Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo quá trình kiến tập trung tâm truyền hình nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.4 KB, 19 trang )

PHỤ LỤC
Phần I: Giới thiệu về đơn vị tham gia kiến tập
1.
2.
3.

Giới thiệu về Báo Nhân dân
Giới thiệu về Trung tâm Truyền hình Nhân dân
Giới thiệu về Phịng kiến tập: Phịng Văn hóa – Văn Nghệ

Phần II: Những kinh nghiệm, bài học bản thân thu nhận được qua thời gian
kiến tập:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Ngày 14/3
Ngày 16/3
Ngày 17/3
Ngày 19/3
Ngày 20/3
Ngày 21/3
Ngày 22/3
Ngày 24/3


Ngày 25/3 và 28/3
Ngày 30/3 và 31/3

Phần III: Khảo sát, đánh giá một chương trình truyền hình ở cơ quan kiến tập
1.
2.
3.

Tổng quan về chương trình Đời sống văn nghệ
Khảo sát về chương trình
Đánh giá về chương trình Đời sống văn nghệ “ Giao lưu những người
yêu nghệ thuật chèo toàn quốc ”

Phần IV: Suy nghĩ của cá nhân sau quá trình kiến tập:
Phần V: Các tác phẩm đã tham gia sản xuất trong thời gian kiến tập

1


Phần I: Giới thiệu về đơn vị tham gia kiến tập
1.

Giới thiệu về Báo Nhân dân

+ Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tờ báo
nhận là "Cơ quan trung ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam".
+ Báo chủ yếu phát hành dài hạn đến hệ thống chi bộ. Và được bán ở các sạp
báo.
Báo Nhân Dân cùng với Tạp chí Cộng sản là hai cơ quan ngơn luận chủ chốt

của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị 11 yêu cầu các chi bộ đảng phải mua,
đọc và làm theo báo đảng này đã được đưa vào thực hiện được 15 năm (tính
tới thời điểm năm 2012). Việc chỉ thị này do chính Bộ chính trị ban hành
chứng tỏ đảng Cộng sản rất đề cao vai trò của báo Nhân Dân trong hệ thống
Chính trị Việt Nam.
+ Lịch sử Báo Nhân dân:
-

-

Số báo đầu tiên ra đời ngày 11 tháng 3 năm 1951 tại chiến khu Việt
Bắc. Sang thế kỷ 21, nhật báo phát hành 200.000 tờ mỗi ngày, báo
Nhân Dân cuối tuần được phát hành 110.000 tờ mỗi kỳ và nguyệt san
Nhân Dân hằng tháng được phát hành 130.000 số mỗi kỳ.
Nhân Dân điện tử được ra đời trên Internet vào ngày 21 tháng 6 năm
1998.
Năm 2001: Khai trương điểm in báo ngày tại Đắk Lắk.
Năm 2004: Khai trương điểm in báo ngày tại Cần Thơ
Ngày 19 tháng 5 năm 2011: Khai trương điểm in báo ngày tại Nghệ An.
Từ ngày 7 tháng 5 năm 2013 đến tháng 7 năm 2017: Báo ngày có 3
điểm in mới tại Điện Biên, Lai Châu và Lâm Đồng.
Tính đến ngày 21 tháng 6 năm 2014, Nhân Dân điện tử có các phiên
bản ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc và Tiếng Pháp.

+ Các đời tổng biên tập:
Do vị thế là tiếng nói của Đảng, Nhà nước..., nên vai trị của báo Nhân Dân
rất quan trọng trong chính thể Việt Nam hiện nay. Nhiều chính khách nổi
tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng làm việc tại báo Nhân Dân hoặc
tham gia viết bài. Trường Chinh và Tố Hữu đã từng làm chủ bút của báo này.
Các đời Tổng biên tập đều giữ chức vụ từ Ủy viên Trung ương Đảng trở lên,

đồng thời kiêm nhiệm một số chức vụ quan trọng khác trong Đảng.
Các đời Tổng biên tập báo Nhân Dân:
Trần Quang Huy (1951 - 1953)
2


Vũ Tuân (1953 - 1954)
Hoàng Tùng (1954 - 1982)
Hồng Hà (1982 - 1987)
Hà Đăng (1987 - 1992)
Hữu Thọ (1992-1996)
Hồng Vinh (1996-2001)
Đinh Thế Huynh (2001-2011)
Thuận Hữu (từ 2011).

2.

Giới thiệu về Trung tâm Truyền hình Nhân dân

3


+ Báo Nhân Dân đề nghị xây dựng kênh truyền hình Nhân Dân tại Tờ trình số
1155-TTr/ND ngày 15 tháng 10 năm 2013. Dự án xây dựng kênh truyền hình
Nhân Dân lần đầu tiên được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đưa ra chỉ
đạo thực hiện tại Công văn số 9534/VPCP-KGVX ngày 11/11/2013 của Văn
phịng Chính phủ về Dự án xây dựng Kênh Truyền hình Nhân Dân (giai đoạn
1)[4]. Sau gần hai năm chuẩn bị và phát thử nghiệm trước đó trên internet,
kênh truyền hình Nhân Dân tiếp tục được phát thử nghiệm trên các hạ tầng
truyền dẫn:

-

Truyền hình internet IPTV: MyTV (từ 16/06/2015)[5]
Truyền hình cáp kỹ thuật số: Truyền hình cáp Việt Nam - VTVCab (từ
21/06/2015)[6]

+ Truyền hình số mặt đất DVB-T2: Công ty cổ phần truyền dẫn phát sóng
truyền hình đồng bằng Sơng Hồng (RTB) phát với định dạng hình ảnh độ nét
cao FullHD 1080i (từ 04/07/2015) và hiện tại RTB đã ngừng phát sóng kênh.
+ Là một kênh truyền hình mới và hiện đại, do đó kênh đã được phát sóng với
định dạng hình ảnh độ nét cao FullHD 1080i ngay từ đầu. Các chương trình
của kênh cũng được sản xuất với chất lượng HD.
Kể từ 22 giờ 45 phút, 1 tháng 9 năm 2015: Kênh Truyền hình Nhân Dân chính
thức ra mắt và được phủ sóng tồn quốc thơng qua các mạng Truyền hình kỹ
thuật số mặt đất DVB-T2, Truyền hình Cáp (HTVC, SCTV, VTVCab,...),
IPTV và Truyền hình Vệ tinh (VTC, Mobifone-MobiTV, K+,...).

4


3.

Giới thiệu về Phịng kiến tập: Phịng Văn hóa – Văn Nghệ

+ Trưởng phịng: Anh Đỗ Ngọc Xiêm
+ Phó Phịng: Chị Nguyễn Hồi Thu
+ Các chun mục của phịng: Vẻ đẹp Việt Nam, Góc nhìn văn hóa, Sắc màu
dân tộc, Chuyện đời chuyện nghề, Đời sống văn nghệ, Tác giả - tác phẩm,
Gương mặt cuộc sống.
+ Em kiến tập tại chuyên mục Đời sống văn nghệ với Bản tin “ Đời sống văn

nghệ” phát chủ nhật hàng tuần.
+ “ Đời sống văn nghệ ” gồm 3 phần
-

Điểm tin
Bài phản ánh sự kiện mới 3 – 5’
Bài phóng sự về sự kiện nổi bật trong tuần 5 – 7’.

5


Phần II: Những kinh nghiệm, bài học bản thân thu nhận được qua thời gian
kiến tập
1.

Ngày 14/03

+ Tìm hiểu kĩ về hoạt động của phịng ban Văn hóa – Văn nghệ, trung tâm
truyền hình nhân dân: Ngồi cơng việc chính là sản xuất các chuyên đề của
từng chuyên mục thì các phóng viên cũng trực tiếp gửi ý tưởng tin bài cho
phần tin bài về văn hóa, văn nghệ phát trong các bản tin thời sự.
+ Phần điểm tin trong chuyên mục Đời sống văn nghệ mà em tham gia thì
được khai thác lại các tin văn hóa văn nghệ trong các bản tin thời sự.
+ Làm quen với trưởng phó phịng, anh chị phụ trách, ngồi xem chương trình,
lên ý tưởng và làm một số việc vặt được anh chị trong ban nhờ vả.
2.

Ngày 16/03:

+ Học tập được cách thực hiện phỏng vấn: Có thể quay phỏng vấn cùng nhiều

cơ quan đã phỏng vấn trước. Không nên dùng quá nhiều phỏng vấn. Với bài
phản ánh thì có khoảng 2 phỏng vấn. Phần phỏng vấn có nội dung bổ trợ cho
lời bình, hình ảnh trước.
+ Với những tin bài khoảng 40s khơng nhất thiết phải có phỏng vấn, nếu như
sự kiện có sự góp mặt của lãnh đạo cấp bộ, chủ tịch UBND, bí thư tỉnh, thành
phố thì nên được giới thiệu trong lời off.
+ Chú ý, cần theo sát quay phim để tránh bỏ xót cảnh, theo sát sự kiện để có
thể thu được những thơng tin mới, thơng tin thú vị có thể bắt gặp.
+ Trong phỏng vấn nhân vật ở sự kiện đông người, cần phối hợp với quay
phim để có góc quay thuận tiện và tránh tối đa người đi ngang qua hoặc đi
ngay sau lưng người được phỏng vấn.
3.

Ngày 17/03/2018

+ Thực hiện bài phản ánh “ làm báo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ”
+ Những bài học:
-

-

Trao đổi với phóng viên về tin bài: thể loại, thời lượng để quay phim
chủ động trong việc ghi hình.
Tin bài về sự kiện có sử dụng tư liệu thuyết trình hoặc tư liệu lịch sử,
phóng viên nên xin tư liệu đó từ đơn vị tổ chức để tăng thêm thơng tin
và cụm hình cho tác phẩm của mình.
Khi tham gia làm tin ở buổi tọa đàm “ làm báo trong xu thế cách mạng
công nghiệp 4.0 ”, được nghe những lời đóng góp tâm huyết của các

6



-

-

nhà lãnh đạo, chuyên gia về báo chí. Em thấy rất tâm đắc với nhiều ý
kiến: “ báo chí cần thực sự biết tôn trọng sự riêng tư của cá nhân và gia
đình họ ” khi lãnh đạo cơ quan quản lí báo chí nói về việc 1 trang mạng
xã hội đăng video của 1 em bé và sau đó em bé đã tự sát. Mặc dù trang
mạng xã hội ấy là Sông Lam Plus được Bộ Thông tin và truyền thơng
cho phép đăng kí hoạt động, song Bộ khơng quản lí trang mạng xã hội
ấy hoạt động với tư cách báo chí. Vậy nên lãnh đạo quản lí báo chí
mong muốn đây khơng chỉ là bài học, cách hoạt động thiếu kiểm soát
của các trang mạng xã hội và với chính báo chí, chúng ta cần bảo vệ
cho người dân chứ khơng phải là bới móc, làm ảnh hưởng tới đời sống
riêng tư của người dân.
Việc tham gia đặt câu hỏi trong các buổi tọa đàm mang tính chất trao
đổi chứ khơng phải là phỏng vấn, nếu phóng viên tự ý lấy phần trả lời
của các khách mời,… của ban tổ chức thì sẽ là hành vi vi phạm trong
hoạt động báo chí. Chỉ khi được sự cho phép của người trả lời thì
phóng viên ấy mới được phép sử dụng câu trả lời ấy là phần phỏng vấn
trong tác phẩm.
Trong thời đại CMCS 4.0, thì sinh viên báo chí cần chủ động rèn luyện,
bồi dưỡng nghiệp vụ, đa năng trong việc hoạt động báo chí: viết, chụp,
biên tập truyền hình, đồ họa. Song theo như ý kiến của Cơ Hằng, phó
trưởng khoa báo chí: Mặc dù Cơng nghệ đang thay thế và phát triển
nhanh, nhưng với báo chí, các tin bài của mỗi tác giả lại đứng trên
những góc nhìn khác nhau, với nhiều thơng điệp, mục đích nhân văn
nên phải máy tính khơng thể nào thay thế hết nhà báo được mà báo chí

cần quan tâm tới đội ngũ nhân lực, phát triển từ gốc tới ngọn, đặc biệt
trong phát triển tư duy báo chí và đạo đức báo chí.

+ Viết kịch bản: những bài học
4.

Nên chú ý phần nội dug phải liên hệ chặt chẽ tới phần phỏng vấn.
Phần giới thiệu mở đầu tin bài cần được chia thông tin phù hợp cho cả
phần dẫn của MC và phần mở đầu nội dung.
Phần mở đầu của tác phẩm nên giới thiệu trực tiếp vào thông tin chính
của sự kiện, vấn đề phản ánh.
Ngày 19/03

+ Đối với bài phản ánh, thì ngơn ngữ mở đầu phần lời bình cần trực tiếp đi
vào thể hiện vấn đề, vì thời lượng tin không nhiều, khoảng 2’.
+ Làm các chương trình truyền hình thường có sự chuẩn bị, đánh giá trước về
kết quả. Để khi quay chương trình cái cần được thể hiện rõ nhất chính là kết
quả cuối cùng, tính chất bình luận và thơng điệp chương trình thể hiện.

7


+ Cách viết lời bình: sử dụng những câu phổ biến như “ Trong khn khổ
chương trình/buổi tọa đàm,…” , “ Đây là sự kiện, vấn đề” , “ Chương
trình/buổi tọa đàm,… là…” thể hiện trực tiếp vào vấn đề, sự kiện nói đến.
+ Chú ý ghi thật rõ và chính xác tên người được phỏng vấn
+ Cách ứng xử với trưởng phó phịng: Dù là cơng việc gì, nguyện vọng gì thì
em cũng cần phải trao đổi, thể hiện trước tiên với anh chị trưởng phó phịng.
Dù sao anh chị cũng là cấp trên, nếu em có món quà thì nói trước với anh chị
để anh chị chủ động có lời với các anh chị khác trong phịng ban làm việc.

Đây là lời khun của chị phó phịng với em. Thực sự với bất cứ cơng việc gì
thì em nên chủ động thể hiện với lãnh đạo để được sự chấp thuận và đồng
thuận. Nhiều khi dù công việc đó là nhỏ nhặt nhưng cũng đã thể hiện cách
ứng xử của bản thân đối với công việc, đồng nghiệp và lãnh đạo.
5.

Ngày 20/03

+ Tạo dựng mối quan hệ khi quay phỏng vấn chuyên đề để phục vụ cho
những tin bài khác. Ở đây, em được chị phụ trách chỉ cho cách thiết lập mối
quan hệ, khai thác thông tin và đặt lịch từ các lãnh đạo các ban bộ ngành.
Theo đó thể hiện quan điểm, đài sẽ cử đồn đi viết tin khi nhân vật lãnh đạo
ấy có những chuyến đi công tác cần phản ánh.
+ Quan niệm về hình ảnh: Khi đi quay phỏng vấn, và chụp hình hậu kì, em
được chị phóng viên phụ trách nói là làm báo chí mà có góc nhìn hình ảnh
kém, xấu.

-

Đầu tiên, có thể quan điểm của em và chị phóng viên ấy về hình ảnh là
khác nhau, phải chăng chị đã quá để ý những bức hình chụp hậu kì mà
chị ấy mong muốn chị ấy trong hình được đẹp.
Em coi đây là góp ý tốt đẹp để cá nhân em rèn luyện hơn nữa về tư duy
hình ảnh. Để khơng chỉ có thể tự quay tốt mà cịn có thể tham gia trao
đổi với quay phim để có được những khung hình tốt nhất cho sản
phẩm.

6.

Ngày 21/03


-

8


9


+ Đây là 1 trong những trải nghiệm quý giá của em trong đợt kiến tập này.
Em cùng tham gia với ekip sản xuất chương trình “ Vẻ đẹp Việt Nam ” tại Cố
đơ Hoa Lư, Ninh Bình.
+ Bài học:
-

Biết thêm về đội ngũ ekip thực hiện quay chương trình, đặc biệt
chương trình ngồi trời: Biên kịch, Quay phim, đạo diễn hình.
Được quan sát cách điều hành, phân cơng từng góc quay, cỡ cảnh của
đạo diễn hình.
Cách thực hiện, theo sát kịch bản của biên tập, đặc biệt là sự điều phối
khơng gian khi thực hiện quay ngồi trời. Bởi vì, khơng gian ngồi trời
có lợi thế mới mẻ và tươi đẹp, song thì việc người qua người lại rất ảnh
hưởng tới khung hình và sự tập trung của tồn ekip.

+ Ngồi ra, lần đi cùng đồn này, em cịn được trải nghiệm với thiên nhiên,
món ăn vùng đât cố đơ Ninh Bình.
7.

Ngày 22/03


+ Tham gia sự kiện họp báo thường kì do Tổng cục thể dục thể thao tổ chức
+ Nhận thấy:
-

-

Họp báo không quá là đông nhà báo đến tham dự, nếu họp báo trong
thời gian khơng có sự kiện gì nổi bật, đặc biệt là nổi cộm gây xơn xao
dư luận thì buổi họp báo thường diễn ra nhanh.
Mọi thông tin đều được thể hiện trên tờ thông cáo, họp báo chủ yếu tập
trung hỏi và trả lời giữa nhà báo với cơ quan tổ chức quản lý.

+ Học hỏi:
-

-

8.

Chú ý lấy thông tin và viết tên chính các của những người tổ chức thực
hiện chương trình, cũng như những người nổi bật tham gia trong
chương trình.
Cách viết:
• Ngồi thơng tin cứng, thì nên đưa ra những thơng tin nổi bật diễn ra
trong chương trình
• Nên viết kịch bản tin sao cho không bị khô cứng, thông tin khơng
nên bó hẹp và tìm ra những thơng tin nổi bật nhất để đưa vào. Ngoài
ra, việc nêu rõ tên chức vụ người tổ chức cũng sẽ hữu ích cho việc
lan tỏa thông tin, tạo sự quan tâm tới công chúng.
Ngày 24/3


10


+ Tham gia sản xuất phần 3 của chương trình đời sống văn nghệ. Bài phản
ánh 7’ về góc nhìn qua Liên hoan những người hát chèo khơng chun tồn
quốc.
+ Vấn đề xảy ra: Bên truyền thông của sự kiện gửi thông báo là 13h30’ ngày
24/3 diễn ra khai mạc nhưng thực tế thì đã khai mạc từ sáng và buổi chiều chỉ
là buổi luyện tập, khớp nhạc cho buổi tối.
+ Cách xử lí của phóng viên: Vì đây là làm bài phản ánh 7’ cho nên chị Pv đã
không bỏ qua chi tiết luyện tập của các nghệ sỹ và quay phần luyện tập để
đưa vào nội dung. Sau đó là phỏng vấn nhiều đối tượng khác nhau liên quan
tới vấn đề phản ánh. Song vấn đề trang phục của những người nghệ sỹ được
phỏng vấn không được như ý vì họ chỉ luyện tập khơng mặc trang phục diễn
nên pv phải đưa phần phỏng vấn nghệ sỹ vào ngay sau phần nội dung nói về
lúc luyện tập hát chèo. Song điều này có chút thiếu sót nếu có thể pv được 1
nghệ sỹ mặc trang phục diễn và lồng pv vào sau phần nội dung chương trình
diễn chèo thì sẽ hay hơn.
+ Học hỏi:
-

-

-

Vì đến khơng đúng thời gian nhưng chị pv đã rất bình tĩnh xử lý khi cố
gắng liên lạc, trao đổi với ban tổ chức để xin file ghi hình ( hình diễn,
khai mạc và hình khán giả ) để dùng cho hầu hết nội dung phản ánh
trong vòng 7’.

Chủ động trò chuyện với một số người trong ban tổ chức và những
nghệ sỹ để tìm ra những người phỏng vấn phù hợp nhất. Phù hợp với ý
tưởng kịch bản đề ra. Và trong khi phỏng vấn, chị đã đặt rất nhiều câu
hỏi liên quan tới người được phỏng vấn => tăng tính đa dạng thơng tin.
Khi quay về sự kiện, vấn đề văn hóa truyền thống thì phỏng vấn nên
nhấn mạnh, chú ý tới lớp thế hệ đi trước, lớp trẻ hiện tại và khán giả.

+ Thu thập tin tức và quan hệ với đồng nghiệp khác đài
-

-

Em được các anh chị bảo là các sự kiện mình tìm hiểu và biết trên
mạng được lấy và chia cho từng người trong phòng để làm nhưng
không nhiều, chủ yếu là việc sau mỗi lần tham gia quay, phản ánh các
sự kiện, vấn đề văn hóa thì các anh chị thường để lại thơng tin cá nhân
và cơ quan báo chí để các sự kiện khác, lần sau thì đều được gửi mail
thơng tin. Ngồi ra, các sự kiện thường gửi mail thông tin trực tiếp về
đài song cũng tùy từng sự kiện vì nhiều sự kiện chỉ gửi mail thông báo
cho một số đài lớn và chú trọng về lượng người xem cũng như độ lan
tỏa mà đài đó giúp được cho sự kiện.
Quan hệ với các đồng nghiệp khác đài là điều rất quan trọng: không chỉ
trao đổi, học hỏi nhau cách làm, mà các đồng nghiệp có thể giới thiệu
11


9.

cho nhau các nguồn tin và đặc biệt là vấn đề xin hình, tư liệu của nhau :
có thể là hình tư liệu, hình phỏng vấn và cũng xin hết các cụm hình cho

1 tin, bài. Song nên có 1 mức độ nhất định.
Ngày 25/3 và 28/3

+ Tham gia quay tin bài 3 sự kiện về ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân
2018 tại Hà Nội và sự kiện Hội sách mùa xuân và triển lãm ảnh “ Viễn cảnh
xán lạn – Nhiếp ảnh trẻ Đức 2017/2018 ”
+ Học hỏi:
-

-

10.

Khi em hỏi chị pv đi làm cùng về sự kiện ngày chạy Olympic vì sức
khỏe tồn dân tại Hà Nội là sao mình khơng làm bài phản ánh vì tin này
hấp dẫn và có sự đa dạng về thơng tin thì chị pv bảo là chị chỉ đăng kí
làm tin 1’, với tính chất, quy mơ của sự kiện chỉ là của thành phố Hà
Nội mà truyền hình Nhân dân không cần thiết làm bài phản ánh. Nếu sự
kiện có sự hiện diện của các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước thì
sẽ đưa tin sâu hơn. Vấn đề này em chỉ nghe vậy và không dám hỏi rõ
nên không đưa ra quan điểm cá nhân.
Nên tránh vấn đề dựng sai trục hình ảnh và trục hình ảnh nội dung,
cũng như khơng được phép dựng 3 cảnh tồn liên tiếp nhau,... những
vấn đề này sẽ bị đánh giá bởi ban thư kí tịa soạn, lãnh đạo tịa soạn và
đa phần sẽ bị hủy tin bài, nên chú ý cần có sự phối hợp của Biên tập và
kĩ thuật dựng, sản xuất.
Ngày 30 – 31/3

+ Tham gia sản xuất chuyên đề Đời sống văn nghệ với các bài phản ánh 3’ và
7’ về 2 sự kiện: Công diễn vở kịch múa “ Khơng tín hiệu ” và Tọa đàm ra mắt

sách “ Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống.
+ Các sự kiện diễn ra không chỉ làm trên mức độ của 1 tin, 1 bài phản ánh 2’
mà có thể làm bài phản ánh, phóng sự dài hơn, phục vụ cho các chuyên đề và
thời sự.
+ Học hỏi:
-

-

Một lần nữa em được nhắc nhở trong việc chú ý đưa thơng tin, nội
dung chính yếu nhất vào phần lời bình, tránh nội dung lan man, không
đi trực tiếp vào sự kiện, vấn đề phản ánh.
Chú ý viết nội dung lời bình cần đảm bảo vừa viết trực tiếp vào nội
dung, thơng tin chính, song cũng phải phù hợp với nội dung phần
phỏng vấn.

12


-

Ghi hình phỏng vấn, phóng viên phải nhanh nhạy trong việc setup mic,
mạnh dạn đặt câu hỏi vì sẽ có nhiều đài cùng phỏng vấn 1 người và
người đó cũng se không dành nhiều thời gian cho phỏng vấn nếu bạn
tiếp tục muốn phỏng vấn cá nhân ( nhiều trường hợp như vậy ).

13


Phần 3: Khảo sát, đánh giá một chương trình truyền hình ở cơ quan kiến tập

1.

Tổng quan về chương trình Đời sống văn nghệ

+ “ Đời sống văn nghệ ” gồm 3 phần
-

Điểm tin
Bài phản ánh sự kiện mới 3 – 5’
Bài phóng sự về sự kiện nổi bật trong tuần 5 – 7’

+ Chương trình có thời lượng 15’, được phát vào 20h30’ tối chủ nhật hàng
tuần và là 1 chun mục thuộc phịng Văn hóa – Văn nghệ, Trung tâm truyền
hình Nhân dân.
2.

Khảo sát về chương trình

+ Đa phần các thông tin, sự kiện, vấn đề được thể hiện trong chương trình đều
là những tin tức về đời sống văn hóa văn nghệ tại Thủ đơ Hà Nội, và các sự
kiện phản ánh thường đều mang quy mô toàn quốc, phổ biến rộng khắp nhất.
+ Phần điểm tin trong chương trình đều được lấy từ các tin văn hóa phát ở các
bản tin thời sự.
+ Phần Bài phản ánh 3-5’ và 5-7’ cũng là những thông tin được phản ánh
trong các bản tin thời sự nhưng với thời lượng ngắn khoảng 2’, cịn ở chương
trình có thời lượng dài hơn với đa dạng thơng tin, góc nhìn và nhiều phỏng
vấn hơn.
+ Là chương trình phát vào tối chủ nhật, nhưng kịch bản của chương trình đều
phải hồn thành và được duyệt vào ngày thứ tư. Vậy nên quá trình thực hiện
các tin, bài của biên tập được làm từ thứ 5 tới thứ 3 của tuần sau. Và chủ yếu

các sự kiện phản ánh hầu hết diễn ra vào cuối tuần.
+ Nội dung chương trình chú trọng thể hiện nhất chính là việc phản ánh và
thơng điệp tới khán giả về những sự kiện văn hóa truyền thống, nghệ thuật
truyền thống của dân tộc và những chuỗi sự kiện lớn của dân tộc: Tranh dân
gian, chèo, thư pháp,….
3.

Đánh giá về chương trình Đời sống văn nghệ “ Giao lưu những người
yêu nghệ thuật chèo toàn quốc ”

+ Chương trình chỉ có thời lượng 14’ và phát vào tối chủ nhật ngày 1/4/2018
-

1 số lỗi:

+ Ở các số trước thì tên chương trình đều giúp thiệu về nội dung chính và tên
của bài phóng sự 7’. MC đã đọc giới thiệu về bài phóng sự 7’ nhưng tên

14


chương trình lại nói về bài 3’. Thực chất bài 7’ là lễ hội giao lưu văn hóa Nhật
Bản.
+ Khi em cùng thực hiện chương trình thì ban đầu kịch bản là lễ hội giao lưu
văn hóa Nhật Bản là bài 3-5’, còn giao lưu những người yêu nghệ thuật chèo
toàn quốc là bài 5-7’ nhưng đã bị lãnh đạo trung tâm truyền hình Nhân Dân
đổi lại. Vì lí do là sự kiện lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản có tầm ảnh hưởng
lớn hơn, có nhiều chuỗi sự kiện và đặc biệt có thơng tin nói về các lãnh đạo
cấp cao Nhà nước tham dự. Như vậy với việc đổi kịch bản đã làm cho chương
trình thay đổi và thời lượng sau khi sản xuất và dựng chỉ cịn 14’ mà khung

chương trình là 15’.
+ Về bài phản ánh 3-5’ “ Giao lưu những người yêu nghệ thuật chèo tồn
quốc ”
-



Phần mở đầu, nói về phần luyện tập của các nghệ sỹ chèo là chủ yếu
nhưng cụm hình lại là phần biểu diễn chính.
Vì có trục trặc khi nhầm lẫn thời gian, đội ngũ sản xuất đến không vào
thời gian diễn chèo mà chỉ là buổi luyện tập nên chị biên tập phải xin
file từ ban tổ chức nhưng hình ảnh lại khơng được đẹp, tất cả đều là
cảnh quay trung cận.
Vì ít file hình cho nên phần phỏng vấn được lồng ghép vào nhiều. Song
lại có chút chồng chéo.
Nói chung bài 3-5’ này nhiều thiếu sót và hình ảnh biểu diễn ít, hình
ảnh khán xem xem khơng lột tả được nội dung khi góc quay q ít khán
giả và không lồng ghép nhiều cảnh quay khán giả.

+ Về bài phóng sự 5-7’ “ Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản
-



Hình ảnh chủ yếu khách tham quan buổi lễ khơng nhiều, hình ảnh hoa
anh đào lại chủ yếu vào buổi tối.
Có phần hình ảnh là một loạt các hình ảnh từ flycam, thiếu các cảnh
cận và trung.
Phần kết khơng thật sự ấn tượng khi hình ảnh hoa ảnh đào về buổi tối
quá nhiều và là hình ảnh chủ đạo. trong khi nội dung thơng tin lại nói

bao quát về quan hệ đa chiều của Việt Nam, Nhật Bản và 1 số thơng
điệp về văn hóa. Như vậy hình ảnh cần đa dạng hơn.
Nhìn chung lại thấy 1 vấn đề nữa là sự kiện giao lưu văn hóa Nhật Bản
bị đổi từ 3-5’ lên 5-7’ cho nên kịch bản và hình ảnh, phỏng vấn bị thiếu.
Thứ 2 là việc lỗi từ biên tập khi không trực tiếp tham gia cùng đội bên
thời sự làm về sự kiện này nên khi lấy các file từ thời sự về, đặc biệt là
phỏng vấn thiếu rất nhiều cho thời lượng 7’. Với việc nếu có phỏng vấn

15




về ban tổ chức hoặc bên phía Nhật Bản về nội dung thơng điệp cho mối
quan hệ thì sẽ hay và chặt chẽ hơn
Nói chung vì đây là chương trình em thực hiện cùng 1 chị có rất nhiều
sai sót và trục trặc nên đưa có thể đưa ra những nhận xét và thông tin
bên lề về cách sản xuất chương trình này một cách rõ nhất. Vì chương
trình bị đổi kịch bản, và một cái quan trọng là tâm lí làm việc của chị
biên tập khơng ổn định khi gặp nhiều trục trặc trong sản xuất và con chị
ốm trong bệnh viện Bạch Mai nên chị không thể trực tiếp sản xuất được
hết các phần trong chương trình. Đây cũng là những bài học, kinh
nghiệm mà em thấy rất bổ ích vì thực sự khi làm nghề, đơi khi mọi thứ
khơng theo đúng ý mình và việc ứng phó và lường trước những hậu quả
là cần thiết cho những tác phẩm lần sau.

+ Link chương trình Đời sống Văn nghệ “ Giao lưu những người yêu nghệ
thuật chèo toàn quốc ”
/>
16



Phần IV: Suy nghĩ của cá nhân sau quá trình kiến tập:
+ Với bản thân em thì đợt kiến tập này giống như việc đứng trước gương soi
kĩ về gương mặt. Em đã nhận thấy và được các tiền bối nhắc nhở nhiều về
những thiếu sót của bản thân như: chưa năng động, mạnh dạn trong việc
phỏng vấn, giao lưu với khách mời và đặt câu hỏi phỏng vấn; ngôn từ báo chí
cịn nhiều yếu kém, nhiều khi viết lời bình dài, chưa mạch lạc, từ ngữ lan
man. Về tư duy hình ảnh và dựng phim vẫn chưa tốt và chắc chắn.
+ Tuy không biết em học được nhiều thứ từ đợt kiến tập này khơng, em có
mang được những gì từ việc học tập trên trường vào việc thực hành kiến tập
này không, nhưng em thấy bản thân đã chủ động đi theo định hướng, tư duy
báo chí
+ Trong đợt thực này em có nhiều trải nghiệm mới mẻ khi được đi sản xuất
chương trình ngồi trời ở Ninh Bình, đến nhiều nhà hát, hội sách để làm tin
bài phản ánh. Với báo chí, với các phóng viên nhà báo không chỉ là việc
thưởng thức cảnh đẹp hay nhiều vở diễn mà phải ln đặt mình vào nhà bình
luận với rất nhiều cảm nhận để đưa vào tác phẩm báo chí của mình.
+ Khi ở trường, chúng em phải đa năng vừa tự sản xuất, quay phim, lên kịch
bản, dựng. Sẽ được nhưng theo anh chị phóng viên và cũng từ chính bản thân
em thì sẽ khó khi làm việc trong mơi trường báo chí chun nghiệp vì áp lực
chạy tin bài, chuyên đề ra rất lớn, chúng ta sẽ không đủ để làm được tất cả
mọi việc. Nhưng nói thế khơng phải là bỏ qua, vì PV, BTV cần phải có tư duy
báo chí, tư duy hình ảnh tốt để phối hợp với quay phim và kĩ thuật dựng. Có
thể PV, BTV khơng quay phim nhưng ln bên cạnh để phối hợp với quay
phim, có thể họ cũng khơng dựng hồn chỉnh nhưng cũng dựng phần thơ,
định hình các cụm cảnh và cũng có thể ngồi dựng cùng kĩ thuật dựng. Nhìn
chung theo em thấy, ở đài Nhân dân ln có sự kiểm định tin bài gắt gao từ
trưởng phó phịng tới thư kí biên tập và lãnh đạo đài nên BTV, quay phim và
kĩ thuật dựng phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Vì em đã thấy nhiều tin bài bị

hủy, bị cắt bớt và phải giải trình.
+ Là sinh viên, việc quan tâm tới cơng việc sau này là cần thiết. Em có được
nghe anh chị PV nói là thơng thường cần phải thử việc 1 năm, sau đó là kí
hợp đồng vài tháng,…. Như vậy, rất cần sự tập trung, nhẫn nại và chịu khó
của bản thân để dấn thân vào nghiệp báo.
+ Mặc dù không thấy được việc kiểm tra đánh giá trực tiếp đối với quá trình
làm việc của các anh chị nhưng em thấy, báo chí khơng phải là cơng việc lúc
nào cũng phải động tay, động chân và tư duy. Không phải lúc nào PV cũng ở
tòa soạn theo lịch lao động, có thể làm tới đêm, làm từ sáng sớm và cũng có

17


thể ngày hơm đó PV chỉ viết kịch bản cho tin bài đăng kí diễn ra ngày hơm
sau. Sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng theo em đây là cơng việc cần độ tập
trung cao để mọi quy trình từ lên kịch bản, khảo sát, liên hệ, sản xuất được
trơn tru nhất.
+ Qua quá trình kiến tập, em học được cách làm việc của anh chị: rất linh hoạt
và cần sự thoải mái để tập trung; học được tư duy báo chí. Đó chính là kinh
nghiệm và cùng với khả năng của bản thân để thể hiện theo đúng bản chất của
mình.
+ Với bản thân em, em thấy cách làm của 1 số anh chị là không sai nhưng sự
cẩn trọng là chưa cao. Khi trong nhiều lần đi quay em hỏi chị đã lên kịch bản
khung chưa thì anh chị bảo là trong đầu hết rồi, mấy cái phóng sự này làm
quen rồi. Nhưng đến lúc dựng thì lại thiếu 1 số cụm hình, vì phải đủ thời
lượng tin bài nên chồng chéo các file phỏng vấn sát nhau. Em thấy tin bài này
ổn thôi nhưng để phong phú đa dạng hơn thì khơng có. Nhiều khi cịn thiếu
đối tượng phỏng vấn. Vậy nên với bản thân em, em vẫn cho rằng một kịch
bản khung cần được lên trước để chủ động.




Nhìn chung em cảm ơn nhà trường, trung tâm truyền hình Nhân Dân,
các anh chị PV đã giúp em có nhiều trải nghiệm và học hỏi được nhiều
kinh nghiệm hơn trong hoạt động báo chí.

18


Phần V: Các tác phẩm đã tham gia sản xuất trong thời gian kiến tập

ST
T
1

Tên tác phẩm

Thể loại

Hội sách mùa xuân –
Không gian dành cho
những người yêu sách
Khi người trẻ vẽ lại tranh
dân gian

Bài phản
ánh 2’

3


Làm báo trong xu thế cách
mạng cơng nghiệp 4.0

Bài phản
ánh 2’

4

Hịa nhạc kỉ niệm 45 năm
quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Italia

Tin 40’’

5

Ngành Thể dục – Thể thao
tổng kết công tác quý I 2018

Tin 40’’

6

Triển lãm “ Viễn cảnh xán
lạn – Nhiếp ảnh Đức trẻ
2017/2018

Tin 40’’

2


Bài phản
ánh 2’

Link youtube sau khi đã ghép 6 tin bài lại
/>7
Chương trình “ Đời sống
Chương
văn nghệ số 130 - Họa sắc trình 15’
Việt - Những điều xưa cũ
mới mẻ ”
Link youtube:
/>
19

Phát

Ghi chú
+ Tham gia thực
hiện quay hình ở
Hội sách
+ Tham gia thực
hiện quay hình.
+ Viết kịch bản lời
bình
+ Tham gia thực
hiện quay hình.
+ Viết kịch bản lời
bình
+ Tham gia thực

hiện quay hình.
+ Viết kịch bản lời
bình
+ Tham gia thực
hiện quay hình.
+ Viết kịch bản lời
bình
+ Tham gia thực
hiện quay hình.
+ Viết kịch bản lời
bình
+ Tham gia thực
hiện quay hình.
+ Viết kịch bản lời
bình của bài phản
ánh “ Vở kịch múa
Khơng tín hiệu ”



×