lOMoARcPSD|9242611
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
--------------o0o--------------
TIỂU LUẬN
MƠN : CHÍNH TRỊ HỌC
CHỦ ĐỀ: Phẩm chất, vai trị của thủ lĩnh chính trị.
Liên hệ với thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân việt
nam.
Liên hệ với vai trò của người đứng đầu ở việt nam hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân Phong
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Huân
Mã sinh viên: 2155220020
Lớp: XDĐ&CQNN-CTTC K41
Hà nội - 2021
lOMoARcPSD|9242611
MỤC MỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................4
II. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................8
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thủ lĩnh chính trị................................................8
1.1. Khái niệm thủ lĩnh chính trị .............................................................................8
Chương 2: Phẩm chất và vai trị của thủ lĩnh chính trị ...........................................12
2.1 Những phâm chất của thủ lĩnh chính trị ...........................................................12
2.2 Vai trị của thủ lĩnh chính trị ............................................................................14
2.3. Một số giải pháp phịng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn kịp thời những ảnh
hưởng tiêu cực ....................................................................................................... 18
Chương 3: Liên hệ với thủ lĩnh chính trị giai cấp cơng nhân và người đúng đầu
Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 21
3.1 Quan niệm mác xít về người lãnh đạo của giai cấp công nhân ....................... 21
3.2 Phâm chất lãnh đạo của người lãnh đạo giai cấp công nhân ........................... 22
3.3 Phương hướng đào tạo bồi dưỡng cán bộ thhur lĩnh chính trị của giai cấp cơng
nhân Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 23
3.4 Vai trò của người đứng đầu Việt Nam hiện nay .............................................. 27
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 28
lOMoARcPSD|9242611
LỜI CẢM ƠN
Để đề tài được hoàn thành ngoài nỗ lực bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ts Nguyễn Xuân Phong đã giúp đỡ em trong q trình học tập mơn học
CHÍNH TRỊ HỌC cũng như trong quá trình thực hiện tiểu luận.
Do tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo kết thúc
học phần đánh giá kết quả học tập cho sinh viên nhà trường và khoa Chính Trị Học
đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia làm bài tiểu luận thay cho kì thi chung như
bình thường, dù có nhiều thay đổi song em vẫn cố gắng nắm bắt và tiếp thu kiến
thức hết sức mình. Tuy nhiên thời gian làm bài cịn nhiều hạn chế, em khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy (cơ) để
tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Huân
lOMoARcPSD|9242611
CHỦ ĐỀ: Phẩm chất, vai trị của thủ lĩnh chính trị.
Liên hệ với thủ lĩnh chính trị của giai cấp cơng nhân Việt
Nam.
Liên hệ với vai trị của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội có giai cấp được tổ chức thành nhà nước, hệ thống tổ chức
quyền lực có vai trị quyết định trong việc thực thi quyền lực chính trị của giai cấp
thống trị. Trrong đó vai trị của thủ lĩnh chính trị - người đứng đầu là đặc biệt quan
trọng, thậm chí quy định cả tính chất nội dung chiều hướng vận động của quyền
lực chính trị
Nhận thức đúng đắn về vai trò, phẩm chất của người thủ lĩnh chính trị có ý
nghĩa to lớn trong việc phát huy vai trị tích cực của họ đối với tiến trình phát triển
của xã hội, đồng thời có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục Đức, Tài cho đội
ngũ các nhà lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân.
Trên thực tế, đội ngũ người đứng đầu các tổ chức chính trị ngày càng được
lựa chọn gắt gao, ngày càng hoàn thiện hơn về cả Đức và Tài, tuy chúng ta vẫn
luôn không ngừng cố gắng tiến tới hoàn thành mục tiêu chung trở thành một nước
phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội, một nước có thu nhập cao nhưng để
thực hiện được những mục tiêu kép đó cần phải đội ngũ lãnh đạo thực sự có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng đưa đất nước tiến tới những mục tiêu đó.
Đứng trước thực tế đó, chúng ta cần phải tìm ra được những con người có bản lĩnh,
năng lực lãnh đạo tốt, những con người chính trị có lí tưởng chính trị vững vàng để
lãnh đạo các tổ chức chính trị phát huy tốt năng lực của mình, dẫn dắt giai cấp
lOMoARcPSD|9242611
công nhân đi theo đúng con đường mà Bác đã lựa chọn, tìm giải pháp cơ bản để
hạn chế sự biến đổi tiêu cực hướng tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện
đại, chuyên nghiệp, năng động phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
với đội ngũ cơng chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong
sáng, có trình độ năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới là
công việc hết sức cấp thiết.
Với ý nghĩa đó cho nên em đã chọn vấn đề “Phẩm chất, vai trị của thủ
lĩnh chính trị và liên hệ với thủ lĩnh chính trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam,
liên hệ với vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay” làm bài tiểu luận để
kết thúc học phần mơn Chính Trị Học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tuy mới chỉ tìm hiểu được một số ít bài nghiên cứu về thủ lĩnh chính trị
nhưng em cảm thấy đây là một vấn đề khá hay để khai thác kiến thức:
- “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá, quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh quảng bình phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước” của tác giả Hồ Minh làm chủ nhiệm, xuất bản năm 2007.
- Trong tác phẩm “Sửa đối lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cập
đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng đạo đức, rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng
lOMoARcPSD|9242611
viên Đảng Cộng sản Việt Nam để có thể phát huy tốt quyền thủ lĩnh chính trị trong
giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng chỉ ra tầm quan trọng của thủ lĩnh chính trị
trong việc lãnh đạo, thực hiện quyền lực chính trị để đưa đất nước phát triển.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận tập trung làm rõ những nội dung chủ
yếu sau đây:
Trình bày những nội dung chủ yếu về khái niệm, những yêu cầu về
phẩm chất và vai trị của thủ lĩnh chính trị nói chung
Trình bày thực trạng của thủ lĩnh chính trị với gia cấp công nhân ở
Việt Nam và liên hệ trong thực tế với vai trò của người đứng đầu lãnh
đạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác
giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
trong giai đoạn hiện nay
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Phẩm chất, vai trò của cán bộ, đảng viên thuộc Đảng cộng sản Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Trên phạm vi cả nước
Giới hạn về thời gian: Tính đến hết /01/2022
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Tiểu luận được thực hiện dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm
chất và vai trị của thủ lĩnh chính trị.
lOMoARcPSD|9242611
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng
để thực hiện bài tiểu luận là: phương pháp thu thập thơng tin, phương pháp phân
tích tài liệu, phương pháp lịch sử và logic, tổng hợp và phân tích đánh giá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Bài tiểu luận góp phần làm rõ yêu cầu về phẩm chất, giúp nhận thức đúng
đắn về vị trí và vai trò lãnh đạo của người đứng đầu tổ chức chính trị. Đồng thời đề
cao vai trị và tầm quan trọng trong việc lãnh đạo của họ. Trên cơ sở đó, tìm giải
pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực tới bộ máy chính trị.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nhìn nhận và liên hệ thực tế trong chính bộ máy chính trị của Việt Nam
hiện nay để rút ra thực tiễn những bài học kinh nghiệm bổ sung vào con đường đưa
đất nước thành nước phát triển có thu nhập cao được đề ra trong Đại Hội Đảng lần
thứ 13.
7. Kết cấu của tiểu luận
Gồm phần mở đầu, phần nội dung và danh mục.
II. PHẦN NỘI DUNG
lOMoARcPSD|9242611
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ
1.1. Khái niệm thủ lĩnh chính trị
Theo khía cạnh lịch sử vấn đề thì ở phương Tây, nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại
Xênôphôn là người đầu tiên đưa ra quan điểm về thủ lĩnh chính trị. Theo ơng, việc
làm chủ nghệ thuật chính trị là trình độ cao hơn cả mà con người có thể đạt tới; cai
trị nhà nước trong đời sống nhân loại là công việc quan trọng nhất. Thủ lĩnh chính
trị, người ca trị tối cao là người phải biết chỉ huy.
Trong hoàn cảnh lịch sử của xã hội đương thời, Xê nô phôn không chỉ đưa ra
quan niệm về người thủ lĩnh chính trị, ơng cịn nêu ra những phẩm chất cần có của
người thủ lĩnh chính trị. Đó là người: nhận thức được chính trị, giỏi kỹ thuật, giỏi
thuyết ohujc, biết làm rung cảm người nghe trong diễn thuyết…. Quan trọng hơn,
ông cho rằng, thủ lĩnh chính trị phải là người biết đấu tranh cho lợi ích chung.
Cịn phương Đơng, Khổng tử nói “chính tị là chính đạo”. Ở Trung Quốc thời
kỳ cổ đại, quan niệm về thủ lĩnh chính trị thực chất là quan niệm về người làm vua.
Theo quan điểm của phái Nho gia, người làm vua phải có phẩm chất: nhân (thương
yêu con người), tri (trí tuệ), dung (dũng cảm), phải khiêm tốn, phải cơng bằng,
trong đó nhân là gốc. Phái pháp gia địi hỏi nhà vua phải có trí tuệ để ban hành
pháp luật, có nghệ thuật cai trị và phải biết bảo vệ quyền lực- ngôi báu của mình.
Dù quan điểm khác nhau về phẩm chất của người làm vua, nhưng tất cả các trường
phái đều ủng hộ chế độ quân chủ trung ương tập quyền, quyền lực cần phải tập
trung vào nhà vua.
Ở phương Tây thời kỳ cận – hiện đại, do xuất phát từ quan điểm triết học
khác nhau về tác dụng của cá nhân trong lịch sử, đã xuất hiện những quan niệm
khác nhau về vai trò của những vĩ nhân – thủ lĩnh. Theo quan điểm của các nhà
triết học duy tâm, trong mối quan hệ với quần chúng, cá nhân vĩ nhân có vai trò
lOMoARcPSD|9242611
quyết định sự phát triển của lịch sử. Sở dĩ xã hội phải trải qua những giai đpạn “
thăng trầm điên đảo”, những cảnh trái ngược bất công, kẻ giàu sang, người nghèo
đói, những cảnh “chém giết tương tàn” là vì chưa xuất hiện những vĩ nhân hiểu
được ý trời hay chân lý vĩnh cửu. Những vĩ nhân xuất hiện sớm ngày nào thì sẽ xây
dựng được xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái” sớm chừng ấy, và tránh cho nhân loại
những đau thương và những điều xấu xa.
Khẳng định vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa
Mác – lênin rất coi trọng vai trò của lãnh tụ, của những nhà lãnh tụ, thủ lĩnh xuất
sắc trong sự phát triển của xã hội. Những lãnh tụ, những nhân vật xuất sắc không
phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của cả một q trình đấu tranh cách mạng
của đơng đảo quần chúng nhân dân, của cả một quá trình lịch sử tạo nên những
điều kiện nhất định cho việc xuất hiện những nhân vật với khả năng và đức tính có
thể giải quyết những nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra.
Theo bản chất vấn đề, vị trí là những người đứng đầu các tổ chức chính trị,
có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gắn với quyền lực của sự ủy quyền thể hiện
bản ĩnh, năng lực,… và đặc biệt là vì mục tiêu. Quyền đó thuộc về một giai cấp,
một quốc gia, dân tộc nhất định. Vai trò của của họ là gì đối với giai cấp, dân tộc
(những đóng góp của họ cho giai cấp, nhân loại), trở thành vĩ nhân.
Theo chiết tự (từ), “Thủ lĩnh” (tiếng Anh: Leader, có nghĩa là người đứng
đầu, cầm đầu) là thành viên có uy tín nhất của một tổ chức hoặc một nhóm, mà sự
ảnh hưởng cá nhân (của người đó) cho phép người đó đóng vai trị chủ yếu trong
các q trình, các tình huống hoạt động của tổ chức hay của nhóm. Tuỳ theo quy
mơ và tính chất của tổ chức, của nhóm người hay tập đồn người, “thủ lĩnh” được
dùng bao hàm những ý nghĩa khác nhau: thủ lĩnh băng nhóm; thủ lĩnh đảng phái,
lOMoARcPSD|9242611
đoàn thể, phong trào…; thủ lĩnh giai cấp, thủ lĩnh dân tộc… Chính trị liên quan
đến số đơng con người, là hoạt động tập thể của những tập đoàn người. Hoạt động
tập thể đó địi hỏi sự phân chia vai trị, chức năng quản lý có tính nghiệp vụ và sự
phục tùng, do đó cần phải thể chế hố, định hình chính thức các thủ lĩnh chính trị,
xác định vị thế của họ bởi quyền hành mang tính quyền lực nhất định. Cố Tổng
thống Pháp De Gaulle cịn nói: “Con người không thể thiếu thủ lĩnh, cũng như
không thể thiếu thức ăn và nước uống. Những động vật chính trị này cần phải trong
tổ chức, tức là trong trật tự và các thủ lĩnh”.
Hiện nay trong các tài liệu, người ta có sử dụng những khái niệm khác nhau:
thủ lĩnh chính trị, lãnh tụ chính trị… Qua một số khía cạnh cơ bản, ta có thể quan
niệm như sau: Thủ lĩnh chính trị là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là
nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều
kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp, có khả
năng nắm bắt và sử dụng quy luật, có năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng để
giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra.
Thơng thường, thủ lĩnh chính trị là những nhân vật, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu
nhất của tổ chức chính trị. Nhưng trên thực tế tồn tại hai dạng thủ lĩnh chính trị:
thủ lĩnh chính thức và thủ lĩnh phi chính thức.
Thủ lĩnh chính thức là những cá nhân giữ những chức vụ trong cơ cấu tổ chức
chính trị, thực hiện quyền lực dựa trên những quy tắc đã được xác lập và hàm chứa
quan hệ mang tính chất chức năng của cơ cấu tổ chức.
Thủ lĩnh phi chính thức là những cá nhân có ảnh hưởng chi phối người khác dựa
trên uy tín tạo lập bởi những phẩm chất cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tính
cách…) trong quan hệ cá nhân của các thành viên trong tổ chức chính trị. Hai dạng
thủ lĩnh đó có thể bổ sung cho nhau, khi thống nhất sẽ tạo nên người thủ lĩnh thực
lOMoARcPSD|9242611
thụ, vừa có uy tín, vừa có quyền hành. Song cũng có thể hai dạng thủ lĩnh đó tách
rời nhau, thậm chí mâu thuẫn, xung đột với nhau. Khi đó, trong tổ chức chính trị
tồn tại hai “thủ lĩnh”, dẫn đến sự lãnh đạo không tập trung, làm suy giảm hiệu quả
lãnh đạo, dẫn dắt hoạt động chung; thậmchí, dẫn đến sự chia rẽ, mâu thuẫn, xung
đột trong tổ chức chính trị, nguy cơ phá vỡ, làm tan rã tổ chức.
Người ta còn phân biệt thủ lĩnh trên danh nghĩa và thủ lĩnh trên thực tế.
Thủ lĩnh trên danh nghĩa(hay thủ lĩnh hình thức) là thủ lĩnh có chức danh, nhưng
không đủ khả năng điểu hành công việc, điều khiển người khác.
Thủ lĩnh trên thực tế (hay thủ lĩnh thực sự) là thủ lĩnh có thể khơng chức danh,
chức vụ, nhưng là người điều khiển được người khác, chi phối hành động của
người khác nhờ vào uy tín cá nhân (trí tuệ, đạo đức, năng lực, tư cách…). Thời cổ
đại, nhà tư tưởng Hy Lạp Xênơphơn đã nói: Thủ lĩnh (chính trị) “khơng phải là
người mang vương trượng, cũng khơng phải là người được dân chúng chọn ra,
cũng không phải là người được chỉ định bằng bỏ thăm, cũng không phải là người
chiếm đoạt quyền lực bằng bạo lực hay mưu chước. Các thủ lĩnh là người biết chỉ
huy”. Trong tổ chức chính trị, thủ lĩnh trên thực tế có vai trị lãnh đạo thực sự,
nhưng lại khơng được xác lập chức danh, chức vị chính thức, do đó sẽ khó khăn
trong thực hiện sự lãnh đạo tổ chức chính trị. “Danh” có chính thì “ngơn” mới
thuận. Do vậy, tốt nhất là khơng nên để xảy ra tình trạng tổ chức chính trị tồn tại
thủ lĩnh trên danh nghĩa, mà chỉ có thủ lĩnh trên thực tế được xác lập chức danh
chính thức.
Chương 2: PHẨM CHẤT VÀ VAI TRỊ CỦA THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ
2.1. Những phẩm chất của thủ lĩnh chính trị
Là thủ lĩnh chính trị thì dù ở bất cứ chế độ xã hội nào và trong bất cứ thời
lOMoARcPSD|9242611
đại nào cũng phải có những phẩm chất nhất định, như: có trí tuệ, có năng lực đạt
tới mục tiêu chính trị đề ra, có khả năng cai trị,… Tuy nhiên, trong mỗi chế độ
chính trị, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, người thủ lĩnh chính trị cũng có
những phẩm chất riêng. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị trong xã hội chiếm hữu nơ
lệ khác với thủ lĩnh chính trị trong chế độ phong kiến và cũng khơng giống với thủ
lĩnh chính trị của giai cấp tư sản. Và tất nhiên thủ lĩnh chính trị của giai cấp vô sản
khác về chất so với tất cả các loại thủ lĩnh trong xã hội dựa trên chế độ áp bức bóc
lột.
Theo đánh giá của các nhà khoa học ở các nước xã hội chủ nghĩa, những
phẩm chất cần có ở những nhà lãnh đạo là: Có khả năng tác động đối với mọi
người xung quanh; Có khả năng hiểu biết mọi người và phản ứng nhanh; Có trí tuệ
thực tiễn, tìm ra được các phương án bố trí mọi người dưới quyền; Có khả năng tự
phê bình , biết nhìn thấy khuyết điểm của mình; Biết cách xây dựng các mối quan
hệ với người xung quanh; Có trình độ tư duy trí tuệ rộng; Có tính sáng tạo; Có tính
địi hỏi với bản thân và người khác; Có khả năng tổ chức: biết đề ra mục tiêu, chức
năng, nhiệm vụ cụ thể, biết tổ chức quá trình thục hiện nhiệm vụ; Có khả năng cổ
vũ mọi người làm việc, biết đưa cơng tác kiểm sốt vào nề nếp; Biết độc lập đánh
giá tình huống và bảo vệ ý kiến của mình; Có ý chí; Có khả năng làm việc cao (liên
quan đến sức khỏe và hệ thần kinh).
Theo các nhà khoa học phương Tây, những phẩm chất cần có của những
người lãnh đạo là: Có trình độ hiểu biết và khả năng hiểu biết uyên thâm các lĩnh
vực; Có trình độ tổ chức: khả năng đề ra mục tiêu cho tập thể; phân công các chức
trách cụ thể cho từng người; biết tổ chức công việc tốt; khả năng động biên mọi
người, khả nawgn kiểm soát, kiểm tra cơng việc; có khả năng giao tiếp với mọi
người, biết tự nhìn thấy mình và biết nhận xét về người khác; có tính trung thực và
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
cơng bằng; có bản lĩnh và quyết đốn; khả năng đặt ra vấn đề, thơng qua đó vượt
qua khó khăn; khả năng so sánh với các sự việc xung quanh; tính chân thành; tính
chịu đựng; tính mục tiêu; có khả năng đồng cảm; Phẩm chất về trí tuệ thể hiện khi
ra quyết định, có óc suy xét trên cơ sở khoa học; Nắm được nghệ thuật lãnh đạo.
Đó là hành vi đúng lúc, đúng chỗ, chính xác; là tác phong, cách nói; biết giấu đi
những gì thuộc về cá tính; biết giữ mình đúng ở vị trí lãnh đạo; Có lịng tin vào
chính bản thân mình; có khả năng tự kiếm tra bản thân; Có khả năng làm mất đi sự
căng thẳng của chính mình và xung quanh; có khả năng gìn giữ và bảo vệ uy tín
của mình; có chính kiến riêng và biết bảo vệ chính kiến; có sự say mê và lịng tin;
có trình độ về văn hóa nghệ thuật xã hội; hình dáng bề ngồi: sự gọn gàng, ngăn
nắp, lịch sự; có lịng tin vào cấp dưới và quần chúng; là người tốt trong gia đình...
Có thể khái quát về phẩm chất của người lãnh đạo - thủ lĩnh chính trị thành 5
nhóm sau:
Thứ nhất, về trình độ hiểu biết: nhất thiết đó phải là người thơng minh hiểu
biết sâu rộng các lĩnh vực; có tư duy khoa học nắm vững được quy luật phát triển
theo hướng vận động của q trình chính trị; có khả năng dự đốn được tình hình,
làm chủ được khoa học và công nghệ lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, về phẩm chất chính trị: là người giác ngộ lợi ích giai cấp; đại diện
tiêu biểu cho lợi ích giai cấp; Trung thành với mục tiêu lý tưởng đã chọn; dũng
cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp; có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những
diễn biến phức tạp và lịch sử .
Thứ ba, về năng lực tổ chức: là người có khả năng về cơng tác tổ chức,
nghĩa là biết đề ra mục tiêu đúng; phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp
dưới và cho từng người; biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị; có khả năng
động viên, cổ vũ, khích lệ mọi người hoạt động; có khả năng kiểm sốt, kiểm tra
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
công việc.
Thứ tư, về đạo đức, tác phong: là người có tính trung thực, cơng bằng khơng
tham lam, vụ lợi;cởi mở và cương quyết; có lối sống giản dị; có khả năng giao tiếp
và tạo mối quan hệ tốt với mọi người; biết lắng nghe ý kiến của người khác; có
lịng tin vào chính bản thân mình; có khả năng tự kiểm tra bản thân, khả năng giữ
gìn và bảo vệ ý kiến của mình; có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình; có
lịng say mê cơng việc và lòng tin và cấp dưới.
Thứ năm, về khả năng làm việc: có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với
cường độ cao, có khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo; những lúc
phong trào lâm vào khó khăn, thủ lĩnh chính trị có thể đưa ra được những quyết
định sáng suốt; nhạy cảm và năng động; biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái
mới.
2.2. Vai trị của thủ lĩnh chính trị
Là những nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, khác với
những con người Chính trị khác (người cơng dân, người hoạt động chính trị
chun nghiệp), thủ lĩnh chính trị có vai trị to lớn đối với tiến trình phát triển của
lịch sử. Tuy nhiên, tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, vị thế giai cấp hay tầng
lớp xuất thân mà vai trị của thủ lĩnh chính trị có thể là tích cực hay tiêu cực .
2.2.1 Vai trị tích cực của thủ lĩnh chính trị
Vai trị tích cực của thủ lĩnh chính trị chỉ xuất hiện khi giai cấp sản sinh ra
thủ lĩnh là, tiến bộ hoạt động của thủ lĩnh phù hợp với quy luật khách quan, với
tiến trình phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của quần
chúng. Đó chính là lãnh tụ của quần chúng.
Vai trị tích cực của thủ lĩnh chính trị được thể hiện ở những điểm sau:
Do khi nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có,
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
thủ lĩnh chính trị có vai trị quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ
chức quyền lực mà họ chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền
lực phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo động lực
thúc đẩy xã hội phát triển.
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lơi kéo, tập hợp quần
chúng, thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu
tranh chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, phù hợp với nhu
cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai
cấp, của dân tộc, do có khả năng nhìn xa trơng rộng cho nên khơng những có khả
năng tổ chức, tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà cịn có khả năng đưa
phong trào vượt qua những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu
chính trị đã đề ra. Trong thực tiễn lịch sử Lênin cùng Đảng bơn-sê-vích Nga đã đưa
nước Nga thốt khỏi cuộc bao vây tấn công của 14 nước đế quốc, thốt khỏi tình
trạng kiệt quệ của thời đại thời kỳ nội chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh của Đảng cộng
sản Việt Nam đưa cách mạng nước ta đi đúng quỹ đạo cách mạng vô sản, vượt qua
hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc” (1946) để giành thắng lợi trong chiến tranh
chống thực dân Pháp…
Những điều kiện thực tế để trở thành thủ lĩnh:
Có một chương trình, cương lĩnh chính trị có thể mang lại một sự thay đổi
mới có lợi cho nhóm, giai cấp mà mình đại diện.
Biết đấu tranh để thực hiện chương trình, cương lĩnh đó (phẩm chất cá nhân
phù hợp, có ý chí, sự cố gắng hợp lý, bản lĩnh…)
Biết thu hút quần chúng, làm cho quần chúng biết đến.
Có thời gian và cơ hội để chứng tỏ phẩm chất, năng lực thủ lĩnh của mình.
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
Một cá nhân trở thành một thủ lĩnh cần phải thu nhận được những phẩm chất
nhất định của nhóm, của cộng đồng. Những phẩm chất này được hình thành trong
quá trình tương tác với những người khác. Nhưng khơng nên nhìn nhận những
phẩm chất đó một cách cơ giới. Một cá nhân muốn trở thành thủ lĩnh, là nhận lấy
trách nhiệm tự bản thân đã phải thay đổi hành vi, tính cách theo u cầu của nhóm.
Tuy nhiên điều đó khơng làm mất đi cá tính, nhân cách độc đáo và tính tích cực
chính trị riêng có của thủ lĩnh.
Thủ lĩnh chính trị được hình thành trong q trình đấu tranh chính trị. Vì vậy
có thể nói rằng, khơng đấu tranh chính trị, thì khơng có nhu cầu thực sự về thủ lĩnh
chính trị và sẽ khơng có thủ lĩnh chính trị.
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị
Thơng thường anh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị là do vị thế của giai
cấp sản sinh ra thủ lĩnh quyết định. Tuy nhiên, ở giai cấp tiến bộ cũng có trường
hợp, do người lãnh đọa thiếu tài, kém đức hoặc có tài nhưng kém đức, cá nhân chủ
nghĩa, chun quyền độc đốn, nên khơng có khả năng nhận thức đúng đắn và vận
dụng sáng tạo quy luật khách quan; hoặc nhận thức đúng mà hoạt động trái với quy
luật khách quan, trái với lợi ích của quần chúng, đi ngược với xu thế của thời đại.
Trong trường hợp này, vai trị của người thủ lĩnh kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị thể hiện ở những điểm sau:
Do thiếu tài, kém đức nên khơng có khả năng lãnh đạo phong trào, không
biết “chớp thời cơ, vượt thử thách” để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đặt ra,đặc biệt,
trước những bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động, thậm chí trở
nên phản động, lái phong trào đi ngược lại lợi ích của quần chúng nhân dân.
Người thủ lĩnh khơng xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng,
động cơ khơng trong sáng nên thường gây bè phái chia rẽ, mất đoàn kết trong hệ
thống tổ chức quyền lực, làm suy giảm vai trò, sức mạnh của tổ chức, hạn chế,
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
ngăn cản khả năng của mỗi cá nhân, làm giảm hiệu quả giải quyết những nhiệm vụ,
mục tiêu chish trị đã đề ra
Do phong cách làm việc độc đoán, chuyên quyền, hoặc do năng lực hạn
chế của người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị tước
bỏ, nhân quyền thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh
khí đề phát triển,
Trong điều kiện thế giới biến động đầy phức tạp như hiện nay, quyết định
sai trái của “những cái đầu nóng” của các vị thủ lĩnh khiến nhân loại phải trả giá
đắt, đôi khi không thể lường trước được.
Để đánh giá đó là tích hay tiêu cực qua 3 tiêu chí: thời đại, giai cấp, nhân
cách.
Nguyên nhân dẫn đến sự dụp đổ của Chủ nghĩa Liên Xơ, trong đó yếu tố khác quan
là do kinh tế kém hiệu quả, yếu tố chủ quan là tự do dân chủ ở phương Tây.
Ngun nhân trực tiếp chính là duy trì một hệ thống chính trị cũ, bộ máy quan liêu
khơng kịp thời sửa chữa. Ví dụ điển hình là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov
trong thời gian trước và sau khi Liên Xô sụp đổ. Sự phản động của Goocbachop
khơng chỉ có hại đối với cách mạng Liên Xô, Đảng Cộng Sản Liên Xô, nhân dân
Xơ viết, mà cịn khiến chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản của nhân loại trở nên quanh co, phức tạp.
Trong lĩnh vực hoạt động chính tri, vai trị của các lãnh tụ, thủ lĩnh càng có
ý nghĩa to lớn vì chính trị liên quan đến hàng triệu triệu con người. để đấu tranh
thủ tiêu chế độ người bóc lột người và chế độ tư hữu, xây dựng xã hội mới, xã hội
do nhân dân lao động làm chủ, thì người tổ chức, người lãnh đạo cso vai trị cực kỳ
quan trọng. Nếu khơng có Đảng Mác – Lênin và lãnh tụ xuất sắc của Đảng, có kinh
nghiệm nhìn xa, trơng rộng thì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội,
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
giải phóng con người khơng thể thắng lợi được, V.I.Lênin khẳng định: “Trong lịch
sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo
được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị (những thủ lĩnh chính trịthế giới), những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong
trào.
2.3. Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn kịp thời
những ảnh hưởng tiêu cực
Tác động tiêu cực của lợi ích nhóm đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên thời gian qua với những dạng khác nhau ở các cấp độ, mức
độ khác nhau trong các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, đồn thể chính trị xã hội, tuy chưa nhiều, chưa phổ biến nhưng rất nguy hại, cần sớm có chủ trương,
giải pháp phịng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Theo chúng tôi, để ngăn chặn
tác động của nó cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chính sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng
đầu về tác động tiêu cực của lợi ích nhóm đến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo,
chỉ đạo việc nghiên cứu, ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị
quyết, quy định, quyết định cũng như tổ chức thực hiện đúng công tác tổ chức, cán
bộ; khắc phục triệt để lợi ích nhóm trong cơng tác tổ chức, cán bộ thời gian qua.
Nâng cao nhận thức, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ tham mưu về
công tác tổ chức, cán bộ, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
các đồn thể chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước về tác hại của lợi ích
nhóm, để từ đó thực hiện đúng, tốt chức năng tham mưu trong xây dựng, ban hành,
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chế độ của Đảng, Nhà
nước về công tác tổ chức, cán bộ.
Hai là, phải dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Trong
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
công tác cán bộ nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân
chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và bổ nhiệm cán bộ, vì đó là những khâu
hết sức quan trọng trong quá trình phát hiện, bồi dưỡng, đề bạt, cất nhắc, quản lý
và giám sát cán bộ. Cần quy định tiêu chuẩn chức danh chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Đây là việc làm rất cần thiết trong cơng tác cán bộ, bởi nó là cơ sở để tạo ra cơ chế
minh bạch. Đồng thời, phải lượng hóa rất cụ thể tiêu chuẩn, tránh chung chung,
nhất là tình trạng hiểu và áp dụng thế nào cũng được, thế nào cũng đúng, bị lợi
dụng để phục vụ cho những quan hệ, ý đồ cá nhân không lành mạnh mà mục đích
là vì “lợi ích nhóm”, “chạy chức, chạy quyền” để trục lợi. Thực hiện nghiêm túc
quy chuẩn cán bộ và quy trình bổ nhiệm chặt chẽ để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mẫu mực, có trình
độ, năng lực đáp ứng tốt u cầu, nhiệm vụ được giao. Khi xây dựng được bộ quy
chuẩn đánh giá và sử dụng cán bộ một cách khoa học, chặt chẽ, có giá trị như một
bộ luật mà các tổ chức, cơ quan, đơn vị đều phải làm theo sẽ hạn chế được nhiều
trường hợp bổ nhiệm tùy tiện những người trong gia đình, dịng họ, thân tộc, quen
biết vào vị trí lãnh đạo hoặc các vị trí cơng tác quan trọng.
Ba là, gắn cuộc đấu tranh chống lợi ích nhóm tiêu cực với việc nâng cao
phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Tăng cường sức chiến đấu và
hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX),
làm cho cơng tác tư tưởng ln chủ động, kịp thời, sắc bén, có tính thuyết phục
cao, góp phần củng cố sự đồn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng trong tồn
Đảng, tồn dân. Đổi mới cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ
chốt các cấp gắn với thực hiện tốt việc học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kiên quyết, kịp thời đấu tranh chống những biểu
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
hiện cơ hội, những quan điểm sai trái trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, tiếp tục đẩy mạnh
cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI
gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và thực hiện Chỉ thị 05CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong sinh hoạt đảng, cần tập trung đấu tranh
chống tư tưởng cơ hội, thực dụng cùng những biểu hiện suy thối về phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Thực chất của lợi ích nhóm tiêu cực là chủ nghĩa cơ hội, điều mà V.I.Lênin
từng nhắc nhở: “Điều rất cần thiết hiện nay là, về mặt tổ chức, phải hoàn toàn tách
hẳn những phần tử cơ hội chủ nghĩa ấy ra khỏi các đảng công nhân” dù cho bản
thân đảng có “phải tạm thời chịu đau đớn kịch liệt đi nữa”. Thường xun phê bình
và tự phê bình; có thái độ thành khẩn, trung thực, tôn trọng sự thật, lẽ phải, khơng
giấu giếm, bao che, thổi phồng hoặc bóp méo sự thật. Tăng cường công tác bảo vệ
Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, chú trọng cơng tác bảo vệ chính
trị nội bộ góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đưa những phần tử cơ hội ra
khỏi Đảng. Xây dựng và hoàn chỉnh các chế độ quản lý cán bộ, đảng viên, trước
hết là đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Sự lỏng lẻo, dễ dãi trong quản lý mối
quan hệ xã hội, nhất là mối quan hệ của cán bộ lãnh đạo, quản lý với giới kinh
doanh hiện nay là mảnh đất màu mỡ cho sự lôi kéo, làm quen, cấu kết giữa người
có chức, có quyền với giới kinh doanh, hình thành những nhóm lợi ích bất chính,
ảnh hưởng xấu đến sự lãnh đạo của Đảng theo đúng quyết tâm chính trị của Đảng
ta xác định trong Văn kiện Đại hội XII đó là: “Kiên quyết đấu tranh chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái,
“lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm”
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
Chương 3 : LIÊN HỆ VỚI THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quan điểm mácxít về người lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân
Lênin dùng “người lãnh đạo chính trị” thay cho thủ lĩnh chính trị. Ơng cho
rằng người lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân thơng thường là những người
đứng đầu, người lãnh đạo các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội khác. Họ là những người được trưởng thành, phát triển trong thực tiễn của
cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và mọi chế độ bóc lột
người, xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi
quốc gia cũng như trên toàn thế giới. V.I.Lênin cho rằng: “một người lãnh đạo
chính trị khơng những phải chịu trách nhiệm về cách mình lãnh đạo, mà cịn phải
chịu trách nhiệm về hành động của những người dưới quyền mình nữa”. Khi nói về
phẩm chất của Bộ trưởng, V.I.Lênin đưa ra 5 tiêu chuẩn: 1) có phẩm chất chính trị;
2) có tài tổ chức; 3) tận tụy với công việc; 4) có sự hiểu biết cơng việc; 5)có khả
năng làm việc với những người xung quanh.
Kế thừa những di sản quý báu của V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta ln xác định: đã là người lãnh đạo thì ở mọi thời kỳ đền phải có đủ phẩm chất
và năng lực, đủ dức và tài. Trong đó, đức là gốc, tài là quan trọng.
3.2. Phẩm chất của người lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân
Dưới thời đại Hồ Chí Minh, thủ lĩnh chính trị hay người lãnh đạo chính trị
của giai cấp cơng nhân Việt Nam thường được gọi là cán bộ lãnh đạo chính trị.
Trong giai đoạn hiện nay người cán bộ lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
cần hội đủ những phẩm chất sau:
Trung với nước, hiếu với dân, giác ngộ chủ nghĩa xã hội, trung thành tuyệt
đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, với chế độ xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu, lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Yêu thương con người, sống có tình, có
nghĩa; cần, kiệ,, liêm, chính, chí cơng vơ tư; có tinh thần quốc tế vơ sản trong sáng,
nắm vững đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Có kiến thức sâu rộng, uyên bác, am hiểu cơng việc chun mơn, có kinh
nghiệm thực tiễn phong phú, có khả năng tiên đốn sự biến động của tình hình, làm
chủ khoa học – cơng nghệ, có nghệ thuật lãnh đạo.
Có tài tổ chức, quản lý, điều hành cơng việc, thực hiện mục tiêu chính trị đã
đề ra; nhạy cảm, năng động với cái mới và có khả năng xử lý các mối quan hệ.
Có thái độ, tác phong làm việc tốt: tận tụy, toàn tâm toàn ý với cơng việc, có
tính địi hỏi của người lãnh đạo, có uy tín đối với mọi người, có khả năng cổ vũ,
động viên mọi người làm việc.
Có đủ sức khỏe để hồn thành tốt cơng việc được giao, có khả năng giải
quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo.
Tóm lại, phẩm chất của người lãnh đạo giai cấp công nhân là: tuyệt đối trung
thành với chủ nghĩa cộng sản, suốt đời phấn đầu cho sự nghiệp giải phóng giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động bị áp bức, hiểu thấu đáo và vận dụng sáng tạo quy
luật phát triển của xã hội, nhìn xa trơng rộng,định ra được chiến lược, sách lược
đúng đắn; biết đánh giá đúng tương quan lực lượng, phán đốn đúng tình thế , nhận
định đúng thời cơ, biết sử dụng mọi hình thức đấu tranh của quần chúng và nhanh
chóng chuyển từ hình thức này sang hình thức khác khi tình thế thay đổi; có tài trí
cao, có quyết tâm lớn, biết tiến biết lui đúng lúc để đưa sự nghiệp cách mạng đến
thắng lợi; gắn bó mật thiết với nhân dân; được dân yêu, dân mến, dân tin; có tinh
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
thần đổi mới vì chủ nghĩa xã hội; có lịng yêu nước thiết tha và chủ nghĩa quốc tế
trong sáng…
3.3. Phương hướng đào tạo bồi dưỡng cán bộ thủ lĩnh chính trị của giai
cấp cơng nhân Việt Nam hiện nay
Người lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam thường được gọi
là cán bộ chính trị. Họ là các cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị nước ta. Do
đó, việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người lãnh đạo chính trị cũng
chính là quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị. Theo quan điểm của Đảng ta,cán bộ là nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Ngày nay, đất nước ta đang bước
vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho nên có rất nhiều nhiệm
vụ chính trị mới được đặt ra rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, địi hỏi phải có đội
ngũ cán bộ chính trị ngang tầm, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến
lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3.3.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị
Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo giai cấp công nhân nước ta
hiện nay, để xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị cũng như đội ngũ cán
bộ nói chung để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước thì Đảng
đã đưa ra một số quan điểm:
Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính sự nghiệp đổi
mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vừa tạo ra tiền đề, điều
kiện, vừa đặt ra những yêu cầu cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính
trị. Chính q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
Tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo, nâng cao
phẩm chất, kiến thức năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị.
Quán triệt quan điểm giai cấp của Đảng, phát huy truyển thống yêu nước và
đoàn kết dân tộc, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị phải thấm nhuần chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; giác ngộ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và
nhân loại; có tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong cơng nghiệp… Tăng cường số
cán bộ xuất thân từ công nhân.
Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị với xây dựng tổ chức
và đổi mới cơ chế, chính sách; việc quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh
đạo chính trị phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh, xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân; kiện tồn hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách.
Thơng qua việc hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng, nâng cao trình
độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục và rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chính trị.
Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí để xây
dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản, chính quy, hệ thống; đồng thời thông qua
hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện,
đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn cán bộ lãnh đạo chính trị. Đảng thống nhất
lãnh đạo cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ nói chung (trong đó có đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chính trị) theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy
trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
3.3.2. Các tiêu chí để trở thành cán bộ lãnh đạo chính trị trong giai đoạn hiện
nay
Đặt trong hồn cảnh nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất
của giai cấp công nhân cho nên người cán bộ lãnh đạo chính trị giai cấp cơng nhân
Downloaded by tran quang ()
lOMoARcPSD|9242611
cũng cần có 1 số những tiêu chí sau đây:
Một là: có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên
cơ sở lập trường giai cấp công nhân; tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng,
với chỉ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng
kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và
tổ chức nhân dân thực hiện. Có ý thức đấu tranh và bảo vệ quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
Hai là: Gương mẫu về đạo đức và lối sống, cần – kiệm – liêm – chính – chí
cơng vơ tư, có tác phong dân chủ, khoa học; có khả năng tập hợp quần chúng, đồn
kết cán bộ, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Ba là: Có kiến thức, hiểu biết về lý luận chính trị, đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý, trải
qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả; có đủ năng lực và sức khỏe; làm việc có hiệu
quả.
3.3.3. Vai trị của người lãnh đạo chính trị trong thời kì hội nhập
Trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề về vai trị của người lãnh đạo chính
trị càng được quan tâm. Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người căn
dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân”. Qua lời căn dặn ấy, cho thấy lúc sinh
thời, Người rất quan tâm đến đảng viên và cán bộ, vì đây là một trong những nhân
tố quyết định trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước, trong cơng cuộc bảo
vệ và xây dựng Tổ quốc. Dựa vào những nghiên cứu, phân tích mới của khoa học
Downloaded by tran quang ()