Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 93 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM HẰNG NY
LỚP 18DLH01 – MSSV 1821001590
BẬC ĐẠI HỌC – CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC THÙ

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
NĂM 2021

ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG
KHÁCH DU LỊCH MỸ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ LỮ HÀNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. HÀ KIM HỒNG
TP. HCM, Tháng 09 năm 2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM HẰNG NY

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
NĂM 2021

ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG


ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG
KHÁCH DU LỊCH MỸ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. HÀ KIM HỒNG

TP.HCM, Tháng 09 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Du lịch trường Đại
học Tài chính – Marketing, đã cung cấp cho tác giả những kiến thức chuyên ngành quý
báu trong suốt quá trình học tập tại trường, đây chính là cơ sở nghiên cứu cần thiết cho
đề tài. Đặc biệt, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô ThS. Hà Kim Hồng,
giảng viên đã giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn cho tác giả trong suốt thời gian viết Báo
cáo Thực hành nghề nghiệp 2. Đồng thời, rất cảm ơn Chị Lê Ngọc Kim Ngân, Phó Giám
đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Lữ hành FIDITOUR đã cung cấp những thơng tin thực
tiễn trong q trình thực hiện.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do thời gian của q trình nghiên cứu cịn hạn
hẹp nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự thông cảm và
nhận xét quý báu của Quý Thầy/ Cơ để có thể rút kinh nghiệm cho các bài nghiên cứu
sau.
Lời cuối cùng tác giả xin kính chúc Quý Thầy/ Cơ có nhiều sức khỏe, hồn thành
tốt cơng việc của mình và ln hạnh phúc.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

i



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Báo cáo Thực hành nghề nghiệp 2 với đề tài Thiết kế
chương trình du lịch tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long cho thị trường khách du lịch
Mỹ, dưới sự hướng dẫn của Cơ ThS. Hà Kim Hồng, là cơng trình nghiên cứu của riêng
cá nhân tác giả, không sao chép của ai, do tác giả tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng
hợp và thực hiện. Nội dung lý thuyết trong báo cáo, tác giả có sử dụng một số tài liệu
tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa
cũng như kết quả báo cáo của mình.

TP. HCM, ngày 04 tháng 09 năm 2021
Người viết báo cáo

Phạm Hằng Ny

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Điểm chấm: ……………
Điểm làm tròn: ................... Điểm chữ: ....................................................................

Ngày ……. tháng ……. năm 2021
GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

………………………………
iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN ................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ................................. 4
1.1 Du lịch ....................................................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm du lịch ....................................................................................... 4
1.1.2 Vai trò của du lịch ...................................................................................... 5
1.1.3 Các loại hình du lịch .................................................................................. 7
1.2 Thị trường khách du lịch ........................................................................................... 8
1.2.1 Khái niệm khách du lịch ............................................................................. 8
1.2.2 Thị trường khách du lịch ............................................................................ 9
1.2.3 Phân loại thị trường khách du lịch ............................................................... 9
1.3 Tài nguyên du lịch ................................................................................................... 10
1.3.1 Khái niệm tài nguyên du lịch .................................................................... 10
iv


1.3.2 Vai trò của tài nguyên du lịch ................................................................... 10
1.3.3 Phân loại tài nguyên du lịch ...................................................................... 11
1.4 Chương trình du lịch................................................................................................ 12
1.4.1 Khái niệm chương trình du lịch ................................................................ 12
1.4.2 Phân loại chương trình du lịch .................................................................. 13
1.5 Thiết kế chương trình du lịch .................................................................................. 16
1.5.1 Khái niệm thiết kế chương trình du lịch .................................................... 16

1.5.2 Nguyên tắc khi thiết kế chương trình du lịch ............................................. 17
1.5.3 Nội dung thiết kế chương trình du lịch ...................................................... 18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 25
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ ................................................. 26
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long ............................... 26
2.1.1 Sơ lược về vùng đồng bằng sông Cửu Long .............................................. 26
2.1.2 Tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long .................................. 27
2.1.3 Hệ thống giao thông và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch................ 32
2.1.4 Tình hình phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long ..................... 35
2.2 Đặc điểm thị trường khách du lịch Mỹ.................................................................... 35
2.2.1 Tổng quan về thị trường khách du lịch Mỹ ................................................ 35
2.2.2 Đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch Mỹ ......................................... 36
2.2.3 Nhu cầu, sở thích của khách du lịch Mỹ .................................................... 37
2.3 Thực trạng thiết kế chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long cho thị
trường khách du lịch Mỹ ............................................................................................... 40

v


2.3.1 Chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long cho thị trường khách
du lịch Mỹ........................................................................................................ 40
2.3.2 Đánh giá chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long cho thị
trường khách du lịch Mỹ ................................................................................... 45
2.4 Thiết kế chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thị trường
khách du lịch Mỹ ........................................................................................................... 49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 55
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG

ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ... 56
3.1 Định hướng phát triển du lịch tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long ........................ 56
3.2 Giải pháp hồn thiện thiết kế chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sơng Cửu
Long cho thị trường khách du lịch Mỹ .......................................................................... 56
3.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường khách du lịch.......................................... 56
3.2.2 Linh hoạt trong xác định ý tưởng của chương trình du lịch......................... 57
3.2.3 Đa dạng hóa các hoạt động với các tuyến du lịch trọng điểm...................... 58
3.2.4 Đẩy mạnh đánh giá và khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch của vùng . 60
3.2.5 Thiết lập các mối quan hệ lâu dài với các đối tác gửi khách và các nhà cung
cấp dịch vụ ....................................................................................................... 62
3.2.6 Chú trọng trong từng yếu tố tạo nên chương trình du lịch hồn chỉnh ......... 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 67
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. x
PHỤ LỤC ......................................................................................................................xi
Phụ lục 1. Chi tiết hóa chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long”...............xi

vi


Phụ lục 2. Bảng tính giá chi tiết chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long”
......................................................................................................................................xiv
Phụ lục 3. Chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long” với nội dung bằng tiếng
Anh ............................................................................................................................. xvii

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang


Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 3.1

Một số điểm du lịch gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật
tại vùng ĐBSCL
Một số điểm du lịch gắn với tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật
tại vùng ĐBSCL
Giá bán của chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long”
Lịch trình phác thảo của chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng
Cửu Long”

viii

29

31

52

64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Diễn giải

CPCĐ

Chi phí cố định

CPBĐ

Chi phí biến đổi

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

EU

European Union – Liên minh châu Âu

IUOTO

International Union of Offical Travel Organization – Liên hiệp
Quốc tế của các Tổ chức chính thức về Du lịch

NTTO

National Travel and Tourism Office

UNESCO


United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
– Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

UNTWO

World Tourism Organization – Tổ chức Du lịch Thế giới

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh với lượng khách
du lịch ln duy trì ở mức tăng trưởng khá cao. Khách quốc tế tới Việt Nam năm 1990
là 250 nghìn lượt người, đến năm 2020 là 3,83 triệu lượt người. Khách du lịch nội địa
năm 1990 là 1 triệu lượt người, đến năm 2020 là 56 triệu lượt người. Như vậy, sau 30
năm phát triển và có nhiều đổi mới, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng lên
gấp 15 lần và lượng khách du lịch nội địa cũng tăng lên gấp 56 lần. Chính vì thế, hệ
thống kinh doanh du lịch cũng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch
vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đồng thời mang lại doanh
thu cho doanh nghiệp và quốc gia. Trong hệ thống kinh doanh đó, kinh doanh lữ hành
có một vị trí đặc biệt quan trọng, đóng vai trị phân phối sản phẩm trong du lịch nói riêng
và các ngành kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân nói chung.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, vào năm 2017, trong số gần 2.000 doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, có 55,2% tổng số doanh nghiệp chỉ
đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành inbound và còn lại 44,8% số doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh dịch vụ lữ hành cả inbound và outbound. Du lịch inbound càng phát triển
mạnh, Việt Nam càng có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ và nâng cao vị thế quốc gia
trong lòng bạn bè quốc tế. Trong đó, thị trường khách Mỹ liên tục đứng top 5 thị trường
nguồn khách về số lượt khách đến Việt Nam và top 3 về chi tiêu cho du lịch suốt nhiều

năm qua1. Số lượt khách Mỹ đến Việt Nam bằng khoảng 11% số lượt khách Mỹ đến
châu Á và có 83% khách đi du lịch vì mục đích tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp trải
nghiệm văn hóa. Theo đó, vùng du lịch đồng bằng Sơng Cửu Long nổi bật với cảnh sắc
thiên nhiên phong phú, nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc cùng những con người
thân thiện, mến khách đã và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách du
lịch Mỹ khi đến Việt Nam. Chính vì vậy, các chương trình du lịch tại vùng đồng bằng
Sông Cửu Long khẳng định là một hướng đi triển vọng cho du lịch Việt. Để phát triển
hướng đi này, các doanh nghiệp lữ hành cần đẩy mạnh nghiên cứu và thiết kế các chương

1

Theo số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2018 của Tổng cục Du lịch.

1


trình du lịch độc đáo, mới lạ với chất lượng dịch vụ cao và giá cả hấp dẫn trong từng
giai đoạn cụ thể.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thiết kế
chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long cho thị trường khách du lịch
Mỹ” cho bài báo cáo Thực hành nghề nghiệp 2.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo thực hiện hướng tới mục tiêu vận dụng các lý luận về thiết kế chương
trình du lịch và các kỹ năng thiết kế chương trình du lịch để nghiên cứu, phân tích thị
trường khách du lịch Mỹ, đồng thời đánh giá khách quan các yếu tố hấp dẫn du lịch tại
vùng đồng bằng sơng Cửu Long, từ đó xác định ý tưởng và thiết kế các chương trình du
lịch phù hợp trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo tập trung nghiên cứu những lý luận về thiết kế chương trình du lịch, từ

đó vận dụng nghiên cứu vào thực tế thiết kế chương trình du lịch cho thị trường khách
du lịch Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu
Vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long (hay Vùng du lịch Tây Nam Bộ)
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Báo cáo thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau
nhưng có sự chọn lọc, đánh giá và so sánh với thực tế để phù hợp và đáp ứng một cách
đầy đủ nhất, chính xác nhất với đề tài nghiên cứu.
Những nguồn thông tin, tư liệu được sử dụng và những lĩnh vực được liên hệ bao
gồm: Các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo của địa phương, các sách, báo, tạp chí, số
liệu thống kê từ mạng internet, hệ thống các bản đồ liên quan đến đề tài nghiên cứu, …
thuộc các lĩnh vực địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, du lịch, …

2


Phương pháp phân tích, so sánh
Đây là một phương pháp đóng vai trị rất quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài
này. Tiến hành phân tích thực trạng và so sánh các yếu tố hấp dẫn du lịch của vùng, từ
đó đưa ra các đánh giá khoa học, khách quan và xác định hướng thiết kế các chương
trình du lịch phù hợp trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
5. Cấu trúc của đề tài
Báo cáo gồm có các phần sau đây:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung, gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thiết kế chương trình du lịch
Chương 2. Thiết kế chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho
thị trường khách du lịch Mỹ
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện thiết kế chương trình du lịch tại vùng đồng bằng

sơng Cửu Long cho thị trường khách du lịch Mỹ
- Phần kết luận.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
1.1 Du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, có
rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch:
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục
đích giải trí”.
Theo Hunziker và Krapf – hai học giả đặt nền móng cho lý thuyết về cung – cầu
du lịch thì “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong
các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó
khơng thành cư trú thường xun và khơng liên quan đến hoạt động kiếm lời”.
Theo Liên hiệp Quốc tế về các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Offical Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích khơng phải để
làm ăn, tức là không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Tại Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã
đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về
chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại
đó để tham quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt động
để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 01 năm”.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 sửa đổi và bổ sung: “Du

lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác”.

4


Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Qua những định nghĩa trên có thể hiểu được khái niệm du lịch với nhiều góc độ
khác nhau, nhưng nhìn chung lại có thể hiểu: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian không
quá 1 năm liên tục nhằm mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá
hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác, trừ mục đích học tập, làm việc để nhận
thu nhập ở nơi đến.
1.1.2 Vai trò của du lịch
Đối với nền kinh tế
- Góp phần tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất đồ lưu
niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất – kỹ thuật, …), làm tăng nguồn
thu ngân sách cho các địa phương, tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội; Góp phần làm
tăng thu nhập quốc gia thơng qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trị to lớn trong việc cân
bằng cán cân thanh tốn quốc tế.
- Góp phần thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương, giữa các
tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị hàng hóa. Khách du lịch nội địa đem tiền kiếm được
từ một địa phương này sang địa phương khác tiêu dùng, như vậy địa phương đón khách
sẽ có thu nhập và dân cư ở địa phương này cũng có thu nhập từ việc bán hàng hóa và
dịch vụ cho khách. Hàng hóa và dịch vụ này nếu bán cho cư dân của địa phương thì giá
sẽ rẻ, nhưng khi bán cho khách du lịch tại các khách sạn, nhà hàng giá sẽ cao hơn dẫn

đến làm gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ.
- Du lịch là hoạt dộng xuất khẩu vô hình và xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế
cao. Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và giá
trị văn hóa phi vật thể là tài sản của quốc gia, của địa phương và của cộng đồng, thu hút
khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng, ngày càng được tơn tạo và gìn giữ tốt hơn.
Nguồn thu từ vé tham quan bằng ngoại tệ, các nhà kinh tế gọi là “xuất khẩu vơ hình”.
Khách du lịch nước ngoài đến tham quan và du lịch, họ tiêu thụ một số lượng lớn hàng
hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và thanh toán bằng ngoại tệ. Đây là hình thức xuất
5


khẩu tại chỗ, tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí khi xuất khẩu hàng hóa này ra thị
trường thế giới theo cách thơng thường, đó là: chi phí về vận chuyển, chi phí bảo quản,
chi phí lưu kho, lưu bãi, ...
- Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngồi, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch là động lực để chuyển đổi cơ
cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang dịch
vụ. Một đất nước, một địa phương có chính sách phát triển du lịch nhằm mục tiêu chuyển
đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ để thu hút nhiều lực lượng lao động và
tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành khác.
- Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới
giao thông công cộng, điện nước, thông tin liên lạc, … Đặc biệt ở những vùng phát triển
du lịch, do xuất hiện hàng loạt nhu cầu của khách (vận chuyển, thông tin liên lạc, …),
cũng như những điều kiện cần thiết cho kinh doanh nên các ngành này ngày càng có cơ
hội để phát triển.
Đối với cá nhân và xã hội
- Du lịch góp phần thúc đẩy việc nâng cao nhận thức và văn minh tinh thần cho
con người thông qua việc mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự hiểu biết, nâng cao lòng tự
hào dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương, từ đó hình thành nên những
ước mơ đầy lãng mạn, nhân văn cho tương lai. Cùng với đó, hoạt động du lịch cũng góp

phần nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội để phát triển du lịch bền vững.
- Hoạt động du lịch tạo ra nhiều cơng ăn, việc làm cho xã hội, góp phần thực hiện
xóa đói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói. Du lịch là một ngành
dịch vụ nên cần rất nhiều người phục vụ, không chỉ những người trực tiếp phục vụ mà
cả những người gián tiếp phục vụ.
- Du lịch góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng của hoạt động du
lịch. Các khu du lịch, các khu nghỉ dưỡng, các sân golf thường được xây dựng ở những
vùng ven biển, vùng núi, vùng dân cư vẫn còn nghèo sẽ làm thay đổi diện mạo của khu
vực và tạo ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của địa phương giúp người dân có
việc làm, có thu nhập.
6


- Du lịch góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước
và con người với bạn bè năm châu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng
tình đồn kết hữu nghị, hịa bình với các dân tộc khác nhau trên thế giới.
- Du lịch góp phần bảo tồn, khai thác những giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền
thống của dân tộc, góp phần khơi phục và phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ truyền
thống, bảo vệ và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống, khơng
chỉ để phục vụ cho du lịch mà cịn để cho những thế hệ mai sau.
1.1.3 Các loại hình du lịch
Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc
điểm giống nhau, hoặc chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc
được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối, một
cách tổ chức như nhau, hoặc có thể xếp chúng theo một mức giá bán nào đó.
Du lịch là lĩnh vực hoạt động rất đa dạng và phức tạp nên có nhiều cách phân loại
du lịch khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí được đưa ra. Thơng thường, người ta phân loại
theo những tiêu chí sau:
- Phân loại theo nhu cầu du lịch

- Phân loại theo phạm vi lãnh thổ hoạt động du lịch
- Phân loại theo vị trí địa lý của điểm du lịch
- Phân loại theo hình thức tổ chức du lịch
- Phân loại theo phương tiện vận chuyển
- Phân loại theo loại hình lưu trú
- Phân loại theo lứa tuổi khách du lịch
- Phân loại theo môi trường tài nguyên
Tuy nhiên, theo cách phân loại tổng quát gồm có 2 loại hình du lịch chủ yếu là
du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
- Du lịch sinh thái: Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn
hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi
trường2.

2

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam sửa đổi và bổ sung năm 2017.

7


- Du lịch văn hóa: Loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác các giá
trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tơn vinh giá trị
văn hóa mới của nhân loại3.
1.2 Thị trường khách du lịch
1.2.1 Khái niệm khách du lịch
Thuật ngữ khách du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trong ngành du lịch,
khách sạn và nhà hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch:
Theo một số nhà nghiên cứu, định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện vào
cuối thế kỷ XVIII tại Pháp: “Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành
trình lớn”.

Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josep Stander định nghĩa: “Khách
du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xuyên để
thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà khơng theo đuổi các mục đích kinh tế”.
Theo Khadginicolov (Bungari): “Khách du lịch là người hành trình tự nguyện,
với những mục đích hịa bình. Trong cuộc hành trình của mình, họ đi qua những chặng
đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình”.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 sửa đổi và bổ sung:
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Qua những định nghĩa trên có thể hiểu được khái niệm khách du lịch với nhiều
góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung lại có thể hiểu: Khách du lịch là người thực hiện
các hoạt động đi đến một nơi khác với mơi trường sống thường xun của người đó và
ở lại đó để tham quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt
động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 01 năm”.

3

Theo khoản 17 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam sửa đổi và bổ sung năm 2017.

8


1.2.2 Thị trường khách du lịch
Thị trường khách du lịch bao gồm tất cả khách du lịch hiện có và tiềm năng có
cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng mua sản phẩm du
lịch để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.
1.2.3 Phân loại thị trường khách du lịch
Trong kinh doanh lữ hành, thị trường khách du lịch thường được phân loại theo
phạm vi lãnh thổ và theo hình thức tổ chức của chuyến đi.
Theo phạm vi lãnh thổ, thị trường khách du lịch bao gồm:

- Thị trường khách quốc tế, bao gồm thị trường khách inbound và thị trường
khách outbound: khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (khách inbound) là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; khách du lịch ra
nước ngoài (khách outbound) là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch nước ngoài.
- Thị trường khách nội địa: khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người
nước ngồi cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo hình thức tổ chức của chuyến đi, thị trường khách du lịch bao gồm:
- Thị trường khách đoàn: đối tượng khách mua hoặc đặt chổ theo đoàn từ trước
và được tổ chức độc lập một chuyến đi của chương trình du lịch nhất định.
- Thị trường khách lẻ: khách có một người hoặc vài ba người, phải ghép với nhau
lại thành đồn thì phải tổ chức được chuyến đi.
Thị trường khách hiếm khi đồng nhất. Trong một số thị trường, có một số nhóm
khách du lịch có nhu cầu tương tự nhau và những nhu cầu mong muốn tương tự nhau
này giúp tổ chức du lịch nhận biết, phân biệt phân khúc thị trường này với phân khúc
thị trường khác với những nhu cầu khác. Những khúc thị trường nhỏ đó được gọi là phân
khúc thị trường.
Phân khúc thị trường là một công cụ quan trọng của cạnh tranh. Khi phân khúc
được thị trường, tổ chức sẽ cung cấp được cho khách du lịch cái mà họ muốn. Khi tổ
chức đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm càng chính xác bao nhiêu, tổ chức càng có
được nhiều lợi thế cạnh tranh bấy nhiêu. Có thể dựa trên một hoặc kết hợp đặc điểm
9


nhân khẩu, đặc điểm địa lý, đặc điểm tâm lý, đặc điểm địa - nhân khẩu hoặc đặc điểm
hành vi để phân khúc thị trường hiệu quả.
Sau khi các phân đoạn thị trường cụ thể đã được xác định, các đặc tính của mỗi
phân khúc đã được phân tích, các tổ chức du lịch phải quyết định chọn phân khúc thị
trường gọi là thị trường mục tiêu. Tập trung nghiên cứu và đáp ứng tốt nhu cầu của khúc
thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp

và các điều kiện bên ngoài để đạt được hiệu quả cao nhất trong thiết kế chương trình du
lịch nói riêng và trong kinh doanh du lịch nói chung.
1.3 Tài nguyên du lịch
1.3.1 Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 sửa đổi và bổ sung: “Tài
nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ
sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch”.
1.3.2 Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có vai trò rất quan trọng trong xây dựng sản phẩm du lịch và
phát triển các loại hình du lịch:
- Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch (trong
sản phẩm du lịch, tài nguyên chiếm giá trị từ 80 – 90%).
Sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự hấp dẫn, nét đặc
trưng của sản phẩm du lịch. Đặc trưng của nhóm sản phẩm du lịch tạo nên loại hình du
lịch. Theo đó, số lượng, chất lượng, sự phân bố của các dạng tài nguyên du lịch ảnh
hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động loại
hình du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.
Các loại hình du lịch mới ra đời đều phải dựa trên cơ sở các tài nguyên du lịch,
và chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch này đã làm cho nhiều yếu tố của môi
trường tự nhiên và đời sống xã hội trở thành tài ngun du lịch. Ví dụ: Loại hình du lịch
sinh thái được hình thành và tổ chức dựa trên cơ sở điểm đến có khí hậu mát mẻ, thời
10


tiết trong lành, hệ động thực vật đa dạng, các hoạt động trải nghiệm phong phú, cơ sở
vật chất kỹ thuật và nguồn lao động phù hợp. Mặt khác, chính sự xuất hiện của loại hình
du lịch sinh thái đã làm cho văn hóa bản địa của điểm đến du lịch trở thành một nguồn
tài nguyên giá trị phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển.

- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ
du lịch.
Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánh một tổ
chức không gian du lịch nhất định. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về
mặt khơng gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố
đó bao gồm: khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức điều hành, quản lý du lịch.
Hệ thống lãnh thổ du lịch được tổ chức, phân chia theo nhiều cấp phân vị khác
nhau: điểm du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch,
vùng du lịch. Dù ở cấp phân vị nào thì tài ngun du lịch ln là yếu tố cơ bản trong hệ
thống lãnh thổ du lịch và là phân hệ quan trọng bậc nhất mang tính quyết định trong việc
tổ chức phát triển du lịch. Mặt khác, các phân vị lãnh thổ du lịch góp phần làm tăng khả
năng quy hoạch và sự ổn định, bền vững cho các loại hình du lịch. Do vậy, tài nguyên
du lịch thông qua hệ thống tổ chức lãnh thổ du lịch có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với duy
trì và phát triển một hoặc một số loại hình du lịch nào đó.
- Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở hình thành và ảnh hưởng
trực tiếp đến cơ cấu và chun mơn hóa của vùng du lịch.
Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài
nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của
một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó đặc trưng hoặc có thế mạnh về một
loại hình du lịch, có nhiều tài ngun du lịch phục vụ cho loại hình đó với chất lượng
càng cao và mức độ kết hợp các loại tài nguyên càng phong phú thì sức thu hút khách
du lịch của lãnh thổ cùng loại hình du lịch sẽ càng mạnh.
1.3.3 Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng, vì thế, có nhiều cách phân loại tài
nguyên du lịch tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau. Theo đó, trong Luật
11


Du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch được chia làm hai nhóm cơ bản: Tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng
cho mục đích du lịch4.
- Tài ngun du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn hóa dân gian và các giá trị
văn hóa khác; cơng trình lao dộng sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục
đích du lịch5.
1.4 Chương trình du lịch
1.4.1 Khái niệm chương trình du lịch
Hiện nay, trong các tài liệu khoa học về du lịch có rất nhiều các nhìn nhận về
chương trình du lịch. Có thể nêu ra một số định nghĩa tiêu biểu sau đây:
Theo những quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước Liên minh châu
Âu (EU) và Hiệp hội các hãng lữ hành Vương quốc Anh: “Chương trình du lịch là sự
kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số các dịch vụ: nơi ăn ở, các dịch
vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thơng hoặc nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp và
thời gian của chương trình phải nhiều hơn 24 giờ”.
Theo nhóm tác giả Bộ mơn Du lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân: “Chương trình
du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến du
lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch thể hiện
lịch trình thực chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí
tới tham quan, v.v… Mức giá của chuyến bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng
hóa phát sinh trong quá trình thực hiện du lịch”.
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 sửa đổi và bổ sung:
“Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước
cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.

4
5


Theo khoản 1 Điều 15 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 sửa đổi và bổ sung.
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 sửa đổi và bổ sung.

12


Qua những định nghĩa trên có thể hiểu được khái niệm chương trình du lịch với
nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung lại có thể hiểu: Chương trình du lịch là một
tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất
hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác
định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách.
Một chương trình du lịch có thể sử dụng để tổ chức nhiều chuyến du lịch vào các
thời điểm kế tiếp nhau. Nhưng cũng có chương trình du lịch chỉ sử dụng một hoặc vài
ba chuyến với khoảng thời gian xa nhau. Do đó cần có sự phân biệt giữa chuyến du lịch
và chương trình du lịch. Một chương trình du lịch này có thể có nhiều chuyến du lịch
được thực hiện với số khách tham gia đơng. Nhưng một chương trình du lịch khác chỉ
thực hiện được một vài chuyến với số lượng khách tham gia ít. Vì vậy có rất nhiều loại
chương trình du lịch khác nhau, cần phải phân biệt chúng để đảm bảo tính hiệu quả kinh
doanh của donah nghiệp lữ hành.
1.4.2 Phân loại chương trình du lịch
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, có ba loại chương trình du lịch: chương trình
du lịch chủ động, chương trình du lịch bị động, chương trình du lịch kết hợp.
- Chương trình du lịch chủ động là loại chương trình mà doanh nghiệp lữ hành
chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngày
thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình.
- Chương trình du lịch bị động là loại chương trình mà khách tự tìm đến với
doanh nghiệp lữ hành, đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó doanh
nghiệp lữ hành xây dựng chương trình du lịch. Hai bên tiến hành thỏa thuận và thực hiện
sau khi đã đạt được sự nhất trí của đơi bên.
- Chương trình du lịch kết hợp là sự hòa nhập của cả hai loại chương trình du lịch

chủ động và chương trình du lịch bị động. Doanh nghiệp lữ hành chủ động nghiên cứu
thị trường, xây dựng chương trình du lịch nhưng khơng ấn định ngày thực hiện. Thông
qua các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, khách du lịch (hoặc cơng ty gửi khách) sẽ
tìm đến với doanh nghiệp lữ hành. Trên cơ sở các chương trình sẵn có, hai bên tiến hành
thỏa thuận và sau đó thực hiện chương trình.

13


Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng, có năm
loại chương trình du lịch: chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng, chương
trình du lịch có hướng dẫn viên từng chặng, chương trình du lịch độc lập tối thiểu,
chương trình du lịch độc lập đầy đủ (tồn phần), chương trình tham quan.
- Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng: bao gồm hầu hết các thành
phần dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, giải trí và các dịch
vụ khác đã được sắp đặt trước ở mức độ tối đa; giá trọn gói của tất cả các dịch vụ, chi
phí thường thấp hơn so với dịch vụ cùng loại của các chương trình du lịch khác; giá tính
theo đầu khách ở buồng đơi, giá theo thời vụ du lịch; khách mua chương trình được tổ
chức thành đoàn và hướng dẫn viên chuyên nghiệp được doanh nghiệp lữ hành tuyển
chọn đi cùng khách và phục vụ suốt từ khi đón khách cho đến khi tiễn khách; tất cả các
hoạt động của các thành viên đều phải tuân theo lịch trình đã được xác định trước dưới
sự điều khiển của hướng dẫn viên, ít có khả năng lựa chọn theo sở thích riêng.
- Chương trình du lịch có hướng dẫn viên từng chặng tương tự như loại chương
trình du lịch có người tháp tùng nhưng khác biệt ở chỗ khơng có người tháp tùng trong
suốt hành trình mà tại mỗi điểm đến trong chương trình có người đại diện của doanh
nghiệp lữ hành hướng dẫn và trợ giúp khách, loại chương trình du lịch này có thể gồm
nhiều hoặc chỉ một điểm đến.
- Chương trình du lịch độc lập tối thiểu: bao gồm hai thành phần dịch vụ cơ bản
là vận chuyển và lưu trú; giá trọn gói bao gồm chi phí vé máy bay, chi phí buồng ngủ
khách sạn, chi phí vận chuyển từ sân bay đến khách sạn và ngược lại; tổng chi phí trọn

gói có thể thay đổi tùy thuộc vào tuyến điểm du lịch, lựa chọn khách sạn, ngày khởi
hành, thời gian của chuyến đi và các dịch vụ không bắt buộc; chi phí cho các dịch vụ
trong chương trình thường đắt hơn so với chi phí của các dịch vụ cùng loại trong chương
trình du lịch trọn gói đi theo đồn có người tháp tùng; khơng đi theo đồn có tổ chức,
khơng có hướng dẫn, khách tự đi và tự định liệu các hoạt động theo các sở thích cá nhân
của mình, có nhiều khả năng để lựa chọn.
- Chương trình du lịch độc lập đầy đủ: chương trình theo đơn đặt hàng của khách,
đáp ứng chính xác mong muốn của khách, tất cả mọi chi tiết trong suốt quá trình đi du
lịch đều được lên kế hoạch trước, tiêu dùng độc lập theo sở thích riêng; giá của chương
trình là giá của tất cả các dịch vụ cấu thành chương trình và được bán theo giá trọn gói;
14


×