Tải bản đầy đủ (.docx) (236 trang)

Truyền kì việt nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì trung hoa thời trung đại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 236 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUYỀN KÌ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
TỪ GĨC NHÌN HUYỀN THOẠI
(ĐỐI CHIẾU VỚI TRUYỀN KÌ TRUNG HOA
THỜI TRUNG ĐẠI)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUYỀN KÌ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
TỪ GĨC NHÌN HUYỀN THOẠI
(ĐỐI CHIẾU VỚI TRUYỀN KÌ TRUNG HOA
THỜI TRUNG ĐẠI)
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo
sát, kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trên bất cứ cơng trình nào
khác. Những đánh giá, nhận định trong luận án do cá nhân tôi nghiên cứu trên
những tư liệu xác thực.
Tác giả luận án



MỤC LỤC


8

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong thế kỉ XX, huyền thoại học thực sự lớn mạnh bởi nhiều lí thuyết
khác nhau (lí thuyết triết học, lí thuyết nhân học, lí thuyết cấu trúc, lí thuyết phân
tâm học, lí thuyết biểu trưng...) phân tích vấn đề huyền thoại. Trên thế giới, trong
những năm gần đây, các lí thuyết đó đã tỏ rõ ưu thế của mình khi nó soi chiếu vào
tác phẩm văn học. Khi nhìn tác phẩm văn học từ góc nhìn huyền thoại, nhà nghiên
cứu sẽ xác định hình thái và chức năng gốc của các yếu tố huyền thoại trong văn
hóa nguyên thủy. Đặc biệt, nhà nghiên cứu có thể phân tích sự chuyển hóa của hình
thái, chức năng của các yếu tố huyền thoại khi di chuyển vào tác phẩm văn học.
1.2. Sự sáng tạo huyền thoại là một hiện tượng quan trọng của nhân loại.
Huyền thoại có tính ngun hợp, chứa đựng trong nó cả tư tưởng tôn giáo, khoa

học, triết học… của người nguyên thủy. Huyền thoại cũng từng là cái nôi của văn
học. Về sau, tùy từng thời đại mà văn học vẫn kế thừa huyền thoại theo những
phương thức khác nhau. Văn học dân gian dung chứa yếu tố huyền thoại thể hiện
niềm tin thiêng liêng của con người đối với một thế giới hoang đường, kì ảo tồn tại
bên cạnh thế giới trần tục. Văn học trung đại kế thừa các yếu tố huyền thoại từ góc
độ tư duy lẫn nghệ thuật xây dựng tác phẩm. Văn học hiện đại sử dụng huyền thoại
thiên về phương thức nghệ thuật huyền thoại. Việc tìm hiểu các yếu tố huyền thoại
trong tác phẩm văn học là tìm hiểu, phân tích, lí giải về sức sống bền bỉ của huyền
thoại trong văn học. Qua đó, văn hóa tâm linh của con người, của dân tộc được hé
lộ; nhu cầu thể nghiệm những hình thức nghệ thuật độc đáo được đề cao.
1.3. Truyện truyền kì là một thể loại của văn xi tự sự Việt Nam thời trung
đại. Sự ra đời của thể loại này đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt về chất của
văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Truyền kì với nghệ thuật kết hợp ghi chép
hiện thực và hư cấu đã tạo nên những tác phẩm có hình thức mới lạ, hấp dẫn người
đọc. Truyền kì phản ánh hiện thực xã hội, tư tưởng con người đặc biệt là những vấn
đề tình cảm cá nhân. Các tác phẩm này xưa nay thường được nghiên cứu riêng lẻ
dưới góc độ xã hội học, thi pháp học… Tác phẩm văn học ln địi hỏi sự tìm hiểu
dưới nhiều góc độ để nó ln bộc lộ những ý nghĩa mới mẻ. Vì vậy, truyền kì Việt


9
Nam thời trung đại cần được nghiên cứu từ những góc nhìn khác để có thể bộc lộ
những giá trị đặc sắc của nó.
1.4. Là một thể loại bắt nguồn từ Trung Hoa, truyền kì đã bắt rễ sâu vào đời
sống văn hóa dân tộc Việt Nam. Q trình hình thành và phát triển của truyền kì ở
Việt Nam ghi nhận sự sáng tạo không ngừng của các nhà văn. Tuy nhiên, truyền kì
vẫn duy trì các đặc điểm thể loại: chứa đựng rất nhiều yếu tố kì ảo - minh chứng
cho sự ngả bóng của huyền thoại vào văn học. Các yếu tố huyền thoại trong truyền
kì đã tạo nên cái nhìn đa diện, đa chiều về hiện thực; làm mới nghệ thuật tự sự. Các
yếu tố huyền thoại này khẳng định truyền kì khơng chỉ là cầu nối của văn học dân

gian và văn học viết mà còn là một bước phát triển quan trọng của văn học trung đại
và để lại dấu ấn trong văn học hiện đại. Văn học hiện đại Việt Nam (đặc biệt là sau
năm 1986) có hàng loạt tác phẩm sử dụng nghệ thuật huyền thoại hóa để tìm về cội
nguồn tâm linh của con người... Việc tìm hiểu truyền kì Việt Nam thời trung đại từ
góc nhìn huyền thoại là sự tiếp cận vấn đề mang tính chất cốt lõi của thể loại. Tuy
nhiên, vấn đề này vẫn là một khoảng trống trong các đề tài nghiên cứu.
1.5. Vấn đề tìm hiểu truyện truyền kì là một nội dung quan trọng trong chương
trình giáo dục phổ thơng và giáo dục đại học ở Việt Nam. Một số tác phẩm truyện
truyền kì được đưa vào chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ
thơng. Một số tập truyện truyền kì là đối tượng nghiên cứu bắt buộc trong một số
học phần ở chương trình đại học, cao đẳng ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn…
Huyền thoại là một loại hình cổ xưa – ngắn gọn và đầy bí ẩn của lịch sử lồi người.
Hình thái và ý nghĩa của các yếu tố huyền thoại trong truyền kì thể hiện sự chi phối
của đặc điểm lịch sử, địa lí, văn học, văn hóa… của người Việt Nam qua từng thời
đại. Việc giải mã các yếu tố huyền thoại trong tác phẩm truyền kì sẽ giúp người đọc,
người học hiểu rõ hơn giá trị của tác phẩm. Điều này cũng phù hợp với xu thế tích
hợp – lồng ghép kiến thức liên quan với nhau trong từng môn và nhiều bộ môn trong q trình giảng dạy ở trường phổ thơng và đại học, cao đẳng.
1.6. Thể loại truyện truyền kì Việt Nam vốn có nguồn gốc từ truyện truyền kì
của Trung Hoa. Sự ảnh hưởng của thể loại truyền kì của Trung Hoa cũng lan tỏa
sang các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… Truyện truyền kì Việt Nam
đã có q trình hình thành và phát triển gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc.


10
Chúng tơi xác định và lí giải sự tương đồng và khác biệt của việc sử dụng các yếu tố
huyền thoại trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa. Từ đó, chúng tơi làm rõ sự
giao thoa văn hóa và những giá trị văn hóa độc đáo của riêng mỗi nước. Bên cạnh
đó, việc so sánh này cịn làm rõ thêm những đặc điểm của một thời kì văn học dân
tộc Việt Nam như ý thức tự hào dân tộc trong bối cảnh Việt Nam thường xuyên có
sự giao lưu với các nước khác, đặc biệt là Trung Hoa. Hơn nữa, trong bối cảnh cả

thế giới hội nhập, việc đặt truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại
(đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) cũng là tìm hiểu về sức sống của
một thể loại văn học vượt qua các bờ cõi và giới hạn.
Vì những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ
góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được xây dựng nhằm nghiên cứu sự có mặt, nguồn gốc và ý nghĩa của
các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại. Việc đối chiếu các
yếu tố huyền thoại trong truyền kì và trong thần thoại cho thấy các yếu tố huyền
thoại mặc dù vẫn giữ hình thái, ý nghĩa gốc nhưng đã có sự thay đổi cho phù hợp
với dụng ý nghệ thuật của tác giả truyền kì. Việc đối chiếu các yếu tố huyền thoại
trong truyền kì Việt Nam với truyền kì Trung Hoa cho thấy bên cạnh sự tương đồng
cũng có khơng ít sự khác biệt trong hệ thống truyền kì của hai nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định hướng tiếp cận của đề
tài
- Phân tích các đặc điểm chủ yếu của huyền thoại và sự thể hiện huyền thoại
trong văn học Việt Nam
- Phân tích truyền kì Việt Nam thời trung đại từ phương diện tư duy huyền
thoại và phương diện nghệ thuật biểu hiện huyền thoại (đối chiếu với truyền kì
Trung Hoa thời trung đại).


11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yếu tố huyền thoại trong các tác phẩm
truyền kì của Việt Nam, Trung Hoa thời trung đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Chúng tôi khảo sát các tác phẩm tác phẩm truyền kì Việt Nam thời trung đại
trong văn bản: Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam; tập 1, 2 do Trần Nghĩa chủ
biên, nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 1997. Cụ thể, chúng tôi đã khảo sát các
truyện truyền kì trong các tác phẩm Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục, Truyền
kì tân phả, Tân truyền kì lục, Vân nang tiểu sử, Truyện kí trích lục, Lan Trì kiến văn
lục. Một cơng trình khác mang tính quy mơ, hệ thống về truyền kì là tuyển tập
Truyện truyền kỳ Việt Nam (3 quyển gồm 6 tập) do nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi
chủ biên, do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1999. Tuyển tập này tập hợp 262
truyện truyền kì và phỏng truyền kì của Việt Nam từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XX.
Hiện nay cơng trình này chỉ mới xuất bản quyển 2 (tập III, IV) và quyển 3 (tập V,
VI). Vì thế, chúng tơi chỉ có thể sử dụng cơng trình này như một tài liệu để tham
khảo, để đối chiếu với tài liệu khảo sát chính.
- Bên cạnh đó, chúng tơi khảo sát truyền kì Trung Hoa thời trung đại. Chúng
được thể hiện tập trung qua các tác phẩm truyền kì đời Đường; đoản thiên tiểu
thuyết đời Minh như Tiễn đăng tân thoại, đời Thanh với Liêu trai chí dị… Chúng
tơi đã khảo sát cụ thể các văn bản sau:
+ Đường đại truyền kì do Phùng Quý Sơn biên soạn, nhà xuất bản Đồng Nai
xuất bản năm 1995.
+ Tiễn đăng tân thoại trong Tiễn đăng tân thoại, Truyền kì mạn lục của Cù
Hựu, Nguyễn Dữ, nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1999.
+ Liêu trai chí dị, do Tản Đà, Đào Trinh Nhất, Nguyễn Văn Huyền dịch, nhà
xuất bản Văn học xuất bản năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phê bình huyền thoại là phương pháp chủ đạo. Cơ sở phương pháp luận của
phê bình huyền thoại là quan niệm cho rằng huyền thoại là nhân tố quyết định để
hiểu toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật của nhân loại “Việc nhấn mạnh tính phổ quát


12
của huyền thoại trong toàn bộ hoạt động sáng tạo văn chương là một đặc điểm khu

biệt cơ bản của phê bình huyền thoại” (Đào Ngọc Chương, 2009, tr.67). Phương
pháp này sử dụng các lý thuyết của huyền thoại học để phân tích yếu tố huyền thoại
trong tác phẩm văn học, từ đó có sự đánh giá, định hướng cho sự sử dụng, sáng tạo
huyền thoại. Hiện nay, phê bình huyền thoại là một phương pháp nghiên cứu khá
mới mẻ trên thế giới, đang từng bước xác lập nội hàm khái niệm. Tuy mới mẻ
nhưng ngành nghiên cứu này đã tỏ ra rất hữu hiệu khi đưa các yếu tố ảo trong tác
phẩm văn học về với cội nguồn của nó là huyền thoại.
- Phê bình lịch sử, xã hội: chúng tơi tiến hành phân tích những yếu tố lịch sử,
xã hội tác động đến sự tồn tại của truyền kì Việt Nam thời trung đại. Ngồi ra chúng
tơi cũng phân tích vai trị của lịch sử, xã hội đối với sự thể hiện các yếu tố huyền
thoại trong truyền kì nói riêng, trong văn học Việt Nam nói chung.
- Phê bình thi pháp học: chúng tơi sử dụng các khái niệm của lí thuyết thi pháp
học để mơ hình hóa tác phẩm và phân tách các yếu tố.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản nêu trên, chúng tôi
sử dụng một số thao tác nghiên cứu cơ bản sau:
- Thao tác phân tích, tổng hợp: chúng tôi khảo sát các tư liệu để tổng hợp
thành bức tranh tổng quan nghiên cứu về truyền kì Việt Nam thời trung đại và các lí
thuyết chủ yếu của huyền thoại học. Chúng tơi phân tích hình thái, chức năng của
các yếu tố huyền thoại có trong thần thoại và trong tác phẩm truyền kì (Việt Nam và
Trung Hoa). Từ đó, chúng tơi đưa ra cái nhìn tổng thể về hình thái, ý nghĩa của các
yếu tố huyền thoại và sự thay đổi của chúng khi di chuyển từ hệ thống thần thoại
sang hệ thống truyền kì (nếu có).
- Thao tác so sánh, đối chiếu: chúng tôi so sánh, đối chiếu các yếu tố huyền
thoại trong thần thoại và trong truyền kì, các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt
Nam và truyền kì Trung Hoa để thấy sự tương đồng và khác biệt.
- Thao tác thống kê, phân loại: chúng tôi đưa ra những số liệu cụ thể về vấn đề
các yếu tố huyền thoại chiếm số lượng như thế nào trong tác phẩm truyền kì Việt
Nam và Trung Hoa.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án xác định, thống kê và phân loại các yếu tố huyền thoại trong truyền

kì Việt Nam và Trung Hoa.


13
- Luận án vận dụng lí thuyết của huyền thoại học để lí giải, phân tích hình thái
và ý nghĩa của các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa thời
trung đại.
- Luận án xác định, phân tích sự tương đồng của hình thái, ý nghĩa của huyền
thoại trong các tác phẩm truyền kì và trong thần thoại. Bên cạnh đó, luận án cũng
xác định, phân tích sự khác biệt của huyền thoại trong truyền kì và trong thần thoại.
Qua đó, luận án phân tích văn hóa dân gian, dấu ấn thời đại và sự sáng tạo của nhà
văn trong việc kế thừa các yếu tố huyền thoại.
- Luận án xác định, phân tích và lí giải sự tương đồng và khác biệt trong hình
thái và ý nghĩa của các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa.
Từ đó, luận án chỉ rõ sự giao thoa văn hóa và những giá trị riêng biệt của mỗi quốc
gia.
- Luận án là cơng trình đầu tiên xác định, phân tích các yếu tố huyền thoại
trong truyền kì Việt Nam thời trung đại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời
trung đại). Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu và giảng dạy vấn đề huyền thoại trong văn học Việt Nam trung đại.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm các phần chính là mục lục, phần mở đầu, nội dung, kết luận,
tài liệu tham khảo và phụ lục.
Phần mở đầu giới thiệu ngắn gọn về cơng trình nghiên cứu, bao gồm lí do
chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận án, cấu trúc của luận án.
Phần nội dung bao gồm bốn chương. Chương một trình bày tổng quan tình
hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài. Chương hai, ba và bốn trình bày kết
quả nghiên cứu của đề tài; cụ thể là huyền thoại và sự thể hiện huyền thoại trong
văn học Việt Nam, truyền kì Việt Nam thời trung đại nhìn từ phương diện tư duy

huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) và phương diện nghệ
thuật biểu hiện huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại).
Phần kết luận trình bày khái quát kết quả nghiên cứu.


14

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRUYỀN KÌ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại
Khi tìm hiểu đề tài Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại

(đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại), chúng tơi đã căn cứ vào đặc
điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm tự sự ở Việt Nam từ thế kỉ X - XIX; sự
phân chia thể loại của các nhà nghiên cứu đi trước. Từ đó, chúng tơi xác định phạm
vi khảo sát các tác phẩm truyền kì tiêu biểu của Việt Nam thời trung đại bao gồm
các tác phẩm chủ yếu sau: Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông ?), Truyền kỳ mạn
lục (Nguyễn Dữ), Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), Tân truyền kỳ lục (Phạm
Quý Thích), Truyện ký trích lục (Khuyết danh), Vân nang tiểu sử (Phạm Đình Dục),
Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh). Là một trong những thể loại tiêu biểu của văn xuôi
tự sự trung đại, truyền kì Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu.
1.1.1. Nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc độ thể loại
1.1.1.1. Tên gọi
Xung quanh các tác phẩm này nói riêng và thể loại truyền kì nói chung, các
nhà nghiên cứu đã gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau để thể hiện các đặc điểm của
tác phẩm và thể loại.

Nhiều nhà nghiên cứu gọi tên các tác phẩm này là truyện truyền kì và cho rằng
các truyện này thuộc kho tàng truyện chữ Hán của văn học Việt Nam thời trung đại.
Trong Thi pháp văn học trung đại, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã xác định văn
học trung đại Việt Nam gồm 5 loại lớn: các thể thơ trữ tình, phú và các thể văn
(chiếu, cáo, sách, dụ, hịch; tấu, nghị, biểu, khải, sớ, đối sách; thư, luận, biện, thuyết;
văn tế, điếu văn; bi, minh, chí; tự, bạt; truyện, trạng; kí, tạp kí, kí sự), thể loại truyện
chữ Hán (truyện thần linh, kì quái, anh tú; truyện truyền kì; tiểu thuyết chương hồi),
diễn ca lịch sử và truyện thơ Nơm. Trong Loại hình văn học trung đại Việt Nam, nhà
nghiên cứu Biện Minh Điền phân chia văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam thành


15
truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi. Theo nhà nghiên cứu này, “truyền kì” khơng chỉ
là một thể loại tiêu biểu của truyện mà cịn là một xu hướng. Bởi vì sau thành cơng
của Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh Tơng di thảo (Lê Thánh Tơng ?); Đồn
Thị Điểm đã biên soạn Truyền kì tân phả, Phạm Q Thích biên soạn Tân truyền kì
lục… nhằm làm mới truyện truyền kì trên cơ sở kế thừa. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Huệ Chi đã biên soạn bộ Truyện truyền kì Việt Nam với 262 truyện truyền kì và
phỏng truyền kì của Việt Nam từ thế kỉ XIV đến XX. Trong đó, 216 truyện dịch từ
chữ Hán được chọn lọc từ 21 tập truyện chữ Hán. Ơng xác định truyện truyền kì là
một bộ phận của truyện chữ Hán. Ông cũng đã khẳng định truyền kì là một loại
hình văn xi nghệ thuật có sự tham gia đậm nét của yếu tố kì ảo; thơ và văn xuôi
biền ngẫu làm thành những thành phần hữu cơ trong kết cấu.
Một số nhà nghiên cứu gọi tên các tác phẩm Truyền kì mạn lục, Thánh Tơng di
thảo… là tiểu thuyết truyền kì bên cạnh thuật ngữ truyện truyền kì. Từ điển thuật
ngữ văn học đã xác định tiểu thuyết truyền kì cịn gọi là truyện truyền kì, là:
thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở thời
Đường. Tên gọi này đến cuối đời Đường mới có. “Kì” nghĩa là khơng có thực,
nhấn mạnh tính chất hư cấu (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi,
2011, tr.342).


Trong Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung Quốc, nhà nghiên cứu Đinh Phan
Cẩm Vân xác định truyền kì/ tiểu thuyết truyền kì là một thể loại. Từ thế kỉ IV-III
trước cơng nguyên, Trang Tử đã dùng từ “tiểu thuyết”. Về sau, một số người dùng
từ này để khẳng định tính chất vụn vặt, nhỏ bé của những ghi chép, những tác phẩm
khơng thuộc dịng văn học chính thống. Các tác phẩm chí qi thuộc dịng tiểu
thuyết này. Các tác phẩm truyền kì có nguồn gốc từ chí qi. Các tác phẩm tiêu biểu
như Sưu thần kí, Thế thuyết tân ngữ, Thập di kí… tuy là tiểu thuyết chí quái nhưng
các tác giả đều nhấn mạnh đến tính xác thực của câu chuyện. Điều này chứng tỏ các
tác phẩm này có sự gắn bó chặt chẽ với lịch sử. Đến đời Đường, sự hội tụ của nhiều
yếu tố như kinh tế thịnh trị, tam giáo đồng nguyên, chế độ thi cử đề cao thi ca, sự
phát triển của các loại hình nghệ thuật… đã có sự ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp tới
sự ra đời và phổ biến của thể loại truyền kì. Thời kì này, truyền kì có bước nhảy vọt
về chất và thực sự chín muồi. Truyền kì viết về những nhân vật đời thường. Đặc


16
biệt, truyền kì bày tỏ nỗi bất bình của con người trước thời cuộc lúc bấy giờ. Khơng
chỉ có nội dung phong phú, truyền kì cịn có nghệ thuật khúc chiết, tình tiết đa dạng.
Các tác giả đã đan xen khéo léo các yếu tố hư và thực. Truyền kì cũng thường chứa
đựng những câu văn biền ngẫu, thơ ca thể hiện tài năng, sở thích của tác giả và sự
trau chuốt dành cho tác phẩm. Sang đời Minh, tiểu thuyết truyền kì - với đặc trưng
“truyền kì có nghĩa truyền đi một sự lạ” - được coi là một thể loại độc lập với kinh
sử. Nhìn chung, ở Trung Hoa, truyền kì là một trong các thể loại tiêu biểu của văn
ngôn. Trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Nghĩa
xác định tiểu thuyết là thể loại bao gồm các loại cụ thể: tiểu thuyết bút kí, tiểu
thuyết chí qi, tiểu thuyết truyền kì, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết công án, tiểu
thuyết diễm tình, du kí. Trong đó, truyền kì gắn liền với “tác ý hiếu kì”, được viết
để thỏa mãn trí tị mò của con người:
Loại tiểu thuyết này ra đời và phát triển trên cơ sở chí quái nhưng khác

với chí quái ở chỗ tác giả truyền kì sử dụng hư bút một cách hồn tồn chủ
động, có ý thức. Nếu cơng việc của chí qi là biên chép nhằm lưu lại cho đời
một chuyện lạ có ý nghĩa răn khuyên thì cơng việc chủ yếu của truyền kì lại là
sáng tác, mượn câu chuyện hiếm thấy để gửi gắm tâm sự của người cầm bút
(Trần Nghĩa, 1997a, tr.11).

Trong cơng trình Nghiên cứu so sánh “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì
mạn lục”, nhà nghiên cứu Trần Ích Ngun phân chia tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam
thành năm loại: truyền thuyết thần thoại, tiểu thuyết truyền kì, lịch sử diễn nghĩa,
tiểu thuyết bút kí và tiểu thuyết hiện đại. Ơng đã liệt kê các tác phẩm truyền kì được
in trong Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san: Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân
phả, Thánh Tơng di thảo, Việt Nam kì phùng sự lục. Ngồi ra, theo ơng, Đại Nam kì
truyện, Tân truyền kì lục, Hội chân biên cũng là tiểu thuyết truyền kì. Trong bài báo
Từ truyền kì Trung Quốc đến truyền kì Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc An
cũng xác định các tác phẩm như Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả, Tân truyền kì
lục, Truyền kì tân lục… là tiểu thuyết truyền kì. Sách Kho tàng truyện truyền kì Việt
Nam bao gồm 83 truyện truyền kì tiêu biểu. Các truyện trong sách này được Vũ
Ngọc Khánh, Nguyễn Quang Ân chọn lọc từ Tang thương ngẫu lục, Truyền kì mạn


17
lục, Công dư tiệp ký, Kiến văn tiểu lục, Hát đông thư dị, Vũ trung tùy bút, Thánh
Tông di thảo, Tân truyền kì lục, Lan Trì kiến văn lục, Sơn cư tạp thuật.
Một số nhà nghiên cứu gọi các tác phẩm thường được xem là truyền kì là
truyện ngắn trung đại. Trong bài viết Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sách văn
học (sách Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam), nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Na cho rằng:
Truyền kì nếu đứng riêng, là một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do
các nhân vật, tình tiết, kết cấu… của truyện phần lớn là lạ kì đặc biệt, nên
người ta gọi chúng là truyền kì. Nhưng đứng trong cụm từ “Truyền kì mạn lục”

thì, “truyền kì” làm định ngữ, chỉ tính chất của thể “mạn lục” – một thể tự sự
viết tự do, tùy hứng theo ý đồ sáng tác của tác giả, không bị câu thúc bởi bất kì
một lí do nào cả (Nguyễn Đăng Na, 2006, tr.212).

Trong Văn học trung đại Việt Nam: thể loại, con người, ngôn ngữ, nhà nghiên
cứu Đinh Thị Khang phân chia văn học trung đại thành văn học chức năng (chức
năng hành chính, chức năng tơn giáo, chức năng nghi lễ tập tục) và văn học nghệ
thuật. Trong đó, truyền kì là một thể loại quan trọng của văn học nghệ thuật. Nhà
nghiên cứu này cũng gọi các tác phẩm của Truyền kì mạn lục là truyện ngắn truyền
kì, truyện ngắn nghệ thuật, tác phẩm văn học kì ảo. Trong bài viết Thi pháp truyện
ngắn trung đại Việt Nam (sách Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa),
nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng:
Khái niệm truyện ngắn trung đại là một khái niệm rất tương đối của khoa
nghiên cứu văn học hiện đại áp dụng cho thực tế văn học thời trung đại. Thời
trung đại chưa hề biết đến khái niệm này. Thay vì dùng một khái niệm có tính
chất khái qt, người xưa có tên gọi riêng cho mỗi cuốn sách (chí, lục, phả,
bút, tùy bút, kí, kí sự, thuyết…). Ngay trong một cuốn sách lại có những tác
phẩm khơng hồn tồn giống nhau về đặc trưng thể loại (Trần Nho Thìn, 2008,
tr.143).

Ơng đã dựa vào cốt truyện để phân loại truyện ngắn trung đại theo ba nhóm
chính: nhóm tác phẩm lấy cốt truyện từ chính sử (Truyện Trâu Canh ở xã Tử Trầm
trong Cơng dư tiệp kí…), nhóm tác phẩm vay mượn cốt truyện Trung Quốc (Mộc
miên thụ truyện trong Truyền kì mạn lục…), nhóm tác phẩm có cốt truyện hư cấu
thuần túy Việt Nam. Ngồi ra, ơng đã tiến hành phân tích thi pháp truyện ngắn trung


18
đại trên cơ sở xác định hai loại truyện chủ yếu, viết về hai nhóm nhân vật chính:
loại truyện viết về các nhân vật lịch sử, các mẫu hình nhân cách cao thượng, những

kiểu “thánh nhân”, “dị nhân” có nét phi thường, kì vĩ; loại truyện viết về những
người bình thường, con người tự nhiên kiểu “phàm nhân”. Như vậy, khái niệm
truyện ngắn trung đại chỉ một đối tượng tác phẩm rộng rãi, bao gồm các tác phẩm
thường được xem là bút kí, chí qi, truyền kì. Ơng cũng đánh giá Truyền kì mạn
lục (Nguyễn Dữ) là tác phẩm truyền kì tiêu biểu nhất. Trong cuốn Truyện ngắn –
những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng xác
định các tác phẩm truyền kì là truyện ngắn dân tộc hình thành trong buổi đầu tiên
của lịch sử thể loại.
Ngoài những tên gọi phổ biến như trên, các tác phẩm thuộc phạm vi nghiên
cứu của chúng tơi cịn có một số tên gọi khác. Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân xem
Thánh Tông di thảo là một tập truyện kí tự sự, là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành
của văn tự sự ở Việt Nam (sách Khảo và luận một số thể loại tác gia – tác phẩm
văn học trung đại Việt Nam, tập 1). Nhà nghiên cứu này cũng xác định các tác phẩm
truyền kì là một loại văn (sách Khảo và luận một số thể loại tác gia – tác phẩm văn
học trung đại Việt Nam, tập 2). Trong bài viết Tìm hiểu các dạng truyện kì ảo trong
văn học cổ trung đại và cận đại Đông Tây (thuộc sách Những vấn đề lý luận và lịch
sử văn học), nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã xác định văn học Việt Nam có
dịng văn học kỳ ảo với số lượng tác phẩm phong phú. Trong bài viết Thể loại
truyện kì ảo Việt Nam trung đại – quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm,
nhà nghiên cứu Vũ Thanh cũng dùng khái niệm truyện kì ảo thời trung đại để chỉ
chung các loại truyện như u linh, chích qi, truyền kì, chí dị. Vương Tiểu Thuẫn
chia tiểu thuyết cổ của Việt Nam thành bốn loại: truyền kì tiểu thuyết, lịch sử tiểu
thuyết, bút kí tiểu thuyết, thần thoại tiểu thuyết (Vương Tiểu Thuẫn, 2000). Trong
đó, các truyền kì tiểu thuyết cịn được gọi là các đoản thiên bằng văn ngôn. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Dân gọi chung các tác phẩm Lĩnh Nam chích qi, Truyền
kì mạn lục… của Việt Nam, Liêu trai chí dị của Trung Hoa là văn xi huyễn tưởng.
Từ “huyễn tưởng” ở đây được dùng để chỉ một hình thái nhận thức thẩm mĩ dùng
thủ pháp kết hợp hư và thực để thể hiện tư tưởng của nhà văn (Nguyễn Văn Dân,



19
1984). Trong cơng trình Truyện ký Việt Nam trong thư tịch cổ, nhà nghiên cứu Lâm
Giang, Nguyễn Văn Tuân xác định truyện truyền kì là những tác phẩm có những
tình tiết li kì được viết ra để khuyên răn người đời, gửi gắm tâm sự của người viết.
Các truyện truyện truyền kì này cùng với truyện chí qi, truyện bút kí hay tạp kí,
truyện lịch sử, truyện hài hước châm biếm, truyện cơng án, truyện sự tích được gọi
chung là truyện ký.
Qua quá trình khảo sát cách dùng khái niệm “truyền kì” và cách gọi tên thể
loại/thể tài của các tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà
nghiên cứu đã có nhiều cách gọi tên, phân loại khác nhau. Điều này xuất phát từ cái
nhìn đa chiều của các nhà nghiên cứu đối với văn chương và sự không thuần nhất
về tên gọi, đặc điểm của các truyện, tập truyện trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, khái
niệm “truyền kì” được số đơng nhà nghiên cứu đề cập.
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Trong Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại: Những vấn đề văn xi tự sự,
khi xác định tiến trình văn xi tự sự Việt Nam trung đại, nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Na đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của truyền kì như sau:
-Thế kỉ X – XIV
Các tác phẩm văn học ra đời dựa vào văn học dân gian (Lĩnh Nam chích
quái...) và văn học chức năng (Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam
Tổ thực lục…). Nội dung chủ yếu của các tác phẩm này là khẳng định nước Việt là
một quốc gia độc lập. Các tác phẩm này sử dụng nhiều mơ típ kì ảo của văn học
dân gian, là cơ sở cho sự ra đời của truyền kì.
-Thế kỉ XV – XVI
Truyện truyền kì xuất hiện, tạo nên sự thành công vượt bậc của văn xuôi tự sự
trung đại. Các tác phẩm tiêu biểu là Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh Tông di
thảo (Lê Thánh Tông ?)… đã lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh,
dùng hình thức kì ảo làm phương tiện chuyển tải nội dung. Đặc biệt, Nguyễn Dữ đã
“phát hiện ra con người có sức mạnh làm chúa tể mn lồi” (Nguyễn Đăng Na,
2007, tr.21) và cùng với Lê Thánh Tông “đưa người đọc vào một thế giới diệu

huyền của tình yêu” (Nguyễn Đăng Na, 2007, tr.22).


20
-Thế kỉ XVIII – XIX
Văn học đề cao sự phản ánh hiện thực. Một số tác phẩm thể hiện kì vọng
“canh tân” truyền kì như Truyền kì tân phả, Tân truyền kì lục… Tác phẩm đã tăng
cường việc phản ánh hiện thực, lịch sử; giảm bớt việc sử dụng các yếu tố kì ảo. Sự
phóng khống, huyền ảo của truyền kì bị giảm sút. Bên cạnh đó, số lượng các tác
phẩm truyền kì cũng bị suy giảm.
Theo nhà nghiên cứu Đinh Thị Khang, văn học thế kỉ XV – XVII có thành tựu
tiêu biểu nhất là truyền kì với các tác phẩm tiêu biểu là Thánh Tông di thảo và
Truyền kì mạn lục. Trong bài viết Từ truyền kì Trung Quốc đến truyền kì Việt Nam,
nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc An đã khái quát bước đi của truyền kì Trung Quốc: từ
thần thoại (tiên Tần), chí quái (Lục triều) đến truyền kì (đời Đường) với thời gian
rất dài. Truyền kì Việt Nam cũng có bước đi tương tự: đi từ thần thoại, chí qi đến
truyền kì với thời gian được rút ngắn lại. Ở thời nhà Trần (1255-1400), Việt điện u
linh (Lý Tế Xuyên) ghi chép về những nhân vật, sự kiện lịch sử… Đời Lê (14281789), Lĩnh Nam chích quái ghi chép các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết…
Các tác phẩm này đã tạo nên nền móng vững chắc cho thể loại truyền kì. Sự xuất
hiện của Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) tạo nên sự mở đầu cho truyền kì Việt
Nam. Về sau, hàng loạt các tác phẩm truyền kì ra đời. Giai đoạn nửa sau thế kỉ
XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX, tác phẩm truyền kì tiêu biểu là Truyền kì tân phả
(Đồn Thị Điểm), Việt Nam kì phùng sự lục (khuyết danh)… Nhà nghiên cứu này
khẳng định Truyền kì mạn lục là tác phẩm truyền kì có nội dung, nghệ thuật đặc sắc
nhất trong số các tác phẩm truyền kì Việt Nam.
Nhiều nhà nghiên cứu khác đã khẳng định Truyền kì mạn lục đánh dấu sự phát
triển đến đỉnh cao của truyền kì “Truyền kì mạn lục được xem là quyển truyền kì
đầu tiên trong văn học viết của ta và cũng là quyển hay nhất so với những quyển
cùng loại được viết sau này…” (Lê Trí Viễn, 2002, tr.114). Trước khi tác phẩm này
ra đời, văn học đã có bước chuẩn bị bằng thần thoại, truyền thuyết, chí qi…

Truyền kì mạn lục ra đời đã góp phần tạo nên sự xuất hiện của hàng loạt các tác
phẩm truyền kì. Về sau, các tác phẩm truyền kì khơng cịn giữ được sự đặc sắc về
nghệ thuật. Như vậy, các nhà nghiên cứu đều cho rằng truyền kì có sinh mệnh thể


21
loại: có giai đoạn khởi đầu, manh nha; phát triển rực rỡ; suy thối. Mặc dù truyền kì
Việt Nam sau này khơng cịn giữ được vị trí đỉnh cao của thể loại nhưng nó đã làm
một chiếc cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết và dấu vết ảnh hưởng của
nó vẫn kéo dài cho tới văn học đương đại.
Quá trình hình thành và phát triển của truyền kì cịn được phân tích và đề cập
bởi nhiều nhà nghiên cứu khác. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định Việt điện u
linh chép chuyện của những “hạo khí anh linh”; Lĩnh Nam chích quái chép lại
những thiên thần thoại cổ và truyện cổ tích; Truyền kì mạn lục bắt đầu phản ánh
những câu chuyện xảy ra hằng ngày trong xã hội phong kiến (Phan Cự Đệ, 2006).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa Việt điện u
linh, Lĩnh Nam chích quái, Thánh Tơng di thảo, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Nam,
2002). Nhà nghiên cứu B.L. Riftin nghiên cứu về các bước đi của tiểu thuyết cổ
điển Việt Nam (Riftin, 2012). Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng chỉ ra các nguồn gốc
hình thành nên truyền kì Trung Quốc và Việt Nam (Bùi Việt Thắng, 2000).
Khi viết về quá trình hình thành và phát triển của truyền kì Việt Nam, một số
nhà nghiên cứu đã đề cập sự ảnh hưởng của truyền kì Trung Hoa đến truyền kì Việt
Nam. Trong đó, sự tương đồng và khác biệt của Truyền kì mạn lục (Việt Nam) và
Tiễn đăng tân thoại (Trung Hoa) luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà
nghiên cứu. Truyền kì Trung Hoa khơng chỉ ảnh hưởng đến truyền kì Việt Nam mà
cịn ảnh hưởng đến truyền kì các nước khác như Nhật Bản, Triều Tiên…
Nhìn chung, các tác giả truyền kì Việt Nam đã có một sự tiếp thu truyền kì
Trung Hoa một cách linh hoạt và sáng tạo. Đặc biệt, các nhà văn đã gắn chặt truyền
kì với hiện thực, lịch sử, con người Việt Nam. Truyền kì Việt Nam còn là sự kế thừa
sâu sắc các tác phẩm, các yếu tố của văn học dân gian nước nhà. Truyền kì Việt

Nam đã khẳng định vai trị của thể loại trong dòng chảy văn học nước nhà bằng
hàng loạt các tác phẩm thể hiện sự vận động và biến đổi khơng ngừng, có đỉnh cao
và sự thối trào.
1.1.1.3. Đặc trưng
Với tư cách là một thể loại văn học, truyền kì đã có sự định hình những đặc
trưng về mặt nội dung và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu S.Iu.Nekliudov khẳng định
truyền kì là những truyện kể về những điều kì diệu, huyền bí của cuộc sống và sinh


22
tồn (Nekliudov, 2007). Trong cơng trình Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, nhà
nghiên cứu Lã Nhâm Thìn đã dành một chương để nói về thể loại truyền kì và tác
phẩm Truyền kì mạn lục. Theo ơng, truyện truyền kì là một thể loại văn xi nghệ
thuật độc đáo, kể về những chuyện kì lạ được truyền tụng. Nhân vật chủ yếu của
truyền kì là người, ma quỷ. Nội dung chủ yếu của truyền kì là tình yêu nam nữ. Một
trong các tiêu chí bắt buộc của truyền kì là tác phẩm phải phản ánh các yếu tố kì ảo.
Trong cuốn Văn hóa tính dục ở Việt Nam thế kỉ X-XIX, nhà nghiên cứu Phạm Văn
Hưng khẳng định sự đề cập, miêu tả vấn đề tính dục rất táo bạo, phóng túng trong
truyền kì. Vì Nho giáo cấm đốn, răn đe nữ sắc nên một số tác phẩm truyền kì như
Truyền kì mạn lục có những lời bình mang đậm tinh thần Nho giáo.
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử (sách Thi pháp văn học trung đại Việt
Nam), truyền kì kể những việc khác thường và là sự kết hợp của tài viết sử, tài làm
thơ, tài nghị luận, “cái gọi là truyền kì, chủ yếu là truyền cái kì trong tình yêu nam
nữ và cái kì trong thế giới thần linh, ma quỷ” (Trần Đình Sử, 2005, tr.294). Về nghệ
thuật, truyền kì đã tạo nên phong cách riêng của mình. Cốt truyện của truyền kì có
thắt nút, phát triển và mở nút. Nhiều truyện chỉ gói gọn trong một giấc mơ, một
cuộc kì ngộ. Bố cục truyện truyền kì thường là mở đầu giới thiệu nhân vật, tên họ,
q qn, tính tình, phẩm hạnh. Kế đó là kể chuyện kì ngộ. Phần kết kể lí do kể
chuyện. Nhân vật chủ yếu là nhân vật đời thường: thư sinh, con bn, thiếu nữ…
Thậm chí, các nhân vật kì ảo cũng thể hiện khía cạnh đời thường như thần thánh

ham danh lợi, các nàng ma đa tình… Thời gian trong truyện là thời gian lịch sử ước
lệ; thời gian thần thoại, vĩnh hằng; thời gian truyện khép kín. Lời văn của truyền kì
rất uyển chuyển, có sự kết hợp của văn xuôi, văn biền ngẫu, thơ.
Nhà nghiên cứu Đinh Phan Cẩm Vân đã khẳng định “truyền kì có nghĩa là
truyền đi một sự lạ” (Đinh Phan Cẩm Vân, 2011, tr.54). Theo nhà nghiên cứu này,
thể loại truyền kì bắt nguồn từ Trung Hoa. Sự định hình thể loại của truyền kì Trung
Hoa diễn ra vào đời Đường (617 – 907). Đời Đường đánh dấu một thời kì hội tụ
nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như kinh tế cực thịnh, tam giáo đồng
nguyên, chế độ thi cử chuộng thơ ca, sự phát triển của các ngành nghệ thuật…
không chỉ làm nảy sinh một thời đại thơ ca rực rỡ mà cịn giúp cho văn xi như


23
truyền kì định hình thể loại và khẳng định vị thế của mình. Ở thời kì này, nhiều
thành phố lớn xuất hiện như Trường An, Lạc Dương, Dương Châu, Thành Đơ…
Việc bn bán, trao đổi hàng hóa trong và ngồi nước phát triển cao nhất so với các
giai đoạn trước đó. Tầng lớp thị dân ngày càng lớn mạnh. Tầng lớp này có đời sống
khá tự do so với nơng dân. Thị dân đòi hỏi những tác phẩm văn học ít gắn bó với
đạo lí thánh hiền và phải gắn bó nhiều hơn với cuộc sống thực, với những vấn đề
tình cảm, bản năng của con người… Chính vì vậy, truyền kì xuất hiện ngày càng
nhiều để đáp ứng nhu cầu của thị dân và được họ yêu thích. Truyền kì nói nhiều về
những tài tử giai nhân, những mối tình thư sinh và mĩ nữ, những anh học trị nghèo
lên kinh ứng thí… Qua đó, truyền kì đã miêu tả, bênh vực cho tình u trai gái, giấc
mộng cơng danh, những đổi thay trong chớp mắt của đời người. Như vậy, mặc dù
cái “kì” trong truyền kì có nguồn gốc từ thể loại chí quái, từ đời sống của người
nông dân nhưng đến đời Đường đã được chắp cánh bởi tầng lớp thị dân. Cái “kì”
trong truyền kì khơng chỉ nằm ở nội dung mà còn ở tư tưởng, ở nghệ thuật. Truyền
kì Việt Nam đã tiếp nhận một cách sáng tạo một số mơ típ của truyền kì Trung Hoa
như mơ típ hơn nhân khác thường (người lấy tiên; người chung sống với hồn phách;
người chung sống với tinh lồi vật, hồn cây cỏ), mơ típ nhập mộng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na khẳng định truyền kì “dùng hình thức kì ảo
làm phương thức chuyển tải nội dung” (Nguyễn Đăng Na, 2007, tr.20). Trong
truyện truyền kì, khơng gian vô định, thời gian vĩnh hằng, nhân vật biến huyễn khôn
lường. Tất cả đã tạo nên một thế giới truyền kì vừa ảo vừa thực, vừa cao thượng vừa
thấp hèn. Đặc biệt, truyện truyền kì hay sử dụng các mơ típ của văn học dân gian.
Tuy nhiên, truyền kì sử dụng những gì được kế thừa nhằm mục đích của mình:
Trên con đường văn học hóa truyện dân gian, các tác gia truyện thế tục
đã tìm được cho mình một hình thức nghệ thuật phù hợp với yêu cầu và tâm lí
thời đại – hình thức truyền kì. Dưới hình thức truyền kì, người cầm bút có thể
trực diện với hiện thực đương thời và dễ dàng lách vào những miền cấm kị
(Nguyễn Đăng Na, 2007, tr.37, 38).

Luận án Truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại (Nhìn từ phương diện tổ
chức cốt truyện và xây dựng nhân vật) của Đỗ Thị Mỹ Phương đã phân tích cốt
truyện và nhân vật của các tác phẩm truyền kì. Nếu nhìn tổ chức cốt truyện từ kết


24
cấu cốt truyện, truyền kì có cốt truyện tuyến tính, lồng ghép, lắp ghép, hồi cố. Nếu
nhìn tổ chức cốt truyện từ điểm nhìn trần thuật, truyền kì có sự trần thuật theo ngôi
thứ nhất và ngôi thứ ba. Truyền kì vừa có sự hỗn dung các hình thức lời văn nghệ
thuật vừa có xu hướng dùng ngơn ngữ văn xi đơn nhất. Về nhân vật, truyền kì có
nhân vật kì ảo và nhân vật bình phàm. Nhân vật trong truyền kì được xây dựng theo
nhiều phương thức khác nhau: kết hợp thực - ảo, tiếp cận nhân vật từ nhiều quan
điểm, góc độ, tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách. Nhà nghiên cứu này cũng
phân tích đặc điểm của người kể chuyện trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam
trong bài viết Người kể chuyện trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam.
Truyền kì Việt Nam đã có sự định hình thể loại về cả mặt nội dung và nghệ
thuật. Truyền kì thường viết về các nhân vật đời thường. Truyền kì phản ánh vấn đề
cơ bản nhất của các nhân vật là tình yêu nam nữ. Nhìn chung, cho dù viết về loại

nhân vật nào của cuộc sống đời thường, truyền kì ln muốn truyền cái “kì” đến với
người đọc. Về nghệ thuật, truyền kì đã tạo nên phong cách riêng của mình. Cốt
truyện của thể loại này có thắt nút, phát triển và mở nút. Truyền kì có thời gian và
khơng gian vơ định, nhân vật biến hóa phi phàm, nhiều mơ típ kì ảo của văn học
dân gian… Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật độc đáo đã tạo nên truyền kì –
một thể loại văn xuôi độc đáo của văn học Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc độ tác phẩm
Với vai trị là tác phẩm khởi đầu và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của truyền
kì Việt Nam, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) được đề cập hoặc phân tích nhiều lần
trong nhiều bài viết, sách, luận án... Trong Giáo trình văn học trung đại Việt Nam
(Lê Trí Viễn chủ biên), Truyền kì mạn lục được khái quát những vấn đề tiêu biểu
nhất về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm này phê phán những bất công của xã hội
phong kiến đang suy thoái, đề cao thái độ “lánh đục về trong”, đề cập đến tình u
đơi lứa và phản ánh khát vọng hạnh phúc của con người cá nhân, thể hiện một tinh
thần dân tộc mạnh mẽ đồng thời thể hiện sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến trong
tác giả. Về nghệ thuật, Truyền kì mạn lục vừa có tính chất luận thuyết vừa có nhiều
bài thơ trữ tình. Trong Văn học Việt Nam – Văn học trung đại những cơng trình
nghiên cứu, bài viết Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong “Truyền kì mạn lục”


25
của Nguyễn Dữ của Nguyễn Phạm Hùng đã khẳng định các yếu tố hoang đường kì
ảo trong tác phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhận thức cuộc sống thực tế của
con người. Nó chủ yếu là phương tiện nghệ thuật chứ khơng cịn là mục đích miêu
tả. Trong Văn học trung đại Việt Nam: thể loại, con người, ngơn ngữ, nhà nghiên
cứu Đinh Thị Khang có bài viết Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục” khẳng định tác
phẩm này có tiếng nói phê phán hiện thực xã hội, tiếng nói cảm thơng với số phận
người phụ nữ và khát vọng tình u, hạnh phúc lứa đơi. Tác phẩm này sử dụng
nhiều yếu tố kì ảo, chất luận thuyết, sử dụng nhiều thể tài như văn xuôi, thơ, văn
biền ngẫu. Nhà nghiên cứu Lê Văn Tấn quan tâm đến loại hình tác giả nhà nho ẩn

dật và số phận người phụ nữ trong tác phẩm Truyền kì mạn lục qua các bài viết
“Truyền kì mạn lục” và sự thể hiện tư tưởng ẩn dật của Nguyễn Dữ, Thể nghiệm lối
sống ẩn dật của Nguyễn Dữ qua truyện “Từ Thức lấy vợ tiên”, Quan điểm chính trị
và lối sống ẩn dật của Nguyễn Dữ qua “Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi
Na”, Số phận người phụ nữ trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ: nghiên cứu
trường hợp Vũ Thị Thiết và Nhị Khanh, Nhà nho Nguyễn Dữ: trong tư cách là
người phê bình (Lê Văn Tấn, 2019)…
Một số nhà nghiên cứu khác quan tâm tác giả, bản dịch và một số vấn đề khác
của Truyền kì mạn lục. Tiêu biểu là:
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã có bài viết “Truyền kì mạn lục” có 20
hay 22 truyện ? và khẳng định bản ghi 20 truyện là chính xác nhất (Nguyễn Đăng
Na, 2006).
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Châu quan tâm đến vấn đề thời gian của
Truyền kì mạn lục qua bài viết Cấu trúc phức của thời gian trần thuật trong
“Truyền kỳ mạn lục” (Nguyễn Kim Châu, 2013)
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam nghi vấn về vấn đề tên gọi của tác giả Nguyễn
Dữ hay Nguyễn Tự ? (Nguyễn Nam, 2002). Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hồng
cũng cho rằng nên có chú thích là Nguyễn Tự cho tác giả Truyền kì mạn lục trong
bài viết Vấn đề đọc tên tác giả “Truyền kì mạn lục” (Nguyễn Quang Hồng, 2003)
- Trong bài viết Một vài nghi vấn về bản “Truyền kì mạn lục” hiện đang lưu
hành, nhà nghiên cứu Vũ Tố Hảo khẳng định bản Truyền kì mạn lục đang lưu hành
có nhiều tác phẩm do người đời sau thêm vào (Vũ Tố Hảo, 1978)


×