Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

E d 9 1 e d d 1 e a 7 1 e e 7 1 e a 1 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.76 KB, 11 trang )

Cuộc đời thăng trầm của đại gia 74 tuổi cưới thiếu nữ đôi mươi
Người ta cũng không biết ở những góc khuất trong cuộc đời đại
gia Lê Ân, có những biến cố đủ để hạ gục bất cứ người đàn ông
nào

Người ta đang sôi sục với thông tin đại gia Lê Ân cưới vợ lần thứ… 5.
Cô vợ là một trí thức trẻ, xinh đẹp. Có số tuổi kém đại gia Lê Ân hơn 50
tuổi.
Người ta nhanh chóng phán, cơ ấy lấy đại gia Lê Ân vì tiền. Nhưng,
người ta lại quên rằng, cô ấy xuất thân từ một gia đình rất sung túc.
Người ta cũng khơng biết ở những góc khuất trong cuộc đời đại gia Lê
Ân, có những biến cố đủ để hạ gục bất cứ người đàn ông nào.
KỲ I: KHỞI NGHIỆP
Cái máy may cũ
Ông Lê Ân sinh năm 1938 (Mậu Dần) trong một gia đình đơng anh em ở
Quảng Nam. Ông là người con thứ 5.
Lê Ân có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Biến cố đầu tiên của cuộc
đời đại gia Lê Ân chỉ xuất hiện khi ơng bỏ nhà đào thốt vào thị xã An
Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn qn dịch dưới chế độ
Ngơ Đình Diệm. Đó là vào năm 1958.
Trốn vào An Lộc, Lê Ân mưu sinh bằng cách mướn một chiếc máy may
hiệu Singer đã cũ, loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân, rồi đặt trên vỉa
hè trước một trại lính Việt Nam Cộng hịa. Thời đó, quần áo lính thường
được cấp phát theo kiểu đổ đồng, cái rộng cái chật. Vì thế, cứ mỗi lần


lính được cấp quân trang, Lê Ân lại phải may cuống cuồng để kịp có đồ
cho khách.
Hơn năm sau, Lê Ân đã có đủ tiền mua lại cái máy may đã mướn. Đồng
thời, mua thêm 2 cái máy may khác rồi thuê thợ làm thêm cho mình.
Một lần, Lê Ân tiếp vị khách lạ. Khách là đàn ông người Bắc, vào Nam


từ năm 1948. Khách bảo "Thấy ông khéo tay, lại cần mẫn làm ăn. Nếu
muốn học may áo vest thì tơi sẽ truyền cho". Như người cùng đường
gặp lối thốt, Lê Ân nhanh chóng nhận lời và trở thành đệ tử của vị
khách lạ ấy.
Sau khi học hết nghề, với một tấm giấy hoãn quân dịch giả mua của một
sĩ quan ở An Lộc, Lê Ân gom hết vốn liếng, về Sài Gòn, thuê một căn
nhà trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) rồi mở một tiệm
chuyên may đồ vest với tên gọi Chiến's Tailor.
Chỉ một thời gian ngắn, Chiến's Tailor trở thành một trong những tiệm
may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn, với phương châm: Tốt, đẹp, rẻ và
đúng hẹn. Tiền vào nhà ông như nước nên chẳng bao lâu sau, Chiến's
Tailor trở thành Trung tâm Âu phục thời trang Chiến's Tailor. Ơng nói: “Để
quảng cáo cho mình, cứ hễ bước ra đường là tơi mặc đồ vest, và là đồ
do chính tay tơi may". Cái thói quen ấy, Lê Ân vẫn cịn giữ mãi tới bây
giờ.
Có tiền từ Chiến's Tailor, Lê Ân bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề
kinh doanh khác, như thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy,
kinh doanh xe lam, xe buýt chạy tuyến đường Sài Gòn - Bảy Hiền - Bà
Chiểu, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu của người
cày có ruộng, cơng khố phiếu quốc gia… Ngồi ra, ơng cịn trúng 5 năm
liên tiếp trong việc độc quyền cung cấp thực phẩm, dụng cụ y tế cho
toàn vùng 2 chiến thuật của chế độ Sài Gịn.
Khơng chỉ dừng lại ở các nguồn lợi này, Lê Ân còn mua tiền Việt rồi
dùng nó để mua đơla của Mỹ từ nhiều nguồn rồi đưa về Sài Gịn tiêu
thụ. Chính vì việc này, Lê Ân bị tổ chức tình báo Mỹ (CIA) hoạt động tại
miền Nam Việt Nam nghi là cơ sở kinh tài cho Cộng sản. Từ tin báo của
CIA, chính quyền Sài Gịn khi đó đã cử hẳn một đội biệt kích dùng máy
bay trực thăng nhảy dù xuống Lại Khê (Bến Cát - Sơng Bé (cũ) để tóm
Lê Ân khi ơng đang chỉ đạo việc thu mua đôla tại đây.



Đại gia Lê Ân.
Sau hơn 2 tháng bị giam để thẩm vấn, ông được trả tự do.
Chưa qua cái vận rủi ấy thì năm Mậu Thân 1968, trong lúc cả gia đình
ơng đang ngủ tại nhà thì bất ngờ một quả đạn pháo 175 ly từ đâu bỗng
nhiên rót trúng phóc ngay tầng thượng. May mắn, là cả nhà ơng đều
thoát nạn.
Vừa sửa sang xong Trung tâm Âu phục Chiến’s Tailor, Lê Ân bị chính
quyền Sài Gịn bắt giữ vì… sử dụng giấy miễn dịch khơng hợp lệ. Tiếp
đó, ơng bị đưa ra Sư đoàn 5 bộ binh tác chiến.
Vừa đến Sư đồn 5 buổi chiều thì ngay hơm sau, ông đào ngũ quay
ngược về Sài Gòn. Bằng các mối quan hệ lẫn tiền bạc của mình, Lê Ân
đã xóa được cái vết đào ngũ.
Tập trung toàn bộ vốn liếng có được, Lê Ân quyết định chơi canh bạc
lớn nhất đời mình (tính ở thời điểm ấy) để thành lập ngân hàng tư nhân,
một dạng ngân hàng cổ phần thời hiện tại.
Thế nhưng, khi ngân hàng tư nhân của Lê Ân chưa kịp kinh doanh có lãi
thì Sài Gịn giải phóng. Tồn bộ trái phiếu, cơng phiếu và chứng từ có
giá trị tài sản lớn của chế độ cũ lập tức biến thành… rác.
Lập nghiệp lần 2
Cái sót lại duy nhất của Lê Ân sau khi ngân hàng tư nhân "đứt bóng"
chính là uy tín. Chính vì điều này, mặc dù trắng tay nhưng vẫn có những
người bạn cho ơng mượn vốn. Ơng kể: "Tơi bắt đầu lại bằng cách xin


đấu thầu thu gom phế liệu thời hậu chiến. Thời đó, đây chính là nguồn
lợi khổng lồ".
Ngồi việc kinh doanh phế liệu, Lê Ân còn lao vào một lĩnh vực hồn
tồn mới mẻ đối với ơng. Thời điểm này, người Việt ở nước ngoài bắt
đầu gửi quà về cho gia đình, và quà hầu hết là những thùng thuốc tây.

Hợp tác với dược sĩ Gia theo phương châm "anh bỏ chất xám, tôi bỏ
tiền", ông lập một hệ thống thu gom thuốc tây - trong đó đặc biệt là các
loại thuốc "nằm" - là những thuốc đặc trị những bệnh hiếm gặp. Ơng nói:
"Chính vì là thuốc "nằm" nên khi thu vào, giá rất rẻ nhưng nếu có ai cần
đến, thì lại bán được với giá rất đắt. Mới nghe qua thì thấy phi đạo đức
nhưng cứ thử nghĩ, tơi bỏ ra 1 cây vàng chẳng hạn để mua 1 thùng
thuốc "nằm" rồi 1 năm sau, không bán được cho ai, thuốc hết "đát" phải
vứt bỏ là tôi mất luôn cả 1 cây vàng".
Đắt xắt ra miếng, có các loại thuốc đặc trị trong tay, Lê Ân thu được
những khoản lãi khổng lồ. Đặc biệt nhất là sau 2 năm kinh doanh thuốc
tây, ơng hầu như thuộc lịng các mặt hàng thuốc, từ tên gọi đến công
dụng, liều dùng, giá cả.
Từ khoản lợi nhuận này, ông tiếp tục đầu tư xưởng sản xuất xe đạp và
nhà máy chế biến xà phịng, đồng thời ơng thành lập tiệm vàng Chiến
Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang. Thế nhưng,
mỗi đêm tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim hàng chục lượng
vàng từ nhiều nguồn khác nhau để bán lại cho những người đặt cược
tương lai mình vào những ngày lênh đênh trên biển.
Chính vì hành vi này mà Lê Ân bị bắt và phải đi cải tạo một thời gian.


Đại gia Lê Ân và cháu Hào Anh.
Vừa ra tù, Lê Ân chịu cú sốc thứ hai khi Nhà nước thực hiện chủ trương
cải tạo cơng thương nghiệp, gia đình ông thuộc thành phần phải đi kinh
tế mới.
Được sự giúp đỡ của một người bạn thân tại Nha Trang (Khánh Hòa),
sau thời gian đi kinh tế mới về, Lê Ân mua nhà, lập cửa hàng bán phụ
tùng, sản xuất khung xe đạp, mua bán vải tại Chợ Đầm, ngôi chợ nổi
tiếng nhất Nha Trang.
Số Lê Ân có tay bn bán, nên của cải nhanh chóng quay trở lại với ơng.

Chính trong thời điểm đang phất lên ấy, Lê Ân phạm phải một sai lầm
nghiêm trọng là giao toàn bộ tài sản đã được quy đổi thành vàng, hột
xoàn cho vợ giữ.
Năm 1984, vợ Lê Ân đâm đơn ra tòa xin ly dị. Không chứng minh được
tài sản trước đây đã giao cho vợ. Lê Ân lại thêm lần nữa trắng tay.
Chạy vạy từ bạn bè, Lê Ân làm lại cuộc đời bằng một shop buôn bán
quần áo thời trang nhỏ tại quận 3, TP HCM. Từ shop thời trang này, ông
phát triển thành một chuỗi cửa hàng thời trang tại nhiều quận khác trên
địa bàn TP HCM.
Có tiền, Lê Ân thành lập thêm các tiệm bán thuốc tây tại khắp các quận
1, quận 3, quận 10. Thời điểm này, Lê Ân kết hơn với một người vợ lai
Mỹ. Ơng và người vợ này có một người con chung. Về sau, người vợ
mang con sang định cư tại Mỹ.
Chuỗi cửa hàng thời trang và các tiệm thời trang chính là con gà đẻ
trứng vàng của Lê Ân. Lúc số vốn lên đến đỉnh điểm, Lê Ân lại trở về
niềm đam mê kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng của mình.
Rút kinh nghiệm từ ngân hàng tư nhân sập tiệm sau giải phóng, lần này,
ơng chỉ thành lập Quỹ tín dụng Hịa Hưng.
Lê Ân tập trung số vốn của Quỹ tín dụng Hòa Hưng để thu mua đồng
rúp. Hạ mức lãi suất từ 15%/tháng như các ngân hàng khác xuống còn
12%, bởi ông biết có tài thánh cũng không thể sinh lợi với mức lãi suất
cao như vậy. Một bài tính đơn giản, muốn trả được lãi suất cho người
gửi tiền là 15%/tháng, thì ngân hàng phải biến số tiền khách gửi phình
lên 25%/tháng. Đó là điều khơng tưởng.


Dự liệu của Lê Ân rất chính xác. Cuối 1987 đầu 1990, hàng loạt các quỹ
tín dụng sập tiệm vì khơng làm gì ra để trả lãi cao ngất ngưởng, nhưng
Quỹ tín dụng Hịa Hưng của ơng vẫn có lãi. Suốt một thời gian dài, biểu
tượng "Con gà trống đứng trên đồng tiền vỗ cánh rướn cổ" của Quỹ tín

dụng Hòa Hưng trở thành niềm tin của những người gửi tiết kiệm.
Quỹ tín dụng Hịa Hưng đặt thêm nhiều chi nhánh khác, phát triển thêm
ngành nghề kinh doanh vàng.
Cảm thấy đã đến lúc để phát triển thêm một bước mới, Lê Ân quyết định
sáng lập Ngân hàng Cổ phần Hướng Thọ Phú (trụ sở tại tỉnh Long An).
Lê Ân chiếm tổng cộng 50% vốn điều lệ của ngân hàng này.
Ngoài ra, Lê Ân cịn có phần hùn rất lớn tại các ngân hàng lẫn trung tâm
tín dụng khác.
Năm 1989, Lê Ân được bầu làm Chủ tịch Khối liên kết các trung tâm tín
dụng, ngân hàng ngồi quốc doanh. Quỹ tín dụng Hịa Hưng là trung
tâm giao hốn của khối liên kết này.
Ngoài việc lãnh đạo khối liên kết này, Lê Ân cịn phát hiện ra một loại
hình kinh doanh rất mới, chưa từng được nghĩ đến. Đó chính là việc
phát hành séc lữ hành để phục vụ khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ
hạn cũng như mở tài khoản thanh toán của khách vãng lai. Điều này
đồng nghĩa, chỉ cần khách hàng đến Quỹ tín dụng Hịa Hưng gửi tiết
kiệm thì lập tức có thể rút tiền ở bất cứ quỹ tín dụng hoặc ngân hàng
nào trong khối liên kết ngồi quốc doanh, mà khơng cần phải thơng qua
trung tâm thanh khoản.
Dễ hiểu hơn, hình thức này cũng giống như việc dùng thẻ ATM rút tiền
liên thông các ngân hàng tại các trụ ATM. Khác biệt là giờ dùng ATM rút
tiền từ ngân hàng khác phải đóng phí, cịn thời của Lê Ân là miễn phí.
Séc lữ hành của Lê Ân hồn tồn khơng thể làm giả mạo ở thời điểm ấy.
Khơng chỉ vậy, Quỹ tín dụng Hịa Hưng của Lê Ân cịn cho rất nhiều các
quỹ tín dụng quốc doanh khác vay tiền để thanh toán các khoản kinh
doanh thua lỗ.
Như một quy luật phát triển, Quỹ tín dụng Hòa Hưng được chấp nhận
cho phép nâng cấp thành Ngân hàng Cổ phần Đại Nam. Điểm khác biệt
là Quỹ tín dụng Hòa Hưng vẫn hoạt động song song cùng Ngân hàng Cổ
phần Đại Nam.



Thế nhưng, ngay cuộc họp Hội đồng quản trị lần đầu tiên cái tên Lê Ân
đã bị gạt khỏi các chức danh của ngân hàng này, lý do ông từng phải đi
cải tạo vì cung cấp vàng cho những người đào thoát khỏi Việt Nam trái
phép.
Lần bị gạt ra này, Lê Ân phải bắt tay vào kinh doanh lại vẫn từ Quỹ tín
dụng Hịa Hưng. Điều khác biệt, Lê Ân vẫn cịn số vốn rất lớn trong tay.
Theo Ngơ Nguyệt Lãng

Sống nghèo bên cây “tỷ đơ”, vì sao?

Đang nóng, đừng bỏ lỡ!

Chuyện tình chàng trai bị ung thư khiến nhiều người rơi lệ
Đình Thắng (Dân Việt) •17:32 - 24 tháng 1, 2015




ĐỌC NHIỀU
MỚI NHẤT





Sống nghèo bên cây “tỷ đơ”, vì sao?
Ra Hồng Sa thu rau câu chân vịt
100 đồng/bông cúc: Nông dân Tây Tựu không màng thu hoạch




Đánh thức “nữ hồng” tỷ đơ

Ảnh



8 hoa hậu, á hậu “mất tích” sau đăng quang



Ngắm nhà triệu đơ của các nam MC nổi tiếng



Khuôn mặt trẻ thơ của mỹ nhân gợi cảm xứ Phù Tang




7 “chàng rể” đẹp trai như tài tử của làng mốt Việt



16 mỹ nữ Trung Quốc cạo trọc vẫn đẹp mê hồn




Ngỡ ngàng với những “bản sao” của sao Việt
Được thế giới mệnh danh là “nữ hồng” quả khơ, nhưng dù đã du nhập vào Việt Nam từ nhiều
năm qua, nông dân các vùng trồng mắc ca ở Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn sống nghèo bên loại
cây “tỷ đô” này.
Mắc ca (tên khoa học là Macadamia) - loại cây hứa hẹn sẽ mang lại vài tỷ USD mỗi năm cho nông
dân Việt Nam. Nhưng dù đã du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm qua, nông dân các vùng trồng mắc
ca ở Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn sống nghèo bên loại cây “tỷ đơ” này.
Để góp phần trả lời cho câu hỏi vì sao có tình trạng như vậy, ngày 24.1 tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện
Festival Macadamia 2015 do Ban chỉ đạo Tây Bắc, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm
nghiệp Thành Tây cùng Công ty CP Đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghệ quốc tế phối hợp tổ
chức với mong muốn giới thiệu tới cộng đồng người tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ mắc ca và
những cơ hội đầu tư cho lợi nhuận cao và bền vững. Sự kiện này đã thu hút trên 2.000 người tham
dự.

Cây mắc ca được đưa về Festival Macadamia 2015 từ tỉnh Sơn La
Mắc ca là loại hạt quý hiếm được mệnh danh là “nữ hồng” trong các loại hạt khơ, đây là một trong
những loại hạt ngon nhất, đắt nhất thế giới. Hạt có vị thơm mềm như bơ và có chứa hàm lượng chất
béo rất cao. Theo thống kê của Hiệp hội hạch quả và hoa quả sấy thế giới (INC), năm 2012 tổng sản
lượng mắc ca toàn thế giới đạt trên 145.000 tấn và đạt giá trị khoảng 728 triệu USD. Tốc độ tăng
trưởng của thị trường từ năm 2006 đến nay trung bình từ 10-15%.
Thị trường mắc ca tại châu Á hiện đang tăng trưởng rất mạnh. Năm 2014 đã ghi nhận sự gia tăng
đáng kể của thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Năm 2014 Trung Quốc đã nhập khẩu 36% lượng mắc
ca thế giới. Bên cạnh đó còn rất nhiều thị trường lớn chưa được khai thác như Ấn Độ, Hàn Quốc,
Trung Đông và Việt Nam.


Theo con số thống kê thị trường toàn thế giới đến năm 2020 cần khoảng 220.000 tấn nhân (tương
đương 650.000 tấn hạt). So với nhu cầu thì nguồn cung đến năm 2020 chỉ mới đáp ứng được 25-30%
lượng cầu. Từ đó thấy rằng nhu cầu của sản phẩm mắc ca là rất lớn.


Sản phẩm làm từ hạt mắc ca được giới thiệu tại Festival Macadamia 2015 ngày 24.1
Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Ngọc – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ nông
lâm nghiệp Thành Tây: “Mắc ca là loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao gấp đơi, thậm chí gấp ba
cây cà phê, cây điều, thị trường tiêu thụ rất lớn, hiện cung không đủ cầu. Tại Việt Nam, mắc ca đã
được nghiên cứu và trồng thử nghiệm trong hơn 10 năm trở lại đây ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên
với tổng diện tích trên 2.000 ha. Việt Nam đã quy hoạch 200.000 ha ở Tây Nguyên và 30.000 ha ở
Tây Bắc. Dự kiến đến năm 2025 đạt 200.000 tấn hạt và tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau
năm 2025. Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2
tỷ USD/năm. Cũng vì thế người ta gọi mắc ca là cây tỷ đô.
Hiện nay trên thế giới, 1kg hạt mắc ca có giá 15 USD (tương đương 300.000 đồng), tuy nhiên ở Việt
Nam giá 1kg hạt mắc ca chỉ khoảng 2 USD (40.000 đồng), kém xa rất nhiều lần so với giá trên thị
trường thế giới.
Theo các chuyên gia trong nước, Việt Nam được xem là một trong những nước có tiềm năng để trồng
cây mắc ca, tuy nhiên đến nay diện tích trồng mắc ca vẫn cịn rất hạn chế, chưa có quy hoạch phát
triển cụ thể, chưa có chính sách khuyến khích mở rộng vùng trồng, bên cạnh đó giá bán mắc ca ở
Việt Nam vẫn kém xa so với giá bán bình quân trên thế giới. Vì vậy cho nên nơng dân các vùng trồng
mắc ca ở Tây Nguyên và Tây bắc vẫn chưa thể làm giàu từ “nữ hồng” tỷ đơ này.
Vậy làm gì để đánh thức “nữ hồng” quả khơ, làm thế nào để đẩy mạnh mở rộng diện tích trồng cây
mắc ca, làm sao để mở rộng, phát triển thị trường, tăng giá bán mắc ca trong nước? Tại Diễn đàn
“Mắc ca Việt Nam – Tiềm năng phát triển và cơ hội hợp tác” tổ chức chiều nay 24.1 tại Hà Nội - một
sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện Festival Macadamia 2015, các đại biểu đã thảo luận chi tiết về khó
khăn thuận lợi, thách thức và cơ hội của việc đưa Việt Nam trở thành nước số một thế giới về trồng
và xuất khẩu mắc ca.


Diễn đàn “Mắc ca Việt Nam – Tiềm năng phát triển và cơ hội hợp tác” tổ chức chiều nay 24.1 tại Hà
Nội thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân tham gia.
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà
nước như ơng Trương Xn Cừ - Phó trưởng ban, phụ trách Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tiến sĩ Nguyễn Bá
Ngãi – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Trí Ngọc – Viện trưởng Viện

nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cùng
đại diện các sở ban ngành của 8 tỉnh có trồng mắc ca ở Tây Nguyên, Tây Bắc.
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi các thông tin chi tiết trong hội thảo này được đăng tải trên báo Nông
thôn Ngày nay vào đầu tuần tới.
TIN BÀI LIÊN QUAN



1001cách làm ăn : Mắc ca đã có đầu ra
Bí quyết kiếm tiền từ cây "tỷ đơ" mắc ca
Cây 'tỷ đô' mắc ca sẽ được phát triển như thế nào ở Việt Nam?
Cận cảnh "dung nhan" của cây "tỷ đơ" mắc-ca



Từ khóa: mac ca mắc ca cây tỷ đơ

CÙNG CHUYÊN MỤC



Thêm cơ hội xuất khẩu trái cây
Làng hoa Sa Đéc cung cấp hơn 30 giống hoa mới cho Tết
Giải pháp hạn chế lạm dụng thuốc BVTV: Giúp nông dân thành chuyên gia
Sản xuất vụ đông xuân ở miền Bắc: Mong đủ điện để bơm nước tưới



Đánh thức “nữ hoàng” tỷ đơ
Ra Hồng Sa thu rau câu chân vịt

100 đồng/bơng cúc: Nông dân Tây Tựu không màng thu hoạch
Thực hư chuyện hoa “rẻ như cho”, chất đống đầy đường ở vựa hoa lớn nhất Thủ đô
Thông tin một con gà “cõng” 14 khoản phí là đúng




×