Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Bài tập cuối kỳ tiếng việt thực hành phân tích đặc điểm tiếng việt bài tập vận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.26 KB, 37 trang )

lOMoARcPSD|11809813

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÀI TẬP CUỐI KỲ
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TIẾNG VIỆT,
BÀI TẬP VẬN DỤNG

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Thắm
Sinh viên thực hiện: Bạch Đoàn Phương Uyên
MSSV: 2029180378
LỚP: 11DHSH1

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2021

1
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾNG VIỆT.............................................................................5

1.1. Một số vấn đề về tiếng Việt và chính tả tiếng Việt............................................5
1.2. Chữ viết tiếng Việt..............................................................................................5
1.2.1. Chữ hoa đẩu...................................................................................................................... 5
1.2.2. Chữ Hán và chữ Nôm....................................................................................................... 6


1.2.3. Chữ Quốc ngữ...................................................................................................................6

1.3. Từ tiếng Việt.......................................................................................................7
1.3.1. Một số vấn đề chung về từ................................................................................................7
1.3.1.1. Định nghĩa.............................................................................................................................. 7
1.3.1.2. Phân biệt tiếng, từ...................................................................................................................8

1.3.2. Các nguyên nhân dùng sai từ và cách khắc phục............................................................. 8
1.3.2.1. Thiếu vốn từ........................................................................................................................... 8
1.3.2.2. Không hiểu (hoặc hiểu mơ hồ) về nghĩa của từ Hán Việt......................................................9
1.3.2.3. Không phân biệt được từ đa nghĩa, từ phái sinh.................................................................. 10

1.4. Dấu câu............................................................................................................. 11
1.4.1. Cách dùng dấu câu..........................................................................................................12
1.4.2. Các loại dấu câu..............................................................................................................12
1.4.2.1. Dấu chấm..............................................................................................................................12
1.4.2.2. Dấu hỏi................................................................................................................................. 12
1.4.2.3. Dấu cảm................................................................................................................................13
1.4.2.4. Dấu chấm lửng..................................................................................................................... 13
1.4.2.5. Dấu phẩy...............................................................................................................................14
1.4.2.6. Dấu hai chấm........................................................................................................................14
1.4.2.7. Dấu chấm phẩy.....................................................................................................................14
1.4.2.8. Dấu ngoặc đơn......................................................................................................................15
1.4.2.9. Dấu ngoặc kép...................................................................................................................... 15
1.4.2.10. Dấu gạch ngang.................................................................................................................. 15

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.......................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. CÂU VÀ ĐOẠN VĂN.............................................................................................17

2. Câu và bài tập vận dụng...................................................................................... 17

2
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

2.1. Câu xét theo cấu trúc......................................................................................................... 17
2.1.1. Định nghĩa............................................................................................................................... 17
2.1.2. Câu xét theo mục đích giao tiếp.............................................................................................. 17
2.1.3. Bài tập phân tích ngữ pháp vận dụng (4 câu)..........................................................................20

2.2. Liên kết câu........................................................................................................................20
2.2.1. Liên kết hình thức....................................................................................................................20
2.2.2. Liên kết nội dung.....................................................................................................................22

2.3. Đoạn văn............................................................................................................................ 23
2.3.1. Viết đoạn văn có sử dụng các loại câu xét theo cấu trúc và liên kết câu theo các chủ đề:......26
2.3.2. Chỉ ra các loại câu xét theo cấu trúc đã sử dụng..................................................................... 27

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN..............................................................................................................29

3.1. Kết luận chung.................................................................................................. 29
3.2. Bài học vận dụng.............................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 30
8.1. Sách, giáo trình chính........................................................................................................ 30
8.2. Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 30
PHỤ LỤC........................................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 32
Bảng 2.2. Số liệu khảo sát.............................................................................................................. 36


3
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

MỞ ĐẦU
Sau rất nhiều năm với đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, đất nước ta đã trải qua
nhiều khởi sắc và thành tựu. Tiếng Việt là ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển xã hội Việt
Nam, cũng là cơng cụ chính trong việc giao tiếp, liên lạc và truyền đạt kiến thức. Tiếng
Việt phát triển có nhiều từ mới, cụm từ mới, thuật ngữ thuần Việt mới xuất hiện tốt hơn
cho việc diễn đạt ý tưởng và phát triển kinh tế, xã hội và khoa học. Tiếng Việt hấp dẫn
không chỉ ở giọng điệu trầm bổng, trữ tình mà cịn ở chiều sâu ý nghĩa. Đặc biệt, cần kiên
quyết xóa bỏ việc trộn lẫn tiếng Việt và tiếng nước ngoài một cách thiếu thận trọng, sử
dụng từ ngữ xuyên tạc, làm mất đi giá trị vốn có của ngơn ngữ dân tộc. Để khơng đánh
mất đi những giá trị quý báu của dân tộc, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn
và làm giàu vốn ngơn ngữ của mình, kể cả bằng lời nói và chữ viết, mọi lúc, mọi nơi. Hơn
hết, chúng tôi không ngừng phát triển và cải tiến để hạn chế việc sử dụng đúng từ thuần
Việt và sử dụng tiếng nước ngồi khơng cần thiết. Hiện nay, giới trẻ thường có xu hướng
làm mới tiếng Việt theo cách riêng như: viết tắt, nói lóng,.... Đơi khi, họ vơ tình làm mất đi
sự trong sáng vốn có của tiếng Việt, họ dùng những từ ngữ khơng có nghĩa để diễn tả sự
vật sự việc tiêu cực. Điều này cần được hạn chế và không nên lan truyền quá rộng rãi, vì
nó có thể ảnh hưởng đến tương lai của tiếng Việt cho các lứa tuổi trẻ sau này.
Mỗi bản thân các học sinh, sinh viên cần rèn luyện tiếng Việt một cách thuần Việt nhất để
đảm bảo được các kĩ năng viết, đánh văn bản cho việc học và công việc. Đây là một việc
không thể thiếu trong cuộc sống của sinh viên. Đặc biệt hiểu rõ được cách sử dụng tiếng
Việt sẽ rất có ích cho các bạn theo đuổi ngành ngôn ngữ học. Giữ vẻ đẹp trong sáng của
tiếng Việt cũng là một trong những điều vô cùng cần thiết, rèn luyện kĩ năng sử dụng câu
từ cho hợp lý, chỗ nào cần dấu câu cho phù hợp. Điều này thật sự quan trọng trong tương

lai của các sinh viên sau này.

4
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾNG VIỆT
1.1. Một số vấn đề về tiếng Việt và chính tả tiếng Việt
Khác với ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng Việt và một số tiếng khác ở châu Á thuộc loại hình ngơn
ngữ đơn tiết và khơng thay đổi hình thức thể hiện trong bất kì trường hợp sử dụng nào. Nói
đơn tiết vì mỗi từ chỉ phát thành một âm tiết. Với từ nhiều tiếng thì có bao nhiêu tiếng phát
thành bấy nhiêu âm. Đặc trưng này dẫn đến hệ quả tất yếu là không tồn tại các hiện tượng
phát âm lướt, phát âm gió, phát âm nối… khi sử dụng từ để diễn đạt. Mặt khác, chữ viết
tiếng Việt (và cả tiếng Hán) ln có cùng một hình thức thể hiện trong mọi trường hợp
diễn đạt. Vì đơn giản là tiếng Việt sử dụng hệ thống từ thay thế cho cách biến đổi hình
thức của bản thân từ. Chẳng hạn, tiếng Việt dùng hệ thống từ riêng đã, đang, sẽ để biểu đạt
thời quá khứ, hiện tại, tương lai; dùng hệ thống từ riêng nhiều, ít, mấy, vài… để biểu đạt
số nhiều, số ít của danh từ.

Tóm tắt
Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn tiết, không
1.2. Chữ viết tiếng Việt
1.2.1. Chữ hoa đẩu
Cũng có những đốn định rằng người Việt Nam thời cổ vốn đã có chữ viết gọi là kiểu chữ
khoa đẩu – một dạng kí tự ngoằn ngoèo. Chẳng hạn sách Tiền Hán thư của Trung Quốc
chép:
Đời Đào Đường có họ Việt Thường ở phương nam cử sứ bộ sang... biếu con rùa thần,
sống có khi đã nghìn năm, trên lưng lại có khắc chữ như con nịng nọc ghi việc trời đất mở

mang. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Qui Dịch.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì Việt Thường là tên cổ nước ta thời Văn Lang. Theo đó, nếu
căn cứ vào ghi chép này thì có thể đốn định trong quá trình bang giao giữa Văn Lang với
các nước phương Bắc, chữ cổ đã xuất hiện làm phương tiện giao dịch (thơng thường, loại
“kí tự” hay chữ khắc lên mai rùa hoặc xương thú thời bình minh lịch sử cịn được gọi là
chữ giáp cốt). Tất nhiên khơng thể xem những ghi chép trên đây là cứ liệu chắc chắn, tin
cậy để cho rằng người Việt cố có chữ viết riêng. Vì ngay danh xưng vua Nghiêu cũng chỉ
là ơng “vua” của huyền thoại chứ khơng hẳn có thật trong lịch sử. Tuy nhiên có căn cứ để
khẳng định người Việt cổ có chữ viết riêng chính là những hình vẽ ngoằn ngo trên trống
đồng, hình vẽ có dạng kí tự trên những tảng đá ở Sapa hay các văn bản cổ hiếm hoi sưu
5
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

tầm được ở Sơn La. Về chữ cổ trên đá Sapa, một nhà chuyên nghiên cứu chữ cổ là GS. Lê
Trọng Khánh cho biết:
Trên 200 bản khắc trên đá cổ Sa Pa (190 tảng còn lại, gần 20 tảng bị phá), tôi thấy chủ
yếu là chữ viết đồ họa thuộc tiền văn tự, duy nhất chỉ một tảng ở Tả Van là có chữ. Đây là
loại hình chữ “khoa đẩu”, các ký tự này đồng nhất với các ký tự trên đồ đồng Đông Sơn
và đặc biệt giống chữ khắc trên rìu đồng Bắc Ninh, đồng nhất với chữ viết của người Thái
đen Tây Bắc. Điều đó cho phép ta giải mã và hiểu được những ký tự trên đá cổ Sa Pa.
Căn cứ vào ý kiến này và những Hội thảo gần đây về chữ Việt cổ cũng có cơ sở để tin rằng
người Việt cổ vốn từng tồn tại chữ viết có khi cịn trước cả chữ Hán của người Hán. Vậy là
cùng với những phương tiện kinh tế, xã hội khác, chữ viết cũng là một phương tiện trao
đổi trong bộ lạc và giao lưu với các bộ lạc khác trong khối Bách Việt từ rất sớm trong lịch
sử phát triển tộc người.
1.2.2. Chữ Hán và chữ Nơm
Khi người Hán xâm lấn Đại Việt thì đồng thời với việc khai thác kinh tế họ cũng phổ biến

chữ Hán để tiến hành giao dịch. Từ đó trở đi, người Việt sử dụng chữ Hán thành chữ viết
thống nhất kéo dài mãi đến gần đây. Tuy nhiên vào khoảng thế kỉ XI, người Việt đã sáng
tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán. Nói khác, chữ Nơm là thứ chữ Việt hóa chữ Hán. Tình
hình này cũng tương tự như người Nhật, người Triều Tiên mượn chữ Hán để tạo ra thứ
chữ của riêng họ. Nhưng tiếc thay chữ Nơm vì nhiều lí do khác nhau đã khơng được chính
quyền phong kiến ủng hộ nên khơng phổ biến để trở thành thứ chữ chính thống của đất
nước. Vào thế kỉ XVIII, chữ Nơm lại có bước phát triển mới khi nhiều nhà thơ sử dụng để
sáng tác. Đáng kể nhất và cũng phát triển rực rỡ nhất của chữ Nôm là những sáng tác của
đại thi hào Nguyễn Du mà tiêu biểu là truyện thơ Đoạn trường tân thanh (thường gọi tắt là
Truyện Kiều). Nhưng ngay sau đó chữ Nơm cũng lại nhanh chóng bị lu mờ nếu khơng nói
là rơi vào qn lãng.
1.2.3. Chữ Quốc ngữ
Khoảng thế kỉ XVI, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sang Việt Nam truyền
giáo đã dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng Việt nhằm mục đích làm cho việc truyền giáo
thuận lợi hơn. Sau đó ít lâu, giáo sĩ người Pháp là Alexandre de Rhodes đã tập hợp, biên
khảo và bổ sung rất nhiều để in thành cuốn Dictionarium Annamiticum Lusitanum et
Latinum (từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651. Từ đó thứ chữ này được gọi là chữ Quốc ngữ.
6
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Nhưng phải sau gần ba thế kỉ, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng một cách phổ biến. Ban
đầu chữ Quốc ngữ cũng còn tồn tại nhiều phụ âm lạ cùng các phụ âm w, f và cách ghép âm
khác ngày nay. Càng về sau, chữ Quốc ngữ càng được cải tiến để cóđược sự căn bản và
khá ổn định như ngày nay. Chữ viết của tiếng Việt có cấu tạo như sau:
THANH ĐIỆU
Âm đầu


VẦN
Âm đệm

Âm chính

Âm cuối



ng

/w/: o,u
Ngh

Cũng cần biết rằng chữ viết tiếng Việt là thứ chữ ghi âm, nói sao viết vậy nên khơng có sự
đồng nhất tuyệt đối và còn tồn tại một số bất hợp lí (cùng một tiếng, một con chữ nhưng
phát âm khơng giống nhau): gà/gì ; giặt gịa/giạ lúa. Tuy vậy, chữ viết góp phần phản ánh
trình độ học vấn, văn hố nên cần hướng đến chuẩn mực của quy định chung.
1.3. Từ tiếng Việt
1.3.1. Một số vấn đề chung về từ
1.3.1.1. Định nghĩa
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hình thức biểu hiện.
Định nghĩa này đã có từ lâu và được các nhà ngôn ngữ học thuộc các thế hệ khác nhau
chấp nhận. Ở đây cũng khơng giải thích gì thêm vì định nghĩa đã rõ ràng và dễ hiểu đối với
mọi người. Nếu có gì cần lưu ý thì có thể hiểu cụm “độc lập về ý nghĩa” là từ có khả năng
đứng riêng nhưng cũng có thể kết hợp với từ khác để tạo thành từ mới. Chẳng hạn trong
ngữ cố định Anh em như thể tay chân, những từ anh, em, tay, chân vốn đã độc lập về ý
nghĩa nhưng khi kết hợp lại thì nghĩa riêng của mỗi từ (nghĩa vốn có hay nghĩa tự thân) đã
mờ đi rất nhiều để trở thành từ mang nghĩa khái quát hơn nhiều.


Tóm tắt
-Tiếng: khơng có nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp
-Từ: có nghĩa từ vựng

7
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

1.3.1.2. Phân biệt tiếng, từ
Việc phân biệt tiếng và từ cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Do đó ở
đây khơng đưa ra quan điểm phân biệt mà xem như một cách quy ước trình bày để đối
tượng tiếp nhận (người đọc, người học) có cơ sở hiểu về từ một cách dễ dàng. Xem một ví
dụ.
Trời đất sinh ra đá một chịm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hịm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thơng reo vỗ phập phịm.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
Con đường vô ngạn tối om om.
Khen ai đẽo đá, tài xuyên tạc,
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm.
(Hồ Xuân Hương)
Dễ thấy rằng các âm tiết hỏm, hòm, hom, toen, hoẻn, phập, phịm… nếu đứng riêng ra thì
chúng khơng có nghĩa gì hết. Nói khác, các âm tiết đó đứng độc lập thì chúng khơng có
nghĩa biểu vật hay biểu cảm gì. Để dễ phân biệt những âm tiết như thế với các âm tiết khác,
ở đây quy ước gọi là tiếng. Như vậy tiếng được hiểu như một khái niệm nhằm chỉ những
âm tiết khơng có nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp (tức là khơng có nghĩa tự thân hay một
biểu hiện nghĩa nào khác). Vì khơng mang nghĩa từ vựng nên tiếng phải kết hợp với tiếng

hay từ khác để tạo thành từ. Theo đó, tiếng trong tiếng Việt có số lượng khơng nhiều bằng
từ. Cịn từ được định nghĩa như sau.
1.3.2. Các nguyên nhân dùng sai từ và cách khắc phục
1.3.2.1. Thiếu vốn từ
Bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng thế, không phải ai cũng hoàn toàn hiểu biết hết kho từ
của tiếng mẹ đẻ. Vì nhiều lí do khác nhau như hạn chế về tuổi tác, thói quen đọc, trình độ
học vấn, tính chất nghề nghiệp, cơ hội giao tiếp… mà có người tích lũy được khối lượng từ
phong phú và ngược lại. Biểu hiện của việc thiếu vốn từ trong giao tiếp là hiện tượng lúng
túng khi tìm từ hay khái niệm chính xác để diễn đạt một ý, một chủ đề nào đó. Thậm chí
khơng tìm ra được từ hay khái niệm chính xác mà phải thay bằng một từ, một khái niệm có
nghĩa gần gũi mà thơi. Trong văn bản viết, hiện tượng này thể hiện càng cụ thể hơn. Thử
xem ví dụ sau.
8
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Trần Hưng Đạo (1232-1300) với Trần Quang Khải (1241-1294) vốn có họ hàng.
Cơng lao của Trần Hưng Đạo với triều đình vốn hơn Trần Quang Khải rất nhiều. Nhưng
trước sau Trần Hưng Đạo vẫn chưa được tấn phong chức vụ gì quan trọng mà lại cịn ở
Vạn Kiếp chứ khơng được về triều. Trong khi đó, Trần Quang Khải ít tuổi hơn, công trạng
không nhiều mà đã là thượng tướng của triều đình. Một hơm, Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp
về kinh đô. Trần Quang Khải nghe tin xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần
Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần
Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng
nước thơm tắm cho ơng và nói: "Hơm nay được tắm cho Thượng tướng". Trần Quang
Khải cũng nói: "Hơm nay được Quốc công tắm rửa cho". Việc này cho thấy ứng xử của
Trần Hưng Đạo khơng những rất dung dị mà cịn thể hiện thái độ chân thành với Trần
Quang Khải chứ không hề đố kị rất đáng để người sau học tập.

Đoạn kể trên chắc sẽ hay hơn nếu thay từ dung dị và chân thành bằng từ giản dị và chân
tình. Gần đây có chương trình Hành trình xanh phát sóng trên VTV1 ln kèm theo khẩu
hiệu chạy trên màn hình cùng giọng đọc rất rành rọt Ý thức hơm nay, tương lai ngày mai.
Từ tương lai khác với cụm từ ngày mai nhưng về nghĩa chúng có sự bao hàm lẫn nhau. Từ
tương lai vốn có nghĩa khái quát hơn cụm từ ngày mai nhưng ai cũng hiểu rằng tương lai
đã bao hàm ngày mai rồi. Ngược lại, nói ngày mai cũng đồng thời biểu thị hàm ý tương lai.
Do đó khẩu hiệu Tương lai ngày mai khơng thật sự chính xác dù thể hiện chúng trong ngữ
cảnh nào.
Việc thiếu vốn từ càng dễ nhận ra trong đối thoại và cả trong văn bản viết khi sử dụng
ngoại ngữ. Trong đối thoại, mỗi khi khơng tìm ra từ thường thay bằng cách sử dụng ngôn
ngữ cử chỉ để diễn đạt. Trong văn bản, đó là hiện tượng sử dụng loạt từ rất thông dụng mà
không thể sử dụng thành thạo loạt từ có nghĩa chính xác, khái qt hơn.
1.3.2.2. Không hiểu (hoặc hiểu mơ hồ) về nghĩa của từ Hán Việt
Bất cứ ngôn ngữ của quốc gia, dân tộc nào cũng có hiện tượng vay mượn hay xâm nhập
lẫn nhau để làm phong phú thêm kho từ vốn có. Tiếng Việt cũng thế. Trong một thời gian
rất dài của lịch sử, tiếng Hán đã xâm nhập vào kho từ tiếng Việt đến hơn 60%. Có điều
vốn từ này tuy có nguồn gốc Hán nhưng đã được Việt hóa từ lâu nên thường gọi ghép là từ
Hán Việt. Cũng cần lưu ý rằng trong số đó nghĩa gốc (nghĩa tiếng Hán) của rất nhiều từ
khơng cịn nữa hoặc đã bị mờ đi rất nhiều. Để khắc phục được hiện tượng sử dụng từ

9
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

không đúng do không hiểu hay hiểu mơ hồ từ Hán Việt, người sử dụng chỉ có cách là nắm
vững một số đặc điểm và khả năng sử dụng của chúng trong những trường hợp khác nhau.
1.3.2.3. Không phân biệt được từ đa nghĩa, từ phái sinh
Tuy nhiều, ít khác nhau nhưng bất cứ ngơn ngữ nào cũng có hiện tượng viết và phát âm

giống nhau giữa các từ nhưng nghĩa của chúng lại hồn tồn khác nhau. Đó là loạt từ đa
nghĩa (cũng tồn tại khái niệm từ đồng âm, từ trùng âm). Hiện tượng này xảy ra khá nhiều
trong tiếng Việt (khơng tính đến nhóm từ địa phương). Dễ dàng nêu ra hàng loạt hiện
tượng này như thuốc (thuốc hút, thuốc trị bệnh), bò (thịt bò, kiến bò), khểnh (nằm khểnh,
răng khểnh), máy (máy tuốt lúa, máy mắt), bạc (tiền bạc, tóc bạc), đậu (chim đậu, đậu
đen)… Tức là viết và phát âm giống nhau nhưng chúng lại khác nhau về từ loại (kéo theo
nghĩa cũng khác nhau), về nghĩa biểu thị… Một thống kê chưa đầy đủ cho biết từ ăn có
mười hai nghĩa, từ mũi có tám nghĩa… Cũng cần lưu ý rằng tuy tồn tại hiện tượng này
nhưng người bản ngữ hiếm khi sử dụng sai. Vấn đề đáng nói ở chỗ gần gũi với hiện tượng
này là hiện tượng nghĩa phái sinh của một từ.
Có lẽ bất cứ người Việt nào cũng hiểu từ thơi thứ hai trong ví dụ 1 và từ đi trong ví dụ 2
mang nghĩa biểu đạt khác hồn tồn nghĩa vốn có của chúng. Tương tự, Nguyễn Du viết
Khn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang thì từ trăng trong câu thơ này cũng khác hoàn toàn
từ trăng trong câu Vầng trăng ai sẻ làm đơi. Nói khác, những trường hợp này tác giả đã
tạm thời cung cấp “nghĩa nghệ thuật” cho chúng nên chúng chỉ được hiểu theo nghĩa mới
này trong trường hợp cụ thể của văn cảnh đó mà thơi. Khi tách chúng ra khỏi văn cảnh cụ
thể thì chúng khơng cịn mang giá trị nghệ thuật như đã biểu thị. Đây là hiện tượng từ tạm
thời mang nghĩa phái sinh trong những trường hợp nhất định, cụ thể nào đó.
Ngồi những hiện tượng đó ra, tiếng Việt cịn có trường hợp nhiều từ có chung một nghĩa
khái quát nào đó nhưng chúng lại khác nhau về ý nghĩa biểu thị. Chẳng hạn các từ cho,
biếu, tặng cùng có nghĩa khái quát là gửi hoặc đưa người khác một vật nhưng khơng nhận
lại bất kì cái gì theo kiểu trao đổi. Tuy nhiên cần biết rằng mỗi một từ như vậy có nét khu
biệt về sắc thái, tính chất, ý nghĩa biểu thị về trạng thái, mức độ, điều kiện, tính biểu cảm...
khá tinh tế nên khơng thể tùy tiện sử dụng sao cũng được. Thực tế cho thấy không hiếm
người sử dụng lẫn lộn các từ những, các, mấy trong nhiều tình huống khác nhau. Có điều
này vì loạt từ những, các, mấy cùng có nghĩa chung là chỉ số nhiều hay số lượng không
cần độ chính xác nhưng người sử dụng lại khơng nắm được ý nghĩa tình thái khác nhau
khá tinh tế của chúng. Thậm chí khơng ít người đã sử dụng cả từ những và từ các trong
10
Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|11809813

cùng một thơng báo khi nói, phát biểu kiểu như những các vấn đề trình bày sau đây… Thật
ra các từ những, các, mấy tuy giống nhau về nghĩa khái quát nhưng mỗi từ lại mang ý
nghĩa biểu thị rất khác nhau. Thử xem một vài ví dụ:
Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tơi cịn nhớ mãi
(Hồng Trung Thơng)
Chỉ có thể viết (nói) như thế mà khơng thể thay thế từ các trong trường hợp này bằng từ
những như trong trường hợp sau đây và ngược lại:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng xanh ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa
(Nguyễn Đình Thi)
Và cũng khơng q khó để nhận ra khơng thể tùy tiện sử dụng từ những hay từ các thay
thế cho từ mấy trong trường hợp:
Mấy hôm nay như đứa nhớ nhà
Ta ngẩn ngơ hồi rạo rực vào ra
(Tố Hữu).
1.4. Dấu câu
Bất kì ngôn ngữ nào khi viết cũng phải dùng dấu câu, khi nói phải ngừng nghỉ đúng chỗ.
Khơng thực hiện điều này, người nghe, người đọc sẽ khó lĩnh hội trọn vẹn, chính xác nội
dung văn bản. Mặt khác, văn bản viết thường gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn lại chứa nhiều ý.
Mỗi ý cũng có nhiều ý nhỏ, ý chi tiết. Nếu khơng sử dụng dấu câu thì nội dung văn bản
khơng mạch lạc, trong sáng, thậm chí người đọc khơng hiểu được nội dung. Do đó, dấu
câu là một cơng cụ ngữ pháp, một dấu hiệu hình thức trong văn bản viết để diễn đạt chính

xác, rõ ràng nội dung thơng báo.
Có thể các ngơn ngữ khác có ít dấu câu nhưng phổ biến trong ngôn ngữ tiếng Việt là các
dấu chấm, phẩy, cảm, hỏi, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm phẩy, chấm lửng, gạch
ngang. Trong số đó, các dấu bắt buộc đặt ở cuối câu để phân ranh giới câu gồm dấu chấm,
dấu hỏi, dấu cảm, chấm lửng. Các dấu còn lại đặt ở giữa câu để phân ranh giới thành phần
câu hoặc để đánh dấu thành phần (từ, cụm từ, câu, đoạn văn) đặc biệt nào đó (dấu ngoặc
đơn, ngoặc kép).
11
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

1.4.1. Cách dùng dấu câu
Thực tế cho thấy không phải ai cũng sử dụng thành thạo dấu câu trong văn bản viết.
Không hiếm trường hợp viết một đoạn văn dài mấy mươi dịng mà khơng hề có dấu chấm
câu nào. Lại cũng rất nhiều trường hợp lúng túng sử dụng dấu câu nên lạm dụng tràn lan
dấu chấm phẩy trong cả một văn bản hoặc một đoạn văn dài. Sử dụng dấu câu trong văn
bản viết là yêu cầu cần thiết có tính bắt buộc. Nhưng khơng sử dụng là không thể chấp
nhận hoặc sử dụng không đúng sẽ gây ra sự khó chịu cho người đọc. Sau đây sẽ trình bày
ngắn gọn có tính liệt kê để người đọc dễ nhớ cách sử dụng dấu câu.
1.4.2. Các loại dấu câu
1.4.2.1. Dấu chấm
- Dấu chấm là dấu thông dụng và bắt buộc trong bất kì ngơn ngữ nào để chấm dứt một ý.
Chức năng chính của dấu chấm là kết thúc câu tường thuật
Vàng hay bạc tự nó chưa có nghĩa lí gì. Cần phải có đơi tay vàng của người thợ
nữa.
- Đặt ở cuối câu cầu khiến mà nghĩa đã giảm nhẹ. Tức là yêu cầu và mức độ cầu khiến
không trở thành bắt buộc hoặc không gây ra sự sự chú ý đặc biệt nào.
Anh tắt hộ tôi cái đèn.

- Đặt ở cuối câu nghi vấn hàm ý bác bỏ, phủ nhận. Nội dung câu không phải hỏi để cần
được trả lời mà là sự phủ định một vấn đề nào đó.
Việc ấy có gì mà phức tạp.
- Với câu chứa nội dung là một điều hiển nhiên, dễ hiểu, dễ thừa nhận đối với mọi người...
có thể đặt dấu chấm thay cho dấu hỏi.
Ớt nào là ớt chẳng cay.
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
1.4.2.2. Dấu hỏi
- Bắt buộc dùng ở cuối câu có nội dung dùng để hỏi cần được trả lời (thường xảy ra khi
xuất hiện tình huống đối thoại).
- Cũng cần thiết sử dụng trong loại câu nghi vấn tu từ là loại câu hỏi mà ngày sau đó
khơng có hoặc khơng cần câu trả lời.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn,
12
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
(Thế Lữ)
- Dấu hỏi trong ngoặc (?) đặt ở cạnh một từ hoặc cuối câu nhằm thể hiện sự hồi nghi,
khơng tin tưởng của tác giả về chính nội dung mà từ hay câu biểu thị. Cách dùng này
thường gặp trong văn bản nghệ thuật và báo chí nhưng khơng sử dụng trong văn bản khoa
học và hành chính.
Em nói em rất u tơi à (?)

Liệu cậu có hiểu (?) ý nghĩa sâu xa trongcâu thơ này.
1.4.2.3. Dấu cảm
- Dùng để kết thúc các câu cảm thán, câu mệnh lệnh, lời hơ gọi…
Hỡi đồng bào tồn quốc!
Chúng ta muốn hồ bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
- Dùng trong câu có nội dung cần nhấn mạnh nhằm khẳng định hay phủ định điều nào đó.
Tơi khơng làm chuyện ấy!
- Dấu cảm trong ngoặc (!) đặt cạnh một từ hay cuối câu nhằm thể hiện sự phê phán, mỉa
mai của tác giả về chính nội dung mà từ hay câu biểu thị. Cách dùng này thường gặp trong
văn bản nghệ thuật và báo chí nhưng khơng sử dụng trong văn bản khoa học và hành chính.
Ơng ta hứa hẹn thế à (!)
Nói thế thì cậu có thể dạy(!) học sinh được đấy.
1.4.2.4. Dấu chấm lửng
- Đặt ở giữa hoặc cuối câu để thể hiện điều chưa nói hoặc khơng cần thiết phải nói hay viết
đầy đủ.
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng...
(Tố Hữu)

13
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813


- Khi trích dẫn một đoạn văn dài, trường hợp có những câu trong đoạn khơng cần phải
trích đầy đủ cũng sử dụng dấu chấm lửng thể hiện sự lược bỏ. Trong văn bản viết, dấu
chấm lửng còn được sử dụng để thay thế những từ hay kết cấu có nội dung tế nhị, nhạy
cảm hay dung tục.
1.4.2.5. Dấu phẩy
- Bắt buộc sử dụng để phân cách thành phần phụ (trạng ngữ, phần cần thiết nhấn mạnh) có
kết cấu phức hợp với nòng cốt câu.
Chỉ với câu thơ dầu tiên, Lý Bạch đã thể hiện được sự quan tâm và tình cảm đặc
biệt dành cho Mạnh Hạo Nhiên.
- Cần thiết sử dụng để phân cách các thành phần đồng đẳng:
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng...
- Hoặc các ý nhỏ khác nhau:
Người ta nói: “Lời nói là cơn mưa: mưa lần đầu là điều may mắn lớn, mưa
lần thứ hai cũng tốt, mưa đến lần thứ ba còn chịu được, mưa tới lần thứ tư là một
tai hoạ”.
(Raxun Gamjatop)
1.4.2.6. Dấu hai chấm
Thường sử dụng trong các trường hợp liệt kê, chứng minh, trích dẫn.
Ví dụ 1 (liệt kê):
Câu (4) mặc dù đúng ngữ pháp và các từ đều có nghĩa xác định nhưng lại gây ra hai
cách hiểu: mỗi giải được 500.000đ hay cả hai giải được 500.000đ (tức mỗi giải 250.000đ).
Ví dụ 2 (trích dẫn):
Đương thời vị “thi thánh” Đỗ Phủ vẫn ca ngợi tài thơ của Lý Bạch hết lời: “Bạch
dã, thi vô địch” (Lý Bạch là vô địch về thơ).
Cần lưu ý sau dấu hai chấm cần viết hoa chữ đầu tiên khi sang hàng nhưng không viết hoa
khi phần liệt kê, chứng minh, trích dẫn là một cụm từ.
1.4.2.7. Dấu chấm phẩy
Có thực tế nhiều người khơng quen hoặc khơng thích sử dụng dấu chấm phẩy trong mọi
văn bản viết. Ngược lại cũng khơng ít trường hợp viết một đoạn văn dài nhưng lúng túng

trong việc sử dụng dấu câu nên dùng dấu chấm phẩy một cách tùy tiện. So với dấu chấm

14
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

và dấu phẩy, dấu chấm phẩy thường ít được sử dụng. Nhưng dấu câu này rất cần thiết để
phân cách các kết cấu đồng đẳng trong câu mở rộng. Xem các ví dụ sau.
Ơng bà, cha mẹ, vợ con, cháu chắt; nhà cửa, xe cộ, tiền bạc... anh ta đều có đủ.
Câu chữ dễ hiểu, dễ thuộc mà ý tưởng sâu xa; hình ảnh thân quen, gần gũi mà cảm xúc
độc đáo.
1.4.2.8. Dấu ngoặc đơn
-Sử dụng trong trường hợp cần chú thích, giải thích ngay một từ, một ý đứng trước hoặc bị
chú thêm quan điểm của tác giả về một vấn đề có liên quan đến nội dung đang đề cập.
Tiếc rằng cịn có chỗ khiếm khuyết như từ cuối trang 12 đến đầu trang 13 chỉ có 4
câu (hơn 60 tiếng) mà phải lặp lại bốn lần từ “ghi nhận”.
- Chú thêm tên tác giả, tác phẩm, không gian, thời gian có liên quan đến phần đứng trước.
Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ có ba bài thơ nơm vịnh mùa thu (Thu vịnh,
Thu điếu, Thu ẩm) thuộc loại hay nhất trong thơ Việt Nam trung đại.
1.4.2.9. Dấu ngoặc kép
- Trích dẫn, thuật lại nguyên văn một từ, một ý kiến khác.
Sinh thời Bác từng căn dặn: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Đó là một chân
lí.
- Sử dụng như một cơng cụ hình thức làm thay đổi nghĩa gốc của từ nhằm thể hiện sự mỉa
mai, châm biếm.
Vậy mà lúc nào cô ta cũng khoe khoang có “phẩm hạnh” cao đẹp.
1.4.2.10. Dấu gạch ngang
- Sử dụng ở đầu các câu, các phần liệt kê khác nhau.

- Sử dụng giữa câu thay cho các dấu phẩy, dấu ngoặc đơn với chức năng chú thích.
Hồi ấy - những năm 70 - đời sống cịn rất khó khăn.
-Sử dụng giữa các từ có chức năng liên kết, phối hợp.
Liên Bộ Tài Chính-Giáo dục.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Khoa Toán-Tin.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua chương 1 cho ta hiểu được các câu và dấu câu giúp cho các bạn sinh viên học
qua môn Tiếng việt thực hành biết được cách vận dụng ngơn ngữ một cách chính xác. Tầm
quan trọng trong việc sử dụng Tiếng Việt đúng cách mang lại cho chúng ta thói quen tốt
15
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

hơn trong cách viết văn bản, hồ sơ, hay đôi khi chỉ là một đoạn văn ngắn mang tâm trạng
vui hay buồn. Tìm hiểu kĩ về cách sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh, cách
ngắt câu bằng dấu như thế nào cho đúng. Đây là một trong nhiều điều cơ bản mà các học
sinh, sinh viên cần rèn luyện để có thể cải thiện được kĩ năng viết trong học tập cũng như
trong công việc tương lai.

16
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

CHƯƠNG 2. CÂU VÀ ĐOẠN VĂN
2. Câu và bài tập vận dụng

2.1. Câu xét theo cấu trúc
2.1.1. Định nghĩa
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất trọn vẹn về nghĩa và hồn chỉnh về thơng báo đảm bảo
thực hiện chức năng giao tiếp.
- Xét về dung lượng, câu có thể dài hoặc ngắn, nhiều từ hoặc chỉ có một từ
Ngơn ngữ cịn vậy huống hồ là ngơn ngữ văn học.
Mã thẩm mĩ sẽ giúp chúng ta hiểu thêm ngôn ngữ văn học, hiểu thêm sự liên
hệ máu thịt giữa những cái gì con người nhất, cuộc sống nhất với một tác phẩm.
(Hồng Trinh)
- Xét về mặt cấu tạo, câu có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ thành phần ngữ pháp. Tức là
câu có thể gồm thành phần phụ và thành phần chính với đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Nhưng
cũng không hiếm những câu đặc biệt không xác định được chủ ngữ, vị ngữ và những câu
tĩnh lược, rút gọn chỉ có một thành phần cú pháp nào đó.
- Thông thường mỗi câu diễn đạt một ý (một thông báo) trọn vẹn. Nói khác, câu là hình
thức thể hiện một ý hồn chỉnh. Tuỳ vào mục đích giao tiếp và cấu tạo, câu có hai loại.
2.1.2. Câu xét theo mục đích giao tiếp
2.1.2.1. Câu tường thuật
Câu tường thuật thể hiện sự miêu tả, nhận xét hoặc nêu lên một cách khách quan về một sự
kiện, tình huống có giá trị nhận thức nhất định nào đó của người phát ngôn.
Nếu anh bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ nã vào anh một quả đại
bác.
(Raxun Gamjatop)
Thông thường, một câu tường thuật gồm một kết cấu các thực từ và hư từ theo một trật tự
hợp lí. Câu tường thuật cũng khơng hoặc ít khi thể hiện sắc thái tình cảm rõ rệt. Hầu hết hệ
thống từ sử dụng trong câu đều đơn nghĩa, trung tính để đạt đến sự khách quan.

17
Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|11809813

2.1.2.2. Câu nghi vấn
Câu nghi vấn có nội dung thể hiện những suy nghĩ, thắc mắc, những điều chưa biết hoặc
sự hồi nghi của người phát ngơn cần được chính người phát ngôn hoặc đối tượng tiếp
nhận phải trả lời, giải thích.
Truớc khi tơi sinh, có tơi khơng? Khơng. Sau khi tơi chết đi, cịn tơi khơng? Khơng.
Tơi làm gì trên trái đất này? Tơi làm người.
(Raxun Gamjatop)
Về hình thức thể hiện, câu nghi vấn chứa loạt từ biểu thị nội dung nghi vấn. Hệ thống từ
nghi vấn có vị trí khơng cố định. Chúng có thể đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu nghi vấn.


Hỏi về người, sự vật, loài vật thường sử dụng một trong các từ ai, cái gì, con gì.



Thể hiện nghi vấn về nội dung, tính chất có các từ gì, nào, thế nào.



Hỏi về cách thức, nguyên nhân, điều kiện có loạt từ sao, tại sao, vì sao.



Hỏi về số lượng nhiều hay ít, danh từ đếm đuợc hoặc không đếm được thường sử dụng
một trong các từ bao nhiêu, mấy.




Đề cập đến thời điểm, thời hạn có các từ bao giờ, bao lâu.



Hỏi về vị trí, phương hướng thường sử dụng các từ đâu, ở đâu.



Câu

nghi

vấn

cũng

thường

sử

dụng

các

phụ

từ

đi


thành

cặp:

có/phải...chăng/chưa/khơng
Có thể dùng lời nói để làm bài hát hay hơn chăng? Có thể lấy ấm nước để
làm dịng suối trên núi chảy xiết thêm chăng? Có thể đắp thêm nắm tuyết làm ngọn
núi cao trở nên hùng vĩ lên chăng? Thơ ca, nếu khơng có người, tơi đã mồ côi.
(Raxun Gamjatop)


Khi thể hiện sự lựa chọn nào đó đối với chủ thể, hành động, tính chất…, câu nghi vấn
cũng sữ dụng kết từ hay.
Ơi có phải sóng bồi thêm bãi trước
Hay biển đau xưa rút nước xa rồi?
(Tố Hữu)

Ngồi các hình thức thể hiện rất thơng dụng đã liệt kê trên đây, cũng khơng ít trường hợp
sử dụng loại nghi vấn tu từ là loại câu nghi vấn khơng cần phải trả lời, giải thích.
Sao em khóc? Vì đâu hờn tủi?
Em buồn, có phải lỗi anh khơng?
(Vũ Hoàng Chương)

18
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Trong giao tiếp bình thường (khơng thể hiện bằng văn bản viết), những người tham gia đối

thoại còn sử dụng loại câu nghi vấn ngữ điệu là loại câu hỏi không sử dụng hệ thống từ để
hỏi như đã liệt kê trên. Câu nghi vấn ngữ điệu cũng còn được thể hiện cả trong các tác
phẩm truyện khi xuất hiện tình huống đối thoại giữa các nhân vật với nhau.
2.1.2.3. Câu cảm thán
Câu cảm thán là một biến thể của câu tường thuật thể hiện rõ rệt mức độ tình cảm, thái độ
đánh giá hay các trạng thái tinh thần khác thường như sợ hãi, hoảng hốt, ngạc nhiên...
Về hình thức thể hiện, câu cảm thán thường gồm hệ thống hư từ lạ, thật, quá, ghê, thế,
thay, dường nào, biết mấy, cực kì...đứng sau động, tính từ để thể hiện cảm xúc.
Bác ơi, tim Bác mênh mơng thế!
Ơm cả non sông, mọi kiếp người.
(Tố Hữu)
Cũng cần lưu ý khi một trong các từ đó đứng trước động, tính từ thì trở thành câu tường
thuật thể hiện sự đánh giá chủ quan của người phát ngôn.
2.1.2.4. Câu mệnh lệnh
Cũng tồn tại cách gọi khác là câu cầu khiến. Câu mệnh lệnh thể hiện nội dung bắt buộc, ra
lệnh, yêu cầu, nhờ cậy... của người phát ngôn với đối tượng tiếp nhận trực tiếp.
Trong câu mệnh lệnh, các hư từ có nội dung mệnh lệnh, cầu khiến có thể đứng trước động,
tính từ như loạt từ hãy, đừng, chớ, không được... và đứng sau động, tính từ thường gồm
các hư từ đi, thôi, nào, đi nào, thôi nào...
Cần phân biệt loạt từ trên với một số thực từ hoặc hư từ (tùy ngữ cảnh, tình huống sử dụng)
như mời, xin, phải, cần, nên, cấm, yêu cầu... Đây là loạt từ thể hiện nội dung cấm đoán,
mong đợi, mời mọc.. của câu tường thuật chứ không phải là câu mệnh lệnh. Mặt khác, khi
các hư từ mệnh lệnh hướng đến ngôi thứ ba thì đó là câu mệnh lệnh lâm thời, tình huống
chứ khơng phải là câu mệnh lệnh đích thực.

19
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813


2.1.3. Bài tập phân tích ngữ pháp vận dụng (4 câu)


Cây đàn này rất hay nhờ ở hộp đàn cộng hưởng quá tốt và bộ dây rất vang.
C(C-V) – V1(C-V) / V2(C-V)



Một là may mắn, hai là lừa đảo mới khiến nó thành cơng một cách nhanh chóng.
C(C-V)1/(C-V)2 – V(C-V)



Hắn nói khơng ai được đến đó mà tơi nghe là khơng có ai ở đó.
C-V(C-V) / C-V(C-V)



Dù chẳng ai muốn sự cố này sẽ xảy ra nhưng nó vẫn cứ đến là điều tất nhiên.
k1[C-V(C-V)] k2[C-V(C-V)]

2.2. Liên kết câu
Thông thường khi trình bày một vấn đề nào đó, người nói hoặc người viết đều phải sử
dụng nhiều câu. Khi đó, giữa tất cả các câu phải có sự liên kết. Khơng có mối liên kết này,
quan hệ các câu sẽ trở nên rời rạc, đầu Ngơ mình Sở khiến người đọc, người nghe không
hiểu được nội dung thông báo. Hơn nữa, sự liên kết này không phải thực hiện ngẫu hứng,
tùy tiện mà phải tuân theo những phương thức liên kết nhất định.
2.2.1. Liên kết hình thức
Cịn gọi là liên kết ngữ pháp chỉ sự liên kết nhờ các phương tiện ngơn ngữ biểu hiện một

cách hình thức như từ, cụm từ... theo những cách thức nhất định.
2.2.1.1. Phép lặp
a) Lặp từ
Lặp từ được thể hiện ở câu kế tiếp có hiện tượng lặp lại một từ trung tâm của câu đứng
trước. Khi từ lặp là từ chính của chủ ngữ hay vị ngữ thì mối lên kết chặt chẽ hơn.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nịi giống ta suy nhược.
(Tun ngơn độc lập)
Buồn trơng con nhện chăng tơ

20
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
(Ca dao)
b) Lặp cấu trúc
Lặp từ được thể hiệnLặp cầu trúc được biểu hiện ở câu thứ hai lặp lại mơ hình tổ chức câu
của câu trước tạo ra sự cân đối, hài hồ.
Đừng cầm đến hịn đá mà anh khơng nâng nổi. Đừng bơi đến chỗ mà từ đó
anh khơng thể bơi trở về...
(Gaxun Gamjatop)
Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời nên nấn ná nhân duyên. Mình long
đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàng tính mạng.
(Phạm Thái)
2.2.1.2. Phép thế
a)


Thế đại từ

Không hiếm trường hợp viết một đoạn văn ngắn đã mắc lỗi lặp lại rất không cần thiết. Để
hạn chế điều này, nếu không bắt buộc nên sử dụng các loại đại từ nhân xưng, chỉ thị, nghi
vấn để thay thế cho một từ, một cụm từ ở câu trước.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ viết về làng quê Việt Nam hay nhất thời trung đại. Ơng
có ba bài thơ Thu khơng những nổi tiếng đương thời mà đến nay vẫn còn là mẫu mực.
b) Thế từ đồng nghĩa, gần nghĩa
Đây là cách biểu đạt khác nhau về một trong các phương diện: tính chất, mức độ, sắc thái
ý nghĩa... của một từ trong các câu.
Ai qua Phú Thọ
Ai xi Trung Hà
Ai về Hưng Hố
Ai xuống khu Ba
Ai vào khu Bốn
(Tố Hữu)
2.2.1.3. Phép nối
a) Nối bằng quan hệ từ để thể hiện quan hệ nối tiếp thường gồm các từ và, rồi, bỗng, chứ...;
biểu thị quan hệ đối lập có các từ nhưng, cịn... Từ nối thường đứng đầu câu thứ hai.
Chúng ta muốn hồ bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
21
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
Xe lửa chạy được một ga. Bỗng một bà hỏi người lính.

(Nam Cao)
b) Nối bằng các kết cấu chuyển tiếp thường sử dụng các cụm từ Cho nên, tóm lại, kết quả
là, thứ nhất, thứ hai, suy cho cùng, do đó...
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích
thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh
đổ chế độ quân chủ mấy mưới thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. Bởi thế cho nên,
chúng tơi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam,
tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã
ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
(Tuyên ngôn độc lập)
2.2.2. Liên kết nội dung
Loại liên kết này còn gọi là liên kết logic-ngữ nghĩa vì sự liên kết này khơng biểu hiện một
cách hình thức mà thể hiện mối quan hệ qua lại, ràng buộc nhau về ý nghĩa giữa hai câu.
2.2.2.1. Quan hệ liên tưởng
a) Liên tưởng tổng thể- bộ phận hoặc ngược lại thể hiện ở chỗ câu sau có một từ hoặc cụm
từ chứa nghĩa bộ phận (hay chỉnh thể) của từ hoặc cụm từ biểu thị ở câu trước.
Đồng hồ trên tủ thong thả đánh mười một tiếng. Dây cót xổ ra xoè xoè...
Anh thử ọ oẹ. Ngực càng rạo rực, cổ càng nóng lên.
Cả toa chật ních. Kẻ đứng, người ngồi; kẻ lom khom, người kiểng chân.
b) Liên tưởng đồng loại thể hiện câu sau có một từ, một kết cấu có cùng đặc điểm về các
phương diện chất liệu, tính chất, thuộc tính, chủng loại... với một từ, một kết cấu ở câu
trước.
Các cô con gái lẻ tẻ về trước. Các ông đàn ông và mấy bà đàn bà lục tục về
sau.
Chị lật đật bồng con bé ra cổng đuổi chó. Anh cũng ngồi nhỏm dậy và ngó
ra sân.
Thằng Dần khóc nhếch khóc nhác. Giả điếc, chị cứ lủi thủi cắp nón ra đi.

22
Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|11809813

2.2.2.2. Quan hệ thuyết minh
Câu đầu nêu một mệnh đề, một sự kiện có ý nghĩa khái quát. Câu tiếp theo cụ thể hố, chi
tiết hố ý nghĩa đó bằng cách khai triển, chứng minh, phân tích... theo phương pháp diễn
địch.
Đáng lẽ biếu khơng thì phải... Cho một đồng cũng q lắm rồi.
Nếu mày khơng tin thì thơi. Đây tao khơng ép.
Đây cịn trói. Có giỏi cứ đi kiện.
2.2.2.3. Quan hệ phát triển
Câu đầu nêu một chi tiết, hành động, tính chất hay sự kiện nào đó. Câu tiếp theo thể hiện
nhận xét, đánh giá, kết luận hay khái quát hoá vấn đề nêu ra ở câu trước theo phương pháp
quy nạp. Quan hệ ý nghĩa giữa hai câu có thể nhận ra do tính chất suy luận, tương phản,
tương đồng...
Nó nghe mà giật cả mình. Thì ra con mẹ ăn cắp.
Nó là một con ma đói, một con quỷ gian. Người ta sợ là phải.
Thì nó phải liều. Liều chết để mà sống.
Anh sờ lên trán thấy vẫn mát như thường. Khơng hề gì!
2.2.2.4. Phép đối
Giữa hai câu có chứa các từ đối lập nhau về nghĩa. Thực chất đây là hiện tượng trái nghĩa
của từ trong cùng hệ thống
Người yếu vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
Hay hỏi chưa chắc là kẻ ngu đần. Ít nói khơng hẳn là người thơng minh.
2.3. Đoạn văn
Khái niệm :
Trong bất kì lĩnh vực khoa học, hành chính hay nghệ thuật…, văn bản của chúng bao giờ
cũng gồm nhiều đoạn văn. Đoạn văn là cấp độ trên câu và là cơ sở cấu thành văn bản. Về
mặt dung lượng, đoạn văn có thể chỉ một câu nhưng thơng thường gồm một tập hợp câu

liên kết chặt chẽ với nhau để diễn đạt trọn vẹn một ý lớn. Trong văn bản, đoạn văn được
thể hiện từ khoảng thụt đầu dòng đến một dấu chấm xuống hàng.
Cấu trúc của đoạn văn :

23
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Thông thường đoạn văn chứa một tập hợp câu nên xét về vị trí của câu trong đoạn văn có
thể chia ra câu mở đoạn, câu thân đoạn, câu kết đoạn với những chức năng khác nhau.
Câu mở đoạn có thể chỉ một hoặc hai, ba câu có chức năng giới thuyết, mở đầu đoạn văn
hoặc tiếp nối đoạn trước để triển khai đoạn tiếp theo. Vì có chức năng như vậy nên thơng
thường câu mở đoạn có vị trí ở đầu đoạn văn. Điều này thể hiện rất rõ trong hệ thống bài
văn của người học các cấp học khác nhau. Sau câu mở đoạn có thể sang hoặc không sang
hàng tùy theo cấu trúc văn bản và rất có thể cũng phụ thuộc vào thói quen, phong cách
riêng của người viết. Trong ví dụ 1 đã dẫn trên, câu Trong truyện Kiều… hành hạ Kiều
chính là câu mở đầu đoạn văn. Trong ví dụ 2, câu đầu tiên cũng là câu mở đoạn và có sang
hàng. Do đó, câu mở đoạn này cũng trở thành một đoạn văn riêng.
Câu thân đoạn cũng có thể chỉ một câu nhưng thơng thường là một tập hợp câu có chức
năng bàn luận, mở rộng, phân tích hay chứng minh… vấn đề đặt ra ở câu mở đoạn. Tùy
theo nội dung của vấn đề rộng hay hẹp, nhiều hay ít ý mà đoạn văn thể hiện thành ít hay
nhiều câu. Thơng thường vấn đề đặt ra rộng hay hẹp biểu hiện rõ qua câu mở đoạn. Theo
đó, các câu thân đoạn lần lượt giải quyết từng ý có liên quan nhau.
Câu kết đoạn gồm một hoặc vài câu có chức năng kết luận, khái quát hay nhận xét vấn đề
đã giải quyết ở các câu thân đoạn và có vị trí ở cuối đoạn. Ví chức năng này nên câu kết
đoạn thường thể hiện bằng hình thức dùng các cụm từ cho nên, do đó, tóm lại, vì vậy, cuối
cùng là, suy cho cùng… ở đầu câu. Tất nhiên không phải đoạn văn nào cũng sử dụng hình
thức đó vì cịn phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu và nội dung thông báo của văn bản.

Cũng cần lưu ý trong thực tế khơng phải bất kì đoạn văn nào cũng có đầy đủ các câu như
trên. Rất nhiều trường hợp khơng có hoặc có nhưng khơng đầy đủ các thành phần câu, nhất
là trong văn bản nghệ thuật.
Dễ nhận ra đoạn thứ nhất cũng đồng thời là câu mở đoạn. Tiếp đó khơng hề có các câu
thân đoạn mà câu đầu tiên của đoạn thứ hai là câu kết đoạn. Ngay liền đó là một câu mở
đoạn cho một ý tương tự và các câu sau là câu thân đoạn. Ba đoạn sau được tổ chức như ba
câu kết đoạn cũng đồng thời là các câu mở đoạn cho ý khác nhưng khơng có các câu thân
đoạn và kết đoạn của chúng. Có thể nói đây là phong cách nghệ thuật riêng làm nên tác
phẩm Đaghetxtan của tôi nổi tiếng rất hiếm người có được.
Tóm lại trong một văn bản thuộc bất kì phong cách nào, có thể tổ chức những đoạn văn
khơng có câu mở đoạn, các câu thân đoạn, câu kết đoạn hoặc chỉ có các câu thân đoạn mà
khơng có các câu mở đoạn và kết đoạn. Vì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

24
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

như phong cách nghệ thuật, thói quen tổ chức văn bản của tác giả, tính chất của văn bản, ý
đồ nghệ thuật (nhấn mạnh, lưu ý...) hoặc chủ định đặc biệt nào đó của tác giả.
Cách tổ chức những đoạn văn như vậy hồn tồn chấp nhận được, thậm chí cần thiết phải
có sự tồn tại của nhiều đoạn văn khơng đầy đủ thành phần. Vì thực ra chức năng giao tiếp
của văn bản và đoạn văn hồn tồn khơng giống nhau. Trong văn bản hoàn chỉnh, đoạn
văn chỉ là một phần thể hiện một ý nào đó có liên quan đến các đoạn khác của ý khác. Do
đó khơng phải bao giờ tổ chức một ý (trên văn bản là đoạn văn) cũng buộc có đầy đủ các
thành phần. Mặt khác, đối tượng tiếp nhận văn bản bao giờ cũng tiếp nhận một thơng báo
hồn chỉnh, trọn vẹn thơng qua mối quan hệ ràng buộc, qua lại lẫn nhau của các ý chứ
không phải tiếp nhận các ý rời rạc, lắp ghép. Thí dụ đã phân tích trên là một minh chứng
cho điều này.

Kĩ năng viết đoạn văn
Tuy có độ dài ngắn khác nhau nhưng thường trong một văn bản cũng có ít nhất từ hai đoạn
văn trở lên. Chức năng mỗi đoạn văn thể hiện một ý lớn hay nhỏ nhưng khơng vì thế mà
chúng rời rạc nhau. Ngược lại, giữa các đoạn văn có các mối quan hệ ràng buộc như quan
hệ logic, quan hệ nội dung, quan hệ hình thức (thơng qua các phương tiện liên kết giống
như liên kết câu). Để mỗi đoạn văn đạt được sự chính xác, trong sáng, người viết cần lưu ý
một số vấn đề.
a) Kết cấu ngữ pháp
Bậc dưới của đoạn văn là câu nên cần tổ chức tập hợp câu một cách linh hoạt. Tùy vào thể
loại và phong cách văn bản để sử dụng hợp lí loại câu khuyết chủ ngữ, câu có thành phần
phụ. Tất nhiên khơng thể lạm dụng các loại câu này một cách không cần thiết hoặc không
đúng ngữ cảnh. Cần chú ý sử dụng loại câu ngắn đầy đủ thành phần để đoạn văn có sự súc
tích cần thiết. Ngồi ra cũng phải quan tâm đến khả năng vận dụng các phương tiện liên
kết câu để tạo mối quan hệ chặt chẽ, hợp lí giữa các câu.
b) Tổ chức logic
Nếu khơng thực sự cần thiết phải chuyển đổi vị trí, người viết nên đặt câu chủ đề đứng đầu
câu. Đối với người viết, điều này tạo ra sự thuận lợi, dễ dàng triển khai các câu thân đoạn.
Còn đối với người đọc, việc tiếp nhận nội dung văn bản cũng nhờ đó trở nên nhanh chóng.
Lưu ý rằng trước câu chủ đề có thể có câu mở đoạn hoặc câu chủ đề cũng đồng thời là câu
mở đoạn.

25
Downloaded by Con Ca ()


×