Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚA_ĐẤU TRANH SINH HỌC ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

HỌC PHẦN: ĐẤU TRANH SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI

SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LÚA

GVHD: TS. Đặng Minh Qn

Nhóm
1. Nguyễn Thị Ngọc Trúc B1300904
2. La Hồng Trúc Ngân B1300947
3. Lê Thị Thúy Hằng B1300926
4. Lâm Vũ Cát Phượng B1300962
5. Nguyễn Nghị Luận B1300942
6. Mã Ngọc Nam B1300946
7. Phạm Thanh Quân B1300879
8. Phan Quốc Long B1300855
9. Lê Hà Ngọc Tiến B1407113
10. Lê Thị Thùy Hân B1501156
3/2016


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Minh Quân đã
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm chúng em thực hiện bài báo cáo. Bài báo
cáo đã cung cấp cho bản thân chúng em nhiều kiến thức quý báu và trải nghiệm vô cùng


mới mẻ.

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

i


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Mục lục
2 Lời nói đầu...................................................................................................................... 1
3 Nội dung đề tài................................................................................................................ 2
4 Kết luận......................................................................................................................... 67
5 Tài liệu tham khảo.........................................................................................................68
1

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

ii


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Danh mục hình
Hình 1 Sâu đục thân bướm 2 chấm...................................................................................5
Hình 2 Hình thái sâu đục thân bướm 2 chấm.....................................................................5
Hình 3 Vịng đời sâu đục thân lúa bướm 2 chấm...............................................................6
Hình 4 Telenomus sp.........................................................................................................7
Hình 5 Các lồi ong, ruồi ký sinh sâu đục thân bướm 2 chấm...........................................8
Hình 6 Nấm bột ký sinh Beauveria bassiana.....................................................................9

Hình 7 Kiến ba khoang.....................................................................................................9
Hình 8 Một số lồi thiên địch ăn thịt................................................................................10
Hình 9 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu...............................................................................11
Hình 10 Các giai đoạn sâu đục thân 5 vạch đầu nâu.......................................................12
Hình 11 Sâu đục thân năm vạch đầu đen..........................................................................13
Hình 12 Loại ong thuộc họ Sceliodae.............................................................................14
Hình 13 Sâu đục thân cú mèo...........................................................................................15
Hình 14 Nhộng của sâu đục thân cú mèo.........................................................................16
Hình 15 Ong thuộc họ Sceliodae.....................................................................................16
Hình 16 Sâu cuốn lá nhỏ.................................................................................................17
Hình 17 Vịng đời sâu cuốn lá nhỏ..................................................................................18
Hình 18 Ong kén nhỏ......................................................................................................19
Hình 19 Ong cự............................................................................................................... 19
Hình 20 Ong đa phơi.......................................................................................................19
Hình 21 Sâu cuốn lá lớn..................................................................................................20
Hình 22 Vịng đời sâu cuốn lá lớn....................................................................................21
Hình 23 Chuồn chuồn kim..............................................................................................21
Hình 24 Con đi kìm.....................................................................................................22
Hình 25 Châu chấu..........................................................................................................22
Hình 26 Kiến ăn thịt........................................................................................................24
Hình 27 Nhện Lycosa......................................................................................................24
Hình 28 Nhện lùn............................................................................................................24
Hình 29 Nấm Metarhizium.............................................................................................25
Hình 30 Kiến ba khoang và ong ký sinh..........................................................................26
Hình 31 Một số lồi thiên địch của sâu khoang................................................................27
Hình 32 Muỗi hành thành trùng......................................................................................28
Hình 33 Các giai đoạn của muỗi hành..............................................................................29
Hình 34 Triệu trứng cọng hành........................................................................................30
Hình 35 Một số lồi thiên địch của muỗi hành................................................................30
Hình 36 Padan 4G và Patox............................................................................................31

Hình 37 Sâu phao............................................................................................................32
Hình 38 Một số giai đoạn của sâu phao...........................................................................32
Hình 39 Ruộng lúa bị nhiễm sâu phao.............................................................................33
Hình 40 Sâu gai................................................................................................................ 34
Hình 41 Các giai đoạn phát triển của sâu gai..................................................................35
Hình 42 Sâu gai trên đồng ruộng......................................................................................36
Hình 43. Thiên địch của các lồi sâu gai..........................................................................37
Hình 44 Vịng đời sâu đàn................................................................................................38
Hình 45 Một số giai đoạn phát triển của sâu đàn.............................................................38
Hình 46 Lúa bị sâu đàn tấn cơng......................................................................................39
Hình 47 Thả vịt con vào ruộng.........................................................................................39
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

iii


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Hình 48 Thuốc trừ sâu suco 5EC....................................................................................40
Hình 49 Một số lồi bọ hung thường gặp .......................................................................41
Hình 50 Nhện gié............................................................................................................42
Hình 51 Triệu trứng nhện gié gây hại trên bơng...............................................................43
Hình 52 Triệu trứng vết hại nhện gié trên gân lá và bông lúa trổ.....................................43
Hình 53 Nhện đỏ..............................................................................................................44
Hình 54 Vịng đời ốc bươu vàng.....................................................................................46
Hình 55 Lúa bị ốc bươu vàng đẻ trứng.............................................................................47
Hình 56 Đặc điểm hình thái của rầy zigzag......................................................................48
Hình 57 Đặc điểm hình thái của ruồi đục lá....................................................................49
Hình 58 Đặc điểm hình thái Ruồi đục nõn......................................................................50
Hình 59 Một số triệu trứng gây hại của ruồi đục nõn trên cây lúa...................................51

Hình 60 Đặc điểm hình thái bọ xít hơi.............................................................................52
Hình 61 Ổ trứng bọ xít hơi...............................................................................................53
Hình 62 Bọ xít hơi chích hút trên lúa...............................................................................53
Hình 63 Vết chích hút của bọ xít hơi trên hạt lúa.............................................................53
Hình 64 Chuột đồng.........................................................................................................54
Hình 65 Đặc điểm hỉnh thái sâu pháo mới và triệu trứng gây hại trên lúa.......................57
Hình 66 Muồm muỗm......................................................................................................58
Hình 67 Dế nhảy..............................................................................................................58
Hình 68 Bọ rùa................................................................................................................. 59
Hình 69 Đặc điểm hình thái rầy nâu.................................................................................61
Hình 70 Rầy nâu trên lúa.................................................................................................62
Hình 71 Hiện tượng “ cháy rầy”.......................................................................................63
Hình 72 Trứng rầy lưng trắng...........................................................................................64
Hình 73 Rầy lưng trắng trưởng thành...............................................................................64
Hình 74 Rầy lưng trắng trên cây lúa................................................................................65

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

iv


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

2

Lời nói đầu

Cây lúa ( Oryza sativa ) là một trong những cây lương thực quan trọng trong cuộc sống
con người. Trên thế giới có khoảng một nửa dân số sử dụng lúa gạo và các sản phẩm chế
biến từ lúa gạo cho nhu cầu lương thực hằng ngày. Châu Á là nơi sản xuất và tiêu thụ hơn

90% sản lượng gạo trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc, sản xuất lúa gạo trong nền
nơng nghiệp trên tồn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng hiện nay đóng vai trị vơ
cùng quan trọng và cấp thiết.
Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang có những tiến bộ vượt bậc trong việc nâng
cao năng suất lúa gạo cũng như thâm canh tăng vụ để nhằm phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới . Điều đó đã tạo cơ hội cho sự bùng phát nhiều
dịch hại kèm theo đó là việc sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật với nhiều nguy
cơ không lường trước được về mơi trường, cân bằng sinh học… Trước tình hình đó, biện
pháp sinh học hay nói cách khác là việc vận dụng mối quan hệ ký sinh vật chủ để tiêu
diệt hoặc làm giảm bớt những sinh vật gây hại được quan tâm hơn bao giờ hết với những
ưu điểm vượt trội an tồn cho mơi trường. Biện pháp sinh học nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, phát triển nhằm góp
phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hóa học… Áp
dụng kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch phát triển. Bên cạnh
đó, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác
dụng trừ dịch hại, tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi
sinh vật để phịng trừ sâu hại cây trồng.
Trên cơ sở đó, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về các lồi sâu hại gây bệnh trên
lúa hiện nay cùng với các biện pháp phịng trừ mà trong đó đặc biệt là các biện pháp sinh
học nhằm bảo vệ môi trường mà trên hết là tìm hiểu các lồi thiên địch có lợi. Nhóm
chúng em đã thực hiện đề tài “ Sâu hại và thiên địch trên cây lúa” .

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

1


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

3 Nội dung đề tài

3.1 Thống kê các loài sâu hại và thiên địch nhóm tổng hợp
STT Sâu hại
1

Tên Việt Nam
Sâu đục thân bướm hai
chấm

Thiên địch
Tên Khoa học
Scirpophaga
incertulas

Tên Việt Nam
Các loài ong thuộc họ Sceliodae,
Trichogrammatidae

2

Sâu đục thân năm vạch đầu Chilo suppressalis
nâu

Các loài ong thuộc họ Sceliodae,
Trichogrammatidae

3

Sâu đục thân năm vạch đầu Chilo polychrysus
đen


Các loài ong thuộc họ Sceliodae,
Trichogrammatidae

4

Sâu đục thân cú mèo

Sesamia inferens

Các loài ong thuộc họ Sceliodae,
Trichogrammatidae

5

Sâu cuốn lá nhỏ

Cnaphaclocrocia
medinalis

Ong và nấm ký sinh, Bọ cánh
cứng ba khoang, dế nhảy, chuồn
kim, đi kìm…

6
7

Sâu cuốn lá lớn
Châu chấu

Chuồn chuồn kim

Nhện Lycosa, Nhện lùn, chim,
ếch

8

Sâu cắn gié

Parnara guttata
Oxya chinensis
Thunberg Oxya velox
Fabr
Mythimna separata

9

Sâu Khoang

Spodoptera litura

10 Sâu sừng
11 Sâu năn hay muối hành

12 Sâu phao
13 Sâu gai hay bọ gai
14 Sâu keo hay sâu đàn
15 Bọ hung

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Ong ký sinh, nhện, kiến, vi

khuẩn và nấm
Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ
cánh cứng
Ong kí sinh: Cotesia
prodeniae, Telenomus remus

Melanitis leda ismene
Orseolia oryzae
Các loài ong thuộc họ
Platygasteridae, Encyrtidae,
Pteromalidae
Nymphula
Cào cào, bọ rùa
depunctatus
Dicladispa armigera Ong mắt đỏ
Spodoptera mauritia Ong ký sinh, nhện, kiến, vi
khuẩn và bọ cánh cứng
nấm Metarrinirum anisopliae ký
sinh
2


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

16 Nhện gié
17 Nhện đỏ
18 Ốc bươu vàng
19 Rầy điện quang hay rầy
bơng
20 Ruồi đục lá

21 Ruồi đục nõn
22 Bọ xít hơi

Steneotarsonemus
Ong kí sinh, nấm, vi khuẩn
spinki
Tetranychus urticae
nhện ăn thịt
Pomacea canaliculata Cá, chim
Recilia dorsalis
Hhydrellia griseola
Hydrellia philippina
Leptocorisa acuta

23 Chuột đồng
24 Sâu đục bẹ
25 Sâu phao mới đục bẹ

Rattus argentiventer
Chưa có

26 Sâu đo xanh
27 Sâu cắn chẽn

Anomis flava
Spodoptera mauritia

28 Rầy nâu
29 Rầy lưng trắng
30 Rầy xanh đuôi đen


Nilaparvata lugens
Sogatella furcifera
Nephottetis virescens

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

Các loài ong thuộc họ
Scelionidae, nhện ăn thịt, Nấm
Chim, cú mèo, rắn
Metioche vittaticollis,
Conocephalus longgipennis,
Coccinella septempunctata
Ruồi họ Tachinidae, ong
Braconidae, Eulopidae và
Chalcididae.

3


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

3.2 Các giai đoạn gây hại của sâu trên cây lúa
3.2.1 Sâu hại cây lúa ở giai đoạn tăng trưởng
1. Ruồi đục lá: Hydrella griseola (Fallen)
2. Sâu phao: Nymphula depunctalis (Guenée)
3. Sâu phao mới đục bẹ
4. Bù lạch hay bọ trĩ: Stenchaetothrips oryzae (Bagnal)
5. Muỗi hành hay sâu năn: Orseolia oryzae (Wood-Mason)
6. Sâu keo hay sâu đàn: Spodoptera mauritia (Boisduval)

7. Cào cào xanh: Oxya chinensis (Thunberg)
8. Sâu cuốn lá nhỏ: Cnaphlocrosis medinalis Guenée
9. Các loài sâu đục thân:
9.1 Sâu đục thân bướm hai chấm (Scirpophaga incertulas)
9.2 Sâu đục thân năm vạch đầu nâu (Chilo suppressalis)
9.3 Sâu đục thân năm vạch đầu đen (Chilo polychrysus)
9.4 Sâu đục thân cú mèo (Sesamia inferens)
10. Bọ xít đen: Scotinophara coartata (Fabricius)
11. Bọ gai: Dicladispa armigera (Oliver)
12. Sâu sừng: Melanitis leda ismene (Cramer)
13. Sâu cuốn lá lớn: Parnara guttata Bremer & Grey
14. Rầy nâu: Nilaparvata lugens (Stal)
15. Rầy lưng trắng: Sogatella furcifera (Horvath)
16. Rầy xanh đuôi đen Nephottetis virescens
17. Rầy zigzag: Recilia dorsalis (Motschulsky)
3.2.2 Sâu hại từ giai đoạn trổ đến chín
18. Bọ xít hơi hay bọ xít dài: Leptocorisa acuta Thunberg
19. Nhện gié: Steneotarsonemus spinky (Smiley)
20. Ốc bươu vàng: Pomacea canaliculata (Lamarck)
21. Chuột đồng: Rattus argentiventer

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

4


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

3.3 Các loài sâu bệnh trên lúa
3.3.1 Sâu đục thân bướm 2 chấm ( sâu đục thân màu vàng)

- Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker
- Bộ: Lepidoptera
- Họ: Pyralidae

Hình 1 Sâu đục thân bướm 2 chấm

3.3.1.1 Đặc điểm hình thái
- Trứng đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô
lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen.
- Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn
chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.
- Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, cịn con đực có chân sau dài tới đốt
bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.
- Con trưởng thành:
+ Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có
một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngồi cánh
có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.
+ Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lơng màu vàng
nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Hình 2 Hình thái sâu đục thân bướm 2 chấm

3.3.1.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời: từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19-250C có:
+ Thời gian trứng: 8-13 ngày.
+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày.
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

5



Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

+ Thời gian nhộng: 12-16 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.

Hình 3 Vịng đời sâu đục thân lúa bướm 2 chấm

- Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và
sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp, bị khua
động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h
sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân
bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho
sâu phát sinh gây hại.
- Cách gây hại:
+ Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm
dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên
trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.
+ Sâu non khi nở gặm phá chất keo và lông bao phủ trên ổ trứng hoặc đáy ổ trứng rồi
chui ra. Sâu non mới nở có thể bị lên lá nhả tơ rồi nhờ gió đung đưa mà bị sang cây
khác hoặc bị trực tiếp xuống dưới lá đục vào thân lúa. Đến tuổi 2 hoặc 3 sâu mới đục
thủng lóng đốt để xuống các đốt phía dưới.
+ Nếu lúa ở thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ vào đến nõn giữa phá hại làm
cho dảnh lúa bị héo, có khi sâu đục ăn bẹ phía ngồi sau đó đục vào nõn.
+ Nếu lúa sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò
xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép
trắng.
+ Sâu non qua đơng tới mùa xn hóa nhộng. Nhộng hóa trong gốc thân lúa ở dưới
mặt đất 1 - 2 cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa, chừa lại một lớp
biểu bì mỏng để khi vũ hóa đục chui ra.

+ Sâu đục thân phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 -30oC, độ ẩm trên
90%. Khả năng gây dảnh héo và bông bạc của sâu non từ một ổ trứng là 12 dảnh khi lúa
đẻ nhánh và 9,2 bông bạc khi lúa trỗ (khi mật độ ổ trứng thấp hơn 5 ổ/ m2).
- Lúa ở thời kì đẻ nhánh rộ, nhất là thời kì làm địng - trỗ là giai đoạn xung yếu với
sâu đục thân. Trong một năm sâu đục thân có 7 lứa trong đó lứa 2, 3, 5, 6 có ý nghĩa lớn
đối với sản xuất. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng
nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ
mùa. Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa , thường tập trung phá trên mạ mùa sớm. Đây là
lứa sâu bắc cầu từ lúa chiêm xuân qua lúa mùa. Lứa 5 là lứa gây hại quan trọng đối với
lúa mùa cấy sớm đang làm địng trỗ bơng. Lứa 6 là lứa gây hại nặng cho lúa mùa đại trà
đang trỗ nhất là trên lúa nếp, tám.
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

6


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

- Sâu đục thân bướm hai chấm thường phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân muộn và
mùa chính vụ. Các tỉnh Miền Nam và Miền Trung gây hại ở tất cả các vụ lúa, còn các
tỉnh Miền Bắc thi những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khơ hạn thì thường phát
sinh nặng. Sâu phân bố khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới.
3.3.1.3 Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác
+ Cày lật đất, gốc rạ, làm dầm và cho nước vào trước khi gieo cấy.
+ Thu hoạch lúa phải cắt sát gốc, phơi khô đốt.
+ Dọn sạch cỏ, phát quang bờ, cắt bỏ bớt lá mạ trước khi cấy.
+ Điều chỉnh thời vụ để lúa trỗ lệch thời gian trưởng thành ra rộ của sâu.
+ Bón cân đối NPK, khơng nên bón q nhiều đạm và bón đạm kéo dài.
+ Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm

nước để diệt nhộng.
+ Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ.
+ Tập trung ngắt ổ trứng, gôm lại và đem tiêu huỷ.
- Biện pháp sinh học
a) Bảo vệ thiên địch
Các loài ong ký sinh trứng:
+ Ong ký sinh Telenomus rowant (Gahan) - (Scelionidae).
+ Ong ký sinh Telenomus dignoldes (Nixon) - (Scelionidae).
+ Ong ký sinh Telenomus dignus (Gahan) - (Scelionidae).

Hình 4 Telenomus sp.

Ong có màu đen, kích thước nhỏ, cũng tấn cơng trứng của sâu đục thân hai chấm.
Lồi ong này có mặt nhiều trên ruộng nước và khơ. Nhiều lồi ong đẻ trứng trên một ổ
trứng sâu, nhưng chỉ có một con ong Telonomus có thể phát triển trong phạm vi một
trứng sâu. Thời kỳ phát triển từ trứng đến trưởng thành mất 10-14 ngày và khi ong nở tạo
thành những lỗ giống như đường xuyên của viên đạn trên ổ trứng có phủ lơng. Ong cái
tìm bướm cái và bám vào lông bụng ký chủ. Như vậy bướm sâu đục thân cõng ln cả
ong đến nơi chúng tìm chỗ đẻ trứng. Ong Telenomus đẻ trứng vào trứng sâu đục thân vừa
được đẻ xong và chưa kịp phủ lông. Một con ong cái ký sinh 20-40 trứng và sống 2-4
ngày hoặc lâu hơn nếu như có dịch mật.Việc ni nhân tạo các loài ong ký sinh đẻ thả ra
ruộng lúa là hết sức tốn kém. Trên đồng ruộng ln sẵn có các lồi ong có ích, vì thế cần
tạo điều kiện cho chúng phát triển, tránh dùng bừa bãi các loại thuốc trừ sâu phổ rộng,
đặc biệt là các loại thuốc cực độc với các loài ong
+ Ong ký sinh Tetratichus schoenobii (Ferriere) - (Eulophidae).
+ Ong ký sinh Tetratichus ayyai (Rohwer) - (Eulophidae).
+ Ong ký sinh Trichogramma sp. - (Trichogrammatidae).

GVHD: TS. Đặng Minh Quân


7


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Các loài ong, ruồi và nấm ký sinh ấu trùng và nhộng
+ Ong ký sinh Rhaconotus schoenobivorus (Rohwer) - (Braconidae).
+ Ong ký sinh Tropobracon schoenobii (Viereck) - (Braconidae).
+ Ong ký sinh Bracon chinensis (Szepligeri) - (Braconidae).
+ Ong ký sinh Chelonus munakatae (Munakata) - (Braconidae).
+ Ong ký sinh Hygroplitis russatus (Haliday) - (Braconidae).
+ Ong ký sinh Cotesia flavipes (Cameron) - (Braconidae).
+ Ong ký sinh Exoryz schoenobii (Wilkison) - (Braconidae).
+ Ong ký sinh Elasmus albopictus (Croford) - (Elasmidae).
+ Ruồi ký sinh Sturmiopsis inferens (Towersend) - (Tachinidae).

Hình 5 Các lồi ong, ruồi ký sinh sâu đục thân bướm 2 chấm

Nấm bột ký sinh Beauveria bassiana (Balsamo) Vuillemin-(Entomophthoraceae).
+ Đặc điểm hình thái :
 Bào tử trần hình cầu hoặc hình trứng. Trong quá tình phát triển, nấm tiết ra độc tố
Beauvericin. Chính độc tố này làm cho côn trùng bị chết.
 Khi mọc trên môi trường thạch, nấm có màu trắng, viền khuẩn lạc thường có màu
kem hoặc vàng nhạt, thỉnh thoảng có màu đỏ nhạt.

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

8



Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Hình 6 Nấm bột ký sinh Beauveria bassiana

+ Cơ chế tác động:
 Khi bào tử gặp phải côn trùng chúng sẽ nảy mầm, mọc thành sợi nấm xuyên qua vỏ
cutin và phát triển trong cơ thể làm tiêu hao các tế bào bạch huyết làm côn trùng chết,
trên cơ thể phủ kín lớp phấn trắng. Khi bị chết, cơ thể cơn trùng cứng lại, các bào tử tiếp
tục phát tán trong khơng khí.
 Trên các nguồn thức ăn khác nhau nấm sinh ra các men thủy phân thành các chất
đơn phân tử rồi đồng hóa. Việc phân giải vỏ kitin được tiến hành ngay khi nấm xâm nhập
trong cơ thể côn trùng , sau đó là việc phân giải protein và lipit ở các mơ bên trong.
Các lồi thiên địch ăn thịt
+ Kiến lửa đồng Odontoponera transversa (Smith) - (Formicidae).
+ Kiến 3 khoang Pcederus fuscipes (Curtis) - (Staphylimidae).
+ Đặc điểm:
 Đặc diểm cơ thể dài từ 8 - 10mm, màu đỏ có ba khoang đen ở đầu, cánh và cuối
bụng. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng
nhọn có hai đi nhỏ. Kiến ba khoang có thể bị trên mặt nước, thích ăn côn trùng như ăn
rầy nâu ở ruộng lúa hay bọ hóng bay vào ánh đèn ban đêm.

Hình 7 Kiến ba khoang

+ Đặc tính gây bệnh: Con cái có độc tố Pederin (thuộc nhóm alkaloid) trong một đơi
tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ trứng khi đẻ khỏi bị các lồi thiên địch khác tấn cơng.
Cho nên nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngồi, dính vào da
người làm có cảm giác cháy da, đau đớn.
+ Bọ cánh cứng 3 khoang Ophionea ishii (Habu) - (Carabidae).
+ Dế nhảy Metioche vittaticolis (Stal) - (Grillidae).
+ Dế nhảy Anaxipha sp. - (Grillidae).

+ Con đuôi kìm Chlaenius posticalis (Motschulky) - (Carabidae).
+ Nhện Lycosa Lycosa pseudoannulata (Boesenberg& Strand) - (Lycosidae).
+ Nhện lưới Oxyopes javanus (Thorell) - (Oxyopidae).
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

9


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Hình 8 Một số loài thiên địch ăn thịt

A: Bọ cánh cứng 3 khoang Ophionea ishii
B: Dế nhảy Metioche vittaticolis
C: Dế nhảy Anaxipha sp. - (Grillidae).

D: Con đi kìm Chlaenius posticalis
E: Nhện Lycosa Lycosa pseudoannulata
F: Nhện lưới Oxyopes javanus

 Bảo tồn thiên địch trên đồng ruộng rất đơn giản bằng các biện pháp sau đây:
+ Không phun thuốc trừ sâu sớm trên ruộng lúa.
+ Tạo điều kiện cho thiên địch có nơi trú ẩn và phát triển.
+ Khi phun thuốc BVTV phải lựa chọn những loại thuốc ít ảnh hưởng thiên địch
nhất.
b) Trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch ngay từ đầu vụ.
+ Áp dụng Công nghệ sinh thái (hay trồng hoa trên bờ ruộng) là một tiến bộ mới nhất
trong phịng trị sinh học đối với cơn trùng gây hại lúa và có tác dụng đặc biệt với sâu
cuốn lá nhỏ hại lúa. Công nghệ sinh thái được Viện Nghiên Cứu lúa quốc tế IRRI khuyến
cáo triển khai trên nhiều nước Đông Nam Á như ở Việt Nam, Philippines, Indonesia...

Nên trồng hoa sớm trên bờ ruộng để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các loài thiên địch
ký sinh thuộc các loài ong ngay từ đầu vụ. Hoa trên bờ ruộng có tác dụng thu hút các lồi
ong ký sinh đến trú ngụ và chúng tìm trứng sâu và sâu non để ký sinh khi lúa đang đẻ
nhánh. Từ đó giảm đáng kể mật độ sâu trên đồng ruộng.
- Biện pháp hóa học
+ Khi dùng thuốc hố học phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng. Các hoạt chất và thuốc
thương phẩm tương ứng có thể tìm thấy trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

10


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

phép sử dụng tại Việt Nam. Trước khi sử dụng xem kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Một số loại thuốc trừ sâu đục thân 2 chấm phổ biến:
+ Rải thuốc Padan 5H trong giai đoạn lúa đẻ nhánh
 Lượng dùng: 20-25 kg/ha.
 Ruộng cần ngập nước 10-15 cm, Padan có tác dụng thấm ngang ( không lưu dẫn),
khi sâu ăn đỉnh sinh trưởng của cây lúa phía dưới mặt nước sâu ăn phải thuốc nên bị chết.
+ Rải thuốc Basudin 10 H (Hoạt chất Diazinon)
 Lượng dùng: 20-25 kg/ha.
+ Rải thuốc Regent 0.3 G
 Lượng dùng: dùng 20-25 kg/ha
+ Phun các loại thuốc trừ sâu lưu dẫn như: Regent 800 WP, Planate...theo lượng
khuyến cáo.
3.3.2 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (sâu đục thân sọc nâu đầu nâu).
- Tên khoa học: Chilo suppressalis Walker
- Bộ: Lepidoptera
- Họ: Pyralidae


Hình 9 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu

3.3.2.1 Đặc điểm hình thái
- Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở
màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá
(trên bẹ lá chiếm 80%).
- Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm.
màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp
thành hình trịn.
- Nhộng: màu nâu vàng, mặt bụng có 5 vạch màu nâu, rầu đầu ngắn hơn
chân giữa, chân giữa ngắn hơn cánh, chân sau không vượt quá mút cánh.
- Con trưởng thành:
+ Ngài đực có đầu ngực màu nâu tro nhạt, mắt kép đen; râu đầu hình sợi chỉ,
những đốt cuối hình răng cưa nhỏ; giữa cánh trước có một chấm tím đen,
dưới có 3 chấm cùng màu xếp xiên, bụng thon nhỏ.
+ Ngài cái có râu đầu hình sợi, trên cánh khơng có chấm vệt như con đực,
mép ngồi cánh có 7 chấm đen.

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

11


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

3.3.2.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái

Hình 10 Các giai đoạn sâu đục thân 5 vạch đầu nâu


- Vòng đời: từ 35-45 ngày. Nhiệt độ từ 16-290C và độ ẩm 70% có:
+ Thời gian trứng: 5-10 ngày.
+ Thời gian sâu non: 20-48 ngày.
+ Thời gian nhộng: 7-15 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.
+ Ngài cái của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tính hướng quang mạnh, ngài
cái vào đèn nhiều hơn ngài đực. Mỗi ngài cái đẻ từ 3-4 ổ trứng (có 40-82
quả trứng/ổ) và số trứng của một con có thể đẻ là 124-210 quả nhưng chúng
không bao giờ đẻ hết số trứng, sau khi chết bao giờ cũng còn từ 10-100 quả
trong bụng và nếu nhiệt độ thấp, mưa gió nhiều thì số trứng còn lại trong
bụng nhiều. Ngài của loại sâu này thích đẻ trên lúa xanh hơn trên mạ. Một năm sâu đục
thân 5 vạch đầu nâu phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ thích
hợp cho lồi sâu này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng là nhiệt
độ thấp, chúng có thể phát triển bình thường trong môi trường lạnh.
- Cách gây hại
Hoạt động của sâu tùy thuộc giai đoạn tăng trưởng của lúa:
+ Nếu cây lúa cịn nhỏ,thân hẹp, thức ăn khơng đầy đủ, sau khi nở, sâu phân tán ngay
đến cây lúa mới, mỗi cây có ít nhất khoảng 3 sâu.
+ Khi cây lúa bắt đầu có ống, thức ăn đầy đủ hơn, sâu nở ra không phân tán ngay mà
tập trung ở bẹ lá, sâu lớn dần mới bắt đầu cạp ăn mặt trong của bẹ, sau đó đục vào thân
cây; khi hết thức ăn, sâu đục lỗ chui ra ngồi và tìm đến cây lúa mới. Lúc lớn đủ sức sâu
ngừng ăn, cơ thể thu ngắn lại và lột xác hóa nhộng. Trước khi hóa nhộng sâu đục một lỗ
xuyên qua thân cây lúa, chừa lại lớp biểu bì để khi nở, bướm dễ chui ra ngoài.
+ Khi cây lúa đang sinh trưởng, sâu làm nhộng bên trong thân nơi đang sống, hoặc
nếu mật số cao, sâu thường đục ra ngoài làm nhộng ở nách lá. Nếu sâu non ở rạ hoặc ở
gốc rạ muốn hóa nhộng thì phải di chuyển đến gần lỗ đục vào để làm nhộng vì nhộng
cũng rất cần oxy.
+ Trước khi hóa nhộng, sâu đục 1 lỗ trên thân cây, chừa lại lớp biểu bì mỏng để khi
bướm vũ hóa dễ chui ra. Cây lúa đang tăng trưởng, sâu làm nhộng giữa bẹ hay ở nách lá.
Vì có nhiều sâu trong một thân cây nên sâu thường chui ra ngồi khi hết thức ăn và đục

vào chính thân cây lúa đó ở vị trí khác, do đó trên thân cây lúa héo có rất nhiều vết sâu
đục.
+ Sâu hại nặng ở giai đoạn làm đòng; vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa. - Hàng năm sâu
phát sinh 6 lứa, quan trọng nhất là lứa 1 (phát sinh cuối tháng 2, rộ giữa - cuối tháng 3),
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

12


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

lứa 2 (phát sinh từ đầu - giữa tháng 4, rộ cuối tháng 4 - giữa tháng 5) hại lúa chiêm xuân
và lứa 4 (phát sinh đầu - giữa tháng 7, rộ cuối tháng 7 - giữa tháng 8) hại lúa mùa
3.3.2.3 Biện pháp phịng trừ
- Các lồi thiên địch: các lồi ong thuộc họ Sceliodae, Trichogrammatidae
- Bón cân đối NPK, khơng nên bón q nhiều đạm và bón đạm kéo dài.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm
nước (làm dầm) để diệt nhộng.
- Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt
bướm…
- Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc, nội hập
như: Padan 95SP, Gegent 800WP...
3.3.3 Sâu đục thân năm vạch đầu đen ( sâu đục thân sọc nâu đầu đen)
- Tên khoa học: Chilo polychrysus Meyrik
- Bộ: Lepidoptera
- Họ: Pyralidae

Hình 11 Sâu đục thân năm vạch đầu đen

3.3.3.1 Đặc điểm hình thái

- Bướm đực có chiều dài thân từ 7-9 mm, sải cánh rộng 20-23mm. Đầu ngực màu nâu
nhạt, bụng màu nâu xám. Cánh trước màu vàng nâu, cạnh ngồi có 1 hàng chấm đen,
giữa cánh có 6-7 chấm đen nhỏ. Cánh sau màu nâu nhạt, long viền cánh màu trắng bạc.
- Bướm cái có kích thước cơ thể từ 9-12 mm, sải cánh rộng 23-28 mm. Râu đầu dạng
sợi chỉ màu xám tro và màu nâu xám xen kẽ nhau. Cánh trước màu nâu vàng. Thời gian
sống của bướm khoảng 5-7 ngày.
- Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ màu trắng, sau chuyển màu vàng nhạt, vàng tro;
trước lúa nở 1-2 ngày thể hiện rõ điểm đen. Trứng đẻ thành từng ổ theo dạng vẩy cá,
thường từ 1-3 hàng, nhiều nhất 5 hàng trên mặt lá.
- Sâu non đẫy sức có đầu màu đỏ đậm tối hoặc đen; mặt bụng của ngực trắng mờ xen
lẫn vàng nhạt hoặc nâu nhạt; mảnh lưng ngực trước nâu đen, lưng có 5 vạch dọc. Bình
thường sâu non có 5 tuổi, cá biệt có 7 tuổi.
- Nhộng: con cái dài hơn nhộng đực. Nhộng mới hóa có màu vàng, mặt lưng có 5
vạch dọc màu nâu gụ. Lỗ thở của bụng hơi lồi, gần mép trước của mặt lưng đốt bụng thứ
5-7 có dẫy chấm nổi, cuối bùng phía lưng có 4 gai xếp thành vịng cung, phía bụng có 2
gai, các gai đều ngắn, thẳng và khơng có lơng.
- Con trưởng thành:
+ Ngài đực có đầu ngực màu nâu vàng có điểm màu nâu tối; bụng màu nâu xám; râu
hình răng cưa; cánh trước màu vàng nâu có phẩy màu nâu đậm, giữa cánh có 4 đốm nâu
thẫm óng ánh xếp theo hình ”>” và trên các đốm có pha các vảy óng ánh bạc và vàng
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

13


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

kim; phía trong và ngồi buồng giữa cánh có một số phiến vảy nâu ánh kim; cùng với
đường vân ngoài của cánh có một vệt đai rộng màu nâu, ở đường vân phụ ngồi có dãy
chấm đen, nâu đậm, ở vị trí đường mép ngồi cánh có 7 chấm đen. Cánh sau màu nâu

vàng nhạt, lông viền cánh màu bạch trắng.
+ Ngài cái có thân dài hơn ngài đực, râu đầu dạng sợi chỉ màu tro và màu nâu xám
xen kẽ nhau; cánh trước màu vàng, có đốm nhỏ giữa cánh bé hơn so ngài đực và màu
cánh nhạt hơn, các đặc điểm khác không rõ bằng ngài đực; cánh sau tương tự ngài đực.
3.3.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời: từ 35-60 này tùy theo điều kiện nhiệt độ:
+ Thời gian trứng: 4-7 ngày.
+ Thời gian sâu non: 20-41 ngày.
+ Thời gian nhộng: 4-6 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-5 ngày.
Ngài của sâu đục thân 5 vạch đầu đen có tính hướng sáng yếu hơn sâu đục thân bướm
2 chấm và vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó hoặc đêm sau và sau
khi giao phối 1 đêm thì bắt đầu đẻ trứng . Mỗi ngài cái có thể đẻ từ tới 480 trứng trong 3
ngày, một ổ trứng có từ 7-150 quả trứng/ổ và trứng có tỉ lệ nở rất cao. Một năm sâu đục
thân 5 vạch đầu đen phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp
cho sâu phát sinh gây hại.
- Cách gây hại
+ Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm
héo đỉnh sinh trưởng, làm chế cây ở giai đoạn lúa non hoặc bông bạc, ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.
+ Sâu có tập quán sống quần tụ, trong một thân cây lúa từ vài con, đôi khi đến vài
chục con,kể cả sâu tuổi lớn. Khi hết thức ăn sâu chui ra ngồi tấn cơng sang cây lúa khác.
Vì nhiều sâu sống trong một thân cây lúa nên mau hết thức ăn, do đó một đời sâu non có
thể di chuyển sang cây lúa khác từ 3-4 lần.
+ Sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân sớm. Sâu hóa
nhộng bên trong thân cây lúa hoặc ở nách lá, cách mặt nước khoảng 10 cm. Sâu làm
nhộng cần độ ẩm cao, thời tiết khô hạn làm nhộng dễ chết bướm vũ hóa ra có hình dạng
khơng bình thường, do đó, ruộng ẩm ướt thì sâu phát sinh nhiều hơn so với ruộng cạn.
3.3.3.3 Biện pháp phòng trừ
- Các lồi thiên địch: các lồi ong thuộc họ Sceliodae, Trichogrammatidae


Hình 12 Loại ong thuộc họ Sceliodae

- Biện pháp canh tác:
+ Trồng giống lúa kháng sâu đục thân
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

14


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

+ Trồng giống lúa chín sớm và nảy chồi nhiều
+ Cắt bỏ ổ trứng trên mương mạ trước khi cấy
+ Khi gặt chừa gốc rạ thấp
+ Đốt đồng, cày chôn gốc rạ, phơi đất ngay sau khi gặt
+ Cho ruộng ngập nước trước khi cấy hoặc gieo
+ Khơng bón nhiều phân đạm
- Biện pháp hóa học
+ Ở giai đoạn nảy chồi: sử dụng thuốc hột hay thuốc nước đều có hiệu quả, nhưng
nếu ruộng có mực nước thường xuyên thấp hơn 5 cm, nên phun thuốc nước.
+ Ở giai đoạn phân hóa địng đến trổ, sử dụng thuốc hột khơng có hiệu quả, chỉ có
thuốc nước để diệt ổ trứng, bướm và sâu tuổi nhỏ chưa chui được vào thân cây. Có thể sử
dụng thuốc nước lúc sâu vừa mới nở ra, chưa chui vào bên trong thân cây lúa.
3.3.4 Sâu đục thân cú mèo ( sâu đục thân màu hồng)
- Tên khoa học: Sesamia inferens Walker
- Họ: Noctuidae
- Bộ: Lepidoptera
3.3.4.1 Đặc điểm hình thái:


Hình 13 Sâu đục thân cú mèo

- Trứng hình bánh bao dục dẹt, đỉnh hơi lõm, bề mặt trứng có khía dạng mạng nhện,
mới đẻ màu trắng, gần nở màu tím. Trứng đẻ thành ổ dạng đai xếp thành 2-3 hàng trong
bẹ lá.
- Sâu non đẫy sức có đầu màu nâu đậm, mặt bụng và mặt dưới ngực có màu vàng
nhạt, mặt lưng màu tím. Móc chân bụng có 17-21 cái xếp thành một đường có dạng lơng
mày về phía trong của bụng.
- Nhộng: màu nâu vàng, lưng đậm hơn. Mút cánh về phía mặt bụng có một phần nhỏ
tiếp giáp nhau. Đốt bùng 2-7 trừ mép sau của đốt đều có chấm lõm hình vịng nâu đen.
Cuối bụng về phía lưng và phía bụng mỗi bên có hai gai lưng màu đen.
- Con trưởng thành: ngài có đầu ngực màu vàng tro, bụng màu nâu nhạt. Râu đầu ngài
đực ngắn hình răng lược, ngài cái có hình sợi chỉ. Cánh trước tựa hình chữ nhật nâu nhạt,
gần mép ngồi cánh màu hơi đậm. Chính giữa cánh có một vân dọc màu nâu tối. Trên
dưới đường vân có 2 điểm đen nhỏ, cánh sau màu trắng bạc, mép ngoài cánh hơi
nâu nhạt
3.3.4.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời: từ 32-46 ngày:
GVHD: TS. Đặng Minh Quân

15


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

+ Thời gian trứng: 4-6 ngày.
+ Thời gian sâu non: 17-29 ngày.
+ Thời gian nhộng: 7-12 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 4-6 ngày.
- Ngài của sâu đục thân bướm cú mèo có tính hướng sáng nhưng khơng mạnh bằng

bướm sâu đục thân bướm 2 chấm và 5 vạch. Nhộng thường vũ hóa vào buổi tối (từ 6-8h).
Ban ngày ngài của loại sâu này thường ẩn nấp ở trong các khóm lúa hoặc cỏ dại, chập tối
mới hoạt động. Mỗi con ngài cái có thể đẻ từ tới trên 400 quả trứng trong 5-6 ngày (nhiều
nhất là 10 ngày), một ổ trứng có từ 200-270 quả trứng/ổ và tỉ lệ trứng nở khá
cao (trên 80%).

Hình 14 Nhộng của sâu đục thân cú mèo

- Cách gây hại:
+ Sâu non mới nở tập trung phá mặt trong bẹ lá, sau tuổi 2-3 mới phát tán di chuyển
phá hại cây kế cận, thường xâm nhập vào đốt thứ 3-4 thân lúa. Sau tuổi 4-5 sức ăn khỏe,
sâu chui ra đục đốt khác hoặc thân khác.
+ Là lồi có sức ăn khoẻ nên chúng có thể di chuyển sang những cánh đồng kế cận để
hồn thành q trình phát triển của chúng ngày cả khi lúa đã thu hoạch xong. Sâu non
đục vào thân, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng gây chế đỉnh sinh trưởng hoặc bông
bạc. Sâu non đẫy sức có thể hóa nhộng trong thân lúa hoặc ngồi bẹ lá, ngồi mình
nhộng bọc bằng sợi xơ thân lúa.
+ Sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa thu đến vụ mùa, xuân
chính vụ bị hại nhẹ hơn xuân muộn. Đặc điểm của loài sâu này chịu nóng và chịu lạnh
khỏe nên ở vùng núi và trung du, sâu này gây hại nặng. Loại sâu này phân bố ở khắp các
vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới.
3.3.4.3 Biện pháp phòng trừ
- Các lồi thiên địch: các lồi ong thuộc họ Sceliodae, Trichogrammatidae

Hình 15 Ong thuộc họ Sceliodae

- Biện pháp kỹ thuật canh tác: Cần tiến hành cày lật gốc rạ, ngâm nước, làm dầm kịp
thời. Khi thu hoạch lúa cần cắt sát gốc rạ. Rơm rạ sau khi gặt cần được thu dọn gọn. Dọn
sạch cỏ, phát quang bờ trước khi deo cấy
GVHD: TS. Đặng Minh Quân


16


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

- Biện pháp dùng thuốc hóa học: thường xuyên theo dõi mật độ trên đồng ruộng. Chỉ
phun thuốc khi quá ngưỡng kinh tế
- Ngoài ra cần theo dõi các đợt bướm ra quanh năm, tổ chức đốt đèn bẫy bướm trên
diện tích rộng đồng loạt và cùng một thời gian.
3.3.5 Sâu cuốn lá nhỏ
- Tên khoa học: Medinalis Guenee
- Họ: Pyralidae
- Bộ: Lepidoptera
3.3.5.1 Đặc điểm hình thái
- Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng
chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
- Sâu non tuổi 1 đã rất linh hoạt; tuổi 2-3 trở đi nhả tơ khâu hai mép lá cuốn thành tổ
nằm bên trong gây hại; tuổi 4-5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang. Sâu non mới nở màu
trắng trong, đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn, cơ thể chuyển màu xanh lá mạ. Sâu non
đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hố nhộng theo cách nhả tơ, cắn
đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hố nhộng.
- Nhộng: Có mầm cánh dán, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở
trồi lên, các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào.
- Con trưởng thành: có màu vàng nâu, mép trước cánh trước màu nâu đen. Ở khoảng
2/3 kể từ gốc cánh con đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lơng màu
nâu xẫm.

Hình 16 Sâu cuốn lá nhỏ


3.3.5.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30-35 ngày:
+ Thời gian trứng: 6-7 ngày.
+ Thời gian sâu non: 15-25 ngày.
+ Thời gian nhộng: 6-8 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày.
Ngài của sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh và con cái mạnh hơn con
đực. Nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày thường ẩn nấp, nếu khua động thì chỉ bay
lên bằng chiều cao ngọn.

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

17


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Hình 17 Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ

- Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa
đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường
phát sinh nặng.
3.3.5.3 Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đơng.
- Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý.
- Bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 912 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng) cần phun thuốc.
- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC...
phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.
3.3.5.4 Thiên địch
- Nhóm ký sinh: + Ký sinh trứng : Ong đa phôi, ong Trogogamma japonicum.

- Ký sinh sâu non : Ong cự, ong cự nâu vàng, ong kén nhỏ, ong đen…
-Nhóm ăn mồi : Bọ cánh cứng ba khoang, dế nhảy, chuồn kim, đi kìm…
-Nhóm gây bệnh : Nấm Beauveria bassianae, Nomurea rileyi… Trong 3 nhóm trên,
nhóm thiên địch ký sinh là quan trọng nhất.
+ Ong kén nhỏ ký sinh sâu cuốn lá nhỏ: Kích thước vừa phải đến lớn, có hoặc
khơng có gân chéo thứ hai.Lồi ong này có thân hình gầy, kích thước vừa phải, bụng dài
màu da cam hoặc vàng sẫm. Ống dẫn trứng dài gấp đôi bụng con cái. Con đực cũng có
kích thước và màu tương tự như vậy, nhưng khơng có ống dẫn trứng. Có ở tất cả mơi
trường trồng lúa, bay trên tán lúa và tìm sâu cuốn lá.

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

18


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

Hình 18 Ong kén nhỏ

+ Ong cự ký sinh sâu non: Họ ong cự, có kích thước vừa, đầu và ngực đen, chân
màu da cam, đi bụng đen. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá hoặc trong thân cây lúa.

Hình 19 Ong cự

+ Ong đa phơi ký sinh sâu cuốn lá: Con ong này đẻ một trứng của nó vào quả trứng
của sâu cuốn lá, quả trứng này đã phân chia mãi thành nhiều trứng. Sau cùng từ 1 quả
trứng ong đơn độc ở trong trứng sâu cuốn lá đã phát triển thành trên 200 con ong.

Hình 20 Ong đa phôi


3.3.6 Sâu cuốn lá lớn
- Tên khoa học : Parnara guttata Bremer et Grey
- Họ : Hesperidae
- Bộ : Lepidoptera

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

19


Đề tài: Sâu hại và thiên địch trên cây lúa

3.3.6.1 Đặc điểm hình thái
- Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu
vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím.
- Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra
đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận
thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá.
- Nhộng hình đầu đạn, đầu bằng, đít nhọn màu vàng nhạt. Khi sắp vũ hóa thì nhộng
có màu đen, vòi kéo dài ra khỏi mút cánh tới đốt bụng thứ 2. Sâu khi hóa nhộng nhả tơ
dệt kén ở phía dưới khóm giữa các thân cây lúa.
- Con trưởng thành (bướm) thân có màu đen lẫn vàng kim; đầu và ngực to bằng nhau;
râu đầu mọc gần cánh mắt kép và có hình gậy (phía cuối phình to có một móc câu); cánh
trước màu nâu tối, gần giữa có 8 chấm trắng to nhỏ khác nhau xếp hình vịng cung; cánh
sau có màu nâu đen, gần mép ngồi có 4 đốm tắng xếp thành một đường.

Hình 21 Sâu cuốn lá lớn

3.3.6.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời của sâu cuốn lá lớn từ 32-40 ngày:

+ Thời gian trứng: 4 ngày.
+ Thời gian sâu non: 18-19 ngày.
+ Thời gian nhộng: 6-7 ngày.
+ Thời gian bướm: 4-5 ngày. Bướm đẻ trứng vào buổi sáng và đẻ rải rác ở mặt sau lá
gần gân chính, mỗi lá từ 1-6 quả, một bướm cái có thể đẻ 120 quả trứng. Sau khi vũ hóa
20 phút là bướm có thể bay đi kiếm ăn. Bướm bay nhanh từng đoạn ngắn theo đường gấp
khúc. Thường sau khi giao phối một ngày (cũng có thể sau 2 giờ) sau thì bướm sẽ đẻ
trứng. Một năm sâu cuốn lá lớn phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện hơi nóng bức và ẩm là thích
hợp cho sâu phát sinh gây hại.

GVHD: TS. Đặng Minh Quân

20


×