Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Hướng dẫn sinh viên ngành GDMN tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.39 KB, 62 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY

LÊ THỊ HÒA

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM
NON TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO
TRẺ MẪU GIÁO KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG
QUANH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Mã số…….

Năm học 2019 – 2020


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................2
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến..................................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.............................................................4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................4
1.2. Cơ sở lí luận.......................................................................................................6
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................6
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm đối với trẻ MG............................................................7


1.2.4. Ý nghĩa tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ thơng qua
hoạt động ngồi trời...............................................................................................13
1.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................14
1.3.1. Thực trạng nhận thức sinh viên về hoạt động trải nghiệm và việc tổ chức
hoạt

động

trải

nghiệm

cho

trẻ

MG

thơng

qua

hoạt

động

ngồi

trời.......................................14
1.3.2. Thực trạng việc hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ

KPMTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời ở bộ mơn PP cho trẻ KPMTXQ trong
chương trình giảng dạy hệ CĐSP...........................................................................17
1.3.3. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thơng qua hoạt động ngồi
trời ở trường mầm non............................................................................................18
Tiểu kết chương 1.......................................................................................................21
Chương 2: QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ KHÁM PHÁ MTXQ THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
NGỒI TRỜI.............................................................................................................22
2.1. Căn cứ xây dựng quy trình hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho trẻ KPMTXQ...................................................................................................22
2.2. Nguyên tắc xây dựng quy trình hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ KPMTXQ.......................................................................................23


2.3. Quy trình hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá
MTXQ thông qua hoạt động ngồi trời...................................................................23
2.3.1. Quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám
phá MTXQ thông qua hoạt động ngồi trời............................................................23
2.3.1. Quy trình hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám
phá MTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời............................................................23
Tiểu kết chương 2.......................................................................................................31
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................32
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.......................................................................32
3.2. Đối tượng thực nghiệm....................................................................................32
3.3. Nội dung thực nghiệm......................................................................................32
3.4. Cách tiến hành thực nghiệm.............................................................................32
3.5. Kết quả thực nghiệm........................................................................................36
3.5.1. Kết quả thực nghiệm quy trình hướng dẫn sinh viên thiết kế hoạt động trải
nghiệm cho trẻ KPMTXQ thông qua hoạt động ngoài trời.....................................36
3.5.2. Kết quả thực nghiệm quy trình hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho trẻ KPMTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời.....................................36
Tiểu kết chương 3.......................................................................................................31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................45
1. Kết luận............................................................................................................... 45
2. Kiến nghị............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47


DANH MỤC VIẾT TẮT
GDMN:

Giáo dục mầm non

CĐSP:

Cao đẳng sư phạm

MTXQ:

Môi trường xung quanh

KPMTXQ:

Khám phá mơi trường xung quanh

MG:

Mẫu giáo

TC:


Tiêu chí


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc
học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh
giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Tổ chức hoạt động giáo dục theo
hướng trải nghiệm là một trong những giải pháp đổi mới giáo dục mầm non theo
hướng tiếp cận phát triển năng lực cho trẻ mầm non, nhằm đạt được tốt nhất mục tiêu
giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm trẻ được cung cấp các kiến thức, kĩ năng từ đó
hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm cần thiết để vận dụng vào thực
tiễn cuộc sống. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm để trẻ KPMTXQ giúp trẻ tiếp nhận
các kiến thức một cách dễ dàng, tự nhiên. Thông qua hoạt động trải nghiệm trẻ hứng
thú, say mê tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức về MTXQ
Hoạt động ngoài trời là một trong những hình thức tổ chức cho trẻ khám phá
MTXQ trong điều kiện hoàn cảnh tự nhiên. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ tiếp cận các sự vật, hiện
tượng xung quanh một cách hiệu quả. Thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên và xã
hội trong hoạt động ngồi trời góp phần hình thành cho trẻ những biểu tượng chân
thực về thế giới khách quan, giúp trẻ tích lũy kiến thức và ứng dụng kiến thức đó vào
thực tiễn. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ KP MTXQ thơng qua hoạt động
ngồi trời phù hợp với nhận thức, hứng thú của trẻ mẫu giáo. Chương trình chi tiết bộ
môn Phương pháp KP MTXQ dành cho hệ cao đẳng mầm non ở trường CĐSP Hà Tây
đã đưa ra hình thức hoạt động ngồi trời – là một trong những hình thức cho trẻ khám
phá MTXQ. Sinh viên cũng đã được thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
theo các chủ đề. Tuy nhiên, do thời lượng chương trình ít nên phần tổ chức hoạt động
chưa thực sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã và
đang áp dụng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy nhiên, Giáo
viên chỉ mới chú trọng tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động học và các
hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế. Giáo viên chưa nhìn thấy ưu thế của việc tổ
chức hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động ngồi trời, phần đơng giáo viên chỉ tổ
chức cho trẻ quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh ở ngoài trời. Việc trang bị

1


cho sinh viên kiến thức về hoạt động ngoài trời và tổ chức hoạt động trải nghiệm
thông qua hoạt động ngoài trời là cần thiết để sinh viên ra trường có thể linh hoạt tổ
chức các hoạt động ngồi trời đa dạng, hiệu quả cho trẻ.
Vì tất cả những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Hướng dẫn sinh viên ngành
GDMN tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG khám phá MTXQ thơng qua hoạt
động ngồi trời”
2. Mục đích nghiên cứu
Hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo thơng qua
hoạt động ngồi trời, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lí luận của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng:
+ Thực trạng nhận thức sinh viên về hoạt động trải nghiệm và việc tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho trẻ MG thơng qua hoạt động ngồi trời.
+ Thực trạng việc hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
KPMTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời ở bộ mơn PP cho trẻ KPMTXQ trong
chương trình giảng dạy hệ CĐSP mầm non – CĐSP Hà Tây.
+ Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động ngồi trời ở
trường mầm non.
- Quy trình hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG thơng qua

hoạt động ngồi trời.
- Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
MG khám phá MTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời tại trường mầm non.
- Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn sinh viên K39 ngành Mầm non – Trường CĐSP Hà
Tây tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận : Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

2


- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra trên sinh viên và giáo viên mầm non
một số trường trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tìm hiểu thực trạng thiết kế và tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG thơng qua hoạt động ngồi trời.
- Phương pháp quan sát sư phạm : Quan sát và đánh giá quá trình thiết kế và tổ chức
các hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời của sinh
viên của sinh viên
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng phương pháp này nhằm kiểm chứng tính khả thi
của quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG khám phá MTXQ
mà đề tài đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để
tổng hợp số liệu trong quá trình thực nghiệm quy trình đề tài đưa ra
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Sản phẩm: Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG khám phá MTXQ
thơng qua hoạt động ngồi trời.
- Địa chỉ, đối tượng sử dụng kết quả nghiên cứu: Học sinh, sinh viên hệ cao đẳng,
trung cấp chuyên ngành mầm non – Khoa mầm non, trường CĐSP Hà Tây, giáo viên

mầm non thành phố Hà Nội.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

7.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hướng dẫn sinh viên ngành GDMN
thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG khám phá MTXQ thông qua
hoạt động ngoài trời

7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đưa ra quy trình hướng dẫn sinh viên ngành GDMN tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngồi trời.
- Áp dụng quy trình vào việc hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
trẻ khám phá MTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời ở học phần Phương pháp cho trẻ
khám phá MTXQ
- Hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên, giúp sinh viên linh
hoạt áp dụng vào thực tiễn GDMN

3


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giáo dục theo hướng trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện các năng lực và
phẩm chất cần thiết, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng, nhanh chóng thích ứng với cuộc
sống hiện tại, tạo nền tảng cho việc học tập trong các bậc học sau có hiệu quả. Có
nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm
Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về bản chất giáo dục trải nghiệm,
khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm với việc hình thành kiến
thức, kĩ năng cho người học. Các nhà tâm lí, giáo dục người Nga(L.S. Vygotxki,

J.Piaget, J.DeWey) đều cho rằng, quá trình giáo dục và quá trình sống luôn thống nhất,
không tách rời nhau, cho nên cách giáo dục tốt nhất là học tập từ cuộc sống. Trong
cuộc sống, con người khơng ngừng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và tự cải biến
kinh nghiệm của mình. Trên cơ sở, kế thừa kết quả nghiên cứu giáo dục qua trải
nghiệm của J.Piaget, J.DeWey, nhà nghiên cứu tâm lí giáo dục Kolb đã phát triển lí
thuyết học trải nghiệm. Với quan niệm học tập là quá trình mà trong đó kiến thức
được tạo ra thơng qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kolb đã xây dựng mơ hình giáo
dục qua trải nghiệm với 4 giai đoạn có tính tuần hồn nối tiếp nhau đó là:
- Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế : học tập thông qua các hoạt động, hành
động cụ thể, trực tiếp
- Giai đoạn 2: Quan sát suy ngẫm: học thông qua quan sát các hoạt động của
người khác hay chiêm nghiệm lại bản thân hay kiêm nghiệm lại bản thân sau đó suy
ngẫm và đúc kết kinh nghiệm
- Giai đoạn 3: Khái niệm hóa học tập qua việc xây dựng các khái niệm, tôngr
hợp, biên giải và phân tích
- Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực: Học tập qua những thử nghiệm, đề xuất
các phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.

4


Các phương pháp giáo dục tiến tiến trên thế giới hiện nay cũng coi trọng giáo
dục thông qua các hoạt động trải nghiệm như : Phương pháp giáo dục Montessori –
Bà cho rằng độ tuổi 0 – 6 tuổi sở hữu một dạng trí tuệ đặc biệt “Trí Tuệ Thẩm Thấu”.
Năng lực của trí tuệ vơ tận đó giúp trẻ học ngơn ngữ, hồn thiện khả năng vận động,
xây dựng hệ thống trật tự nội tại. Maria Montessori qua quan sát nhận ra rằng trẻ cũng
trải qua các giai đoạn nhạy cảm trong q trình phát triển của mình. Đó là những giai
đoạn trẻ bị thu hút một cách đặc biệt đến những trải nghiệm có trong mơi trường để
hấp thụ kiến thức hay những kỹ năng cụ thể nào đó. Phương pháp giáo dục Reggio
Emilia: Triết lý Reggio Emilia bắt nguồn từ niềm tin cho rằng trong mỗi trẻ đều chứa

đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tị mị vốn có
của trẻ. Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để
giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ tự mình tìm tịi, trải
nghiệm để khám phá mọi thứ trong môi trường xung quanh…
Ở Việt Nam, Hoạt động trải nghiệm là hình thức học tập tích cực được Bộ giáo
dục và Đào tạo đưa ra các hướng dẫn chỉ đạo trong việc đổi mới hình thúc tổ chức dạy
học ở các cấp. Đối với bậc học mầm non, nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm có
nhóm tác giả Hoàng Thị Phương, Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm, Nguyễn Mạnh Tuấn,
Nguyễn Thị Mỹ Dung, Vũ Thanh Vân với giáo trình “Tổ chức hoạt động theo hướng
trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non” các tác giả này đã nghiên cứu và đưa ra
những vấn đề cốt lõi của hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non bao gồm: khái niệm,
quy trình giáo dục theo hướng trải nghiệm, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục trải
nghiệm; các hình thức hoạt động trải nghiệm của trẻ ở trường mầm non. Đặc biêt,
nhóm tác giả đưa ra quy trình hoạt động cho trẻ mầm non gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế
- Giai đoạn 2: Chia sẻ kinh nghiệm
- Giai đoạn 3: Rút ra kinh nghiệm cho bản thân
- Giai đoạn 4: Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống
Hiện nay, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm cho trẻ
khám phá MTXQ ở các trường mầm non, các tác giả cũng đã đưa ra được những biện
pháp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ hiệu quả. Tuy nhiên,
ở các trường sư phạm, nghiên cứu về quy trình hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời là một

5


hướng nghiên cứu mới, chưa tác giả nào đề cập đến. Với vai trò là giảng viên chuyên
ngành GDMN chúng tôi nhận thấy cần phải cung cấp cho sinh viên cả lí luận và thực
tiễn việc áp dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non khám phá MTXQ

thơng qua hoạt động ngồi trời nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động ngoài
trời cho trẻ. Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, trang bị kiến thức, kĩ
năng cập nhật thực tế trong quá trình thực tập, rèn nghề tại các trường mầm non.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Trải nghiệm:
Theo từ điển Oxford, trải nghiệm được sử dụng với nghĩa là tri thức, kĩ năng
được thông qua tham dự hay tiếp xúc trực tiếp. Đồng thời trải nghiệm cịn được coi là
hoạt động thơng qua cá nhân có được kinh nghiệm nhất định.
Dựa trên nhiều phân tích của các nhà giáo dục dưới góc độ kinh nghiệm và
hoạt động thì khái niệm trải nghiệm được hiểu là: Trải nghiệm là quá trình cá nhân
được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự tích lũy kiến
thức, kĩ năng thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân
- Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết
kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các
cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức,
kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết
những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi;
thơng qua đó, chuyển hố những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết
mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với
cuộc sống, mơi trường và nghề nghiệp tương lai.
- Mơi trường xung quanh
MTXQ là tồn bộ sự vật và hiện tượng của thế giới hữu sinh và vơ sinh được
thu hút vào q trình của đời sống xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định và tạo
thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển cho mọi xã hội. MTXQ bao gồm
môi trường tự nhiên và xã hội

6



MTXQ là nội dung mà nhà giáo dục khai thác để dạy trẻ với những mảng chủ
đề cụ thể trong MTXQ trẻ, phù hợp cho từng độ tuổi
- Khám phá mơi trường xung quanh
Khám phá MTXQ chính là việc giáo viên tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ
chức các hoạt động để cho trẻ tích cực tìm tịi, khám phá ra những điều thú vị về các
sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Đây thực chất là việc giáo viên tạo ra mơi
trường, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm
với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, thơng qua đó để trẻ hiểu biết
về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và
phát triển của chúng. Đặc biệt, thông qua hoạt động khám phá trẻ học được các kĩ
năng quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề…
- Hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là hoạt động mà giáo viên tổ tổ chức cho trẻ khám phá
MTXQ trong điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban
đầu thế giới khách quan, tích lũy kiến thực và ứng dụng trong thực tế. Đây cũng là
hoạt động giúp trẻ tang cường thể lực và sức khỏe, hình thành những cảm xúc tích cực
cho trẻ.
Hoạt động ngồi trời được tổ chức thường xuyên từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Các
địa điểm được tổ chức hoạt động ngoài trời thường là sân chơi, vườn trường và những
nơi thuận lợi xung quanh trường mầm non.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ thơng qua hoạt động ngồi
trời.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ thơng qua hoạt động
ngồi trời là q trình giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho trẻ trải nghiệm, khám phá
MTXQ ở ngoài trời, trong điều kiện thời tiết tốt. Giúp trẻ thích thú vui vẻ khi được
tiếp xúc với MTXQ và được trải nghiệm thực tế từ đó vận dụng kinh nghiệm thực tiễn
vào cuộc sống.
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm đối với trẻ MG
* Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG

- Hoạt động trải nghiệm của trẻ MG trong đó trẻ phải thể hiện được vai trị là chủ thể
của hoạt động, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức các hoạt động giúp trẻ tự giác,
tích cực tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực thực tiễn

7


- Hoat động đỏi hỏi trẻ huy động vốn kinh nghiệm sẵn có để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn. Trong quá trình này, những kiến thức, kĩ năng thái độ của trẻ được sử
dụng để giúp trẻ có cơ hội phát huy tính độc lập, sáng tạo, kết nối kiểm nghiệm những
kiến thức đã có với những kiến thức mới thu được từ trải nghiệm và tổng hợp được
những kinh nghiệm từ thực tiễn
- Trẻ được sử dụng các giác quan để tiếp xúc với sự vật, hiện tượng trong thực tiễn để
tích lũy các kinh nghiệm, từ đó khái quát thành hiểu biết riêng của bản thân.
- Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm là hướng đến phát triển các năng lực của trẻ. Đòi
hỏi trẻ chủ động, độc lập, sáng tạo sử dụng kiến thức, kĩ năng , kinh nghiệm đã có để
giải quyết vấn đề do tình huống thực tiễn đặt ra. Do vậy, trong hoạt động cần tạo cơ
hội cho trẻ thể hiện khả năng, năng lực thực tiễn của bản than và giáo viên cũng có thể
khai thác tiềm năng của trẻ trong quá trình trẻ tương tác với các bạn và mọi người
xung quanh.
- Nội dung giáo dục trải nghiệm cần đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến
thức của nhiều lĩnh vực tự nhiên, xã hội khác nhau. Thông qua hoạt động trải nghiệm
giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục thể chất, trí tuệ, ngơn ngữ, thẩm mĩ, kĩ năng
sống …Ngồi ra, có thể lựa chọn một số hoạt động chuyên biệt phù hợp với hứng thú,
kinh nghiệm riêng của trẻ để phát triển năng lực cá nhân.
- Hình thức hoạt động trải nghiệm cho trẻ đa dạng, phong phú. Các hình thức hoạt
động phù hợp theo lứa tuổi đều có thể sử dụng để thiết kế cho trẻ trải nghiệm. Giáo
viên có thể sử dụng hình thức hoạt động học, chơi, tham quan, lao động, ngoài trời…
Các hoạt động trên đều chứa đựng những khả năng giáo dục nhất địnhvà đó cũng là cơ
hội để giáo viên và trẻ thể hiện khả năng sáng tạo của bản than trong q trình tham

gia hoạt động
* Vai trị của trải nghiệm đối với việc giáo dục trẻ MG
Giáo dục trải nghiệm có nhiều ưu thế trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo. Vai trò
giáo dục theo hướng trải nghiệm được thể hiện như sau:
Giáo dục theo trải nghiệm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực cho trẻ mầm
non. Mục tiêu giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một,
hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất
mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi , khơi dậy và

8


phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời [1, tr 3]. Mục tiêu giáo dục mầm non hướng đến các
lĩnh vực phát triển cụ thể, qua quá trình trải nghiệm các mục tiêu giáo dục sẽ được
thực hiện một cách đồng bộ trong sự phối hợp thống nhất giữa kiến thức, kĩ năng và
thái độ để giải quyết được các nhiệm vụ cụ thể do các tình huống thực tiễn đặt ra. Hay
nói cách khác trẻ cần có các năng lực cần thiết phù hợp với các nhiệm vụ khi tham gia
vào các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm. Tổ chức hoạt động giáo dục theo
hướng trải nghiệm là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện các năng lực và phẩm
chất cần thiết tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng, nhanh chóng thích ứng với cuộc sống hiện
tại tạo nền tảng cho việc học tập trong các bậc học sau có hiệu quả cũng như làm chủ
cuộc sống trong tương lại.
Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm tạo ra những tình huống thực tiễn,
gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Mỗi tình huống có liên quan đến sự vật, hiện tượng,
các mối quan hệ của những đối tượng khác nhau trong môi trường tự nhiên, xã hội,
đây là nguồn thông tin vô cùng đa dạng mà trẻ có cơ hội được tiếp cận trong hoạt
động trải nghiệm. Các chủ đề hoặc dự án trải nghiệm của trẻ nhằm khơi dậy ý tưởng
liên kết các nội dung giáo dục khác có tác dụng làm giảm bớt sự quá tải nội dung

trong quá trình giáo dục và đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính tổng
hợp của trẻ mầm non. Các tính huống trải nghiệm được thể hiện dưới nhiều hình thức
hoạt động phong phú của trẻ ở trường mầm non sẽ tận dụng được ưu thế trong việc
tích lũy kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ của trẻ đối với các sự vật, hiện tượng,
mội người xung quanh.
Hoạt động trải nghiệm theo hướng trải nghiệm tạo mơi trường để giáo viên có
thể sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực dựa trên đặc điểm nhận thức, cảm xúc,
kinh nghiệm, kĩ năng của trẻ lứa tuổi mầm non. Các hoạt động giáo dục theo hướng
trải nghiệm linh hoạt, sáng taoh và đầy thách thức. Trong đó trẻ được thử làm, khám
phá, nhìn, nghe, chơi với bạn, chia sẻ và suy nghĩ độc lập, giải quyết vấn đề vì vậy
giáo viên ln phải sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực để tạo cơ hội cho trẻ
được trải nghiệm . Giáo viên là người trợ giúp trẻ để trẻ có cơ hội tự lĩnh hội kiến
thức, kĩ năng và hình thành thái độ tích cực nhất. giáo viên hỗ trợ trẻ bằng cách tạo ra
môi trường phù hợp với trẻ, hoặc khuyến khích trẻ tham gia cùng chuẩn bị mơi trường

9


để kích thích sự tị mị, ham hiểu biết của trẻ, tao tâm thể tích cực cho trẻ tham gia
hoạt động.
Hoạt động trải nghiệm cho trẻ là môi trường liên kết các lực lượng giáo dục từ
nhà trường, gia đình và xã hội, tận dụng được ưu thế của nguồn lực này về trí tuệ, tinh
thần và vật chất tạo ra hiệu quả kép của quá trình giáo dục
* Quy trình giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ MG
Theo hướng tiếp cận dạy học chủ động thì trải nghiệm thực tế được xem là hoạt
động đầu tiên trong quá trình học tập. Cách tiếp cận này hồn tồn phù hợp với trẻ
mầm non vì đặc điểm tư duy trẻ địi hỏi phải tương tác trực tiếp với mơi trường, kinh
nghiệm cịn ít nên trẻ cần được tạo điều kiện và cơ hội tích lũy thơng qua các trải
nghiệm trực tiếp, việc học của trẻ bắt đầu từ xúc cảm nên cho qua trải nghiệm cụ thể
mới tạo được dấu ấn cảm xúc, kích thích trẻ tích cực lĩnh hội kinh nghiệm.

Dựa trên mơ hình học tập trải nghiệm của Kolb và căn cứ đặc điểm lứa tuổi, các nhà
giáo dục Việt Nam đưa ra quy trình học tập theo hướng trải nghiệm của trẻ mầm non
gồm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế
Trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động do giáo viên tổ chức theo chủ đề, các
sự kiện có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Sự trải nghiệm có chất lượng
cao hay thâp phụ thuộc vào mức độ tham gia của trẻ, chất lượng của tình huống cụ
thể, thực tế của chúng được trải nghiệm
Giai đoạn 2: Chia sẻ kinh nghiệm
Kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm của trẻ cần được chia sẻ với người khác
thì mới được khắc sâu, được ghi nhận, điều chỉnh, chính xác hóa và từ đó mới đọng lại
nơi trẻ những dấu ấn cảm xúc tốt đẹp. Quá trình này tạo điều kiện để phát triển suy
nghĩ của trẻ từ cấp độ thấp đến cấp độ cao và được cụ thể hóa qua việc trả lời các câu
hỏi
Giai đoạn 3: Rút ra kinh nghiệm cho bản than
Trẻ học kiến thức và kinh nghiệm mới tạo ra những hiểu biết mới. N hững kiến
thức, kinh nghiệm trẻ đúc kết được dựa vào sự phân tích, đánh giá kinh nghiệm có
được qua các giai đoạn trước đó
Giai đoạn 4: Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống

10


Trẻ sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm vừa mới lĩnh hội vào các bối cảnh
hoặc sự việc mới và kinh nghiệm cứ thế tạo ra, hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ ngày
càng được nâng cao.
Quy trình giáo dục theo trải nghiệm là một chuỗi logic gồm 4 giai đoạn. Kết
quả của giai đoạn trước là điểm khởi đầu, điểm tựa của giai đoạn sau. Kiến thức, kinh
nghiệm mới được hình thành được đưa vào kiểm nghiệm trong tình huống mới và nó
lại trở thành kinh nghiệm có sẵn, kinh nghiệm cụ thể và là trải nghiệm khởi đầu của

một chu trình trải nghiệm mới. Thời gian cần thiết để thực mỗi giai đoạn thay đổi phụ
thuộc vào đặc điểm nhận thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân [5, tr11]
1.2.3. Khám phá MTXQ thơng qua hoạt động ngồi trời của trẻ MG
* Nội dung khám phá MTXQ qua hoạt động ngồi trời
Trong hoạt động ngồi trời có thể hướng dẫn trẻ làm quen với các nội dung sau
đây:
- Thực vật: Các loại thực vật có trên sân trường, vườn trường; củng cố tri thức về đặc
điểm cấu tao và mối quan hệ của nó với mơi trường tự nhiên và con người; tìm kiếm
phát hiện trạng thái và sự thay đổi của nó trong q trình phát triển ở các thời điểm
khác nhau
- Làm quen với động vật: Các loại động vật nuôi trong vườn trường; các loại côn
trùng, chim, cá… củng cố tri thức về đặc điểm cấu tạo và mối quan hệ của nó trong
mơi trường tự nhiên và con người; tìm kiếm phát hiện trạng thái và sự thay đổi của nó
trong các thời điểm khác nhau với các thời tiết khác nhau
- Làm quen với hiện tượng thiên nhiên: Mặt trời, mặt trăng, các vì sai, các tia sáng,
bầu trời, các hiện tượng thời tiết như mây mưa, sấm chớp, tìm kiếm phát hiện ảnh
hưởng của nó đối với động vật, tự nhiên vơ sinh, con người, đồ vật xung quanh
- Làm quen với môi trường xã hội: các phương tiện hoạt động của con người. hoạt
động của người lớn trên sân trường và cạnh trường
- Tham gia các hoạt động lao động đơn giản trên sân trường và vườn trường
- Tham gia các trò chơi học tập, vận động, trò chơi sáng tạo trên sân trường, vườn
trường
- Tìm kiếm các nguyên vật liệu tự nhiên (lá, quả, hạt) và các yếu tố tự nhiên vơ sinh
để bổ sung cho góc thiên nhiên. [7, tr 129]
* Cách tổ chức hoạt động ngoài trời trong chương trình PP cho trẻ KPMTXQ

11


- Xác định mục đích hoạt động: Việc xác định mục đích hoạt động ngồi trời cần

hướng đến ưu thế của hoạt động này đối với quá trình nhận thức của trẻ gồm:
+ Củng cố tri thức, kĩ năng, nhận thức cho trẻ
+ Mở rộng tri thức về MTXQ
+ Hình thành thái độ tích cực của trẻ với MTXQ
- Chuẩn bị:
+ Khảo sát mơi trường hoạt động ngồi trời: xác định các đối tượng, số lượng vị trí
đối tượng, khu vực tổ chức hoạt động của trẻ, dự kiến những ảnh hưởng của thời tiết
đến các đối tượng
+ Chuẩn bị phương tiện cho trẻ hoạt động ngoài trời. Ngoài các đối tượng đã có trên
sân trường cần chuẩn bị các dụng cụ hoạt động như: đồ chơi, đồ dung, tài liệu cho trẻ
tham gia lao động, làm thí nghiệm, vui chơi và các hoạt động tích hợp khác
+ Chuẩn bị trang phục cho trẻ phù hợp thời tiết , vận động của trẻ và đảm bảo an toàn.
- Cách tiến hành
Tổ chức hoạt động ngoài trời được tiến hành linh hoạt hơn so với tổ chức hoạt
động học tập vì nó chịu ảnh hưởng nhiều MTXQ. Tùy theo lứa tuổi, thời gian tiến
hành hoạt động, chủ đề hoạt động và mức độ hứng thú của trẻ giáo viên có thể tiến
hành các hoạt động sau:
+ Tổ chức cho trẻ quan sát: Đây là hoạt động cơ bản tạo ra hiệu quả nhận thức trong
quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ, có thể cho trẻ quan sát sự vật, hiện
tượng diễn ra trên sân trường một cách tự nhiên hoặc tổ chức cho trẻ quan sát trong
quá trình tham gia thí nghiệm, trải nghiệm và lao động. Giáo viên cần chuẩn bị trước
hoạt động, sử dụng các hình thức quan sát khác nhau như tập thể, cá nhân, nhóm. Tổ
chức quan sát tập thể trong hoạt động ngoài trời được sử dụng khi hướng dẫn làm
quen với sự thay đổi rõ nét của thiên nhiên diễn ra trong vùng, trong q trình lao
động của người lớn. Có thể tổ chức quan sát theo nhóm nhỏ, cho trẻ tham gia vào cho
động vật ăn, xới đất…
+ Tổ chức cho trẻ lao động trên sân trường, ở vườn hoa phải căn cứ vào mục đích của
hoạt động: có nhiệm vụ cho cả lớp cùng thao gia trồng cây, gieo hạt, thu hoạch, thu
dọn trên sân; có nhiệm vụ nên tổ chức cho trẻ thực hiện theo nhóm (chuẩn bị đất, tưới
cây, nhặt lá vàng, nhặt hạt…)


12


+ Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm tạo được tính tích cực
nhận thức của trẻ : Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, sự vật: nắng, gió,
nước, đất, ngửi mùi hoa, nghe âm thanh cuộc sống; cho trẻ tập sử dụng các dụng cụ
lao động của người lớn. Hoạt động ngồi trời cũng là thời điểm lí tưởng để tổ chức
các thí nghiệm. Đặc biệt các thí nghiệm với nắng, gió, nước, thí nghiệm về sự ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường với động vật, thực vật và đồ vật
+ Tổ chức trò chơi : Trong thời gian hoạt động ngồi trời cần tận dụng mơi trường để
củng cố tri thức cho trẻ về MTXQ bằng cách tổ chức trị chơi hấp dẫn trẻ. Có thể tổ
chức trị chơi như: Tổ chức các trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ tạo ra
khơng khí sơi nổi, thoải mái. Tham gia tích cực vào các trị chơi này sẽ đảm bảo mật
độ vận động tích cực cho trẻ đồng thời góp phần củng cố cho trẻ về MTXQ; Trị chơi
học tập đơn giản khơng địi hỏi các điều kiện tổ chức phức tạp như các trò chơi học
tập dung lời nói, các trị chơi với các vật liệu có sẵn ngồi trời.
+ Chơi tự do: Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ chơi tự do với các dụng cụ cố định ngồi
trời theo nhóm hoặc sở thích cá nhân [4][5]
Nội dung giáo dục và cách hướng dẫn tổ chức các hoạt động khám phá cần phù
hợp với yêu càu và đặc điểm nhận thức, khả năng của trẻ theo từng độ tuổi. Các hoạt
động cần thực sự lơi cuốn, kích thích hứng thú nhận thức và sự tập trung chú ý của trẻ,
khơng biến hình thức hoạt động ngồi trời thành tiết học khơ cứng, máy móc, áp đặt .
1.2.4. Ý nghĩa tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ thơng qua
hoạt động ngồi trời
Hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ thông qua hoạt động ngồi trời giúp
trẻ được hoạt động trong mơi trường thiên nhiên, trẻ thích thú, thoải mái, tự tin thể
hiện sự chủ động, tích cực trong q trình hoạt động từ đó mà tự chiễm lĩnh các tri
thức về MTXQ. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ cịn giúp trẻ
hình thành những biểu tượng ban đầu chân thực về thế giới xung quanh, giúp trẻ tích

lũy kiến thức và ứng dụng vào thực tiễn, phát triển rèn luyện các kĩ năng nhận thức
như quan sát, so sánh, phán đoán, đo lường…
Tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ qua hoạt động ngoài trời cũng giúp
trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả
năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn từ đó giúp trẻ có thể tối đa hóa khả

13


năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến
thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
Hoạt động trải nghiệm ở ngoài trời giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ.
Trẻ được thử làm, khám phá, nhìn, nghe, chơi với các bạn, cùng hợp tác làm việc
nhóm, chia sẻ, suy nghĩ và đọc lập giải quyết vấn đề . Khi trẻ được chủ động tham gia
tích cực vào q trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến, trẻ tự nắm bắt
kiến thức, hình thành các kĩ năng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, cho trẻ trải nghiệm
ngồi trời cũng giúp trẻ tang cường thể lực, sức khỏe thông qua việc tiếp xúc với
phong cảnh thiên nhiên, hít thở bầu khơng khí trong lành và những vẫn động tích cực
trong một khơng gian rộng và thống đãng. Từ đó, hình thành những ấn tượng và cảm
xúc tích cực, tạo điều kiện cho việc giáo dục tình cảm gần gũi, gắn bó với thiên nhiên
và cuộc sống xung quanh.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng nhận thức sinh viên về hoạt động trải nghiệm và việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho trẻ MG thơng qua hoạt động ngồi trời.
Sau khi phát phiếu điều tra (72 phiếu) thực trạng nhận thức của sinh viên k39 –
khoa mầm non Trường cao đẳng sư phạm Hà Tây về hoạt động trải nghiệm và tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngồi trời, tơi
thu được kết quả như sau
Với mục đích đo mức độ hiểu khái niệm về hoạt động trải nghiệm tôi đưa ra
câu hỏi 1“Hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non là?” Sinh viên trả lời thống kê số

lượng như sau:
Bảng 1. Mức độ hiểu của sinh viên về hoạt động trải nghiệm
ST

Mức độ hiểu

Số lượng

Tỉ lệ %

T
1

Hiểu đầy đủ (đáp án 66

91,8%

2

a)
Hiểu chưa đầy đủ 16

22,2%

(đáp án b và c)
Như vậy sinh viên đã có hiểu về khái niệm hoạt động trải nghiệm, với đáp án
a – đáp án đầy đủ có 66 sinh viên lựa chọn chiếm 91,8%, với đáp án b và c – chưa đầy
đủ có 22,2% sinh viên lựa chon. Như vậy, hầu hết sinh viên đã hiểu khái niệm bản
chất hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non sinh viên đã lựa chọn phương án đầy đủ


14


nhất về khái niệm về hoạt động trải nghiệm.Tuy nhiên vẫn còn một số lượng nhỏ sinh
viên hiểu chưa đầy đủ về hoạt động trải nghiệm, điều này thể hiện qua việc sinh viên
chưa lựa chọn câu trả lời đầy đủ, chính xác về khái niệm hoạt động trải nghiệm. Đây
là cơ sở quan trọng để sinh viên có thể tìm hiểu và tổ chức các hoạt động trải nghiệm
cho trẻ mầm một cách thuận lợi. Để đo mức độ nhận thức về sự cần thiết tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2: Nhận thức về việc cần thiết tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở
trường mầm non
ST
T
1
2
3

Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ %

Rất cần thiết
65
90,3%
Cần thiết
7
9,7%
Không cần thiết

0
0%
Qua bảng trên nhận thấy, có 90,3% sinh viên cho rằng rất cần thiết tổ chức các

hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trưởng mầm non, 9,7% sinh viên cho rằng việc tổ
chức là cần thiết và khơng có sinh viên nào cho rằng không cần thiết tổ chức hoạt
động trải nghiệm. Từ đó có thể nhận thấy phần đa số sinh viên đều cho rằng rất cần
thiết và cần thiết tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Như
vậy, đây cũng là cơ sở quan trọng để tiến hành thực hiện đề tài, đa số sinh viên đều có
hiểu biết nhất định về hoạt động trải nghiệm, đồng thời hiểu rõ về sự cần thiết nên tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non.
Để tìm hiểu kĩ hơn nhận thức của sinh viên về hoạt động trải nghiệm và ý nghĩa
của hoạt động trải nghiệm đối với trẻ mầm non, tôi đưa ra câu hỏi sinh viên về vai trò
của hoạt động trải nghiệm đối với trẻ mầm non. 100% sinh viên đều lựa chọn đáp án
D – Là đáp án đầy đủ nhất. Hoat động trải nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện các
năng lực, tự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cần thiết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; trẻ
tự tin, chủ động, tích cực, tự giác nỗ lực trong các hoạt động và giúp trẻ có thể giải
quyết các vấn đề thực tiễn, thích ứng tốt với cuộc sống. Như vậy, sinh viên đều hiểu
được ý nghĩa vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với trẻ mầm non từ đó sẽ có mong
muốn được tổ chức, hướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ khi xuống
thực tập sư phạm tại các trường mầm non thơng qua các hình thức phù hợp.
Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non, sinh
viên cần hiểu rõ quy trình cho trẻ trải nghiệm vì vậy chúng tơi đưa ra câu hỏi “Theo

15


bạn, quy trình cho trẻ trải nghiệm gồm?”để đo mức độ hiểu biết của sinh viên về quy
trình cho trẻ trải nghiệm thì thu được kết quả sau:
Bảng 3: Nhận thức về quy trình cho trẻ trải nghiệm

ST

Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ %

T
1

Hiểu đầy đủ (đáp án 30

41,7%

2

d)
HIểu chưa đầy đủ 42

59,3%

(đáp án a,b,c)
Căn cứ bảng kết quả trên nhận thấy, mặc dù sinh viên đã biết về hoạt động trải
nghiệm, hiểu ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với trẻ nhưng quy trình cho trẻ
trải nghiệm thì chỉ có 41,7 sinh viên lựa chọn được đáp án đầy đủ, có 59,3% sinh viên
lựa chọn đáp áp chưa đầy đủ. Điều này thể hiện rõ thực tế sinh viên chưa được biết
đến quy trình cho trẻ trải nghiệm trong các bộ môn sinh viên đã từng học hoặc sinh
viên mới chỉ tiếp cận ở mức độ ban đầu, hiểu biết về quy trình cịn mơ hồ. Khi được
hỏi về các bước cụ thể trong quy trình thì sinh viên cịn chưa thật sự hiểu rõ, số bạn

lựa chọn chính xác đáp án cũng lựa chọn theo cảm tính và chưa áp dụng đầy đủ quy
trình này vào quá trình dạy trẻ mầm non ở các bộ môn.
Khi được hỏi “ Bạn đã tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non chưa?
Nếu có thì bạn đã tổ chức hoạt động trải nghiệm ở hình thức?” Chỉ có 36 sinh viên có
câu trả lời “đã tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ” trong đó phần lớn sinh viên có
tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các hình thức hoạt động vui chơi chú trọng hoạt động
vui chơi trong các góc với việc cho trẻ trải nghiệm cơng việc của người lớn thơng qua
trị chơi đóng vai theo chủ đề. Bên cạnh đó, sinh viên cũng đã từng tổ chức hoạt động
trải nghiệm thông qua hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe – cho trẻ làm món
ăn đơn giản hằng ngày, hoạt động học qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ KPMTXQ.
Như vây, sinh viên đã tiếp cận và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ qua các
học phần phương pháp, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình tổ
chức sinh viên chưa chú trọng quy trình cho trẻ trải nghiệm, việc tổ chức chỉ mới
dừng ở việc bắt đầu cho trẻ trải nghiệm, tự thực hành, thao tác trong một số hoạt động
cụ thể.
Bảng 4: Nhận thức về sự phù hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
KPMTXQ với hình thức hoạt động ngoài trời

16


ST
T
1
2
3

Lĩnh vực phát triển

Số lượng


Tỉ lệ %

Rất phù hợp
68
94,4%
Phù hợp
4
5,6%
Không phù hợp
0
0%
Qua bảng trên nhận thấy, 94,4% sinh viên cho rằng rất phù hợp, 5,6% sinh viên

cho rằng phù hợp và 0% sinh viên cho rằng không phù hợp tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời. Khi trao đổi trực
tiếp, sinh viên giải thích lí do nghĩ rằng phù hợp vì nếu cho trẻ trải nghiệm ngoài trời
trẻ sẽ thoải mái, tự do hơn. Bên cạnh đó, cho trẻ trải nghiệm ngoài trời giáo viên cũng
sẽ dễ dàng tổ chức và chuẩn bị những hình thức trải nghiệm với các nguyên vật liệu tự
nhiên hơn. Ngoài ra, hoạt động ngoài trời ln là hoạt động trẻ mong đợi và thích thú
nhất khi được ra ngoài sân, vườn trường ngắm thiên nhiên, cây cối và được chơi
những trò chơi tự do.
Khi được hỏi “Bạn đã từng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ
thơng qua hoạt động ngồi trời?” có 60 chiếm 83,3% sinh viên trả lời chưa từng tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ thơng qua hoạt động ngồi trời, khi được hỏi sinh
viên đều trả lời trong chương trình sinh viên chưa được thực hành tổ chức hoạt động
ngoài trời mà chú trọng thực hành hoạt động tiết học. Có 12 chiếm 27,7% sinh viên trả
lời rằng đã từng thực hành tổ chức hoạt động ngoài trời, tuy nhiên chỉ mới dừng ở
quan sát, trò chơi nhỏ qua lần kiến tập sư phạm và thực hành bộ môn tổ chức thực
hiện chương trình GDMN. Những hoạt động sinh viên đã tổ chức ở ngoài trời chưa

thực sự là hoạt động trải nghiệm mà mới dừng ở hoạt động cho trẻ quan sát thời tiết,
cây cối và chơi trò chơi . Khi được yêu cầu mô tả về một hoạt động trải nghiệm mà
sinh viên từng tổ chức chỉ có 5 sinh viên mơ tả lại các hoạt động như trải nghiệm với
nước trong giờ khám phá MTXQ, trải nghiệm làm hoa quả xiên, pha nước chanh trong
hoạt động GD dinh dưỡng. Sinh viên đều mới chỉ nêu tên hoạt động và cách thực hiện
mà chủ yếu là giáo viên làm và hướng dẫn trẻ làm theo – điều này chưa thể hiện rõ
quy trình cho trẻ trải nghiệm.

17


1.3.2. Thực trạng việc hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
KPMTXQ thông qua hoạt động ngồi trời ở bộ mơn Phương pháp cho trẻ
KPMTXQ trong chương trình giảng dạy hệ CĐSP
Chương trình giảng dạy hệ CĐSP mầm non – Trường CĐSP Hà Tây có bộ môn
PP cho trẻ khám phá MTXQ . Đây là một học phần mang tính nghiệp vụ sư phạm.
Chương trình được xây dựng 3 tín chỉ (45 tiết) gồm 3 chương: Một số vấn đề chung;
Phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ; Thực hành cho trẻ tổ
chức KPMTXQ. Với mục tiêu chính giúp sinh viên hiểu được lí luận về phương pháp
cho trẻ khám phá MTXQ; Thiết kế và tổ chức được các hoạt động cho trẻ mầm non
khám phá môi trường xung quanh theo một số chủ đề phù hợp với mục tiêu giáo
dục, nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ.
Trong chương trình của học phần sinh viên đã được cung cấp kiến thức, kĩ
năng căn bản để có thể tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ. Ở chương 2, sinh
viên được tiếp cận với các hình thức tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ trong đó có
hình thức hoạt động ngồi trời. Như vậy, chương trình có hướng dẫn sinh viên nội
dung, phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, có một số gợi ý về cách tổ
chức cho trẻ khám phá MTXQ ở ngoài trời cho sinh viên. Tuy nhiên, học phần mới
dừng lại phần giới thiệu cho sinh viên những nôi dung và phương pháp cơ bản để sinh
viên có thể tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ, chương trình chưa hướng vào việc tổ

chức cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời. Nội dung thực hành của học phần
đang chú trọng vào việc thực hành cho trẻ KPMNTQ trên hình thức tiết học vì đây là
nội dung cơ bản để đáp ứng được mục tiêu của học phần đã đưa ra.
Qua trao đổi với giảng viên trực tiếp dạy học phần Phương pháp cho trẻ khám
phá MTXQ, giảng viên cũng đã khẳng định tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá
MTXQ theo hướng trải nghiệm là phương pháp giáo dục đổi mới và phù hợp với bộ
môn Phương pháp cho trẻ khám phá MTXQ. Giảng viên đã hướng dẫn sinh viên tổ
chức hoạt động ngoài trời chủ yếu bằng các phương pháp cơ bản như: Phương pháp
quan sát, phương pháp dung lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành. Tuy
nhiên, các giảng viên chưa hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
MG theo hướng trải nghiệm.
Vì vậy, việc hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở
trường mầm non thơng qua hoạt động ngồi trời là phù hợp với sinh viên trên nền tảng

18


kiến thức, kĩ năng sinh viên đã có được thơng qua học học phần khám phá MTXQ.
Đặc biệt phù hợp cho sinh viên thực hành khi thực tập sư phạm ở trường mầm non,
điều này mở ra cho sinh viên những cách dạy trẻ mới mẻ, sáng tạo. Từ đó, sinh viên
có thể thích ứng nhanh với thực tiễn giáo dục mầm non đang có nhiều thay đổi.
1.3.3. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài
trời ở trường mầm non.
Hiện nay, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội rất chú trọng vào
việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non. Qua phiếu điều tra cụ thể
trên 20 giáo viên khối mẫu giáo thuộc các trường: Trường mầm non Thăng Long, Lê
Quý Đôn (quận Hà Đông – Hà Nội); Trường mầm non Thanh Liệt A, Đại Áng (Thanh
trì – Hà Nội); tôi nhận thấy thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thơng qua
hoạt động ngồi trời như sau:
Bảng 1. Mức độ hiểu của giáo viên về hoạt động trải nghiệm

ST

Mức độ hiểu

Số lượng

Tỉ lệ %

T
1

Hiểu đầy đủ (đáp án 19

95%

2

a)
Hiểu chưa đầy đủ 1

5%

(đáp án b và c)
Qua bảng trên ta thấy, 95% giáo viên hiểu đúng về hoạt động trải nghiệm. Chỉ
có 1 giáo viên hiểu chưa đầy đủ về hoạt động trải nghiệm, Giáo viên đều trao đổi lại
với chúng tôi là đã được tập huấn về hoạt động trải nghiệm do phòng GD tổ chức. Bên
cạnh đó, giáo viên cũng được thực hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ
ngay tại lớp mình phụ trách.
Khi được hỏi về sự cần thiết tổ chức hoạt động trải nghiệm và ý nghĩa của việc
tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ có 100% giáo viên đều cho rằng tổ chức hoạt

động trải nghiệm cho trẻ là cần thiết vì nó mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với trẻ:
Giúp phát triển tồn diện các năng lực của trẻ, tự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cần thiết
dưới sự hướng dẫn của giáo viên; giúp trẻ tự tin, chủ động, tích cực, tự giác nỗ lực
trong các hoạt động; giúp trẻ có thể giải quyết các vấn đề thực tiễn, thích ứng tốt với
cuộc sống. Đặc biệt, tất cả giáo viên đều cho rằng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm
trẻ rất thích thú, hứng khởi, thích được hoạt động. Bên cạnh đó, khi được hỏi về quy
trình trải nghiệm có 85% giáo viên trả lời đúng quy trình, cịn lại 25% giáo viên chọn

19


đáp án chưa đầy đủ. Như vậy, hầu hết giáo viên ở trường mầm non đều nhận thức đầy
đủ về việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm, ý nghĩa và quy trình trải nghiệm do những buổi
tập huấn thường xuyên của nhà trường và phòng GD tổ chức.
Bảng 2: Nhận thức về sự phù hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
KPMTXQ với hình thức hoạt động ngồi trời
ST
T
1
2
3

Mực độ

Số lượng

Tỉ lệ %

Rất phù hợp
15

75%
Phù hợp
5
25%
Không phù hợp
0
0%
Khi được hỏi về sự phù hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ

thì có 75% giáo viên cho rằng rất phù hợp, 25% giáo viên cho rằng phù hợp và 0%
giáo viên cho rằng không phù hợp. Điều này thể hiện rõ thực tế việc tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngoài trời là rất phù hợp
với trẻ. Tần suất tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ thông qua hoạt động
ngoài trời thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Tần suất tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ với hình
thức hoạt động ngồi trời
ST
T
1
2
3

Tần suất

Số lượng

Tỉ lệ %

Thường xuyên
10

50%
Thỉnh thoảng
8
40%
Hiếm khi tổ chức
2
10%
Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ thơng qua hoạt động

ngồi trời được 50% giáo viên thường xuyên tổ chức, 40% giáo viên thỉnh thoảng tổ
chức và 10% giáo viên hiếm khi tổ chức. Khi trao đổi với chúng tôi, những giáo viên
thường xuyên tổ chức cho rằng: trẻ rất thích thú khi được hoạt động trải nghiệm ngoài
trời, việc tiếp nhận kiến thức dễ dàng và hoạt động nhóm trẻ rất tích cực vì vậy, giáo
viên tận dụng những ưu thế này để thường xuyên tổ chức cho trẻ, đó có thể là những
hoạt động trải nghiệm nhỏ như làm thí nghiệm, chăm sóc cây, thu hoạch rau hoặc trị
chơi. Một số giáo viên hiếm khi tổ chức cho rằng, thỉnh thoảng mới tìm nội dung cho
trẻ trải nghiệm, cịn lại thời gian hoạt động ngoài trời chủ yếu cho trẻ vui chơi tự do
với đồ chơi quanh sân trường.
Khi được hỏi về những khó khăn trong q trình tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hoạt động ngồi trời, giáo viên liệt kê một số khó

20


khăn sau: thứ nhất, khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường, một số trường cơ sở
vật chất ngoài trời chưa phong phú cho trẻ trải nghiệm, chỉ có sân trường khơng có
vườn trường, khơng có các khu chơi với nguyên vật liệu tự nhiên hoặc các khu sáng
tạo. Điều này là khó khăn lớn cho giáo viên trong quá trình tổ chức cho trẻ trải
nghiệm, đối với những trường này, giáo viên ít khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm ngồi
trời vì cần chuẩn bị nhiều đồ dung, dụng cụ. Thứ hai, nhiều giáo viên chưa biết lựa

chọn nội dung phù hợp cho trẻ trải nghiệm, những nội dung cũ lặp đi lặp lại khiến trẻ
không hứng thú trong quá trình hoạt động. Thứ 3, hoạt động ngồi trời phụ thuộc lớn
vào thời tiết, vì vậy giáo viên khơng chủ động được trong q trình tổ chức hoạt động.
Giáo viên chia sẻ, muốn tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho trẻ ngồi trời cần chuẩn
bị khơng gian trải nghiệm, đồ dùng cho trẻ trải nghiệm tốt thì hoạt động đó mới gây
hứng thú cho trẻ.
Như vậy, qua phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên về tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời chúng ta thấy giáo viên hiểu tương đối
rõ về hoạt động trải nghiệm, sự cần thiết và ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Bên cạnh đó, giáo viên đã tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho trẻ KP MTXQ ở ngồi trời, tuy nhiên vẫn cịn một số giáo viên e ngại về
những khó khăn, khơng thường xun chủ động tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở
ngoài trời cho trẻ.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm
việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những
đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các
hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những
năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm cho trẻ KPMTXQ thơng
qua hoạt động ngồi trời giúp trẻ được hoạt động trong mơi trường thiên nhiên, trẻ
thích thú, thoải mái, tự tin thể hiện sự chủ động, tích cực trong q trình hoạt động từ
đó mà tự chiễm lĩnh các tri thức về MTXQ. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
KPMTXQ rất phù hợp đối với trẻ mầm non, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo.
Sinh viên k39 ngành mầm non Trường CĐSP Hà Tây đã bắt đầu được tiếp cận
về hoạt động trải nghiệm thông qua các giảng viên bộ môn và kiến tập sư phạm ở
trường mầm non. Bên cạnh đó, GVMN tại một số trường mầm non trên địa bàn thành

21



×