Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

BÁO cáo KIẾN tập học viện kỹ thuật quân sự (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.3 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Kiến tập sư phạm là một hoạt động thường niên nhằm giúp cho sinh
viên từng bước tiếp cận với thực tế giảng dạy ở trên lớp và hoạt động chuyên
môn của giảng viên ở các đơn vị giáo dục; tìm hiểu hoạt động của các khoa,
phịng, ban, các chức năng nhiệm vụ của trường cũng như các quan hệ công
tác của giảng viên... tạo nền tảng cho việc thực tập cuối khóa và cơng tác sau
khi tốt nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say
mê nghề nghiệp cho mỗi sinh viên đối với chuyên ngành được đào tạo.
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2018 – 2019, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền tổ chức cho sinh viên các lớp khóa K36 đi kiến tập sư phạm từ
ngày 1/10/2018 đến ngày 26/10/2018. Căn cứ vào quyết định số
3924/HVBCTT – ĐT, ngày 10/9/2018 của Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền về việc cử đoàn sinh viên đi kiến tập.
Trong đợt kiến tập tại Bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Học viện Kỹ
thuật quân sự lần này gồm 18 sinh viên, trong đó có 8 sinh viên lớp Tư tưởng
Hồ Chí Minh K36, 10 sinh viên lớp Chính trị Phát triển K36. Là thành viên
của đoàn kiến tập em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Học viện đề ra. Nhận
được sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của các Thầy Cô giáo trong Khoa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của trường Học viện Kỹ thuật quân sự, qua
đợt kiến tập em thu hoạch được như sau:
Phần I: Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội
Phần II: Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Học
viện Kỹ thuật quân sự
Phần III: Kế hoạch và nhật kí kiến tập
Phần IV: Nội dung kiến tập
Phần V: Đề xuất ý kiến với Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện
Báo chí và tuyên truyền.
Phần VI: Đánh giá của Ban chỉ đạo nơi sinh viên kiến tập
1




NỘI DUNG
PHẦN I
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Vài nét đặc điểm tự nhiên Thành Phố Hà Nội
1.1.
Vị trí địa lý, địa hình thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đơ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở vị
trí trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có có vị trí từ 20o53’ đến 21o23’
vĩ độ Bắc và 105o44’ đến 106o02 kinh độ Đơng, tiếp giáp với các tỉnh Thái
Bình, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc
Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình và Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách
thành phố cảng Hải Phòng 120km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào
tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92km 2, nằm ở cả hai bên bờ
sơng Hồng nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với độ cao
trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba
phần diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà,
hai bên sông Hồng và chi lưu các con sơng khác. Phần diện tích đồi núi phần
lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi
cao như Ba Vì (1281m), Gia Dê (707m), Chân Chim (462m), Thanh Lanh
(427m), Thiên Trù (378m),... Khu vực nội thành có một số gị đồi thấp như gò
Đống Đa, núi Nùng.
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù
phú và nổi tiếng từ lâu đời. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp đẹp, thuận lợi để
trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ và đầu
mối giao thông quan trọng của Việt Nam.


2.2.

Khí hậu

2


Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa về đầu
mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía Bắc của vành đai nhiệt
đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có
nhiệt độ cao. Và tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn,
trung bình 114 ngày.
2.

Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội năm 2018
6 tháng đầu năm 2018, Hà Nội phát triển toàn diện.
2.1. Về kinh tế
Theo UBND Thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế vĩ mô tiếp

tục ổn định; thu hút đầu tư tiếp tục tăng, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 9,9% so
với cùng kỳ, ước đạt 128,9 nghìn tỷ đồng; các tổ chức tín dụng trên địa bàn
hoạt động tốt, đảm bảo cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh; giá cả hàng
hóa và dịch vụ ổn định; cơng nghiệp, thương mại và du lịch tăng mạnh so với
cùng kỳ; nông nghiệp phát triển tốt, hướng vào chất lượng…Đặc biệt Thành
phố tiếp tục khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ văn
minh, hiện đại.
Ngành du lịch của Thủ đô cũng tiếp tục tăng mạnh do thực hiện hiệu quả
các chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch trong và ngồi nước.Cùng với
đó việc thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi

trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo
tồn diện.
2.2.

Về xã hội

Cùng với cơng tác cấp nước sạch thành phố xây dựng và triển khai kế
hoạch bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trong mùa
mưa. Đặc biệt công tác quản lý, duy trì cây xanh, cơng viên, vườn hoa, thảm
cỏ được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại, giảm cơng chăm sóc và tăng độ
phủ cây xanh.
3


Công tác an sinh xã hội luôn được thành phố đặc biệt chú trọng. Chất
lượng giáo dục tiếp tục nâng cao, hội nhập quốc tế về giáo dục được đẩy
mạnh. Các lĩnh vực văn hố tiếp tục phát triển, cơng tác lễ hội được quản lý
tốt hơn năm trước. Quốc phịng được củng cố an ninh chính trị, trật tự xã hội
được đảm bảo; đối ngoại được mở rộng.
3.

Vài nét khái quát về quận Bắc Từ Liêm, phường Cổ Nhuế 1.
3.1. Về quận Bắc Từ Liêm
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ Nam
của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây
giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp
sơng Hồng.Diện tích: 43,35 km²; Dân số: 320.414 người; Mật độ: 7.381
người/km². Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2,
Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây
Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.

Về tình hình kinh tế xã hội, Quận Bắc Từ Liêm đã được quy hoạch chung,
các quy hoạch phân khu đã và đang được phê duyệt, nhân dân trong Quận có
sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tuyệt đại bộ phận chấp
hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

3.2.

Về phường Cổ Nhuế 1
Thực hiện Nghị quyết 132/NQ – CP ngày 27 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành 02 quận và
23 phường trong đó xã Cổ Nhuế chia thành phường Cổ Nhuế 1 và phường Cổ
Nhuế 2. Từ ngày 01/4/2014 phường Cổ Nhuế 1 chính thức đi vào hoạt động
với diện tích tự nhiên là 2,3 km2. Hiện tại,phường Cổ Nhuế 1 có 20 tổ dân phố
với tên gọi là Tổ dân phố Hoàng 1 đến Tổ dân phố Hoàng 20. Dân số trên
34,901 người với 8,234 hộ.
Phường Cổ Nhuế 1 nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, cách trung tâm
hành phố 12 km. Phường Cổ Nhuế 1 có các tuyến đường chính: đường Phạm
4


Văn Đồng, đường Hoàng Quốc Việt, đường Trần Cung, đường Đặng Thùy
Trâm, đường Phạm Tuấn Tài để đi vào nội thành.
Từ ngày thành lập phường đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
ln nêu cao tinh thần đồn kết đồng lịng, vượt qua mọi khó khăn để xây
dựng phường phát triển về mọi mặt. Kinh tế phát triển theo hướng Thương
mại - Dịch vụ- Nơng nghiệp. Văn hóa -Xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh, quốc phịng
được đảm bảo. Cơng tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng
cường.Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn và có nhiều dự án
quan trọng của đất nước như: Dự án Bảo tàng lịch sử Quốc Gia, dự án Công

viên Hữu Nghị, dự án Tây Hồ Tây, dự án Thành phố Giao Lưu…với những
ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội, Cổ Nhuế 1 sẽ tiếp tục
phát triển bền vững để trở thành phường đô thị văn minh, hiện đại.

PHẦN II
NHẬN THỨC VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
1. Khái quát chung về Học viện Kỹ thuật quân sự
1.1.
Sự hình thành và phát triển của Học viện Kỹ
5

thuật quân sự


Học viện Kỹ thuật quân sự trực thuộc Bộ Quốc phịng Việt Nam, có tên
giao dịch quốc tế: Đại học Kỹ thuật Lê Qúy Đôn, là một trong những trường
đại học tổng hợp kỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam, một trường Đại học trọng
điểm quốc gia Việt Nam chuyên đào tạo kỹ sư, kỹ sư trưởng, thạc sĩ, tiến sĩ
và nghiên cứu khoa học các ngành khoa học kĩ thuật, kỹ thuật qn sự, cơng
nghiệp quốc phịng, các ngành kinh tế quốc dân, phục vụ sự nghiệp “cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” quân đội và đất nước Việt Nam. Học viện có một
sứ mạng quan trọng, đúng như học viện tuyên bố về sứ mạng hiện nay đó là:
“Học viện Kỹ thuật quân sự là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên
cứu phát triển, sản xuất chế thử, chuyển giao công nghệ tiên tiến và hội nhập
quốc tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát
triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam”.
Học viện được thành lập ngày 08 tháng 8 năm 1966 với tên gọi Phân
hiệu II Đại học Bách khoa, chuyên đào tạo kỹ sư quân sự phục vụ cho cuộc
Kháng chiến chống Mỹ.

Từ khi thành lập đến nay học viện đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và
có nhiều sự đổi thay:
-

Trong những năm 1965
Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo kỹ sư quân sự trong nước, kịp thời phục

vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước mắt và xây dựng quân
đội lâu dài ngày 08 tháng 8 năm 1966, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Đại
học và Trung tâm chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hội đồng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 164-CP thành lập “Phân hiệu II Đại
học Bách khoa” (tiền thân của Học viện Kỹ thuật quân sự ngày nay). Ngày 19
tháng 9 năm 1966, Bộ Đại học và Trung tâm chuyên nghiệp ra công văn số
128 – TCCN xác định rõ phân hiệu II Đại học Bách khoa có vị trí và quyền
hạn của một trường đại học về mọi mặt để đáp ứng với đặc điểm, yêu cầu,
nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho Quân đội trong thời điểm lịch
sử của Quân đội và đất nước lúc đó.
6


Trong những năm 1966 - 1975

-

Học viện vừa trong quá trình thành lập, xây dựng, vừa phục vụ thiết
thực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Ngày 28 tháng 10 năm 1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
Bộ Quốc phòng đã tổ chức thành lập phân hiệu II Đại học Bách khoa tại hội
trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đồng thời khai giảng khóa học đầu tiên.
Từ đó, ngày 28 tháng 10 hàng năm là ngày truyền thống của Học viện Kỹ

thuật quân sự.
Ngày 18 tháng 6 năm 1968, theo đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết
định số 88/CP chuyển Phân hiệu II Đại học Bách khoa thành trường Đại học
Kỹ thuật quân sự.
Trong những năm 1976 - 1985

-

Xây dựng trường Đại học Kỹ Thuật quân sự theo hướng cách mạng,
chính quy, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngày 15 tháng 12 năm 1981, theo đề nghị
của Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Bộ
Quốc phịng ban hành Quyết định số 412/QD-QP thành lập Học viện Kỹ
thuật quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật
quân sự. Theo quyết định này, kể từ ngày 01/01/1982, Học viện Kỹ thuật
quân sự trực thuộc Bộ Quốc phịng về mọi mặt.
Đến năm 1979, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 93/TT giao nhiệm
vụ đào tạo sau đại học cho một số học viện, nhà trường tronh đó có Học viện
Kỹ thuật quân sự được đào tạo phó tiến sĩ ở 8 chuyên ngành.
Từ năm 1976 – 1985, nhà trường đã đào tạo được trên 2.000 kỹ sư quân
sự (2.177) ở 23 chuyên ngành kĩ thuật quân sự với hàng trăm học viên ở các
loại hình đào tạo. Tính đến năm 1985, nhà trường đã có 819 cán bộ, giáo viên
(2 tiến sĩ, 101 phó tiến sĩ, 59 giáo viên đag kiến tập bậc 2 và nghiên cứu
sinh).
7


Từ những năm 2008 đến nay:


-

Học viện ngày một phát triển vững mạnh về mọi mặt:
Ngày 31/1/2008 Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ký cơng
văn bổ sung Học viện Kỹ thuật quân sự vào danh sách các trường đại học
trọng điểm quốc gia (2008), trở thành một trong mười trường trọng điểm quốc
gia. Nhiều nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã về thăm và làm việc với
Học viện, đã khẳng định vai trò to lớn của Học viện trong xây dựng, phát
triển Quân đội, củng cố và xây dựng nên quốc phịng tồn dân, góp phần vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp
đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Từ ngày thành lập đến nay, Học viện đã vinh dự đón nhận nhiều danh
hiệu cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng như:
- 01 Huân chương Hồ Chí Minh;
- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất;
- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì;
- 01 Huân chương Độc lập hạng Ba;
- 02 Huân chương Quân công hạng Nhất;
- 01 Huân chương Quân công hạng Nhì;
- 01 Huân chương Lao động hạng Ba;
- 03 Hn chương Chiến cơng: hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
- 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất của Nhà nước Lào;
- 01 Huân chương Ăng co hạng Nhì của Nhà nước Campuchia;
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì đổi mới...
1.2.
1.2.1.

Về mục tiêu và chức năng, nhiệm vụ chung của Học viện Kỹ
thuật quân sự

Mục tiêu

Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chỉ huy quản lý kĩ thuật chất lượng cáo
có trình độ đại học, sau đại học cho Qn đội và Đất nước; có bản lĩnh chính
trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng
sản Việt Nam, với Tổ quốc, với Nhân dân; có trình độ kiến thức nền vững
chắc, kiến thức chun ngành chun sâu, có tác phong chính quy và có năng
lực tồn diện trong chỉ huy, quản lý, tổ chức điều hành và huấn luyện bộ đội;
có sức khỏe tốt; có khả năng tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và
8


thích nghi với mọi hồn cảnh; có khả năng phát triển thành chuyên gia đầu
ngành hoặc đảm nhiệm được các chức vụ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng
Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ

Đào tạo cán bộ kỹ sư và quản lý kỹ thuật có trình độ đại học, sau đại
học:
+ Đào tạo Kỹ sư quân sự: 42 chuyên ngành
+ Đào tạo Kỹ sư dân sự: 25 chuyên ngành
+ Đào tạo Thạc sĩ: 17 ngành
+ Đào tạo Tiến sĩ: 12 ngành
Nhiên cứu khoa học, tư vấn khoa học kỹ thuật, triển khai dịch vụ khoa
học cơng nghệ...phục vụ quốc phịng – an ninh và kinh tế - xã hội.
1.2.3.

Phương chân giáo dục – đào tạo của Học viện


Cơ bản, hệ thống, toàn diện và chuyên sâu.
1.3.
1.3.1.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của Học viện
Ban giám đốc

Giám đốc Học viện: Trung tướng, GS.TSKH Nguyễn Cơng Định
Chính ủy Học viện: Thiếu tướng, ThS Cao Minh Tiến
Phó Chính ủy Học viện: Thiếu tướng Phạm Ngọc Thắng
Phó giám đốc phụ trách Khoa học cơng nghệ và Hợp tác quốc tế: Thiếu
tướng, PGS.TS Lê Kỳ Nam
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Lạc
Hồng
Phó giám đốc phụ trách Đào tạo: Đại tá, PSG.TS Lê Minh Thái
Phó giám đốc phụ trách Quân sự - Hành chính: Thiếu tướng Trần Tuấn

1.3.2.

Khối cơ quan chức năng

Phịng chính trị; Phịng Đào tạo; Phịng Hậu cần; Văn phòng; Phòng Kỹ
thuật; Phòng Khoa học Quân sự; Phòng Sau đại học; Phịng Thơng tin Khoa
học Qn sự, ban Tài chính; Cơ sở II – Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Quản
lý dự án; Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý lưu học sinh QS; Phòng Khảo
9


thí và đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo; Ban Quản lý dự án Đầu tư hiện

đại hóa các phịng thí nghiệm; Trung tâm Cơng nghệ thơng tin.
1.3.3.

Khối Khoa, Viện, Trung tâm

Khoa: Khoa Hóa – Lý kỹ thuật (K11); Khoa Công nghệ tin học (K12);
Khoa Ngoại ngữ (K13); Khoa Cơ khí (K21); Khoa Vũ khí (K22); Khoa Động
lực (K23); Khoa Hàng không vũ trụ (K24); Khoa Vô tuyến điện tử (K31);
Khoa Kỹ thuật điều khiển (K32); Khoa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
(K51), Khoa Cơng tác Đảng – Cơng tác Chính trị (52); Khoa Qn sự (K6);
Khoa Chỉ huy Tham mưu kỹ thuật (K7).
Viện: Viện Công nghệ Mơ phỏng;Viện Kỹ thuật cơng trình đặc biệt;
Viện Tích hợp hệ thống.
Trung tâm: Trung tâm Công nghệ; Trung tâm huấn luyện 125 – Vĩnh
Phúc.
1.3.4.

Khối Hệ, Tiểu đoàn

Tiểu đoàn: Tiểu đoàn 1 (d1); Tiểu đoàn 2 (d2); Tiểu đoàn 3 (d3); Tiểu
đoàn 4 (d4).
Hệ: Hệ Quốc tế (hệ 3); Hệ Quản lý học viên IV (hệ 4); Hệ Quản lý học
viên Sau đại học (hệ 5).
1.4.

Các loại hình đào tạo

Đào tạo Học viên quân sự: Đào tạo Tiến sĩ; đào tạo cao học; đào tạo đại
học; đào tạo chuyển cấp, văn bằng 2; đào tạo cao đẳng; đào tạo chỉ huy tham
mưu kỹ thuật - quản lý; bồi dưỡng sau đại học.

Đào tạo sinh viên dân sự: Đào tạo hệ dân sự (đại học và cao đẳng)
+ Đào tạo đại học: Thời gian đào tạo 5 năm, mỗi năm được chia thành 2
học kỳ (học kỳ 1 bắt đầu 4/9 và kết thúc 15/1, học kỳ 2 bắt đầu từ 16/1 và kết
thúc 30/6). Chương trình đào tạo được chia thành 4 khối kiến thức: các môn
học khối kiến thức cơ bản; Các môn học khối sơ sở ngành và chuyên ngành;
Các môn học khối kiến thức chuyên ngành theo hướng đào tạo Khối kiến
thức về Khoa học xã hội – Nhân văn và Giáo dục quốc phòng.
10


Các ngành đào tạo bậc đại học: Kỹ thuật xây dựng (CN Xây dựng dân
dụng và công nghiệp); Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng (CN Cầu
đường); Cơng nghệ kỹ thuật hóa học (CN Cơng nghệ hóa học); Cơng nghệ kỹ
thuật môi trường (CN kĩ thuật môi trường); Công nghệ thơng tin (CN dữ liệu,
CN An tồn thơng tin, Công nghệ Phát triển ứng dụng đa phương tiện); Hệ
thông tin (CN Hệ thống thông tin quản lý); Kỹ thuật phần mềm (CN Phần
mềm); Khoa học máy tính (CN Khoa học tri thức, CN Công nghệ game và
mô phỏng); Truyền thơng và mạng máy tính (CN cơng nghệ mạng); Kĩ thuật
cơ khí (CN Cơng nghệ chế tạo máy, CN Ơ tô); Kỹ thuật cơ điện tử (CN cơ
điện tử); Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (CN Điện tử vi sinh, CN Điều
khiển cơng nghệ, CN Tự động hóa).
+ Đào tạo sau đại học: Đào tạo Cao học gồm 17 chuyên ngành: Công
nghệ Vật liệu vô cơ; Cơ học vật thể rắn; Công nghệ chế tạo máy (Chế tọa
máy, vũ khí, đạn, khí tài quang, cơ điện tử...); Kỹ thuật xe máy qn sự, cơng
binh (Ơ tơ, xe máy công binh, máy xây dựng, động cơ nhiệt, máy tàu hỏa...);
Tự động hóa; Điều khiển các thiết bị bay; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật rađa –
dẫn đường; Xây dựng sân bay; Xây dựng cơng trình ngầm, mỏ và cơng trình
đặc biệt (Cơng trình quốc phịng, cơng trình đặc biệt, cầu hầm, địa kỹ
thuật...); Xây dựng đường ô tô và đường thành phố; Khoa học máy tính; Hệ
thống thơng tin; Cơng nghệ Hóa học; Tổ chức chỉ huy kĩ thuật (Quản lý kinh

tế kĩ thuật); Quản lý Khoa học và Công nghệ.
+ Đào tạo Tiến sĩ gồm 15 chuyên ngành: Tốn học tính tốn; Bảo đảm
tốn học cho máy tính và hệ thống tính tốn; Tự động hóa; Điều khiển các
thiết bị bay; Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu; Kỹ thuật điện tử; Kỹ
thuật Ra đa – dẫn đường; Công nghệ chế tạo máy; Cơ học vật thể rắn; Cơ học
kỹ thuật; Cơ học kỹ thuật (Vũ khí); Cơ học kỹ thuật (Đạn); Kỹ thuật xe máy
quân sự, công binh; Kỹ thuật động cơ nhiệt; Xây dựng cơng trình đặc biệt;
Xây dựng sân bay; Tổ chức chỉ huy, kỹ thuật.
1.5.

Hợp tác quốc tế

11


Nhằm không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên
cũng như nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, Học
viện Kỹ thuật quân sự đã tăng cường quan hệ hợp tác Quốc tế trong và ngoài
nước:
Hợp tác với các Trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong cả
nước như: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm
KHKT&CNQS, Đại học Quốc gia, Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng Hà
Nội...
Gửi đào tạo cán bộ kỹ thuật một số ngành mũi nhọn tại LB Nga,
Belarys, Ucraina, Australia, Nhật Bản, AIT, Trung Quốc, Cộng hòa Séc...
Học viện đặc biệt chú ý đến phát triển hợp tác quốc tế. Hoạt động hợp
tác quốc tế của Học viện được thể hiện qua các hình thức sau: Trao đổi sinh
viên và cán bộ giảng dạy; Trao đổi thông tin và kinh nghiệm; Phát triển các
chương trình học thuật và nghiên cứu chung; gửi cán bộ, giáo viên đi thực tập
tại các trường ĐH, các cơ sở nghiên cứu ở nước ngoài; Tổ chức, tham gia hội

thảo, hội nghị quốc tế, hội nghị khoa học chuyên đề; Tiến hành các dự án
nghiên cứu chung; Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ...
Liên kết với một số trường đại học có uy tín như đại học Bách khoa Hà
Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Tổng hợp Bauman (BTU),
Học viện Hàng không Moscow (MAI) trong tổ chức đào tạo liên thông hai
giai đoạn, phối hợp đào tạo nghiên cứu sinh, cũng như trong chuyển giao các
giáo trình, tài liệu, thiết bị thí nghiệm, chuyển giao công nghệ.
2.

Vài nét về Khoa Mác - Lênin – Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1.
Giới thiệu chung về khoa
Quyết định thành lập khoa: Ngày 28/10/1966.
Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được tách từ Khoa Khoa học

Xã hội và nhân văn theo quy định số 1559 ngày 03/07/2003 của Giám đốc
Học viện Kỹ thuật quân sự. Những năm qua, Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh không ngừng phát triển đội ngũ giáo viên về cả về số lượng và chất
lượng. Biên chế của Khoa gồm 1 Chủ nghiệm khoa, 01 Phó Chủ nhiệm khoa

12


và 04 Bộ môn trực thuộc. Hiện nay tổng số biên chế của Khoa là 31 đồng chí:
Tong đó có 30 giáo viên và 1 văn thư.
Đội ngũ cán bộ Khoa có 8 sỹ quan cấp thượng, đại tá; 10 sỹ quan cấp
thiếu, trung tá; 10 sỹ quan cấp úy; 02 viên chức quốc phòng; 01 quân nhân
chuyên nghiệp. Về học vị có: 02 PGS; 12 tiến sỹ; 14 thạc sỹ; 02 cử nhân; 05
kỹ sư. Về chức danh khoa học có: 08 giảng viên chính; 17 giảng viên; 05 trợ
giảng. Trực tiếp giảng dạy là 29 đồng chí.


2.2.

Chức năng nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính trị của Khoa là giảng dạy và tham gia các hoạt động
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trọng tâm là giảng dạy các mơn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các đối tượng thuộc các
loại hình đào tạo của Học viện nhằm góp phần trang bị thế giới quan, phương
pháp luận khoa học, nâng cao trình độ lý luận, xây dựng bản lĩnh chính trị
cững vàng cho học viên, sinh viên; nghiên cứu và hướng dẫn học viên nghiên
cứu, lý giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình đổi mới,
hội nhập của đất nước, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hướng dẫn học
viên, sinh viên thi Ơlympic các mơn Khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; tham gia giảng dạy các mơn chun đề chính trị - pháp luật cho cán
bộ, giáo viên Học viện.

Khen thưởng năm 2012 – 2013
TT

1
2

Đơn vị

Nội dung khen
thưởng

Hình thức
khen

thưởng
Bộ
mơn Hồn thành xuất sắc Đơn vị tiên
KTCT
nhiệm vụ năm học
tiến
2011- 2012.
Bộ
môn Đã đạt thành tích
GK
CNXH KH tiêu biểu trong đợt
thi đua cao điểm
13

Cấp
khen
thưởng
HV
HV

Số QĐ

2795
QĐ-KT
1717
QĐ-HV


3


4

“Ghi sâu lời Bác,
quyết tâm thi đua
giành 3 nhất”
Bộ môn tư Đã đạt thành tích
GK
tưởng Hồ tiêu biểu trong học
Chí Minh tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ
Chí Minh năm 2013
Bộ mơn tư Hồn thành xuất sắc
tưởng Hồ nhiệm vụ năm học
Đơn vị
Chí Minh
2012- 2013.
quyết thắng

HV

1507
QĐ-HV

2795
HV

QĐ-KT

Khen thưởng 2013 – 2014
TT


1

2

3

Đơn vị

Nội dung khen
thưởng

Hình thức
khen
thưởng
GK

Bộ
mơn Đã có thành tích tốt
KTCT
trong đợt thi đua cao
điểm
Bộ
mơn Có thành tích tốt
GK
CNXH KH trong phong trào thi
đua quyết thắng
năm học 2013-2014
Bộ
mơn Có thành tích xuất

Đơn vị
Triết học
sắc trong phong trào quyết thắng
thi đua quyết thắng
năm học 2013-2014

Khen thưởng 2014 – 2015

14

Cấp
khen
thưởng
HV

Số QĐ
95
QĐ-HV

HV

2888
QĐ-HV

HV

2888
QĐ-HV



TT

Đơn vị

Nội dung khen
thưởng

Hình thức
khen
thưởng

1

Khoa MácLênin, tư
tưởng Hồ
Chí Minh

2

Bộ
mơn Đạt thành tích xuất ĐVQT
CNXHKH sắc trong phong trào
thi đua quyết thắng
năm học 2014-2015
Bộ
mơn Đã có thành tích tốt GK
KTCT
trong đợt thi đua cao
điểm


3

Đạt thành tích xuất Cờ thi đua
sắc trong phong trào
thi đua quyết thắng
năm học 2014-2015

2.3.

Cấp khen
thưởng

Số QĐ

HV

3243
QĐ-HV

HV

3243
QĐ-HV

HV

513
QĐ-HV

Lãnh đạo khoa


Chủ nhiệm khoa: Đại tá, PGS.TS Trần Văn Riễn
Phó chủ nhiệm khoa: Đại tá, GVC.TS Đoàn Quốc Thái
2.4.

Các tổ bộ môn

Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Bộ môn Triết học
Bộ mơn Kinh tế chính trị
Bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh
3.

Vài nét về bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc khoa Mác – Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm bộ mơn: Thượng tá, GVC.TS Đàm Trọng Tùng.
3.1.

Chức năng nghiệm vụ
15


Tham gia giảng dạy các mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho các đối
tượng đào tạo từ bậc cao đẳng đến sau đại học.
Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học
viên nghiên cứu trong, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Tham gia hướng dẫn thực tập cho sinh viên chuyên ngành khoa học
xã hội và nhân văn.

3.2.

Thành tích tiêu biểu

+ 04/01/2006 được Giám đốc Học viện KTQS tặng giấy khen vì đã
đạt nhiều thành tích trong đợt thi đua đột kích “Học viện Kỹ thuật Quân
sự chính quy, mẫu mực”.
+ 23/08/2006 được chính ủy Học viện KTQS tặng bằng khen vì đã
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2005 – 2006.
+ 23/06/2008 được chính ủy Học viện KTQS tặng giấy khen vì
đãcó nhiều thành tích trong đợt thi đua cao điểm “Hành động kiểu mẫu”.
+ 17/10/2008 được chính ủy Học viện KTQS tặng danh hiệu
ĐVQT vì đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2007 – 2008.
+ Học viện KTQS tặng cờ thi đua năm học 2014 – 2015

16


PHẦN III
KẾ HOẠCH VÀ NHẬT KÍ KIẾN TẬP
1.

Thời gian và địa điểm kiến tập
Theo sự phân công của Học viện Báo chí và Tuyên truyền lớp Tư

tưởng Hồ Chí Minh K36 có q trình kiến tập kéo dài từ ngày
01/10/2018 đến hết ngày 26/10/2018.
Địa điểm kiến tập của cá nhân sinh viên là tại trường Học viện Kỹ
thuật quân sự, cụ thể là tại bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, trực thuộc
Khoa Mác Lênin – Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.

Kế hoạch kiến tập
2.1.
Kế hoạch kiến tập chung
Tìm hiểuvà tiếp cận thực tế quá trình giảng dạy trên lớp và các hoạt

động chun mơn của giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố,
các trường đại học và cao đẳng mà cụ thể của cá nhân sinh viên là
trường Học viện Kỹ thuật quân sự.
Tìm hiểu hoạt động của khoa và của nhà trường để hiểu biết về
nhiệm vụ và các quan hệ công tác của giảng viên tạo cơ cở cho đợt thực
tập cuối khóa và cơng tác sau khi tốt nghiệp. Đồng thời nâng cao ý thức
học tập bồi dưỡng tinh thần say mê học tập.
Mỗi sinh viên được bố trí và sinh hoạt như một thành viên của cơ
quan có chun mơn kiến tập; chịu sự điều hành của khoa, sự chỉ đạo
của Ban chỉ đạo kiến tập của cơ quan kiến tập bố trí cơng việc, xét duyệt
kế hoạch kiến tập, tham gia các hoạt động xã hội khác theo yêu cầu của
cơ sở thực tập.
2.2.

Kế hoạch cụ thể (Nhật kí kiến tập)
Phụ lục kèm theo

17


PHẦN IV
NỘI DUNG KIẾN TẬP
1.


Hoạt động dự giảng
BUỔI 1

I.

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài học: Bài 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
Giảng viên: Thầy Hồ Viết Thanh
Giảng đường: H9 402
Tiết: 4+5+6
Nội dung bài giảng
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Cơ sở lý luận
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin
2. Cơ sở thực tiễn
+ Thế giới
+ Việt Nam
Thầy đặt câu hỏi đối với sinh viên: Tại sao Hồ Chí Minh chỉ nghiên cứu chủ
nghĩa Mác – Lênin mà khơng phải là tinh hoa văn hóa nhân loại?
II. Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định đến thắng lợi
của cách mạng Việt Nam
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác
– Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
+ Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân đồng
thời là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam
+ Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nên tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động
+ Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức theo 5 nguyên tắc Đảng kiểu mới

của Lênin (Nguyên tắc: Tập trung dân chủ; Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách; Tự phê bình và phê bình; Kỷ luật, tự giác nghiêm minh; Đồn kết thống
nhất trong Đảng)
+ Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân lao động
+ Phải thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
18


BUỔI 2
Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ

II.

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Giảng viên: Thầy Vũ Văn Tuấn
Giảng đường: H9 201
Tiết: 4+5+6
Nội dung bài giảng:
Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ
+ Quy luật chung
Thầy đặt câu hỏi: Quy luật chung là gì?
+ Quy luật riêng
Thầy đặt câu hỏi: Đặc điểm riêng của Việt Nam là gì?
2. Bước đi, biện pháp
+ Bước đi
+ Biện pháp


BUỔI 3
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
Giảng viên: Thầy Đàm Thế Vinh
Giảng đường: H5 315
Tiết: 1+2+3
Nội dung bài giảng:
1. Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định đưa cách mạng Việt Nam
đến thắng lợi
Thầy đặt câu hỏi: Thông qua lịch sử minh chứng sự ra đời của Đảng cộng sản
như thế nào?
+ Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt”
Thầy đặt câu hỏi: Tại sao lại phải tổng kết, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin?
+ Đảng ra đời là sản phẩm kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào
công nhân và phong trào yêu nước
19


BUỔI 4
Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá

I.

II.

độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Giảng viên: Thầy Đàm Trọng Tùng
Giảng đường: H9 402

Tiết: 1+2+3
Nội dung bài giảng:
Cơ sở hình thành
1. Cơ sở lý luận
+ Truyền thống văn hóa dân tộc
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin
Thầy đặt câu hỏi: Nguồn gốc sâu xa ra đời chủ nghĩa xã hội
2. Cơ sở thực tiễn
+ Thế giới
+ Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
+ Đặc trưng, bản chất, mục tiêu
+ Động lực
BUỔI 5

1.

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Giảng viên: Thầy Đàm Trọng Tùng
Giảng đường: H9.604
Tiết: 4+5+6
Nội dung bài giảng:
Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam
đến thắng lợi
+ Lênin phát triển chủ nghĩa Mác – Ăng ghen vcar về lý luận và thực
tiễn


2.

+ Cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX – XX
+ Cách mạng thế giới
+ Vai trò
+ Ý nghĩa
Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
20


Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào u nước
+ Vị trí, vai trị
+ Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh
+ Phong trào yêu nước
3. Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghãi Mác – Lênin
+ Trách nhiệm của mỗi người
+ Vì sao
+ u cầu
BUỔI 6

I.

2.

II.
1.
2.
3.
4.
5.


III.

Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bài học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
Giảng viên: Thầy Hồ Viết Thanh
Giảng đường: H9 403
Tiết: 4+5+6
Nội dung bài giảng:
Cơ sở hình thành
1. Cơ sở lý luận
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin
+ Truyền thống đoàn kết, thủy chung, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam
+ Tinh hoa văn hóa nhân loại
Cơ sở thực tiễn
+ Qua trình tìm đường cứu nước
+ Chứng kiến cách mạng Việt Nam thất bại
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết
Vai trị
Lực lượng đồn kết
Hình thức
Ngun tắc
Mối quan hệ đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
Thầy đặt câu hỏi: Ba dòng thác cách mạng, ba mũi giáp cơng, 3 vùng
chiến lược là gì?
Vận dụng
2. Tham quan, thực tế
Trong quá trình kiến tập tại Học viện Kỹ thuật quân sự em đã đi tham quan
khuôn viên Học viện: Nhà ăn, sân bóng, nhà truyền thống Học viện,...để hiểu
biết thêm về học viện và các hoạt động ngoại khóa của sinh viên


21


PHẦN V
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN VỚI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ VÀ HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
1.

Đề xuất ý kiến với Học viện Kỹ thuật quân sự
Trong quá trình kiến tập tại Học viện, chúng em ln nhận được sự giúp

đỡ, hướng dẫn tận tình, chu đáo của các thầy cơ giáo, nhận được sự chào đón
nồng hậu, thân ái của các bạn sinh viên.
22


Học viện Kỹ thuật quân sự là một môi trường học tập, rèn luyện lý
tưởng. Trong thời gian tới, em rất mong muốn sẽ được tiếp tục có cơ hội quay
lại trường để học tập, rèn luyện. Và sau một thời gian kiến tập ở đây em cũng
xin đưa ra một vài đề xuất sau:
Một là: Nội dung bài giảng cần tiếp tục được xây dựng theo hướng gắn
lí luận với thực tiễn: Đối tượng tiếp cận ở đây chủ yếu là những sinh viên
chưa từng được tiếp cận với phương pháp học đại học và cịn nhiều bỡ ngỡ.
Vì vậy, việc trang bị một nền tảng lí luận vững chắc là vấn đề quan trọng hơn
cả.
Hai là: Học viện cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học,
đặc biệt là công tác nghiên cứu để xây dựng đề cương bài giảng, giáo trình
phục vụ cho cơng tác giảng dạy và học tập.
Em xin chân thành cảm ơn quý trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

nhất để em hồn thành chương trình kiến tập của mình đúng thời hạn.
Em xin kính chúc nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh, đào tạo,
bồi dưỡng ra các thế hệ cán bộ Đồn: “Tâm trong – Trí sáng – Hồi bão lớn”.
2.

Đề xuất ý kiến với Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đối với sinh viên năm thứ 3, đây là năm bản lề giúp cho sinh viên làm

quen với môi trường giảng dạy, cho nên việc tổ chức cho sinh viên đi kiến tập
sư phạm là việc rất cần thiết, nhằm giúp cho sinh viên nắm được thực tiễn.
Đồng thời đây là cơ sở, nền tảng cho việc thực tập tiếp theo ở năm sau. Giúp
cho sinh viên làm quen với công việc mà bản thân từng thành viên sẽ làm sau
khi tốt nghiệp ra trường. Qua thời gian kiến tập sư phạm tại Học viện Kĩ thuật
quân sự, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau:
Một là: Đề nghị Học viện phối kết hợp với các trường, đơn vị nơi dự
định sẽ gửi sinh viên về kiến tập, cho phù hợp khớp với thời gian học lịch học
ở trường nơi có sinh viên kiến tập. Đặc biệt Học viện nên bố trí thời gian kiến
tập, cho sinh viên trùng với các chuyên ngành mà bản thân từng sinh viên đã
và đang được đào tạo, có như vậy sinh viên đi kiến tập, mới được tiếp xúc dự
giờ nhiều hơn ở các chuyên ngành mà sinh viên đang được đào tạo.
23


Hai là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cái nôi đào tạo ra những
cán bộ, giảng viên làm cơng tác giảng dạy các mơn lý luận chính trị. Vì vậy,
để tạo cho sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm vị trí cơng tác được
giao thì yêu cầu bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, Học viện
cần tăng cường công tác giảng dạy sư phạm.
Thực tế hiện nay việc cọ sát với nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cịn rất
hạn chế vì vậy khi về kiến tập bản thân em vẫn chưa thể hình thành được kĩ

năng của một giảng viên: Soạn giảng, giảng bài, tổ chức lớp học...Vì vậy em
kiến nghị Học viện cần tăng cường phần học nghiệp vụ sư phạm và tổ chức
lớp học phần này từ ngay đầu năm 3. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả của đợt
kiến tập đồng thời sớm hình thành cho sinh viên những kĩ năng cơ bản nhất
về nghề nghiệp
Ba là: Phòng đào tạo, khoa chủ quản cần thường xuyên có liên lạc với
đồn kiến tập, một mặt kiểm tra thường xun cơng tác, ăn ở, đi lại một mặt
có thể giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

24


KẾT LUẬN
Sau 4 tuần kiến tập tại Học viện Kỹ thuật quân sự, được sự hướng dẫn,
giúp đỡ cả các thầy cô giáo, bản thân em được trang bị thêm những kiến thức
làm cơ sở cho việc thực tập cuối khóa cũng như cơng việc sau khi tốt nghiệp
ra trường.
Em nhận thức được rằng: Đối với một giảng viên ngoài việc tiếp thu các
kiến thức sách vở thì phải khơng ngừng trau dồi phương pháp giảng dạy, tác
phong của một người giảng viên; bên cạnh đó hoạt động quản lý lớp cũng hết
sức quan trọng bởi góp phần khơng nhỏ vào chất lượng của bài giảng chính là
ý thức của học viên. Nó địi hỏi giảng viên phải có kiến thức sư phạm, nắm
được tâm lý cũng như có khả năng điều hành lớp.
Một đặc thù của giảng dạy chính trị ở chỗ: ngồi kiến thức chun mơn
cần phải có sự hiểu biết thực tiễn để làm cho bài giảng của mình khơng cịn là
những bài giảng khơ khan, khó hiểu nữa mà phải trở nên sinh động, gần gũi.
Vì vậy, để hồn thành tốt cơng việc sau này, bản thân mỗi sinh viên chúng em
phải không ngừng trau dồi kiến thức lý luận và thực tiễn ngay từ bây giờ.
Những kết quả nêu trên của đợt kiến tập đối với bản thân em cũng như
các bạn sinh viên cho thấy kế hoạch của Học viện tổ chức cho sinh viên đi

kiến tập tại các trường chính trị tỉnh, thành phố; các trường đại học,... là hết
sức cần thiết, mang lại ý nghĩa thiết thực. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn
Học viện Báo chí và Tun truyền, Phịng đào tạo Học viện báo chí và Tuyên
truyền, Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh - Học viện Báo chí và Tuyên truyền và
Học viện Kĩ thuật quân sự đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em
hoàn thành tốt đợt kiến tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

25


×