Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

XHH Tôn Giáo - Vai trò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.34 KB, 10 trang )

TƠN GIÁO GĨP PHẦN DUY TRÌ SỰ THỐNG NHẤT ĐẠO ĐỨC
TRONG XÃ HỘI, TẠO RA SỰ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI DỰA TRÊN NIỀM
TIN VÀ THỰC HÀNH NIỀM TIN TÔN GIÁO.
MỞ ĐẦU

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, ra đời rất sớm trong lịch sử loài
người. Trong suốt chiều dài tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, tôn giáo đã ảnh
hưởng mạnh mẽ với sự tiến bộ của lồi người. Tơn giáo là một thực tại khách quan,
xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử lồi người. Tơn giáo là một nhu cầu tinh thần của cá
thể, của cộng đồng và toàn xã hội. Do vậy, tôn giáo là một yếu tố rất cần phải nghiên
cứu, vì qua đó mới hiểu được đời sống xã hội và văn hóa tinh thần của nhân loại, dân
tộc, của một cộng đồng, hay một cá thể. Tôn giáo vừa mang tính lịch sử, vừa mang
tính xã hội, bản thân tơn giáo có những đặc trưng riêng biệt và có mối quan hệ với
nhiều lĩnh vực của đời sống. Tơn giáo lại có những biểu hiện rất khác nhau giữa các
cộng đồng, các cá thể trong một cộng đồng; chẳng hạn, các nghi thức, cấm kỵ, hiến tế,
cầu xin, thờ cúng và nơi thờ tự...[1]
Trong tơn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn
giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cac giáo lý tôn giáo đều chứa
đựng môt số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho viêc xây dựng nền đạo đức mới
và nhân cách con người Viêt Nam hiện nay. Giá trị lớn nhất của đạo đức tơn giáo là
góp phần duy trì đạo đức xã hội, hồn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến
Chân – Thiện – Mỹ. Tôn giáo thúc đẩy sự đồn kết xã hội: Tơn giáo làm nảy sinh tinh
thần anh em. Durkheim cho rằng tôn giáo củng cố sự đoàn kết xã hội. A.W. Geen cũng
chỉ ra rằng tơn giáo có khả năng tích hợp và xác minh tối cao trong xã hội loài người.
Đúng là niềm tin chung, tình cảm chung, sự thờ phượng chung, tham gia các nghi lễ
chung ... là những yếu tố củng cố quan trọng củng cố sự đoàn kết, thống nhất. [10]
Xuất phát từ đó, bài tiểu luận trình bày khái quất về tôn giáo, những khái niệm
liên quan để làm rõ hai chức năng của tôn giáo là góp phần duy trì sự thống nhất đạo
đức trong xã hội và tạo ra sự đoàn kết xã hội dựa trên niềm tin và thực hành niềm tin
tôn giáo.


1


2


Phần I: Khái niệm và cơ sở lý thuyết
1. Tôn giáo
Định nghĩ bản thể: Sprio: Một thể chế gồm các tương tác theo khn mẫu văn
hóa với bản chất siêu phàm được thừa nhận theo mơ hình văn hóa. Lenski: Là một hệ
thống tín ngưỡng về các thế lực của tự nhiên sắp đặt số phận của con người và các
hoạt động liên quan tới điều đó, được chia sẻ bởi các thành viên trong nhóm.Yinger:
Tơn giáo là một hệ thống các niềm tin và thực hành thông qua các cơng cụ mà qua đó
một nhóm người đấu tranh với những vấn đề cơ bản của cuộc sống con người. [2]
Định nghĩa xã hội học: Một tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của
những niềm tin và những thực hành liên quan đến những điều linh thiêng, nghĩa là
được tách biệt; cấm đoán; những niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập
vào một cộng đồng tinh thần, được gọi là giáo hội.[2]
2. Xã hội học tôn giáo
Xã hội học tôn giáo là môn khoa học nghiên cứu niềm tin, thực hành và các thiết
chế tôn giáo bằng các công cụ và phương pháp của xã hội học. Phương pháp khảo sát
được sử dụng trong xã hội học tơn giáo có thể là các phương pháp định lượng (bảng
hỏi, thống kê, mô tả, phân tích điều tra dân số….) và các phương pháp định tính (quan
sát tham dự, phỏng vấn, phân tích tài liệu….) [3]
3. Đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc,
chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong
quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân,
bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. [4, tr3]
4. Niềm tin

Niềm tin là sự tin tưởng dựa trên đặc điểm, năng lực và sự chấp nhận, tin cậy lẫn
nhau. Niềm tin là chất keo gắn kết tạo nên sự đồng thuận, đoàn kết và các hành động
vị tha trong xã hội. Với tư cảnh là một chỉnh thể, niềm tin được tạo lập trong mối
tương tác với đạo đức xã hội, sự hợp tác và trật tự xã hội hoặc bằng sự hiểu biêt rõ
ràng về nhau.[11]

3


5. Lý thút Đoàn kết xã hợi
Đồn kết xã hội của Durkheim được dùng để chỉ các mối quan hệ giữa các cá
nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội. Ơng vận
dụng khái niệm này để giải thích các hiện tượng xã hội và phân tích chức năng hệ quả
và mối quan hệ của các hiện tượng đó với việc duy trì, củng cố sự đồn kết xã hội. Và
Durkheim đưa ra hai kiểu hình thức đồn kết xã hội: Đồn kết cơ học và đồn kết hữu
cơ, ơng cho rằng các xã hội truyền thống gắn kết được với nhau là nhờ cái gọi là đoàn
kết cơ học, họ đặt trọng tâm vào những giá trị và biểu trưng mang tính đồng nhất. Cịn
“các xã hội hiện đại địi hỏi sự phát triển của đồn kết hữu cơ, trong đó các niềm tin và
giá trị chú trọng vào cá nhân, khuyến khích tài năng chun mơn trong các cá nhân, và
sự phân hóa hoạt động của các thiết chế.
6. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Chủ nghĩa chức năng dựa trên các cơng trình của Emile Durkheim, Herbert
Spencer, Talcott Parsons và Robert Merton, và đề xuất rằng xã hội loài người là một hệ
thống các bộ phận khớp nối hoạt động chặt chẽ với nhau để duy trì trạng thái cân bằng
và cân bằng xã hội trong toàn bộ hệ thống. Thuyết chức năng giải thích từng bộ phận
của xã hội theo cách thức nó đóng góp vào sự ổn định của toàn xã hội. Những người
theo chủ nghĩa chức năng sử dụng các thuật ngữ "chức năng" và "rối loạn chức năng"
để mô tả tác động của các yếu tố xã hội đối với xã hội. [12]

4



Phần II. Nợi dung
1 Tơn giáo góp phần duy trì sự thống nhất đạo đức trong xã hội
Giá trị tinh thần của tơn giáo chính là giá trị đạo đức, văn hóa tơn giáo, được thể
hiện trong hệ thống triết lý, giáo lý và những điều răn giới cầm nhằm điều chỉnh ý
thức, hành vi của tín đồ và được tín đồ tin theo một cách tự nguyện, tự giác. Giá trị đó,
ngồi việc bảo vệ niềm tin tơn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo
đức chung như sống hiếu thảo, trung thực, nhân ái, hướng tới điều lành, tránh xa điều
ác. Trong hoạt động tôn giáo, thông qua các lễ thức các nhà lãnh đạo tơn giáo ln lấy
đó làm chuẩn mực để khun dạy tín đồ thực hiện. Niềm tin tơn giáo đã trở thành nhu
cầu của một bộ phận người dân, giúp họ vượt qua những khó khăn, bế tắc trong cuộc
sống, hy vọng một tương lai tươi sáng hơn. Giá trị đạo đức tơn giáo là bệ đỡ tinh thần
giúp tín đồ sống trách nhiệm với lối sống lành mạnh hơn. [6]
Bất cứ tơn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều
chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ. Đa số các tôn giáo đều tuyên bố về giá
trị tối cao của 'các lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, Chúa trời, Thần thánh) và mọi giá
trị khác phải lấy đó làm chuẩn. Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết mọi
tơn giáo, ngồi những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tơn giáo thiêng liêng, cịn đề cập
đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như sống hiếu thảo với cha mẹ,
trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác... Trong Khoa học và tôn
giáo, Bertrand Russeli cho rằng, một tôn giáo lớn bao giờ cũng có hệ thống tín điều, hệ
thống đạo đức và giáo hội. Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được,
mà phải sống theo những khn phép đạo đức hợp với tín điều của tơn giáo mình,
hành động khơng phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà cịn phải sống
theo những quy tắc đạo đức nhất định. Vì vậy, đương nhiên, một số nội dung của đạo
đức trở thành bộ phận cấu thành nội đung của tôn giáo. [7]
Chẳng hạn, điều răn lớn nhất đối với các tín đồ Kito giáo là phải tin vào Chúa. Tin vào
Chúa cũng có nghĩa là phải tin và thực hành các điều điều răn khác của Chúa như:
Thảo kính với cha mẹ, khơng giết người, không gian dâm, không tham của người,

không làm chứng dối, không được ham muốn vợ chồng người khác… Ngoài ý nghĩa
đức tin vào cái siêu nhiên (Thượng đế, Chúa), những chuẩn mực, quy phạm đạo đức

5


ấy là những quy phạm đạo đức rất cụ thể hướng con người đến điều thiện, tránh xa
điều ác. vấn đề trung tâm của Phật giáo là “diệt khổ" để hướng đến giải thoát, chứng
được Niết bàn. Muốn đạt được điều đó, con người khơng chỉ cần có niềm tin tơn giáo,
mà cịn cần cả sự phấn đấu nỗ lực của bản thân bằng cách thực hành một đời sông đạo
đức. Từ đó, Phật giáo đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể để con người tu
tập, phấn đấu. Trong đó, phổ biến nhất là Ngũ giới (khơng sát sinh, khơng trộm cắp,
khơng tà dâm, khơng nói dối, không uống rượu) và Thập thiện (ba điều thuộc về thân:
không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, ba điều thuộc về ý thức: không tham
lam, không thù hận, không si mê, bốn điều thuộc về khẩu: không nói dối, khơng nói
thêu dệt, khơng nói hai chiều, khơng ác khẩu). Những chuẩn mực này, nếu lược bỏ
màu sắc mang tính chất tơn giáo sẽ là những ngun tắc ứng xử phù hợp giữa người
với người, rất có ích cho việc duy trì đạo đức xã hội. Giáo lý Hồi giáo cũng quy định,
tôn thờ thánh Alla và thánh Mơhamet là ngun tắc tối thượng. Ngồi ra tín đồ Hồi
giáo phải là người đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chống những sai trái, tìm kiếm những gì
đích thức và từ bỏ những gì gian dối, thân thương với những gì cao đẹp, lành mạnh và
xa rời những gì khơng đúng đắn, coi chân lý và đạo hạnh là mục tiêu của con người,
phải quan tâm đến người già và trẻ em, chăm sóc người ốm đau, yểm trợ người nghèo
và thương cảm người hoạn nạn… [8]
Phải nói rằng, tơn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc
sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế, những giá trị,
chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã
hội
2 Tôn giáo tạo ra sự đoàn kết xã hội dựa trên niềm tin và thực hành niềm tin tôn
giáo.

Các nhà nguyên cứu theo quan điểm lý thuyết cấu trúc chức nằng cho rằng sự tồn tại
của tôn giáo tạo ra sự đoàn kết xã hội giữa cá nhân dựa trên nền tảng niềm tìn. Những
nghi lễ tơn giáo góp phần củng cố sự đồn kết giữa các thành viên trong một xã hội.
Những nghi lễ chính phương tiện để thể hiện trạng thái tinh thần như nhau (tưởng nhớ
người đã mất), chia sẻ những cam kết mà chúng ta quy định. Chức năng đích thực của
tơn giáo là gắn kết cá nhân và nhóm xã hội - đồn kết cộng đồng dựa trên nền tảng
niềm tin tơn giáo, làm cho họ hoạt động một cách tự tin và giúp cho họ sống theo quan

6


niệm của họ. Qua tôn giáo mọi người tin theo và cũng hướng về một giá trị và ý nghĩa
nhất định. Thơng qua tơn giáo để có thể kiểm sốt được xã hội. Theo cách tiếp cận này,
một mặt sẽ thấy được hệ thống tôn giáo, mặt khác ở mỗi tôn giáo cụ thể sẽ thấy được
các bộ phận, chi tiết và sự tương tác giũa chúng. [9]
Ví dụ bên Cơng giáo là một tơn giáo có hệ thống mang phạm vi toàn cầu. Đứng đầu là
Giáo hoàng ở toà Thánh Vatican, tiếp đến là giám mục được Đức Giáo hồng bổ
nhiệm ở các giáo phận ( Việt Nam có 27 Giáo phận) nhở hơn nữa là các giáo xứ trong
từng giáo phận do chính Giám mục giáo phận thành lập và bổ nhiệm linh mục về thay
mặt chính Giám mục coi sóc tín hữu. Ở Việt Nam, trong mỗi giáo xứ thường phân
thành giáo họ hay họ tạo đan lồng vào các thơn xóm, làng xã Cơng giáo. Ngồi ra, mỗi
xứ, họ đạo cịn có hệ thống hội đồn rất đa dạng, phong phú. Với hệ thống ấy, Công
giáo đã thành một mạng lưới xã hội bền chặt với những thiết chế tương ứng của nó.
Mỗi thành tố trong hệ thống ấy (họ đạo, xứ đạo, hội đồn...) có chức năng riêng theo
giáo luật quy định, chúng tác động, chi phối lẫn nhau và tác động đến các thiết chế xã
hội khác.Điều này tạo ra một hệ thống tương đối chặt chẽ. Qua đó nhận thấy rằng
chính tơn giáo thúc đẩy sức gắn kết, hoà hợp giữa những người tin theo tôn giáo với
nhau.

7



KẾT LUẬN

Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hồn
thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Giá trị văn hóa, đạo
đức tơn giáo góp phần tạo lập sự đồn kết và đồng thuận xã hội, niềm tin tôn giáo đã
tác động đến hành vi, đạo đức ứng xử của mỗi tín đồ và cộng đồng tôn giáo. Sự gắn
kết chặt chẽ những người cùng đức tin ln có sức sống bền vững và lan tỏa ra cộng
đồng, tạo nên những mối tương quan trong quan hệ xã hội, góp phần vào đồng thuận,
tiến bộ xã hội.
Các tơn giáo đều quan tâm đến hịa bình, hịa hợp, lên án những bất cơng, những điêu
xấu, nên giá trị đạo đức tơn giáo ln góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an tồn xã hội.
Cộng đồng tơn giáo là những tổ chức có tính tự quản cao, tín đồ ý thức trách nhiệm
trong việc giữ gìn an ninh trật tự, góp phần bài trừ một số tập tục lạc hậu, hạn chế
thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Bởi vậy, ở những nơi có đơng tín đồ tơn giáo tình
hình an ninh trật tự tốt hơn các nơi khác và các tệ nạn xã hội cũng ít xâm nhập, góp
phần giữ vững an ninh trật tự ở mỗi địa phương và cả nước.

Với những giá trị tinh thần đó, từ trước đến nay Việt Nam luôn khẳng định tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tơn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo
đức, văn hóa phù hợp với lợi ích của tồn dân. Trong cơng cuộc xây dựng và phát triển
đất nước hiện nay cần cụ thể hóa việc phát huy nguồn lực tinh thần của tôn giáo để xây
dựng đạo đức, văn hóa dân tộc. Ngang qua tơn Giáo phát duy được tình thần đồn kết
dân tộc và sự gắn bó với nhau trong tinh thần là một người công dân tốt của đất nước.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
[1] TS. Vũ Quang Hà (2003), Giáo trình Xã hội học tơn giáo, Nhà Xuất bản Ðại học
quốc gia Hà Nội
[2] Trần Thị Thuý Hằng (2021), Slide Nhập môn Xã hội học tôn giáo, Học phần Xã
hội học tôn giáo, Đại học Khoa học – Đại học Huế.
[3] Sabino Acquaviva (1998), Xã hội học tôn giáo, bản dịch của Lê Diên, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
[4] Hồ Thị Thảo & cộng sự, Đạo Đức Học Mác – Lênin, Triết học.
/>[5] Lê Ngọc Hùng (2008) Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
[6] Ths. Lê Thị Liên (2019), Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát triển đất nước,
Viện Nghiên cứu chính sách tơn giáo.
/>[7] Việc triết học (2017), Về vai trị của đạo đức tơn giáo trong đời sống xã hội, Tạp
chí Triết học, số 2 (189), tháng 2 – 2007.
/>[8] Hoàng Thị Lan (2004), Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã
hội Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9] Phạm Minh Anh (2016), Lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu tôn giáo, Tạp chí
khoa học xã hội Việt Nam.
Tiếng Anh:
[10] Nahid eva (2013), Importance of religion in today's world.
/>[11] Misztal, B. (1996), Trust in Modern Societies, Polity Press, Cambridge, UK
[12] Stanley Madonsela (2017), Sociological Perspectives on Social Cohesion as the
Principal Requirement for Social Stability, South African Review of Sociology.
/>ocial_Cohesion_as_the_Principal_Requirement_for_Social_Stability
[13] Georg Simmel (1955), A Contribution to the Sociology of Religion, American
Journal of Sociology Volume 60, Number S6 May, 1955.
/>
9



10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×