Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24 phối với tinh GF399 tại trại chăn nuôi Thành Phú, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn ni Thú y

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24 phối với
tinh GF399 tại trại chăn nuôi Thành Phú, xã Canh Vinh,
huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Sinh viên thực hiện

: Võ Hồng Phước Đức

Lớp

: Chăn nuôi 50 GreenFeed

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Thân Thị Thanh Trà

Bộ môn

: Chăn nuôi

NĂM 2020



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn ni Thú y

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24 phối với
tinh GF399 tại trại chăn nuôi Thành Phú, xã Canh Vinh,
huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Sinh viên thực hiện

: Võ Hồng Phước Đức

Lớp

: Chăn nuôi 50 GreenFeed

Thời gian thực tập

: Từ 04/9/2019 đến 10/1/2020

Địa điểm thực tập

: Trại Thành Phú, tỉnh Bình Định


Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Thân Thị Thanh Trà

Bộ môn

: Chăn nuôi

NĂM 2020


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc đến cô giáo hướng dẫn Thân Thị Thanh Trà, người đã tận tình chỉ dẫn, giúp
đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng rất biết ơn sự quan tâm của quý Thầy Cô giáo trong Trường Đại
học Nông Lâm Huế và nhất là các thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi - Thú Y đã tận
tình giảng dạy cho tơi suốt 4 năm học.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần chăn nuôi
GreenFeed Việt Nam, các anh kỹ thuật trại, các anh chị công nhân và chủ trang
trại lợn nái Thành Phú ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh
Bình Định, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực tập để
hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln động viên, ủng hộ,
giúp đỡ trong thời gian thực tập cũng như trong suốt quá trình học vừa qua.
Trong thời gian thu thập số liệu và hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp,
mặc dù đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên thời gian có hạn, kiến thức và kinh
nghiệm cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận
được sự quan tâm, góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!


Huế, tháng 05 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Võ Hồng Phước Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
PHẦN 1: PHỤC VỤ SẢN XUẤT................................................................................2
1.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP........................................................................2
1.1.1. Sự hình thành và phát triển..................................................................................2
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động................................................................................3
1.1.3. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải........................................5
1.1.4. Quy mô và cơ cấu đàn.........................................................................................7
1.1.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu...........................................................................8
1.2. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT...........................................................................9
1.2.1. Quy trình an tồn sinh học...................................................................................9
1.2.2. Quy trình ni lợn hậu bị...................................................................................10
1.2.3. Quy trình ni lợn nái mang thai.......................................................................11
1.2.4. Quy trình ni lợn nái đẻ...................................................................................12
1.2.5. Quy trình ni lợn con theo mẹ.........................................................................13
1.2.6. Quy trình ni lợn con cai sữa...........................................................................15
1.2.7. Chương trình thức ăn ở trại................................................................................16
1.3. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA LÝ THUYẾT ĐÃ ĐƯỢC HỌC VỚI THỰC TẾ......16
1.4. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN.......................................................17
1.4.1. Công việc thực hiện ở khu đẻ (từ ngày 04/9 – 30/11/2019)...............................17
1.4.2. Công việc thực hiện ở khu bầu (thời gian từ ngày 1/11 - 16/12/2019)...............18
1.4.3. Các công việc thực hiện cai sữa ở khu đẻ (17/12/2019 – 10/01/2020)...............19
1.4.4. Các công việc khác............................................................................................20

1.4.5. Các bài học kinh nghiệm....................................................................................20
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC....................................................................21
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................21
2.1.1. Tính cấp thiết.....................................................................................................21
2.1.2. Mục tiêu của đề tài.............................................................................................22
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................22


2.2.1. Tình hình chăn ni lợn ở thế giới.....................................................................22
2.2.2. Tình hình chăn ni lợn ở Việt Nam..................................................................23
2.2.3. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái................................................................24
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái..........................................27
2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái.............................28
2.2.6. Một số nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái........................................31
2.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................33
2.3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm, nghiên cứu........................................................33
2.3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...............................................................33
2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................35
2.4.1. Khả năng sinh sản của nái GF24........................................................................35
2.5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................43
2.5.1. Kết luận.............................................................................................................43
2.5.2. Kiến nghị...........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................44
PHỤ LỤC...................................................................................................................47


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Quy mô chăn nuôi tại trại Thành Phú năm 2016 - 2019................................7
Bảng 1.2.Cơ cấu đàn lợn tại trại tính tới tháng 12/2020................................................8
Bảng 1.3. Quy trình vaccine cho lợn hậu bị.................................................................10

Bảng 1.4. Định mức lượng thức ăn cho ăn trong giai đoạn mang thai với mã cám GF07
và GF08....................................................................................................................... 11
Bảng 1.5. Quy trình vaccine lợn nái mang thai............................................................12
Bảng 1.6. Bảng nhiệt độ và tốc độ gió chuồng nuôi theo giai đoạn.............................15
Bảng 1.7. Bảng mật độ nuôi lợn từng giai đoạn đối với chồng nền betong.................15
Bảng 1.8. Quy trình vaccine lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa..........................16
Bảng 1.9. Bảng thức ăn theo giai đoạn........................................................................16
Bảng 2.1. Diễn biến đàn lợn các nước đứng đầu trên thế giới năm 2014 - 2018..........22
Bảng 2.2. Diễn biến số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn ở Việt Nam (2015 – 2019)
..................................................................................................................................... 23
Bảng 2.3. Thống kê tình hình chăn nuôi lợn cả nước năm 2019..................................23
Bảng 2.4. Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai...................................................30
Bảng 2.5. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với tinh GF339................35
Bảng 2.6. Năng suất sinh đàn con của lợn nái GF24 được phối với tinh GF399.........38
Bảng 2.7. Năng suất sinh sản lợn nái GF24 qua từng lứa phối với tinh GF399...........41
Bảng 2.8. Năng suất sinh đàn con của lợn nái GF24 qua từng lứa khi phối với tinh
GF399.......................................................................................................................... 42


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ vị trí xã Canh Vinh............................................................................................2
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý trang trại Thành Phú.........................................3
Hình 1.3. Sơ đồ phân bố mặt bằng tổng thể tại trang trại...............................................7


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
S
TT

Từ


viết

tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Aujeszky’s disease

Bệnh giả dại

1

AD

2

CP

3

E. coli

4

FMD

Foot

Disease

5

FSH

Follicle
Hormone

6

HSLĐ

7
8

Escherichia coli
and

Mouth

Stimulating

10

Myco

11

Parvo

PRRS

Bệnh lở mồm long móng
Hormone kích thích nang
trứng phát triển

Khối lượng cai sữa trung
bình

KLLCCS
LH

Vi khuẩn E. coli

Hệ số lứa đẻ

KLCSTB

9

12

Cổ Phần

Khối lượng lợn con cai sữa
Lueinizing Hormone
Mycoplama
suipneumoiae
Parvovirus


Hormone kích thích q
trình rụng trứng
Bệnh suyễn lợn
Bệnh khơ thai

Porcine Reproductive
Hội chứng rối loạn hô hấp
and
Respiratory
và sinh sản (bệnh tai xanh)
Syndorme

13

SCCS

Số con cai sữa

14

SNNC

Số ngày nuôi con

15

TGCP

Thời gian chờ phối


16

TGMT

Thời gian mang thai

17

TM

Thương mại

19

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn



MỞ ĐẦU
Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi mỗi sinh viên cần nâng cao
kiến thức, hồn thiện kĩ năng tay nghề để có thể bắt kịp xu hướng đó. Do đó, hoạt động
thực tập tốt nghiệp này giúp sinh viên được tiếp cận với nghề nghiệp đã lựa chọn khi bước
chân vào trường đại học. Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường Đại học Nông
Lâm Huế, tôi đã được các thầy cô trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết của
một người kĩ sư chăn nuôi. Thế nhưng, việc nắm bắt được quy trình kỹ thuật trên lý thuyết
với việc trực tiếp tham gia chăn nuôi cho mục đích cuối cùng là lợi ích kinh tế là một
khoảng cách rất xa nhau. Vì thế, các đợt thực tập là rất cần thiết, giúp sinh viên được cọ sát
với thực tiễn sản xuất, rèn luyện tay nghề, nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình

và những kiến thức, kỹ năng gì cần trang bị thêm để đáp ứng nhu cầu cơng việc tương lai.
Bên cạnh đó, thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên thể hiện năng lực, tinh thần trách
nhiệm của mình trong cơng việc.
Được ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y cùng với Công ty Cổ phần
GreenFeed Việt Nam chi nhánh Bình Định kết hợp phân chia thực tập ở một trại khách
hàng lớn của Công ty, đây là một cơ hội lớn để có thể tiếp cận với chăn ni thực tế.
Trải qua đợt thực tập tốt nghiệp, thời gian khá ngắn nhưng đã giúp bản thân tiếp thu
thêm rất nhiều kiến thức thực tế, áp dụng những kiến thức lý thuyết đã được học trên giảng
đường vào trong thực tiễn sản xuất. Trong quá trình tham gia phục vụ sản xuất tại trang trại,
tôi nhận thấy rằng bản thân mình cịn rất nhiều thiếu sót, cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn
nữa. Qua đây, sẽ là cơ hội để tơi tích lũy kinh nghiệm về nghề đầu tiên.
Khi vào công ty thực tập, tôi may mắn khi được làm việc tại trang trại chăn nuôi
Thành Phú là một trong những trang trại khách hàng lớn của công ty Greenfeed. Trang
trại, có quy mơ hơn 1400 nái với đầy đủ trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu làm
việc cũng như học tập cho sinh viên thực tập. Ở đây, tơi học được cách chăm sóc lợn
nái và lợn con sơ sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để tơi có thể thực hiện đề tài nghiên
cứu về theo dõi khả năng sinh sản trên lợn trong thời gian thực tập tại trại. Từ đó tơi
tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
GF24 phối với tinh GF399 tại trại chăn nuôi Thành Phú, xã Canh Vinh, huyện
Vân Canh, tỉnh Bình Định”.
PHẦN 1:

PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Sự hình thành và phát triển
Trại lợn Thành Phú - Công ty TNHH và Thương Mại Thành Phú là doanh nghiệp
ngoài quốc doanh hoạt động theo theo Luật Doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký
1



kinh doanh số 4100933215, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp lần đầu
ngày 01 tháng 08 năm 2009. Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 07 tháng 11 năm 2013 và
thay đổi lần 3 ngày 06 tháng 03 năm 2017. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản
xuất theo nguyên tắc tự quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phấn đấu đạt hiệu quả kinh tế cao,
đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, chấp hành đầy đủ các chế độ chính
sách và pháp luật theo quy định hiện hành, chịu sự quản lý của Nhà nước thông qua
các ngành chức năng có liên quan trong tỉnh và các cấp chính quyền địa phương tại
tỉnh Bình Định.
Cơng ty TNHH và Thương
Mại Thành Phú nằm tại thôn Kinh
Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân
Canh, tỉnh Bình Định. Vân Canh
là một huyện vùng núi nằm phía
tây của tỉnh Bình Định diện tích tự
nhiên 80.020,84 ha. Vị trí địa lý từ
13030’ đến 13066’ vĩ Bắc và từ
108066’ đến 10905’ kinh Đông,
nằm cách trung tâm thành phố
Quy Nhơn 35 km theo đường
chim bay, có hệ thống giao thông
thuận tiện và dễ dàng. Vân Canh
nằm trong vùng tiểu khí hậu
Duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Với nền nhiệt độ cao và ổn
Hình 1.1 Bản đồ vị trí xã Canh Vinh
định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào. Ở đây có 2 mùa mưa và khơ rõ rệt,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng
8 năm sau. Nhiệt độ của khu vực hơi cao, trung bình là 27,5 0C. Độ ẩm khơng khí trung
bình 61%. Lượng mưa trung bình cả năm phân bố khơng đều trong năm, mùa mưa

trung bình 2.700 - 2.800 milimet.
Diện tích đất của cơng ty là 65.715 m2, bao gồm khu hành chính, khu tập thể cán
bộ công nhân viên, nhà kho và các khu chuồng trại.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Bộ máy quản lý nhân sự trang trại Thành Phú được tổ chức hợp lý cho từng khu
vực chăn nuôi, theo đúng năng lực cá nhân và thuận tiện theo dõi giám sát của của cấp
trên đảm bảo trang trại hoạt động ổn định và đúng năng suất.

2


Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý trang trại Thành Phú

Bộ máy tổ chức của trại gồm các vị trí với cơ cấu như sau.
Khu lợn nái mang thai:
+ 8 Công nhân:
- Cho lợn ăn - cào phân.
- Vệ sinh chuồng trại.
- Nhận lợn nái cai sữa.
- Kích thích lợn lên giống ( Mát xa lợn hậu bị và lợn cai sữa).
- Làm việc theo kế hoạch ( Định kì phun sát trùng, định kì tạt vơi gầm và đường đi,…)
+ 1 Kỹ thuật:
- Kiểm tra tổng quát sức khỏe lợn và môi trường chuồng trại.
- Kiểm tra lợn lên giống.
- Thử lợn; Phối lợn; Sắp xếp lợn sau khi phối.
- Xử lý lợn vấn đề ( Lợn đau chân, sốt, bỏ ăn,…).
- Làm vaccine ( Định kì theo quy trình của trại ).
- Chuyển lợn lên trại đẻ.
Khu lợn nái đẻ:
+ 14 Công nhân:

- Vệ sinh chuẩn bị chuồng đẻ.
- Nhận lợn nái đẻ.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chờ đẻ, đẻ và sau đẻ.
3


- Chăm sóc, ni dưỡng lợn con, lợn cịi.
- Trực lợn, đỡ đẻ.
- Mài răng, bấm đi, thiến, chích sắt và nhỏ cầu trùng cho lợn con theo đúng thời
gian trong quy trình ở trại.
+ 1Kỹ thuật
- Kiểm tra tổng quát sức khỏe và môi trường chuồng trại.
- Xử lý lợn vấn đề (Lợn đau chân, bỏ ăn, sốt, viêm vú, viêm tử cung,…).
- Làm vaccine (Định kì theo quy trình trên lợn con và lợn mẹ).
- Cai sữa lợn mẹ và chuyển lợn con cai sữa.
Khu cai sữa và thịt:
+ 6 cơng nhân:
- Chăm sóc và ni dưỡng lợn con cai sữa.
- Vệ sinh chuồng trại.
- Nhận và xuất bán lợn con cai sữa.
- Chăm sóc và ni dưỡng lợn thịt.
- Vệ sinh chuồng trại.
- Nhận và xuất lợn thịt.
+ 1 kỹ thuật
- Kiểm tra tổng quát sức khỏe lợn và môi trường chuồng trại.
- Xử lý lợn vấn đề (Lợn tiêu chảy, ho, sốt,…).
- Làm vaccine (Định kì theo quy trình).
Quản lý
- Kiểm tra tiến độ cơng việc.
- Lập kế hoạch công việc hằng ngày, hằng tuần.

- Sắp xếp và hướng dẫn công việc.
Kỹ thuật trưởng
- Kiểm tra tiến độ công việc.
- Lập kế hoạch đặt thuốc, cám, vaccine.
- Lập kế hoạch loại lợn.
- Theo dõi tình hình ở các khu nuôi lợn.
4


- Hỗ trợ khi lợn gặp vấn đề nặng.
Kế toán
- Theo dõi số lượng lợn bán ra.
- Quản lý việc nhập và xuất cám, thuốc, vaccine.
Bảo vệ
- Giám sát người ra vào trại.
- Phun sát trùng phương tiện ra vào trại.
- Sát trùng các vật dụng, tư trang của người vào trại.
1.1.3. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải
Chuồng trại được xây dựng theo hệ thống chuồng kín nên tạo được một tiểu khí hậu
chuồng ni tách biệt, khơng phụ thuộc nhiều vào khí hậu bên ngồi chuồng ni.
Chuồng kín được làm mát bằng hơi nước được bơm lên những tấm bảng làm bằng giấy
cứng, có cấu tạo giống tổ ong đặt ở đầu dãy chuồng lợn. Nước chảy qua các rãnh và phân
bố đều khắp mặt bảng tổ ong. Ở cuối dãy có lắp những quạt hút gió để hút khơng khí lạnh
trải đều khắp chuồng, đồng thời đảm bảo được độ thông thống cho chuồng ni. Hệ
thống nước uống cho lợn được xử lý bằng bồn chứa và bể lọc. Hai bên hơng chuồng được
lắp những ơ kính đảm bảo đủ ánh sáng cho chuồng nuôi vào ban ngày, vừa thuận tiện để
mở trong những trường hợp mất điện đột ngột, máy phát điện hỏng.
Chuồng trại gồm các khu sau:
- Khu mang thai: Được chia thành khu nuôi cá thể theo từng ô chuồng riêng biệt
và một khu nuôi tập thể ứng dụng công nghệ cao.

+ Khu cá thể: Nuôi lợn cá thể, tổng cộng có 715 ơ chuồng nái và 4 ô chuồng nọc.
Được chia thành nhiều khu vực khác nhau theo từng đối tượng trong từng giai đoạn
thai kỳ khác nhau: nái cai sữa chờ phối, nái vấn đề. Lợn phối đậu sau 21 ngày có gắn
chíp theo dõi sẽ được chuyển sang chuồng cho ăn tự động để tập thích nghi trước khi
chuyển sang khu tập thể.
+ Khu tập thể: Lợn sau khi tập ăn ở chuồng cho ăn tự động sẽ được chuyển sang
khu tập thể. Ở đây lợn sẽ được đi lại thỏa mái và được cho ăn một khẩu phần riêng
bằng hệ thống tự động theo dữ liệu về thể trạng, số ngày mang thai đã được quản lý
bằng máy tính. Khi lợn đi sang hệ thống cho ăn sẽ nhận dạng từng cá thể thông qua
chíp theo dõi ở tai và đổ vào máng ăn đúng lượng ăn của từng con. Mỗi lần ăn chia
thành nhiều phần nhỏ, con nào đã ăn đủ khẩu phần thì thức ăn sẽ khơng rơi nữa. Đầu
dãy chuồng có một ô nuôi nọc và hệ thống phát hiện những con đã sảy thai, hư thai
hoặc lốc có dấu hiệu tìm nọc. Cơng suất tối đa của hệ thống ni tập thể này là 500 nái
nhưng hiện tại chỉ nuôi 350 nái để đảm bảo độ thơng thống và thuận tiện cho quá
5


trình vệ sinh chuồng trại.
+ Chuồng nọc: Tổng số nọc là 7 con, trong đó 5 con được phân bố ở đầu các dãy
chuồng trại mang thai và 5 con cịn lại ni ở dãy chuồng ni riêng biệt nhằm phục
vụ mục đích lấy tinh.
- Khu chuồng đẻ: Quy mơ 1.200 nái ước tính trung bình mỗi tuần chuồng đẻ cần
ít nhất là 56 ơ nái để nhận lợn vào đẻ và thời gian chuồng được quay vòng sử dụng là 6
tuần. Do vậy, khu nái đẻ được chia thành 12 dãy chuồng mỗi dãy gồm 28 - 30 ô
chuồng. Ở dãy có 30 chuồng, lợn nái được cho ăn bằng hệ thống silo tự động. Mỗi ơ
đẻ đều có lồng úm được lắp bóng đèn sợi đốt (75W - 100W).
- Khu chuồng cai sữa: Gồm 10 dãy chuồng, mỗi dãy chia thành 7 ô nhỏ, mỗi ô
nuôi khoảng 50 lợn con cai sữa. Mỗi ơ chuồng có 1 máng ăn bán tự động và hệ thống
núm uống tự động. Trong chuồng có lồng úm được lắp đan nhựa và bể nước cho lợn đi
vệ sinh và tắm.

- Khu chuồng lợn thịt: Bao gồm 2 dãy được thiết kế gần giống với khu cai sữa
nhưng khơng có lồng úm và bể tắm sâu hơn, mỗi ô nuôi khoảng 25 - 30 con.
- Khu chuồng hậu bị: Gồm 1 dãy chuồng nằm cách biệt với các khu chuồng khác
để hạn chế dịch bệnh, chuồng được chia làm 7 ơ có 1 máng ăn bán tự động và hệ thống
núm uống cao.
- Hệ thống chất thải: Toàn bộ nước thải đều được chảy vào hệ thống biogas và được
sử dụng để nấu ăn và chạy máy phát điện. Phân lợn nái sẽ được thu gom để nuôi giun quế.
Riêng ở khu thịt, phân lợn được xử lý bằng máy ép phân để tạo ra phân hữu cơ.
- Hệ thống cơng trình phục vụ chăn nuôi khác: Kho cám, kho điện, kho thuốc,
kho hóa chất, kho dụng cụ sửa chữa - bảo dưỡng, phòng sát trùng, khu ngâm rửa xịt
đồ, bể biogas, bãi rác, hố phân…
Diện tích cịn lại được sử dụng để xây dựng khu nhà hành chính gồm đầy đủ các
phịng: Nhà tắm, nhà sát trùng, nhà xe nhân viên, nhà đặt máy phát điện, nhà ở công
nhân, kĩ thuật, nhà giám đốc, nhà bảo vệ, nhà bếp, nhà điều hành, ăn trưa, khu vui chơi
giải trí, bể nước ngầm, tháp nước sinh hoạt, hệ thống xử lý phân, ép phân, giun quế, xử
lý nước thải, rác thải, lò nấu - hủy xác lợn… Ngoài ra, trại được bao quanh bởi hệ
thống cổng hàng rào bảo vệ chắc chắn.
Hệ thống nước bao gồm: Nước tắm rửa, nước uống, vệ sinh chuồng và làm mát.
Trong đó nước uống cho lợn được xử lý bằng bồn chứa và bể lọc.

6


Rừng tràm
Dãy
chuồng lợn
cai sữa

Hồ cá


Hồ cá

Biogas

Nhà công
nhân

Nhà
cách
ly

Hồ chứa

Nhà sát
trùng 2

Nhà
bảo
vệ

Hồ chứa

Dãy
chuồng đẻ

Nhà ăn

Dãy
chuồng
mang

thai (cá
thể)

Chuồng
nọc

Đồ
i
Kho
cám

Nhà
sát
trùng
1

Kho
thuốc

Dãy
chuồng đẻ

Dãy
chuồng
mang
thai
(tập thể )

Hồ cá


Dãy chuồng lợn thịt

Rừng tràm

Hình 1.3. Sơ đồ phân bố mặt bằng tổng thể tại trang trại

1.1.4. Quy mơ và cơ cấu đàn
Tính đến tháng 12 năm 2019 quy mô chăn nuôi của trại khoảng 1.400 nái. Do
trang trại đang trong quá trình nhập hậu bị thay đàn nên cơ cấu đàn lệch so với cơ cấu
chuẩn của quy trình GreenFeed.
Bảng 1.1. Quy mô chăn nuôi tại trại Thành Phú năm 2016 - 2019
Số con

2016

2017

2018

2019

Tổng số lợn nái

600

873

1.246

1.398


Lợn hậu bị

0

0

162

408

Lợn sinh sản

600

873

1.084

990

Loại

7


Cơ cấu đàn nái hiện tại của trại đang chủ yếu là nái lai F1 (Landrace x Yorkshire)
trên lứa 7 chiếm 23,3% tổng đàn số, nái này là giống lợn của cơng ty cổ phần Chăn
Ni C.P Việt Nam. Vì cơng ty TNHH và Thương Mại Thành Phú đã kí kết hợp đồng
với công ty Cổ phần Greendfeed Việt Nam vào đầu năm 2018 nên số nái trẻ vẫn chưa

được thay nhiều, số nái hậu bị thay thế đàn hiện chiếm 29,2% so với tổng đàn.
Bảng 1.2.Cơ cấu đàn lợn tại trại tính tới tháng 12/2020
Lứa

Số con

Cơ cấu chuẩn

Đàn hiện tại

Hậu bị

408

19%

29,2%

Lứa 1

10

17%

0,7%

Lứa 2

190


16%

13,6%

Lứa 3

298

14%

21,3%

Lứa 4

87

12%

6,2%

Lứa 5

16

10%

1,1%

Lứa 6


64

7%

4,6%

>Lứa 7

325

5%

23,3%

1.1.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
Điểm mạnh
+ Trại nằm trong vùng có ngành chăn ni phát triển, khí hậu thời tiết mát mẻ,
không ngập lụt, cách xa khu dân cư, gần đường giao thông lớn thuận tiện cho việc vận
chuyển đi lại. Diện tích của trang trại là khá rộng, đủ để xây dựng từng khu riêng biệt
đảm bảo cách ly phịng dịch.
+ Trại chăn ni theo mơ hình lợn nái sinh sản, phần lớn lợn con sau cai sữa được
bán ra thị trường, số ít được giữ lại để ni thịt thương phẩm. Do quy mô của trại lớn nên
việc chăn ni khép kín sẽ tạo sự ổn định cho chăn ni và tăng thêm lợi nhuận. Bên cạnh
đó, việc cung cấp lợn giống cho các trại vệ tinh hoặc các gia trại sẽ góp phần vào việc ổn
định con giống trên địa bàn tỉnh Bình Định, cũng như đáp ứng được nhu cầu về giống tại
địa phương. Việc này cũng giúp cơ quan quản lý có thể kiểm sốt được dịch bệnh do lợn
giống tại trại luôn được kiểm tra chặt chẽ trước khi xuất trại.
+ Cơ sở vật chất của trại rất tốt, với hệ thống chuồng lạnh khép kín cùng với đội
ngũ nhân viên kĩ thuật chuyên nghiệp cho từng khu riêng biệt đã góp phần khơng nhỏ
phát triển trại cho tới bây giờ. Chất thải chăn nuôi lợn được xử lý bằng hầm ủ biogas,

không chỉ xử lý chất thải, bảo vệ mơi trường mà cịn tạo nên lượng khí đốt sử dụng để
nấu ăn và chạy máy phát điện giúp tiết kiệm chi phí. Nguồn nước sạch và phong phú
cung cấp đầy đủ cho việc chăn nuôi.
8


Điểm yếu
+ Lực lượng công nhân chưa ổn định, số cơng nhân có kinh nghiệm ít, số cơng
nhân mới vào nghề có ít kinh nghiệm nên tốn thời gian đào tạo.
+ Trại còn một số hạn chế như nhà đẻ số 1 tới nhà 6 đã cũ như nhưng chưa được
tu sửa dẫn đến việc xảy ra các trường hợp như sập sàn, làm lợn con rớt gầm; độ ẩm
trong chuồng q cao lợn dễ tiêu chảy; khơng thơng thống ảnh hưởng một phần tới sự
phát triển của lợn. Trại chưa có hàng rào ngăn cách với phần rừng phía gần dãy nhà
bầu nên thường xuất hiện các con vật như rắn, chồn, chuột,… dễ mang bệnh cho trại.
Ngoài ra việc trại trồng các loại cây ăn quả làm thu hút các loại côn trùng đến mang
theo mầm bệnh vào trại.
1.2. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.2.1. Quy trình an tồn sinh học
Nội quy chung an toàn sinh học:
1. Tất cả mọi người trước khi vào trại phải được tập huấn về an toàn sinh học và
phải được cách ly 3 ngày ở khu cách ly, không được vào khu sinh hoạt của cơng nhân.
2. Khi vào trại phải có nhật ký an toàn sinh học (4 ngày trước khi đến trại) và
giấy phép vào trại được thông qua bởi chủ trại và duyệt bởi quản lý trại.
3. Tất cả nhân viên của Cơng ty có đến trại thì phải ký cam kết tuân thủ nội quy
an toàn sinh học trước khi vào trại làm việc.
4. Tất cả các phương tiện đi lại trước khi vào trại được phun sát trùng ở chốt kiểm
soát dịch cách trại 1km, khi đến trại được xịt sạch rồi phun sát trùng thêm lần nữa.
5. Các loại động vật, thịt sống, huyết, nội tạng và thịt lợn chín khơng cho phép
mang từ ngồi vào trại, trừ cá và thịt gà đã giết mổ (có bao bì).
6. Người đang bị bệnh, đặc biệt bị cảm lạnh, sốt phải khai báo với quản lý trại và

không cho phép vào khu sinh hoạt và khu chăn nuôi.
7. Trong phạm vi khu vực trại phải có hàng rào phân chia ranh giới khu vực chăn nuôi
và khu sinh hoạt, mỗi người nếu đi từ khu sinh hoạt sang khu vực chăn ni thì phải tắm tại
phịng tắm sát trùng của trại và thay đồng phục dùng cho khu vực chăn nuôi.
8. Đồng phục tại khu sinh hoạt cách ly chỉ sử dụng và giặt tại khu sinh hoạt,
không được mang đi khu vực khác.
9. Khi vào khu chăn nuôi sẽ có đồng phục riêng, sau khi trở ra phải thay để lại và
không được phép mang, mặc và giặt ở khu vực khác.
10. Rác sinh hoạt phải bỏ đúng nơi qui định.
11. Xử lý lợn chết tại đúng nơi quy định.
9


1.2.2. Quy trình ni lợn hậu bị
Lợn hậu bị mới nhập về được nuôi tại nhà cách ly trong 2 - 3 tuần, thích nghi 3 - 6
tuần, ổn định ít nhất 4 tuần và sau đó nhập đàn đưa lên trại bầu. Cách ly được kéo dài
hơn 4 tuần, nếu nguồn giống nhập về sạch bệnh thì cách ly tối thiểu là 2 tuần, tách biệt
khỏi đàn chính và sử dụng tất cả đều vào đều ra. Lúc này các kĩ thuật lên kế hoạch
chuẩn đoán xét nghiệm cụ thể cho đàn để phòng sự xâm nhập của bệnh.
Giai đoạn thích nghi với mục đích là cho những lợn nái hậu bị mới nhập tiếp cận
với những sinh vật và tác nhân gây bệnh đang tồn tại trong trại, trong khi tạo thời gian
đủ để phục hồi miễn dịch. Thường thì q trình cách ly với thích nghi từ 60 đến 70
ngày. Thích nghi được triển khai, phối hợp giữa sự tiếp cận tự nhiên và tiêm phòng.
+ Vaccine: Quy trình vaccine theo chương trình của cơng ty GreenFeed (Bảng 1.4).
+ Tiếp xúc trực tiếp: Những động vật già bài thải không tốt nên tránh sử dụng
chúng và ưu tiên sử dụng những hậu bị loại để làm vật liệu bài thải.
+ Làm auto vaccine với thành phần các chất thải như: Phân từ các nái đẻ trong
vòng 24 giờ (phân của nái lứa 1 được ưa chuộng), phân từ lợn con tiêu chảy và ruột
của lợn con chết trong vòng 24 giờ và nhỏ hơn 7 ngày tuổi, nhau thai từ lứa 1 đến lứa
2 và 50 gram cho một hậu bị. Nước sử dụng như chất mở rộng - khơng chất hút ẩm, vì

những chất này có thể giết các vi khuẩn gây bệnh và làm mất giá trị của chất thải. Tần
suất làm auto vaccine là 3 lần mỗi tuần và làm liên tục như vậy trong vòng 3 tuần.
Lợn cách ly được ăn cám mã số GF08 với khẩu phần tự do. Hằng ngày kiểm tra
và theo dõi để phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. Trong trại ln có sổ theo dõi bệnh,
hậu bị lên giống, thức ăn và nhiệt độ hằng ngày để đánh giá khả năng sinh sản của đàn
lợn thay thế.
Bảng 1.3. Quy trình vaccine cho lợn hậu bị
Số ngày
Tu
sau nhập lợn ần tuổi

Vaccine

PRRS: Hội chứng rối loạn sinh sản và
hô hấp trên lợn

07

17

PRRS

28

20

Dịch tả
AD
PLĐ 1


1

35

21

42

22

PCV 2

49

23

FMD

56

24

AD
PLĐ 2

Ghi chú

+

AD: Bệnh giả dại ở lợn

PLĐ: Parvo (khô thai) + Lepto (vàng
da) + Đóng dấu
PCV: Bệnh
virus Porcin Circo

Circo

trên

lợn do

FMD: Bệnh lỡ mồm long móng trên lợn
2

+

10


1.2.3. Quy trình ni lợn nái mang thai
Lợn nái sau khi cai sữa được đưa về trại bầu sau đó được tắm sạch sẽ. Lợn được
cho ăn cám mã số GF08 với khẩu phần ít nhất là 3,6 kg/ngày, thường cho ăn 2 lần ở
ngày đầu tiên đến ngày thứ 3. Hằng ngày tắm sạch sẽ và dùng các biện pháp ép để lợn
nhanh lên giống như massage, giảm cám, cho tiếp xúc với đực thí tính, những con khó
lên giống thì cho nằm gần dàn lạnh hơn. Theo dõi để ghi chép thời gian lên giống và
phát hiện những trường hợp bệnh để điều trị nhằm hạn chế việc giảm tỷ lệ đậu thai khi
phối. Sau 4 đến 5 ngày tiến hành thử lợn, những con mê ì thì tiến hành phối giống.
Trong quá trình phối giống, nái được cho ăn cám mã số GF07.
Bảng 1.4. Định mức lượng thức ăn cho ăn trong giai đoạn mang thai với mã cám
GF07 và GF08


Tinh đực giống được nhập tại chi nhánh giống Cẩm Mỹ, Đồng Nai của công ty
GreenFeed. Tinh được sử dụng phối cho lợn nái lấy đời con làm thịt, được bảo quản ở
16oC - 17oC, tránh sốc và ánh sáng. Mỗi lọ tinh đều đạt tiêu chuẩn của cơng ty như:
Thể tích thực 100 ml, tổng số tinh trùng tối thiểu 3 tỷ, hoạt lực tối thiểu 75%, tinh
trùng kỵ hình tối đa 10% và tổng số tinh trùng chết tối đa 10%.
Phối giống:
Chuẩn bị phối: Chuẩn bị các dụng cụ cần sử dụng. Ép nọc đứng trước lợn nái, 1
nọc phụ trách 3 đến 4 nái 1 lần phối.
Bước 1: Vệ sinh bộ phận sinh dục của nái bằng giấy lau mềm hoặc bông sạch.
Lau sạch mép ngồi âm hộ trước, sau đó mới lau sạch mép trong âm hộ bằng miếng
giấy khác.
Bước 2: Lấy que phối, bôi vaseline vào đầu que phối (chú ý không làm bít đầu
que phối).

11


Bước 3: Thực hiện động tác đưa que phối vào tử cung của nái. Đưa que phối vào
với 1 góc 450 hướng lên trên, vừa đưa que phối vào vừa xoay nhẹ que phối đến khi
khơng cảm thấy có lực cản lại và không thể đưa que phối vào sâu hơn.
Bước 4: Gắn lọ tinh vào que phối, giữ điểm thấp nhất của lọ tinh ít nhất là ngang
bằng với điểm cao nhất của lưng lợn nái. Bóp nhẹ lọ tinh để tinh chảy xuống.
Bước 5: Mát xa lợn nái. Mát xa hai bên thành bụng, bầu vú, ngồi lên lưng lợn nái
tạo kích thích như chịu đực đến khi hết tinh.
Chương trình vaccine ở lợn nái mang thai theo chương trình vaccine chung của
trại. Chăm sóc thể trạng lợn nái bắt đầu từ sau ngày phối cuối cùng bằng cách điều
chỉnh lượng cám.
Bảng 1.5. Quy trình vaccine lợn nái mang thai
Ngày mang

Tuần
thai (ngày)
tuổi

Vaccine

70

10

Dịch tả

77

11

AD+(E. coli+Clostridium 1)

84

12

PCV 2

91

13

FMD


98

14

E. coli + Clostridium 1

105

15

Sổ giun

Ghi chú

Nếu cần

1.2.4. Quy trình ni lợn nái đẻ
Sau khi lợn nái cai sữa tiến hành chuẩn bị chuồng cho lứa tiếp theo để đáp ứng
các mục đích:
- Khơng có vi trùng trên chuồng đẻ.
- Tạo mơi trường trong sạch cho lợn con phát triển tốt.
- Lợn con không bị tiêu chảy giảm tối đa tỉ lệ hao hụt.
- Giảm tỉ lệ tái viêm trên nái cai sữa.
Để chuẩn bị chuồng đẻ, đầu tiên phải chuẩn bị công nhân và dụng cụ. Các dụng
cụ cần thiết như máy áp lực, cước chà chuồng, cây móc đan, cuốc, xẻng, xà phịng,
vơi, bao tay. Sau đó tiến hành rửa chuồng với các bước như sau:
Bước 1: Gom hết các cám thừa cịn trong máng ra ngồi.
Bước 2: Gom hết tất cả các vật dụng ra ngồi như máng ăn, bóng đèn và rác…
Bước 3: Xịt rửa các lớp phân, bụi bẩn bề mặt.
Bước 4: Chuyển đan nhựa ra ngoài, ngâm đan rồi chà rửa. Ban đầu chuyển đan ra

bể, ngâm với xút (NaOH), sau đó lấy ra xịt áp lực và chà bằng bàn chải.

12


Bước 5: Lật đan bê tông và xịt thật sạch rồi chà chuồng bằng xà phịng. Sau đó
tiến hành cào và hốt gầm, xịt nền.
Bước 6: Vệ sinh quạt. Ban đầu ngắt cầu dao, bọc mô tơ, xịt bên trong và xịt bên
ngồi rồi sau đó tiến hành bảo trì điện trong phịng.
Bước 7: Xịt vơi tỉ lệ với nước 1/10. Sau đó tiến hành lắp đan, sát trùng kĩ 2 - 3
lần và đóng của 2 - 3 ngày để chuẩn bị tiến hành nhận lợn từ khu bầu.
Tắm cho lợn nái sạch sẽ kết hợp với xịt sát trùng, chà xà bông trước khi đưa nái từ
khu bầu lên khu đẻ và chuẩn bị dụng cụ trước khi đẻ. Nái ăn khẩu phần của nái mang
thai đến 112 ngày. Sau 112 ngày khẩu phần của nái giảm xuống 2,2 kg đối với nái rạ và
1,7 kg đối với nái tơ trong 1 ngày, giai đoạn này đổi cám nái nuôi con là GF08.
Nái chuẩn bị sắp đẻ và đang đẻ không cho ăn. Nái sau khi đẻ xong cho ăn tự do
ngày đầu tiên, cho ăn nhiều lần trong ngày để cám luôn luôn mới.
Lợn nái đến ngày đẻ được theo dõi kỹ và cho đẻ tự nhiên (chỉ can thiệp đối với
nái đẻ khó). Sau khi nái đẻ xong chú ý kiểm tra sự ra nhau để có những can thiệp kịp
thời, với những con sót nhau thì tiêm 2 ml/con Oxytocine để kích thích đẩy nhau.
Ngày thứ 2 sau khi nái đẻ xong theo dõi đàn nái sau đẻ con nào viêm hay mủ thì điều
trị bằng tiêm Amoxciline kết hợp với Oxytocine.
Hằng ngày vệ sinh gầm chuồng, sàn chuồng lợn mẹ và lợn con bằng cách dùng
bùi nhùi với vôi, cạo và lau sạch máng ăn của lợn mẹ sau mỗi bữa ăn, tránh làm ướt và
làm lạnh lợn con gây tiêu chảy.
Ngày nuôi con thứ 15 đến ngày nuôi con thứ 19 tiến hành chích PLĐ (Parvo +
Lepto + Đóng dấu).
1.2.5. Quy trình ni lợn con theo mẹ
Lợn con sau khi sinh ra cần phải được xách dốc ngược đầu cho nước trong xoang
miệng và mũi chảy ra ngồi để lợn con khơng bị sốc. Việc xách dốc ngược cũng giúp máu

dồn về não nên những con bị ngộp không bị tê liệt não. Sau đó, móc dịch ở miệng, mũi để
lợn con thở dễ dàng. Đối với những con đẻ bọc phải xé bọc ngay để lấy lợn con ra. Đối
với những lợn con sinh sau, nên đánh dấu để có chế độ chăm sóc kỹ hơn.
- Quy trình đỡ đẻ như sau:
Bước 1: Dùng giấy lau miệng và mũi lợn con.
Bước 2: Nắm dây rốn và kéo đứt dây rốn khỏi mẹ.
Bước 3: Dùng giấy lau khô lợn con.
Bước 4: Dùng cồn iot nhúng cuống rốn và xung quanh. Lọ cồn phải mới, tốt
nhất 1/3 lọ (60 ml) 1 lần, cứ 3 - 5 con thay 1 lần.
Bước 5: Phủ bột úm lên lợn con.
13


Bước 6: Cân lợn sơ sinh và cho lợn vào úm. Ổ úm phải đạt nhiệt độ 33 - 350C.
Bước 7: Ghi chép lại trọng lượng của lợn, thời gian đẻ, giới tính, tình trạng lợn con…
Bước 8: Khoảng 10 - 15 phút sau sinh, khi lợn con khỏe mạnh, khơ, cứng thì
cho ra bú ngay để nhận được sữa đầu nhiều nhất có thể.
Những trường hợp lợn đẻ khó do con q to hay lợn mẹ khơng rặn thì cần can
thiệp để kéo lợn. Khi kéo lợn dùng bao tay và vaseline để kéo. Việc can thiệp này hạn
chế vì rất dễ gây viêm tử cung cho lợn.
Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Chia cho lợn con bú theo ca nếu ổ đẻ
lớn hơn 13 con thì chia làm 2 nửa, nửa nhẹ cân bú trước, nửa nặng cân bú sau. Khơng
bao giờ chia nhóm khi lợn con cịn ướt và nên chia nhóm sau khi đẻ 24 giờ.
- Các bước tiến hành bấm răng, cắt đuôi:
Bước 1: Dùng tay giữ chặt phần đầu đồng thời cho ngón tay cái và ngón
tay trỏ vào miệng lợn con sao cho khoảng cách giữa hai hàm mở
ra từ 3 – 5cm.
Bước 2: Đưa kìm vào miệng bấm từng chiếc răng một.
Bước 3: Giữ chặt lợn, dùng 1 tay nắm lấy đuôi.
Bước 4: Đưa máy cắt đuôi tới và tiến hành cắt sao cho đoạn đi cịn lại

dài khoảng 2,5 – 3cm.
Bước 5: Dùng cồn iod sát trùng đuôi và rốn.
Bước 6: Tiêm 0,5 ml/con Amox để chống viêm.
Lưu ý: Bấm răng phải ngang, không được làm vỡ hay bấm nhọn răng, không bấm
sâu, chỉ bấm bỏ phần nhọn của răng. Kiểm tra lại xem cịn sót răng nào chưa được bấm
không.
Lợn con sau 3 ngày tuổi tiến hành thiến, tiêm sắt, nhỏ cầu trùng, sát trùng lại rốn và
đuôi. Chuẩn bị dụng cụ gồm: Dao thiến, kéo, panh, cồn iod, sắt, cầu trùng, kháng sinh
(Amox).

- Các bước tiến hành để thiến:
Bước 1: Bắt lợn con, dùng 2 đầu gối kẹp chắt không cho lợn cử động.
Bước 2: Dùng tay bóp hai hạt tinh hồn nổi lên.
Bước 3: Dùng dao thiến rạch 2 đường vào tinh hoàn của lợn khoảng 0,5 –1cm,
sau đó dùng tay bóp hạt tinh ra ngoài.
Bước 4: Lấy panh kẹp vào phần dưới tinh hồn sau đó dùng kéo cắt bỏ phần trên.

Bước 5: Dùng cồn iod sát trùng chỗ mới thiến.
14


Bước 6: Tiêm 0,5 ml/con Amox để chống viêm.
Đối với tiêm sắt và nhỏ cầu trùng ( Sắt: 1 ml/con).
Ngày thứ 7 chích vaccine tai xanh và ngày 14 chích vaccine Mycoplasma Circo.
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh trên lợn con để điều trị kịp thời và
tránh lây lan.
1.2.6. Quy trình ni lợn con cai sữa
Lợn con cai sữa trong chăm sóc phải đảm được nhiệt độ, tốc độ gió và mật độ
ni phù hợp.
Bảng 1.6. Bảng nhiệt độ và tốc độ gió chuồng ni theo giai đoạn

Giai đoạn ni theo trọng
lượng

Nhiệt độ khuyến cáo

Tốc độ gió
(m/phút)

o

Vừa sau khi sinh

33 - 35 C

1,4 - 4,5 kg

29 - 33oC

4,5 - 6,5 kg

27 - 29oC

Ngay sau khi cai sữa

28 - 30oC

7,0 - 11 kg

0,2 - 0,3


o

0,3 - 0,4

o

26 - 28 C

11 - 20 kg

23 - 26 C

0,4 - 0,5

20 - 30 kg

19 - 23oC

0,5 - 1,0

Bảng 1.7. Bảng mật độ nuôi lợn từng giai đoạn đối với chồng nền bê tơng
Loại lợn

Diện tích bề rộng (m2)

< 6,8 kg

0,285

6,8 – 11,4 kg


0,42

11,4 – 27,2 kg

0,6

27,2 – 60 kg

0,84

Lợn cho ăn cám 9014 đối với lợn bình thường và GF01 đối với những con nhỏ,
bệnh, ốm yếu. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh trên lợn con để điều trị kịp
thời và tránh lây lan. Đối với lợn còi, bệnh cho vào chuồng riêng, chăm sóc bằng cám
ướt và thuốc bổ, lợn bị nặng thì loại.
Bảng 1.8. Qui trình vaccine lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa
Ngày

Tuần tuổi

Vaccine

3-7 ngày tuổi

1

Myco

14 ngày tuổi


2

PRRS + PCV 2

Ghi chú

15


19 ngày tuổi

3

0

35 ngày tuổi

4

0

42 ngày tuổi

6

Dịch tả 1

49 ngày tuổi

7


PCV 2

56 ngày tuổi

8

FMD

63 ngày tuổi

9

AD

72 ngày tuổi

10

Dịch tả

Nếu cần

1.2.7. Chương trình thức ăn ở trại
Bảng 1.9. Bảng thức ăn theo giai đoạn
Tên loại thức ăn

Giai đoạn

Thức ăn hỗn hợp progesta cho lợn nái mang thai GF07


Lợn nái mang thai

Thức ăn hỗn hợp dura-sow cho lợn nái nuôi con GF08

Lợn nái nuôi con

Thức ăn hỗn hợp winner-1 cho lợn con 9014

Lợn con tập ăn - 8 kg

Thức ăn hỗn hợp hitex cho lợn con GF01( cao cấp)

Lợn con tập ăn - 8 kg
hoặc đến 35 ngày tuổi

Thức ăn hỗn hợp winner-2 cho lợn con 9024

Lợn từ 8 kg - 15 kg

Thức ăn hỗn hợp winner-3 cho lợn con sau cai sữa 9034

Lợn từ 12 kg - 25 kg

Thức ăn hỗn hợp lean max-1 cho lợn thịt 9104

Lợn từ 15 kg - 30 kg

Thức ăn hỗn hợp lean max-2 cho lợn thịt 9204


Lợn từ 30 kg - 60 kg

Thức ăn hỗn hợp lean max-2 cho lợn thịt 9304

Lợn từ 60 kg - xuất
chuồng

1.3. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA LÝ THUYẾT ĐÃ ĐƯỢC HỌC VỚI THỰC TẾ
Phối cho lợn nái hậu bị: Trên lý thuyết, đối với lợn nái ngoại, tiến hành phối khi lợn
8 - 10 tháng tuổi, trong lượng đạt 90 kg trở lên trong khi đó thực tế ở trại Thành Phú hậu
bị GF24 từ 7 tháng tuổi trở lên và trọng lượng đạt >135 kg thì bắt đầu phối giúp hậu bị đạt
chuẩn thể chất, kích thước bảo đảm đủ nguồn năng lượng dự trữ để sản xuất sữa và mang
thai và làm mẹ sau này, đồng thời góp phần giúp hậu bị có thể đẻ đến lứa 7 - 8 nhưng lại
mất nhiều thời gian và thức ăn để nuôi lợn ở giai đoạn hậu bị (đây là giai đoạn không sản
xuất của lợn), dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Do tình hình dịch bệnh nên để đảm bảo
nguồn lợn hậu bị nhập an toàn nên thời gian cách ly hậu bị lâu hơn.
Thời gian phối giống thích hợp đối với lợn ngoại trong trại là 20 - 30 giờ sau khi
chịu đực giống với lý thuyết đã biết nhưng với lợn nái cai sữa phê lợn đực thì sau 12 giờ
ta mới phối. Cịn đối với lợn hậu bị thì phê khi nào thì phối khi đó. Cách làm này có ưu
điểm là tăng khả năng thụ thai cho con nái cùng với đó là số con sinh ra sẽ cao hơn.

16


×