả, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao. Mục đích của công
tác tổ chức là kết hợp giữa yêu cầu của công việc với số luợng và chất lượng của
cán bộ nhằm đảm bảo tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Điều mà chúng ta dễ nhận thấy dù con người có trình độ chuyên môn cao đến
đâu nếu không được tổ chức lao động hợp lý, bố trí sắp xếp công việc phù hợp với
trình độ chuyên môn, sở trường của người lao động đều không đạt hiệu quả cao.
Phòng tổ chức lao động thường binh và xã hội là cơ quan chuyên môn của uỷ

ban thị xã Sầm Sơn, là cơ quan rất quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ, sử
dụng công viên chức, tổ chức và xây dựng chính quyền cấp cơ sở xã, phường, và
trực tiếp làm công tác thương binh xã hội. Phòng là cơ quan tham mưu cho uỷ ban
nhân dân thị xã Sầm Sơn. Trong chức năng và nhiệm vụ của phòng chúng ta thấy
rằng mọi công tác của phòng có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cán bộ của phòng
đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao có kỷ luật lao động, có sự nhiệt tình có
tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Trong thời gian qua vấn đề bố trí, sắp xếp , sử dụng cán bộ trong phòng vẫn
còn nhiều hạn chế, chưa hợp lý. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng cán bộ
trong phòng phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của phòng. Do vậy biện pháp để
sử dụng lao động có hiệu quả của phòng là cần thiết, nhằm tạo động lực cho các
cán bộ trong phòng tích cực đóng góp sức lao động cho cơ quan.
Trong sự đổi mới mở cửa của đất nước, việc sắp xếp lại cán bộ ở hầu hết các
cơ quan hành chính sự nghiệp đều có tình trạng thiếu và thừa cán bộ, thiếu là thiếu
những cán bộ có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu của công
việc...,;thừa là thừa những cán bộ không có trình độ chuyên môn. Vì vậy đòi hỏi
phòng phải đảm bảo việc đánh giá, nhận xét chất lượng công tác của các cán bộ
trong phòng chính xác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
2.1 Sắp xếp và bố trí cán bộ hợp lý. Để tiến hành công việc này đạt hiệu quả,
cần phải:
Đánh giá lại chất lượng của các cán bộ trong phòng về các mặt: như trình độ
văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực công tác, sức khoẻ, tuổi đời, giới tính...
Tổ chức phân tích đánh giá và nhận xét từng công việc mà các cán bộ chuyên
trách về mức độ phức tạp và về số lượng công việc. Từ đó xem xét các công việc
mà các cán bộ chuyên trách có phù hợp hay không ?
Việc đánh giá giữa công việc và cán bộ mà phù hợp thì giữ nguyên, nếu
không phù hợp tìh bố trí cán bộ phụ trách công việc khác phù hợp hơn hoặc đào
tạo cho các cán bộ về chuyên môn và nghiệp vụ mà họ phụ trách sao cho phù hợp
với yêu cầu công việc. Qua việc đánh giá phân tích đó cũng xác định được số
lượng cán bộ đủ để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vu của phòng.

2.2 Quản lý cán bộ trong phòng.
Cán bộ lãnh đạo của phong phải thực hiện nhiệm vụ quản lý các cán bộ trong
phòng. Tổ chức và đôn đốc các cán bộ trong quá trình công tác, trong công tác tổ
chức quản lý này cần được thực hiện trong các buổi họp giao ban thường kỳ. Qua
đó xây dựng những kế hoạch, chương trình công tác cho các cán bộ trong phòng,
xây dựng các quy định làm việc nghiêm túc, nhằm nâng cao hiệu quả công tác của
các cán bộ trong phòng.
2.3 Công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ.
* Công tác đào tạo.
Cần đánh giá, xem xét các cán bộ trong phòng về điều kiện hoàn cảnh gia
đình, tuổi đời, giới tính, công việc mà họ chuyên trách để có những phương pháp
đào tạo hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo.
Phân tích việc thực hiện công tác của từng cán bộ trong phòng và phân tích
các yêu cầu của công việc mà cán bô phụ trách để có phương pháp đào tạo hợp lý.
Các hình thức đào tạo có thể là:
- Đào tạo ngắn hạn như cho họ đi học các lớp tập huấn, các buổi thảo luận
hoặc có thể gửi đi học các lớp học ngắn hạn.
- Đào tạo dài hạn thì nên gửi đi các trường Đại học, cao đẳng.
Trong các loại hình đào toạ trên thì việc đào tạo phải phù hợp với chuyên môn
đang cần đào tạo nhằm phục vụ cho công tác của các cán bộ được tốt hơn.
* Công tác tuyển dụng .
Để có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ chuyên môn thì việc tuyển
chọn của phòng cần được quan tâm đúng mức.
Phải xây dựng các tiêu chuẩn để chọn như trình độ văn hoá, trình độ chuyên
môn, tuổi đời....việc xây dựng này cần phải dựa vào các yêu cầu của công việc.
Cần phải đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước về công tác thi tuyển,
hợp đồng thử việc...đối với các cán bộ được tuyển
3-/ Giải pháp đối với công tác tổ chức và hoạt động của phòng.
* Công tác tổ chức.
Hiện nay công tác tổ chức của phòng vẫn còn tồn tại những vấn đề như sự

chồng chéo, trưởng phòng là người trực tiếp ngoài ra còn có một chuyên viên thực
hiện công tác tổ chức vì vậy công tác tổ chức cần giao cho một cán bộ phụ trách.

×