Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ Đề tài: Tìm hiểu về vận đơn gốc và vận đơn copy.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 25 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
…………
KHOA KẾ TỐN

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: THANH TỐN QUỐC TẾ
Đề tài: Tìm hiểu về vận đơn gốc và vận đơn copy.
Giảng viên :

LÊ THỊ ÁNH

Lớp

:

D19ACCA

Nhóm

:

Số 3

DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 03
1. Trần Kim Tuyến - B18DCKT153
2. Phạm Thị Lan Anh - B19DCKT017
3. Nguyễn Hải Anh - B19DCKT012
4. Đặng Ngọc Anh - B19DCKT005
5. Nguyễn Hà My - B19DCKT114
6. Đinh Thị Nhung - B19DCKT131


7. Cao Thị Minh Ngọc - B19DCKT124
8. Vũ Thị Huyền Trang - B19DCKT184
9. Đỗ Thị Thanh Trà - B19DCKT173
10.Nguyễn Thị Ánh Tuyết-B19DCKT153
1|Page


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
I.Tổng Quan Về Phương Thức Vận Đơn ................................................................... 4
1. Vận đơn là gì? ......................................................................................................... 4
2. Phân loại vận đơn.................................................................................................... 4
3. Chức năng của vận đơn........................................................................................... 5
4. Ví dụ về vận đơn ..................................................................................................... 5
II. Vận Đơn Gốc ........................................................................................................... 8
1. Vận đơn gốc là gì? Đặc điểm vận đơn gốc?. .......................................................... 8
2. Ưu, nhược điểm của bill gốc................................................................................. 10
3. Ví dụ Vận Đơn Gốc .............................................................................................. 10
4. Mất Vận Đơn Gốc Và Cách Khắc Phục ............................................................... 13
III.Vận Đơn Copy ....................................................................................................... 15
1. Vận đơn copy là gì? .............................................................................................. 15
2. Chức năng ............................................................................................................. 17
3. Ưu và nhược điểm của vận đơn copy. .................................................................. 17
4. Lưu ý về Vận Đơn Copy....................................................................................... 18
IV. Sự khác nhau giữa vận đơn gốc và vận đơn surrendered ............................... 18
V.Cách phân biệt vận đơn gốc và vận đơn copy ..................................................... 23
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 25

2|Page



LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế,
chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và hình thành nên các khoản thu
và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ
này ngày một phong phú, đa dạng với quy mơ ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên
tình trạng tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các
mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về
ngơn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh tốn khơng thể tiến hành trực tiếp với
nhau mà phải thơng qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại
cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới. Thanh toán quốc tế đã ra đời từ
lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua
bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối
lượng các giao dịch th anh toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua
ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau.
Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền
kinh tế của các quốc gia hiện nay.
Trong q trình lưu thơng hàng hố, thanh tốn quốc tế có tác dụng thúc đẩy tốc
độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Thơng qua thanh tốn
quốc tế cịn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có
thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong
trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh tốn thơng qua việc
hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong q
trình thanh tốn với các đối tác.
Trong hoạt động mua bán quốc tế, một trong những chứng từ không thể thiếu, thể
hiện mối liên lạc giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, bên bán với bên vận chuyển
chính là vận đơn. Hợp đồng mua bán, vận đơn, hố đơn thương mại,... chính là
những chứng từ quan trọng hàng đầu để hoàn tất bộ hồ sơ thơng quan cho hàng hóa.
3|Page



I. Tổng Quan Về Phương Thức Vận Đơn
1. Vận đơn là gì?
- Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy
gửi hàng đường sắt,…) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền
trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã
được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
2. Phân loại vận đơn
a) Vận đơn đích danh
- Loại ghi rõ tên người nhận hàng và người vận chuyển chỉ trả hàng cho người có
lai lịch ghỉ rõ trên vận đơn.
b) Vận đơn theo lệnh
- Loại ghi rõ tên; người giao hàng hoặc những người do người giao hàng chỉ định
sẽ phát lệnh trả hàng. Người vận chuyển chỉ được trả hàng một khi có lệnh của người
được ghi tên trên vận đơn. Nếu vận đơn theo lệnh dụng giấy tờ giả mạo để nhập hoặc
xuất được hàng hoặc để trốn được thuế... Việc bn bán có thể là trực tiếp qua đường
bộ, đường biển, đường không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng
mặc nhiên được coi là người có quyền đó.
c) Vận đơn xuất trình (cịn gọi là vận đơn vơ danh)
- Vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng.
Người vận chuyển có quyển trả hàng cho người nào xuất trình được vận đơn;
d) Vận đơn suốt là vận đơn kí phát cho cả quả trình vận chuyển hàng hố trong
liên hiệp vận chuyển, tức là trong việc vận chuyển có sự tham gia của những người
vận chuyển thuộc các loại hình khác nhau như đường biển, đường bộ, đường sông,
đường không.

4|Page


3. Chức năng của vận đơn

Thứ nhất:
Vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng
hố với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển
đến nơi trả hàng”. Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của
người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu khơng có ghi chú gì trên vận đơn thì
những hàng hố ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngồi
thích hợp” (In apperent good order and condition). Điều này cũng có nghĩa là người
bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua
người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hố như thế nào thì phải giao cho
người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
Thứ hai:
Vận đơn gốc là “chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói
đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn.
Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng
có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển
nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận
đơn, có quyền địi người chun chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định
trong vận đơn tại cảng đến.
Thứ ba:
Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá
bằng đường biển đã được ký kết.
4. Ví dụ về vận đơn
- Giả sử, nhà hàng XYZ nhận các lô hàng thịt và cá tươi năm lần một tuần. Người
quản lí nhà hàng xác định loại và số lượng thịt, cá nhà hàng cần đặt. Sau đó, anh ta
5|Page


điền vào đơn đặt hàng và chủ sở hữu XYZ sốt lại và kí vào từng đơn đặt hàng trước
khi gửi chúng qua email đến nhà cung cấp thực phẩm.
- Người cung cấp đóng gói thịt và cá, và cả anh ta và một đại diện của hãng vận

chuyển kí một vận đơn.
- Tiếp theo, người chuyên chở giao thức ăn cho nhà hàng và người quản lí so
sánh thơng tin trên vận đơn với những gì anh ta đã đặt. Nếu thông tin trùng khớp, đơn

đặt hàng và vận đơn được gửi đến chủ sở hữu, chủ sở hữu sẽ soát lại các tài liệu và
viết séc cho nhà cung cấp thực phẩm.
- Trong ví dụ này, chủ sở hữu chỉ viết séc cho nhà cung cấp khi đã xem xét đơn
đặt hàng và vận đơn. Bước này đảm bảo nhà hàng chỉ trả tiền cho những gì đã đặt và
nhận được.

6|Page


7|Page


II. Vận đơn gốc
1. Vận đơn gốc là gì? Đặc điểm vận đơn gốc?
- Khái niệm:Vận đơn gốc (hay Bill gốc – Original Bill) là loại vận đơn được
phát hành bởi các hãng tàu hoặc Forwarder. Trên mỗi vận đơn này thường có chữ ký
viết bằng tay, người xem có thể phân biệt dễ dàng với vận đơn copy.
- Dưới đây là một số đặc điểm chính để miêu tả về vận đơn gốc:
+ Các bản photocopy, bản chụp, bản sao, in, hay đánh máy nhưng được ký bằng
tay đều được xem như “vận đơn gốc”
+ Dù trên các vận đơn có đóng con dấu, có cả chữ Original nhưng lại khơng có
chữ ký bằng tay thì tất cả đều khơng có giá trị là vận đơn gốc.
+ Các vận đơn in ra được đóng dấu chữ “Original” ở mặt phía trước vận đơn.
+ Thường thì mặt sau vận đơn sẽ in các điều khoản và điều kiện đi kèm.
- Việc phát hành 1 bộ vận đơn gồm 2 hay nhiều hơn 3 bản Original giống về hình
thức, nội dung. Tùy thuộc vào mỗi hãng tàu hay Forwarder sẽ có các cách in vào vận

đơn các chữ khác nhau để dễ phân biệt.
- Nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp vận đơn gốc để thực hiện
thanh tốn tiền hàng, vì thế, trong trường hợp nhà xuất khẩu không chuyển vận đơn
trước cho nhà nhập khẩu hoặc đến khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu mới yêu cầu
bill gốc thì việc giao nhận hàng hóa sẽ tốn nhiều thời gian trong thời gian chờ vận đơn
tới.
- Bộ vận đơn thường có 3 bản gốc và nhiều bản sao. Ba bản gốc ghi số thứ tự
“First Original” “Second Original”, “Third Original” hoặc “Original”, “Duplicate”, và
“Triplicate” …
- Trong thanh tốn bằng L/C, thơng thường người NK sẽ u cầu người XK gửi
cho họ 1 trong 3 vận đơn gốc (2 bản gốc còn lại gửi cho Ngân hàng Mở giữ). Người
8|Page


XK tuyệt đối khơng nên gửi 1 bản gốc kí hậu để trống vì lúc này người NK có thể
nhận hàng mà không cần ngân hàng Mở giao 2 bản gốc kia.
- Nếu 1 bản chính đã được người nhập khẩu dùng để nhận hàng, các bản chính
khác tự động.
- Chỉ có vận đơn gốc mới chuyển nhượng / sang tay được.
- Người phát hành: Trong trường hợp bạn làm master bill thì hãng tàu sẽ cấp cho
bạn bill gốc của hãng tàu, có in hình logo hãng tàu. Ngược lại, khi làm house bill thì
trên bill gốc do forwarder phát hành in hình logo forwarder.
- Nội dung được thể hiện trong bill thường là:
+ Thông tin shiper: số điện thoại, fax, địa chỉ
+ Thông tin consignee: số điện thoại, fax, địa chỉ
+ Tên tàu, số hiệu tàu, ngày tàu chạy ETD, cảng đến ETA
+ Số container, số seal
+ Mặt hàng, mã HS code, trọng lượng hàng (gross weight, net weight).
- Điều kiện nhận hàng khi lấy bill gốc
+ Nếu chủ hàng lấy bill gốc thì phải gửi bộ bill này cho consignee đầy đủ 3

bản. Thiếu 1 bản xem như bộ bill khơng cịn tính pháp lý.
+ Vì bill gốc phải gửi cho người nhận hàng bằng đường hàng khơng do đó
tốn kém chi phí và thời gian, hiện nay các hãng tàu cho phép làm telex
release hoặc seaway bill để tiết kiệm và nhanh chóng.
- Quy trình của vận đơn gốc: Người gửi hàng sẽ nhận vận đơn gốc từ người
chuyên chở sau đó người gửi hàng sẽ gửi vận đơn gốc cho người nhận hàng, người
nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc cho người chuyên chở ở nơi đến thì mới nhận
hàng.
9|Page


2. Ưu, nhược điểm của bill gốc
* Ưu điểm:
+ Vận đơn gốc mang tính đảm bảo và chắc chắn trong việc mua hàng và
thanh toán cho bên xuất khẩu
+ Vận đơn gốc có thể mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa
* Nhược điểm:
+ Thời gian vận đơn đến tay bên nhập khẩu có thể bị chậm trễ, gây ảnh
hưởng đến thời gian nhận hàng
+ Vận đơn gốc rất dễ bị thất lạc. Bên nhập khẩu phải cam kết với hãng tàu
và đóng một khoản tiền bằng 110% giá trị hàng hóa nếu muốn nhận hàng, hãng
tàu sẽ giữ số tiền này trong vòng 2 năm nếu mất vận đơn gốc
+ Tốn kém chi phí gửi khi bên xuất khẩu gửi chuyển phát nhanh vận đơn
gốc cho bên nhập khẩu
3. Ví dụ vận đơn gốc
- Ơng ở Nhật mua hàng của ông VN, nhưng mới đặt cọc 1 khoản tiền, ông VN
sản xuất hàng, gửi hàng sang cho ông Nhật qua hãng tàu NYK, sau khi hàng xếp lên
tàu, NYK phát hành cho ông VN một bộ Bill gốc.
- Ơng VN nói với ơng Nhật: Ơng ấy đã gửi hàng cho rồi, Bill gốc ông ấy đang
cầm đây, họ phải gửi trả tiền hàng cho ông ấy đi rồi sẽ gửi Bill sang mà mới lấy được

hàng.
 Nếu ông Nhật không trả tiền, ông VN sẽ k chuyển Bill gốc sang. Ơng
NYK khi đó mang hàng sang Nhật, thơng báo cho ơng Nhật đến lấy hàng. Ơng
Nhật mang đến văn phòng NYK đổi lệnh (DO), để lấy hàng nhưng lại khơng
xuất trình được Bill gốc thì ơng NYK khơng thể nào trả hàng cho ông Nhật
được.
10 | P a g e


 Nếu với các tuyên hành trình dài ngày thì khơng sao, vì tàu đi. Shipper
lấy Bill về gửi sang cho người nhận bằng đường chuyển phát nhanh thì
Consignee sẽ nhận được Bill trước khi hàng đến. Nhưng với các tuyến ngắn ví
dụ từ đây sang Hồng Kơng mất 2 ngày, thì có khi hàng đến cảng đích rồi mà
Consignee vẫn chưa nhận được vận đơn để đi lấy hàng, trong trường hợp họ
đang cần hàng thì rất bực mình, hoặc lâu quá mới có Bill để đi lấy hàng thi lại
bị phạt phí DEM or Storage -- phí lưu bãi tại cảng đến
- Hình ảnh:

11 | P a g e


12 | P a g e


4. Mất vận đơn gốc và cách khắc phục
Vận đơn gốc bị mất
13 | P a g e


Vận đơn là một trong những chứng từ, giấy tờ đặc biệt quan trọng vì nó như một

bản cam kết hợp pháp giữa chủ hàng với phía dịch vụ hỗ trợ vận tải, bên cạnh đó nó
cịn đóng vai trị quan trọng khác trong suốt quá trình luân chuyển hàng đường xa
bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không…Nhưng trong một vài trường hợp
hoặc vì một số lý do nào đó khiến vận đơn gốc bị mất, từ đó ít nhiều khiến kế hoạch
vận tải hàng hóa bị trì hỗn, ách tắt, làm chậm trễ thời gian giao hàng như đã ấn định
trước đó.
Trong trường hợp vận đơn gốc bị mất thì được xem như một trong những điều
CẤM KỴ vì là các hãng tàu sẽ khơng giao hàng cho bạn. Theo đó, bạn phải cam kết
với hãng tàu & phải đóng một khoản tiền mặt tương đương 110% giá trị hàng hóa cho
hãng tàu nếu muốn giao hàng và họ sẽ giữ lại trong vịng 2 năm. Tóm lại, hóa đơn gốc
là loại hóa đơn cực kỳ quan trọng và tuyệt đối không được làm mất bộ Bill gốc. Giữ
hóa đơn gốc thật cẩn thận, tránh mất mát để khơng may gặp phải những sự cố, vướng
mắc, chịu phí phát sinh nộp phạt khơng đáng có.
Cách khắc phục:
- Đối với khách hàng
Khi phát hiện mất vận đơn vận chuyển, khách hàng cần xử lý như sau:
+ Báo ngay cho đơn vị vận chuyển về tình trạng vận đơn bị mất. Nếu khơng nhớ
mã vận đơn thì khách hàng có thể cung cấp các thơng tin liên quan cịn lại trên vận
đơn như thông tin người nhận, thông tin người gửi, số điện thoại, loại hàng hóa.
+ Thực hiện quy trình xin cấp lại vận đơn theo đúng quy trình và thủ tục của mỗi
đơn vị vận chuyển hàng hóa. Những quy trình, thủ tục này sẽ khơng giống nhau ở mỗi
đơn vị vận chuyển. Trong quá trình xin cấp lại vận đơn có thể sẽ tốn nhiều thời gian
để kiểm tra trước khi cấp lại nên khách hàng không nên nơn nóng. Ngồi ra việc cấp
lại vận đơn ít nhiều đều phát sinh chi phí. Quy định của những đơn vị vận chuyển là
khách hàng sẽ chịu những chi phí phát sinh này.
14 | P a g e


+ Trường hợp thất lạc vận đơn gốc, giải pháp sẽ là lấy hàng khơng cần xuất trình
OBL tại cảng đến, hoặc phát hành lại OBL tại cảng đi nên các chứng từ cần thiết phải

bổ sung: Giấy ủy quyền của Người gửi hàng; Công văn thất lạc vận đơn gốc của
Người gửi hàng; LOI của Người nhận hàng; LOI của người gửi hàng; Thư bảo lãnh
của Ngân hàng; Hóa đơn thương mại; Phiếu đóng gói. Nếu thất lạc do công ty chuyển
phát nhanh, cần cps thêm công văn thất lạc của công ty chuyển phát nhanh.
- Đối với đơn vị vận chuyển
+ Sau khi nhận được thông báo mất vận đơn của khách hàng thì bản thân đơn vị
vận chuyển cũng nên có những phản hồi thơng tin giúp khách hàng: Tiếp nhận thông
tin báo mất vận đơn của khách hàng; Tiến hàng kiểm tra tình trạng đơn hàng của vận
đơn để có hướng xử lý phù hợp (Đơn hàng đã giao chưa, nằm ở kho/cảng nào…)
+ Xác thực thông tin đơn hàng: Bằng nghiệp vụ chuyên môn, đơn vị vận chuyển
sẽ tiến hành xác thực lại đơn hàng về mặt pháp lý
+ Tiến hành niêm phong hoặc đình chỉ vận chuyển tạm thời với đơn hàng mất
vận đơn nếu thấy cần thiết
+ Yêu cầu thực hiện một số thủ tục liên quan hành chính để hồn thành u cầu
cấp lại vận đơn
+ Hỗ trợ khách hàng bằng việc cung ứng thơng tin tình trạng đơn hàng để khách
hàng yên tâm sau khi đã xác nhận
+ Tiến hành cấp lại vận đơn theo đúng quy trình thủ tục pháp lý cũng như chính
sách quy định của đơn vị vận chuyển.

III.Vận đơn copy
1. Vận đơn copy là gì?
- Vận đơn copy (copy bill of lading) là hình thức sao y từ bản vận đơn gốc ra
thành một hoặc nhiều bản khác bằng các hình thức như các bản sao, bản in, đánh
15 | P a g e


máy hay bản photo,… nhưng những loại này không được phép ký bằng tay, và gọi
chung là bản copy. Bản sao là các chứng từ có dấu “Copy” hoặc các chứng từ được
tạo ra không phải bằng viết tay hay bằng trang đầu của máy đánh chữ mà khơng có

dấu “Original”. Bản sao không cần phải ký.
- Trên các vận đơn này sẽ có dịng chữ “copy”, có một vài vận đơn khác thì là
chữ “Non-negotiable” (khơng chuyển nhượng được) ở mặt trước, còn mặt sau của bản
sao vận đơn thường được in đen trắng.

16 | P a g e


- Vận đơn Copy luôn đi kèm vận đơn gốc. Một bộ vận đơn thường có 03 bản
copy.
2. Chức năng
- Vận đơn copy khơng có giá trị lưu thơng, chuyển nhượng đặc biệt không phải là
chứng từ sở hữu hàng hóa. Người ta dùng vận đơn copy làm thủ tục hành chính,
thơng báo, tham khảo hoặc lưu trữ hồ sơ… vận đơn copy cũng do người chuyên
chở phát hành theo lệnh của người gửi hàng.
3. Ưu và nhược điểm của vận đơn copy.
* Ưu điểm:


Vận đơn Surrender nhanh chóng, thuận tiện



Tiết kiệm chi phí chuyển phát nhanh

17 | P a g e





Bên nhập khẩu có thể nhận hàng ngay lập tức mà khơng cần phải xuất

trình vận đơn gốc
* Nhược điểm:
 Vận đơn Surrender không thể chuyển nhượng được
 Bên xuất khẩu có thể gặp rủi ro khi bên nhận hàng có thể lấy hàng trong
khi chưa thanh tốn cho bên gửi hàng
 Khi sử dụng loại vận đơn này, bên nhập khẩu có thể gặp rủi ro khi đã
thanh tốn tiền hàng nhưng không nhận được điện giao hàng (Telex release)
 Bên xuất khẩu sẽ mất thêm chi phí Telex release khi sử dụng vận đơn
Surrender
 Đối với nhà nhập khẩu dùng loại bill này thường phải áp dụng với khách
hàng quen thuộc, cần có sự tin tưởng giữa người gửi và người nhận hàng.
 Phương pháp này tốn phí và được gọi là Telex fee.
4. Lưu ý về Vận Đơn Copy
- Đối với vận đơn copy, những thay đổi hay sửa chữa trên vận đơn như bản vận
đơn gốc đã được thực hiện thì khơng cần thiết phải có chữ ký hay xác nhận của
người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc đại lý của họ.
- Việc sử dụng vận đơn copy, bạn cần lưu ý cần được sự đồng ý từ các phía có
liên quan. Với trường hợp bill gốc mà bị mất, thì các hãng tàu sẽ khơng giải phóng
các mặt hàng cho bạn. Và lúc này, bạn tốn thêm 1 khoản chi phí tương đương 110%
giá trị của hàng hố, cam kết với phía hãng tàu, lúc này nếu bạn muốn giải phóng
hàng hố, và phía hãng tàu sẽ giữ lại trong 2 năm.

IV. Sự khác nhau giữa vận đơn gốc và vận đơn surrendered
- Vận đơn Original hay còn gọi là vận đơn gốc là bộ chứng từ do bên hãng vận
chuyển phát hành cho shipper, lập thành 3 bản gốc và 3 bản copy có nội dung giống
18 | P a g e



nhau, bản gốc được ký đóng dấu của hãng vận chuyển và có mặt sau ghi chú các điều
khoản tiêu chuẩn của hợp đồng vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển, người
thuê vận chuyển. Có đầy đủ giá trị pháp lý về quyền sở hữu hàng hóa, có thể được
chuyển nhượng, là văn bản xác nhận hãng vận chuyển đã nhận hàng. Vì thế bộ vận
đơn gốc là rất quan trọng, có thể nói là quan trọng bậc nhất trong bộ chứng từ hàng
hóa.
- Sau khi người gửi hàng (shipper) có được bộ vận đơn này thì họ sẽ tiến hành
thủ tục thanh toán với người nhận hàng (consignee) và người gửi hàng sẽ phải gửi bộ
vận đơn này cho người nhận hàng. Người nhận hàng chỉ có thể làm thủ tục nhận
hàng khi xuất trình bộ vận đơn gốc này cho đại diện của nhà vận chuyển nơi đến.

19 | P a g e


- Vận đơn surrendered: là vận đơn không được phát hành mà nhà vận chuyển
sẽ tiến hành việc giao hàng bằng điện giao hàng hay còn gọi là telex release gửi cho
20 | P a g e


đại lý của họ ở nước nhập khẩu. Khi đại lý nhận được điện giao hàng thì sẽ tiến hành
giao hàng cho người nhận hàng mà khơng địi hỏi xuất trình bộ vận đơn gốc.
- Như vậy thì vận đơn surrender không thể chuyển nhượng, không cần gửi
chuyển phát nhanh từ nước xuất khẩu sang cho người nhận hàng ở nước nhập
khẩu, khơng cần xuất trình khi nhận hàng.
Vận đơn surrendered được sử dụng trong các trường hợp:
- Thời gian hành hải từ nước xuất tới nước nhập quá ngắn nên việc gửi bộ vận
đơn gốc có thể gây châm chễ trong việc giao nhận hàng.
- Vì một lý do nào đó mà người gửi hàng khơng gửi kịp bộ vận đơn gốc đi nên
anh ta có thể nộp lại (hay còn gọi là surrender) cho hãng vận chuyển phát hành vận
đơn.

- Người nhập khẩu yêu cầu loại vận đơn này để đơn giản hóa chứng từ và khâu
tiếp nhận, tránh rủi ro thất lạc.
- Hai bên muốn tiết kiệm chi phí, khơng cần phát hành B/L gốc
- Người nhập khẩu thường khơng có nhu cầu chuyển nhượng lại lơ hàng bằng
chứng từ (surrendered không chuyển nhượng được)
- Người nhập khẩu với người xuất khẩu có quan hệ là cơng ty mẹ/con hoặc khách
hàng thân thiết, tin cậy.

21 | P a g e


22 | P a g e


V. Cách phân biệt vận đơn gốc và vận đơn copy
- Hiện nay, các hãng tàu đều in sẵn mẫu vận đơn, trên đó có thể in sẵn từ
“Original” hoặc “copy” để phân biệt vận đơn gốc và bản sao vận đơn.
- Trong trường hợp in sẵn, vận đơn gốc và bản sao vận đơn đều giống nhau về
nội dung ở mặt trước; còn mặt sau vận đơn gốc sẽ in các điều khoản và điều kiện
về chuyên chở, còn mặt sau của bản sao vận đơn được in đen trắng.
- Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bản gốc và bản sao vận đơn của một hãng
tàu là hoàn toàn giống nhau về hình thức và nội dung. Trong trường hợp này, để phân
biệt đâu là bản gốc đâu là bản sao ta phải căn cứ vào dấu hiệu trên vận đơn. Dấu
hiệu bản gốc và bản sao trên vận đơn cũng có nhiều cách thể hiện, sau đây là các
trường hợp:
Do hiện nay, vận đơn là chứng từ được in sẵn, và một bộ vận đơn gồm nhiều bản,
trong đó thường có 3 bản gốc và nhiều bản sao, do đó, việc thể hiện bản gốc và bản
sao vận đơn như sau:
 Cách


1: Nếu là bản gốc thì in sẵn chữ “Original”, cịn nếu sao thì in sẵn chữ

“copy” lên mặt trước của tờ vận đơn.
 Cách

2: Vận đơn được in hoàn toàn giống nhau, khi phát hành, nếu là bản gốc

thì đóng thêm dấu “Original”, cịn nếu bản sao thì đóng thêm dấu “copy” lên mặt
trước tờ vận đơn.
 Cách

3: Nếu là bản gốc thì in “Negotiable origin”, nếu là bản sao thì in

“Copy-Non-Negotiable”.
 Cách

4: Ghi thứ tự các bản vận đơn gốc như sau: “First Original” – Bản gốc

thứ nhất; “Second Original” – Bản gốc thứ hai; “Third Original” – Bản gốc thứ ba.
 Cách

5: Thể hiện vận đơn gốc theo thông lệ vận tải quốc tế: “Original” – Bản

gốc thứ nhất; “Duplicate” – Bản gốc thứ hai; “Triplicate” – Bản gốc thứ ba.

23 | P a g e





Hai cách thể hiện sau cùng, tuy khơng có chữ “Original”, nhưng vẫn

được xem là bản gốc, vì đây là thông lệ quốc tế trong vận tải biển.


Ở đây cần lưu ý, đối với vận đơn gốc có thể là vận đơn lưu thơng

(Negotiable) và cũng có thể là khơng lưu thông được (Non – Negotiable). Những vận
đơn gốc mà trên đó quy định hàng hóa được giao theo lệnh hay vô danh là những vận
đơn chuyển nhượng được, tuy nhiên, nếu vận đơn gốc quy định giao hàng đích danh
thì khơng thể chuyển nhượng. Cịn đối với tất cả các bản sao vận đơn đều không thể
chuyển nhượng (Copy Non – Negotiable).

24 | P a g e


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mái trường thân yêu: Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng đã đưa mơn học Thanh Tốn Quốc Tế vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên
bộ môn - Cô Lê Thị Ánh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Thanh
Tốn Quốc Tế của cơ, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh
thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là
hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn
tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong q trình hồn thành bài tiểu luận, chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân chúng em rất mong được những góp
ý của thầy cô để bài tiểu luận của chúng em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng

dạy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

25 | P a g e


×