Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực hiện pháp luật liên hệ thực tiễn cho các hình thức thực hiện pháp luật (pháp luật đại cương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.05 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHO CÁC HÌNH THỨC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.
Họ và tên sinh viên:
Mã số sinh viên:
Lớp:
Khoa:

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 02/2022


2
1.Thực hiện pháp luật.
1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật:
Khi ban hành pháp luật, bất kì nhà nước nào cũng đều mong
muốn sử dụng pháp luật là một công cụ hữu hiệu để tổ chức và điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội, điều này chỉ có ý nghĩa thực sự khi
pháp luật do nhà nước ban hành được các cá nhân, tổ chức, cơ quan
nhà nước trong xã hội tơn trọng và nghiêm túc chấp hành. Chính vì
thế, việc quan trọng không những là ban hành các văn bản pháp
luật khác nhau phù hợp với bối cảnh thực tế xã hội, mà phải đảm
bảo làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực,
hành vi thực tiễn trong cuộc sống.
Tóm lại, ta có thể hiểu là: Thực hiện pháp luật là một q trình
hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ


thể 1pháp luật2.
Thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có tổ chức mà các
chủ thể pháp luật thực thi các quy định pháp luật bằng hành vi hợp
pháp 3của mình, mà hành vi có thể dưới dạng hành động hoặc
không hành động không trái với những quy định của pháp luật, phù
hợp với các yêu cầu của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho nhà nước
và cộng đồng.
Ý thức pháp luật ảnh hưởng đến quá trình thực hiện pháp luật,
nghĩa là ý thức pháp luật tốt giúp chủ thể thực hiện đúng và nghiêm
chỉnh pháp luật. Song, có nhiều cách thức thực hiện pháp luật khác
nhau, đó có thể là xử sự chủ động hay có thể hiểu là hành động của
các chủ thể pháp luật, bằng cách sử dụng quyền hoặc thực hiện


3
nghĩa vụ pháp lý để đạt được mục đích nào đó của mình. Trong thực
tế, ta bắt gặp các chủ kinh doanh thực hiện pháp luật bằng cách chủ
động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tổ chức tự kê khai theo đúng quy
định của pháp luật hoặc khi đến đúng tuổi theo quy định pháp luật,
các nam công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh đó, xử sự
thụ động hay có thể hiểu là khơng hành động bằng cách kiềm chế
không làm những điều mà pháp luật cấm cũng là cách thức thực
hiện pháp luật, như là không lạng lách, đánh võng khi tham gia giao
thơng hoặc nói không vưới việc buôn bán, vẫn chuyển hay kinh
doanh động vật q hiếm.
Chính vì thế, các hành vi phù hợp với quy định của pháp luật
(hành vi hợp pháp) có thể phụ thuộc vào ý chí, suy nghĩ của mỗi cá
nhân, tổ chức, nhưng cũng có thể phụ thuộc vào ý chí của giai cấp
cầm quyền là nhà nước. Các hành vi hợp pháp có thể xuất phát từ
sự tự giác của các chủ thể pháp luật khi ý thức được những yêu cầu

xử sự của pháp luật, từ đó nghiêm chỉnh tuân theo, nhưng cũng có
thể xuất phát từ sự ảnh hưởng từ các chủ thể pháp luật khác chứ
bản thân chủ thể chưa nhận thức đầy đủ về các yêu cầu của pháp
luật, song cũng có những hành vi hợp pháp được tiến hành do kết
quả của việc nhà nước áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà
nước.
1.2. Một số đặc điểm tiêu biểu của thực hiện pháp luật:
 Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể
pháp luật.


4
Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các chủ thể thực hiện
pháp luật bằng cách biến các quy định pháp luật từ trong văn bản
thành những hành động thực tiễn trong đời sống.
Chủ thể pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định
của pháp luật, bao gồm các cá nhân, tổ chức và các cơ quan nhà
nước. Đối với các cá nhân, tổ chức, thực hiện pháp luật là hoạt động
sử dụng các quyền và tự do pháp lý và thi hành các nghĩa vụ pháp
lý mà pháp luật quy định. Đối với nhà nước, thực hiện pháp luật là
một trong những hình thức nhằm thực thi các chức năng, nhiệm vụ
của mình. Các quy phạm pháp luật hướng tới các đối tượng là các
chủ thể cụ thể trong xã hội, chính vì thế, thực hiện pháp luật là việc
các chủ thể thực hiện theo khn mẫu hành vì, xử sự mà pháp luật
quy định cho các chủ thể trong các tình huống và điều kiện đã được
dự liệu trước.
Do pháp luật mang tính bắt buộc chung nên việc thực hiện
pháp luật vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của tất cả các tổ chức và cá
nhân. Song, pháp luật không thể điều chỉnh suy nghĩ hay tư tưởng
của con người mà chỉ điều chỉnh hành vi, xử sự của họ.

Hành vi hợp pháp của chủ thể có thể là hành động, thơng qua
lời nói, cư xử,… hoặc không hành động.
 Là cơ chế nhằm thực hiện hóa các quy định của pháp luật,
thực hiện pháp luật làm cho pháp luật đi vào cuộc sống.
Pháp luật chỉ có ý nghĩa khi được các chủ thể nghiêm chỉnh và
tuân thủ chấp hành theo các khuôn mẫu về xử sự chung trong đời
sống.


5
Có thể nói việc thực hiện pháp luật thể hiện trạng thái động,
còn các quy phạm pháp luật là trạng thái tĩnh. Chính vì thế, pháp
luật chỉ có thể đi vào đời sống khi các chủ thể thực hiện pháp luật,
nếu các chủ thể khơng thực hiện pháp luật, thì pháp luật sẽ chỉ tồn
tại trên các văn bản quy phạm pháp luật.
Thực hiện theo đúng quy định pháp luật còn đảm bảo trật tự
cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những
định hướng và mong muốn của Nhà nước.
Thực hiện pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể với
nhiều cách thức khác nhau.
Có nhiều hình thức để thực hiện pháp luật tương ứng với mỗi
quy phạm pháp luật khác nhau, như xử sự chủ động (hành động) và
xử sự bị động (không hành động).
Do pháp luật gồm nhiều loại quy phạm khác nhau, nên thực
hiện pháp luật có thể phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể (khi tự
giác thực hiện theo quy định pháp luật hoặc bị các chủ thể khác ảnh
hưởng), cũng có thể phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước.
Thực hiện pháp luật là phương thức để pháp luật thực hiện
các chức năng của mình. Pháp luật chỉ có thể thực hiện được chức
năng của mình khi được tơn trọng và thực hiện.

Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm
bảo sự tồn tại và phát triển bình thường của xã hội khi các chủ thể
pháp luật là các cá nhân, tổ chức nghiêm chỉnh thực hiện các quy
định của pháp luật một cách nghiêm túc, chính xác.


6
Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong đời sống có khả
năng phản ánh tính hiệu quả của pháp luật và cơng tác quản lí của
Nhà nước.
1.3. Các hình thức thực hiện pháp luật:
Các quy phạm pháp luật khác nhau dẫn dến các quá trình tổ
chức thực hiện pháp luật cũng khác nhau, dựa vào tính chất của các
hoạt động thực hiện, có các hình thức thực hiện pháp luật sau đây:
 Tuân thủ pháp luật
Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách
thụ động, được thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể pháp luật để
không vi phạm các quy định của hệ thống pháp luật.
Đây là hình thức thực hiện tương ứng với loại quy phạm pháp
luật cấm đoán. Các chủ thể là các cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp
luật bằng cách khơng làm những gì pháp luật cấm, ngăn chặn. Điều
đó có nghĩa là hành vi thực hiện thường là không hành động theo
các quy phạm pháp luật ngăn cấm.
Ví dụ là pháp luật nghiêm cấm hành vi săn bắt, giết, vận
chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm. Các chủ
thể là các cá nhân, tổ chức không thực hiện các hành vi trên là tuân
thủ pháp luật.
 Thi hành pháp luật
Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó
các chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật

yêu cầu.


7
Đây là hình thức thực hiện tương ứng với loại quy phạm pháp
luật bắt buộc. Các chủ thể là các cá nhân, tổ chức phải hành động
bằng cách nghiêm túc, tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình một các
đầy đủ và chính xác.
Ví dụ là trong năm 2021, doanh nghiệp Suntory PepsiCo Việt
Nam đã nghiêm túc, tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp hiệu quả
cho ngân sách nhà nước. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã
thực hiện hành vi nộp thuế theo quy định một cách đầy đủ và chính
xác, như thế là đã thi hành pháp luật.
 Sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó
các chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép.
Đây là hình thức thực hiện tương ứng với loại quy phạm pháp
luật cho phép. Các chủ thể là các cá nhân, tổ chức có thể hành động
hoặc khơng hành động, sử dụng quyền của mình để làm những việc
mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, các chủ thể chỉ được thực hiện
quyền trong phạm vi pháp luật quy định, không được lợi dụng quyền
để xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Ví dụ là cơng dân đủ 18 tuổi và không bị mất năng lực nhận
thức, làm chủ hành vi. Đến ngày bầu cử, công dân thực hiện quyền
lợi của mình, đi bầu cử cho vị đại biểu mà mình tin tưởng, đây là
trường hợp cơng dân đã sử dụng pháp luật.
 Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó
nhà nước, thơng qua cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền hoặc



8
tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể
thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc tự mình
căn cứ vào các quy định pháp luật ra các quyết định làm pháp sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Chính vì thế,
trong các hình thức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật là hình
thức đặc biệt quan trọng.
Đây là hình thức thực hiện pháp luật ln có sự tham gia của
nhà nước, mang tính tổ chức và thể hiện rõ quyền lực nhà nước. Chủ
thể thực có thể là các cá nhân, tổ chức được ủy quyền hoặc các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ như các cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm,cảnh
sát giao thông áp sụng pháp luật để xử phạt các trường hợp vi phạm
luật giao thơng,…
Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể áp dụng pháp luật như:
Nhà nước cần các biện pháp cưỡng chế hoặc áp dụng các chế tài đối
với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật; Cần có sự can thiệp
của cơ quan nhà nước để những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
pháp luật có thể phát sinh hoặc để giải quyết tranh chấp giữa các
bên tham gia quan hệ pháp luật; Kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp
trong quan hệ của các chủ thể,…Tóm lại, áp dụng pháp luật vừa là
hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức nhà nước tổ chức
cho các chủ thể thực hiện pháp luật.
2. Liên hệ thực tiễn cho các hình thức thực hiện pháp
luật.
Trong thực tiễn, pháp luật chỉ có thể phát huy hết được vai trò
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự khi và chỉ



9
khi pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh, đầy đủ.
Chính vì thế các cơ quan, ban ngành ln tích trong cơng tác tun
truyền phổ biến giáo dục pháp luật luôn không ngừng đa dạng và
linh hoạt, các làn sóng hưởng ứng nhiệt tình các cuộc vận động
pháp luật vì thế mà được đẩy mạnh. Nâng cao nhận thức vai trị của
luật pháp trong đời sống, từ đó tăng cường sự hiểu biết pháp luật để
có các hành vi của mình phù hợp theo quy định của pháp luật. Trong
thực tiễn, các hình thức pháp luật được thể hiện ở các khía cạnh
sau.
Một là, về hình thức tn thủ pháp luật được người dân nhận
thức khá tốt, một số mặt chuyển biến tích cực như theo thống kê
năm 2019, tình trạng tảo hơn của người dân tộc thiểu số đã giảm
4,7% so với năm 20144; tình hình vận chuyển, buôn bán hàng cấm,
hàng nhập lậu diễn ra với tính chất nhỏ lẻ, có xu hướng giảm so với
năm 20185; các chủ thể kinh doanh trên toàn quốc đang nghiêm túc
tuân thủ đúng các quy định về thành lập, hoạt động doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo Tổng cục Thống kê; Ủy ban An tồn giao thơng Quốc
gia, trong 11 tháng đầu năm 2021, số vụ tai nạn giao thông giảm
gần 25% so với cùng kỳ năm 2020, điều này nhờ vào ý thức tuân
thủ tham gia giao thông của người dân đang ngày càng nâng cao.
Song vẫn còn một bộ phận người dân đối với việc tuân thủ pháp luật
vẫn chưa chấp hành triệt để. Theo thống kê của Bộ cơng an, trong
tháng 4/2021, tồn quốc xảy ra hơn 3600 vụ phạm tội về trật tự xã
hội. Tại các đô thị lớn, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh, tình hình cướp
giật, các tội phạm liên quan đến trật tự xã hội đang có nhiều diễn
biến phức tạp, số lượng các vụ phạm tội giết người, cố ý gây thương
tích hiện có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, cùng với tội phạm, các



10
tệ nạn xã hội cũng có diễn biến phức tạp trên nhiều đại bàn, tình
trạng mai dâm, nghiện ma túy, cờ bạc và các tội danh liên quan đến
xâm hại tình dục, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em xuất hiện ngày
càng phổ biến.
Hai là, về hình thức thi hành pháp luật được người dân nghiêm
chỉnh chấp hành, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về an tồn
giao thơng, bằng chứng là tỷ lệ người đội
mũ bảo hiểm đạt hơn 90%6 trên tổng số người tham gia giao
thơng, điều này góp phần hạn chế những thương tích nặng khi tai
xảy ra tai nạn giao thơng; về ý thức thực hiện nghĩa vụ quân sự, ở
Thành phố Hồ Chí Minh, gần 5000 cơng dân nam tham gia nghĩa vụ
và công an nhân dân năm 2022. Song, vẫn cịn tình trạng người dân
chưa tn thủ, chấp hành pháp luật. Tình trạng chống đối người thi
hành cơng vụ đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp,
theo số liệu của cục Cảnh sát Giao Thông, chỉ trong 6 tháng đầu
năm, toàn quốc xảy ra hơn 30 vụ chống người thi hành công vụ, làm
7 cán bộ bị thương. Bên cạnh đó, nhiều “chiêu trị” gian lận tiền
hồn thuế ngày càng tinh vi, Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy,
trong năm 2020, cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan cơng an
162 trường hợp có dấu hiệu vi phạm mua bán, sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp, với số lượng và giá trị cực lớn, gây thất thu cho ngân sách
nhà nước.
Ba là, về hình thức sử dụng pháp luật được người dân nghiêm
túc chấp hành. Trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã
hội, công dân luôn được nhà nước tôn trọng, đề cao và đảm bảo
quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền


11

của mìn theo đúng các quy định của luật pháp. Vừa qua cơng tác
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân
các cấp được nhiệm kỳ 2021-2026 được diễn ra vô cùng thành công
và tốt đẹp. Trong bối cảnh khó khăn bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch
bệnh, song cử tri cả nước đã tham gia rất tích cực và có trách nhiệm
vào cơng tác bầu cử, tự nguyện tham gia bỏ phiếu.
Bốn là, thời gian vừa qua, thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước
ta đạt khá nhiều thành tựu, năm 2020, các Tòa án nhân dân đã giải
quyết, xét xử được 8.582 vụ trên tổng số 12.470 vụ đã thụ lý (giảm
332 vụ với cùng kỳ năm 2019)7. Tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt
động áp dụng pháp luật luôn đạt đến tính chất khách quan, chính
xác, thì u cầu ý thức pháp luật nghề nghiệp của những người có
thẩm quyền phải đạt đến trình độ cao, được trang bị kiến thức vững
vàng và đào tạo bài bản. Khi ấy mới có thể áp dụng pháp luật vào
việc giải quyết các công việc thực tiễn của đời sống xã hội. Song, ở
hình thức này vẫn còn một số mặt cần được đẩy mạnh và chú trọng
như phải nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm tính nghiêm minh,
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tuyệt đối khơng để xảy ra tình
trạng xét xử oan hoặc thiếu sót tội phạm; Thủ tục xét xử cịn rườm
rà, dễ tạo kẽ hở cho người có thẩm quyền để thực hiện hành vi tiêu
cực, như ở một số thủ tục hành chính cịn cồng kềnh, cịn nhiều
vướng mắc trong q trình hồn thành thủ tục, gây khó khăn cho
người dân lẫn doanh nghiệp.
Tóm lại, mức độ rõ ràng, minh bạch, sự hài hòa, cân bằng các
loại lợi ích trong các quy định pháp luật cũng là một trong các yếu tố
rất căn bản tác động đến việc thực hiện pháp luật của cơng dân.
Cũng có các yếu tố khác tác động đến thực hiện pháp luật như yếu


12

tố bên trong là trình độ văn hóa của các chủ thể pháp luật, yếu tố
tâm lý của chủ thể khi thực hiện pháp luật, phong tục tập quán và
lối sống, các yếu tố bên ngoài như sự phát triển kinh tế xã hội, hệ
thống pháp luật, yếu tố chính trị, bộ máy nhà nước. Song yếu tố hệ
thống pháp luật là một trong các yếu tố quan trọng được nhắc đến
trong nhiều cơng trình nghiên cứu, đây là điều kiện căn bản và tiên
quyết ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ, thi hành, áp dụng, sử
dụng pháp luật của người dân và các cơ quan công quyền.
Từ những phân tích ở trên, pháp luật đóng vai trị rất quan
trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước. Một quốc gia
muốn phát triển bền vững không những phải có sự tăng trưởng và
vững chắc về kinh tế, mà cịn phải đảm bảo ổn định về xã hội, văn
hóa và tồn tại nền an ninh vững chắc. Và muốn đạt được điều này,
việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn phải cực kì chặt chẽ và
nghiêm túc.
Tuy nhiên, có thể nói thực hiện pháp luật chịu tác động rất lớn
bởi ý thức pháp luật, điều này có nghĩa là ý thức pháp luật tốt giúp
chủ thể thực hiện đúng và nghiêm pháp luật. Việc đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến cuộc sống người
dân đã và đang được các cấp, ban ngành đặc biệt ưu tiên. Nhằm
góp phần xây dựng niềm tin, tình cảm và thái độ ứng xử phù hợp với
pháp luật, đề cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân. Đây
chính là những yếu tố để thúc đẩy nâng cao ý thức pháp luật của
người dân.
Tóm lại, pháp luật chỉ có ý nghĩa khi người dân nghiêm chỉnh,
chấp hành theo các quy định của pháp luật. Điều này không chỉ góp


13
phần xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, mà còn bảo vệ và

phát triển các giá trị chân chính, trong đó có những giá trị cốt lõi của
đạo đức.


14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Quang,V (2017) Giáo trình pháp luật đại cương, Bách khoa

Hà Nội. 2017
2.

Tráng, Đ. C, NXB Đại học Công Nghiệp TP HCM – 2017.

3.

Mạnh.N.H, (2021) Luận án tiến sĩ chủ đề thực hiện pháp

luận về bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên đia bàn đô thị loại I ở
Việt Nam hiện nay.
4.

Ngọc, N (2021) Bộ lao động – Thương binh và xã hội, Nguy

hiểm tội phạm đường phố, 12/05/2021.
5.

Ý


Nam.

nghĩa

của phápluật đối

Retrieved from

với



hội

Việt

/>
nghia-cua-phap-luat-doi-voi-xa-hoi-viet-nam.html
6.

Thủy. P (2021), Cơng an nhân dân, Tình trạng chống người

thi hành cơng vụ đối với CSGT vẫn gia tăng.



×