TRANG PHỤC NHÀ GIÁO MÃI ĐẸP THEO THÁNG NĂM
“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp, là một nét đẹp văn hoá của người
Việt đã tồn tại từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay. Nét đẹp ấy được thế hệ này nối tiếp
thế hệ khác tiếp tục xây dựng và phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nhà giáo là hình ảnh tiêu biểu cho phẩm giá cao quý trong sáng của đạo đức, nhân
cách con người. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Dạy học là nghề cao
quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Dù bạn làm công việc gì, hay giữ vai trò nào trong nhà trường thì sự thanh lịch và
duyên dáng vẫn luôn cần thiết cho bạn. Hãy để Tôi được chia sẻ với các bạn điều đó
qua việc tái hiện lại một cách cơ bản nhất “trang phục nhà giáo” từ ngàn xưa cho đến
tận ngày nay và những định hướng cho mai sau
Ngày xưa, dẫu đời sống còn nhiều khó khăn, ông cha ta cũng đã dành những tình
cảm đặc biệt ưu ái, tốt đẹp nhất đối với người thầy, thể hiện qua những câu ca dao, tục
ngữ, thành ngữ như: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “Không thầy đố mày làm nên”;
“Trọng thầy mới được làm thầy”; “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì
yêu lấy thầy”;
Ngược dòng lịch sử, dưới thời phong kiến, người thầy tuy giữ vị trí thứ hai theo
trật tự: Quân - Sư - Phụ, nhưng được kính thờ như một:
“Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng”
Hình ảnh người thầy xưa cũng gợi ta liên tưởng đến Thầy đồ trong chiếc áo the,
khăn xếp và guốc mộc cũ kỹ đã như một thực chứng hiển nhiên cho những mùa xuân cổ
điển của đất nước.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Rồi những mùa xuân qua đi,
“Ba mươi năm thầy làm lính chiến trường
Trở lại lớp cho kịp ngày khai giảng
Bao chuyện buồn, chuyện vui, ngày dĩ vãng
Ba mươi năm thắp ngọn lửa mê say
Thầy dìu dắt mầm xanh
Dưới khoảng trời khói lửa
Mặc đạn - mặc bom - mặc đất trời nghiêng ngửa
Dưới chiến hào từng sóng chữ bay lên”
Vào những ngày ấy, chiến tranh gian khổ - hình ảnh người thầy thật đẹp, thật gần
gũi, thật thân thương qua màu áo xanh người lính, màu của quê hương, màu của xóm
làng.
“Ngọn đèn thắp lớp đêm che chắn lại
Chỉ còn soi trang vở trắng học trò”.
Hình ảnh chiến tranh với mối tình khăng khít thủy chung “tiền tuyến - hậu
phương”, người chiến sỹ băng rừng lội suối, người mẹ già đêm ngày tiếp tế gạo, lương
Còn em:
“Bục giảng dưới hầm sâu em cũng là chiến sĩ”
Quên sao được hình ảnh người Cô rất đẹp, rất gần gũi, rất thân thương trong chiếc
khăn rằn quấn cổ và chiếc áo bà ba đứng ở bục giảng “dưới hầm sâu” như một biểu
trưng của “miền Nam thành đồng” trong những ngày chống Mỹ cứu nước. Thật gần gũi
và thân thương, là niềm tự hào của dân tộc ta. Chiếc áo bà ba đã trở thành nguồn cảm
hứng bất tận cho biết bao lời ca, bài hát trữ tình xưa nay. Chiếc áo thấp thoáng trên
những nhịp cầu tre lắt lẻo, mềm mại trên những chuyến đò ngang, trên xuồng ba lá và
bay bổng, lãng mạn quyện hòa trong những điệu lý con sáo, lý cây bông, ngọt ngào
đến nao lòng.
Sự hoà quyện thật đẹp, thật gần gũi, thật thân thương của người thầy trong màu áo
xanh người lính và người Cô trong chiếc áo bà ba như là một mối tình khăng khít, thuỷ
chung:
“Cây thiếu đất cây ngừng hơi thở
Đất vắng cây đất sống với ai?”
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn trang phục của
họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Là người Việt Nam, chúng ta hãnh diện và
tự hào về chiếc áo dài, được trang trọng nâng lên ngôi vị “quốc phục”, cũng có người
gọi một cách hoa mỹ hơn: “chiếc áo dài quê hương”.
Chiếc áo dài Việt Nam thích hợp cho thân hình kiều diễm, ẻo lả, mảnh mai của
phụ nữ Việt nam. Nó khai thác được đường nét tuyệt mỹ của thân thể:
Những tà áo lụa mong manh ấy,
Đã gói hồn tôi suốt trọn đời.
Chiếc áo dài nơi học đường luôn ngây thơ, tung tăng như cánh bướm, gói trọn
mộng đẹp của tương lai. Hình ảnh cô giáo trong chiếc áo dài rất đẹp, kín đáo, vừa e ấp,
thuần khiết và gợi tình.
Em yêu mến chiếc áo dài,
Thướt tha duyên dáng đẹp hoài thời gian.
Trong môi trường sống hiện đại, chắc chắn rằng, công việc của bạn luôn cần phải
có một diện mạo “hoàn chỉnh” khi gặp gỡ và làm việc với mọi người. Một chiếc áo sơ
mi, quần tây và cà vạt là trang phục không thể thiếu của người thầy giáo để có thể sánh
bước bên cạnh người Cô trong bộ trang phục áo dài tuyệt mỹ. Đặc điểm nổi bật của áo
sơ mi là sự đơn giản và không kén người mặc, bất cứ ai cũng có thể chọn cho mình được
một chiếc áo vừa ý.
Có thể nói, sơ mi là “món” thời trang “bình dân” rất phù hợp với thầy giáo khi
lên lớp, mới nhìn tưởng chừng chúng rất đơn giản và ai cũng có thể mua được nhưng
thực tế thì lại không dễ dàng như vậy. Để chọn được một chiếc sơ mi ưng ý, phù hợp với
vóc dáng của mình là cả một “công trình nghệ thuật”.
Thầy giáo khi đứng lớp, mặc một chiếc áo sơ mi được coi là đẹp khi nó ôm vừa
vai và lưng của người mặc. Thêm nữa là hai bên nách phải thật thoải mái, khi ưỡn người
ra phía trước hay phía sau đều không cảm thấy bị cản trở khi giảng dạy.
Bên cạnh đó, những chiếc cà vạt đẹp cũng có đủ loại kiểu dáng. Ngoài những
đường chỉ dập nổi có những li xếp ở hai bên ngực. Các mẫu cà vạt cũng phong phú hơn
Thầy giáo có thể chọn cho mình nhiều màu sắc khác nhau như xanh, ánh tím, hồng và
vàng chanh.
Trang phục áo dài và sơ mi luôn hoà quyện bên nhau thật đẹp, thật nên thơ, thật
gần gũi và không thể thiếu trong nhà trường. Nó luôn gói trọn mộng đẹp của tương lai,
khiến bạn tự tin hơn rất nhiều khi gây thiện cảm với các đồng nghiệp. Đặc biệt, với tâm
trạng vui vẻ, sảng khoái thì mọi công việc phải giải quyết cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Miệt mài chạy theo các trào lưu của mốt các phong cách thời trang, đôi khi
người ta lại nhớ ra - còn một kiểu ăn mặc vừa thoải mái lại trẻ trung, vừa năng động mà
không lỗi thời, vừa rất đẹp lại luôn thể hiện cá tính và sự tự tin đó là thời trang áo thun
thể thao Chỉ với một vài điểm nhấn trên trang phục đáng chú ý như đôi giày, quần thể
thao hay vài đường kẻ sọc bên thân áo, thân quần những bộ trang phục áo thun luôn thể
hiện một phong cách khỏe khoắn và đơn giản.
Người giáo viên trong bộ trang phục thể thao trong những giờ lên lớp dạy thể dục
sẽ luôn thoải mái và tự tin để vận động, luôn thể hiện cá tính, thẩm mỹ và sự hài hoà,
luôn thể hiện phong cách đĩnh đạc, chuẩn mực của nhà giáo.
Trong nắng sớm, thầy thể dục lên lớp
Mắt sáng, trán cao, lộp độp giọt mồ hôi
Dáng thầy cao, tinh khôi màu áo trắng
Đôi giầy xanh, mát dịu nắng trưa hè
Ôi thương quá, bao năm thầy vẫn vậy
Suốt một đời giảng dạy thật mê say.
Gia nhập WTO, đất nước ta bước vào thời kì hội nhập thật sự, mở cửa giao lưu
sâu rộng với bạn bè quốc tế, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Trong bối
cảnh đó, ngành giáo dục cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc. Vì thế, giáo viên
chúng ta cũng không ngừng phải tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, trong đó
sự tiếp thu một cách sang tạo trong trang phục lên lớp, phù hợp với hoàn cảnh của đất
nước ta, thiết nghĩ cũng là một điều rất cần thiết. Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới
thiệu trang phục nhà giáo vào thời hội nhập:
Thây giáo khi lên lớp với chiếc quân Kaki xẫm màu, kết hợp hài hòa với áo sọc
ngắn tay, cùng chiếc cà vạt, thể hiện sự trẻ trung, gọn gàng, phong cách ăn mặc lịch sự,
giản dị, hiện đại, phù hợp với thời đại kinh tế thị trường rất năng động nhưng vẫn tôn
vinh được vẽ đẹp trang trọng và nhân cách cao cả của nhà giáo.
Chiếc áo dài truyền thống vốn đẹp lại càng kêu sa hơn khi nó được cách tân đôi
chút, với gam màu sáng, tay áo có thể ngắn hơn, nhưng vẫn chít ben, vẫn xẻ tà, trông
trẻ trung, sang trọng và mềm mại, gọn gàng khi lên lớp, tạo một sự mới mẻ và năng
động, một phong cách sáng tạo, gợi tình :
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay
Chiếc áo dài cách tân có thể mặc lễ hội, cuộc biểu diễn thời trang trong một không
gian đầy sắc màu huyền ảo và âm thanh hiện đại, hoặc trong buổi dạ tiệc, chiếc áo dài
Việt Nam cũng sẽ lộng lẫy, độc đáo, không thua bất kỳ bộ trang phục của các quốc gia
nào khác trên thế giới.
Sáng đến đường sương ánh nắng hồng
Áo dài nhuộm trắng cả tầng không
Ai đem mây trắng về theo nắng
Tựu cả sân trường tiếng nói vang…
Bên cạnh chiếc áo dài cách tân thật tuyệt mỹ và sang trọng, Cô giáo trong bộ áo
vét ton đi kèm váy khi lên lớp, vừa tôn vinh nét đẹp hiện đại cho phái đẹp, vừa đảm bảo
sự thanh lịch, dịu mát, duyên dáng, nữ tính, quyến rũ, trẻ trung, nhẹ nhàng và trang nhã.
Một phong cách hiện đại, gọn gàng, mới mẻ, một tác phong công nghiệp trong thời kì
hội nhập. Lựa chọn được một trang phục phù hợp sẽ giúp cho bạn luôn tự tin khi lên lớp
và với tâm trạng vui vẻ, sảng khoái, tự tin như vậy thì việc dạy học của bạn sẽ nhẹ nhàng
hơn, thành công hơn.
Đất nước ta bước vào thời hội nhập
Nhà giáo ta phải tập làm mới mình
Tiếp thu tinh hoa, kế thừa truyền thống
Kiến thức phải sâu, nhân cách phải rộng
Trang phục nhẹ nhàng, đẹp mãi thời gian
Với công việc “khai tâm” khiêm tốn và thầm lặng, bản thân mỗi nhà giáo luôn
muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong sự nghiệp trồng người, góp phần vào
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, nhằm đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa về mọi mặt. Hy vọng rằng, qua bài viết
này, tôi sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc tôn vinh “Nét đẹp nhà giáo, đẹp mãi theo
tháng năm!”.