Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Lý thuyết đường kinh Thủ Thái Âm Phế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.18 KB, 27 trang )

KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ
I. Đại Cương
Phế thuộc quẻ Đoài, hướng tây, quẻ Đồi chủ chính thu mà khơ ráo.
Quẻ Đồi tương ứng với ao hồ, tính chất của ao hồ là phẳng lặng, rất dễ bị giao
động khi có ngọn gió thổi qua, nên tính chất của Phế cũng dễ bị tác động bởi nhân
tố bên ngồi. Vì vậy Phế là một trong những tạng non nớt rất dễ bị cảm nhiễm
ngoại tà, mà ao hồ mát mẻ nên điều hịa được sự khơ hanh, đem lại sự ấm áp để đối
phó với khí hậu lạnh lẽo, nước ao hồ là dự trữ của đất để đối phó với khô hanh của
thời tiết, nước ao hồ tạo ra độ ẩm cho đất.
Phế là phụ tá của vua làm công năng điều tiết.
Hệ thống của Phế gồm Phế, Đại Trường, bì mao, mũi … Trong ngũ hành, Phế
thuộc kim, trong âm dương của ngũ tạng thì Phế là âm trong dương. Phế chủ khí
quản hơ hấp, giúp tâm hành huyết, thông điều thủy đạo, chủ trị tiết. Phế tương ứng
với mùa thu
Phế nằm trong khoang ngực, phía trên cơ hồnh, phía trên liên thơng với đường
thở và hầu họng. Trong ngũ tạng lục phủ thì Phế có vị trí cao nhất, che phủ ở phía
trên. Phế tương thơng với bách mạch. Phế phân thành 2 lá Phế phải và Phế trái. Phế
có sắc trắng, bên trong chứa cơ quan của khí
o Sinh lý:
Vận động của Phế khí chủ yếu là tuyên giáng. Tuyên là tuyên phát, là vận
động Phế khí hướng lên trên, ra ngồi, cũng chính là thăng tán; giáng là
túc giáng, là Phế khí vận động hướng xuống dưới, vào trong. Bất kỳ chức
năng nào của Phế cũng đều phải thông qua hai tác dụng tuyên phát và túc
giáng mới hồn thành được











Phế chủ khí
Phế triều bách mạch (nơi hội tụ trăm mạch)
Phế chủ tuyên phát túc giáng
Phế chủ hành thủy (thông điêu thủy đạo)
Phế chủ trị tiết
Kỳ hoa tại mao (Phế vinh nhuận ra da lông)
Phế khai khiếu ra mũi
Phế chủ buồn rầu
Nước mũi là dich của Phế
1


o Bệnh lý:
 Kinh bị bệnh: Đau tức thượng đòn, tức ngực, mắt tối, rối loạn
nhịp tim, đau nhức mặt trong chi trên
 Tạng bị bệnh: đầy tức ngực, ho suyễn khó thở
 Tại chỗ: Đau chi trên, liên quan đến đau dây thần kinh liên
sườn, thần kinh quay
 Toàn thân: bệnh hô hấp, sốt
II. Đường Đi
Bắt đầu từ trung tiêu, đi xuống liên lạc với Đại trường, rồi vòng lên theo miệng dạ
dày, lên trên cơ hoành vào Phế. Từ Phế lên họng rồi rẽ ngang xuất ra nách, sau đó
đi xuống mặt trước ngồi cánh tay, rồi đi dọc mặt trước ngoài cẳng tay đến cổ tay ở
đầu dưới xương quay. Bờ ngoài động mạch quay, rồi đi qua phía trên mơ ngón cái,
đến tận cùng ở góc ngồi góc móng tay cái.
Phân nhánh: Từ sau cổ tay (huyệt Liệt Khuyết) tách ra 1 nhánh đi dọc bờ ngồi
xương đốt bàn tay 2 phía mu bàn tay đến góc ngồi góc móng tay trỏ để nối với

kinh Đại trường.
III. Huyệt
Gồm 11 huyệt:
Khởi đầu là huyệt Trung Phủ và kết thúc là huyệt Thiếu Thương.
Trung Phủ, Vân Môn, Thiên Phủ, Hiệp Bạch, Xích Trạch, Khổng Tối, Liệt Khuyết,
Kinh Cừ, Thái Uyên, Ngư Tế, Thiếu Thương.
1. Trung Phủ
“Trung” có nghĩa là trung khí, khí giao ở giữa, hay nói khác hơn là khí của trời đất.
Nó lại chỉ trung gian giữa tạng phủ và trung tiêu.
“Phủ” có nghĩa là tụ lại, là nơi khí của kinh này đổ về
“Trung Phủ” có ý nói khí của trời đất tích tụ lại ở trong ngực.
Huyệt này là nơi của hai kinh Phế và Tỳ cùng đổ về quy tụ lại ở đây, để tạo thành
huyệt khởi đầu cho kinh này, do đó có tên là Trung Phủ (Lâu đài trung tâm)
Dương Thượng Thiện trong “Hoàng đế nội kinh minh đường” ghi rằng “Huyệt
Trung Phủ, Phủ nghĩa là tụ, Tỳ và Phế hợp khí lại ở nơi huyệt này cho nên gọi là
Trung Phủ”
- Tên khác: Phủ Trung Du, Ưng Dung, Ưng Trung Du

2


- Vị trí: Ở vùng ngực trước, ngang mức khe gian sườn thứ nhất, phía ngồi hố
dưới địn, cách đường trước giữa phía ngồi 6 thốn.
 Hầu hết các sách ở VN viết ở khoang liên sườn 2, có thể do nhầm lẫn
khi biên dịch
- Giải phẫu, thần kinh:
Dưới da là cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 2.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực lớn, dây thần kinh ngực bé,
dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn
2.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4
- Đặc tính:
o Huyệt mộ
o Huyệt hội của kinh thủ thái âm Phế và kinh túc thái âm tỳ
o Huyệt để tả dương ở ngực (nhiệt tà): Phối hợp với Đại cự, Khuyết bồn
và Phong Môn
- Công năng:
Thanh tuyên thượng tiêu, sơ điều phế khí, hành khí thư cân.
- Chủ trị:
o Tại chỗ, theo kinh: Đau vai, viêm quanh khớp vai, Ho, hen suyễn tức
ngực, đầy căng phế, nôn ngược
- Phương pháp châm cứu:
o Châm: Xiên, hướng mũi kim ra ngoài lên trên, sâu 0.5-1 thốn, có cảm
giác căng tức tới trước ngực, có khi tê lan tới chi trên
o Cứu: 3-5 lửa
o Ôn cứu: 5-10 phút
- Tham khảo:
o 1. Trong "Giáp ất kinh" gọi huyệt Trung phủ, với tên Ưng-trung du, là
mộ huyệt của Phế kinh.
o 2. <<Tố vấn - Thích cấm luận>> ghi rằng: "8 huyệt: Đại trừ, Ưng du,
Khuyết bồn, Bối du có tác dụng tả nhiệt ở trong khoang ngực".
o 3. <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: "Bộ phận Phế đau gấp, trong
ngực đau, sợ lạnh đầy tức ngực, áy náy lo lắng không vui, hay nôn ra
chất đắng như mật, trong ngực nóng, suyễn, khí nghịch lên, khí cùng
3


o
o
o


o
o
o
o
o

đi theo gây nhiều đờm dãi, không thở được, đau ở vai lưng do phong,
ra mồ hôi, sưng mặt bụng, ăn vào nghẹn nuốt không trôi, sưng tắc
cuống họng, thở rút vai, phế khí trưởng đầy gây suyễn tức ngực, đau ê
xương da, khi sốt khi lạnh bồn chồn nóng nảy, thì chọn huyệt Trung
phủ để chữa".
4. <<Thiên kim>> quyến thứ 17 ghi rằng: "Khí bơn đơn chạy lên chạy
xuống trong bụng, đau xuyên tới thắt lưng thì cứu huyệt Trung phủ
100 lửa"
5. <<Thiên kim>> quyến thứ 18 ghi rằng: "Ho khi nghịch lên, khi
ngắn, đầy tức khí ăn khơng xuống. Cứu nơi mộ huyệt của Phế 50 lửa".
6. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: "Trung phủ chủ về sình bụng,
sưng tay chân, ăn khơng xuống, khó thở đầy tức ngực, đau vai lưng,
nôn pe, ho ngược, bộ phận phế đau gấp, khi sốt khi lạnh do Phế, trong
ngực sợ sệt, nôn ngược do dởm nhiệt, ho khạc ra đờm dãi, phong ra
mồi hôi, da đau mặt húp, thiếu khí khơng nằm được, thương hàn nóng
trong ngực, lao lây truyền, bướu cổ".
7. <<Đồ dực>> ghi rằng: "Suyễn, cứu huyệt Trung phủ, Vân môn,
Thiên phủ, Hoa cái, Phế du".
8. <<Bách chứng phú>> ghi rằng: "Đầy tức ngực lại kèm nghẹn tắc,
dùng huyệt Trung phủ, Đầy tức ngực lại kèm nghẹn tắc, dùng huyệt
Trung phủ, Ý xá để hành khí".
9. <<Giáp Ất>> ghi rằng Trung phủ là Mộ huyệt của Phế.
10. "Hoàng đế nội kinh minh dưỡng" tác giả Dương Thượng Thiện

ghi rằng Trung phủ là Hội huyệt của Thủ, Túc Thái âm.
11. Trên lâm sàng thực tiễn chứng minh rằng, huyệt này có thể ngồi
việc trị liệu được chứng ho dây tức vùng ngực của kinh này, nó lại cịn
có thể trị được các chứng bệnh của Tỳ làm cho Tỳ khôi phục chức
năng tiện vận giúp ăn ngon, căng trướng bụng. Ngồi ra, huyệt này
cịn có giá trị tham khảo thêm trong việc chẩn đo án lao phổi, đồng
thời đây cũng là một trong những huyệt chính để trị lao phổi.

- Phối huyệt:
 Huyệt quan trọng để chẩn đoán suy nhược thần kinh.
Theo thiên ‘Điên Cuồng’ (Linh Khu 22): Nếu ấn ngón tay trên
những huyệt Trung Phủ (LU1), Vân Mơn (LU2) và Phế Du
(BL13) bệnh nhân cảm thấy khí nghịch lên, và nếu ấn mạnh
hơn sẽ cảm thấy dễ chịu. Chứng minh rằng do rối loạn vận
hành, biến nên điên cuồng. Vì thế, nếu rối loạn khí kèm theo
4


bụng trướng, bụng sơi, ngực đè ép khó thở, phải châm 3 huyệt
này.
2. Vân Mơn
“Vân có nghĩa là mây, là khí của sơng núi. Mây xuất ở thiên khí mà thiên khí thơng
với Phế
“Mơn” có nghĩa là cửa ra vào, nơi ra vào thông thương.
“Vân Môn” là cửa ra vào cũng là nơi xuất phát của Thủ Thái Âm Phế mạch.
Tên gọi này có được là do sự so sánh giữa khí và huyết nơi cơ thể con người với
mây cao trên bầu trời, nó ni dưỡng mọi hình thức trên trái đất ở bên dưới. khí và
huyết của kinh này trước tiên nổi lên từ Vân Môn thông chảy tới Kỳ môn là huyệt
của kinh can. Người ta cho khí xuất như mây nên gọi là Vân Mơn
- Vị trí:

Vân Mơn nằm phía trên bên ngồi thành trước ngực bờ dưới xương đòn,
ngang với cơ ngực lớn, chỗ hõm giữa cơ delta, từ đường dọc chính giữa
xương ngực đo ngang ra mỗi bên 6 thốn.
- Giải phẫu thần kinh
Dưới huyệt là rãnh delta ngực, cơ ngực to, cơ delta, cơ dưới đòn, cơ răng
cưa to và cơ gian sườn 1
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây mũ, dây dưới đòn, dây
răng cưa to của đám rối nách và dây gian sườn 1
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3, C4
-

Công năng:
Thông kinh lưu thơng khí, túc giáng Phế khí

- Chủ trị:
Tai chỗ, theo kinh: Trị ho, đau ngực, bồn chồn trong ngực, tức ngực, suyễn,
viêm quanh khớp vai.
- Phương pháp châm cứu
o Châm: xiên, sâu 0.5-1 thốn
5


o Cứu: 3-7 lửa
o Ôn cứu: 5-15 phút
- Tham khảo:
o 1. <<Tố vấn - Thủy nhiệt huyết luận thiên>> ghi rằng: "8 huyệt gồm
Vân môn, Ngũng cốt, Ủy trung, Tủy không, nhằm tả nhiệt ở tứ chi".
o 2. <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: "Đau bụng tim đột ngột, khi
sán tích xơng phát lên tới tim, dùng huyệt Vân môn để trị".
o 3. <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: "Ho suyễn không thở được, chỉ

ngồi mà không thể nằm, hơ hấp khí lìa tan, nuốt khơng được, trong
ngực nóng thì chọn huyệt Vân mơn làm chủ".
o 4. <<Giáp t>> quyến thứ 10 ghi rằng: "Đau vai không cử lên được,
đau xuyên tới Khuyết bồn thì chọn huyệt Vân môn làm chủ".
o 5. <<Giáp Ất>> quyến thứ 11 ghi rằng: "Mạch đại không tới thốn
khẩu, tứ nghịch mạch khua không thông, chọn huyệt Vân môn làm
chủ".
o 6. <<Thiên kim>> quyến thứ 18 ghi rằng: "Khí xốc lên đầy tức ngực,
khí ngắn họ xốc, cứu huyệt Vận mơn 50 lửa".
o 7. <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: "Vân môn chủ về thương
hàn, tay chân nóng khơng dứt, ho xốc, thở suyễn khơng nằm được,
ngực hơng thiếu khí, khí xốc ngược lên tim làm trong ngực đầy bứt
rứt xót xa, đau từ hông xuyên ra lưng, lưng sưng tắt, đau vai khơng cử
lên được, bướu cổ loại anh khí".
o 8. <<Giáp Ất>> ghi rằng: "Chấm huyệt này vào sâu quá sẽ làm cho
người ta thở tốt". Trên lâm sàng chúng ta cần nên nắm vững góc và độ
sâu lúc châm, khơng nên châm sâu q vào bên trong, đề phịng phạm
tới phổi.
o 9. <<Ngọc long ca>> ghi rằng: "Suyễn khò khè nhỏ ra đờm dãi nhiều,
nếu dùng kim để châm thì bệnh sẽ bớt. Kết hợp với hai huyệt Du phủ,
Nhũ căn thì suyễn và phong đàm sẽ bớt dần".
o 10. <<Phối huyệt khái luận giảng nghĩa>>: Thường kết hợp hai huyệt
Vân mơn và Du phủ, vì Vân mơn là nơi phát ra mạch khí của Thủ thái
âm Phế kinh, Du phủ là nơi phát ra mạch khí của Túc thiếu âm Thần
kinh. Cả hai đều có vị trí nằm trên cao của ngực, tuy nhiên đường vận
hành kinh mạch của chúng không giống nhau. Kinh Phế đi từ ngực ra
cánh tay, kinh Thận đi từ chân đến ngực. Kinh đi với tay thì tun
thơng ở phần trên, kinh đi với chân có tác dụng liễm giáng xuống
dưới. Chứng bệnh ho kèm thở thơ gấp thì đặt "tiêu" ở Phế và "bản" ở
Thận. Phế và Thận cùng bệnh, Phế thọ tà khí thì ho, trong khi ấy Thận

6


hư khơng nạp tàng được khí, vì khí khơng quy về "căn" (gốc) mà lại
đi nghịch lên trên thành suyễn. Do đó, chọn huyệt Vân mơn là để
tun thơng Phế khí, tuyên sướng khí ở ngực, giáng nghịch khí. Chọn
Du phủ là để bổ thận, nạp khí, liễm xung khí, giáng nghịch khí. Kết
hợp thêm Nhu căn để làm an được xung khí, giáng xung khí, nó thuận
theo khí của dương kinh, trợ giúp cho Vân môn trong việc tuyên khí
và giáng khí, trợ giúp cho Du phủ trong việc liễm khí và nạp khí.
- Phối huyệt
o 1. Phối Khuyết Bồn (Vi.12) trị vai đau không đưa lên cao được (Giáp
Ất Kinh).
o 2. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hồn Môn (Bq.47) + Kỳ Môn (C.14) + Phế
Du (Bq.13) + Trung Phủ (P.1) trị vai đau (Thiên Kim Phương)
o 3. Phối Bỉnh Phong (Ttr.12) trị vai đau (Tư Sinh Kinh).
o 4. Phối Chi Câu (Ttu.5) + Cực Tuyền (Tm.1) + Thiên Trì (Tb.1) +
Trung Phủ (P.1) trị cơ nhục bị phong thấp (Châm Cứu Học Thủ Sách).
o 5. Phối Du Phủ (Th.27) + Nhũ Căn (Vi.18) trị suyễn (Phối Huyệt Kinh
Lạc Giảng Nghĩa).
o 6. Thiên ‘Thủy Nhiệt Huyệt Luận’ ghi: Vân Môn (P.2) + Ngung Cốt
(Kiên Ngung – Đtr.15) + Ủy Trung (Bq.40) + Tủy Không (Yêu Du –
Đc.4)
o 7. Phối Xích Trạch, Liệt Khuyết trị hen suyễn
o 8 huyệt này để tả nhiệt ở tứ chi (TVấn 61, 19).
3. Thiên Phủ
Vùng trên gọi là “Thiên”,
Nơi ở gọi là “Phủ”
Thiên Phủ là nơi huyệt nằm ở vùng trên phổi, là nơi cư trú của các khí trong cơ thể.
Ngày xưa người ta quan niệm Phế được xem như bầu trời phủ trên trái đất, nó như

cái lọng che phủ ở trên các cơ quan tạng phủ cịn lại, ngồi ra Phế cũng cịn gọi là
tịa lâu đài của khí trong cơ thể, hơn nữa Phế khí thường đổ về quy tụ lại ở huyệt
này. Cho nên mới có tên là Thiên Phủ.
Cách giải thích khác: Phế mở khiếu ở mũi, phận sự hít thở mà thơng với trời
(Thiên), trời trong cơ thể con người là ở đầu và quanh ngực, Huyệt Thiên Phủ nằm
dưới nách 3 thốn ngang chừng với đầu vú nằm ở vị trí thiên (trời) tương ứng với
sao Thiên Phủ nên gọi là Thiên Phủ
7


- Vị trí:
Dưới nếp nách trước 3 thốn, huyệt ở bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay.
- Giải phẫu thần kinh:
Dưới huyệt là bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước
và cơ delta.
Xương cánh tay – thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mũ,
cơ delta.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5
- Công năng:
Tuyên thông Phế khí, hạ khí nén suyễn, giáng khí cầm huyết, hoạt lạc giảm
đau
- Chủ trị:
o Tại chỗ, theo đường kinh: đau bên trong trên cánh tay
o Tồn thân: viêm khí quản, suyễn, xuất huyết mũi.
- Phương pháp châm cứu
o Châm: thẳng, sâu 1-1.5 thốn
o Ôn cứu: 5 phút
- Tham khảo:
o 1. <<Giáp Ất>> ghi rằng: "Cấm cứu, cứu vào làm cho bệnh nhân,
nghịch khí lên". Thường khi dùng phép cứu chúng ta không nên cứu

quá 5 phút.
o 2. <<Linh khu Hàn nhiệt bệnh thiên>> ghi rằng: "Bị chứng Dán một
cách nhanh chóng và mạnh bạo, bên trong bị nghịch. Can và Phi phí
cùng đánh nhau, huyết tràn lên đến mũi và miệng, chọn huyệt Thiên
phủ".
o 3, <<Giáp ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: "Ho khí xốc ngược lên, thở
suyễn khó khăn, chứng Dán phát nhanh và mạnh bạo, bên trong bị
nghịch, Can và Phể khi cùng đánh nhau, tràn xuất huyết ở mũi miệng,
mình căng trưởng, thở dốc khơng nằm dược, dùng huyệt Thiên phủ
làm chủ".
o 4. <<Giáp Ất>> quyến thứ 10 ghi rằng: "Phong mồ hơi ra, mình sưng
húp thở suyễn, ngủ nhiều hay hoảng hốt, hay quên, thích nằm không
biết chung quanh, dùng huyệt Thiên phủ để chữa. Huyệt ở dưới nách 3
thốn, giữa động mạch trong cánh tay".
8


o 5. <<Thiên kim>> quyến thứ 14 ghi rằng: "Buồn khóc nói nhảm như
ma quỷ, cứu vào huyệt Thiên phủ 50 lửa".
o 6. <<Thiên kim>> quyến thứ 24 ghi rằng: "Bướu cổ ác khí, cứu Thiên
phủ 50 lửa".
o 7. <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: "Thiên phủ chủ trị về chứng
Đản phát nhanh và mạnh bạo làm xuất huyết ở mũi miệng, trúng
phong tà, khóc khơng ra tiếng, hay quên, ho truyền nhiễm, nói ma nói
quỷ, sốt rét, hoa mắt, viễn thị mắt mờ, bướu cổ anh khí".
- Phối huyệt:
o Phối Hợp Cốc, Tri Câu trị xuất huyết mũi
o Kinh nghiệm cá nhân: “Thiên” là Trời, “Phủ” là nơi trú ngụ. Thiên
Phủ là nơi trú ngụ của trời, nơi đây khơng khí trong lành thống đãng,
sạch sẽ khơng nơi nào bằng.

4. Hiệp Bạch
“Hiệp” có nghĩa là nén (bóp, ấn, bấm)
“Bạch” có nghĩa là trắng, màu trắng tượng trưng cho Phế kim
Hiệp Bạch vào thời xưa khi định vị của huyệt này, người ta thương dùng mực đen
bôi vào 2 đầu vú, nhờ đó đánh dấu được vị trí của huyệt lên trên mặt giữa của cánh
tay. Huyệt này nằm ở bờ trong cánh tay trên, dọc theo 2 bên Phế.
Theo ngũ hành Phế sắc trắng, vị trí của huyệt nằm ở 2 bên nó, huyệt theo thuyết
ngũ hành ngũ sắc mà có tên Hiệp Bạch (ấn trắng)
- Vị trí:
Từ huyệt Xích Trạch đo lên 5 thốn, đè mạnh có động mạch nhảy. Huyệt là
nơi gặp nhau của bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay, với đường ngang dưới đầu
nếp nách trước 4 thốn và trên khớp khuỷu 5 thốn

- Giải phẫu thần kinh:
Dưới huyệt là bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay trước và bờ ngoài
xương cánh tay
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh cơ delta
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5
9


- Cơng năng: Tun thơng Phế khí
- Chủ trị:
o Tại chỗ: đau phía trước ngồi cánh tay
o Theo kinh: suyễn, ho, tức ngực, viêm khí quản
o Tồn thân: xuất huyết mũi
- Phương pháp châm cứu:
o Châm: thẳng, sâu 0.5-1 thốn
o Ôn cứu: 5 phút
o Cứu: cấm cứu (y tông kim giám)

- Tham khảo:
o 1. <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: "Đau tim, chọn huyệt Hiệp
bạch làm chủ", sách lại nói rằng: "Ho, ọe khan, dầy tức ấm ách chọn
huyệt Hiệp bạch làm chủ"
o 2. <<Thọ thế bảo nguyên>> ghi rằng: "Để trị tốt về chứng nổi ban
(trắng hoặc đỏ) ra mồ hôi, hoặc lấy kim châm vào cho ra máu cũng
được. Nên cứu huyệt Hiệp bạch".
o 3. << Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: "Hiệp bạch chủ về đau tim,
khí ngắn, ho khan nghịch lên, đầy tức bồn chồn".
o 4. Căn cứ theo "Giáp ất" thì huyệt Hiệp bạch là "Biệt" của Thủ Thái
âm.
o 5. Theo "Thọ thế bảo nguyên" ghi rằng: "Muốn điểm huyệt này, trước
tiên bôi mực đen trên đầu vú, xong xuôi thẳng 2 tay ép vào, nơi dính
dấu điểm den là huyệt.
- Phối huyệt
o Một số ứng dụng, kết hợp huyệt
 Phối Phế du, Xích Trạch, Khổng Tối, phong long trị ho suyễn
 Phối kinh cốt, chiên trung, nội quan, túc tam lý, tam âm giao trị
hồi hộp, tim đập nhanh
5. Xích Trạch
Người trung quốc thời xưa xem chiều dài từ nếp gấp xương trụ tới nếp gấp cổ tay
là 1 xích (có nghĩa là 1 thước, khác với 1 mét như hiện nay, một trong những đơn
vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường cũ)
10


Phần trước cẳng tay gọi là “Xích”
“Trạch” có nghĩa là đầm lầy hay ao cạn. Huyệt này là hợp huyệt của Thủ Thái Âm
Phế, thuộc thủy, được tượng trưng bởi khái niệm nước tập trung trong đầm lầy hay
ao cạn. do đó mà có tên Xích Trạch

- Tên khác: Quỷ Đường, Quỷ Thọ
- Vị trí:
Nếp gấp khuỷu tay, chỗ sũng phía tay quay của gân cơ nhị đầu cánh tay
- Giải phẫu thần kinh:
Dưới da là bờ ngoài gân cơ 2 đầu cánh tay, rãnh 2 đầu ngoài, bờ trong gần
trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước và khớp khủy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của thần kinh cơ-da và thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
- Đặc tính:
Huyệt Hợp thuộc Thủy.
Huyệt “Tả” của kinh Phế.
- Công năng:
Tiết Phế viêm, giáng nghịch khí, thanh nhiệt của thượng tiêu
- Chủ trị:
o Tại chỗ: sưng đau khuỷu tay, tổn thương thần kinh quay
o Theo kinh: ho, suyễn, viêm khí quản, viêm phổi, viêm màng ngực, ho
ra máu
o Toàn thân: sưng họng, viêm tuyến vú, tắc tia sữa, đái dầm, sốt do âm

- Phương pháp châm cứu:

11


o Châm: thẳng, sâu 0.5-1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi như
điện giật lan xuống trước cánh tay. Hoăc dùng kim tam lăng châm
chích xuất huyết
o Ôn cứu: 5-10 phút
- Tham khảo:
o 1.<<Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: "Tay không duỗi, ho khạc ra

đờm trọc, muốn nôn ọe, đánh hàm không mồ hôi, đây tắc bồn chồn, vì
thế mà làm cho chảy máu mũi, dùng huyết Xích trạch làm chủ.
o 2. <<Giáp ất>> quyến thứ 10 ghi rằng: "Đau khuỷu tay, dùng huyệt
Xích trạch làm chủ".
o 3. <<Thiên kim>> quyến thứ 10 ghi rằng: "Tất cả các bệnh sốt rét của
ngũ tạng, cứu huyệt Xích trạch 7 lửa".
o 4. <<Thiên kim>> quyến thứ 17 ghi rằng: "Khi ngược lên làm nơn
mửa, cứu Xích tạch 3 hoặc 7 lửa".
o 5. <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: "Xích trạch chủ trị đau vai
cánh tay, trúng phong tốt mồ hơi, tiểu nhiều, hay hắt hơi, buồn khóc,
sốt lạnh, phong thấp tý, co khuỷu tay, cử động cánh tay khó, sưng tắc
họng, nơn mửa, khơ miệng, họ ra đàm trọc, sốt rét, tứ chi bụng sưng
húp, đau tim, lạnh cánh tay, khí ngắn, phế căng đầy, bứt rút bồn chồn
trong tim, thiếu khí, lao nhiệt, suyễn tức khó thở, trẻ con động kinh".
o 6. <<Trửu hậu ca>> ghi rằng: "Đầu gối sưng đau như chân con hạc,
đẻ khó khăn, huyệt Xích trạch có thể giảm đau xương thư thái gân
cốt" (Hạc tất thủng thống nan di bộ, Xích trạch năng thư cân cốt
thống).
o 7. <<Linh quang phú>> ghi rằng: "Nơn ra máu, định suyễn nên bổ
huyệt Xích trạch" (Thổ huyết định suyễn bổ Xích trạch).
o 8. <<Tố vấn Cấm thích luận>> ghi rằng: "Khơng kích thích nhiều,
khơng cứu bỏng làm hạn chế vận động khớp khuỷu".
o 9. Sách "Thiên kim phương” cịn gọi Xích trạch với tên Quỷ thọ,
"Thiên kim cực" gọi với tên Quỷ đường. 10. Nơi huyệt Xích trạch có
động mạch, người xưa căn cứ vào nơi nhảy của động mạch này để
quyết đoán sự sống chết. Huyệt này là huyệt trị có hiệu quả, hay dùng
trong bệnh thuộc khuỷu tay và bệnh thuộc gân mạch ở cánh tay khuỷu
tay. Huyệt này đối với trẻ con mắt chứng đái dầm có hiệu quả tốt.
- Phối huyệt:
o 1. “Phế tả Xích Trạch, bổ Thái Uyên”. Phế thực chứng, châm tả

huyệt Xích Trạch, vì Phế thuộc Kim. Bản huyệt (Xích Trạch) thuộc
12


o
o

o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o
o

hành Thủy, Kim sinh Thủy, Thủy là ‘tử’ (con) của Kim. Xích Trạch là
‘tử’ huyệt của Phế Kinh. Thực thì tả ‘tử’. Tả Xích Trạch để tả Phế
Thực…” (Thập Nhị Kinh Tử Mẫu Bổ Tả Ca).
2. Phối Cách Du (Bq.17) + Kinh Môn (Đ.25) + Y Hy (Bq.45) trị vai
lưng lạnh, trong bả vai đau do hư (Thiên Kim Phương).
3. Phối Âm Giao (Nh.7) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc
Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam

Lý (Vi.36) trị lưng đau do chấn thương, hông sườn đau (Châm Cứu Tụ
Anh).
4. Phối Thần Môn (Tm.7) trị tay tê (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị khủy tay sưng đau
không giơ lên được (Châm Cứu Đại Thành).
6. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Gian Sử (Tb.5) + Tiểu Hải (Ttr.8) trị khủy
tay sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bq.40) trị lưng sườn đau do
té ngã tổn thương (Châm Cứu Đại Thành).
8. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền
(Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40)
trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị khuỷu tay co rút (Ngọc Long Ca).
10. Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hạ Liêu
(Bq.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung
(Bq.40) trị lưng đau do tổn thương, khí thống (Y Học Cương Mục).
11. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Thái Khê (Th.3) trị
ho nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).
12. Phối Âm Giao (Nh.7) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2)
+ Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc
Tam Lý (Vi.36) trị lưng và hông sườn đau do chấn thương (Thần Cứu
Kinh Luân).
13. Phối Đại Chùy (Đc.14) thấu Kết Hạch Huyệt + Hoa Cái (Nh.20)
thấu Toàn Cơ (Nh.21) trị lao phổi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14. Phối Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết], trị đơn độc, tà độc của thời
khí (dịch) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15. Phối Bách Hội (Đc.20) có tác dụng thanh não, khai khiếu (Châm
Cứu Học Thượng Hải).
16. Phối Thiếu Xung (Tm.9) + Trung Xung (Tb.9) có tác dụng định
tâm, an thần (Châm Cứu Học Thượng Hải).

17. Phối Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý
(Vi.36) có tác dụng tăng lực cho Vị khí (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13


o 18. Phối Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) có tác dụng
thanh nhiệt ở Phế, điều lý Trường Vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
o 19. Phối Kim Tân + Ngọc Dịch có tác dụng sinh tân dịch (Phối Huyệt
Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
o 20. Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) + Phế Du (Bq.13) +
Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) trị lao phổi (Tứ Bản Giáo Tài
Châm Cứu Học).
o 21. Phối Thiếu Trạch (Ttr.1) trị hụt hơi, hơng đau, tâm phiền (Thiên
Kim Phương).
6. Khổng Tối
“Khổng” có nghĩa là lỗ trống khơng hoặc lối đi
“Tối” có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất
Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh
sốt khơng có mồ hơi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ
tập, châm vào huyệt này có tác dụng tun thơng Phế khí rất hay, nó có thể giúp
Phế xua tan tà khí và kiểm sốt được việc đóng mở của các lỗ chân lơng, cho nên
mới có tên gọi là Khổng Tối
- Vị trí: từ cổ tay đo lên 7 thốn
- Giải phẫu thần kinh:
Dưới huyệt là bờ trong cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ gan tay to, cơ sấp trịn, cơ
gấp trung nơng các ngón
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và quay.
Da
Vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
- Đặc tính:

Khích huyệt của kinh thủ thái âm Phế
- Công năng:
Nhuận Phế chỉ huyết, thanh nhiệt giải biểu, điều giáng Phế khí.
- Chủ trị
o Tại chỗ, theo kinh: ho, suyễn, viêm phổi, viêm amydal, đau cẳng tay
o Toàn thân: lạc huyết
14


- Phương pháp châm cứu
o Châm: thẳng, sâu 1-1.5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan
tưới trước cánh tay hoặc như điện giật
o Cứu: 3-7 lửa
o Ôn cứu 5-15 phút
- Tham khảo:
o 1. <<Giáp ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: "Nhiệt bệnh mồ hơi khơng thốt
ra, chọn huyệt Khống tối".
o 2. <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: "Chứng
o 3. <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: "Không tối chủ trị nhiệt bệnh
không ra mồ hôi, họ xốc, đau cánh khớp khuỷu co duỗi khó, tay
khơng đưa lên tới đầu, ngón tay khơng nắm lại được, mửa ra máu, mất
tiếng, họng sưng đầu đau"
o 4. Căn cứ theo "Giáp ất" thì huyệt Khơng tối là Khích huyệt của Thủ
Thái-âm.
o 5. Huyệt Khổng tối có tác dụng điều lý phế khí, thanh tiết trường phủ.
Đối với bệnh thuộc hệ thống phế và thay đổi đường ruột, trĩ có hiệu
quả.
- Phối huyệt
o Phối Khúc Trạch, Phế Du trị ho ra máu
o Phối Phế Du, Hậu Khê, Ngư Tế trị ho ra máu

o Phối Đại Trùy, Phong Phủ, Phế Du trị viêm phổi, ho suyễn
7. Liệt Khuyết
“Liệt” là tình trạng phân kỳ hay tách ra
“Khuyết” có nghĩa là thiếu đi, chỗ hõm hoặc khe hổng
Huyệt này nằm ở trên cổ tay nơi mỏm xương quay hình trâm, nơi có chỗ hõm nó
được xem như là chỗ hổng khuyết của tay và huyệt này lại là biệt lạc của kinh thủ
thái âm Phế, từ nơi đó nó có một nhánh tách ra kinh thủ dương minh đại trường. do
đó mà gọi là Liệt Khuyết
Ý kiến cá nhân: Từ “Liệt” còn có nghĩa là Oanh Liệt, chỉ tác dụng kích thích mạnh
mẽ ở huyệt Liệt Khuyết này.
- Tên Khác: Đồng Huyền, Uyển Lao
15


- Vị trí: Dưới xương quay nối với thân xương, trên khớp cổ tay 1,5 thốn
- Cách xác định:
Đan chéo ‘hổ khẩu’ của hai bàn tay lại với nhau: dạng ngón cái và ngón trỏ
của hai bàn tay, đan chéo hai bàn tay lại với nhau sao cho ngón trỏ của tay
này đặt trên mỏm trâm quay của tay kia, chú ý tránh gấp cổ tay. Huyệt Liệt
Khuyết nằm trong chỗ lõm ngay dưới đầu ngón tay trỏ, trong rãnh chữ V.
- Giải phẫu thần kinh:
Dưới da là bờ trong – trước của gân cơ ngửa dài, cơ gấp dài ngón cái, chỗ
bám của cơ sấp vng vào xương quay.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6
- Đặc tính:
o Huyệt Lạc, Huyệt Hội với mạch Nhâm
o Huyệt Tổng chủ trị bệnh lý vùng đầu, chẩm gáy của Cao Võ
(Càn Khôn Sinh Ý).
o Một trong “Thiên tinh thập nhị huyệt” của Mã Đơn Dương.

- Công năng:
Tuyên Phế khu phong, sơ kinh thông lạc, thông điều Nhâm mạch
- Chủ trị
o Tại chỗ: sưng đau cổ tay, khớp cổ tay yếu
o Theo kinh: ho, đau ngực
o Toàn thân: đau thần kinh sinh 3, cảm cúm, viêm khí quản, bệnh cổ
gáy, đau giữa đầu hay một bên đầu, đau cứng cổ gáy, đau răng hàm
dưới, sưng đau hầu họng, liệt mặt, bán thân bất toại, cấm khẩu, hàm
răng cắn chặt ho, suyễn, nấc cụt, phù thũng, sốt cao co giật, trẻ con
động kinh
- Phương pháp châm cứu:
o Châm: xiên, hướng mũi kim vào khớp khuỷu tay, sâu 0.5-1 thốn, có
cảm giác căng tức tại chỗ, đồng thời hướng lan đến khớp khủy tay.
Khi trị viêm gân cơ dạng dài có thể hướng mũi kim ra ngồi, sâu 0.51 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ
16


o Cứu: 3-5 lửa
o Ôn cứu: 5-15 phút
- Tham khảo:
o 1. <<Giáp ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: "Nhiệt bệnh trước tiên thấy tay
co giật, môi khô, mũi phập phồng, dưới mắt mồ hôi rịn ra như hạt
châu, dưới rốn hai thốn cứng, đầy tức sườn hông, hồi hộp, dùng huyệt
Liệt khuyết làm chủ".
o 2. <<Giáp Ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: "Trẻ con động kinh, dùng
huyệt Liệt khuyết, đồng thời chọn Dương-minh: lạc".
o 3. <<Thiên kim>> quyến thứ 19 ghi rằng: "Nam giới đau trong dịch
hoàn, tiểu ra máu ra tinh, cứu Liệt khuyết 50 lửa".
o 4. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: Liệt khuyết chủ về trúng
phong làm miệng méo mắt xếch, tay khuỷu yếu sức, bán thân bất toại,

nóng trong lịng bàn tay, cấm khẩu, sốt rét khi nóng khi lạnh, nơn ra
bọt dãi, ho, thích cười, môi miệng há mở, hay quên, tiểu ra máu, tinh
xuất đau đớn ở dương vật, tiểu tiện nóng, động kinh, tứ chi mặt mắt
phù húp, đau nhức khớp vai, lưng ngực lạnh run, khơng đủ khí để thở,
lạnh tốt cả người. Thực thì ngực lưng nóng, ra mồ hơi, tay chân
thũng húp nhanh dữ. Hư thì ngực lưng lạnh khí thiếu khơng đủ để thở.
o 5. <<Trửu hậu ca>> ghi rằng: "Thương hàn nhiệt chưa lui, răng ngậm
chặt, cứng cổ gáy, nảy ngược, mắt trợn ngược, nên châm huyệt Liệt
khuyết".
o 6. <<Thông huyền chủ yếu phú>> ghi rằng: "Ho hàn đàm, châm huyệt
Liệt khuyết" (Khái thấu hàn đàm, Liệt khuyết kham trị).
o 7. <<Tạp bệnh huyệt pháp ca>> ghi rằng: "Suyễn gấp dùng huyệt Liệt
khuyết, Túc Tam-lý" (Suyễn cấp Liệt khuyết, Túc Tam-lý).
o 8. <<Tứ tổng huyệt trị ca>> ghi rằng: "Bệnh ở đầu cổ nên dùng huyệt
Liệt khuyết" (Đầu hạng tầm Liệt khuyết).
o 9. <<Linh quang phú>> ghi rằng: "Đau đầu chính giữa hoặc một bên
đầu tả Liệt khuyết" (Thiên chính đầu thống tả Liệt khuyết).
o 10. Căn cứ theo "Linh khu Kinh mạch" ghi huyệt này là "Lạc huyệt"
của Thủ Thái-âm. Liệt khuyết cũng là một trong giao hội của Bát
mạch thông với Nhâm mạch.
o 11. <<Tố vấn - Thích cấm luận thiên>> ghi rằng: "Châm vào Thái-âm
mạch ở tay ra huyết nhiều làm người chết ngay". Khi châm ở Thủ
Thái-âm trên cánh tay lở nhằm mạch máu làm chảy nhiều, nên xử trí
cầm máu.
17


o 12. <<Châm cứu đại thành>> ghi trong "Tứ tống huyệt ca" rằng: "Đỗ
phúc Tam lý lưu, Yêu bối Ủy trung cầu, Đầu hạng tầm Liệt khuyết,
Diện khẩu Hợp cốc thâu", tại sao bệnh ở đầu cổ lại dùng tới huyệt Liệt

khuyết ? - Phế kinh tuy chưa tuần hành lên đến đầu cổ, nhưng nó có
quan hệ biểu lý với đường kinh Đại trường. Liệt khuyết là "Lạc huyệt"
của Phế kinh thông với Đại trường kinh, mà Đại trường kinh chạy từ
tay lên đến đầu, chạy lên trên đến cổ gáy miệng răng. Vì thế, Liệt
khuyết chuyên trị các bệnh chứng ở đầu cổ. Mặt khác, Phế chủ bì mao
của toàn thân, khi ngoại cảm phong hàn cũng thường xuất hiện chứng
đau cứng đầu gáy. Huyệt Liệt khuyết nhờ tác dụng sơ phong giải biểu
tuyên Phế thông lạc, nên cũng có thể thiện

- Phối huyệt:
o 1. “Trẻ nhỏ bị kinh phong, mắt trợn ngược: Liệt Khuyết chủ trị, đồng
thời chọn huyệt Lạc của kinh Dương minh” (Giáp Ất Kinh).
o 2. “ Kinh Dương Minh Đại Trường chạy dọc theo lỗ mũi, mặt đau,
răng đau, má sưng, mắt vàng, miệng khơ, mũi chảy nước, muic chảy
máu, họng sưng đau, phía trước vai đau chịu không nổi. Châm huyệt
Hợp Cốc + Liệt Khuyết” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách
Nguyên Lạc Quyết).
o 3. “Liệt Khuyết phối hợp Hợp Cốc là theo phương pháp ‘Phối Hợp
Nguyên – Lạc’, ‘Phối Hợp Chủ – Khách’, lấy phối hợp theo Tạng
Phủ, Kinh Lạc. Dùng phép tả 2 huyệt này, thường để trị ngoại cảm
biểu chứng [phong hàn, phong nhiệt nhập Phế hoặc bệnh ở Phế
vệ] (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
o 4. Phối Kinh Cừ, Thái Uyên trị nóng trong bàn tay
o 5. Phối hậu khê trị đau đầu cổ
o 6. Phối dương khê trị viêm gân cơ dạng dài và gân duỗi ngón cái
8. Kinh Cừ
“Kinh” là đường đi là thơng lộ “Sở hành vi kinh”
“Cừ” là nước kênh ngòi.
Huyệt là nơi khí huyết của Phế kinh trơi chảy rót vào trong đường kinh này nên gọi
là Kinh Cừ

18


- Vị trí:
Phía tay quay, tay duỗi ra phía tay quay, ngón tay cái và lịng bàn tay đưa
lên, từ chỉ cổ tay đo lên 1 thốn, chỗ 3 ngón tay án mạch ở ngón giữa.
- Giải phẫu thần kinh
Dưới huyệt là rãnh mạch quay. Rãnh được tạo nên bởi gân cơ ngửa dài và
mặt trong đầu dưới xương quay, gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung
nông. Gân cơ gấp riêng ngón tay cái và cơ sấp vuông
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh giữa và dây thần kinh
quay
Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh c6
- Đặc tính: Huyệt Bản, huyệt kinh
- Cơng năng:
Tun Phế lý khí, tiêu trướng trừ mãn, thanh nhiệt tiêu ứ, hạ khí nén suyễn.
- Chủ trị
o Tại chỗ: đau cổ tay
o Viêm khí quản, ho, đau ngực
o Suyễn, sốt khơng có mồ hơi, căng trướng vùng ngực, ho xốc, đau tim
muốn nôn, đau dạ dày, hầu tý, nóng trong lịng bàn tay.
- Phương pháp châm cứu:
o Châm: xiên, không cứu, châm sâu 0.5-0.7 thốn
o Chú ý: tránh châm sâu vào xương và động mạch. Không nên nặn máu
bằng kim tam lăng
- Tham khảo:
o 1. <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: "Trong ngực phình, nặng thì
hai tay ơm nhau mà rối loạn, chứng Đản phát nhanh và dữ tợn làm
suyễn nghịch, nên châm Kinh cử và Thiên phủ; gọi là Đại du".
o 2. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: "Chủ trị của Kinh cử là nóng

lạnh trong sốt rét, đau tức lưng ngực, ngực đầy phình, đau tắc họng,
nóng hai lịng bàn tay, họ xốc, thương hàn, nhiệt bệnh mồ hôi không
ra, tý chứng phát dữ khó thở, đau tim nơn mửa".
o 3. <<Bách chứng phú>> ghi rằng: "Nhiệt bệnh mồ hôi không ra, dùng
Đại đô kết hợp với Kinh cừ" (Nhiệt bệnh hãn bất xuất, Đại độ cánh
tiếp vụ Kinh cừ).
19


o 4. Căn cứ theo "Linh khu Bản du" ghi huyệt Kinh cử là "Kinh huyệt"
của Thủ Thái-âm kinh.
o 5. Sách "Giáp ất" ghi rằng: "Huyệt này cấm cứu, cứu vào làm tổn
thương tới thần minh". Trên lâm sàng chúng ta không nên cứu.
- Phối huyệt
o 1. Phối hành gian trị ngứa cổ muốn ho
o 2. Phối khâu khư trị đau vai lưng cấp tính cảm giác sột sột lọc ọc
trong ngực
o 3. Phối đại trữ, hợp cốc Phế du trị ho
o 4. Phố đại trùy, khúc trì trị ho do ngoại cảm
o 5. Phối hành gian, phục lưu trị ho ra máu
9. Thái Uyên
“Thái” có nghĩa là 1 cái gì đó q mức bình thường
“Un” chỉ cái gì rộng rãi mà sâu xa, nơi nước sâu, cá tập trung
Huyệt nằm ở thốn khẩu và là nguyên huyệt của Phế kinh lại là nơi đại hội
của mọi mạch, khí của các mạch đều đổ về đó cho nên nó tên là Thái Uyên
(ao sâu rộng)
- Vị trí: khi điểm huyệt lật bàn tay lui ra sau, huyệt ở chỗ hỏm trên nằn chỉ
mạch tay quay
- Giải phẫu thần kinh
Dưới huyệt là rãnh mạch tay quay, cấu tạo bởi gân cơ dạng dài và gân cơ

duỗi ngắn ngón tay cái, gân cơ gan tay to và gân cơ gấp trung nông các ngón
tay, gân cơ gấp dài ngón cái và xương thuyền
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh
quay
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6
- Đặc tính:
Nguyện huyệt của Phế, hội huyệt của mạch, du huyệt thuộc thổ
Huyệt “Bổ” của kinh Phế.
Huyệt quan trọng để bổ Phế khí và Phế âm, đặc biệt trong bệnh lý mạn tính
của Phế
20


- Cơng năng:
Khu phong hóa đàm, lý Phế chỉ khái, thanh tập Phế khí ở thượng tiêu
- Chủ trị:
o Tại chỗ: bệnh thuộc tổ chức mềm quanh khớp cổ tay
o Theo kinh: ho gà, viêm khí quản, dịch cúm
o Tồn thân: đau ngực
- Phương pháp châm cứu
o Châm: thẳng, từ mặt bên trong lòng bàn tay, hướng mũi kim đến mặt
bên lưng bàn tay sâu 0.3-0.5 thốn. tại chỗ có cảm giác căng tức
o Cứu: 1-3 lửa
o Ôn cứu: 3-5 phút
- Tham khảo:
o 1. <<Giáp Ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: "Bệnh ơn mình nóng, hơn 5
ngày mà mồ hơi chưa ra được nên châm Thái uyên lưu kim 1 giờ, nếu
chưa đầy 5 ngày thì cấm khơng được châm".
o 2. <<Giáp Ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: "Chúng tý quyết vai ngực tức
đau, trong mắt có vảy trắng che lấp, nóng trong lịng bàn tay, khi nóng

khi lạnh, đau lan tới khuyết bồn nhiều lần, suyễn khó thở, đau phía
trong cánh tay, tức nóng khó chịu ở phần trên cách mô, dùng Thái
uyên để trị".
o 3. <<Giáp ất>> quyến thứ 11 ghi rằng: "Cuồng ngơn nói bậy, dùng
Thái un để trị". Lại ghi tiếp: "We ra máu , lạnh cơn họng khô, dùng
Thái uyên để trị".
o 4. <<Giáp Ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: "Miệng méo châm Thái
uyên".
o 5. <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: "Chủ trị chứng hung tý khí
nghịch lên, thích ọe, nơn ra thức ăn thức uống, buồn bực khơng ngủ
được, phổi căng phình, đau phía trong cánh tay, mắt sinh vảy trắng,
mắt đỏ đau, khi sốt khi lạnh, đau lan tới khuyết bồn, nóng trong lịng
bàn tay, đau lạnh ở vai lưng, suyễn khơng thở được, ợ hơi lên, đau tim
mạch sáp, ho ra máu, nơn ra máu, phát lạnh, họng khơ, nói bậy phát
cuồng, méo miệng, nước tiểu đổi màu".
6. <<Tạp bệnh huyệt pháp ca>> ghi rằng: "Đau chính giữa hoặc hai
bên đầu, khi dùng hai huyệt Liệt khuyết, Thái uyên không được dùng
phép bổ. Dùng kết hợp hai huyệt này làm giảm được chứng đau nhức
21


ở hai vú" (Thiên chính đầu thống tả hữu châm; Liệt khuyết, Thái uyên
bất dụng bố. Thái uyên, Liệt khuyết huyệt tương liên, năng khu khí
thơng thích lưỡng nhữ).
7. ăn cứ theo "Linh khu - Bản du" ghi rằng huyệt Liệt khuyết là Du
huyệt của kinh Thủ Thái âm. Liệt khuyết còn là Nguyên huyệt và một
trong Bát hội huyệt. Mạch hội ở huyệt Thái uyên. ở
- Phối huyệt
o Một số ứng dụng, kết hợp huyệt
1. Phối Liệt Khuyết trị ho, phong đàm

2. Phối thần môn trị ợ hơi nghịch lên
3. Các chứng xuất huyết (huyệt Hội của mạch).
4. “Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi: “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà
mạch lại thuận, có thể châm cho ra mồ hơi, nên thủ huyệt Ngư
Tế (P.10), Thái Uyên (P.9), Đại Đô (Ty.2), Thái Bạch [Ty.3],
châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì ra
mồ hơi (Linh Khu 23, 30).
5. “Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Chứng Quyết tâm thống, nếu nằm
hoặc nhàn rỗi thì Tâm thống được giãn, bớt, khi nào hoạt động
thì đau nhiều hơn, khơng biến sắc mặt, gọi là chứng ‘Phế Tâm
thống’, thủ huyệt Ngư Tế, Đại Uyên” (Linh Khu 24, 15).
6.“Phế chủ, Đại trường khách : Thái âm nhiều khí ít huyết,
ngực tức, lịng bàn tay nóng, ho suyễn, vùng khuyết bồn đau,
khó chịu, cuống họng khơ đau, mồ hơi ra, phía trước vai và 2 vú
đau, đờm kết ở ngực, hụt hơi. Sở sinh bệnh tìm huyệt gì? Bảo
rằng huyệt Thái Uyên + Thiên Lịch [Đtr.6]” (Thập nhị Kinh Trị
Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc).
10. Ngư Tế
Ngư có nghĩa là cá, Tế có nghĩa là lề, bờ.
Huyệt này nằm ở chỗ gặp nhau của da trắng và da đỏ. Huyệt nằm ở giữa
chiều dài của xương bàn tay 1, sự nhô lên của bắp thịt ở đây tương tự với
chỗ gặp nhau nơi chỗ tiếp giáp của da gan tay và mu tay ở nơi bụng con cá.
Do đó mà có tên là Ngư Tế.
- Tên gọi khác: Thái Tuyền, Quỷ Tâm
- Vị trí:
Điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1. Huyệt trên chỗ tiếp giáp của da
gan tay và da mu tay
- Giải phẫu, thần kinh:
22



Dưới huyệt là bờ ngồi cơ dạng ngắn ngón tay cái. Dưới là xương bàn tay 1
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa
Dạ vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6
- Đặc tính: Huỳnh huyệt thuộc hỏa
- Cơng năng: Sơ Phế hịa vị, lợi yết hầu, thanh Phế nhiệt
- Chủ trị:
o Tại chỗ: Đau tay vùng ngón cái, nóng lịng bàn tay
o Theo kinh: ho ra máu, suyễn
o Toàn thân: Viêm họng, đau răng, mất tiếng, phát sốt, lao phổi, vị
nghịch hoắc loạn, sưng vú
- Phương pháp châm cứu:
o Châm thẳng, sâu 0.5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức
o Cứu: 3 lửa
o Ôn cứu: 1-3 phút
- Tham khảo:
o 1. <<Linh khu - Nhiệt bệnh>> ghi rằng: "Nhiệt bệnh, mà mồ hơi vẫn
ra, vả lại mạch thuận có thể châm phát mồ hôi ra, nên chọn huyệt Ngư
tế, Thái uyên, Đại dô, Thái bạch. Châm tả các huyệt này sẽ làm cho
nhiệt giảm lui, châm bổ thì làm cho mồ hôi ra".
o 2. <<Linh khu - Quyết bệnh>> ghi rằng: "Chứng quyết tâm thống nếu
nằm hoặc nhàn rồi thì tâm thống được giảm bớt, khi nào có động tác
thì sự đau đớn sẽ tăng thêm, không biến sắc mặt được gọi là Phế tâm
thống, chọn huyệt Ngư tế, Thái Uyên".
o 3. <<Giáp Ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: "Hàn quyết và nhiệt làm bồn
chồn bứt rứt trong ngực, không đủ khi để thở, ngứa lở sinh dục, đau
bụng, không ăn uống được, khuỷu tay co, thủy khí đầy hung cách,
trong họng khô, khát nước, dùng huyệt Ngư tế làm chủ".
o 4. <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: "Khạc ra máu, khi sốt khi lạnh,
nên tả huyệt Ngư tế, bổ Xích trạch".

o 5. <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: "Tâm tý hụt hơi, buồn giận làm
thí nghịch, dễ cuồng nộ, dùng huyệt Ngư tế để châm".
o 6. <<Thiên kim>> quyến thứ 23 ghi rằng: "Sau khi sinh nên bóp vú,
khơng nên để sữa bị tích đình lại, nếu dình tích khơng hết ... sẽ kết
thành cứng vú nhưng không phải nhọt, mau cứu hai huyệt Ngư tế, mỗi
bên 27 lửa".
23


o 7. <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: "Huyệt Ngư tế chủ trị về
bệnh do rượu sợ phong hàn, có hư nhiệt, trên lưỡi vàng, đau đầu mình
nóng, họ oẹ, thương hàn mồ hơi khơng ra ngồi, phong ty chạy vào
làm đau ngực vai, tiểu ra máu, nôn ra máu, tâm tý làm buồn sợ nhọt
vú".
o 8. <<Bách chứng phú>> ghi rằng: "Đau trong họng dùng huyệt Dịch
môn, Ngư tế để trị" (Hầu thống hề, Dịch môn, Ngư tế khứ hiệu".
o 9. Căn cứ theo "Linh khu - Bản du" ghi rằng, huyệt này là "Vinh
huyệt" của Thủ Thái-âm kinh.
o 10. <<Tố vấn - Thích cấm luận>> ghi rằng: "Châm vào chỗ hõm trong
bụng cá (ngư phúc) ở tay sẽ làm cho sưng lên".
o 11. <<Đại thành>>ghi rằng: "Cấm cứu huyệt Ngư tế".
o 12. <<Kim giám>> ghi rằng: "Duy chỉ có chứng đau răng thì có thể
cứu huyệt Ngư tế". Trên lâm sàng chúng ta không nên cứu, nếu cần
cứu 3 phút.
o 13. <<Phối huyệt khái luận giáng nghĩa>> ghi rằng: Ngư tế là Vinh
Tuyệt của Thủ Thái âm Phế kinh, thuộc Hỏa huyệt trong ngu du.
Châm tả huyệt này có tác dụng thanh hóa ở Phế. Thái khê là du huyệt
của kinh Túc Thiếu-âm Thận, nó là nguyên huyệt của Thận. Châm bổ
có tác dụng tư thận âm, lui hư nhiệt, thượng thì được thanh, hạ thì
dược tư, làm cho âm dương giao hịa theo quẻ Thái. Nó có giá trị

tương đương thang "Thanh táo cứu phế", chọn huyệt Ngư tế là để
thanh nhuận phế. Châm Thái khê để bổ Thận âm nhằm chế Tâm hỏa.
Khi hỏa không cịn bốc lên thì kim sẽ khơng bị khắc, các chứng hư lao
se bình n.
- Phối huyệt
o Phối Dịch mơn trị đau họng (Bách chứng).
o Phối Cự cốt, Xích trạch trị ho ra máu.
o Phối Thần môn, Khúc tuyên trị xuất huyết phổi.
o Phối Phế du trị ho trẻ con.
o Phối Thừa sơn, Côn lôn trị vọp bẻ.
o Phối Dịch môn, Thiếu thương trị đau tắt họng.
o Phối Nhu căn, Thiếu trạch, Thái xung, trị ung nhọt ở vú.
o Phối Thần môn, Liêm tuyên trị mất tiếng.
11. Thiếu Thương
24


Tên của hầu hết các huyệt ở đầu ngón tay đều có mang đặc điểm “Thiếu”. Thiếu
tạo thành đặc điểm tên ở hầu hết các huyệt ở đầu mút, nó có nghĩa là một cái gì đó
nhỏ nhoi, non nớt, nguyên sơ
Thương là một trong năm nấc thang âm (gam) của ngũ âm ngày xưa, thuộc ngũ
hành là kim, ngũ tạng là Phế. Như vậy, thương ở đây thực sự nói đến Phế. Thiếu
Thương là âm cao của Thương. Thiếu Thương là thừa nhất. Ngồi ra nó là “Tỉnh”
huyệt của kinh nơi mà khí bắt đầu phát xuất. Do đó mà có tên là Thiếu Thương.
- Tên khác: Quỷ tín
- Vị trí:
Cách gốc móng tay chừng 0.1 thốn về phía tay quay. Huyệt nằm ở chỗ gặp
nhau tiếp giáp da gan tay – mu tay và đường ngang qua gốc móng tay cái.
- Giải phẫu, Thần kinh
Dưới huyệt là chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái. Dưới nữa là xương

ngón tay
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây quay
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6
- Đặc tính: Huyệt tỉnh thuộc mộc
- Cơng năng:
Thơng kinh khí, thanh Phế nghịch, lợi yết hầu, sơ tiết hỏa xung nghịch của
12 đường kinh khí.
- Chủ trị:
o Tại chỗ: sưng ngón tay cái
o Theo kinh: ho, viêm phổi
o Toàn thân: viêm tuyến mang tai, cảm mạo, trống gió, hơn mê, trẻ con
tiêu hóa kém, tâm thần phân liệt
- Phương pháp châm cứu
o Châm: châm xiên hướng lên trên, sâu 0.1 thốn, tại chỗ có cảm giác
đau nhức, điểm chính nặn máu
o Cứu: 3-7 lửa
o Ơn cứu: 1-3 phút
Chú ý: Đàn bà có thai cấm cứu. trị đỏ mắt, đau họng nên chích xuất
huyết. trị chứng tâm thần phân liệt nên cứu ngải.
25


×