Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hội nhập cộng đồng kinh tế asean phân tích trên góc độ thị trường lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.93 KB, 12 trang )

1

HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN –
PHÂN TÍCH TRÊN GÓC ĐỘ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
------Hà Nam Khánh Giao - Đinh Kiệm
Tóm tắt
ASEAN là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu về thương mại
và đầu tư đối với Việt Nam. Cuối năm 2015, các nước ASEAN chính thức bước
vào sân chơi mới: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic CommunityAEC) với mục đích tạo lập một thị trường chung và cơ sở thống nhất cho các
quốc gia, thúc đẩy thơng thương tự do hàng hóa- dịch vụ- đầu tư, chuyển dịch
lao động có tay nghề trong ASEAN. Việt Nam thuộc nhóm chậm phát triển trong
ASEAN, được dự báo có thể đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về kinh tế và
nguồn lao động. Trong bài viết này, các tác giả chỉ tập trung phân tích các yếu
tố tác động, những cơ hội và thách thức trên lĩnh vực thị trường lao động. Qua
đó, gợi ý một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với những thách
thức trong tiến trình hội nhập AEC.
Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Thị trường lao động Việt Nam
JOINING ASEAN ECONOMIC COMMUNITYFROM THE EYE OF VIETNAM LABOR MARKET
Abstract
ASEAN is one of the most important partners on commerce and
investment for Vietnam. At the end of 2015, ASEAN countries joined the new
game of ASEAN Economic Community- AEC which aims at building up a
common market and the unique base for all countrties, enhancing free flow of
goods services, and investments, transferring the skilled labors in ASEAN.
Vietnam is in the group of developing countries in ASEAN, being forecasted will
face the fierce competition of economics development and labor. In this article,
the authors concentrate on analyzing the factors, the opportunities and threats
on the labor market. From that, the authors hope to raise some solutions to grab
the chances and overcome the difficulties on the way of joining AEC.
Key words: ASEAN Economic Community, Vietnam labor market
I- Vài nét về Cộng đồng Kinh tế ASEAN


1- Lịch sử hình thành
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (Associate of South East Asian
Countries- ASEAN) được chính thức thành lập ngày 8/8/1967, ban đầu với 5

Electronic copy available at: />

2

nước: Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines, và Singapore, nhằm mục tiêu
đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, tăng cường
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cũng như thúc đẩy hịa bình, ổn định trong khu vực.
Từ 1984 đến 1999, ASEAN được bổ sung thêm 5 thành viên: Brunei (1984),
Việt Nam (1995), Laos và Myanmar (1997), Cambodia (1999). Đến nay,
ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên với quy mơ diện tích 4.436 triệu km2, dân
số khoảng 625,1 triệu người với hơn 300 triệu người trong lực lượng lao động,
tổng giá trị GDP 2.398,5 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa
2.512 tỷ USD.
Bảng 1: Thông tin tổng hợp về các nước ASEAN
Các quốc
Dân số
GDP (Tỷ GDP/người Kim ngạch
Chỉ số cạnh
gia
(triệu
USD)
(USD)
XNK (tr.
tranh kinh tế
người)
USD)

toàn cầu (so sánh
với 144 nước)
Brunei
0,4
16,1
39.679
15.057,2
28/144
Cambodia
15,0
15,7
1.047
18.324,2
95/144
Indonesia
248,8
862,6
3.467
369.180,5
34/144
Lao PDR
6,6
10,0
1.505
5.884,9
93/144
Malaysia
29,9
312,1
10.421

434.261,6
20/144
Myanmar
61,6
56,4
916
23.445,4
----Philippines
99,4
269,0
2.707
119.10,9
52/144
Singapore
5,4
297,9
55.183
783.265,5
2/144
Thailand
68,3
387,5
5.678
478.247,3
31/144
Vietnam
89,7
171,2
1.909
264.774,0

68/144
625,1
2.398,5
3.837
2.511.549,5
ASEAN
Nguồn: ASEAN Statistics 2013, Xếp hạng năng lực cạnh tranh 2014(Diễn đàn
KT thế giới)
2- So sánh tương quan với Việt Nam
Bảng 1 cho thấy vị thế Việt Nam (VN) còn rất hạn chế trong khối, về
kinh tế xếp thứ 5, về thương mại xếp thứ 5, về năng lực cạnh tranh toàn cầu so
trong khối xếp thứ 7, về dân số VN có số lượng vượt trội lên hàng thứ 3, chỉ sau
Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, VN có thế mạnh vượt trội, dân số đang vào
thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đây là một lợi thế về nguồn nhân lực cho hoạt động
phát triển kinh tế (Trần Văn Thọ, 2012).
Bảng 2: Các chỉ tiêu về lao động trong khu vực ASEAN

Electronic copy available at: />

3

Năng suất lao
động
(USD tính
Quy đổi sức
mua PPP)
Brunei
186
95,4
11,4

……
100.015
Cambodia
7,400
73,9
2,3
121
3.898
Indonesia
118,193
92,8
18,0
174
9.848
Lao PDR
3,080
72,7
0,8
119
5.396
Malaysia
13,785
93,1
6,8
609
35.751
Myanmar
30,121
92,7
….

….
2.828
Philippines
41,022
95,4
….
206
10.026
Singapore
3,444
95,9
11,6
3,547
98.072
Thailand
39,398
93,5
15,4
357
14.754
Vietnam
53,246
93,4
14,7
181
5.440
ASEAN
10.812
Nguồn: ASEAN Statistics 2013, ASEAN Community 2015: Managing
integration for better jobs and shared prosperity

Tương quan chung về nguồn nhân lực: Việt Nam có lợi thế về nguồn lực
lao động (lực lượng lao động đứng thứ 2/10 nước), tỷ lệ người biết chữ trên 15
tuổi đứng hàng thứ 5 (tương đương với Thailand), về năng suất lao động trong
khối, VN xếp thứ 7, bằng 50,31% so với năng suất bình quân của ASEAN (chỉ
hơn Laos, Cambodia và Myanmar). Lương bình quân của lao động VN xếp hàng
thứ 5, thấp hơn Singapore gần 20 lần, thấp hơn Thailand gần 2 lần, thấp hơn
Malaysia gấn 3,5 lần và so với Philippines thấp hơn gần 1,2 lần (số liệu năm
2013).
Các quốc
gia

Lực lượng
lao động
(ngàn
người)

Tỷ lệ biết
chữ trên 15
tuổi (%)

Tỷ lệ tuyển
sinh dạy nghề
trong trung học
phổ thơng (%)

Lương
bình
qn
(USD)


II-Đặc điểm nguồn lao động Việt Nam trước thềm gia nhập AEC
1-Về nguồn lao động
Việt Nam có những lợi thế nhất định, nhất là về quy mô lao động cơ cấu
lao động trẻ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2014, quy
mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người, trong
đó số người trong độ tuổi lao động là 47,52 triệu người. Tỷ lệ lao động khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng
20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1%.
Bảng 3: Tỷ lệ lao động Việt Nam phân theo các cấp đào tạo chuyên môn
kỹ thuật (%)

Electronic copy available at: />

4

Danh mục
Chưa qua đào tạo chuyên môn
kỹ thuật
Dạy nghề
Trung cấp chuyên nghiệp
Cao đẳng
Đại học trở lên

2010
85,4.
3,8
3,4
1,7
5,7


2011
84,5
4,0
3,7
1,7
6,1

2012
83,4
4,7
3,6
1,9
6,4

2013
82,1
5,3
3,7
2,0
6,9

2014
81,8
4,9
3,7
2,1
7,6

Nguồn: TCTK, 2015
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động là 2,18%,

trong đó khu vực thành thị là 3,59% và nông thôn 1,54%. Tỷ lệ lao động thiếu
việc làm: 2,75%, trong đó khu vực thành thị là 1,48% và nơng thôn 3,31%. Tỷ
lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo: 17,9%. Phân theo
trình độ kỹ thuật: dạy nghề:5,3%, Trung cấp chuyên nghiệp: 3,7%, Cao đẳng:
2,0% và đại học trở lên:6,9%. Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được
yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật
của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu hết
các vị trí cơng việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê
chuyên gia nước ngoài.

Singapore
6
5.93
5
Malysia
4 5.39
4.83
3
3.82
4.38
3.19
2
4.4
Brunei
1
3.31
3.07
3.69
0


Campuchia

Việt Nam

2.97

4.3
Philippines

3.613.19
4.17

Indonesia

3.85

Chỉ số về giáo dục đại
học và đào tạo nguồn
nhân lực
Chỉ số về sáng kiếnsáng tạo

4.32
Trung quốc

4.35
Thái lan

Sơ đồ 1: Biểu thị năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam
so với các nước ASEAN và Trung Quốc
Nguồn: Nhóm tác giả tính tốn và vẽ dựa trên số liệu của ASEAN Statistics

2013, ASEAN Community 2015
2- Về năng suất lao động của lao động Việt Nam

Electronic copy available at: />

5

Ba nước trong khối ASEAN có tổng lực lượng lao động chiếm tỷ trọng
hơn 70% là Indonesia (40%), Phillippines (16%) và VN (15%). Lực lượng lao
động này khi được tự do di chuyển trong thị trường chung sẽ là nhân tố cơ bản
để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên AEC. Tuy
nhiên, theo đánh giá của ILO/ADB, năng suất lao động của Việt Nam vẫn bị
còn tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
Hình 1: Biểu thị năng suất lao động của các nước ASEAN

Hình 1: Biểu thị năng suất lao động của các nước ASEAN
Nguồn: Nhóm tác giả tính tốn dựa trên số liệu của ILO/ADB 2015
Một hạn chế của thị trường lao động VN do xuất phát điểm thấp, cơ cấu
kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, do vậy, tỷ lệ lao động tham gia vào thị
trường lao động chính thức cịn thấp, đạt khoảng 30%. Chất lượng và cơ cấu lao
động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoảng 45%
lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu hết chưa qua đào tạo. Theo cách tính
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lao động qua đào tạo nghề (gồm cả
dạy nghề chính quy và thường xuyên, phi chính quy, dạy nghề dưới 3 tháng và
dạy nghề tại doanh nghiệp) chiếm khoảng 34% tổng lực lượng lao động nhưng
trên thực tế, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và còn khoảng
cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực. Thống kê về năng suất
lao động của Tổng Cục Thống kê (năm 2013) cho biết, năng suất lao động xã
hội chung của Việt Nam là 68,7 triệu đồng/người, trong đó ngành nơng lâm
nghiệp thủy sản 27 triệu đ/người, ngành công nghiệp xây dựng 124,2 triệu

đ/người, ngành dịch vụ 92,6 triệu đ/người.

Electronic copy available at: />

6

Dựa vào đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank- WB), nếu lấy
thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của VN chỉ đạt 3,79 điểm - xếp thứ
11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB; trong khi Hàn Quốc là 6,91;
Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Chất lượng lao động thấp
nên năng suất lao động của VN thuộc nhóm thấp ở châu Á – Thái Bình Dương,
chỉ tiêu này của VN thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần
và Hàn Quốc 10 lần. Năng suất lao động của VN bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái
Lan. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi
năm. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng
năng suất trung bình hằng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ cịn 3,3%. VN còn
thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu
cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm
khác. Theo thống kê của Tổ chức thực hiện thi IELTS (Hệ thống kiểm tra sự
thành thạo tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 0-9) thì thí sinh VN có điểm trung
bình là 5,78, thuộc vào nhóm các nước có điểm trung bình thấp, đứng sau
Indonesia (5,97), Phillippines (6,53), Malaysia (6,64). Những hạn chế, những
yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011 xếp thứ 65/141 nước xếp
hạng).
Nguồn nhân lực có chất lượng thấp có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ
yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế.
Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục nhìn chung
thấp, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, chưa thực sự đáp ứng
yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của người học, chưa theo kịp sự chuyển

biến của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc
tế, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của
đất nước…. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa
dạy chữ với dạy người, dạy nghề,…” .
III- Nhìn nhận những cơ hội
Hình thành AEC tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội mà các
nước ASEAN rất mong đợi, khi hình thành thực thể kinh tế lớn hơn, việc kết
nối xây dựng một ASEAN thống nhất, ít bị chia cắt, sẽ giúp các nhà đầu tư quốc
tế nhìn ASEAN như là một sân chơi chung, một cơng xưởng chung ở đó có
nguồn lực tổng thể kinh tế thống nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng,
đơng về số lượng với giá cịn tương đối rẻ.
Đón nhận những cơ hội này đối với VN, theo các khảo sát mới đây, các
tiếp cận còn rất hạn chế. Theo Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), khi điều

Electronic copy available at: />

7

tra về nhận thức và sự quan tâm của doanh nghiệp đến AEC, phần lớn các doanh
nghiệp VN có hiểu biết và nhận thức rất hạn chế về AEC, đặc biệt đối với những
thách thức sẽ đối mặt khi tham gia vào AEC năm 2015. Nhiều doanh nghiệp
không lường trước được những sức ép cạnh tranh khi tham gia vào sân chơi
mới, từ đó khơng có những chuẩn bị cần thiết và kịp thời để khỏi rơi vào thế bị
động. Tuy nhiên, phải nhìn nhận, khi hội nhập chúng ta cũng sẽ đón nhận những
cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và thị trường lao động nói
riêng. Xét về cơ hội, VN chiếm tới hơn 15% tổng lực lượng lao động 300 triệu
người của AEC, sẽ giúp cho các lao động VN có thêm cơ hội việc làm hơn, đặc
biệt đối với những đối tượng lao động có tay nghề, chun mơn cao vì ACE
được thống nhất hình thành trên cơ sở cam kết cho phép sự luân chuyển lao
động, việc này một mặt sẽ tạo cơ hội cho dịch chuyển lao động có chun mơn

kỹ thuật cao, một mặt lại tạo ra những thách thức lớn cho lao động yếu hoặc
thiếu kỹ năng. Bước đầu AEC chỉ cho phép những đối tượng lao động thuộc
nhóm có chất lượng, được đào tạo chun mơn vững hoặc có trình độ đại học
trở lên, có khả năng ngoại ngữ thông thạo, nhất là tiếng Anh thuộc trong 8 ngành
gồm dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, kế tốn, kiến trúc, giám sát thi cơng,
nha sĩ, bác sĩ, và du lịch (thỏa thuận MRAs).
Đối với thị trường lao động VN, theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO), khi tham gia vào AEC số việc làm của VN sẽ tăng thêm 14,5% vào
năm 2025; có sự gia tăng cơ hội việc làm mạnh mẽ ở những ngành như sản xuất
lúa gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến lương thực. Trong giai đoạn
2015-2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình nhìn chung sẽ tăng
cao nhất, ở mức 28%, lao dộng có trình độ kỹ năng thấp là 23% và lao động có
kỹ năng cao sẽ tăng 13%, như vậy, về mặt xã hội sẽ tạo nhiều cơ hội cải thiện
cuộc sống của hàng triệu người.
Khi hội nhập AEC, VN còn có cơ hội về lợi thế cạnh tranh lao động giá
rẻ với các ngành dệt may, giày da và một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như
hồ tiêu, cà phê, thủy hải sản. Bên cạnh đó, có thể tận dụng được nguồn lao động
chất lượng cao từ một số ngành được đánh giá là ngành có trình độ chất lượng
cao của Việt Nam như công nghệ thông tin, điện tử, bưu chính viễn thơng…
IV- Nhận diện những thách thức:
Những ưu điểm về nguồn lao động như trên đã mang lại nhiều triển vọng
phát triển cho thị trường lao động VN, bên cạnh đó cịn tồn tại những thách thức
khơng nhỏ, có thể chỉ ra là:
Về nguồn lao động: nguồn lao động VN đông nhưng không tinh, là rào
cản lớn nhất trong tiến trình hội nhập, thống kê cho thấy lao động của VN chiếm
đa số là lao động giản đơn (nguồn lao động đã qua đào tạo nghề chỉ đạt 30-

Electronic copy available at: />

8


34%). Thực tế, xuất khẩu lao động 5 năm qua số lượng lớn, nhưng nguồn kiều
hối thu về so sánh chỉ đạt mức thấp. Ngay tại thị trường VN, cụ thể ở các khu
chế xuất, khu công nghiệp, hoặc các doanh nghiệp tuyển dụng số lượng công
nhân đông đều phải tốn thời gian đào tạo lại, nhưng tỷ lệ đạt chất lượng vẫn
không như mong muốn.
Về cơ cấu lao động: chưa hợp lý, mất cân đối nghiêm trọng giữa đào tạo
và sử dụng về trình độ, về ngành nghề của nguồn lao động, dù rằng đa dạng hóa
nguồn nhân lực được đào tạo sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa sản xuất
của nền kinh tế. Đào tạo đại học về lý thuyết sẽ cung cấp nguồn lao động chất
lượng cao cho xã hội nhưng nghịch lý nhiều năm qua việc học chưa tương xứng
với trình độ, kiến thức, kỹ năng được đào tạo dẫn đến tình trạng có bằng cấp
cao nhưng khơng tìm được việc làm đang là vấn đề nổi cộm hiện nay. Đào tạo
nguồn lao động chất lượng cao và chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nhiều năm qua
rất được xã hội quan tâm, tuy nhiên chúng ta thiếu một kế hoạch tổng thể có căn
cơ về phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô. Trước hết cần dự báo nhu cầu, xây
dựng mục tiêu đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, CMKT cho các ngành
dựa theo cơ cấu, số lượng yêu cầu, nhưng thời gian qua hoạt động đào tạo của
chúng ta mang tính tự phát, chỉ có kế hoạch đào tạo cục bộ ở từng trường, từng
trung tâm và mỗi địa phương nhưng thiếu hẳn một kế hoạch đào tạo tổng thể
cấp vùng, quốc gia mang tính dài hạn.
Như vậy, thực trạng nguồn lao động được phân tích ở trên cho thấy trong
thế hội nhập đang tồn tại sự bất cân xứng xét về tổng thể chung lực lượng lao
động, chúng ta vừa thiếu, vừa yếu, vừa kém đa dạng trên cả ba mặt số lượng,
chất lượng và cơ cấu đây là một thách thức cần được nhanh chóng tháo gỡ.
Kinh tế VN với cơ cấu chính là nơng nghiệp, cơ cấu lao động vẫn còn
nhiều bất hợp lý. Theo Tổng cục Thống kê, cơ cấu lao động lĩnh vực nông
nghiệp chiếm trên 47%, nhưng tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường chính thức
cịn thấp, có khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như chưa
qua đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực VN còn thấp đây là thách thức phải đối

mặt. Chất lượng nguồn nhân lực VN cịn thấp và có khoảng cách khá lớn so với
các nước trong khu vực (xem bảng 2). Năng suất lao động VN thuộc nhóm thấp
nhất ở châu Á-Thái Bình Dương nhưng chậm được cải thiện. Tốc độ tăng bình
quân năng suất lao động qua các thời kỳ so với trong khối ASEAN đứng hàng
thứ 5, nhìn chung khơng ổn định suốt thời kỳ từ 2007-2013 (năm cao nhất đạt
6,5%/năm, năm thấp nhất đạt 3,1%). VN đang còn thiếu nhiều lao động lành
nghề, nhân lực qua đào tạo khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Thêm

Electronic copy available at: />

9

vào đó, trình độ ngoại ngữ của người lao động chưa cao nên cũng tạo ra rào cản
trong quá trình hội nhập.
Thời cơ khi chúng ta hội nhập AEC sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm nhưng
đòi hỏi các tiêu chuẩn cao hơn đối với người lao động, ngoài kiến thức chun
mơn bắt buộc, cần có khả năng giao tiếp, sử dụng máy tính, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng xử lý thông tin và lập báo cáo. Để đáp ứng yêu cầu cao trong
môi trường cạnh tranh, người lao động VN phải có ý thức cầu tiến, mở rộng
kiến thức nghề nghiệp, nâng cao tư duy khoa học, lao động sáng tạo, phát huy
sáng kiến, áp dụng công nghệ mới, không ngừng phát triển kỹ năng nghề
nghiệp… Theo nghiên cứu của ILO/ADB, lao động VN thiếu chuyên môn, chưa
được đào tạo, các kỹ năng được trang bị không phù hợp với đòi hỏi của thị
trường và nhiều lao động phải đào tạo lại. Lao động VN thường bị đánh giá thấp
về kỹ năng ngoại ngữ cùng kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Qua thực tế, đội
ngũ nhân sự cao cấp của VN so với các nước trong khu vực vẫn cịn khoảng
cách khá lớn, trình độ lao động VN còn hạn chế về kỹ năng nghề đang gây khó
khăn trong việc tiếp thu ứng dụng trình độ khoa học cơng nghệ khi tham gia thị
trường chung. Ngồi ra, hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và pháp luật nước

bạn của lao động VN cũng còn hạn chế, cùng với tinh thần làm việc theo nhóm
và tác phong công nghiệp chưa tốt cũng là điểm yếu tạo ra một thách thức không
nhỏ cho việc hội nhập quốc tế.
V- Một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả nguồn lao động của Việt Nam
để hội nhập AEC và TPP có hiệu quả
Trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng để phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nhân lực VN
trên thị trường lao động trong nước và quốc tế, nhất là khi tham gia AEC, cần
tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho tồn
xã hội, đặc biệt trên tầm vĩ mơ, các cấp từ TW đến địa phương cần nhận thức
đúng đắn về vai trị, vị trí của GDNN trong phát triền nguồn nhân lực (NNL).
Trong chiến lược quốc gia, vùng về quy hoạch phát triển nhân lực thời kỳ 20162020 và tầm nhìn đến 2030 cần chú trọng chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển
nhân lực của Bộ, ngành, địa phương phù hợp với định hướng hội nhập quốc tế
và mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, phải ưu tiên đầu tư trong
lĩnh vực GDNN xem đây là giải pháp đầu tư cho phát triển bền vững.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về GDNN, các cơ chế chính sách
về dạy nghề, học nghề. Cần có chính sách đãi ngộ, thu hút lực lượng phát triển
GDNN như chính sách đối với người lao động qua đào tạo nghề nghiệp, chính
sách đào tạo liên thơng, hỗ trợ người học nghề,… Đổi mới mạnh mẽ về thể chế

Electronic copy available at: />

10

chính sách liên quan đến thị trường lao động, đến đào tạo nghề đối với các cấp.
Trong GDNN, đặc biệt chú trọng đến chủ trương xã hội hóa trong đào tạo nghề
nghiệp đối với doanh nghiệp thông qua việc xây dựng cơ chế xã hội hóa để
doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động tham gia xây dựng, đánh gía, điều chỉnh
chương trình đào tạo, hướng dẫn thực hành, thực tập và đánh giá năng lực người

học. Tất cả hướng đến mục tiêu gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động
cùng sự tham gia của doanh nghiệp. Xây dựng mối quan hệ hữu cơ giữa GDNN
với thị trường lao động cả ở cấp độ vĩ mô và cấp cơ sở để bảo đảm cho hoạt
động của hệ thống GDNN hướng vào việc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng ngành, nâng cao hiệu quả chung của toàn xã
hội về sử dụng nguồn nhân lực.
Thứ ba: Căn cứ vào Luật Lao động đã được ban hành, xây dựng các trung
tâm hướng nghiệp tại các thành phố lớn hoặc vùng kinh tế để giúp tư vấn về
việc làm, giúp cho các đối tượng là lao động trẻ, những sinh viên chuẩn bị tốt
nghiệp, học sinh cuối cấp, sinh viên mới vào trường xác định rõ ràng và đúng
đắn về định hướng nghề nghiệp phù hợp với sở thích, khả năng và điều kiện của
mình.
Thứ tư, quy hoạch hệ thống cơ sở GDNN phù hợp với định hướng, mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, ngành, địa phương. Tập trung xây
dựng các cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao ở các vùng kinh tế trọng điểm,
vùng kinh tế động lực, khuyến khích hợp tác đào tạo với các cơ sở GDNN có
vốn đầu tư nước ngồi, các khu chế xuất, các khu công nghiệp. Trong quy hoạch
cần chú trọng khuyến khích thực hiện chính sách xã hội hóa, tập hợp đa dạng
các nguồn lực xã hội cho đào tạo phát triển nghề nghiệp bao gồm: nhà nước,
doanh nghiệp, người học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó nguồn
ngân sách nhà nước là quan trọng. Ngồi ra để khuyến khích phát triển cơng tác
GDNN nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, đất đai, thuế đối với các cơ sở
đào tạo nghề ngoài nhà nước.
Thứ năm, soát xét đổi mới cơ cấu GDNN trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chuyển hệ thống GDNN khép kín thành hệ thống đào tạo mở, linh hoạt,
liên thông giữa các thành tố của hệ thống và liên thông với các bậc học khác
của hệ thống giáo dục quốc dân (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng). Đổi mới cơ cấu
hệ thống GDNN trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề
nghiệp phù hợp với bối cảnh của đất nước và xu thế chung của các nước trong
khu vực (AEC) và trên thế giới.
Thứ sáu, tập trung phát triển đội ngũ giáo viên/giảng viên GDNN, chuẩn

hóa về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề theo các cấp độ (quốc gia,
khu vực và quốc tế), theo trình độ đào tạo. Xây dựng chương trình đào tạo phù

Electronic copy available at: />

11

hợp với công nghệ sản xuất hiện đại theo hướng mở, mềm dẻo thích hợp với
các cấp và trình độ đào tạo. Nhanh chóng xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia theo hướng năng lực thực hiện tổ chức đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động, chuẩn hóa cơ sở vật chất và thiết
bị đào tạo, ban hành các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cho từng
nghề ở từng cấp độ trên cơ sở chuẩn đầu ra.
Thứ bảy, đổi mới hoạt động đào tạo để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề
nghiệp, chuyển hướng chương trình đào tạo từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
mục tiêu phát triển kỹ năng và năng lực hành nghề cho người học. Đa dạng hóa
nội dung đào tạo theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, hình thành
năng lực nghề nghiệp cho người lao động. Các cơ sở GDNN tự chịu trách nhiệm
về các hoạt động đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn hóa đầu
vào, đầu ra, tự kiểm định chất lượng đào tạo và chịu sự đánh giá định kỳ của
các cơ quan kiểm định chất lượng của nhà nước. Bên cạnh đó, chú trọng xây
dựng đạo đức, kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp cho người lao động, khắc phục
những nhược điểm đang tồn tại của lực lượng lao động hiện nay gây trở ngại
cho việc hội nhập. Chính những tác phong lao động mới, tiên tiến sẽ giúp cho
người lao động nắm bắt được sự phát triển của khoa học cơng nghệ hiện đại,
nâng cao hình ảnh, vị thế mới của lao động Việt Nam.
Thứ tám, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GDNN, đặc biệt hợp tác GDNN
giữa các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Hợp tác chặt chẽ với các nước
ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước, tổ chức thu thập
quản lý thông tin thị trường lao động theo quy định chung của khu vực và quốc

tế. Tích cực vận động, thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức theo kênh
ODA cho đầu tư hoạt động phát triển GDNN.
-------Tài liệu tham khảo
1. ASEAN Statistics 2013.
2. ASEAN Community 2015: managing intergration for better jobs and
shared prosperity
3. Mạc Văn Tiến, Cơ hội và thách thức đối với Lao động Việt Nam khi gia
nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, Tạp chí Cộng Sản số 12/2014
4. ILO,The wage labor market and Inequality in Vietnam, 2012
5. Tổng Cục Thống kê, Báo cáo Điều tra lao động việc làm 2012, 2013
6. Trần văn Thọ, Bẫy thu nhập trung bình từ ASEAN, Thời đại mới, tháng
3/2012, 48-78.

Electronic copy available at: />

12

TÁC GIẢ:
PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao
 Trưởng Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại Học Tài chính- Marketing,
Bộ Tài chính.
 Điện thoại di động: 090 330 6363
 E-mail:
 Địa chỉ liên lạc thư từ: A-65 Khu phố Nam Thông 1, Phường Tân Phú, Quận
7, TPHCM
TS. Đinh Kiệm
 Trưởng Khoa Quản lý Nguồn Nhân lực- Trường Đại học Lao động - Xã hộiCơ sở 2
 Điện thoại di động: 091 315 9535
 E-mail:
 Địa chỉ liên lạc thư từ: 102/25 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TPHCM.


Electronic copy available at: />


×