Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Môn công nghệ chính trị CÔNG NGHỆ TRONG bỏ PHIẾU bầu cử ở mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.54 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: CƠNG NGHỆ CHÍNH TRỊ
CƠNG NGHỆ TRONG BỎ PHIẾU BẦU CỬ Ở MỸ
VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

1


MỞ ĐẦU
1. Khái niệm và nguyên tắc của chế độ bầu cử
Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại
diện. Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi
khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý).
Thứ nhất, khái niệm của chế độ bầu cử
Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại
diện. Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi
khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để
chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và
công bằng.
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một vấn đề cơ bản nhất của
Hiến pháp. Quyền lực đó phải có các hình thức và biện pháp thực hiện nhất
định. Cho đến có hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước thuộc về mình: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực
tiếp tức là nhân trực tiếp thực thi bằng cách bỏ phiếu phúc quyết. Đây là
cách thức chưa phổ biến hiện nay. Thứ hai, dân chủ gián tiếp, tức là nhân
dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện, những người đại diện này thay
mặt cho nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm giải quyết các cơng việc của nhà
nước. Hình thức dân chủ gián tiếp này cịn đươc gọi là hình thức dân chủ đại
diện. Đó là một trong những hình thức thực hiện quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân. Phương pháp bầu cử trở thành một trong những hình thức thực
hiện quyền tự do dân chủ, một trong những biểu hiện quyền con người trong


lĩnh vực chính trị - quyền tự do dân chủ. Cho đến hiện nay ở các nước dân
chủ tư sản cũng như ở các nước dân chủ xã hội chủ nghĩa bầu cử được sử
dụng một cách rộng rãi như là một biện pháp nhân dân trao quyền lực nhà
nước cho các cơ quan nhà nước. Bầu cử trở thành một chế độ bầu cử một
hình thức hoạt động quan trọng của xã hội dân chủ, một phương pháp phổ

2


biến nhất hiện nay để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân.
Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã
hội được hình thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập
danh sách cử tri, cho đến khi kết thúc việc xác định được danh sách những
người trúng cử. Qua những mối quan hệ xã hội đó cho phép khái quát được
chế độ bầu cử được hình thành qua các cuộc bầu cử của một đất nước là chế
độ bầu cử dân chủ không áp đặt, nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình
tìm ra được những người xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay mặt
nhân dân quản lý và điều hành đất nước.
Thực ra nguyên tắc bầu cử đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời chiếm
hữu nơ lệ. Ngồi chính thể quân chủ là phổ biến, ngay từ thời kỳ này đã tồn
tại chính thể cộng hồ, với Viện Ngun lão bao gồm đại diện của những
chủ nô quý tộc, đại diện nhân dân (Commita centuria), và bao gồm cả đại
diện của những người cầm vũ khí. Nhưng mãi cho đến hiện nay kể từ cách
mạng tư sản mới trở một trong những biện pháp quan trọng để nhân dân có
thể thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình.
Mục tiêu của cách mạng tư sản là phế bỏ chế độ truyên ngôi, thế tập,
khẳng định quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Những người cầm
quyền nhà nước thực sự chỉ có thể có được quyền lực nhà nước từ nhân dân.
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách bầu ra những người đại

diện thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
Khác với chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư sản được tổ chức và
thành lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực. Vì vậy, đối tượng bầu cử
trong nhà nước tư sản được áp dụng rộng rãi hơn. Không những chỉ trực tiếp
bầu ra các nghị sĩ như trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cử tri của nhà nước
tư bản còn bầu ra các quan chức cao cấp khác như tổng thống, các thị
trưởng. Như vậy có thể suy ra rằng, số lần bầu cử được tỷ lệ thuận với mức
độ phân quyền của mỗi quốc gia. Càng phân quyền bao nhiêu, càng có bầu
3


cử nhiều bấy nhiêu và sự hạn chế quyền lực nhà nước càng được gia tăng
bấy nhiêu.
Ở chế độ nhà nước Việt Nam , tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Cũng như những hiện tượng khác, quyền lực xã hội thuộc về nhân dân phải
có hình thức thực hiện. Có hai hình thức mà nhân dân dùng để thực hiện
quyền lực Nhà nước của mình: trực tiếp và gián tiếp, tạo nên hai hình thức
dân chủ cơ bản của xã hội đương đại: Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định những vấn đề thuộc chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước là hình thức dân chủ trực tiếp. Hình thức thứ hai
được thể hiện bằng việc nhân dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện,
thay mặt nhân dân giải quyết các công việc của Nhà nước, được gọi là dân
chủ đại diện.
Cả hai hình thức nêu trên đều dùng biện pháp bỏ phiếu để thực hiện
quyền lực Nhà nước. Đồng thời với ý nghĩa nêu trên, bầu cử còn là phương
pháp thành lập nên các cơ cấu của bộ máy Nhà nước. Đây là phương pháp
dân chủ thể hiện quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, khác biệt hoàn tồn
với biện pháp truyền ngơi, thế tập với quyền lực thần bí do nhà trời định
đoạt, tạo thành hình thức chính thể quân chủ. Với bầu cử cho phép chúng ta
xác định chính thể dân chủ cộng hồ. Với tầm quan trọng như vậy, bầu cử

trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong chế độ xã hội dân chủ
đương đại, góp phần khơng nhỏ cho việc xây dựng chế độ xã hội tiên tiến,
trong đó lẽ đương nhiên có cả chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Với phương
pháp này chính quyền được tổ chức ra là một chính quyền hợp pháp. Và
chính các hoạt động bầu cử được hình thành dần dần thành một chế độ bầu
cử, một phần của chế độ xã hội. Qua những cuộc bầu cử diễn ra ở mỗi quốc
gia cho phép chúng ta xác định chế độ bầu cử.
Hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân trực tiếp giải quyết các cơng
việc của nhà nước, hiện nay áp dụng rất cịn hạn chế. Hình thức dân chủ gián
tiếp mà loại hình biểu hiện của nó là dân chủ đại diện, hiện nay được áp
4


dụng hết sức rộng rãi. Bầu cử chỉ định ra những người lãnh đạo quốc gia.
Theo Hiến pháp và luật lệ của các nhà nước dân chủ, các đại diện do nhân
dân bầu ra phải có trách nhiệm chèo lái con thuyền quốc gia. Các nhân vật
này không phải là những bù nhìn hay là các nhà lãnh đạo tượng trưng.
Dân chủ đại diện là một thể thức dân chủ, trong đó nhân dân thực hiện
chủ quyền của mình qua khâu trung gian của những đại diện được chọn bằng
phương pháp bầu cử. Phương pháp này được áp dụng rất rộng rãi trong chế
độ tư bản và trong chủ nghĩa xã hội. Vì thế cho nên, các nhà nước tư bản
hoặc xã hội chủ nghĩa phần lớn chỉ được tổ chức theo chính thể cộng hồ,
mà khơng được tổ chức theo một loại hình chính thể nào khác.
Về tầm quan trọng của bầu cử Hồ Chủ Tịch nói: “Tổng tuyển cử là
một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức,
để gánh vác công việc nước nhà.Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo
việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là cơng dân đều có quyền đi bầu
cử. Khơng phân chia gái trai, giầu nghèo, tơn giáo, nịi giống, giai cấp,
đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó".
Chế độ bầu cử là chế độ của sự hình thành bằng tổng thể các mối quan

hệ xã hội xảy ra qua các cuộc bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri, xác định
những người được quyền đi bỏ phiếu, giới thiệu ứng cử viên, xác định
những người có thể được bầu làm đại diện trong các cơ quan Nhà nước cho
đến giai đoạn cuối cùng là xác định, tuyên bố kết quả của các ứng cử viên.
Qua những cuộc bầu cử cho phép chúng ta thấy được các cuộc bầu cử được
diễn ra một cách dân chủ, không áp đặt, không giả dối, một phương thức dân
chủ thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân tự nguyện thể hiện ý
chí của mình bỏ phiếu tìm ra được những người có uy tín, xứng đáng làm đại
diện cho nhân dân, thay nhân dân quản lý và điều hành đất nước.
Với tư cách là một biện pháp dân chủ thành lập ra bộ máy Nhà nước,
cho nên các cơ quan Nhà nước của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đều trực tiếp, hoặc gián tiếp do nhân dân bầu ra. Là cơ quan duy nhất do
5


nhân dân toàn quốc trực tiếp bầu ra, cho nên Quốc hội là cơ quan quyền lực
Nhà nước tối cao. Quốc hội thay mặt nhân dân, giải quyết các công việc
quan trọng nhất của đất nước, từ việc đặt ra Hiến pháp và pháp luật cho đến
việc thành lập ra các cơ quan Nhà nước khác. Hiến pháp năm 1992 cũng như
của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước đây đều xác
định rõ chỉ có các cơ quan Nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra mới được
xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước.
Với tầm quan trọng như vậy, cho nên ngay từ khi mới thành lập Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh tiến
hành các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân.
Ngay từ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời ngày 3
tháng 9 năm 1945, Hồ chủ tịch đã đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc
Tuyển cử và xây dựng Hiến pháp. Người nói:
“Truớc ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ

thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp,
nhân dân ta khơng được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có
một Hiến pháp dân chủ . Tơi đề nghị Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng
hay cuộc tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân, trai,
gái, từ 18 tuổi đều có quyền bầu cử, ứng củ, khơng phân biệt giàu nghèo,
dịng giống”.
Về phương diện pháp luật, thì chế độ bầu cử còn được hiểu là một chế
định quan trọng nằm trong hệ thống ngành luật Hiến pháp, bao gồm các quy
định của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến bầu cử,
quyền ứng cử và các quy trình để tiến hành bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri
cho đến khi xác định kết quả bầu cử, q trình bầu cử cịn được gọi là pháp
luật tố tụng bầu cử (Trình tự bầu cử).
Dù chính phủ có thể cơ cấu tổ chức chặt chẽ đến đâu, hoạt động có
hiệu quả đến đâu đi chăng nữa, mà các quan chức - những người đảm trách
6


các chức năng quan trọng của nhà nước không do bầu cử mà ra, cũng là một
chế độ phi dân chủ. Chế độ đó chỉ là dân chủ khi các quan chức lãnh đạo
chính phủ được bầu ra một cách tự do dân chủ bởi các công dân công khai
và cơng bằng. Cơ chế bầu cử các chế độ chính trị có thể là khác nhau, nhưng
những yếu tố cơ bản của chúng là giống nhau đối với tất cả các xã hội dân
chủ, kể các dân chủ tư sản lẫn dân chủ xã hội chủ nghĩa: Tất cả các cơng dân
đến tuổi trưởng thành đều có quyền bầu cử, các cá nhân được bảo vệ không
bị tác động tiêu cực trong khi bỏ phiếu, kiểm phiếu công khai và trung
thực...
Thứ hai, các nguyên tắc bầu cử
Với tính chất quan trọng của bầu cử như vậy, pháp luật bầu cử của
chúng ta được xây dựng trên một số nguyên tắc nhất định. Việc bầu cử đại
biểu ở nước ta được tiến hành theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực

tiếp và bỏ phiếu kín. Các ngun tắc đó thống nhất với nhau, đảm bảo cho
cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi
lựa chọn. Các nguyên tắc bầu cử còn quy định quyền và trách nhiệm của cử
tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm những quy định về
bầu cử. Các nguyên tắc này có thể được pháp luật quy định bằng một quy
phạm nhất định, hoặc bằng nhiều quy phạm trong các văn bản pháp luật bầu
cử.
Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, người dân làm chủ trong việc bầu
ra những người đại diện cho mình. Vì vậy Nhà nước phải tạo điều kiện thuận
lợi cho mọi người dân đều có thể tham gia bầu cử. Đây là nguyên tắc quan
trọng bậc nhất trong chế độ bầu cử của mỗi Nhà nước nói chung, trong đó có
Việt Nam chúng ta. Mức độ dân chủ của xã hội thể hiện chủ yếu hay về cơ
bản thông qua nguyên tắc này. Nguyên tắc phổ thơng đầu phiếu trong bầu cử
của nhà nước ta hịan toàn đối nghịch với nguyên tắc hạn chế quyền bầu cử

7


và ứng cử của các nhà nước phản dân chủ trước đây của nhiều nhà nước tư
sản phát triển.
Nguyên tắc phổ thơng đầu phiếu thể hiện tính cơng khai, dân chủ rộng
rãi, địi hỏi sự bảo đảm để cơng dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của
mình.
Nguyên tắc phổ thơng đầu phiếu được thể hiện ở tính tồn dân và tồn
diện của bầu cử. Bầu cử là cơng việc của mọi người, là sự kiện chính trị của
xã hội, cuộc bầu cử được tiến hành đều khắp trong cả nước nếu đó là bầu cử
Quốc hội, trong cả địa phương nếu đó là bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Nguyên tắc bầu cử phổ thông đầu phiếu là một nguyên tắc hiến định
được điều 54 Hiến pháp ghi nhận và cụ thể hoá tại Điều 2 Luật bầu cử đại

biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:
“Công dân, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, thành phần xã hội,
tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18
tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng
cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo qui định của pháp luật, trừ những
người mất trí và những người bị pháp luật hoặc tồ án nhân dân tước các
quyền đó".
Khác với các nhà nước tư bản, ở Nhà nước ta quân nhân trong quân
đội vẫn có quyền bầu cử và ứng cử. Họ quan niệm rằng qn đội khơng
được tham gia chính trị.
Những người có quyền bầu cử được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn lập danh sách cử tri. Việc lập danh sách cử tri có ý nghĩa quan trọng xác
nhận về mặt pháp lý quyền bầu cử của công dân. Về nguyên tắc chỉ những
người có quyền bỏ phiếu thì mới có thể là ứng cử viên đại biểu Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp.
Danh sách cử tri phải được niêm yết ở nơi ở, nơi công tác để các cử tri
kiểm tra xem xét quyền bầu cử của mình. Trong trường hợp khơng có tên,
hoặc sai tên sai họ... cử tri có quyền khiếu nại lên chính cơ quan lập danh
8


sách cử tri. Khi nhận được khiếu nại của cử tri, Uỷ ban nhân dân, hoặc chỉ
huy đơn vị quân đội nơi lập danh sách cử tri phải giải quyết. Nếu cử tri
khơng nhất trí với cách giải quyết của các cơ quan nêu trên, có quyền khiếu
nại lên Tồ án nhân dân huyện. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được
đơn khiếu nại Toà án phải giải quyết. Quyết định của Toà án là quyết định
cuối cùng.
Về tầm quan trọng của cuộc bỏ phiếu, Hồ Chí Minh nói:“Lá phiếu
của người cử tri tuy khn khổ nó bé nhỏ, nhưng giá trị của nó vơ cùng lớn.
Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu

trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó.
Nó chứng tỏ chế độ dân chủ và tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ
thực sự của mỗi công dân ta. Vì vậy đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử
vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi cử tri”.
Nguyên tắc bình đẳng
Nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc rất quan trọng trong suốt quá
trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử.
Hình thức biểu hiện của nguyên tắc rất đa dạng. Nhưng trước hết ở chỗ mỗi
một cử tri đều có số lần bỏ phiếu như nhau. Trong một cuộc bầu cử, mỗi một
cử tri chỉ có một lá phiếu. Đủ tiêu chuẩn theo quy định của luật bầu cử thì
được lập danh sách cử tri. Muốn cho cử tri chỉ có một lá phiếu trong một
cuộc bầu cử thì mỗi một cử tri chỉ được ghi tên trong một danh sách của một
cuộc bầu cử.
Nguyên tắc bình đẳng bảo đảm để mọi cơng dân có khả năng như
nhau trong việc tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ
hình thức nào. Nguyên tắc bình đẳng nhằm đảm bảo sự khách quan trong
bầu cử, không thiên vị.
Nguyên tắc này thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền bầu cử
và ứng cử của công dân; quy định số lượng dân như nhau thì được bầu số đại
biểu bằng nhau; mỗi cử tri được ghi tên vào danh sách ở một nơi cư trú, mỗi
9


người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được bỏ
một phiếu bầu.
Để đảm bảo ngun tắc bình đẳng, Nhà nước có các biện pháp bảo
đảm để đồng bào dân tộc cũng như phụ nữ có số đại biểu thích đáng trong
Quốc hội và thích đáng trong Hội đồng nhân dân các cấp.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Nguyên tắc này đảm bảo để cử tri trực tiếp lựa chọn người đủ tín

nhiệm vào cơ quan quyền lực Nhà nước bằng lá phiếu của mình khơng qua
khâu trung gian. Cùng với các ngun tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện
cần thiết đảm bảo tính khách quan của bầu cử.
Khơng phải nước nào trên thế giới cũng bầu cử theo nguyên tắc trực
tiếp. Ở nhiều nước bầu cử được tiến hành gián tiếp qua nhiều cấp. Thường ở
các nước này cử tri bầu ra đại cử tri, đại cử tri bầu ra người đại diện. Những
cuộc bầu cử này được gọi là những cuộc bầu cử gián tiếp.
Trên cơ sở nguyên tắc bầu cử trực tiếp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và Luật bầu cử Hội đồng nhân dân ở nước ta có một loạt quy định nhằm đảm
bảo để cử tri trực tiếp thể hiện nguyện vọng của mình từ khâu đề cử, ứng cử
đến khâu bỏ phiếu; Cử tri tự mình đi bầu, tự tay mình bỏ phiếu vào thùng
phiếu; không được nhờ người khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi
thư.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Nguyên tắc này bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn, để sự lựa chọn đó
khơng bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Pháp luật quy
định rõ việc bố trí nơi viết phiếu phải kín, khơng có ai được đến xem lúc cử
tri viết phiếu bầu.
Bầu cử là hoạt động có tính chất dân chủ. Hoạt động này luôn luôn
gắn liền với nguyên tắc công khai. Tất cả mọi công đoạn của bầu cử phải
diễn ra công khai, nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ phiếu phải diễn ra trong

10


phịng kín, khơng có sự tham gia của bất cứ nhân vật nào, kể cả nhân viên
phụ trách công việc bầu cử tại phịng bỏ phiếu
2. Cơng nghệ trong bỏ phiếu bầu cử ở Mỹ
Theo khảo sát của Statistic Brain, dự kiến, nước Mỹ sẽ có khoảng 146
triệu cơng dân tham gia bầu cử tổng thống. Ước tính, con số này chiếm tới

69% tổng số người đủ điều kiện cử tri - tỉ lệ bỏ phiếu cao kỉ lục trong nhiều
năm trở lại đây.
Quét lá phiếu
Do số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu luôn rất lớn, nên lâu nay nước
Mỹ đã chuyển sang sử dụng máy quét lá phiếu. Đếm phiếu bằng máy quét là
phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong các cuộc bầu cử ở Mỹ hàng
chục năm nay.
"Bất kỳ hệ thống điện tử nào cũng có thể được giả mạo", Pamela
Smith, Chủ tịch tổ chức Verified Voting nói. "Nhưng lợi ích của việc có một
máy quét là bạn giữ lại được các lá phiếu cho việc kiểm tra sau này, nếu cần
thiết".
Phương pháp quét đòi hỏi cử tri phải đánh dấu một khu vực cụ thể
trên lá phiếu, chẳng hạn tơ vào một vịng trịn. Các phiếu này sau đó được
đưa vào một máy quét, sử dụng thiết bị quang học hoặc công nghệ quét kỹ
thuật số.
Bỏ phiếu điện tử
Cách sử dụng máy bỏ phiếu DRE (Direct Recording Electronic) tương
tự một máy ATM thông thường. Bằng cách thao tác với các nút bấm vật lý,
núm xoay, vặn, hoặc cảm ứng trực tiếp lên màn hình, quá trình bỏ phiếu của
một cử tri Mỹ sẽ diễn ra nhanh hơn.

11


Nội dung phiếu bầu sẽ lưu trữ trong ổ cứng máy bỏ phiếu. Một số máy
chuyên dụng có thể in ra lá phiếu giúp cử tri xác nhận lại lựa chọn của mình.
Mặc dù các máy bỏ phiếu điện tử này khơng kết nối mạng nhưng
hacker vẫn có thể tìm cách truy cập vào hệ thống điều khiển và làm xáo trộn
q trình bỏ phiếu. Khơng chỉ vậy, cơng nghệ được sử dụng trong nhiều máy
bỏ phiếu điện tử tại Mỹ cũng khá cũ kỹ, với tuổi đời tới hơn một thập kỷ.

Trong một báo cáo hồi năm 2015 của Lawrence Norden, Phó Giám
đốc Trung tâm tư pháp Brennan, Đại học New York ước tính sẽ tốn khoảng 1
tỷ USD để thay thế toàn bộ các máy bỏ phiếu điện tử đã "già cỗi" trên cả
nước.
Hệ thống và thiết bị đánh dấu lá phiếu
Đây là hệ thống được hướng đến các công dân khuyết tật vốn không
thể bỏ phiếu theo cách thông thường. Mọi người lựa chọn bỏ phiếu thông
qua màn hình cảm ứng với âm thanh hoặc các biện pháp tiếp cận khác để
người khuyết tật có thể lựa chọn khi bỏ phiếu và máy sẽ ghi lại kết quả trên
một lá phiếu in.
Không giống như trên hệ thống điện tử, kết quả bỏ phiếu sẽ được đánh
dấu trên giấy và sau đó được kiểm bằng tay.
Bỏ phiếu trực tuyến
Tại một số bang có thời tiết khắc nghiệt, cử tri cũng có thể tham gia
bỏ phiếu bằng hệ thống bầu cử trực tuyến. Như tại Alaska, cử tri sẽ lựa chọn
ứng viên bằng cách điền thông tin vào file PDF, xác nhận qua một nhân
chứng, sau đó tải lên hệ thống bầu cử.

12


Hệ thống bầu cử này được hứa hẹn là an toàn tuyệt đối. Nhưng trên
thực tế, các nhà chức trách cũng đưa cảnh báo rằng, việc cử tri tham gia bầu
chọn trực tuyến đồng nghĩa đã từ bỏ quyền bỏ phiếu kín, đồng thời lá phiếu
có thể truyền tải khơng đúng nội dung.
Máy bỏ phiếu đục lỗ
Máy thẻ đục lỗ cho phép cử tri đục một lỗ nhỏ bên cạnh tên của ứng
cử viên mà họ muốn bầu trên lá phiếu giấy. Mặc dù chúng để lại dấu vết rõ
ràng trên giấy nhưng những lá phiếu này lại rất khó để kiểm đếm.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, tại bang Florida đã xảy ra

một vụ scandal đình đám liên quan tới những chiếc thẻ đục lỗ này. Một số cử
tri đã đệ đơn kiện nói rằng các lá phiếu quá khó hiểu, khiến họ bỏ nhầm cho
ứng viên của đảng khác. Kết quả là hơn 19.000 phiếu bầu từ một quận ở
Florida đã bị vơ hiệu hóa. Do hậu quả của vụ việc này, các thiết bị đục lỗ thẻ
cũng dần bị loại bỏ.
3. Một số kiến nghệ đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay
3.1. Cần đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của chế độ bầu cử
Hành động là sự thể hiện cụ thể của tư duy, của nhận thức. Do đó, cần
khẳng định rằng chừng nào chưa có sự nhận thức đúng đắn, thống nhất về
vai trò của chế độ bầu cử đối với việc thực hiện và phát huy dân chủ, thì
chừng đó, chưa thể có sự đổi mới chế độ bầu cử “tương xứng” với sự đổi
mới của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Có ý kiến cho cho rằng, tư
tưởng về Nhà nước pháp quyền của Việt Nam là sự pha trộn giữa tư tưởng
Nho giáo được cải biến trong xã hội mới và tư tưởng Nhà nước pháp quyền
du nhập từ quá trình “Đổi mới” của Liên xơ cũ và thực hiện có chọn lọc
“pháp quyền” theo từng lĩnh vực, chủ yếu là kinh tế. Nhận xét trên có thể

13


chưa thật tồn diện, nhưng có một sự thật là quá trình đổi mới ở nước ta
trong những năm qua vẫn lấy kinh tế làm trọng tâm và rất e dè về chính trị.
Trong các văn kiện của Đảng, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay,
trong “những bài học chủ yếu” đều có những nhận định rất thận trọng, như
“lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính
trị”, hay trong Hiến pháp1992, mặc dù đã là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới,
nhưng mức độ đổi mới trong chương Chế độ chính trị rất thấp, khơng thể so
sánh với “độ” đổi mới trong chương Chế độ kinh tế. Điều này thể hiện rất rõ
trong các qui định của Hiến pháp hiện hành.
Không những thế, trong việc xây dựng và phát huy dân chủ cũng như

trong cơ chế chính trị, nhận thức về vai trò của chế độ bầu cử còn rất mờ
nhạt, chưa được quan tâm đúng mức. “Trong nội dung dân chủ phải kể đến
chế độ bầu cử. Lâu nay, chúng ta ít bàn đến việc cải tiến chế độ bầu cử, gần
như là yên tâm với chế độ bầu cử đã được hình thành từ trước nhưng trong
nhiều năm qua khơng hề có sự thay đổi”; cần có nhận thức mới, đúng đắn về
thể chế bầu cử, coi bầu cử là một trong những thể chế quan trọng nhất của
nền chính trị dân chủ - pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong việc đảm bảo
quyền lực chính trị của nhân dân, phù hợp với tập quán sinh hoạt chính trị
dân chủ của các nước hiện nay. Hồn thiện thể chế bầu cử cũng có nghĩa là
tuân theo những chuẩn mực, những giá trị phổ biến của văn minh nhân loại
trong việc bảo đảm các quyền dân chủ của nhân dân.
Tính pháp quyền cao nhất của quyền lực nhà nước là ở chỗ: nhân dân
tự do lựa chọn bầu ra những đại biểu xứng đáng thay mặt nhân dân gánh vác
việc nước. Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền đặt ra những yêu cầu mới về bảo đảm các quyền của cơng dân. Chính
vì tầm quan trọng của việc khẳng định chủ quyền chính trị của nhân dân mà
ngày nay, vấn đề bầu cử là vấn đề được chú ý của quá trình cải cách bộ máy
14


nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Cần có những tư duy lại
vai trị của cơ quan dân cử trong nền dân chủ đại diện. Cần quan niệm lại
đơn vị (hạt) bầu cử, thiết lập trách nhiệm giải trình giữa dân biểu và các cử
tri đã bầu ra họ, tiến tới sửa luật về bầu cử - cách tân tận nơi gốc rễ ấy sẽ làm
thay đổi diện mạo cơ quan dân cử ở Việt Nam”
3. 2. Cần mở rộng và chú trọng hiệu quả nguyên tắc bầu cử phổ thông
Thứ nhất, nên qui định những người tạm giam có quyền bầu cử, vì hạn
chế quyền bầu cử đối tượng này không là giải pháp hợp lý. Trong các trại
tạm giam nên thành lập các khu vực bỏ phiếu riêng.

Thứ hai, nên qui định công dân từ 18 tuổi gia đình năm 2000, cơng
dân nữ từ 18 tuổi trở lên có thể kết hơn. Khơng cần căn cứ vào kết quả của y
học để chứng minh mối liên hệ giữa độ tuổi và khả năng nhận thức, chỉ cần
tư duy theo lối lơ gíc thơng thường cũng thấy rằng: chẳng lẽ công dân đã
trưởng thành (vì đủ tuổi kết hơn), lại chưa “đủ khơn” để thực hiện quyền bầu
cử; 2) Sự phát triển của người Việt Nam hiện nay có xu hướng trưởng thành
sớm hơn so với trước đây. Do vậy, nếu không hạ độ tuổi, nên giữ qui định về
độ tuổi như trước đây sẽ hợp lý hơn. 3) Nhiều nước trên thế giới có xu
hướng mở rộng quyền bầu cử bằng cách hạ độ tuổi xuống. Độ tuổi có quyền
bầu cử phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là từ 18 tuổi (chứ không phải đủ
18 tuổi như pháp luật bầu cử nước ta hiện nay), thậm chí có một số nước qui
định từ 15 tuổi, hoặc16 tuổi (như hầu hết các bang của Đức, ba bang của Áo,
áp dụng trong các cuộc bầu cử tại bang qui định công dân 16 tuổi có quyền
bầu cử ); 4) Khi “trẻ hóa” cử tri, đó cũng là một biện pháp để trẻ hóa đại
biểu dân cử - một trong những định hướng về công tác cán bộ ở nước ta
trong thời gian qua, vì cử tri trẻ tuổi có xu hướng bầu cho những ứng cử viên
trẻ tuổi. Ngoài ra, khi qui định như vậy, phần nào tạo điều kiện dễ dàng hơn

15


cho các tổ chức trong việc lập danh sách cử tri, vì chỉ cần căn cứ vào năm
sinh (tuổi), chứ không cần chú ý về ngày hoặc tháng sinh của cử tri.
Thứ ba, tạo các điều kiện thuận lợi cho cử tri bỏ phiếu là góp phần
quan trọng thực hiện nguyên tắc bầu cử phổ thông. Do vậy, cần chú trọng
các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyền bầu cử trong thực tiễn, như
mở rộng cách thức bầu cử. Trước mắt, nên áp dụng hình thức bỏ phiếu bằng
cách gửi thư. Khi điều kiện cho phép, nên nghiên cứu để áp dụng việc bỏ
phiếu thông qua bằng thẻ công dân, qua internet (email, trang web…).
Đương nhiên, khi mở rộng như vậy, cần có những biện pháp cụ thể để kiểm

soát chặt chẽ việc bỏ phiếu. Việc mở rộng các hình thức bỏ phiếu sẽ có tác
dụng: 1) Tạo nhiều “kênh” để công dân lựa chọn, tạo điều kiện tốt nhất về
thời gian, công sức cho họ; 2) Đây là biện pháp quan trọng để hạn chế việc
bầu hộ, một hiện tượng phổ biến trong bầu cử hiện nay; 3) Các biện pháp đó
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi làm ăn xa nơi cư trú của mình
thực hiện quyền bầu cử và đảm bảo quyền bầu cử cho cơng dân Việt Nam ở
nước ngồi, góp phần khắc phục một hạn chế rất lớn của chế độ bầu cử nước
ta hiện nay. Đó sẽ là các biện pháp quan trọng góp phần thực hiện nguyên
tắc bầu cử phổ thông ở nước ta một cách triệt để hơn; 4) Nhiều quốc gia trên
thế giới hiện nay rất nỗ lực, bằng nhiều biện pháp để mở rộng và tạo cơ hội
thực sự cho công dân của họ sinh sống ở ngồi nước thực hiện quyền bầu cử,
như Philippines có 7,5 triệu cử tri (năm 2003) ở nước ngoài; Mexico có hơn
10 triệu cử tri loại này (vào năm 2005). Một cuộc khảo sát vào tháng 5 năm
2007 ở 214 quốc gia, vùng lãnh thổ cho thấy có 115 quốc gia có qui định
trong pháp .luật cho phép cơng dân của họ bầu cử từ nước ngoài.
Do vậy, cùng với các biện pháp khác như tổ chức bầu cử tại Đại sứ
quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại một số nước có nhiều cơng dân Việt Nam
sinh sống, thực hiện các biện pháp đó là phù hợp với xu thế và thực tiễn phổ
biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
16


Cuối cùng, cần sửa đổi các qui định của Luật bầu cử cho thống nhất
với Hiến pháp năm 1992 về việc không phân biệt thành phần xã hội, không
phân biệt thời hạn cư trú; hoặc nếu coi các qui định của Luật bầu cử là hợp
lý, thì cần sửa đổi Hiến pháp cho thống nhất.
3.3. Đổi mới đơn vị bầu cử
Thứ nhất, chế độ bầu cử cần khuyến khích sự tranh luận (cạnh tranh),
bảo đảm tính hiệu quả của các thiết chế đại diện, phải tạo ra cơ chế rõ ràng
về chế độ trách nhiệm của các thiết chế đại diện với cử tri. Có nhiều yếu tố

liên quan đến tiêu chí này, trong đó hai vấn đề tác động trực tiếp hiệu quả
của cơ quan đại diện và chế độ trách nhiệm của họ trước cử tri là mô hình
đơn vị bầu cử và nhiệm kỳ của các thiết chế đại diện.
Qui định nhiệm kỳ hợp lý của các thiết chế đại diện có hai tác dụng cơ
bản: 1) Đây là biện pháp quan trọng để nhân dân thay đổi người cầm quyền,
có thể khi họ khơng cịn sự tín nhiệm, như do “thất hứa” với cử tri, yếu kém
về năng lực, do tham nhũng, bè phái, dối trá… hoặc nhân dân muốn “thay
máu” cho bộ máy nhà nước; 2) Đây là biện pháp quan trọng để nhân dân chế
ngự (hạn chế lộng quyền) của quyền lực nhà nước.
Thứ hai, chế độ bầu cử tiến bộ cần phản ánh hợp lý tính đại diện trên
cơ sở tơn trọng ý chí của nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân
dân cả nước, HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, vì thế,
đảm bảo hợp lý tính đại diện của nhân dân là vấn đề rất quan trọng, mang
tính nền tảng cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. Vì bầu cử là “so
bó đũa chọn cột cờ”, nên chế độ bầu cử cần được thiết kế sao cho kết quả
bầu cử phải phản ánh tính đại diện, cơ quan dân cử là “hình ảnh thu nhỏ”
của nhân dân trong địa dư bầu cử. Đa số các học giả thống nhất rằng tính đại
diện của cơ quan dân cử thể hiện qua ba tiêu chí cơ bản:

17


1) Đại diện theo vùng (địa lý), theo đó, mỗi vùng như tỉnh (thành phố)
hoặc huyện… được phân bổ (hoặc được bảo đảm) số lượng đại biểu nhất
định và các đại biểu được bầu phải chịu trách nhiệm trước cử tri tại vùng của
họ; 2) Đại diện theo các đảng phái chính trị (hoặc các nhóm lợi ích...), theo
đó, cuộc bầu cử thành công khi một nghị viện ra đời bao gồm những đại biểu
đại diện cho những phe đảng và những nhóm tư tưởng trong xã hội; 3). Hệ
thống bầu cử phải tạo dựng cho nghị viện là “tấm gương phản ánh dân tộc”,
tức là nghị viện phải bao gồm cả nam giới, phụ nữ; cả người già, người trẻ;

cả người giàu, người nghèo; các tín ngưỡng, tơn giáo; các dân tộc (sắc
tộc)31…
Về nguyên lý, cơ quan đại diện cần phải phản chiếu tính đa dạng kết
cấu xã hội dân cư như: giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, dân tộc, thành phần xã
hội, tư tưởng, chính kiến... Nếu khơng như vậy, những nhóm hoặc những
cộng đồng xã hội khơng có người đại diện sẽ cảm thấy bất lợi hoặc thậm chí
họ có cảm giác bị “loại bỏ”. Hệ quả là chất lượng của những quyết sách, nếu
nhìn nhận dưới góc độ kết cấu xã hội của cơ quan đại diện có thể bị ảnh
hưởng và do vậy, nó tác động tới sự vững vàng của chế độ chính trị 32. Tuy
nhiên, kinh nghiệm thực tiễn nhiều nước đã chỉ ra rằng, nên căn cứ vào hai
hoặc ba tiêu chí về tính đại diện để thiết kế cho cơ quan đại diện, khơng nên
q “tham lam”, bởi khi đó các tiêu chí đó có thể loại trừ nhau. Cơ quan lập
pháp của các nước trên thế giới hiện nay thường được xây dựng trên hai tiêu
chí cơ bản: đảng phái chính trị và địa dư. Đó cũng chính là hai yếu tố căn
bản để thiết kế đơn vị bầu cử.Một chế độ bầu cử không nên quá “ôm đồm”
nhiều tiêu chí về tính đại diện, tốt nhất nên “chọn” hai tiêu chí cơ bản. Các
tiêu chí khác là những tiêu chí “phụ” và “xoay” quanh hai tiêu chí cơ bản đó.
Nếu khơng quyết định được vấn đề này, thì việc chọn mơ hình bầu cử sẽ
khơng có hướng xác định, vì đó là yếu tố quyết định việc lựa chọn mơ hình
đơn vị bầu cử. Chế độ bầu cử nước ta hiện nay, vì đơn vị bầu cử chỉ được

18


thiết kế theo địa dư, nhưng tiêu chí đại diện của Quốc hội, HĐND các cấp
thì quá nhiều, cho nên dẫn đến hiện tượng, có đại biểu “gánh” đến ba, hoặc
bốn “cơ cấu”. Thực chất của việc thiết kế đơn vị bầu cử là sự can thiệp về
tính đại diện. Đơn vị bầu cử một đại diện thiết kế theo địa dư, thì tính đại
diện theo tiêu chí địa lý, đơn vị bầu cử theo cả nước áp dụng phương pháp tỉ
lệ để bầu các ngành, các khối, thì tính đại diện sẽ theo tiêu chí ngành, khối.

Nói cách khác, khi chọn “kiểu” đơn vị bầu cử đã có nghĩa là cơ cấu về tính
đại diện.
Về mặt nguyên lý, cả nước là một đơn vị bầu cử thì sự lựa chọn của
cử tri là rộng rãi nhất, sự bình đẳng giữa các ứng cử viên được đảm bảo cao
nhất. Tuy nhiên, nếu như vậy có thể dẫn đến trường hợp có địa phương rất
nhiều đại biểu, có địa phương lại khơng có đại biểu. Nói cách khác, tính đại
diện về địa lý khơng được đảm bảo. Chính vì thế, cần chia cả nước thành
nhiều đơn vị bầu cử. Khi quyết định đơn vị bầu cử một đại diện, thì mỗi địa
hạt đó có một đại diện, tức là đã có sự “bình qn chủ nghĩa”. Nếu khơng
chia như vậy, có thể có địa hạt khơng có đại diện nào và đương nhiên cũng
có thể có địa hạt có nhiều đại diện. Đây có thể gọi là sự “cơ cấu cần thiết”.
Tuy nhiên, khơng nên q cơ cấu cứng nhắc, vì như vậy là làm giảm ý nghĩa
của bầu cử trực tiếp. Hãy thử liên hệ với việc bầu cử Tổng thống, chỉ cần
một Tổng thống được bầu và Tổng thống là người đại diện cho toàn thể nhân
dân, cho cả dân tộc.
Bất cập lớn trong chế độ bầu cử nước ta hiện nay là các đại biểu ở
Trung ương giới thiệu về các địa phương để ứng cử. Tính đại diện ở đây cịn
khiên cưỡng, vì họ chưa có mối quan hệ thực sự gắn bó với nhân dân ở đơn
vị bầu cử. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chúng ta “tham” về tính
đại diện, trong khi mơ hình đơn vị bầu cử được thiết kế quá đơn điệu và
thiếu tính hợp lý. Các đại biểu Trung ương “ké” vào các đơn vị bầu cử để
“có chỗ”, vì đơn vị bầu cử chỉ có một loại gắn với các địa phương.
19


20




×