HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HỐ ĐỐI NGOẠI
_____________________________
HỌC PHẦN:
ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI SỐ 5 : BÁO CHÍ DỮ LIỆU (DATA JOURNALISM)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Văn Kiền
Sinh viên thực hiện:
Trần Ngọc Bảo Trâm (TT47A1-0588) – Trưởng nhóm
Đồn Thị Thanh Huyền (TT47A4 – 0556)
Đỗ Phương Yến Vy (TT47A1-0591)
Phạm Khánh Linh (TT47A1-0593)
Nguyễn Trần Sùng (TT47C1-0506)
Tăng Lê Nhã Hân (TT47A1-0551)
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2021
1
MỞ ĐẦU:
Cùng với sự phát triển của thời đại, đặc biệt là máy tính và cơng nghệ, báo chí
phải ln có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Bên cạnh đó, sự ra đời và
phát triển của Internet đã tạo nên khối lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày. Những thể
loại báo quá nhiều chữ dần trở nên khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của người
đọc. Thay vào đó, trong một khoảng thời gian ít ỏi, họ mong muốn tìm đến những bài
báo được đơn giản hóa bằng những con số, những hình ảnh trực quan,… mà vẫn tiếp
thu được nhiều thông tin nhất có thể. Điều này có thể khiến báo chí dữ liệu trở thành
xu hướng ngày nay, có thể đáp ứng những nhu cầu của người đọc hiện đại bằng cách
đưa ra những thông tin, những câu chuyện một cách thú vị và dễ tiếp nhận.
Báo chí dữ liệu (Data Journalism) là việc sử dụng dữ liệu, số liệu để truyền tải
thông tin, thông qua việc thống kê, sử dụng biểu đồ, đồ thị hoặc đồ họa thơng tin. Có
thể nói, báo chí dữ liệu là việc áp dụng việc phân tích dữ liệu vào báo chí, nó là một
cách mô tả hợp với thời đại số ngày nay. “Báo chí dữ liệu là sự kết hợp giữa khả năng
phân tích của phóng viên và khả năng phân tích dữ liệu của một nhà thống kê.”1
Những dữ liệu sẽ được hình ảnh hóa, khi đó, những số liệu được coi là những chứng
cứ sẽ được trình bày trực tiếp tới độc giả, và đặc biệt, là khơng có sự phân tích sau của
nhà báo. Việc của các phóng viên là dùng dữ liệu đó, viết nên một câu chuyện mang
tính thời sự, và đặt ra một giả thiết, một nghi vấn nào đó từ nguồn dữ liệu và tìm
những nguồn dữ liệu minh chứng cho dự đốn, từ đó tạo ra sự tò mò thu hút bạn đọc.
Chúng ta cùng đi phân tích một số bài báo được viết theo thể loại báo chí dữ
liệu để thấy được những điểm nổi bật, tiện ích của loại báo này:
1Nam Dương, Báo chí dữ liệu: Cách kể chuyện hiện đại, Tạp chí Người Làm Báo điện tử
Link truy cập: />
2
CASE STUDY 1: SENATE ELECTION IN US 2018 (Cuộc bầu cử Thượng viện
Hoa Kỳ năm 2018)
Hình ảnh bài báo:
Link bài báo: />Bài báo thống kê kết quả cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ năm 2018 đăng tải
trên trang điện tử của tờ CNN được triển khai theo hình thức của thể loại báo chí dữ
liệu. Để làm rõ nét đặc trưng của loại hình báo chí dữ liệu trong trường hợp của bài
báo trên, chúng ta sẽ phân tích trên 2 khía cạnh chính là nội dung và hình thức.
1.1 Khía cạnh nội dung
Sử dụng dữ liệu, những hình ảnh, con số là chủ yếu. Trong các ấn phẩm về
báo chí dữ liệu, những chứng cứ, dẫn chứng, số liệu… được sử dụng nhằm thu hút sự
chú ý của công chúng. Đặc trưng của các tác phẩm thể loại này là coi trọng dữ liệu
hơn tin tức, chủ yếu là số liệu để người đọc chủ động tiếp nhận, xử lý thông tin và hạn
chế việc bị ảnh hưởng bởi các ý kiến chủ quan của người viết. 2 Bài báo trên, chúng ta
có thể thấy chỉ có một đoạn văn ngắn tác giả trình bày tóm lược về một số diễn biến
nổi bật của tình hình bầu cử và phần còn lại là biểu đồ tương tác. Từ đó người đọc,
người xem tin tức sẽ tiếp nhận và có cho mình những góc đánh giá chủ quan riêng,
khơng bị phụ thuộc nhiều vào sự phân tích của nhà báo. Thêm nữa, với những thông
tin thô và mở sẽ khiến công chúng tin tưởng hơn vào những dữ liệu được nhà báo
2 TS Phan Văn Kiền, Chương 2 - Giáo trình Truyền thơng đối ngoại, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
2021
3
cung cấp. Chỉ đưa những dữ liệu mà không phân tích, định hướng… sẽ khiến cơng
chúng phần nào cảm thấy được sự an tồn khi tiếp nhận những thơng tin từ báo chí. 3
Sự đa dạng và thu hút về mặt nội dung. Loại hình báo chí dữ liệu cho phép
người đọc cập nhật đa dạng thông tin một cách sống động. Khi công nghệ kỹ thuật số
và Internet phát triển theo cấp số nhân như hiện nay cùng với sự quá tải thông tin dẫn
đến việc con người trong một thời gian giới hạn không muốn dành thời gian quá nhiều
để chỉ tiếp cận được một thông tin qua duy nhất một bài báo mà ở mức độ nâng cấp
hơn, qua một bài báo có thể đưa đến cho cơng chúng nhiều thơng tin nhất có thể. 4 Báo
chí dữ liệu (data journalism) và cụ thể là qua bài báo của CNN ở bên trên, chúng ta đã
khơng cịn thấy những nội dung dài dòng, nhàm chán cùng những con số khơ khan,
khó nhớ mà thay vào đó là những biểu đồ được tích hợp các ứng dụng đồ họa làm cho
việc tiếp nhận thông tin của người đọc trở nên hứng thú hơn.
Bên cạnh đó, báo chí dữ liệu giúp người đọc tiết kiệm thời gian truy cứu tin
tức. Nhìn từ bài báo về cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ năm 2018, tồn bộ thơng tin về
cuộc bầu cử trên toàn bộ các bang của nước Mỹ được gói gọn chi tiết và cụ thể chỉ
trong một bài báo. Với việc tạo ra một nền tảng kỹ thuật hiện đại, người đọc đã nhanh
chóng kiểm sốt và định vị được nội dung mình cần đồng thời có thể lựa chọn những
thơng tin quan trọng với mình mà khơng mất thời gian đọc những phần khơng liên
quan.
5
1.2 Khía cạnh hình thức
Sử dụng bản đồ tương tác (interactive map) để truyền tải dữ liệu.6 Trong
bài phân tích, thơng tin về tỷ lệ phần trăm và tổng số phiếu bầu cử của các bang trên
tồn nước Mỹ được trình bày chi tiết dưới dạng bản đồ. Thực chất bản đồ trên thuộc
dạng hình ảnh tương tác bởi vì nó khơng những cho phép người dùng phóng to hoặc
thu nhỏ bản đồ mà thơng qua q trình hình ảnh hóa dữ liệu (data visualisation) và
nâng cấp bằng kỹ thuật còn cho phép người đọc truy cập các đoạn thơng tin có liên
quan một cách nhanh nhất bằng các chế độ mouseover hoặc clickable. Ví dụ khi người
đọc muốn biết các thơng tin bầu cử tại bang Ohio, họ chỉ cần di chuyển chuột tới vị trí
của bang này trong bản đồ thì hệ thống sẽ ngay lập tức đưa ra các thông số dữ liệu về
tỷ lệ phần trăm bầu chọn, tổng số phiếu một cách chi tiết và chính xác, đồng thời các
thông tin về từng khu vực trong bang cũng được đề cập.
3 TS Phan Văn Kiền, Chương 2 - Giáo trình Truyền thơng đối ngoại, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
2021
4 Nam Dương, Báo chí dữ liệu: Cách kể chuyện hiện đại, Tạp chí Người làm báo điện tử,
truy cập ngày 31/5/2021
5 Lê Quốc Minh, Báo chí dữ liệu về mội trường, truy cập ngày 1/6/2021.
6 Mapping tools for journalists, trang xuất bản truyền thông Bachgeo, link truy cập:
, ngày truy cập 2/6/2021.
4
Sử dụng thông minh hệ thống màu sắc trong báo chí dữ liệu. 7 Với hệ thống
màu sắc trên bản đồ, người đọc cịn có thể nhận biết được cụ thể những bang nào đang
hoặc không diễn ra các cuộc đua bầu vào Thượng viện, Thống đốc và những bang nào
đang giành ưu thế trong cuộc chạy đua quyền lực của Mỹ. Những hình ảnh biểu đồ
trực quan cùng với đa dạng màu sắc có tác dụng thu hút người đọc, làm cho nội dung
truyền tải trở nên sinh động không bị khô cứng và nhàm chán.
Hệ thống bảng chọn tích hợp nội dung. Ở ngay đầu tiêu đề đã có tích hợp
một bảng chọn dữ liệu với danh sách tổng hợp tên tất cả các bang của Mỹ được sắp
xếp logic theo thứ tự Alphabet, những đầu mục trong bảng chọn cho phép người đọc
truy cập trực tiếp đến bài viết về tình hình bầu cử của các bang tương ứng tạo nên sự
thuận tiện và dễ dàng cho người đọc tìm kiếm nội dung.
Có thể thấy, việc áp dụng hệ thống kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong bài báo
thống kê kết quả cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ năm 2018 đã khiến cho người đọc
dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thơng tin từ đó rút ngắn được thời gian tìm kiếm,
đồng thời tạo nên một q trình tiếp nhận thơng tin mượt mà trên nhiều phương thức
như đọc, nhìn và tương tác.
CASE STUDY 2: COVID WORLD MAP: WHICH COUNTRIES HAVE THE
MOST CORONAVIRUS VACCINATIONS, CASE AND DEATHS?” (Bản đồ thế
giới về Covid)
2.1. Khía cạnh nội dung
Một ví dụ khác cho việc ứng dụng báo chí dữ liệu có thể kể đến là việc ứng
dụng nó vào việc đưa thông tin về đại dịch Covid-19. Covid-19 lây lan tồn thế giới,
gây ra rất nhiều những khó khăn, thách thức, và nguy hiểm đối với mỗi quốc gia. Bất
cứ nơi nào Covid-19 đi qua, đều đã và đang để lại hậu quả nặng nề cho cả người dân
và các lĩnh vực khác trong đời sống con người. Người dân ở mọi nơi trên thế giới đều
dành sự quan tâm dặc biệt đến tình hình đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những vấn đề
mà nó mang lại nhiều vơ kể, những bài báo, những tin tức về nó cũng không thể đếm
xuể. Chỉ riêng xét về số ca mắc, số người chết do Covid-19, chúng ta đã dễ dàng
chứng kiến những con số lớn kỉ lục.
Nhiều con số được ghi nhận, thống kê, nhiều nguồn đưa tin, nhiều bài phân tích
đơi khi đã gây ra sự bối rối cho những người tiếp nhận thơng tin. Và để tăng tính
thuyết phục, để tóm gọn và tiết kiệm thời gian, dù chỉ nói về một khía cạnh nào đó của
đại dịch, thì báo chí dữ liệu cũng là một biện pháp thông minh và hiệu quả.
The Guardian – Một trong những tờ báo được xem là đi đầu về báo chí dữ liệu,
đã đưa ra một bài viết tiêu biểu về đại dịch Covid: “Covid world map: which
countries have the most coronavirus vaccinations, case and deaths?”. Bài báo đã
mang đến cho người đọc cái nhìn tồn cảnh thế giới, cho thấy những quốc gia nào có
7 Cole Nussbaumer Knaflic, Being clever with color in data visualisation, trang xuất bản Storytelling
with data, link truy cập: />ngày truy cập 2/6/2021.
5
số ca mắc, số người tử vong và số người được tiêm chủng cao nhất vào khoảng thời
gian tháng 3/2021.
Link bài báo: />Người đọc có thể nắm bắt được nguồn thơng tin phong phú qua những dữ liệu
đã được hình ảnh hóa và những dịng phân tích của nhà báo. Chúng ta có thể nắm
được tình hình bệnh trên thế giới tiến triển như thế nào, tỉ lệ người mắc bệnh và số ca
tử vong hàng ngày tính trên một triệu người. Bên cạnh đó, các dữ liệu cũng thể hiện
liều lượng vắc-xin đã được tiêm trên 100 người ở các nước Anh, Mỹ, Itali, Đức, Pháp
và Tây Ban Nha. Có thể thấy lượng thơng tin mà bài báo cung cấp vô cùng lớn và
phức tạp, với nhiều vấn đề cần khai thác, và báo chí dữ liệu đã giúp tóm gọn những
vấn đề này, đồng thời tạo nên nguồn tin mở, tăng sự tin tưởng của cơng chúng.
Có thể nói, dựa vào việc truyền tải thơng tin qua dữ liệu nhờ công nghệ kỹ
thuật số đã khiến các thông tin được sắp xếp khoa học và dễ hiểu. Người đọc có thể
nhìn nhận và phân tích, có cách nhìn và suy nghĩ riêng của mình theo những bảng biểu
đó, mà không quá phụ thuộc vào người viết báo. Báo chí dữ liệu đã khiến người đọc
trở thành những độc giả thông minh, những dữ liệu thô này đã mang đến cho họ lượng
thông tin khổng lồ, theo một cách ngắn gọn và tiết kiệm thời gian nhất. Không chỉ thế,
công nghệ phát triển, các cách truyền tải thông tin của báo chí dữ liệu cũng phong phú
hơn, điển hình trong bái báo này đã khiến nó trở nên sống động hơn. Việc thiết kế một
tác phẩm đẹp mắt và thu hút người đọc đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ
thống báo chí hiện đại.
2.2. Khía cạnh hình thức
Về mặt hình thức, bài báo đã sử dụng đưa ra được rất nhiều số liệu dưới dạng
biểu đồ, bản đồ và các bảng thống kê. Vì vậy mặc dù chứa đựng một khối lượng dữ
liệu cực kì lớn nhưng nhìn tổng thể lại vơ cùng cơ đọng, súc tích và logic.
Một số biểu đồ, bản đồ có trong bài báo:
6
Ngay từ đầu bài báo đã xuất hiện Bảng: Dữ liệu Covid – 19 toàn cầu mới nhất
Hệ thống số liệu được trình bày dưới dạng bảng, kết hợp cùng màu sắc nổi bật mang ý
nghĩa riêng. Ở bảng trên, tác giả đã sử dụng những con số cụ thể, chia thành hai cột,
một bên là tổng số lượng và một bên là số lượng gia tăng trong một ngày. Mỗi một số
liệu tác giả đã sử dụng màu sắc riêng, ví dụ như màu đỏ biểu thị cho tổng số ca nhiễm
bệnh, màu đen biểu thị cho số ca tử vong vì nhiễm bệnh, khiến cho người đọc cảm
thấy được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Covid – 19…
Biểu đồ: Những quốc gia nào có nhiều người được tiêm vaccine nhất?
Trong bài báo, thông tin về những quốc gia có nhiều người được tiêm vaccine
nhất được trình bày chi tiết dưới dạng bản đồ thế giới. Bản đồ có kèm chú thích với 6
màu sắc, độ đậm nhạt của màu thay đổi từ xanh nhạt đến xanh đậm, tương ứng với số
người được tiêm vaccin trên 100 người. Dựa vào bản đồ này, người đọc có thể nhận
biết được những khu vực nào trên thế giới có số liều vaccine nhiều nhất, từ đó cũng
phần nào đánh giá khách quan được tình hình dịch bệnh trên thế giới. Sử dụng hệ
thống màu sắc hết sức thông minh, không hề khiến cho người đọc cảm thấy rối mắt
hay khó nắm bắt được nội dung muốn truyền tải.
7
Biểu đồ: Số ca nhiễm bệnh trong mỗi 1 triệu người
Với biểu đồ này, đầu tiên xác định được đây là biểu đồ đường với hai trục. Trục
tung là số ca nhiễm mới trên 1 triệu người trong 1 ngày, trục hoành là thời gian. Mỗi
một màu sắc tương ứng với một quốc gia và ở đây là những quốc gia có tình hình dịch
bệnh nghiêm trọng nhất bao gồm: Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp. Nhìn vào
đường màu sắc di chuyển lên xuống, người đọc có thể ít nhiều có thể nắm bắt được
tình hình dịch bệnh ở những quốc gia trên có chiều hướng tăng giảm khơng liên tục,
có xu hướng tăng mạnh vào khoảng cuối năm 2020 đến đầu 2021. Ngồi ra biểu đồ
này cịn sử dụng Interactive content, tức là sử dụng nội dung tương tác. Ở ngay đầu
biểu đồ đã có một thanh chọn dữ liệu với danh sách tổng hợp tên các quốc gia theo thứ
tự bảng chữ cái Alphabet. Người đọc muốn so sánh dữ liệu với quốc gia nào thì có thể
nhấn chọn tên quốc gia đó, sau đó một đường màu nữa sẽ hiện lên, cho phép người
đọc so sánh trực tiếp tình hình số ca nhiễm bệnh giữa các quốc gia, tạo nên sự thuận
tiện, dễ dàng khi muốn tìm kiếm nội dung.
8
Bảng: Số ca nhiễm và gia tăng ca nhiễm của các quốc gia
Bảng số liệu này cho thấy số ca nhiễm đã được xác nhận trên 1 triệu dân cư của
các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một dạng Interactive contents. Ví dụ khi người
đọc muốn biết số liệu liên quan đến một quốc gia nào đó thì chỉ cần nhập tên quốc gia
vào thanh tìm kiếm bên trên bảng số liệu này là có thể nhanh chóng xem được các loại
số liệu liên quan đến quốc gia đó. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm thông
tin của người đọc, họ không cần phải lướt tìm cả trăm quốc gia mới tìm tên quốc gia
mình muốn tìm. Giờ đây chỉ cần gõ tên là có thể tìm thấy ngay, vơ cùng thuận tiện và
dễ dàng.
Tóm lại, bài báo “Covid world map: which countries have the most
coronavirus vaccinations, case and deaths?” đã tổng hợp cô đọng được rất nhiều số
liệu và thông tin, sử dụng hợp lý rất nhiều các loại hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, kết hợp
linh hoạt với interactive content đã khiến cho người đọc dễ dàng hơn trong việc rút
ngắn thời gian tìm kiếm, có cái nhìn đa dạng, khách quan hơn về vấn đề và đồng thời
tạo nên một quá trình tiếp nhận thông tin đa dạng dựa trên nhiều phương thức như
đọc, nhìn hình ảnh và tương tác. Những con số tưởng chừng rất khó hiểu đã được xử
lý để được trình bày dưới dạng hình ảnh và màu sắc đa dạng, bởi vậy vừa đảm bảo
được độ chính xác của thông tin, vừa đảm bảo được kỹ thuật và tính thẩm mỹ. Khơng
cần phải sử dụng q nhiều kênh chữ, thay vào đó, các kênh hình, biểu đồ, bản đồ
9
được đưa vào, tin tức dữ liệu từ phức tạp, khó hiểu trở nên cụ thể, sinh động hơn và
đồng thời cũng góp phần tăng tính thuyết phục cho bài báo.
CASE STUDY 3: THE DEADLIEST JOBS IN AMERICA (Những công việc
nguy hiểm bậc nhất ở Mỹ)
3.1. Khía cạnh nội dung
Xuất hiện từ những năm 1970 qua các dạng thức như hình vẽ, biểu đồ thống
kê,... nhằm minh họa cho các bài viết báo chí, nhưng phải đến hơn một thập kỷ trở lại
đây, một phần nhờ cuộc cách mạng 4.0 đã thúc đẩy công nghệ số và mạng Internet
phát triển thì báo chí dữ liệu mới trở thành một xu hướng của thời đại.
Thơng qua hai ví dụ nêu trên, ta đã có một cái nhìn cụ thể về cách mà báo chí
dữ liệu hoạt động và vận hành trong mạng lưới thông tin khổng lồ được đưa ra mỗi
ngày đến độc giả. Do đó, để có thể hiểu rõ hơn về loại hình này, chúng ta sẽ cùng đến
với ví dụ thứ ba về báo chí dữ liệu và cách mà loại hình này đã đưa lượng thơng tin
tiếp cận đến với công chúng độc giả.
Biểu đồ dưới đây là một trong số những ví dụ về một kiểu báo chí dữ liệu, trích
từ tờ báo Bloomberg với tiêu đề The Deadliest Jobs in America (Tạm dịch: “Những
công việc nguy hiểm bậc nhất ở Mỹ”)8.
Dựa vào biểu đồ và số liệu được đưa ra, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt
được những thông tin về những công việc nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, về số ca
tử vong được ghi nhận, hay về mức lương mà từng cơng việc nhận được một cách
chính xác và lơi cuốn thông qua dạng biểu đồ. Nhờ vào cách đưa ra thông tin này,
người đọc sẽ tiếp cận được lượng thông tin một cách tổng quát và đầy đủ về các công
việc được liệt kê. Hơn nữa, những số liệu đưa ra sẽ đáng tin cậy hơn, người đọc sẽ
không bị phụ thuộc vào các đánh giá phân tích mang tính chủ quan của các nhà báo
trong các bài báo truyền thống. Điều này sẽ giúp người đọc tự mình đánh giá thông tin
một cách khách quan dựa trên những thông tin, số liệu được đưa ra trong biểu đồ.
8Christopher Cannon, Alex McIntyre and Adam Pearce, The Deadliest Jobs in America, Bloomberg,
13/5/2015, Truy cập ngày 31/5/2021 từ: />
10
11
3.2. Khía cạnh hình thức:
Về mặt hình thức, bài báo trên được biểu thị một cách sáng tạo dưới dạng hình
ảnh minh họa và đánh giá tỷ lệ dễ thương vong của nhiều ngành nghề với nhau. Nó
tạo ra cho người đọc một cách nhìn khách quan và tổng thể về vấn đề được kể đến.
Đầu tiên, sử dụng hình ảnh minh họa để biểu thị cho 3 ngành nêu trên, việc
sử dụng hình ảnh kết hợp với việc “highlight” làm nổi bật kết quả đúng giúp cho
người đọc dễ dàng tiếp nhận được kết quả. Bên cạnh đó, dữ liệu được truyền tải dưới
dạng câu hỏi để người đọc có thể thử sức lựa chọn câu trả lời đúng, nó hấp dẫn sự tị
mị nơi độc giả, vừa khiến họ muốn thử sức với kiến thức của mình vừa là để cung cấp
thông tin mà bài báo muốn gửi gắm.
Thứ hai, sử dụng đường so sánh tỷ lệ thương vong của các nhiều lĩnh vực
khác nhau. Ngoài việc đưa ra kết quả chính xác về ngành nghề có xác suất tử vong cao
nhất, bài báo còn mang đến cho người đọc kiến thức tổng quát về các ngành nghề
khác nữa. Bảng so sánh được trình bày từ cao đến thấp, giúp độc giả dễ dàng so sánh,
không những vậy khi nhấp vào những ngành nghề cụ thể thì bài báo cịn biểu thị
thơng tin về phần trăm tỷ lệ tử vong trên 100k người và mức lương hàng năm mà nhân
viên làm cơng việc đó được hưởng.
KẾT LUẬN:
Qua đây có thể kết luận rằng, lợi ích mà báo chí dữ liệu mang lại vô cùng rõ
ràng. Hãy thử tưởng tượng với một nguồn thông tin đa dạng như vậy nếu trình bày rõ
ràng chỉ bằng chữ thì người đọc sẽ cảm thấy vô cùng “đau mắt” và chán nản để có thể
đọc hết lấy thơng tin. Với việc sử dụng những ứng dụng tuyệt vời mà báo chí dữ liệu
mang lại thì tất cả các thơng tin đã được tích hợp ngắn gọn và cơ đọng trong một bài
báo chỉ dài khoảng một trang, khơng chỉ vậy cịn kích thích được sự tị mị và giúp cho
người đọc tiếp cận được thông tin một cách logic và dễ dàng hơn rất nhiều.
Thêm nữa, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà tin tức thật giả khó thể
nhận định cùng với sự lan truyền như vũ bão một cách khó kiểm sốt trên nền tảng
các mạng xã hội thì dữ liệu là thứ có thể giúp chúng ta phân tách rạch ròi và là một
trong phương thế tin cậy để sàng lọc những điều thực tế và thông tin hư cấu. Với
những tiện ích và các đặc điểm vượt trội như thế, báo chí dữ liệu hứa hẹn sẽ là một
trong những xu hướng tương lai chủ đạo của báo chí – truyền thơng.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Truyền thơng đối ngoại (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021,
Tr.99-103)
2. Tạp chí Người làm báo Điện tử, “Báo chí dữ liệu: Cách kể chuyện hiện đại”,
Nam Dương, Link truy cập: />3. Data Journalism.com,“What is Data Journalism?”, Paul Bradshaw. Link truy
cập: />4. Techopedia, “Data Journalism”, Dictionary, Technology Trend. Link truy cập:
/>%20journalism%20is%20the%20use%20of%20data%20and,upon%20which
%20a%20story%20is%20based%2C%20or%20both.
5. The Bureau of Investigative Journalism,“What is Data Journalism?”. Link
truy cập: />6. ONECMS, “Báo chí dữ liệu: Những xu hướng cần theo đuổi”, được biên dịch
từ bài viết của Simon Rogers, một nhà báo dữ liệu của Goolge và từng làm biên
tập viên của The Guardian. Link truy cập: />BẢNG PHÂN CÔNG NGHIÊN CỨU
STT
CÔNG VIỆC
1
Mở đầu
2
Case study 1
3
4
5
Case study 2
Case study 3
NGƯỜI PHỤ TRÁCH
Tăng Lê Nhã Hân
Khía cạnh nội dung
Trần Ngọc Bảo Trâm
Khía cạnh hình thức
Đồn Thị Thanh Huyền
Khía cạnh nội dung
Tăng Lê Nhã Hân
Khía cạnh hình thức
Phạm Khánh Linh
Khía cạnh nội dung
Nguyễn Trần Sùng
Khía cạnh hình thức
Đỗ Phương Yến Vy
Kết luận
Đỗ Phương Yến Vy, Trần
Ngọc Bảo Trâm
13
14