Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Phát triển kĩ năng giao tiếp cho sinh viên Học Viện Tài Chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.25 KB, 75 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI CẤP KHOA

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : TS.ĐẶNG THÁI BÌNH
THAM GIA

: PGS.TS. VŨ BÁ THỂ

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO
SINH VIÊN............................................................................................................5
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài...................................................................5
1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn hóa giao tiếp, phát triển văn hóa giao
tiếp.....................................................................................................................5
-

Các loại văn hóa giao tiếp....................................................................13

1.2.2. Nội dung phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên..........................17
1.2. Những yếu tố tác động đến phát triển văn hóa giao
tiếp cho sinh viên......................................................................................19
1.2.1. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp của sinh


viên..................................................................................................................19
1.2.2 . Yếu tố khách quan quan.....................................................................23
Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN HỌC
VIỆN TÀI CHÍNH HIỆN NAY.........................................................................26
2.1. Khái quát về đặc điểm của Học viện Tài chính.........................................26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................26
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ...........................................................................28
2.1.3. Giáo dục, đào tạo..................................................................................28
2.2. Thực trạng phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên học viện tài
chính trong những năm qua..............................................................................29
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về văn hóa giao tiếp....................................29
2.2.2. Thái độ của sinh viên về kỹ năng văn hóa giao tiếp (KNVHGT).......37
2.2.3. Mức độ hiện có của SV về kỹ năng VHGT.........................................38
2.3. Thực trạng về thực hiện văn hóa giao tiếp của sinh viên Học viện
Tài chính trong mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội............................39
2.3.1. Văn hóa giáo tiếp của của sinh viên Học viện Tài chính trong
mơi trường gia đình........................................................................................39


2.3.2. Văn hóa giao tiếp của sinh viên Học viện Tài chính trong mơi
trường Học viện và xã hội..............................................................................43
2.3.4. Thực trạng văn hóa giao tiếp của sinh viên trong mơi trường xã hội
.........................................................................................................................52
2.4. Nguyên nhân...............................................................................................55
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan thuộc về phí sinh viên..................................55
2.4.2. Nguyên nhân thuộc về sự giáo dục của gia đình................................58
2.4.3. Ngun nhân thuộc về mơi trường giáo dục của Học viện Tài
chính...............................................................................................................59
2.4.4. Nguyên nhân thuộc về các lĩnh vực khác...........................................61

2.5. Một số giải pháp..........................................................................................61
2.5.1. Nhóm giải pháp giành cho sinh viên...................................................61
2.5.2. Nhóm giải pháp giành cho nhà trường...............................................63
2.5.3. Nhóm giải pháp giành cho gia đình.......................................................64
2.5.4. Nhóm giải pháp giành cho các tổ chức Đoàn thành niên Cộng Sản
Hồ Chí Minh, Hội sinh viên.............................................................................65
Tiểu kết chương 2...............................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................69


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Điểm số đánh giá nhận thức của SV về văn hóa giao tiếp..................30
Bảng 2. Mức độ nhận thức về văn hóa giao tiếp..............................................31
Bảng 3. Nhận thức văn hóa giao tiếp thiết lập mối quan hệ.............................31
Bảng 4. Nhận thức Văn hóa lắng nghe.............................................................32
Bảng 5. Nhận thức về Văn hóa kiềm chế.........................................................33
Bảng 6. Nhận thức về Văn hóa diễn đạt...........................................................33
Bảng 7. Nhận thức Về văn hóa ứng xử linh hoạt.............................................34
Bảng 8. Văn hóa thuyết phục đối tượng giao tiếp............................................35
Bảng 9. Văn hóa chủ động điều khiển quá trình giao tiếp................................36
Bảng 10. Thái độ rèn luyện các KN văn hóa giao tiếp.......................................37
Bảng 11. Thái độ rèn luyện các KN giao tiếp....................................................38
Bảng 12. Điểm số mức độ hiện có các kỹ năng văn hóa giao tiếp.....................39
Bảng 13. Khảo sát việc thực hiện văn hóa lắng nghe trong gia đình của sinh viên.....40
Bảng 14. Khảo sát việc thực hiện văn hóa kiềm chế trong gia đình của sinh viên. .41
Bảng 15. Khảo sát việc thực hiện văn hóa ứng xử linh hoạt trong gia đình của
sinh viên..............................................................................................42
Bảng 16. Khảo sát việc thực hiện văn hóa lăng nghe của sinh viên trong mối
quan hệ với giảng viên........................................................................44

Bảng 17. Khảo sát việc thực hiện văn hóa kiềm chế của sinh viên trong mối
quan hệ với giảng viên........................................................................44
Bảng 18. Khảo sát việc thực hiện văn hóa ứng xử linh hoạt của sinh viên trong
mối quan hệ với giảng viên.................................................................45
Bảng 19. Khảo sát việc thực hiện văn hóa thiết lập mối quan hệ giữa sinh viên
với sinh viên của Học viện Tài chính..................................................48
Bảng 20. Khảo sát việc thực hiện văn hóa ứng xử linh hoạt giữa sinh viên với
sinh viên của Học viện Tài chính........................................................49


Bảng 21. Khảo sát việc thực hiện văn hóa diễn đạt giữa sinh viên với sinh viên
của Học viện Tài chính........................................................................50
Bảng 22. Khảo sát việc thực hiện văn hóa chủ động giao tiếp giữa sinh viên với
sinh viên của Học viện Tài chính........................................................50
Bảng 23. Khảo sát việc thực hiện văn hóa thiết lập mối quan hệ xã hội của Học
viện Tài chính......................................................................................52
Bảng 24. Khảo sát việc thực hiện văn hóa kiềm chế trong các mối quan hệ xã
hội của Học viện Tài chính.................................................................53
Bảng 25. Khảo sát việc thực hiện văn hóa ứng xử linh hoạt trong các mối quan
hệ xã hội của Học viện Tài chính........................................................54


1. Tên đề tài: Phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên Học viện Tài chính
trong giai đoạn hiện nay
2. Tên chủ nhiệm
- Đặng Thái Bình
Học hàm, học vị: Tiến sĩ
Chức vụ: Giảng viên
Bộ môn, khoa/trung tâm: Triết học Mác - Lênin – Khoa Lý luận Chính trị
Điện thoại: 0987035479

Email:
3. Đơn vị phối hợp:
4. Danh sách cán bộ tham gia trực tiếp:

số
TT
cán
bộ
1

Học
hàm,
học vị

Họ và tên

Đơn vị (ghi rõ tên, địa chỉ,
điện thoại, fax. E-mail)

Tiến sĩ

Đặng Thái Bình



Chữ ký cán
bộ tham gia

5. Cơ quan ứng dụng kết quả nghiên cứu: Học viện Tài chính
6. Tình hình nghiên cứu đã qua liên quan đến cơng trình đăng ký

6.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước:
Khi đề cập đến văn hóa giao tiếp ngay từ thời cổ đại kể cả phương đông
và phương tây có nhiều nhà triết học, nhà giáo dục học đề cập đến vấn đề này
Socrate (470 - 399 TCN) và Platôn (428 - 347 TCN) đã coi đối thoại như là
ngơn ngữ giao tiếp của “trí tuệ, phản ảnh các mối quan hệ giữa con người với
con người”[15, tr.161]. Đêm trường trung cổ ở phương Tây tất cả các loại hình
giao tiếp chủ yếu tập trung vào chứng minh cho sự đúng đắn của thiên chúa, thời
kỳ này bản chất con người bị tha hóa bởi thiên chúa, con người không được tự
do trao đổi những ngôn ngữ khoa học. Đến thời kỳ Phục Hưng, các nhà triết
học, giáo dục học, văn học, hội họa đã khôi phục lại những giá trị của văn hóa
giao tiếp một thời bị lãng quên, họ bắt đầu tôn vinh con người, tơn vinh vẻ đẹp
hình thức cũng như vẻ đệp của nội tâm con người, con người đã từng bước xé
dần chiếc màn che khuất ánh bình minh và vén mở ra thời đại mới. Nhà họa sĩ
thiên tài Leonardo De Vince và nhà điêu khắc Michelangelo, bằng ngôn ngữ hội
họa và điêu khắc của mình, các ơng đã nột tả vẻ đẹp “trần chụi” của con người

1


vơi tư cách con người của tự nhiên và các ông con mô tả sự giao tiếp mẹ con,
giao tiếp xã hội thơng qua những tác phẩm của mình. Đến phong trào khai sáng
thế kỉ 17 - 18 đã có tầm ảnh hưởng khắp Châu âu. Nhà triết học Hà Lan
M.Phemtecloi đã viết một tác phẩm về “Một bức thư về con người và các quan
hệ của nó với người khác”, trong đó có đoạn: “… trái tim và lương tâm trong
con người chỉ bộc lộ khi người ấy cùng sống với người khác”[21, tr75]. Đến thế
kỉ 19 các nhà triết học cổ điển đức Đức đã có những bước đột phá trong việc đề
cao ngôn ngữ giao tiếp của con người. Nhà triết học duy vật Phơbach (1804 –
1872) đã viết: “Bản chất người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất
của con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa
tơi và bạn”[22, tr96], Ơng đẫ xé tất cả những gì cịn lại của chiếc màm thần

thánh và khẳng định, con người sáng tạo ra thiên chúa chưa không phải thiên
chúa sáng tạo ra con người. Sang thế kỉ 20, vấn đề văn hóa giao tiếp ngày càng
được các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học quan tâm. Có thể kể
đến một vài cơng trình nghiên cứu sau đây:
A.A.Leonchiev với “Giao tiếp sư phạm” (1979), Tác giả đã phân tích sâu
sắc những vấn đề liên quan đến ký năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp
trong mơi trường sư phạm, từ đó định hướng cho cán bộ, giáo viên, sinh viên
trong môi trường sư phạm những cách thức ứng xử, giao tiếp cho phù hợp.
Body language (1988) với bản tiếng Việt là “Cuốn sách hồn hảo về ngơn
ngữ cơ thể”. Tác giả đi sâu phân tích những vấn đề liên quan đến ngơn ngữ cơ
thể, khi chủ thể tham gia giao tiếp. Theo tác giả để tiến tới thành công trong các
mối quan hệ ngoại giao, hợp tác thì ngơn ngữ cơ thể đóng một trong những yếu
tố quan trọng để quyết định sự thành cơng ấy.
V.M Rơđin (2000), “Văn hóa đọc” Người dịch Nguyễn Minh Hồng, NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội. Tác giả phân tích sâu sắc về văn hóa đọc. Theo tác
giả những người đọc sách sách cũng phải có văn hóa. Khi bình luận một tác
phẩm nào đó cần có sự suy ngẫm, tìm tịi những hạt nhân hợp lý của tác phẩm
đó, chỉ ra những điểm mạnh và khắc phục những điểm hạn chế, không nên dùng
“triết lý cái búa” chỉ biết phê phán mà khơng chịu tìm ra những vấn đề tích cực
của tác phẩm.
6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2


Vũ Khiêu, chủ biên năm 2000, “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người”,
NXB Khoa học và xã hội. Tác giả đã khải quát văn hóa Việt Nam, chỉ ra các
thuần phong, mỹ tục và cách ứng xử của con người Việt Nam. Từ những phân
tích, tác giả định hướng cho văn hóa giao tiếp của tương lai.
- Đức Văn Thanh (2001), Xây dựng mơi trường văn hóa cơ sở, NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội.Tác giả đã phân tích sâu sắc về các thuần phong, mỹ

tục và cách ứng xử văn hóa của người Việt Nam. Qua đó, tác giả đưa ra quan
điểm xây dựng môi trường văn hóa ứng xử cho ở cơ sở
Ngồi các tác giả kể trên cịn có nhiều đề tài viết về văn hóa ứng xử, văn
hóa giao tiếp. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào viết về phát triển văn hóa giao tiếp
ở Học viện Tài chính giai đoạn hiện nay. Đây cũng là “mảnh đất” để tác giả đề
tài tiếp tục nghiên cứu.
6.3 Sự cấp thiết và tính mới, tính khoa học và khả năng áp dụng thực tế của
đề tài
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư
duy” mọi tư duy của con người đều được bộc lộ thông qua ngôn ngữ. Văn hóa
giao tiếp là một trong những yếu tố “biểu cảm” của ngơn ngữ, nó đánh giá khả
năng ứng xử linh hoạt của con người trong giao tiếp với các mối quan hệ của
con người trong xã hội với nhau. Con người chỉ hợp tác được với nhau khi họ đã
hiểu nhau, để hiểu được nhau thì phải thơng qua trao đổi, giao tiếp bằng ngơn
ngữ. Văn hóa giao tiếp là yếu tố đầu tiên để người ta có thể thống nhất với nhau
những vấn đề mà họ cần hợp tác.
Trong những năm gần đây, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc mở rộng mối quan hệ giữa Việt Nam
với tất cả các nước trên thế giới là một trong những vấn đề hàng đầu để phát
triển triển kinh tế. Việt Nam muốn quan hệ thân thiết với tất cả các nước trên thế
giới thì con người Việt Nam phải tạo ra được tình cảm thân thiết đối với các
nước, việc tạo ra tình cảm thân thiết hữu nghị với các nước dựa trên nguyên tắc
“hợp tác hai bên cùng có lợi”. Để chúng ta hiểu được các nước, các nước hiểu
chúng ta thì văn hóa giao tiếp là một trong những vấn đề quan trọng để hội nhập
quốc tế thành công.
Học viện Tài chính là một trong những “cái lơi” đào tạo nguồn nhân lực
cho ngành tài chính nói riêng, cho đất nước nói chung. Sinh viên Học viện Tài
3



chính khi tốt nghiệp cần có chun mơn giỏi và khả năng ứng xử linh hoạt.
Muốn có khả năng ứng xử linh hoạt thì phải được trang bị văn hóa giao tiếp.
Việc phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên Học viện Tài chính khơng
chỉ có ý nghĩa giúp cho sinh viên hồn thiện về kiến thức chun mơn mà cịn
giúp cho sinh viên có khả năng giao tiếp linh hoạt. Hơn thế nữa, còn giúp cho
Học viện Tài chính nâng cao thương hiệu của mình trong việc đào tạo con
người, đóng góp cho đất nước nguồn nhân lực “vừa hồng, vừa chuyên”. Xuất
phát từ suy nghĩ trên tôi chọn đề tài “Phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên
Học viện Tài chính” là đề tài cấp khoa của mình.
7. Sự cần thiết và mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển văn hóa giao tiếp
cho sinh viên Học Viện Tài chính.
- Làm rõ thực trạng việc phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên Học
Viện Tài chính hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao phát triển văn hóa giao tiếp cho
sinh viên Học Viện Tài chính hiện nay.
8. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu:
8.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của phát triển văn hóa
giao tiếp cho sinh viên Học Viện Tài chính.
8.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu là phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên Học Viện
Tài chính.
- Thời gian nghiên cứu thực trạng: từ 2015 -2020
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIAO TIẾP
CHO SINH VIÊN
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Khái niệm văn hóa, văn hóa giao tiếp, phát triển văn hóa giao tiếp
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa

Thuật ngữ văn hóa theo gốc Hán “ 文 文 ”.Chữ “văn” có nghĩa là đạo đức
4


giáo hố mà có vẻ đẹp. Văn được sử dụng để chỉ những chuẩn mực về đạo đức,
phẩm cách của con người. Đó là những phẩm chất tốt đẹp, chuẩn mực, làm
khuôn thước cho đạo đức con người và ứng xử trong xã hội. Người ta thấy
những người nói chuyện trau chuốt, mượt mà là người nói chuyện có “văn vẻ”,
“văn nhã”; những người sống cẩn thận, phù hợp với tiến bộ thời đại là những
người “văn minh”; những người cư xử phải phép, có suy nghĩ cặn kẽ, tận tình
thấu đáo, biết tơn trọng người khác là những người có “văn hóa”; nét đẹp trong
cách nhìn hay trong quan hệ đối đãi giữa con người trong xã hội là nét đẹp
“nhân văn”... Ở đây, cần phải phân tích thêm chữ “văn hóa” để thấy cách suy
nghĩ về giáo dục của người xưa. Người xưa quan niệm con người sinh ra cịn
mơng muội, chưa hiểu biết, giống như một “sản phẩm thơ” cần phải tinh luyện
và vì vậy nhu cầu được giáo dục hình thành. Khi được học tập người ta sẽ biến
thành “sản phẩm tinh”, tức là đã qua tinh luyện nên những người ấy được xem là
đã “văn” hóa. Chữ “văn” ở đây với tư cách là một tính từ, cịn “hóa” là một động
từ hàm nghĩa biến đổi như kiểu chúng ta thường nghe nói “chuẩn hóa”, “hiện đại
hóa”, “tha hóa”... Như vậy “văn hóa” trước khi mang nét nghĩa là một tính từ
hay danh từ phiếm chỉ như hiện nay thì đã là một cụm động từ, hàm nghĩa làm
cho con người trở nên “Văn” hơn. Do đó, các bậc cha mẹ trước đây khi sinh con
trai, vơ tình hay hữu ý đặt vào chữ đệm “Văn” thể hiện sự mong mỏi con cái lớn
lên chữ nghĩa giỏi giang, học hành đỗ đạt lại có nhân cách tốt đẹp, thấu hiểu lẽ
đời. Dĩ nhiên, văn không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ về con người mà mở rộng phạm
vi chỉ những đối tượng khác như: văn vật, văn hiến.
Văn hóa hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp: theo nghĩa rộng UNESCO ‘Văn
hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện
tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá
trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi

dân tộc”[7, tr78]1 Với khái niệm này có thể hiểu văn hóa là một hệ thống tổng hợp
các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… làm nên cái
riêng, bản sắc của một gia đình, xóm làng, dân tộc, cộng đồng,, vùng, miền, quốc
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.78

5


gia, xã hội… Văn hóa khơng chỉ đề cập đến nghệ thuật văn chương mà còn cả lối
sống, phong cách ứng xử, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá
trị vật thể và phi vật thể, những truyền thống, tín ngưỡng…
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa”[9, tr431]2
Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh cho chúng ta hiểu văn hóa cụ thể
và đầy đủ hơn. Con người với tư cách là con người của tự nhiên con người cần
có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, ngơn ngữ... con người tiến hành lao động sản xuất,
trong quá trình lao động ấy con người đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Rõ
ràng, văn hóa xuất phát từ quá trình tồn tại của con người, con người muốn tồn
tại con người phải tác động vào giới tự nhiên, bắt giới tự nhiện bộc lộ những
thuộc tính, những quy luật để phục con người, ngoài quan hệ với tự nhiên con
người phải quan hệ với nhau để truyền tải những thông tin, những kinh nghiệm
sản xuất, kinh nghiệm tránh kẻ thù, như thế con người khẳng định mình, hình
thành nên những giá trị riêng biệt của con người. Suy cho cùng, mọi hoạt động
của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”,
những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành

những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật
chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho
tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn
hóa của tồn nhân loại.
Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn
qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa
là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa
được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Như vậy khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh đã bao
2

Hồ Chí Minh tồn tập NXB Chính trị Quốc giai (2002) t3, tr 431

6


quát được những đặc trưng nhất.
1.1.1.2. Khái niệm giáo tiếp
Giao tiếp ra đời trong quá trình lao động sản xuất vật chất. Từ thủa sơ
khai của loài người, con người muốn tồn tại con người phải tiến hành sản xuất
vật chất, trong quá trình sản xuất con người đã biết nương tựa vào nhau, trao đổi
những kinh nghiệm sản xuất, những tâm tư, tình cảm và cịn trao đổi với nhau
những thông tin để tránh kẻ thù, những sự việc ấy cứ lặp đi. lặp lại hàng ngàn
lần như vậy, giao tiếp được hình thành. Khi đề cập đến khái niệm giao tiếp có
nhiều qua điểm khác nhau kể cả nước ngồi và trong nước, có thể đề cập đến
một số quan điểm sau:
+ Quan điểm của các học giả quốc tế về giao tiếp
Khi đề cập đến khái niệm giao tiếp có nhiều học giả đề cập đến lĩnh vực này,
họ xem giao tiếp như là một quá trình hai mặt của sự thơng báo, đó là quy trình

thiết lập sự tiếp xúc và trao đổi thông tin, hoặc có quan điểm cho rằng giao tiếp như
là sự trao đổi những ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc giữa con người với nhau.
Một số nhà tâm lý học người Pháp như: P. Oathavut, G.Bivans,
D.Giactson cho rằng “giao tiếp là một tổ hợp hành vi, nói cách khác giao tiếp là
một quá trình xã hội thường xuyên diễn ra giữa các con người với nhau, q
trình này tích hợp nhiều loại hành vi: hành vi ngôn ngữ, hành vi cử chỉ, hành vi
điệu bộ” [8, tr34]1.
Tiếp cận ở góc độ khác L.X.Vưgôtxki cho rằng “Giao tiếp là sự thông báo
hoặc là quan hệ qua lại một cách thuần tuý giữa người với người, như là một sự
trao đổi quan điểm và cảm xúc”2 [17, tr.115]. Theo Vưgôtxki giao tiếp là sự giao
thiệp bằng lời nói của một số người với mục đích giải quyết một vấn đề lý
thuyết hay thực tiễn nào đó.
I.L.Kơlơminxki cho rằng, “Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng
và thơng tin giữa những con người. Trong q trình tác động đó, các quan hệ
liên nhân cách được hình thành, thể hiện và hiện thực hoá”3 [18, tr.60].
1

.Đậu Minh Long, Đặc điểm giao tiếp của học sinh dân tộc Cơ Tu và Tà Ôi - Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội
L.X. Vưgôtxki (1997), Tâm lý học Vưgôtxki, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục
3
L.Kôlôminki (1976), Tâm lý học với các mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ, Nhà xuất bản Lao động
2

7


F.N .Gôlôbôlin cho rằng: “giao tiếp là năng lực truyền đạt một cách dễ
hiểu để các em nắm được và ghi nhớ tài liệu đó, năng lực thu hút học sinh truyền
nhiệt tình cho các em, cuốn hút, kích thích các em có những cảm xúc thích hợp,
năng lực thuyết phục mọi người có ảnh hưởng giáo dục đồi với họ bằng lời nói,

việc làm, bằng tấm gương của bản thân”4 [19, tr65]
Nhìn chung các học giả phương Tây đưa ra quan niệm giao tiếp như là sự tác
động qua lại giữa các cá nhân, hay nói cách khác là sự trao đổi thông tin trong mối
quan hệ giữ người với người qua đó nảy sinh sự tiếp xúc về tâm lý và những mối
quan hệ xác định giữa những người tham gia giao tiếp. Sự tác động qua lại đó được
thực hiện có thể ngơn ngữ hoặc phi ngơn ngữ. Giao tiếp như là một quá trình vừa
gửi, vừa nhận thông tin diễn ra đồng thời giữa những người tham gia giao tiếp.
Trong điều kiện lịch sử cụ thể, mỗi cá nhân tham gia giao tiếp đều có khả năng thu
nhận và giải mã thông tin của người đối thoại, phản hồi (sự tương tác trong đối
thoại) những đối tượng tham gia giao tiếp họ vừa là người truyền tải thông tin,
đồng thời họ là những người tiếp nhận thơng tin. Từ cách phân tích cho thấy, giao
tiếp là một q trình tương tác về các thơng tin mà trong đó con người hình thành
nên các mối quan hệ khi tác động tương hỗ lẫn nhau.
Sự giao tiếp là quá trình phức tạp và phong phú của sự hình thành và phát
triển mối quan hệ giữa con người với nhau; là quá trình nảy sinh nhu cầu hoạt
động tập thể nhằm trao đổi thông tin và xây dựng chiến lược hỗ trợ, tri giác và
hiểu người khác. Hành động tương hỗ của các chủ thể được thể hiện bằng
phương tiện riêng tạo nên nhu cầu hoạt động tập thể nhằm thay đổi đáng kể tình
hình và hành vi của người đối thoại
+ Quan điểm của các học giả Việt Nam
Theo “Từ điển tâm lý học”: “Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển
tiếp xúc giữa các cá nhân xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp
bao gồm hàng loạt các hành động như trao đổi thông tin, xây dựng hoạt động

4

Ph. N Gô lôbôlin (1977), Những phẩm chất tâm lí người giáo viên, Nhà xuất bản Giáo Dục

8



thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác... ”4 [5, tr,29].
Một số học giả lại cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều
người thông qua phương tiện ngơn ngữ nhằm trao đổi thơng tin, tình cảm, hiểu
biết, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”5 [1, tr 23].
Trần Trọng Thuỷ cho rằng: “Giao tiếp của con người là một q trình chủ
định hay khơng chủ định, có ý thức hay khơng có ý thức mà trong đó các cảm
xúc và tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc bằng phi
ngôn ngữ”6 [14, tr 8].
Từ cách phân tích trên giao tiếp phải đảm bảo được các yếu tố sau:
+ Mặt trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, thái độ;
+ Mặt nhận thức: tri giác con người, hiểu biết về nhau;
+ Mặt ảnh hưởng tác động qua lại giữa con người và con người;
Giao tiếp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ
(cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, hành vi..giúp cho biểu đạt và tiếp nhận nội dung thơng
tin trong giao tiếp.
Từ cách phân tích có thể đưa ra khái niệm sau: Giao tiếp là quá trình sử
dụng ngơn ngữ nhằm trao đổi thơng tin giữa con người với con người trong các
mối quan hệ xã hội, đưa đến sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của cá nhân
cũng như các hiện tượng tâm lý xã hội của con người - hiện thực hoá các mối
quan hệ xã hội của con người.
1.1.2.3. Khái niệm văn hóa giao tiếp
Theo tác giả Trần Đình Thích thì: “Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong
tổng thể văn hóa nhằm chỉ các quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong
xã hội, là tổ hợp của các thành tố lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử” 7
[13, tr.1]. Tác giả đã chỉ ra cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã
hội. Tuy nhiên, khái niệm vẫn chưa khái quát được mối quan hệ chặt chẽ gữu
4

Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Văn Huệ, Đỗ Mộng Tuấn (1995), Vai trò của giao tiếp trong quan hệ xã hội và quan hệ nhân cách, Nhà xuất bản
Giáo dục
6
Trần trọng Thuỷ (1981), Giao tiếp, tâm lý, nhân cách, Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo trình đại học, Hà Nội
7
Trần Đình Thích, (2009), Đơi điều suy nghĩ về văn hóa giao tiếp trong nhà trường, Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà
trường. Viện Nghiên cứu giáo dục ĐHSP TP Hồ Chí Minh - 12/2009
5

9


văn hóa và giao tiếp.
Văn hóa giao tiếp phải ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm văn hóa và giao
tiếp, hơn thế nữa nó phải khái quát được, mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và
giao tiếp khơng chỉ ở riêng mỗi dân tộc, vùng miền, quốc gia. Thực tế cho thấy
trong quan hệ xã hội mỗi con người có vơ vàn mối quan hệ, quan hệ gia đình,
quan hệ xóm làng, quan hệ dân tộc, quan hệ quốc gia, quan hệ quốc tế...ở mối
quan hệ nào cũng có chuẩn mực trong văn hóa giao tiếp.
Trên thế giới có nhiều dân tộc khác nhau, có truyền thống văn hóa khác
nhau và cũng có quy định, chuẩn mực ứng xử khác nhau. Ngồi những văn hóa
giao tiếp truyền thơng mang tính đặc thù của mỗi dân tộc, quốc gia thì cũng có
các ứng xử giao tiếp theo thơng lệ quốc tế, tức là quan hệ quốc tế cũng có chuẩn
mực nhất định.
Sử dụng phương tiện ngơn ngữ có văn hóa: Ngơn ngữ là hệ thống các ký
hiệu kí tự, lời nói, chữ viết ... nhăm trao đổi thơng tin. Ngơn ngữ có hai dang cơ
bản là ngơn ngữ có lời (tiếng nói) và ngơn ngữ khơng lời là hệ thống ký hiệu, ký
tự, hành vi, cử chỉ. Trong giao tiếp giữa các cá nhân được đặc trưng bởi một quá
trình phối hợp cả hai cách giao tiếp bằng lời và không lời để truyền tải thông tin
tạo ra ý nghĩa của thông điệp đến đối tượng giao tiếp. Do vậy, để giao tiếp hiệu

quả thì mỗi cá nhân làm cho đối tượng giao tiếp hài lịng với lời nói, cử chỉ,
hành vi của mình hiểu và sử dụng hiệu quả ngơn ngữ nói và ngơn ngữ khơng lời.
Sự phù hợp với tình huống: Hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn bởi
các yêu cầu về ngữ cảnh, tình huống giao tiếp. Do đó, một người được đánh giá
là có văn hóa giao tiếp khi các hành vi giao tiếp đó phù hợp với đối tượng, ngữ
cảnh, tình huống giao tiếp.
Văn hóa phản hồi trong giao tiếp: Đây là yêu cầu của giao tiếp hiệu quả,
dưới bất kì hoàn cảnh nào, cả chủ thể và khách thể giao tiếp cũng cần có sự
tương tác qua lại. Sự tương tác giao tiếp này thể hiện ở sự kết hợp giữa giao tiếp
bằng lời và không lời một cách thành thạo, hợp lý, không bị lúng túng, vụng về
trong giao tiếp giữa các bên giao tiếp.
10


- Tính hiệu quả

Tính hiệu quả được coi là đích cuối cùng của hành vi giao tiếp có kĩ năng.
Tính hiệu quả là biểu hiện năng lực của cá nhân khi thực hiện hành động với chất
lượng nhất định theo những mục tiêu mong muốn. Nó là giá trị cuối cùng của
hành động có KNGT của chủ thể và chỉ đạt được khi chủ thể giao tiếp hiểu và sử
dụng các phương tiện ngơn ngữ nói và ngơn ngữ khơng lời hiệu quả, đảm bảo sự
phù hợp trong giao tiếp và đạt được mục đích đặt ra trong mỗi cuộc giao tiếp.
Từ cách phân tích trên có thể khái niệm văn hóa giao tiếp như sau: Văn
hóa giao tiếp là q trình sử dụng ngơn ngữ trong ứng xử, trao đổi thơng tin
bằng lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, phong cách trong quan hệ giữa người với
người, căn cứ vào toàn bộ những giá trị, chuẩn mực đạo đức, nhân văn phù hợp
với lối sống, thuần phong, mỹ tục của mỗi dân tộc, quốc gia, rộng hơn nữa là
nhân loại.
Chúng tơi chọn khái niệm này vì:
Khái niệm này nêu được đặc trưng tâm lý văn hóa giao tiếp

Nêu lên được tác động hai chiều của quan hệ chủ thể và đối tượng văn
hóa giao tiếp
Nêu rõ được chức năng của văn hóa giao tiếp
- Tính chất của văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp mang tính khách quan: mặc dù văn hóa giao tiếp do con
người sáng tạo ra, nhưng với tư cách là tồn tại, văn hóa giao tiếp có nguồn gốc từ
bộ não con người mà bộ não của con người (bộ não sống, bộ não đang hoạt động
bình thường) lại thuộc về thế giới khách quan. Văn hóa giao tiếp là q trình phát
triển tất yếu của xã hội loài người, gắn với sự tồn tại của con người, con người có
muốn hay khơng muốn thì vẫn phải giao tiếp với nhau, sự giao tiếp này không phụ
thuộc vào quan điểm chủ quan của con người. Theo như Ăngghen Trong hoạt
động lao động và sản xuất, để săn bắn, hái lượm đạt kết quả tốt nhất, con người cần
phải quan hệ với nhau, phối hợp với nhau, trao đổi thông tin cho nhau, nhu cầu ấy
ngày càng phát triển, “Phát triển đến mức là họ thấy cần thiết phải nói với nhau
11


một cái gì đấy”[16, tr644]9. Đối tượng phản ánh của văn hóa giao tiếp là những
vấn đề của tồn tại xã hội mà tồn tại xã hội lại mang tính khách quan.
Hình thức của giao tiếp thì mang tính chủ quan: Mặc dù nguồn gốc và đối
tượng phản ánh của văn hóa giao tiếp mạng tính khách quan nhưng hình thức
của văn hóa giao tiếp lại mang tính chủ quan, nghĩa là cách thức tổ chức, sắp
xếp ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp thuộc về quan điểm chủ quan của con
người. Mối người có cách thức tổ chức sắp xếp ngơn ngữ khác nhau họ có
những quan điểm riêng tư của họ. Cách thức diễn đạt ngôn ngữ thuộc về quan
điểm chủ quan của con người.
Văn hóa giao tiếp mang tính phổ biến của xã hội lồi người: ở đâu có xã
hội lồi người là ở đó có văn hóa giao tiếp. Văn hóa giao tiếp diễn ra trong mọi
khơng gian, mọi thời gian của xã hội lồi người.
Văn hóa giao tiếp mang tính đa dạng phong phú: mỗi thời đại khác nhau

văn hóa giao tiếp khác nhau, dân tộc khác nhau thì có loại hình văn hóa giao tiếp
khác nhau, mỗi vùng miền, địa phương khác nhau thì văn hóa giao tiếp cóa sự
khác nhau. Tính đa dạng của nội dung văn hóa giao tiếp do điều kiện kinh tế quy
định. Bởi xét cho cùng văn hóa giao tiếp xuất phát tự lao động sản xuất vật chất.
Lao động sản xuất vật chất là tiền đề, cùng với lao động văn hóa giao tiếp được
hình thành. Văn hóa giao tiếp phản ánh trình độ của mỗi hình thái kinh tế xã hội
hội nhất định, mỗi dân tộc nhất định.
Văn hóa giao tiếp có tính dân tộc: mỗi dân tộc có cách thức sản xuất vật
chất khác nhau mà văn hóa giao tiếp lại phản ánh trình độ sản xuất vật chất của
dân tộc nhất định, hay nói cách khác, văn hóa giao tiếp là “cái vỏ vật chất” phản
ánh điều kiện sống của dân tộc đó. Do vậy, mỗi dân tộc có quy định về văn hóa
giao tiếp mang tính đặc trưng của mình, u cầu các thành viên phải có quy tắc
ứng xử phù hợp với phong tục, tập quán, thuần phong, mỹ tục của dân tộc mình
và chống lại bất kể thành viên nào sử dụng văn hóa giao tiếp khơng phù hợp.
Văn hóa giao tiếp mang tính đảng, tính giai cấp: Với tư các là một bộ phận
9 . Mác Ăng ghen toàn tập t20 – tr 644

12


của kiến trúc thượng tầng văn hóa giao tiếp thuộc hình thái ý thức xã hội, thể
hiện lập trường của giai cấp thống trị, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì quy
định cách thức ứng xử của giai cấp đó, văn hóa giao tiếp bảo vệ lợi ích của giai
cấp thống trị.
Văn hóa giao tiếp mang tính đại chúng: trong thời đại tồn cầu hóa ngồi
tính dân tộc, tính giai cấp văn hóa giao tiếp cịn mang tính đại chúng, chịu sự
quy định của thông lệ quốc tế, luật pháp quốc tế. Bời khơng có một quốc gia nào
là khơng có quan hệ với quốc gia khác. Do vậy, phải tuân thủ luật pháp, thể lệ
chung của quốc tế.
- Các loại văn hóa giao tiếp

Một là, văn hóa tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ
Trong quá trình tiếp xúc, tiếp cận, thiết lập các mối quan hệ với mọi
người ở mọi nơi mọi lúc và trên mọi đối tượng thì vấn đề đầu tiên phải “khoan
dung văn hóa”. Khái niệm khoan dung văn hóa dùng để chỉ sự tơn trọng văn hóa
của nhau trong q trình giao tiếp.
Người Việt Nam có câu “vạn sự khởi đầu nan”. Đối với văn hóa giao tiếp
cũng vậy, giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ
ngay từ đầu, làm sao để quan hệ, làm quen với người khác, việc đầu tiên phải
biết tôn trọng sự khác biệt. Người có kỹ năng văn hóa giao tiếp là biết cách nói
chuyện, làm việc với đối tác, tạo cho đối tác quan hệ bình đẳng với mình và giao
tiếp một cách cởi mở...
Hai là, Văn hóa lắng nghe
Là khả năng tập trung các hoạt động của các giác quan vào đối tượng giao
tiếp và tiếp thu những thông tin trong q trình giao tiếp. Văn hóa lắng nghe
biểu hiện ở việc đối diện với người nói chuyện, im lặng, quan sát các hành vi,
ngữ điệu của đối tượng giao tiếp. Tiếp thu và xử lý thông tin với thái độ, vẻ mặt
rạng rỡ. Nếu đồng ý với cách giao tiếp của đối tượng thì thực hiện sử dụng
những ngôn ngữ như: “vâng”, “đúng rồi”, “nên như thế”, “tôi cũng nghĩ như
vậy”, hoặc có nụ cười thân thiện... Nếu khơng đồng ý thì nên sử dụng những câu
13


như: theo tơi hiểu... bạn có đồng ý khơng”. Văn hóa lắng nghe cịn biểu hiện ở
sự phân biệt đúng, sai qua những thay đổi của âm tiết, ngữ điệu, cách dùng từ
đồng nghĩa, câu, nhịp điệu âm thanh, cách diễn đạt, ngữ pháp. Như vậy, văn hóa
lắng nghe là khả năng hướng về đối tượng với tất cả khả năng nhận thức của chủ
thể, vừa bằng giác quan, trí tuệ, vừa băng con tim. Lắng nghe là nhận thức lời
nói của người kia để hiểu ý ghĩa, nội dung của lời nói và đi đến hiểu con người
của đối tượng. Lắng nghe không chỉ là nghe âm thanh mà địi hỏi phải nghe từng
lớp ý nghĩa của lời nói.

Ba là, Văn hóa kiềm chế
Trong q trình giao tiếp nảy sinh những quan điểm trái chiều. Muốn
cuộc giao tiếp không trở thành mâu thuẫn đối kháng thì cần thực hiện văn hóa
kiềm chế. “Văn hóa kiềm chế là q trình giao tiếp làm chủ nhận thức, thái độ,
hành vi, phản ứng của mình với khả năng nhẫn lại những ngơn ngữ của cơ thể
để không bộc phát thành đối kháng”. Những thành phần này phải phối hợp nhịp
nhàng, hợp lý. Văn hóa kiềm chế biểu hiện ở việc biết tự chủ hành vi, biết kiềm
chế cảm xúc và tình cảm của mình một cách hợp lý. Nghĩa là chủ thể nhận thức
được chủ thể của hành vi và phản ứng của bản thân mình, thậm chí biết che giấu
tâm trạng khi cần thiết.
Bốn là, Văn hóa diễn đạt
Là sự tơn trọng đối tượng trong quá trình giao tiếp, khả năng tổ chức sắp
xếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình cho
đối tượng giao tiếp hiểu, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, mạch
lạc, logic. Văn hóa diễn đạt cịn biểu hiện ở ngữ điệu, giọng nói, cách dùng từ
sao cho phù hợp với nội dung giao tiếp.
Năm là, văn hóa ứng xử linh hoạt
Là khả năng ứng xử, xử lý các tình huống trong quá trình giao tiếp của
con người nhằm lĩnh hội và truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất trong quá trình giao tiếp. Hay nói cách khác văn hóa ứng xử linh hoạt
là khả năng xử lý những tình huống giao tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả
14


cao vẫn làm hài lòng đối tượng giao tiếp.
Sáu là, văn hóa thuyết phục đối tượng giao tiếp
Là khả năng, hành vi, ứng xử một cách lịch thiệp làm cho người khác
nghe và tán thành ý kiến của mình, tin tưởng vào những luận điểm của bản thân
mình. Thuyết phục còn là khả năng làm cho người khác hiểu ra ý kiến của họ,
mục đích của những người đối kháng với họ, đúng hay sai và có khả năng làm

cho họ thay đổi ý kiến để hợp tác với chủ thể giao tiếp.
Văn hóa thuyết phục con thể hiện ở khả năng nhận thức nhạy bén, phát
hiện nhanh chóng những diễn biến của quá trình giao tiếp, phát hiện những thay
đổi về cử chỉ, điệu bộ, màu sắc... trên nét mặt và tư thế tồn thân của đối tượng để
có thể đi đến nắm bắt về những thay đổi bên trong của họ. Văn hóa nhận thức tinh
tế địi hỏi chủ thể phải tinh tế, tinh ý và có kinh nghiệm trực giác, có tư duy linh
hoạt, thực tiễn, sáng tạo, có khả năng suy xét, phán đốn, có lối sống phong phú.
Bảy là, Văn hóa chủ động điều khiển quá trình giao tiếp
Là khả năng điều khiển của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Điều chỉnh
bản thân cho phù hợp, nghĩa là có cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, hành vi,
phản ứng phù hợp với đối tượng, hồn cảnh, mục đích, nội dung và nhiệm vụ
giao tiếp.
Văn hóa điều chỉnh bản thân, khơng để bản thân có những hành vi, ứng xử
một cách thái q,ln ln điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích, nội
dung, nhiệm vụ giao tiếp. Điều khiển người khác là phải hiểu được đặc điểm tâm
sinh lý, nhu cầu, ước muốn của đối tượng giao tiếp đồng thời phải nắm được tại
thời điểm này đối tượng cần gì, muốn gì, lúc đó cần lựa chọn thời cơ để giao tiếp
tốt nhất. Tóm lại Văn hóa điều khiển là khả năng sử dụng những tri thức khoa
học, vốn sống, nghề nghiệp cá nhân, sự rèn luyện kiên trì, với thái độ thiện cảm,
tình yêu thương con người để mở đầu, duy trì và kết thúc quá trình giao tiếp.
1.1.1.4. Khái niệm phát triển văn hóa giao tiếp
Khái niệm phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phát
triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
15


thiếu hoàn thiện đến hoàn thiện.
Phát triển đối lập với thoái triển, thoái triển là sự vận động đi xuống theo
chiều hướng tiêu cực. Phát triển là quá trình vận động đi lên theo hước tích cực.
Do vậy, phát triển văn hóa giao tiếp là q trình vận động đi lên của văn hóa

giao tiếp, gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, giữ lại những yếu tố tích cực, bổ sung
vào đó những yêu tố mới làm cho văn hóa giao tiếp tiến dần đến sự hoàn thiện.
Phát triển văn hóa giao tiếp là q trình liên tục: Lực lượng sản xuất
không ngừng phát triển, làm cho quan hệ sản xuất phát triển, dẫn đến các quan
hệ kinh tế, chính trị, xã hội phát triển theo. Do vậy, văn hóa giao tiếp thuộc hình
thái ý thức xã hội với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng cũng
không ngừng phát triển để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ở mỗi thời đại
kinh tế khác nhau văn hóa giao tiếp khác nhau, người ta khơng thể lấy ngôn từ
của thời đại trước để giao tiếp với nhau trong thời đại hiện đại. Khơng có văn
hóa giao tiếp nào vận dụng cho mọi không gian và thời gian. Cách hiểu về
truyền thống văn hóa của thời đại khác nhau. Văn hóa của thời đại trước cũng sẽ
nhanh chóng bị lạc hậu, bị phủ định bởi những phương thức sản xuất mới. Do
vậy, phát triển văn hóa giao tiếp khơng bao giờ có điểm dừng.
- Phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên:
Phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên là nâng cao khả năng giao tiếp
cho sinh viên bằng cách giáo dục các chuẩn mực đạo đức, cách thức giao tiếp,
phong cách ứng xử văn minh trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với thời đại.
Đối với sinh viên có rất nhiều mối quan hệ, mối quan hệ giữa sinh viên
với thầy cô giáo và cán bộ; giữa sinh viên với nhau; giữa sinh viên với những
người nơi cư trú; giữa sinh viên với các tổ chức quốc tế... Các chuẩn mực đạo
đức phải đảm bảo mơi trường giáo dục văn hóa, mẫu mực trong các mối quan
hệ; đồng thời phải chú ý tới giáo dục tư tưởng, quan điểm của chế độ xã hội chủ
nghĩa; đạo đức truyền thống của dân tộc và khả năng tự nhận thức, tự đánh giá
bản thân trong môi trường giáo dục nhà trường và khả năng hịa nhập vào các
mơi trường giáo dục gia đình và xã hội.
16


1.2.2. Nội dung phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên
Nội dung phát triển văn hóa ứng xử cho sinh viên được thể hiện thông qua

các mối quan hệ xã hội với sinh viên:
Thứ nhất, văn hóa giáo tiếp trong gia đình
Gia đình Việt Nam là cái lơi giáo dục truyền thống văn hóa giao tiếp. Từ
khi chưa bước vào giảng đường đại học sinh viên được chỉ bảo thái độ ứng xử
với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, cơ dì, chú bác...; được giáo dục từ cách
ăn mặc, nói năng, đi đứng,...; ý thức học hành, thái độ lao động, lựa chọn bạn
bè,...; một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sinh tồn về sau. Sinh viên được ông bà,
cha mẹ sử dụng tục ngữ, ca dao, thành ngữ,... dạy bảo, nhắc nhở, duy trì kỷ luật
trong gia đình, họ hàng. Từ rất sớm sinh viên đã biết: “Chim có tổ, người có
tơng”, “Con khơng chê cha mẹ khó, chó khơng chê chủ nghèo”, “Một lịng thờ
mẹ kính cha - Cho trịn chữ Hiếu mới là đạo con”, “Mồng một Tết cha, mồng hai
Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”, “Gọi vâng, bảo dạ con ơi - Vâng lời sau trước con
thời chớ quên”, “Chị ngã, em nâng”, “Anh em như thể chân tay - Rách lành đùm
bọc, dở hay đỡ đần”, “Khôn ngoan đối đáp người ngoài - Gà cùng một mẹ chớ
hoài đá nhau”, “Ăn trơng nồi, ngồi trơng hướng”, “Ăn vóc, học hay”, “Đói cho
sạch, rách cho thơm”, “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Có con phải khổ vì con - Lấy
chồng gánh cả giang sơn nhà chồng”... Lời dạy bảo thấm vào tâm trí, thành tâm
niệm của mỗi sinh viên để khi lớn lên vào các trường đại học, học viện, tham gia
hoạt động xã hội, căn cứ vào tính chất từng quan hệ mà lựa chọn cách thức ứng
xử phù hợp.
Thứ hai, Văn hóa giao tiếp trong trường đại học. Trong nhà trường sinh
viên có những mối quan hệ giao tiếp sau:
Một là, giao tiếp giữa sinh viên đối với sinh viên
Trong mơi trường học đại học thì mối quan hệ giữ sinh viên với sinh viên là
mối quan hệ thường xuyên nhất. Bởi vì sinh viên cùng ở chung với nhau trong
ký túc xá hoặc các khu xóm trọ, có quan hệ với nhau trong việc trao đổi về kinh
nghiệm học tập, là bạn bè của nhau, thường xuyên giao tiếp với nhau.
Hai là, văn hóa giao tiếp giữa sinh viên đối với giảng viên và các cán bộ,
17



nhân viên trong trường Đại học.
Đây là mối quan hệ thầy trị, vì vậy sinh viên phải hiểu các giá trị, chuẩn
mực của đạo đức truyền thống trong cách ứng xử như “tôn sư trọng đạo”, “nhất
tự vi sư, bán tự vi sư”. Thầy cô giáo không chỉ là người lơn tuổi mà còn là người
giáo dục sinh viên kiến thức về các lĩnh vực, hơn thế nữa còn định hướng cho
sinh viên vững bước trên giảng đường đại học, giúp sinh viên trở thành những
cơng dân có ích cho xã hội tương lai.
Đối với cán bộ, công nhân viên có mối quan hệ rất gần giủ với sinh viên,
họ là những người làm công tác lãnh đạo quản lý, phụ trách đào tạo, thực hiện
những chế độ, chính sách phục vụ sinh viên. Tuy họ không phải là người tham
gia giảng dạy nhưng họ có mối quan hệ kinh tế gần giũ với sinh viên. Dọ vậy
khi ứng xử với đội ngũ này sinh viên cũng phải rèn luyện cách giao tiếp.
Thứ ba, Văn hóa giao tiếp trong xã hội
Một là, mối quan hệ giao tiếp giữa sinh viên với những người dân khu xóm
trọ và những người dân ở gần nơi sinh viên học tập
Đối với nhàng người dân khu xóm trọ, họ khơng chỉ có mối quan hệ kinh tế
với sinh viên mà họ còn là những người hàng xóm thân thiết. Trong mối quan hệ
kinh tế với sinh viên viên họ là những người chủ nhà trọ hoặc là những hàng
quán bán lẻ hằng ngày cung ứng hàng hóa, nhưng nhu yếu phẩn cho sinh viên.
Do vậy, trong mối quan hệ với họ sinh viên cũng rèn luyện cách ứng xử của
mình cho phù hợp với văn hóa truyền thống.
Hai là, giao tiếp với các doanh nghiệp, các đại lý, nhà hàng. Một số sinh
viên phải đi làm thêm cho các doanh nghiệp, các đại lý, nhà hàng để trang trải
cuộc sống khó khăn. Những người này có mối quan hệ kinh tế trực tiếp với sinh
viên. Đây là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động
giao tiếp giữa sinh viên với những đối tượng khác ngoài xã hội
1.2. Những yếu tố tác động đến phát triển văn hóa giao tiếp cho sinh viên
1.2.1. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp của sinh viên
1.2.1.1. Mơi trường gia đình

18


Mơi trường gia đình giữ vai trị chủ đạo trong sự hình thành và phát triển
văn hóa giao tiếp cho sinh viên. Gia đình là tổ ấm, là mối quan hệ kinh tế bản
chất nhất - nơi tràn đầy tình yêu thương ruột thịt, vừa là nơi đáp ứng nhu cầu
riêng tư, thực hiện chức năng phát triển nòi giống vừa là trường học đầu tiên
hình thành, phát triển nhân cách con người. Gia định là nới cung cấp cho sinh
viên những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, hình thành những năng lực, phẩm
chất trí tuệ và phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách.
Khi đề cập đến văn hóa giao tiếp trong gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình"[10,
tr300]1, bởi gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội; đồng thời,
cũng là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, mơi trường
quan trọng để hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia
đình là nơi hướng dẫn cho con người những văn hóa giao tiếp cơ bản như: kính
trên nhường dưới, hịa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng,
hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu học,
cần cù, sáng tạo trong lao động, v.v.. trở thành cái nơi, thành nền tảng hình thành
và ni dưỡng nhân cách con người Việt Nam.
Với ý nghĩa là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân từ khi
chào đời đến phát triển, trưởng thành liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt
đẹp từ các thành viên, văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội, vì
rằng, đó là khởi nguồn sinh ra con người, ni dưỡng con người từ thuở lọt lịng
đến khi trưởng thành. Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc
thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa
gia đình với xã hội, gắn liền với những điều kiện cụ thể của tự nhiên, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Trong những thành tố của văn hóa gia đình, việc tổ chức cuộc
sống có nền nếp, trật tự, gia phong; việc dạy dỗ, ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ

và con cái, giữa các thành viên gia đình thuộc các thế hệ rất quan trọng, bởi
1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.12, tr.300

19


thơng qua q trình giao tiếp trong gia đình khơng chỉ tạo ra “phản xạ có điều
kiện” hay nói các khác những hành vi giao tiếp trong gia đình diễn ra hằng ngày,
nó lặp đi, lặp lại tạo thành thói quen ngấm sâu thành những nếp trọng bộ não.
Các thế hệ đi trước mà cách giao tiếp có chuẩn mực thì sẽ truyền thụ cho con cái
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và
nhân cách văn hóa của mỗi con người. Nhân cách, đạo đức, lối sống của các
thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến con cái, đặc biệt là lứa tuổi
trưởng thành; mặc dù sự giáo dục ở gia đình khơng có chương trình, kế hoạch cụ
thể và các thành viên không được đào tạo chính quy về giáo dục, nhưng là có
ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa giao tiếp của con cái, bởi đây là mối quan hệ kinh
tế bản chất nhất, nó không chỉ quy định sự tồn tại và phát triển mà các thành
viên trong gia đình có sự ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Nền tảng của một gia
đình hạnh phúc biểu hiện ở mối quan hệ ứng xử tốt đẹp, hiểu biết, sẻ chia, thông
cảm và thương yêu nhau giữa vợ và chồng; sự thương yêu, chăm sóc, hy sinh
của cha mẹ vì con và sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo của con đối với cha mẹ,
ông bà… Cho nên, văn hố giao tiếp gia đình tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi
người cùng thực hiện và đó cũng chính là gia lễ, gia phong - cái gốc của gia
đình, giữ cho con người Việt Nam và tạo cho gia đình và xã hội Việt Nam một
sức sống mãnh liệt.
Yếu tố gia đình là yếu tố trực tiếp chịu trách nhiệm ban đầu đối với quá
trình xã hội hóa của sinh viên, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành phẩm
chất, nhân cách gốc văn hóa giao tiếp của sinh viên. Giáo dục và nuôi dưỡng là

hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và nhân cách của mỗi con
người, mà nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc cịn nằm trong bụng
mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại… Trong hành trình đó, lứa tuổi
ấu thơ được chăm sóc, ni dưỡng tại gia đình là giai đoạn quan trọng, mặc dù
khi đó, nhân cách chưa được thể hiện rõ ràng, song thông qua hành vi bắt chước
hành động của người lớn, con trẻ bắt đầu thu nhận các tương tác nhân - sinh quan để hình thành nhân cách của mình. Đến lứa tuổi trưởng thành, những người
20


×