Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tại sao nói đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 là một bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.07 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ SỐ 2: Tại sao nói đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ 6 là một bước ngoặt lớn trong công
cuộc xây dựng XHCN ở nước ta? Ý nghĩa của việc nghiên cứu
vấn đề này?
Họ và tên SV:
Lớp tín chỉ: 05 - Giảng đường B306 (Thứ 2, Tiết 5-6)
Mã SV:

......................................................................................
HÀ NỘI, NĂM 2021.

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................3
NỘI DUNG TÌM HIỀU...................................................................................................................4
I.

Hồn cảnh lịch sử mới trước khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần 6.........................4
1.

Về bối cảnh trong nước.................................................................................................4

2.



Về bối cảnh quốc tế.......................................................................................................4

II.

Quan điểm và đường lối hình thành đường lối đổi mới năm 1986 của Đảng..............6

III. Mục đích và nội dung của đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng tồn quốc
lần thứ 6........................................................................................................................................7
1.

Mục đích.........................................................................................................................7

2.

Nội dung.........................................................................................................................7

IV.

Thành tựu của cơng cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng.................................................9

1.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.............................................................................9

2.

Kim ngạch xuất khẩu....................................................................................................9

3.


Môi trường đầu tư.......................................................................................................10

V.
Đánh giá tổng quan về đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng toàn quốc năm
1986 là một bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta ...........................10
VI. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đường lối đổi mới năm 1986 Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 6......................................................................................................................................11
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................14

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần
thứ hai, đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
đều tiến hành cải tổ, cải cách. Khi đó, Việt Nam vẫn đang bị các đế quốc và thế lực thù
địch bao vây, cấm vận và vẫn ở tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội.
Trước tình hình đó, đổi mới là u cầu cấp bách và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của Đảng và đất nước. Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn
diện, đánh dấu ngoặt phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhờ đường lối đổi mới đúng đắn năm 1986 của Đảng, nước ta đã giữ vững được nhà nước Xã
hội chủ nghĩa và đi lên phát triển nền kinh tế mới sánh vai với các nước phát triển, đạt được
nhiều thành quả to lớn.
Nghiên cứu về đề tài: Tại sao nói đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 6 là một bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta? Ý nghĩa của
việc nghiên cứu vấn đề này? Giúp ta có cái thấu đáo hơn về tầm quan trọng của đường lối
đổi mới năm 1986 và khẳng định thêm sự đúng đắn của việc theo đuổi xây dựng nhà nước Xã

hội chủ nghĩa “do dân, vì dân”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua Đề tài “Tại sao nói đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6
là một bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta? Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này?” cần hiểu được các vấn đề:
-

Hiểu được bối cảnh và nguyên nhân dẫn đến quyết định đổi mới của Đảng và
những nội dung đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6.
Rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ đường lối đổi mới năm 1986. Khẳng
định sự đúng đắn và ý nghĩa to lớn, giữ vững con đường đi lên xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam.

3. Phạm vi tìm hiểu
Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, tư tưởng và nội dung chính của đường lối đổi mới và ý nghĩa
bước ngoặt trong công cuộc xây dựng XHCN của đường lối đổi mởi năm 1986 ở Đại hội
Đảng.

3


NỘI DUNG TÌM HIỀU
I.

Hồn cảnh lịch sử mới trước khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần 6
1. Về bối cảnh trong nước

Trong hơn một thập kỉ thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực
đời sống xã hội. Song cách mạng cũng gặp khơng ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng

khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ
bản của khó khăn, yếu kém là do mắc phải: “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ
trương chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
 Thù trong, giặc ngoài phá hoại đất nước
Mỹ và các thế lực thù địch lấy cớ quân tình nguyện Việt Nam chưa rút khỏi Campuchia,
tiếp tục cấm vận, cô lập nước ta. Họ dung dưỡng các tổ chức phản động trở về Việt Nam
gây bạo loạn, lật đổ. Từ sau năm 1979, Trung Quốc vẫn bắn pháo, gây hấn trên một số
vùng biên giới phía Bắc. Cao điểm nhất, tháng 3-1988, Trung Quốc cho quân đội chiếm
đảo Gạc Ma và các bãi cạn Châu Viên, Chữ Thập... trên quần đảo Trường Sa của Việt
Nam. Quan hệ Việt-Trung, Việt- Mỹ vốn căng thẳng từ những năm 1974, 1979 nay càng
căng thẳng hơn.
 Yêu cầu của Cách mạng Việt Nam
Sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch đối vối Việt Nam từ nửa cuối thập niên 70
của thế kỷ XX tạo nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định trong khu vực và gây khó khăn,
cản trở cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam, là một trong những nguyên nhân dẫn
đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng ở nước ta. Vì vậy, vấn đề giải tỏa tình
trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh
tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta.
Trong giai đoạn 1976 -1986, Việt Nam áp dụng chế độ bao cấp, tem phiếu. Chính vì vậy,
các mặt hàng trong giai đoạn này thường khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu của
người dân. Tiêu dụng chậm dẫn đến tình trạng lạm phát, đời sống của nhân dân thiếu thốn,
khó khăn.
2. Về bối cảnh quốc tế
 Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ
Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ
thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các
quốc gia, dân tộc.
4



 Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Liên Xô sụp đổ - trật tự
hai cực tan rã
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tình hình thế giới biến chuyển nhanh
chóng. Cơng cuộc cải tổ ở Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngày càng rơi vào
khủng hoảng toàn diện và sụp đổ hoàn toàn (12-1991), gây tác động bất lợi nhiều mặt đối
với thế giới và Việt Nam.
Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến năm 1991, chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự thế
giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối độc lập do Liên
Xô và Hoa Kỳ đứng đầu (trật tự thế giới hai cực) tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật
tự thế giới mới.
 Xu thế chung của thế giới và tác động của Xu thế tồn cầu hóa
Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn cịn,
nhưng xu thế chung của thế giới là hịa bình và hợp tác phát triển.
Các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược
đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong
và đặc điểm của thế giới.
Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã
đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc
tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ
thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh
doanh.
Các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh, vị thế quốc gia. Thay thế cách đánh giá
cũ, chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự, bằng các tiêu chí tổng hợp trong đó sức mạnh kinh
tế được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu.
Xu thế tồn cầu hóa và tác động của nó:
Dưới góc độ kinh tế, tồn cầu hóa là q trình lực lượng sản xuất và quan hệ kính tế quốc
tế phát triển vượt qua các rào cản bởi biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vi
tồn cầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thơng tin, lao động... vận động thơng thống; sự

phân cơng lao động mang tính quốc tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen
nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều.
Những tác động tích cực của tồn cầu hóa: trên cơ sở thị trường được mở rộng, trao đổi
hàng hóa tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước; nguồn vốn, khoa học
công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác khác mang lại lợi ích
cho các bên tham gia hợp tác. Mặt khác, toàn cầu hóa làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau,
5


nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng mơi trường hịa bình,
hữu nghị và hợp tác giữa các nước.
Những tác động tiêu cực của tồn cầu hóa: xuất phát từ việc các nước cơng nghiệp phát
triển thao túng, chi phối q trình tồn cầu hóa tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ
quốc tế và làm gia tăng sự phân cực giữa nước giàu và nước nghèo.
II.

Quan điểm và đường lối hình thành đường lối đổi mới năm 1986 của Đảng

Trước hết, thực hiện cơng cuộc đổi mới có nghĩa là thay đổi phương thức, chiến lược đi
lên chủ nghĩa xã hội, nhưng không xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà thực hiện mục
tiêu ấy bằng phương thức, chiến lược mới. Đây là quan điểm cơ bản nhất, là nền tảng cho
các quan điểm khác. Thực tế cho thấy, ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, thực
hiện cải tổ mà từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa thì sẽ dẫn đến mất phương hướng và hỗn
loạn.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa thì tất yếu phải giữ vững vai trị lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, khơng chấp nhận đa ngun chính trị, đa đảng đối lập, vì đây là
nhân tố tiên quyết để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình thực hiện cải tổ,
ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xơ đã quyết định xóa bỏ Điều 6, Hiến pháp Liên Xơ về
vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thực chất, đó khơng chỉ là sự tước quyền lãnh đạo
của Đảng về mặt pháp lý, thừa nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tạo điều kiện cho

các lực lượng chính trị khác vươn lên đoạt quyền, mà còn là sự từ bỏ mục tiêu xã hội chủ
nghĩa.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa và giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản thì tất yếu phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, bởi chủ
nghĩa Mác - Lê-nin không chỉ là nền tảng tư tưởng của Đảng, mà còn là cơ sở để xây dựng
hệ tư tưởng của tồn xã hội và nhờ đó mới có thể thực hiện được mục tiêu xã hội chủ
nghĩa. Ngược lại, nếu từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa thì tất yếu dẫn đến phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và tiếp nhận hệ tư tưởng tư sản, như Gc-ba-chốp đã thực hiện trong
cơng cuộc cải tổ ở Liên Xơ trước đây.
Thứ tư, giữ vững vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội nói
chung, nhất là đối với lực lượng vũ trang (quân đội và công an). Đảng phải lãnh đạo toàn
diện, tuyệt đối và trực tiếp lực lượng vũ trang. Bởi vì, nếu lực lượng vũ trang bị trung lập
hóa, chỉ có trách nhiệm bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia, không phụ thuộc
vào đảng phái nào, thì thực chất là tước quyền lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ
trang. Cách thức này đã được áp dụng ở Liên Xô thời kỳ cải tổ.
Thứ năm, hội nhập quốc tế, nhưng độc lập về chính trị, giữ vững chủ quyền quốc gia, tiếp
tục thực hiện con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn gần 30 năm qua đã chứng
minh đó là quan điểm đúng đắn. Chúng ta đã làm bạn với nhiều nước trên thế giới và thiết
lập quan hệ ngày càng tốt đẹp, nhân dân ta giao lưu với nhân dân các nước, lãnh đạo Đảng
và Nhà nước ta được các nước trân trọng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước được
cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ. Thực tiễn cũng cho thấy, việc thực hiện công cuộc cải
6


tổ của Liên Xơ trước đây có sự chi phối và sao chép tư tưởng chính trị từ bên ngồi, vì vậy
đã gây nên sự sụp đổ chế độ chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Thứ sáu, công cuộc đổi mới cần có những bước đi thích hợp để bảo đảm vừa đổi mới, vừa
ổn định. Đổi mới phải bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, sau đó đến đổi mới về chính trị. Ngay
trong đổi mới kinh tế cũng đi từ đổi mới lĩnh vực nông nghiệp rồi đến các lĩnh vực khác.
Trong đổi mới chính trị, việc xác định xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã

tác động đến đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị. Nhờ vậy, gần 30 năm qua đất nước ta vừa
ổn định, vừa phát triển. Công cuộc cải tổ của Liên Xô trước đây đã thực hiện một cách cấp
thời, thiếu trình tự, cụ thể là: ban đầu đổi mới doanh nghiệp, rồi đến 100 ngày thực hiện tư
nhân hóa, áp dụng nền dân chủ tư sản vào xã hội Xô-viết... Kết cục, dẫn đến hỗn loạn và
sụp đổ chế độ chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Có thể khẳng định, sự đúng đắn của quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới nước ta gần 30 năm qua.
III.

Mục đích và nội dung của đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng tồn
quốc lần thứ 6
1. Mục đích

Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách
mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên. Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách có ý nghĩa sống cịn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước
ta đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.
2. Nội dung
 Đổi mới kinh tế
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát
huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo sức mạnh tổng hợp của nền kinh tề nhiều
thành phần.
Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. Cải tạo đi
đơi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trong đó, việc cải tạo phải
được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì q độ.
Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp; hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí
của Nhà nước. Xóa bỏ chế độ phân phối theo tem phiếu.
Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công
lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, khai thác cơng nghệ,
khai thác thị trường.

 Đổi mới chính trị
7


Một là, xác định sáu nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới
Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu, là sự lựa chọn sáng suốt của Bác Hồ, là mục
tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội
chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện tốt hơn bằng quan niệm đúng đắn, hình
thức, biện pháp và bước đi thích hợp.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta. Đổi mới không phải xa rời mà là vận dụng sáng tạo và phát triển
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đổi mới nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh và hiệu lực của các tổ chức trong
hệ thống chính trị.
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta.
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp xây dựng
xã hội chủ nghĩa.
Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại.
Hai là, xác định yêu cầu công tác tư tưởng trong tình hình mới
Cơng tác tư tưởng phải khẳng định: Tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội và những
thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Tính khách quan của q trình cải tổ, cải
cách, đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Kiên trì mục tiêu, lý tưởng xã
hội chủ nghĩa. Nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự
đồn kết thống nhất ý chí và hành động trong Đảng và xã hội, đấu tranh chống tiêu cực.
Ba là, đánh giá tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc
và nhiệm vụ cấp bách của Đảng

Xây dựng lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân lấy
liên minh giai cấp cơng nhân, nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng của Nhà nước do
Đảng Cộng sản lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng; cảnh giác và kiên
quyết chống âm mưu “diễn biến hồ bình...
Bốn là, chủ trương giải quyết một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Đảng phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách
lãnh đạo, nâng cao giác ngộ, bồi dưỡng lý tưởng, kiến thức và năng lực lãnh đạo, mở rộng
dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật trong Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với
8


các tầng lớp nhân dân lao động.
Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân,
thực hiện và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
IV.

Thành tựu của công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng

Từ sau năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới với những thay đổi toàn diện. Tem
phiếu chỉ còn trong ký ức. Sau hơn 30 năm, diện mạo của đất nước đã thay đổi rất nhiều.
Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Giai đoạn 1986-1990: Đây là thời điểm đầu của công cuộc đổi mới 1986. Những thành tựu
đạt được sau thời gian khủng hoảng đánh dấu bước đầu vô cùng quan trọng. Cụ thể thu
nhập bình quân đầu người đạt mức tăng 4.4%/năm.
Giai đoạn 1991-1995: Mức thu nhập bình quân người tăng tăng thêm 8,2%/năm.
Giai đoạn 1996-2000: Do tác động của nhiều lý do như khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ gia tăng. Mức tăng GDP đạt 7%/năm.
Giai đoạn 1991-2000: Trong thời gian này GDP tăng mức 7,6%/năm.

Giai đoạn 2001-2010: Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 7,26%.
Giai đoạn 2011-2015: Thống kê mức thu nhập đầu người tăng trưởng 6%/năm.
Và cho đến nay, sau hơn 30 năm của công cuộc đổi mới 1986, mức thu nhập của người
dân Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên. Bình quân, GDP tăng liên tục với tốc độ 7.43%.
Nếu đem thành tích cơng cuộc đổi mới 1986 so với các nước như Singapore, Hàn Quốc sẽ
thấp hơn nhưng vẫn cao hơn so với phần lớn các nước còn lại tại ASEAN.
2. Kim ngạch xuất khẩu
Giai đoạn 2011-2015: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng 18%/năm. Các
mặt hàng xuất khẩu từ nông nghiệp, nông sản nguyên liệu thô chuyển dần sang các sản
phẩm công nghiệp.
Năm 2015 là mốc thời gian ghi nhận những thành tích xuất sắc của Việt nam trên phương
diện xuất khẩu. Điển hình là hàng loạt các hiệp định mang tính thương mại quốc tế như
TPP, VN – EU, AEC… Đây được xem là cơ hội và cũng là thách thức không hề nhỏ đến
vừa là thách thức về xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vào năm 2015, nền kinh tế nước ta đã đạt quy mô là 204 tỷ USD với mức thu nhập bình
quân trên đầu người lên tới 2.300 USD. Điều này thể hiện sự tiến bộ và kết quả vượt bậc
của công cuộc đổi mới 1986 ở cả mặt chất lượng và khối lượng.
9


Bên cạnh đó, nước ta cũng có những thay đổi lớn về công nghệ sản xuất cũng như sự phát
lớn về mọi mặt. Các vấn đề như lạm soát cũng dần được kiểm soát hiệu quả dưới sự chỉ
đạo của Đảng và Nhà Nước.
3. Môi trường đầu tư
Công cuộc đổi mới 1986 đã thúc đẩy và tạo động lực, cơ hội giúp môi trường đầu tư trong
nước được cải thiện. Đơng đảo các doanh nghiệp nước ngồi đến đầu tư tại Việt Nam.
Điều này là nhờ các chính sách thu hút vốn, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư, của Đảng và Nhà Nước. Nhờ đó FDI ngày một tăng cao.
Năm 1986, FDI ở Việt Nam đang ở con số 0, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới
1986, con số này đã vượt lên mức 14.5 tỷ USD. Chỉ số này tăng không chỉ hứa hẹn mang

đến mức lợi nhuận cao mà cịn đóng vai trị tăng nguồn ngân sách Nhà Nước, chuyển giao
cơng nghệ.
Bên cạnh đó, cơng cuộc đổi mới 1986 cũng giải quyết các vấn đề thất nghiệp, giúp hàng
triệu người lao động có việc làm. Điều này đã tác động trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát
triển của đời sống, xã hội, giáo dục, y tế… Cải thiện sâu sắc mặt bằng chung cuộc sống
của người dân.
Nhìn chung, sau hơn 30 năm, công cuộc đổi mới 1986 đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, giúp thể chế, kinh tế thị trường của nhà nước Việt Nam ngày một hoàn
thiện cũng như đáp ứng các nhu cầu phát triển toàn cầu hóa, cải thiện đời sống của
nhân dân ngày một tốt hơn.
V.

Đánh giá tổng quan về đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 6 là một bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta

Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử
trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước
đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh
được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của
nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở
rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh.
Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế được nâng cao.
10



Những thành tựu to lớn trên tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển
trong những năm tới; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù
hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử để chúng ta vững bước trên
con đường xã hội chủ nghĩa.
Có được những thành tựu trên đây là do Đảng ta có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo,
phù hợp lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực
thực hiện. Đảng ta đã nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại và vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam; có bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời
nhạy bén, sáng tạo, kịp thời đưa ra những chủ trương, quyết sách phù hợp cho từng giai
đoạn cách mạng, khi tình hình thế giới và trong nước thay đổi. Đông đảo cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua
khó khăn, thách thức, thực hiện đường lối đổi mới. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta
được bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ.
VI.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu về đường lối đổi mới năm 1986 ở Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ 6

Trong suốt những năm qua, Đảng từng bước đổi mới tư duy, đổi mới cơ chế, chính sách,
khảo nghiệm thực tiễn để tìm con đường đổi mới đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã hoạch định
đường lối đổi mới tồn diện cả về cơ chế, chính sách kinh tế, hệ thống chính trị, các chính
sách xã hội, văn hóa, quốc phịng, an ninh, đối ngoại. Đảng lãnh đạo nhân dân vượt qua
khó khăn, thách thức cả ở trong nước và tác động quốc tế, kiên định con đường xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng đường lối đổi mới.
Nghiên cứu về đường lối đổi mới đem lại ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn:

-

Về mặt lý luận:

Hiểu được những nội dung và đường lối của Đường lối đổi mới 1986 một cách cân đối,
toàn diện, đầy đủ và hoàn chỉnh.
Trang bị hiểu biết rõ ràng và đầy đủ từ bối cảnh, nội dung, đến ý nghĩa của đường lối đổi
mới, là căn cứ để tạo niềm tin và sự tin cậy để tin theo đường lối của Đảng và Nhà nước.
Phát huy tinh thần chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
-

Về mặt tư tưởng:

Nghiên cứu về đường lối đổi mới năm 1986 giúp cho chúng ta có cơ sở khoa học và thành
quả thực tiễn để tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, vào sứ mệnh lịch sử thế giới
của giai cấp công nhân, vào sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và kiên
định đi theo con đường đã chọn là Xã hội chủ nghĩa.
11


Giúp chúng ta có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, khơng hoang mang,
dao động, hồi nghi trước những biến cố của lịch sử, vững tin ở tương lai xã hội chủ
nghĩa, thấy rõ thêm bản chất và âm mưu phá hoại của những kẻ phản bội, cơ hội và các thế
lực phản động, thù địch.
Giúp chúng ta có cơ sở và khẳng định tính tất yếu thắng lợi của con đường đi lên xã hội
chủ nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã lựa
chọn, vững tin vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
-

Về mặt thực tiễn:


Nghiên cứu, vận dụng và phát triển Đường lối đổi mới năm 1986 của Đảng là vấn đề rất
quan trọng của Việt Nam trong cơng cc đổi mới.
Đó là những tư tưởng đúng đắn và bài học kinh nghiệm ý nghĩa giúp cho Đảng xác định
mục tiêu, đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nghiên cứu tạo cơ sở bản lĩnh vững vàng để tránh những sai lầm trong xây dựng đường
lối, chính sách và chỉ đạo thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Tạo cơ sở khoa học để đấu tranh phê phán và chống các quan điểm sai trái, thù địch, cũng
cố trận địa tư tưởng vô sản.

12


KẾT LUẬN
Đại hội VI (1986) - Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đến năm 2016,
cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã trải qua 30 năm (1986-2016). Đại hội XII của
Đảng nhìn lại 30 năm đổi mới, đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ rõ những hạn chế,
khuyết điểm, rút ra những bài học.
Thực tế chỉ rõ: Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp
phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là q trình cải biến sâu sắc, tồn
diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, tồn dân vì mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Viết Thông (chủ biên): Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình Triết học Mác- Lênin (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Giáo trình Lịch sử Đảng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia
Một số bài viết khác trên Internet.

14



×