Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

NGHỆ THUẬT ĐIỂN HÌNH HOÁ NHÂN VẬT HOẠN THƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.35 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
I. KHÁI QT ĐIỂN HÌNH HỐ

1

II. NGHỆ THUẬT ĐIỂN HÌNH HỐ NHÂN VẬT HOẠN THƯ

2

1. Những chi tiết điển hình hố của nhân vật Hoạn Thư

2

2. Điển hình hố thân phận người phụ nữ phong kiến

3

3. Điển hình hố cái ghen

6

III. KẾT LUẬN
1. Tác dụng của nghệ thuật điển hình hố

199
199

2. Tổng kết chung

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


I.

KHÁI QT ĐIỂN HÌNH HỐ
Điển hình là hình tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo được miêu tả sinh động, hấp

dẫn, khái quát được những nét bản chất nhất, quan trọng nhất của con người và đời sống.
Cơ sở của điển hình nghệ thuật là điển hình xã hội. Theo cách hiểu truyền thống, điển
hình phải được cấu tạo sao cho có thể phản ánh một loại hiện tượng nào đó của đời sống.
Vì thế điển hình ln gợi ra hiện tượng của nó, làm liên tưởng tới cái tương tự ở ngồi
đời. Nhân vật điển hình thường chú trọng khái quát số phận, tính cách của một loại người
với một tầng lớp hay một giai cấp.
Điển hình hóa là tổng hòa mọi biện pháp nghệ thuật nhằm làm cho hình tượng trở
thành điển hình, là con đường đưa sáng tạo nghệ thuật đạt tới chất lượng cao. Điển hình
hố ln ln gắn với q trình khái qt hóa và cá thể hóa nhằm làm cho hình tượng
vừa khái qt được những nét quan trọng nhất, bản chất nhất của đời sống, lại có được
hình thức cụ thể – cảm tính của cá thể một cách độc đáo. Với ý nghĩa ấy, điển hình hố là
khái niệm chung, chỉ một đặc trưng tiêu biểu của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Mỗi thời
đại lịch sử, mỗi trào lưu, trường phái văn học, mỗi phương pháp sáng tác, thường có
những nguyên tắc điển hình hóa riêng. Do đó, trong thực tế nghiên cứu người ta thường
nói tới các hình thức điển hình hóa cụ thể khác nhau như: điển hình hóa hiện thực chủ
nghĩa, điển hình hóa hiện thực lãng mạn chủ nghĩa hay điển hình hóa trong cổ tích, trong
tiểu thuyết, trong ký,…Điển hình hố nghệ thuật là hình thức khái qt hóa cao nhất
trong các hình thức khái qt. Vì vậy, tác giả phải có vốn sống phong phú, tư tưởng, tình
cảm lớn, tài nghệ cao cường thì mới tiến hành điển hình hóa nghệ thuật thành cơng được.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng thành công các hình tượng nhân vật

trên nhiều phương diện: ngoại hình, tính cách, cử chỉ, hành động, hồn cảnh,… đặc biệt
cịn phải nói đến những diễn biến sâu sắc trong nội tâm của nhân vật. Và từ đó, độc giả
có thể cảm nhận về từng nhân vật một cách tổng quan, đa diện hơn (nhân vật Kim Trọng,
Từ Hải được xây dựng theo lối lý tưởng hóa; nhân vật Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh,
Hồ Tôn Hiến, Thúc Sinh, Hoạn Thư,... được xây dựng theo lối điển hình hóa của chủ
nghĩa hiện thực, để làm sao cho các nhân vật trở nên gần gũi hơn với đời sống hiện thực;
nhân vật Thúy Kiều - nhân vật chính diện trung tâm trong tác phẩm - nhân vật chứa đựng
lý tưởng chủ nghĩa của nhà thơ và còn chứa đựng những vấn đề xã hội của tác phẩm,...).
Về nghệ thuật điển hình hóa nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), ta cũng
1


có thể nhìn nhận dựa trên những góc độ khác nhau: xuất thân, vốn hiểu biết, bản lĩnh
sống,… những phương diện này đã hình thành nên mối tương quan rõ nét giữa hoàn cảnh,
địa vị, đặc điểm để rồi khắc họa một nàng Hoạn Thư với những nét tính cách, cách hành
xử độc đáo, riêng biệt (đặc biệt thể hiện qua cách đánh ghen). Để hiểu rõ hơn về nghệ
thuật điển hình hóa nhân vật Hoạn Thư, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bình diện điển
hình hóa về người phụ nữ tài sắc, thơng minh, khéo léo và có tính ghen tng đầy ẩn ý
sâu cay này.
II. NGHỆ THUẬT ĐIỂN HÌNH HỐ NHÂN VẬT HOẠN THƯ
1. Những chi tiết điển hình hố của nhân vật Hoạn Thư
Hoạn Thư là một nhân vật đặc biệt, điển hình hóa cho những người phụ nữ quý tộc
phong kiến. Có thể nói Nguyễn Du xây dựng nhân vật Hoạn Thư với kiểu nhân vật trung
gian, không phải kiểu nhân vật lý tưởng hay nhân vật phản diện…
Về tên gọi, Hoạn Thư có nghĩa là con gái nhà quan, có bản lĩnh, sống hợp với đạo
đức phong kiến và còn là một con người ln biết cách giữ cho gia đình êm ấm, tránh
điều tiếng:
Vốn dòng họ Hoạn danh gia
Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư
Duyên đằng thuận nẻo gió đưa

Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày
Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già
Hoạn Thư vốn là vợ của Thúc Sinh, nhưng giữa hai gia đình khơng được môn
đăng hộ đối. Thúc Sinh xuất thân là con nhà buôn, không phải là hạng quan lại quý tộc
nên không thể sánh với Hoạn Thư. Họ kết hôn là do sự sắp đặt, và Thúc Sinh có thể củng
cố quyền lực của mình nhờ vào dịng họ nhà Hoạn Thư. Dù rằng Hoạn Thư khơng hề có
được tình u đích thực trong cuộc hơn nhân này nhưng cơ ln đối xử với chồng rất
chừng mực, chưa bao giờ cậy thế danh gia vọng tộc để ép buộc Thúc Sinh làm theo ý
mình. Cịn Thúc Sinh, anh này suốt ngày chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc nên mới sinh ra việc
dan díu với Kiều:

2


Thúc Sinh quen thói bốc rời
Trăm nghìn đổ một trận cười như khơng
Hoạn Thư sinh trưởng trong một gia đình nền nếp gia phong, nàng luôn thực hiện
bổn phận của một người nữ phong kiến quyền quý. Từ khi biết được chồng mình trăng
hoa, có người khác ở bên ngồi, thì thoạt đầu Hoạn Thư cũng khơng muốn làm ầm ĩ, bởi
lẽ cái “kiếp chồng chung” trong xã hội cũ là một lẽ thường tình đối với phận hồng nhan:
Từ nghe vườn mới thêm hoa
Miệng người đã lắm tin nhà thì khơng
Lửa tâm càng giập càng nồng
Trách người đen bạc ra lịng trăng hoa
Ví bằng thú thật cùng ta
Biết dong kẻ dưới mới là lượng trên
Dại chi chẳng giữ lấy nền
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình
Hoạn Thư ghen vì lẽ chồng cứ “bưng bít giấu quanh”, phạm vào gia phong, nề nếp

của nhà cô. Hoạn Thư muốn dạy cho chồng một bài học xương máu, ghen theo cách quý
tộc đầy bản lĩnh và lý trí. Cái ghen của nàng Hoạn Thư khác hẳn với cái ghen của thói nữ
nhi thường tình, đánh ghen nhưng khơng làm mất mặt chồng, khơng cho mọi người biết
mình đang ghen vì sợ bị chê cười, thương hại:
Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén cịn bị đi đâu
Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đau đớn cất đầu chẳng lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay
Tóm lại, với sự xuất hiện của nhân vật Hoạn Thư, Nguyễn Du đã phác họa bức
chân dung một người phụ nữ quý tộc quyền quý xưa nay hiếm có.
2. Điển hình hố thân phận người phụ nữ phong kiến
Trong xã hội phong kiến, so với người đàn ơng thì người phụ nữ chịu thiệt thòi về
nhiều phương diện. Xét về nhân vật người phụ nữ từ góc độ đề cao cảm xúc, bản năng,
tâm lý, hành động trong văn học trung đại, không nhắc đến tác giả Nguyễn Du quả thực
3


là một thiếu sót. Nhắc đến Nguyễn Du mà khơng nhắc đến thế giới nhân vật phụ nữ trong
Truyện Kiều là một thiếu sót, trong thế giới nhân vật phụ nữ trong Truyện Kiều mà
không xét đến nhân vật Hoạn Thư lại là một một thiếu sót lớn hơn.
Hoạn Thư là nhân vật có tính cách đa chiều và vơ cùng phức tạp. Cái ghen đầy
thâm sâu, cay nghiệt của nàng gây ấn tượng sâu sắc đối với độc giả. Thế nhưng, khi nhìn
ở một góc độ khác có thể xem nàng là một nạn nhân của xã hội phong kiến.
Đầu tiên, nàng phải chấp nhận một cuộc hôn nhân khơng có tình u với Thúc Sinh.
Hoạn Thư khơng những xinh đẹp mà cịn có tài. Sinh ra trong một gia đình quyền thế,
được giáo dục những lễ nghi phong kiến từ nhỏ, nàng là đại diện cho chuẩn mực của đạo
đức phong kiến được miêu tả là: Ở ăn thì nết cũng hay. Tưởng chừng như cuộc sống của
nàng sẽ hạnh phúc và suôn sẻ, thế nhưng Hoạn Thư cũng không tránh khỏi những bi kịch

do xã hội phong kiến tạo ra. Cuộc hôn nhân của cả hai là cuộc hôn nhân sắp đặt nhằm
củng cố quyền lực giai cấp. Có thể thấy được mối quan hệ giữa Thúc Sinh và Hoạn Thư
là một mối quan hệ lạnh nhạt, vô vị, “đồng sàng dị mộng”. Bởi lẽ cả hai luôn tồn tại sự
khác biệt về đẳng cấp nên không có được sự đồng lịng và tiếng nói chung. Nếu như Kiều
có một may mắn rất lớn trong đời là được ba người u mình hết mực, ai cũng có thể vì
mình mà làm tất cả thì Hoạn Thư cả một người u thật lịng cũng khơng có. Hoạn Thư
chỉ có một người chồng nhưng đó lại là người chồng phản bội. Trong nghĩa vợ chồng
“ngọc đá vàng thau”, nàng tin tưởng chồng mình tuyệt đối “mười phần ta đã tin nhau cả
mười” thì Thúc Sinh đã khơng làm được như vợ mình mong đợi. Thậm chí cả khi “Tiểu
thư lại giở những lời đâu đâu” ngầm ám chỉ sự việc đã được phát hiện, Thúc Sinh quá
hời hợt đến độ khơng biết gì để rồi khơng nghe lời Kiều là thú nhận cùng chính thất
chuyện đã trót rồi. Rõ ràng, trước khi lên kế hoạch trả thù, Hoạn Thư đã cho Thúc Sinh
một cơ hội, thậm chí nếu Thúc làm như Kiều dặn, với những suy nghĩ chín chắn trước đó
của Hoạn Thư, mọi chuyện đã tốt đẹp hơn nhiều. Hoạn Thư là hiện thân của nỗi đau niềm
tin bị phản bội, của người chọn nhầm mặt gửi vàng. Trong màn báo ốn, khơng phải ngẫu
nhiên mà Hoạn Thư được tha một cách bất ngờ. Có được điều này, bởi trước hết Hoạn
Thư biết “rào trước đón sau, tình riêng lí chung, tội mình lượng người… đủ sức tự cứu
mình trong tình huống căng thẳng”.
Hoạn Thư khơng hề có được một cuộc sống hôn nhân như ý muốn, dù nàng xứng
đáng với điều đó (con gái nhà quyền quý, lại thơng minh, biết đạo lí). Nguyễn Du khơng
hề nhắc gì đến chuyện tình cảm của Thúc Sinh đối với vợ mình, nếu có thì cũng trong
4


tương quan với người tình mới: “Tin nhà ngày một vắng tin / Nặng tình cát lũy, lạt tình
tào khang”. Thúc Sinh bản tính ăn chơi bốc rời, lại là con nhà bn vì theo cha đi làm ăn
ở xa (“Theo nghiêm đường mở ngơi hàng Lâm Tri”) nên ít khi ở nhà. Ngay cả trong
những thời gian ít ỏi bên vợ, họ Thúc cũng khơng thốt ra được cái bóng sợ vợ ám ảnh
mình từ đầu đến cuối thì thử hỏi làm sao vợ chồng có tình cảm được. Nàng là một tiểu
thư họ Hoạn, nhưng đến những hạnh phúc tối thiểu nhất của một người phụ nữ là được

làm vợ, làm mẹ cũng khơng có. Tác giả khơng hề nói gì về đời tư của Hoạn Thư, bề
ngồi có vẻ mạnh mẽ bản lĩnh của nàng đủ che giấu được những điều thầm kín trong lịng.
Nhưng ta thấm thía được nỗi đau quá lớn nơi Hoạn Thư. Phải chăng vì điều này mà hai
kẻ “tình địch” khơng đội trời chung Thư - Kiều dễ dàng tha thứ cho nhau (lúc Kiều bỏ
trốn, Hoạn Thư thừa biết nhưng “khỏi cửa dứt tình chẳng theo” và ngược lại, trong màn
báo oán, chỉ sau vài câu nói của Hoạn Thư, Kiều đã “truyền quân lệnh xuống trướng tiền
tha ngay”) ?
Hoạn Thư là điển hình cho số phận người phụ nữ phong kiến lúc bấy giờ, là một
nạn nhân của chế độ đa thê, như trong thơ Hồ Xuân Hương cũng viết:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Hoạn Thư dù xinh đẹp, tài giỏi nhưng cũng khơng thể thốt khỏi kiếp chồng chung
với Thúy Kiều:
Lịng riêng riêng những kính yêu
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
Ở đoạn Kiều báo ân, báo oán, Hoạn Thư đã có những lời phân trần hợp lý được
Thúy Kiều đồng cảm và chấp nhận:
Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Những lời biện bạch của Hoạn Thư khiến ta phần nào cảm thấy chua xót cho
“phận đàn bà” trong xã hội phong kiến. Họ không có tiếng nói trong xã hội, khơng được
làm chủ cuộc đời mình. Chính những hủ tục, quan niệm phong kiến đã đẩy số phận của
người phụ nữ rơi vào bi kịch.
5


Có thể thấy được khơng chỉ riêng Thúy Kiều, Đạm Tiên mà Hoạn Thư cũng là
một điển hình cho người phụ nữ phong kiến. Nguyễn Du đã cất lên tiếng nói nhân đạo,
xót thương cho số phận của họ. Bằng câu thơ xé lòng, Nguyễn Du khái quát nỗi niềm
chung của phái yếu, nỗi niềm không phải ai cũng thấu hiểu,...

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
3. Điển hình hố cái ghen
Đọc tồn bộ đoạn trích liên quan đến Hoạn Thư, ta có thể thấy nhân vật này luôn
gắn liền với bản chất giai cấp từ cách Hoạn Thư xuất hiện cho đến những lời nói, hành
động của nàng như là một điển hình cho tầng lớp quan lại, quý tộc trong xã hội phong
kiến. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mỗi khi Hoạn Thư xuất hiện ta đều thấy bóng dáng
giai cấp bên trong nàng, đến ngay cả cách mà nàng đánh ghen cũng đậm màu giai cấp.
Có thể nói Hoạn Thư là một nhân vật điển hình trong Truyện Kiều, chất điển hình
của Hoạn Thư trở nên nổi bật hơn bao giờ hết khi đặt vào trong mối quan hệ với Thúc
Sinh và Thuý Kiều, trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Vốn xuất thân trong một gia đình
quan lại quý tộc danh giá, Hoạn Thư là đại diện cho giai cấp thống trị phong kiến, được
dạy dỗ cẩn thận, luôn cư xử đúng với phép tắc, lễ nghi của bậc bề trên, ngồi ra cịn là
một người theo đạo Phật, ở Hoạn Thư vừa mang dáng dấp cao quý của giới thượng lưu,
vừa mang theo sự thơng minh, có tình cảm nhân bản của tín ngưỡng khiến ta khó có thể
tìm được khuyết điểm của nhân vật này. Hoạn Thư nên duyên vợ chồng cùng Thúc Sinh một cuộc hơn nhân khơng tình u, nàng và Thúc Sinh là đại diện cho hai tầng lớp khác
nhau trong xã hội - quý tộc và thương nhân, vì vậy khi nhìn vào cuộc hơn nhân này phần
nào ta cũng có thể hiểu đây là một hình thức liên kết lẫn nhau để củng cố quyền lực giai
cấp, địa vị cho gia tộc. Sống trong xã hội phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, người đàn
ông bao giờ cũng chiếm vị thế cao hơn với vai trị tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, người
phụ nữ chỉ là người đứng sau hỗ trợ chồng, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường, ngồi ra
cịn phải chấp nhận chuyện chồng mình năm thê bảy thiếp. Nhưng đến với Hoạn Thư thì
Nguyễn Du đã có một sự đổi ngơi vơ cùng độc đáo trong mối quan hệ vợ chồng giữa
nàng và Thúc Sinh, là chồng nhưng Thúc Sinh lúc nào cũng khúm núm, nhu nhược trước
bản lĩnh của Hoạn Thư - cái bản lĩnh vốn được xây dựng từ dòng họ Hoạn danh gia còn
6


Thúc Sinh chỉ là nhà buôn thấp kém. Tuy nhiên khi nhìn từ góc độ xã hội, Hoạn Thư
cũng chỉ là nạn nhân của chế độ phong kiến bấy giờ, của một xã hội nam quyền, chế độ

đa thê, nàng chấp nhận cuộc hơn nhân khơng tình u, khơng hạnh phúc, khơng con cái,
đã thế chồng cịn phản bội, có thêm thê thiếp - đó chính là căn ngun cho những bi kịch
của Hoạn Thư cũng như những hành động ghen tuông, phản kháng lại chế độ đa thê sau
này.
Như đã đề cập ở trên, Hoạn Thư sinh ra và lớn lên trong gia đình nề nếp gia phong,
được giáo dục cẩn thận, chu đáo, thế nên cái ghen của nàng cũng khơng hề “chợ búa”,
cảm tính với vơ số trị tầm thường, thiếu lý trí như ta thường gặp mà là một kế hoạch
được sắp xếp vô cùng tỉ mỉ và chu đáo, vừa không làm xấu mặt gia đình, vừa có thể trừng
trị kẻ phản bội bằng cách đánh ghen nhẹ như bấc, nặng như chì nhưng vẫn làm cho kẻ
đối diện phải đau khổ, kinh sợ:
Làm cho nhìn chẳng được nhau,
Làm cho đau đớn cất đầu chẳng lên!
Làm cho trông thấy nhãn tiền,
Cho người thăm ván, bán thuyền biết tay.
Dưới sự giúp đỡ của Hoạn Bà, Hoạn Thư đã lên kế hoạch đốt nhà, bắt Thuý Kiều
về trừng trị, bỏ một tử thi chết đuối bên sông vào đám cháy để ngụy tạo hiện trường hỏa
hoạn ngoài ý muốn:
Phu nhân khen chước rất mầu,
Chiều con, mới dạy mặc dầu ra tay,
Sửa sang buồm gió, lèo mây.
Khuyển, Ưng lại đưa một bầy cơn quang
Dặn dị hết các mọi đường,
Thuận phong một lá vượt sang biển tề
…Dưới hoa dậy lũ ác nhân,
Ầm ầm khốc quỷ, kinh thần mọc ra!
7


Thất kinh nàng chửa biết là làm sao?
Thuốc mê đâu đã tưới vào,

Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì?
Vực ngay lên ngực tức thì,
Phịng đào, viện sách bốn bề lửa rong
Sẵn thây vơ chủ bên sơng,
Đem vào để đó, lận sịng ai hay?
Sự ghen tng của Hoạn Thư là điển hình cho sự ghen tng của người phụ nữ nói
chung, đồng thời cũng là sự ghen tng đầy cá tính của người phụ nữ danh giá với những
cách hành xử thể hiện cơn ghen mang tâm lý quý tộc. Hoạn Thư không hề đánh đập,
hành hạ Kiều về mặt thể xác mà thâm sâu hơn là sự tra tấn về tinh thần, đánh sâu vào tâm
tưởng vô cùng khủng khiếp, đẩy Thuý Kiều đến nhục nhã ê chề, mặc cảm về địa vị, thân
phận mình, đến sợ hãi tột cùng và ra đi một cách tự nguyện:
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi.
Bề ngồi thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người khơng đao.
Hay:
Một mình âm ỉ đêm chầy,
Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh.
Thuý Kiều bị trả về đúng với vị trí, thân phận của mình, cịn Thúc Sinh dù u
Kiều đến mấy thì cũng phải ngậm bồ hịn làm ngọt như thi sĩ Bùi Giáng từng nhận định:
“Nàng đã khéo léo buộc Sinh nuốt nước bọt bỏ Kiều, mà tuyệt nhiên trong gia đình khơng
xảy ra một chút gì xô xát”:
Làm cho cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn ê chề cho coi
8


Trước cho bõ ghét những người
Sau cho để một trận cười về sau
Xã hội phong kiến đương thời vốn chấp nhận chuyện đàn ơng có năm thê bảy

thiếp, Hoạn Thư sống trong xã hội đó, lại thêm được giáo dục dưới những quan điểm
phong kiến bấy giờ thì chuyện Thúc Sinh lấy thêm vợ vốn dĩ là một chuyện hết sức bình
thường - xét đến đây có lẽ nhiều người sẽ nghĩ Hoạn Thư đang ghen tuông vô cớ và có
phần quá ác độc, nham hiểm. Tuy nhiên, với Hoạn Thư, vấn đề quan trọng làm nảy sinh
cơn ghen và vơ số hành động phía sau khơng đơn thuần xuất phát từ chuyện Thúc Sinh
nạp thiếp mà đúng hơn là chuyện vụng trộm, che giấu, làm giảm đi uy phong vốn có của
nàng. Nhìn từ tầng lớp xuất thân, từ địa vị xã hội của nàng và Thúc Sinh, ta hồn tồn có
thể thấy Hoạn Thư ln ở trên Thúc Sinh một bậc và nàng ý thức được điều đó, vì vậy
chuyện Thúc Sinh cố tình che giấu, qua mặt nàng nạp Thuý Kiều làm thiếp vừa là sự xúc
phạm danh dự do bị bỏ rơi, lạnh nhạt vừa là sự xúc phạm giai cấp, đẳng cấp của nàng:
Từ nghe vườn mới thêm hoa
Miệng người đã lắm tin nhà thì không
Lửa tâm càng dập càng nồng
Trách người đen bạc ra lịng trăng hoa
Ví bằng thú thật cùng ta
Biết dong kẻ dưới mới là lượng trên
Dại chi chẳng giữ lấy nền
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình
Nguyễn Du đã khắc hoạ thành công một Hoạn Thư không chỉ đại diện cho bản
chất giai cấp điển hình mà cịn tạo nên tính cá biệt, độc đáo làm cho Hoạn Thư khơng lẫn
với bất kỳ nhân vật nào khác trong Truyện Kiều nói riêng và trong văn học Việt Nam nói
chung. Vốn mang mục đích bảo vệ tầng lớp giai cấp đến cùng, thế nhưng nhìn cách Hoạn
Thư hành xử ta mới thật sự thấy được bản lĩnh của người phụ nữ này và hiểu vì sao mà
9


nàng ln chiếm thế thượng phong trong gia đình. Ghen vốn dĩ là chuyện bình thường
trong thiên hạ - ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng, mấu chốt ở
đây chính là mức độ ghen, như đã nói ở trên, khi biết chồng mình nạp thiếp, Hoạn Thư
chẳng hề nổi trận lơi đình, ghen tng ầm ĩ như thói thường, nàng ln tự nhủ mình dù

trong hồn cảnh nào cũng phải thật khơn khéo - dại chi chẳng giữ lấy nền, tốt chi mà
rước tiếng ghen vào mình, là một người có học thức và địa vị, Hoạn Thư ý thức được
cuộc hôn nhân của nàng với Thúc Sinh không chỉ là chuyện của hai người, mà là chuyện
của hai giai cấp, hai gia tộc thế nên nàng ln tự nhủ: Nỗi lịng kín chẳng ai hay/ Ngồi
tai để mặc gió bay mái ngồi, Hoạn Thư ghen mà như khơng ghen, dù trong lịng nàng
“lửa tâm” đang sục sôi nhưng vẫn một mực bảo vệ danh dự cho chồng bởi xấu chàng hổ
ai?:
Chồng tao chẳng phải như ai
Điều này hẳn miệng những người thị phi.
Vội vàng xuống lệnh ra uy,
Đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng.
Ở Hoạn Thư hầu như khơng hề có sự mâu thuẫn, luôn nhất quán giữa suy nghĩ,
động cơ hành động và kết quả của hành động ấy. Từng cách xử sự, từng hành động đều
nằm trong dự tính từ trước của nàng, một mặt vừa đạt được mục đích là trừng trị kẻ phản
bội, làm cho Thuý Kiều phải thất sắc: Thân ta ta phải lo âu/ Miệng hùm nọc rắn ở đâu
chốn này, mặt khác vẫn giữ được uy nghiêm, bộ mặt cho bản thân và gia đình trước thị
phi, miệng lưỡi người đời. Vì vậy, khi nhìn vào Hoạn Thư, ta buộc phải nhìn nhận nàng
là một cô vợ cư xử đúng mực, yêu thương chồng hết lịng, ln sẵn sàng bảo vệ hạnh
phúc gia đình, dẫu mang thân phận nữ nhi, là phụ nữ nhưng là người phụ nữ có giáo dục,
có nề nếp và có lịng từ bi, nàng ghen nhưng là cái ghen được kiểm sốt bằng lý trí, có
thể nói “đời” và “đạo” trong Hoạn Thư luôn nhất quán, trong suốt phần “đời” ấy, nàng
luôn nỗ lực để vươn tới phần “đạo” của Phật pháp từ bi. Chính điều ấy đã làm nên một
Hoạn Thư với vẻ đẹp trí tuệ khơn khéo, một bản lĩnh phi thường: Hoạn Thư quân tử và
khôn ngoan, ghen tuông mà độ lượng.

10


Đến tận ngày hơm nay, có lẽ người đời vẫn còn lên án Hoạn Thư và bênh vực nàng
Thuý Kiều. Nhưng nếu ta đã xót thương một người con gái khát khao được sống cuộc đời

trong sạch, thoát khỏi lầu xanh mới cố cơng làm vợ lẽ của người, thì chúng ta cũng nên
cố hiểu Hoạn Thư. Hiểu, rồi mới xét chuyện ghét thương một người phụ nữ xuất thân từ
danh gia vọng tộc, có mong muốn bảo vệ hạnh phúc cho cuộc hơn nhân cũng như giữ gìn
danh giá gia đình. Khi hiểu, ta thấy cái sự ghen tng của nàng Hoạn Thư này cũng lắm
điều hay, cái sự ghen thơng minh, xuất phát từ chính tính cách cứng cỏi của Hoạn thị, từ
chính từ những trui rèn của một người con gái được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan.
Nàng Thuý Kiều cũng đã từng đánh giá về mặt hạnh kiểm ở con người Hoạn Thư
như sau:
Trộm nghe kẻ lớn trong nhà
Ở vào khn phép, nói ra mối giường
Mối giường (khuôn phép, kỷ cương phải theo).
Một người phụ nữ mà hành vi, cử chỉ của cô ta đều cẩn trọng để “tình địch” cố cơng
thăm dị mà vẫn nghe như thế, thì rất khó để xuất hiện những lời chua ngoa, nanh nọc,
đay nghiến hay những sự vũ nhục trực tiếp,… sẽ vấy bẩn danh giá gia phong. Nhưng vì,
“chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai” là một lẽ thường tình ở đời, thì dù khơng có
những địn ghen vơ cớ, Hoạn Thư sẽ khơng làm ầm làm ĩ như thói nữ nhi thường tình,…
Ta vẫn có thể cảm nhận được cuộc sống của nàng Kiều dưới mái nhà họ Hoạn sẽ khơng
trơi qua thanh bình, đơn giản, vì biết đâu sự “chừng mực”, khn phép của Hoạn thị mà
Thuý Kiều được nghe, chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, như nàng Kiều đã tiên liệu:
E thay những dạ phi thường,
Dễ dị rốn bể khơn lường đáy sơng!
Sự “khơn lường” trong cõi lịng Hoạn Thư, cũng như nguồn cơn của cơn ghen tuông
ở người phụ nữ này đã được Nguyễn Du miêu tả rất tài tình. Hoạn Thư ghen khơng phải
vì nàng nặng lịng với Thúc Sinh, cũng khơng phải vì nàng ghen với nhan sắc tuổi xuân
của Kiều. Mà là vì nàng tức, tức vì danh dự của nàng đã bị Thúc Sinh khiêu chiến – Thúc
Sinh đã vì nhu nhược mà lờ đi lời khuyên nên “đánh tiếng trước” với “chị cả”… của Kiều.
Bởi nàng Hoạn đã có lịng “Ví bằng thú thật cùng ta/ Cũng dong kẻ dưới mới là lượng
11



trên” thì khơng thể nói rằng lý do nàng ni dưỡng mối căm ghét với một người con gái
xa lạ chỉ vì e sợ nàng ta cướp đi tình yêu của chồng được. Vì Hoạn Thư căm ghét cái sự
bội bạc trăng hoa của chàng Thúc đã khiến nhà nàng bị lời ong, tiếng ve mà thôi! Nên ta
thấy, khi Nguyễn Du kể chuyện nàng Hoạn đã biết chồng mình giấu giếm nhân tình bên
ngồi từ lâu, ơng đã khơng để nàng nổi giận đùng đùng. Hoạn Thư hiện lên với vẻ thong
dong, thư thả, còn nhếch miệng khinh khi Thúc Sinh “Làm chi những thói trẻ ranh nực
cười!”. Với sự bình tĩnh, lý trí, nàng Hoạn đã lập sẵn âm mưu để “đón rước” nàng Kiều,
bằng những câu thơ rất thâm sâu “Làm cho nhìn chẳng được nhau,/ Làm cho đầy đọa cất
đầu chẳng lên!”
“Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”, quá trình nàng Hoạn “nhổ cỏ tận gốc” nàng
Kiều đã diễn ra như thế nào? Nàng Hoạn đã khôn ngoan ra sao? Theo dõi từ câu 1555
đến 1594, ta sẽ thấy…
Đầu tiên, khi có hai kẻ trở về mách tin cho Hoạn, muốn dùng chuyện phong nguyệt
của Thúc Sinh để lập cơng cho mình, Hoạn Thư đã vờ nổi giận đùng đùng, cương quyết
không tin lời kẻ dưới. Nàng dùng uy quyền phạt bọn chúng “Đứa thì vả miệng, đứa thì
bẻ răng”. Nàng ngụy trang bản thân bằng lớp vỏ một người vợ hết mực tin tưởng chồng,
cho rằng chồng mình khơng như những người khác mà giấu giếm những chuyện như vậy.
Điều này thể hiện sự thông minh của Hoạn Thư, nàng ghen, nhưng đã “giết gà dọa khỉ”
để những kẻ dưới không dám bàn tán xôn xao chuyện xấu trong nhà. Hành động của
nàng vừa giữ mặt mũi cho Thúc Sinh, vừa bảo vệ danh dự gia đình mà cịn khiến bản
thân nàng được tiếng hiền lương, thoát danh đố phụ (người đàn bà ghen tuông). Và khi
chồng nàng là Thúc Sinh trở về, nàng vui vẻ chào đón chồng bằng cách bày tiệc tẩy trần.
Hoạn Thư vẫn tỏ ra “Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng”, che giấu cho một âm
mưu sâu thẳm…
Hoạn Thư đã cùng mẹ mình là Hoạn bà cho người bắt cóc Kiều từ nhà Thúc ơng cha của Thúc Sinh, một mặt nàng Hoạn khiến Thúc Sinh đau buồn vì nghĩ Thuý Kiều đã
chết cháy, mặt khác lại cho Kiều làm tôi tớ cho nhà họ Hoạn, đặt tên nàng Kiều là Hoa nô.
Hoạn Thư cao tay ở chỗ, để Hoạn bà lấy cớ Hoạn tiểu thơ đang thiếu tôi tớ đi theo hầu để
điều Kiều qua chỗ con gái, như thế sẽ không ai nghi ngờ, bắt bẻ gì nàng. Và Hoạn Thư đã
thành cơng khiến tình cảnh ngày gặp lại giữa Kiều và Thúc Sinh vừa lúng túng vừa xót
xa, ê chề. Ta thấy địn ghen của nàng Hoạn rất thâm sâu, đã “Làm cho con ở chúa nhà

12


đôi nơi”, bắt nàng Kiều hầu hạ “Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi" , “Bắt khoan bắt
nhặt đến lời/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay”. Và Hoạn Thư cịn bắt Kiều đánh đàn, hầu
rượu khơng khác gì kỹ nữ “Bản đàn dạo thử một bài chàng nghe” . Hoạn Thư đã thành
cơng dày vị tâm can Thúc Sinh “Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng”, khiến nàng
Kiều phải sững sờ và uất hận mà khen nàng Hoạn “Người đâu mà lại có người tinh
ma?” .
Khơng ồn ào, khơng chanh chua, khơng vồn vã, địn ghen của nàng vừa làm chồng
mình là Thúc Sinh phải ngậm đắng nuốt cay, vừa vũ nhục được tình địch, làm nàng Kiều
tan rã phịng tuyến tinh thần. Có thể nói, nàng Hoạn có thể hả hê đắc ý trước cục diện
mình tạo nên, thỏa mãn mong muốn trước đây của nàng.
Làm cho, cho mệt cho mê,
Làm cho đau đớn ê chề cho coi.
Trước cho bõ ghét những người
Sau cho để một trị cười về sau
Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên
Nếu những điều trên mới chỉ thể hiện phần nào đòn ghen khéo léo, thơng minh của
Hoạn Thư, thì ở những diễn biến tiếp theo, ta càng phải phục sự kiên nhẫn của người phụ
nữ này. Như đã nói, là một tiểu thư con nhà quan thì Hoạn Thư có quyền sinh quyền sát
với một ả người hầu như Thuý Kiều - lúc này là con Hoa, thế nhưng nàng vẫn không làm
vậy, dù đã hả hê “Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay”. Thế mà Hoạn Thư vẫn không lấy
mạng nàng Kiều để trả thù một lần cho xong, mà nàng Hoạn hết lần này đến lần khác
giáng những đòn “Nhẹ như bấc, nặng như chì” lên tinh thần của nàng Kiều. Khơng đánh
vào thể xác, Th Kiều bị giáng những địn về tâm tưởng, tưởng nhẹ nhàng nhưng có thể
khiến Kiều bị hạ thấp nhân phẩm, danh dự, chịu nhục nhã ê chề. Dưới con mắt một người
phụ nữ quyền quý như Hoạn Thư, thì một Thuý Kiều với thân phận là gái lầu xanh hay
một ả nơ tì vẫn khơng khác gì nhau.

Từ câu 1870, ta thấy được nỗi đau buồn của đôi Thúc Sinh - Thúy Kiều khi ở cạnh
nhau nhưng mn trùng xa cách, Thúc Sinh vì thế mà cũng hờ hững với Hoạn Thư. Lấy
cớ Kiều hầu hạ mình mà ln ủ rũ, Hoạn Thư đã tra hỏi nàng Kiều, bắt quỳ gối viết chữ.
13


Nhìn thấy chữ Kiều viết, Hoạn Thư lại lấy cớ khen chữ nàng Kiều mà muốn nàng cắt đứt
bụi trần và làm ni cô, tu ở Quan Âm Các - nơi thanh tịnh nhất trong nhà họ Hoạn cay
nghiệt. Nàng Kiều vì thế mà đổi tên thành Trạc Tuyền, khốc áo nâu sồng. Có thể thấy,
hành động tưởng chừng như giúp đỡ nàng Kiều thoát kiếp lênh đênh bụi trần, lại thực
chất đẩy Kiều vào thế phải lựa chọn cắt đứt tất cả với Thúc Sinh, từ đây “Lửa lòng tưới
tắt mọi đường trần duyên”. Hoạn Thư hết lần này đến lần khác khéo léo gỡ dây tơ duyên
giữa Thuý Kiều và chồng mình như thế đó. Đây cũng có thể hiểu là hành động từ tâm,
giúp Thuý Kiều nương nhờ cửa Phật, làm lại cuộc đời.
Hoạn Thư vẫn không mảy may đả động đến chuyện trăng hoa của chồng mình và
Kiều, kể cả khi Hoạn Thư biết Thúc Sinh "tìm hoa quá bước" đến Quan Âm Các gặp
Kiều. Hoạn Thư nghe rõ từ đầu đến cuối "Rành rành kẽ tóc chân tơ" những lời thở than
sụt sùi, quyến luyến, thậm chí là những lời nói xấu về mình của đơi tình nhân lén lút kia,
nào là "Thấp cơ thua trí đàn bà”, “Lịng người nham hiểm biết đâu mà lường",... Ấy thế
mà Hoạn Thư vẫn nhẫn nhịn cho qua "Cười cười nói nói ngọt ngào". Sau khi xem những
bản kinh Kiều chép ở Quan Âm Các và khen ngợi tình địch trước mặt Thúc Sinh, Hoạn
Thư đã cùng chồng uống trà rồi nối gót đi về như một cặp uyên ương ân ái "Thiền trà cạn
nước hồng mai, Thong dong nối gót thư trai cùng về" . Thực chất đây là một cách ghen
khác người làm Thuý Kiều phải thất sắc, phải sợ hãi tột độ khi mình bị bắt quả tang mà
người vợ cả vẫn nhởn nhơ như không. Rằng "Thực tang bắt được dường này/ Máu ghen
ai cũng chau mày nghiến răng" , nhưng Hoạn Thư không như thế, vẫn “Chào mời vui vẻ
nói năng dịu dàng!”. Bằng sự kiên nhẫn đến đáng sợ của mình, Hoạn Thư một lần nữa
thành cơng khiến tình địch phải sợ hãi thấp thỏm cho thân phận và mạng sống của mình
đang nằm trong tay người con gái khơn khéo nhà quan. Thuý Kiều vì thế đã âm thầm
“dứt áo ra đi”, mang theo mọi đồ kim ngân có trong Phật đường, ra đi trong lặng lẽ và tự

nguyện. Có thể nói, Hoạn Thư đã thành cơng đuổi khéo nhân tình của chồng, vừa bảo vệ
hạnh phúc gia đình, vừa giữ thể diện và mặt mũi cho chồng, cho nhà họ Hoạn, cho chính
bản thân mình, mà thâm sâu hơn nữa, biến Kiều thành “kẻ cắp” trong những lời bàn tán
của kẻ dưới.
Đây là màn đánh ghen có một khơng hai trong lịch sử văn chương, cũng là màn
đánh ghen khác với những lý lẽ thông thường. Nguyễn Du với sự tài tình của mình đã
xây dựng thành cơng nhân vật Hoạn Thư - một kẻ “Rằng tôi chút phận đàn bà”, một
người phụ nữ thấu hiểu phụ nữ với những bản chất mà họ có: Thấu hiểu sự yếu đuối, bơ
14


vơ khơng ai nương tựa của Kiều mới có kế để phá vỡ phòng tuyến tinh thần của người
bạc mệnh, khiến họ nhục nhã ê chề dù không dùng đến đòn roi nào. Là một nhân vật
đáng ghét nhưng cũng có chỗ đánh thương, đáng quý, đáng để người đời sau học hỏi
trong cung cách đối nhân xử thế cũng như “trả miếng” trước những điều ngang trái ở đời.
Sau khi đã trải qua đủ mọi cay đắng trên đời, Thuý Kiều gặp được Từ Hải trong lúc
tưởng như tuyệt vọng nhất của cuộc đời, cuộc gặp gỡ với Từ Hải là một bước ngoặc lớn
trong cuộc đời Kiều - đưa Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh, bước lên địa vị phu nhân quyền
quý, đó cũng là căn nguyên cho cảnh báo ân báo oán sau này. Trong đoạn báo ân báo ốn
mơ tả cảnh Kiều đền đáp ơn nghĩa với những người đã giúp đỡ mình lúc trước, đồng thời
cũng trừng trị những kẻ đã gây nỗi bất hạnh cho Kiều xưa kia, trong đó có Hoạn Thư.
Với Kiều, lúc nghĩ đến chuyện báo ốn trên đời, có lẽ người mà Kiều ấm ức nhất
là Hoạn Thư, ta có thể thấy qua đoạn nói với Thúc Sinh:
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau!
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!
Hay:
Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra,
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư.

Về phần Hoạn Thư, khi đối diện với Thuý Kiều, nàng hồn lạc phách siêu, những
tưởng nàng sẽ đuối lý trước nàng Kiều, cộng thêm việc không có gia đình bên cạnh để
ứng phó, chỉ duy nhất có người chồng là Thúc Sinh thì cũng như khơng. Chính hồn cảnh
điển hình trong đoạn báo ốn đã làm nổi bật lên tính cách điển hình của Hoạn Thư. Chỉ
với tám câu thơ, ta không chỉ nhận thấy được thân phận phụ nữ trong xã hội bấy giờ mà
còn thấy được sự thơng minh, trí tuệ của nàng:
Rằng: “Tơi chút phận đàn bà”,
Ghen tng thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
15


Lịng riêng riêng những kính u,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót đà gây việc chơng gai,
Cịn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
Chỉ với tám câu thơ, Hoạn Thư đã khẳng định ghen tng thì cũng người ta
thường tình, rằng cái chuyện mà Kiều cho là quỷ quái tinh mà, kẻ cắp bà già gặp nhau,…
thì cũng là chuyện bình thường của người phụ nữ trong xã hội. Nàng biến cái chuyện ân
ốn của mình thành một chuyện bình thường, đặt nàng và Kiều vào trong cùng một hồn
cảnh có chồng năm thê bảy thiếp như một lời biện hộ cho cái sự ghen của mình, vừa khơi
gợi sự đồng cảm bên trong Thuý Kiều. Tiếp theo, Hoạn Thư nhắc lại chuyện cho Kiều ra
các viết kinh và chuyện khi Kiều bỏ trốn đi nàng cũng không đuổi theo, đặc biệt khi Kiều
bỏ trốn cịn mang theo chng vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư vẫn cho qua, không đuổi
cùng giết tận - đây như một lập luận hiểm ác nhất trước “quan tồ” Th Kiều, Hoạn Thư
vốn khơng đẩy Kiều đến bước đường cùng, ấy chẳng phải sự vị tha của nàng với Kiều
hay sao? Ngoài ra, Hoạn Thư dùng cách chất vấn đặc biệt để hỏi Thuý Kiều - chồng
chung chưa dễ ai chiều cho ai, điều này buộc Kiều phải suy ngẫm, cùng cảnh chung
chồng nếu ở vị trí của Kiều thì Kiều sẽ xử sự như thế nào, đặc biệt nàng còn khơi gợi tâm

lý đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại để tác động tâm lý nàng Kiều, đánh vào
sĩ diện và tình cảm đối phương - Trót đà gây việc chơng gai/ Cịn nhờ lượng bể thương
bài nào chăng. Câu nói thể hiện sự tâng bốc, gợi lịng nhân hậu bên trong Thuý Kiều,
nhưng cũng không hề luồn cúi, yếu thế, trong bất kỳ hoàn cảnh nào Hoạn Thư vẫn giữ
đúng phong thái của một người xuất thân cao quý, mang đậm bản chất giai cấp quý tộc,
quan lại. Đồng thời, với tám câu thơ mà sự thông minh, sắc sảo, trí tuệ của Hoạn Thư đã
hồn tồn được bộc lộ, chính sự thơng minh ấy đã làm nên một bản lĩnh và nhân cách cho
Hoạn Thư, cái bản lĩnh ấy đã buộc Thuý Kiều phải thừa nhận mà khen rằng:
Khen cho: Thật đã nên rằng,
Khơn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
Tha cho thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thời nên,
Truyền quân lệnh xuống, trướng tiền tha ngay.
16


Đoạn báo ân báo oán giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư được Nguyễn Du mô tả vô
cùng sinh động, ở đó ta nhìn thấy được sự khơn khéo, sắc sảo của nàng Hoạn Thư, đồng
thời cũng là sự chua xót cho thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ. Cụ Nguyễn đưa nàng
vào cuộc sống đời thường với tất cả những gì thật nhất, điển hình nhất nhưng cũng mang
nét độc đáo, cá tính mà chỉ có nàng mới có.
Như đã nói, đến tận ngày hơm nay, vẫn cịn nhiều người lên án Hoạn Thư, và nhiều
nhà nghiên cứu đã “lật tẩy” những chiêu trò của người đàn bà được xem là hiểm ác này.
Hoạn Thư đúng thật là đáng trách, như Nguyễn Đôn Phục trong bài Văn chương và nhân
vật trong truyện Thúy Kiều có bàn về Hoạn Thư như sau: “Xét trong Truyện Thúy Kiều,
cái người có tâm cơ, có thủ đoạn, có quyền pháp, có ngữ ngơn nhất là chị Hoạn Thư. Chỉ
một câu luận bàn ngắn gọn đã thấy được nét bản chất của Hoạn Thư… Lại là một tay
soạn kịch khéo: xem như hồi vợ chồng thù tạc ngồi trên, gọi con Hoa ra ngồi dưới chuốc
rượu gẩy đàn; lại như hồi trước tòa Phật có hai người khóc khóc than than, dưới sân hoa

sinh có một người bước vào cười cười nói nói; hai hồi ấy bao nhiêu quang cảnh! Bao
nhiêu thái độ! Bao nhiêu ảo tưởng! Bao nhiêu ẩn tình!... Nay tơi khơng dám chê chị là
bởi vì chị ở chín suối có thể trách lại được tôi; nhưng mà tôi cũng không dám khen chị,
là bởi vì tơi ở thế gian tơi vẫn thường khuyên ai lấy cái nghĩa từ bi, cái lịng quảng
đại.”[48, tr.201].
Hay trong cơng trình Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Lê Đình
Kỵ lên án Hoạn Thư, rằng: “Hoạn Thư có mấy lần khen ngợi tài hoa của Kiều, nhưng
cũng là để đi đến đưa Kiều ra giữ chùa tụng kinh ở Quan Âm Các, mượn tay nhà phật để
hủy hoại tài hoa của Kiều. Hoạn Thư xót thương cái thân thế chìm nổi của Kiều, nhưng
chính Hoạn Thư đã đạp tan tành cái mối tình lẽ mọn thực ra cũng rất hẩm hiu của Kiều
và đã trực tiếp dọn đường cho Bạc Bà, Bạc Hạnh đẩy Kiều xuống vực thẳm của kiếp
sống giang hồ. Đấy, thực chất của tiểu thư họ Hoạn, con quan Lại bộ, là như thế. Một
điển hình ghen tng, một điển hình của giai cấp” [12, tr. 247]. Qua con mắt với lập
trường giai cấp của Lê Đình Kỵ, ơng đã bóc trần bộ mặt giả dối, tàn ác của một bộ phận
tầng lớp quan lại, và Hoạn Thư là con người đã được tạo nên từ giai tầng đó, được ni
dưỡng và trui rèn đến độ có đủ phương cách để giày vò một người con gái tài sắc đến
đường cùng. Trước nỗi đau thân phận nàng Kiều, hiểu về Hoạn Thư như thế cũng là đúng
đắn và có lý lẽ.
17


Thế nhưng thi sĩ Bùi Giáng đã có đơi lời nhận xét đến nhân vật mà ơng cho là
“hiếm có ở đời” này: Biết chồng mê một gái giang hồ mà khơng eo sèo, ầm ĩ, thản nhiên
tìm phương sách đối phó… Ai nói rằng nàng hiểm độc tàn ác? Khơng, ta q u Kiều,
chủ quan mà nói thế. Thử đặt ta vào địa vị của Hoạn thư xem. Gặp một người chồng nhu
nhược lại liều lĩnh ăn chơi, quen thói “bốc rời” như Thúc sinh, nếu khơng phải là tay
Hoạn Thư thì làm sao cảnh nhà khơng tan nát? Nàng đã khéo léo buộc Sinh nuốt nước
bọt bỏ Kiều, mà tuyệt nhiên trong gia đình khơng xảy ra một chút gì xơ xát... Nàng cịn tỏ
ra độ lượng với Kiều nhiều. Lẽ ra nếu là kẻ tầm thường ti tiện, thì khi thấy kẻ thù mình
càng tài tình, càng thêm căm hận. Hoạn Thư khơng thế. Thấy Kiều có tài đánh đàn,

dường như qua cung đàn nỉ non thánh thót, Hoạn thư đã cảm thơng phần nào tâm sự của
Kiều. Nàng biết thương tài Kiều, và “Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân”. Sau này
lại thuận cho Kiều ra tu ở Quan Âm Các. Kiều trốn đi không cho người theo bắt lại.
Hoạn thư có thể dễ dàng hại Kiều, nhưng nàng không nỡ… Hoạn Thư quân tử và khơn
ngoan, ghen tng mà độ lượng. Có lẽ vì thế mà sau này khi phong thuỷ luân chuyển,
thời thế đổi thay, Hoạn Thư từ một tiểu thư con quan phải quỳ trước Thuý Kiều - Phu
nhân tên được xem là “thảo khấu” để Kiều định đoạt số phận thì Hoạn thị đã có chứng cớ
để biện bạch cho mình, được Thuý Kiều tha thứ.
Dù hiểu về “máu ghen” của Hoạn Thư theo hướng nào để mà đánh giá hay luận tội
người phụ nữ này như thế nào đi nữa, chúng ta thấy rằng tất cả những nhận định hay
đánh giá về nhân vật chỉ càng khiến cái tài và cái tâm của cụ Tố Như nổi bật thêm.
Nguyễn Du với tài năng ngơn ngữ của mình đã xây dựng nên nàng Hoạn Thư thật tài tình,
thật tinh ranh và cũng có nhiều lúc thú vị: Hiện thân của giai cấp tầng lớp quan lại thời
phong kiến - nguồn cơn cho bao nỗi đau khổ của nhân dân. Một nàng Hoạn Thư thông
minh, chỉ đánh ghen thôi mà cũng lắm cơng phu, “hơ mưa gọi gió” đủ điều. Nguyễn Du
đã “hoạ” nhân vật này với tất cả màu sắc hiện thực để phản ánh xã hội đương thời. Qua
Hoạn Thư, ta cũng có thể thấy được cái thân phận người phụ nữ quý tộc theo khuôn phép,
phải hết mực bảo vệ nền nếp gia đình, bảo vệ mặt mũi người chồng dù chính bản thân
nàng Hoạn cũng là nạn nhân của thói trăng hoa của đàn ơng, được tạo nên từ định kiến
bao đời “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chun một chồng”. Và dù đơi lúc có tấm
lịng “biệt nhỡn liên tài” khi công nhận tài hoa của nàng Kiều, thì vì thân phận, địa vị và
cả chút lịng riêng rất đỗi bình thường, bản năng của một người đàn bà có chồng, Hoạn
18


Thư khơng thể nào dung chứa nỗi Th Kiều. Đó là một lẽ thường tình, cũng là nỗi đau
xót do số phận lẫn xã hội đã quy định để tạo nên mối ngăn cách giữa họ.
III.

KẾT LUẬN


1. Tác dụng của nghệ thuật điển hình hố
Từ cách xây dựng nhân vật Hoạn Thư của Nguyễn Du như trên, ta thấy được tác
dụng to lớn của nghệ thuật điển hình hố mà nhà thơ đã khéo léo sử dụng. Có thể thấy
bằng những trải nghiệm, những cái nhìn sâu sắc về cuộc đời mà ông đã khắc hoạ nên
nhân vật này một cách đầy đặc biệt.
Nghệ thuật điển hình hố đã tạo điều kiện cho tác giả khắc họa từng chi tiết mang
những bản chất thuộc về riêng nhân vật ấy. Những chi tiết ấy phải mang tính thực tế,
chân thực và đầy sống động. Nhân vật càng được lột tả rõ nét bao nhiêu thì càng mang
giá trị và ý nghĩa cao sâu bấy nhiêu. Từ đây nhân vật dường như trở nên có khung xương,
có da thịt hiện ra sống động trước mắt ta. Và nhân vật Hoạn Thư cũng thế, nhờ vào nghệ
thuật điển hình hố mà Nguyễn Du đã chắt lọc những chi tiết đắt giá để Hoạn Thư trở
thành một người phụ nữ mang trên mình những dấu ấn đặc trưng phù hợp với nội dung
tác phẩm, phù hợp với tình huống được đặt ra. Ví như bằng những chi tiết về tên họ, tính
cách, dịng dõi qua vài câu thơ mà Nguyễn Du đã khiến cho người đọc hình dung ra được
Hoạn Thư là người như thế nào, có vai trị ra sao trong tác phẩm.
Cịn phải kể đến, nhờ vào nghệ thuật điển hình hố mà nhân vật Hoạn Thư trở nên
đặc sắc hơn, không bị lu mờ hay lẫn vào những nhân vật khác. Bởi khi nhắc đến Hoạn
Thư người ta liền nghĩ ngay đến cái ghen, và đó khơng phải cái ghen thường tình mà là
cách ghen của kẻ q tộc. Nó hình thành trong trong trí tưởng tượng của rất nhiều người
về nhân vật này, ví dụ người ta hay nói “ghen như Hoạn Thư”.
Một điều quan trọng khác là nghệ thuật điển hình hố cịn giúp phản ánh hiện thực
xã hội một cách sống động hiện hữu qua từng chi tiết của các nhân vật. Với Hoạn Thư,
đây là nhân vật điển hình cho những chuẩn mực của người phụ nữ danh gia vọng tộc
trong xã hội phong kiến, với những luân thường đạo lý ngang trái của xã hội lúc bấy giờ
về kiếp sống chung chồng và đa thê.
Thông qua tác dụng của nghệ thuật điển hình hố, ta cịn hiểu được thái độ của tác
giả đối với nhân vật của mình như thế nào. Chẳng hạn với cách xây dựng điển hình về
Hoạn Thư như thế thì ta thấy được Nguyễn Du đối với nhân vật này không đơn giản. Với
19



tính cách khơng tốt đẹp của Hoạn Thư mà Nguyễn Du khơng có nét bút trào phúng nào,
ngược lại cịn có vẻ nể bản lĩnh của Hoạn Thư. Nhưng đồng thời nhà thơ cũng phản đối
cách hành xử độc ác của nhân vật. Dĩ nhiên không chỉ riêng thái độ của tác giả mà từ
những chi tiết điển hình này cũng hình thành nên cái lẽ u thích, ốn hận của chính
những độc giả. Qua đó hình thành nên dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người.
Để cho tác dụng của nghệ thuật điển hình hố được phát huy một cách sáng giá
như thế, tất nhiên ta không thể nào khơng nể phục tài nghệ của Nguyễn Du. Có thể thấy
ông đã sử dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật này và tạo nên thơng điệp có giá trị
sâu sắc mà ông muốn gửi gắm qua nhân vật Hoạn Thư. Không đơn thuần chỉ là nhân vật
phụ, hay “làm nền”mà góp phần tơ đậm sự bi kịch của cuộc đời nàng Kiều, Hoạn Thư
cịn có những câu chuyện riêng, có tiếng nói và những nét tính cách ấn tượng. Điều này
thể hiện cái tài trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Du.
2. Tổng kết chung
Có thể nói, Nguyễn Du đã tài tình trong cách miêu tả diễn biến tâm lý người phụ
nữ, và có lẽ trái tim thấu suốt của ông phải tinh tế lắm mới thấu hiểu và phân tách, giãi
bày đồng thời hai cõi lòng của cả hai người phụ nữ Thuý Kiều và Hoạn Thư hay như thế.
Như Mộng Liên Đường đã từng nhận xét Nguyễn Du, là người “có con mắt trơng thấu
cả sáu cõi, tấm lịng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Từ nhân vật Hoạn Thư, ta ngẫm ngợi nhiều
điều về thân phận người phụ nữ trong xã hội ấy, mở lòng và đón nhận nhân vật bằng tất
cả những giá trị mà họ vốn có, học hỏi và tự đánh giá, chọn lọc điều đúng, điều sai, rút ra
những kinh nghiệm sống quý báu cho bản thân. Và Truyện Kiều, với sức sống và giá trị
đem đến cho cuộc đời, sẽ còn được ngẫm ngợi và quý trọng thêm thật nhiều năm nữa.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Lê Giang. (2008). Đề cương bài giảng: Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XVIII cuối thế kỷ XIX (Văn học hậu kỳ trung đại).

2. Hoàng Dân, Đường Văn. (2002). Hoạn Thư - Đời và Đạo?. Trong Nguyễn Du - Truyện
Kiều một hướng cảm, luận và dạy học mới (Trang 41). Hà Nội: NXB Thanh niên.
3. Lê Đình Cúc. (2010). Về cái sự ghen tng của Hoạn Thư. Truy cập ngày 02/01/2022,
từ: />4. Lê Đình Kỵ. (1971). Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Hà Nội:
NXB Khoa học xã hội.
5. Nguyễn Đôn Phục. (1992). Văn chương và nhân vật Truyện Kiều (dùng thể vấn đáp).
Trong Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm.
6. Nguyễn Thị Huế. (2015). Một cái nhìn về phụ nữ của Nguyễn Du qua nhân vật Hoạn
Thư trong Truyện Kiều (Luận văn Thạc sĩ văn học, Hà Nội).
7. Khái quát điển hình văn học. Truy xuất từ: />8. Khái qt điển hình hóa. Truy xuất từ: />9. Phân tích sự ghen của Hoạn Thư - Truyện Kiều. Truy xuất từ:
/>10. Sơn Tùng (1961). Phương pháp điển hình hố. Truy xuất từ:
/>
21



×