Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ngữ Văn 9 Đoàn Thuyền Đánh Cá Huy Cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.96 KB, 4 trang )

ĐồnThuyền Đánh Cá
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Huy Cận
- Tên đầy đủ: Cù Huy Cận (1919 - 2005)
- Quê: Hà Tĩnh
- Là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào thơ mới
- Là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại VN sau năm 1945
+ Trước cách mạng, thơ ơng giàu tính triết lý
+ Sau cách mạng, thơ Huy Cận dạt dào niềm vui, là bài ca về cuộc đời, bài thơ yêu
thiên nhiên, con người, cuộc sống
2. Tác phẩm:
a. Hcst: 1958
- Thời kì miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội
- Tác giả có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh
b. Xuất xứ: In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng"
c. Cảm hứng chủ đạo: Kết hợp từ hai nguồn cảm hứng: thiên nhiên vũ trụ và con người
lao động
d. Bố cục: 3 phần
- P1: Khổ 1 - 2 - Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá khi hồng hơn bng xuống
- P2: Khổ 3 - 6 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trong đêm trăng
- P3: Khổ cuối - Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi bình minh lên
e. Chủ đề tư tưởng: Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của ngư dân vùng
biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi,
ngợi ca khí thế lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cả
cuộc đời và đất nước
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Cảnh đồn thuyền đánh cá ra khơi khi hồng hơn bng xuống (Khổ 1 - 2):
Bốn câu thơ đầu có kết cấu cân đối như một bài thơ tứ tuyệt với 2 câu đầu tả cảnh, 2
câu sau tả người
● Hai câu đầu với cảm hứng từ thiên nhiên vũ trụ, tác giả đã cho thấy cảnh
hồng hơn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền ra khơi:


“Mặt trời xuống biển như hịn lửa (so sánh)
Sóng đã cài then đêm sập cửa" (ẩn dụ, nhân hoá)
- Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ cỏ vẻ vơ lý vì vịnh Hạ Long nằm ở phía Đơng
tổ quốc nên chỉ thấy mặt trời mọc, không thể thấy mặt trời lặn. Khi miêu tả “mặt trời
xuống biển" là tác giả đang ngồi trên con thuyền ra khơi nhìn về phía Tây bờ bãi
- Bằng nghệ thuật so sánh, tác giả đã cho thấy mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ,
đã lặn xuống đáy đại dương nhưng chưa tắt hẳn, vẫn rực rỡ, kì vĩ, ấm áp
- Với nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa: “Sóng đã cài then đêm sập cửa", người đọc cảm
nhận vũ trụ là ngôi nhà lớn, màn đêm là cánh cửa và những lượn sóng là then cài. Hình


ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ tuy bao la rộng lớn nhưng rất gần gũi với con
người. Họ ra khơi đánh cá như trở về ngôi nhà của mình
● Hai câu sau lấy cảm hứng từ con người lao động:
“Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi (phó từ “lại")
Câu hát căng buồm cùng gió khơi" (ẩn dụ, nói quá)
- Khi thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi là con người bắt đầu một ngày lao
động mới. Đây không phải là con thuyền lẻ tẻ mà cả một đồn thuyền trong cơng cuộc
làm ăn tập thể của ngư dân trong thời kì lao động mới. Phó từ “lại" cho thấy sự lặp đi lặp
lại, thường xuyên đến liên tục, trở thành nếp sống quen thuộc
- Câu thơ cuối sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và nói quá, tiếng hát của ngư dân cùng với gió
của biển tạo thành sức mạnh khiến cánh buồm căng phồng no gió, giúp con thuyền lướt đi
nhanh hơn. Câu hát thể hiện niềm vui, khí thế hồ hởi, tinh thần hứng khởi, lạc quan của
người lao động:
“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng (câu hát thể hiện mong ước)
Cá thu biển đơng như đồn thoi (so sánh)
Đêm ngày dệt biển mn luồng sáng (nhân hố)
Đến dệt lưới ta đồn cá ơi !” (nhân hoá)
- Một lần nữa tiếng hát lại vang lên thể hiện mong ước của ngư dân: họ mong chuyến ra
khơi trời yên biển lặng, đánh bắt được thật nhiều và trở về an toàn, “hát rằng: cá bạc

biển Đơng lặng"
- Tiếng hát của ngư dân cịn ca ngợi sự giàu có của biển. Tác giả nhắc đến 2 loài cá: cá
bạc (cá bạc má) và cá thu - 2 loài cá ngon, quý đối với người dân vùng biển
- Câu thơ thứ 2 sử dụng nghệ thuật so sánh: “Cá thu biển đơng như đồn thoi". Sở dĩ có
sự liên tưởng như vậy vì cá thu có thân dẹt, hình thoi, bơi thành từng đàn. Vảy cá được
phản chiếu bởi ánh trăng tạo nên muôn luồng sáng lấp lánh. Trong trí tưởng tượng của
Huy Cận, cá như đang dệt lên tấm thảm biển bằng muôn ngàn sợi ánh sáng lấp lánh:
“đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng"
- Bằng nghệ thuật nhân hoá, người dân chài cất cao tiếng hát gọi mời: “đến dệt lưới ta
đoàn cá ơi !”. Ước mơ của họ thật giản dị là đánh bắt được nhiều cá tơm, vì chính
những con cá ấy sẽ dệt nên tấm lưới cho họ
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trong đêm trăng (Khổ 3 - 6):
a. Khổ 3:
- Bằng sự kết hợp 2 nguồn cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và con người lao động, nhà thơ
đã phát hiện vẻ đẹp của cảnh đánh cá trong đêm trăng và khí thế lao động của ngư
dân:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
(nhân hố, nói q)
Lướt giữa mây cao với biển bằng
(Đảo ngữ “lướt”)
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
- Nổi bật là hình ảnh đồn thuyền, khơng phải là những con thuyền nhỏ bé bình thường,
mà con thuyền ấy thật lớn lao kì vĩ. Bằng nghệ thuật nhân hố, nói q, con thuyền hiện
lên sánh ngang tầm thiên nhiên vũ trụ bởi có gió làm bánh lái, cánh buồm được dệt nên từ
những ánh trăng


- Động từ “lướt" được đảo lên đầu câu thơ thứ 2 để nhấn mạnh tốc độ phi thường của
con thuyền, nó băng trên sóng nước như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh

- Con thuyền đi như bay đến ngư trường để thăm dị bụng biển, tìm nguồn hải sản quý.
Công cuộc đánh cá như một trận chiến mà ở đó con thuyền, cánh buồm là vũ khí, con
người là chiến sĩ trong công cuộc chinh phục biển khơi. Người lao động làm việc với tất
cả lòng dũng cảm và sự hăng say của mình
b. Khổ 4:
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé (liệt kê)
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng (so sánh, ẩn dụ)
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe (nhân hố)
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” (ẩn dụ)
- Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả gọi cá là “em" rất thân thương, gần gũi. Động tác
quẫy đuôi của con cá làm bức tranh sống động. Khi cá quẫy đi, mặt nước sóng sánh,
ánh trăng chiếu xuống nước, trăng như vàng sáng hơn, rực hơn
- Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ như lắng nghe được cả tiếng thở của biển đêm:
“Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"
Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hoá, biển hiện lên như một sinh thể sống. Tiếng
sóng vỗ vào bờ, nhịp nâng cao, hạ thấp như tiếng phập phồng thở của biển. Trăng, sao
in xuống nước, sóng vỗ vào bờ có cảm giác như từng bàn tay trăng sao lùa nước Hạ
Long
→ Phải là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được bức tranh
thiên nhiên đẹp như vậy
c. Khổ 5:
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao (nói q, nhân hố)
Biển cho ta cá như lịng mẹ (nhân hố, so sánh)
Ni lớn đời ta tự buổi nào"
- Lần thứ 3 tiếng hát vang lên để ngợi ca lao động hăng say của ngư dân. Bằng biện pháp
nghệ thuật nói q kết hợp nhân hố, tác giả đã có một liên tưởng thú vị: trăng in bóng
xuống mặt nước, sóng vỗ mạn thuyền, giống như trăng gõ mạn thuyền làm nhịp cho câu
hát. Tiếng hát ấy khiến cho công việc lao động vốn vất vả trở thành bài ca tràn đầy
niềm vui lao động

- Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật nhân hoá và so sánh để diễn tả sự hào phóng, ân tình
của biển. Biển bao dung, nhân hậu như người mẹ, cho con người rất nhiều nguồn hải sản
quý để nuôi sống ngư dân bao đời nay. Biển là nguồn sống của con người, so sánh biển
với lịng mẹ cịn thể hiện tình cảm và lịng biết ơn của ngư dân đối với biển quê hương
→ Phải gắn bó và am hiểu đời sống của ngư dân tác giả mới viết nên những câu thơ
hay và sâu sắc như vậy
d. Khổ 6:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
(“kịp"- nhịp điệu nhanh)
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng (tả thực, ẩn dụ)
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"


- Sao mờ là đêm sắp tàn, trời sắp sáng, người lao động phải khẩn trương trong nhịp điệu
hối thúc của đêm tàn. Từ “kịp" cho thấy sự gấp gáp, hăng say
- Câu thơ thứ 2 là câu thơ tả thực duy nhất trong bài. Hình ảnh người lao động khỏe
khoắn “kéo xoăn tay" là kéo nhanh, liên tục với tất cả sức mạnh của cơ bắp. “Chùm cá
nặng” là hình ảnh ẩn dụ để diễn tả mẻ cá trĩu nặng, sai lúc lỉu như chùm quả và đó là
thành quả của người lao động sau một đêm vất vả
- Cá đầy ắp khoang thuyền, ánh mặt trời chiếu vào thân cá làm ánh lên những màu bạc,
vàng lấp lánh
- Sau một ngày lao động, những người ngư dân xếp lưới căng buồm trở về trong ánh
nắng hồng rực rỡ của buổi sớm bình minh
- Bằng việc sử dụng những tính từ chỉ màu sắc: bạc, vàng, hồng, tác giả đã vẽ nên bức
tranh sơn mài rực rỡ, ấm áp. Thiên nhiên và con người cùng nhịp nhàng trong sự vận
hành của vũ trụ, làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh lên (Khổ cuối)
- Với nguồn cảm hứng từ thiên nhiên vũ trụ, tác giả đã miêu tả rất hay cảnh đoàn thuyền
đánh cá trở về:

“Câu hát căng buồm với gió khơi (ẩn dụ - niềm vui chiến thắng trở về)
Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời (nhân hố, nói q)
Mặt trời đội biển nhơ màu mới (nhân hóa, ẩn dụ)
Mắt cá huy hồng mn dặm phơi (hốn dụ)
- Lần thứ 4 câu hát vang lên trên biển khơi, câu hát trở thành sức mạnh cho con thuyền
và câu hát là hình ảnh ẩn dụ - niềm vui chiến thắng trở về - khúc ca khải hoàn
- Câu đầu ở khổ cuối gần như lặp lại nguyên vẹn câu cuối ở khổ đầu tạo nên kết cấu đầu
cuối tương ứng. Ra khơi trong câu hát và trở về cũng trong câu hát. Câu hát tạo thành
sức mạnh cho những người ngư dân.
- Câu thứ 2 sử dụng nghệ thuật nhân hoá, con thuyền và mặt trời chạy đua với nhau và
trong cuộc chạy đua đó, con người đã chiến thắng. Câu thơ đó nâng tầm với con thuyền
sánh ngang cùng thiên nhiên vũ trụ
+ “Mặt trời đội biển nhô màu mới" toả sáng đẹp đẽ khắp không gian, mặt trời được
nhân hố như đội biển ca mênh mơng. Màu mới vừa là hình ảnh thực là ngày mới bắt
đầu, vừa là hình ảnh ẩn dụ để nói đến cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc đến với ngư
dân trong thời kì lao động mới, họ được làm chủ thiên nhiên, đất trời, làm chủ biển
khơi và làm chủ cuộc đời mình
- Câu thơ “Mắt cá huy hồng mn dặm phơi" là câu thơ hay nhất. Hình ảnh “mắt cá huy
hoàng" - huy hoàng là đẹp rực rỡ - đây là hình ảnh hốn dụ để miêu tả hàng triệu mắt
cá li ti trên khoang thuyền được ánh mặt trời chiếu vào sáng lấp lánh, ánh lên thật đẹp.
Huy hoàng phải chăng là thời đại huy hoàng khi người dân làm chủ thiên nhiên vũ trụ,
làm chủ cuộc sống lao động của mình. Câu thơ thể hiện niềm vui của người lao động
→ Bài thơ là một khúc tráng ca của thời kì lao động mới



×