Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP và tác ĐỘNG của nó đối với sự PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.37 KB, 37 trang )

BỘ NỘI VỤ
ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NÔI

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 2/2022


2

Mục lục


3
I. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh
tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản về Cách mạng Cơng nghiệp:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước
để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng
dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử
dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ,
cuộc Cách mạng Cơng nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần
ba, nó kết hợp các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý,
kỹ thuật số và sinh học". Hiện nay, nhân loại đang hướng đến cuộc cách


mạng 4.0, và Việt Nam Cũng đang đón đầu cuộc cách mạng này như
một sự tất yếu của sự phát triển. Các cuộc cách mạng cơng nghiệp thì
ln có những đặc trưng riêng về trình độ lực lượng sản xuất, trình độ
khoa học cơng nghệ, trình độ quản lý xã hội,...
1. Để có một cái nhìn tồn diện về cách mạng cơng nghiệp, vậy
cách mạng cơng nghiệp là gì?
Trước hết, khái niệm cách mạng là chỉ sự thay đổi mang tính đột
phá và cấp tiến. Cách mạng đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử trên
nhiều phương diện. Về chính trị, như Cách mạng tháng Mười, Cách mạng
tháng Tám,v.v... Về kinh tế, như Cách mạng Nông nghiệp, Cách mạng
Công Nghiệp,v.v... Về văn hóa, ta có Cách mạng Văn hóa, Cách mạng
Tơn giáo,v,v... Như vậy khi nói đến Cách mạng Cơng nghiệp là chủ yếu
nói về phương diện kinh tế, tuy nhiên bản chất của cách mạng công
nghiệp cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chính trị, văn hóa.
Cịn về cách mạng cơng nghiệp, một cách đơn giản, thì đó là sự


4
thay đổi mang tính tiến bộ của một nền sản xuất, với trình độ phát triển
mới của lực lượng sản xuất, dựa trên thành tựu của nền cơng nghiệp.
Cịn định nghĩa một cách chi tiết thì cách mạng cơng nghiệp là nói đến
những bước phát triển nhảy vọt của chất trình độ của lực lượng sản xuất
và sức lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và cơng
trong q trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi về phân
công lao động xã hội, về tăng năng suất lao động nhờ áp dụng một cách
phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ vào đời sống
xã hội. Với cách định nghĩa này, thì cách mạng cơng nghiệp là một sự
tiến bộ văn minh loài người, dựa trên nền tảng đột phá về kỹ thuật –
cơng nghệ, nó có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất lao động, và
các mặt khác trong đời sống xã hội.

2. Cách mạng công nghiệp diễn ra như thế nào?
Khoảng 10.000 năm về trước, sự thay đổi lớn lao đầu tiên trong lịch
sử văn minh lồi người chính là sự chuyển đổi từ săn bắt hái lượm sang
trồng trọt và chăn nuôi diễn ra nhờ sự thuần hóa động vật. Có thể nói
đây là cuộc cách mạng nông nghiệp đầu tiên nhờ sự kết hợp sức lao
động của động vật và con người nhằm mục đích sản xuất, vận tải và
thơng tin liên lạc.
Tiếp nối cuộc cách mạng nông nghiệp là một loạt các cuộc cách
mạng công nghiệp bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII. Các cuộc cách mạng
này đánh dấu sự dịch chuyển từ sức mạnh cơ bắp sang sức mạnh cơ khí
và tiến triển đến ngày nay với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.


5
II. Các cuộc cách mạng công nghiệp
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm
Vào giữa thập niên 17, thời ấy nền kinh tế ở các nước phương tây
cịn khá đơn giản, máy móc hoạt động đều dựa vào sức người, sức gió,
sức nước,…Điều này khơng chỉ làm tốn nguồn nhân lực mà cịn dẫn đến
năng suất làm việc khơng được hiệu quả. Vì thế cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất được ra đời, với mong muốn phát minh ra cơ khí
máy móc thay thế cho sức lao động thủ cơng qua đó tăng năng suất .
1.2. Khái quát cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được bắt nguồn từ nước
Anh. Hồi ấy, các nhà máy dệt đều được xây dọc hai bên sông để lợi dụng
sức nước vận hành máy móc. Một phụ tá tên là James Watt đã phát minh
ra máy hơi nước. Nhờ đó mà các nhà máy dệt có thể xây dựng ở bất cứ
đâu => Đây là bước khởi đầu của cuộc cách mạng lần thứ nhất.
Tiếp đến là máy dệt vải – một phát minh quan trọng trong ngành

dệt, được phát minh bởi vị linh mục có tên là Edmund Cartwright. Nhờ
chiếc máy này mà năng suất đã cải thiện lên đến 40 lần.
Cùng với thời gian đó, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt
“puddling”. Tuy có thể luyện gang thành sắt dễ dàng và đem đến sắt có
chất lượng cao nhưng địi hỏi máy móc phải có độ bền cao. Đây là một
bước tiến lớn trong ngành luyện kim loại.
Lúc này các nước phương Tây mở cửa giao dịch hàng hóa, vì thế
ngành giao thơng vận tải rất phát triển và cho ra đời chiếc đầu máy xe


6
lửa hơi nước với vận tốc 14 dặm /h vào năm 1804. Đến năm 1807,
Robert Fulton phát minh ra tàu thủy hơi nước.
1.3 Quy mô và tốc độ phát triển
Nhờ những phát minh vĩ đại này đã tạo bước tiến cho ngành giao
thông vận tải, vận tải và dệt may ở nước Anh và châm ngòi cho cuộc
cách mạng lần thứ nhất bùng nổ, lan rộng từ nước Anh ra khắp Châu Âu,
Hoa Kỳ và Nhật Bản
1.4 Ảnh hưởng của cuộc cách mạng lần thứ nhất
a. Đối với kinh tế:
- Tiết kiệm thời gian sản xuất
- Nâng cao năng suất
- Sự phát triển các máy công cụ tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo
máy, phục vụ những ngành sản xuất khác
- Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào
giao thông và đường sắt giữa các nước
- Một số ngành đặc thù yêu cầu máy móc và trí tuệ của con người
- Phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp không đồng đều ở
một số nước
b. Đối với xã hội:

- Nền công nghiệp phát triển, mọi thứ đều được sản xuất thật dễ
dàng và tốn ít thời gian làm cho hàng hóa có giá thành rẻ hơn thúc đẩy
trao đổi buôn bán phát triển. Thị trường lúc ấy trở nên sôi nổi hơn bao
giờ hết, tính cạnh tranh tăng cao. Lúc này các nhà tư bản nhận thấy để


7
nâng cao lợi nhuận thì cần phải có sự khác biệt làm cho các nhu cầu về
tài chính tăng khơng ngừng dẫn đến tư bản tài chính và tài phiệt ra đời
- Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc: Người
nông dân bị dồn vào bước đường cùng. Họ phải trở thành người lao động
cho các cơng xương và bán sức lao động của mình. Sự khác biệt giàu
nghèo ngàng càng rõ rệt. Người giàu ngày càng giàu, người nghèo lại
càng nghèo. Bên cạnh đó, sự bóc lột lao động cũng xuất hiện.
- Sự bùng nổ của q trình đơ thị hóa khiến tỉ lệ dân thành thị tăng
đột biến và ở nông thôn giảm nhanh. Sự phân bố dân cư không đồng
đều gây ra áp lực lớn lên các khu đô thị ( thiếu chỗ ở, việc làm,...). Dẫn
đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường, tệ nạn xã hội, môi trường ở và làm
việc tệ => Ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân.
1.5. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng lần thứ nhất đối với nước Anh
- Nền công nghiệp ở nước Anh lúc này phát triển hơn bao giờ hết.
+ Năm 1848 sản lượng công nghiệp Anh chiếm 45% tổng sản lượng
công nghiệp thế giới
+ Năm 1870 khoảng 38% mức lưu chuyển hàng hóa qua nước Anh
=> Nước Anh trở thành một cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới,
trung tâm thương mại và tài chính quốc tế.
- Chính sách của nước Anh: nhà nước đưa ra những chính sách bảo
hộ mậu dịch, hỗ trợ việc xuất- nhập khẩu máy móc thiết bị
1.6. Ý nghĩa
- Cuộc cách mạng lần thứ nhất là cơ sở để các cuộc cải cách tiếp

theo phát triển.


8
- Sản lượng hàng hóa tăng vượt, hàng loạt máy móc được phát
minh kết hợp các phương thức sản xuất đã được cải tiến, thúc q trình
trao đổi hàng hóa, tự do thương mại.
- Nhấn mạnh vai trò của máy móc. Con người giữ vai trị phát minh
và cải tiến.
Hiện nay, Việt Nam cũng trên con đường đổi mới và phát triển. Các
doanh nghiệp đã áp dụng máy móc và cơng nghệ thay vì thủ cơng và
sức người là chủ yếu như ngày xưa. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa ở nước ta lúc này cũng ảnh hưởng bởi cuộc cải cách này nhưng được
cải tiến và phát triển hơn để đất nước nhanh chóng đạt được mục tiêu
trở thành nước công nghiệp hiện đại.
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Công nghệ đã thay đổi thế giới theo nhiều cách, nhưng có lẽ khơng
thời kỳ nào mang lại nhiều thay đổi hơn cuộc Cách mạng Công nghiệp
lần thứ hai, nó tạo ra những tiến bộ đột phá trong sản xuất công nghệ
và phương pháp sản xuất công nghiệp, khiến các nước phương Tây từ
nơi tập hợp các khu vực và cộng đồng nông thôn trở thành cường quốc
công nghiệp với các thành thị và nhà máy. Trong đó, nền tảng tư duy
khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những phát minh
khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vơ tuyến điện và chất
phóng xạ hay các sáng chế động cơ điện,... đã hoàn toàn thay đổi cách
mà con người sống và làm việc.
2.1. Hoàn cảnh ra đời


9

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là một thời kỳ tạo ra
những tiến bộ đột phá trong sản xuất, công nghệ và phương pháp sản
xuất công nghiệp, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, từ khoảng năm 1870 đến năm
1914. Dù có rất nhiều thành tựu được phát minh trước đó, nhưng một
phần ba cuối của thế kỉ XIX và những năm đầu thế kỉ XX mới thực sự là
đỉnh cao của khoa học và công nghệ thời bấy giờ.
2.2. Quy mơ
Các phương tiện truyền thơng như điện tín và điện thoại ngay lập
tức được ứng dụng trên khắp thế giới, hình thành một lĩnh vực kỹ thuật
điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu cho
kỷ ngun điện khí hóa, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp
khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, cơng nghiệp qn sự; giao
thơng vận tải, cơng nghiệp hóa chất. Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự
diễn ra cuộc cách mạng cơ hóa và tự động hóa vũ khí trang bị mà điển
hình là các phương tiện chiến tranh được sử dụng trong Chiến tranh thế
giới thứ nhất.
2.3. Chính sách
Tại Hoa Kỳ, đảng Cộng hòa cho rằng thịnh vượng của quốc gia phụ
thuộc vào sự tăng trưởng cơng nghiệp, vì vậy hầu hết các chính sách
của chính phủ đều ưu tiên vào việc phát triển kinh doanh. Đảng Cộng
hòa cho phép doanh nghiệp tự do theo đuổi lợi ích của mình khi thấy
phù hợp mà khơng bị can thiệp bởi Chính phủ.
Đảng Cộng hịa muốn người Mỹ đầu tư vào ngành cơng nghiệp và
thường phản đối lạm phát. Những người tiết kiệm hoặc đầu tư và những
người làm công ăn lương cũng đều khơng muốn đồng tiền của mình bị


10
mất giá. Điều này có nghĩa là họ ủng hộ mạnh mẽ các chính sách tiền
tệ. Nhưng vào thời điểm đó, đảng Dân chủ lại thường ủng hộ chính sách

lạm phát.
Về mặt thuế quan, chính phủ liên bang về cơ bản hầu như không
thu thuế thu nhập. Và kể từ khi Tịa án Tối cao cơng nhận các cơng ty là
một cá nhân thì họ khơng phải trả bất kỳ khoản thuế thu nhập liên bang
nào. Nguồn thu nhập chính của chính phủ liên bang chủ yếu là thuế bảo
hộ và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngồi ra, Hoa Kỳ cịn thông qua nhiều đạo luật nhằm bảo vệ quyền
lợi cho người lao động và cộng đồng. Ví dụ như: Đạo luật Tenement
House năm 1867, yêu cầu mỗi 20 người ở chung cư phải có ít nhất một
phịng tắm giúp cải thiện điều kiện sống; năm 1901, thông qua luật Nhà
chung cư nhằm cải thiện điều kiện sống bằng cách điều chỉnh vị trí vệ
sinh, cửa thốt hiểm đề phịng hỏa hoạn; Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động
Công bằng, dù Đạo luật này đến tận năm 1938 mới được ban hành
nhưng nó đã đặt ra mức lương tối thiểu, yêu cầu người sử dụng lao động
phải trả tiền làm thêm giờ và cho rằng việc sử dụng trẻ em dưới 14 tuổi
là bất hợp pháp.
2.4. Những thành tựu
Máy điện báo. Các hệ thống điện báo thực tế đầu tiên được tạo ra
gần như đồng thời ở Anh và Mỹ vào năm 1837. Thiết bị được phát triển
bởi các nhà phát minh người Anh William Fothergill Cooke và Charles
Wheatstone.
Năm 1856, Henry Bessemer phát minh ra quy trình Bessemer cho
phép sản xuất thép hàng loạt. Nhờ vào kết cấu cứng hơn và chi phí rẻ


11
hơn, thép đã nhanh chóng thay thế sắt trong ngành xây dựng. Bằng
cách tiết kiệm chi phí xây dựng các tuyến đường tàu mới, mạng lưới
tuyến đường sắt của Mỹ


đã

mở

rộng

cực

kỳ

nhanh

chóng.

Ngồi ra cịn có thể lắp ráp được các con thuyền to hơn, xây những tòa
nhà chọc trời và những cây cầu dài hơn, vững hơn
Điện thoại. Năm 1876, nhà khoa học người Mỹ gốc Scotland
Alexander Graham Bell đã ra mắt thành công điện thoại truyền âm
thanh, bao gồm cả giọng nói của con người, bằng dịng điện, mở đầu
cho kỷ ngun mới về cơng nghệ thơng tin. Sau đó, vào năm 1901,
Guglielmo Marconi lần đầu tiên gửi sóng vơ tuyến qua Đại Tây Dương.
Đèn sợi đốt. Năm 1878–1879, Joseph Wilson Swan ở Anh và sau đó
là Thomas Alva Edison ở Hoa Kỳ đã phát minh ra đèn sợi đốt, tạo ra ánh
sáng liên tục bằng cách đốt nóng dây tóc với dịng điện trong chân
khơng. Trong suốt 50 năm sau đó, đèn điện sợi đốt dần dần thay thế đèn
khí đốt và dầu hỏa trở thành nguồn sáng chính ở khu vực đô thị, cải
thiện đáng kể điều kiện làm việc và năng suất trong các nhà máy, thay
thế các nguy cơ hỏa hoạn của đèn khí đốt.
Năm 1885, Motorwagen của Karl Benz, chạy bằng động cơ đốt
trong là chiếc ô tô được phát minh đầu tiên. Hiệu quả của chiếc xe là rất

lớn trong người dân và mọi người đều bắt đầu sở hữu một chiếc. Ngồi
ra, ngành cơng nghiệp ơ tơ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế
của đất nước mà nó được phát minh.
Năm 1896, nhà vật lý và nhà phát minh người Ý Guglielmo Marconi
đã hồn thiện một hệ thống điện báo khơng dây (vơ tuyến điện tử) có
những ứng dụng qn sự quan trọng trong thế kỷ 20.


12
2.5. Ảnh hưởng
a. Đến kinh tế:
- Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai đã biến xã hội phương
Tây từ một xã hội nông nghiệp chủ yếu ở nông thôn bùng nổ thành một
nền kinh tế cơng nghiệp. Vì các khu vực nông thôn khi đã được kết nối
với các đô thị lớn bằng mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông phát triển
hiện đại, nên việc mất mùa không cịn khiến họ đói nghèo nữa. Tuy
nhiên, q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đồng thời làm giảm
mạnh tỷ lệ dân số làm nông nghiệp.
- Nền kinh tế phát triển vượt bậc dẫn đến giá tiêu dùng bình ổn, cải
thiện cuộc sống đáng kể do phần đông người dân có thể mua được hàng
hóa do nhà máy sản xuất.
- Nghệ nhân và thợ thủ công cũng dẫn trở nên thất nghiệp vì khơng
thể cạnh tranh với giá thành thấp của hàng hóa sản xuất hàng loạt bằng
dây chuyền máy móc trong nhà máy.
- Việc tăng cường cơ giới hóa ngành cơng nghiệp đã làm tăng năng
suất của các nhà máy đồng thời giảm thiểu nhu cầu về lao động có tay
nghề cao do chỉ cần lao động phổ thông là đủ. Sản lượng tăng rất nhanh
do tốc độ sản xuất sản phẩm hàng loạt của máy móc cơng nghiệp, góp
phần vào tăng trưởng kinh tế.
b. Đến xã hội:

- Đơ thị hóa tăng nhanh. Người dân phải chuyển đến những ngôi
nhà được xây dựng vội vã ở các thành phố để gần các nhà máy hơn. Các
gia đình xa cách nhau khi nơi làm việc đổi thành nhà máy thay vì tại


13
nhà.
- Sức khỏe tổng thể của lực lượng lao động giảm sút do điều kiện
khắc nghiệt và không lành mạnh của các nhà máy nhưng sức khỏe cộng
đồng lại được cải thiện rất nhiều do tỷ lệ nhiễm trùng và từ vong do
bệnh tật giảm. Điều này nhờ vào việc xây dựng hệ thống thoát nước thải
ở các thành phố đi kèm với việc thông qua luật quy định nguồn cung cấp
nước lọc và các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng nước.
- Trong những gia đình nghèo khó, trẻ em dưới 15 tuổi đã bị buộc
phải làm việc nhiều giờ với mức lương ít ỏi trong các nhà máy trong điều
kiện khơng an tồn. Vì vậy chính phủ đã phải đưa ra bộ luật đầu tiên
quy định về mức lương tối thiểu và giới hạn số giờ làm việc, bao gồm cả
việc cấm lao động trẻ em.
2.6. Ý nghĩa
Cách mạng công nghiệp thứ hai là sự tiếp nối thành công của thời
kỳ cách mạng đầu tiên, là cách mạng của trí tưởng tượng và sự tiến bộ
vượt bậc. Những phát minh ra sản phẩm mới đã gây ra một vòng luẩn
quẩn đẩy con người đến thịnh vượng và giàu có nhưng đồng thời cũng
khiến ta rơi vào cảnh nghèo đói. Dù các nhà phát minh, nhà khoa học và
những người xuất chúng khác chỉ có ý định phát triển cuộc sống nhưng
cũng đã vơ tình gây ra một khoảng cách giàu nghèo giữa giai cấp công
nhân - tư bản. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng nhờ tất cả
những phát minh và ý tưởng mới này, cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ hai chắc chắn là một thời điểm tích cực trong lịch sử, là tiền đề cho
các cuộc Cách mạng công nghiệp về sau. Mỗi phát minh lại tạo ra một

điểm mới đột phá, từ đó tạo ra một thời đại khám phá và phát minh mới.


14
3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo ra sự tiến bộ vượt
bậc của công nghệ trong việc chuyển biến từ “thiết bị cơ điện tử” sang
“thiết bị cơng nghệ”. Đó chính là sự cải tiến trong hạ tầng điện tử, máy
tính cùng cơng nghệ kỹ thuật số. Với nền tảng và q trình từ chất bán
dẫn, siêu máy tính (trong thập niên 1960). Tiến lên máy tính cá nhân
(những năm
1970, 1980) và đặc biệt là Internet phát triển trong thập niên 1990
cùng công nghệ thông tin và truyền thông.
Như vậy, có thể khẳng định cơng nghệ 3.0 là “kỷ ngun máy tính
và cơng nghệ hóa”.
3.1. Ngun Nhân
Chịu ảnh hưởng từ Chiến tranh Thế giới thứ II buộc nhiều quốc gia
phải tiến hành dồn tổng lực vào nghiên cứu lĩnh vực khoa học kỹ thuật
quân sự để hy vọng giành chiến thắng.
Thế chiến thứ II kết thúc, các siêu cường quốc lại bước vào cuộc
đua vũ trang. Đi đầu, Liên Xô và Mỹ đã khiến các cường quốc này đẩy
mạnh đầu tư cho tiềm lực quân sự mạnh mẽ hơn. Do đó, họ dồn khơng ít
tiền của vào nghiên cứu khoa học quân sự.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cũng trở thành điều kiện
thuận lợi đẩy mạnh công nghệ phát triển.
3.2. Thời gian
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba trải qua hai giai đoạn. Giai
đoạn đầu từ giữa những năm 40 đến những năm 60 của thế kỷ XX. Giai



15
đoạn tiếp theo bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ
XXI. Trong ranh giới giữa hai giai đoạn này là thành tựu khoa học đột phá
trong lĩnh vực sáng chế và áp dụng máy tính điện tử trong nền kinh tế
quốc dân, tạo động lực để hồn thiện q trình tự động hóa có tính hệ
thống và đưa tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế chuyển sang một
trạng thái cơng nghệ hồn toàn mới.
3.3. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng
Sử dụng cơng nghệ thơng tin, tự động hóa sản xuất. Cách mạng
cơng nghiệp lần thứ 3 diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy
tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn,
siêu máy tính, máy tính các nhân và internet. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba đã đưa tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật
trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện
tử sử dụng cơng nghệ số và robot công nghiệp.
3.4. Quy mô và tốc độ phát triển
Tạo nên sự biến chuyển ngoạn mục với sự ra đời của các thiết bị
máy tính cá nhân, internet cùng hàng tỷ những thiết bị cơng nghệ cao.
Đó chính là thành tựu nổi trội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
3. Nhiều phát minh được ứng dụng vận hành trong xã hội hiện đại. Nhờ
vậy, giờ đây chúng ta vẫn được tiếp quản những giá trị to lớn ấy. Đó là
số hóa và tự động. Hệ thống máy móc tự động vận hành với chương
trình thiết lập sẵn cài đặt trên máy tính. Con người lúc này là trung tâm
chỉ quản lý sự vận hành tự động và liên kết. Hình ảnh những clip robot
lắp ráp máy bay hay ô tô và tự động thao tác dù chi tiết phức tạp địi hỏi
độ chính xác cực cao khơng cịn gì lạ lẫm. Bởi đó là giá trị từ Cuộc cách


16
mạng cơng nghiệp thứ 3 mang lại cho lồi người.

Do đó, cuộc cách mạng này chính là q trình tự động hóa trong
khâu sản xuất. Với nền tảng cốt lõi chính là chiếc máy tính, phát minh
có thể ứng dụng hiệu quả vào sản xuất với kỹ thuật điều khiển tự động,
tự vận hành. Đặc biệt với sự ra đời của máy tính, thiết bị điện tử và
thơng tin truyền thơng, internet nên cơng nghệ 3.0 này cịn được coi là
cuộc cách mạng kỹ thuật số.
3.5. Thành tựu khoa học trong sản xuất
Ở giai đoạn đầu, vào năm 1947 Bardeen và Brattain tại Bell
Laboratories - Mỹ đã phát minh ra transistor tiếp điểm và Shockley đã
phát minh ra transistor lớp chuyển tiếp vào năm 1948. Điều này báo
trước sự xuất hiện của thời đại transistor. Năm 1946, Đại học
Pennsylvania - Mỹ đã xây dựng một hệ thống máy tính đầu tiên sử dụng
các đèn chân khơng. Hệ thống máy tính này có kích thước rất lớn, nó
chiếm tồn bộ tịa nhà, và nó tiêu thụ một số lượng lớn điện năng đồng
thời tỏa ra rất nhiều nhiệt. Sau đó, transistor tính tốn được phát triển,
và kể từ đó cơng nghệ máy tính có bước phát triển nhảy vọt.
Vào năm 1946 đã ra đời “cỗ máy khổng lồ” Electronic Numerical
Integrator and Computer (ENIAC) - máy tính tích phân điện tử do hai kỹ
sư J. Presper Eckert và John Mauchly của trường Đại học Pennsylvania,
Mỹ xây dựng vào năm 1942. Cỗ máy này bắt đầu được phát triển cho
quân đội Mỹ vào năm 1943 bởi đội ngũ đông đảo các nhà khoa học tới
từ Đại học Pennsylvania và được báo chí thời bấy giờ gọi là "Bộ óc vĩ
đại". Một trong những “nhiệm vụ thử nghiệm” đầu tiên mà ENIAC phải
thực hiện đó là xây dựng mơ hình tốn học của một vụ nổ nhiệt hạch giả


17
định sinh ra khi kích hoạt “siêu bom”. Năm 1950, cỗ máy đã thực hiện
thành công việc dự báo thời tiết bằng kỹ thuật số đầu tiên. Các thông số
kỹ thuật của ENIAC cũng rất “ấn tượng” ở thời kỳ đó: nó có 17468 ống

chân khơng, 70000 điện trở, 1500 rơ-le, 10000 tụ điện và 5 triệu mối nối
hàn được thực hiện hồn tồn bằng tay. Máy có khối lượng 27 tấn, kích
thước 2.4m × 0.9m × 30m, chiếm diện tích mặt sàn 167 m2, sức mạnh
xử lý - 385 phép nhân mỗi giây và mức tiêu thụ điện tới 150 KW.
Đến giai đoạn tiếp theo, chứng kiến sự ra đời công nghệ vi xử lý, kỹ
thuật truyền tin bằng cáp quang, rô-bốt công nghiệp, công nghệ sinh
học vi mạch tổng hợp thể khối có mật độ linh kiện siêu lớn, vật liệu siêu
cứng, máy tính thế hệ thứ 5, công nghệ di truyền, công nghệ năng lượng
nguyên tử

Đến năm 1974, chiếc máy tính cá nhân “thực sự” đầu tiên của thế
giới là Altair 8800 ra đời, sử dụng vi xử lý 8080 của Intel. Nó được cơng
nhận là đã mở ra cuộc cách mạng về máy vi tính và là máy tính cá nhân
đầu tiên được thương mại hóa thành công. Hệ thống bus của Altair 8800
trở thành tiêu chuẩn de facto dưới dạng bus S-100, và ngôn ngữ lập
trình đầu tiên của nó cũng là sản phẩm thành lập của Microsoft, Altair
BASIC.
Năm 1976, Steve Jobs và Steve Wozniak bán bo mạch của máy tính
Apple I và bao gồm khoảng 30 chip. Apple I khác với các máy tính dạng
kit khác thời đó. Theo yêu cầu của Paul Terrell, chủ của Byte Shop, Job
và Wozniak nhận được đơn đặt hàng đầu tiên với 50 máy Apple I, với
điều kiện các máy phải được lắp ráp và kiểm lỗi đầy đủ, không phải


18
dạng kit. Bởi Terrell muốn bán máy tính cho một bộ phận lớn người
dùng, không chỉ riêng dân điện tử những người có khả năng hàn mạch.
Cuối cùng Apple I vẫn chỉ được bán ở dạng kit, vì nó khơng có nguồn, vỏ
hay bàn phím.
Vào thập niên 80, máy tính đã du nhập vào các nước phát triển,

xuất hiện nhiều ở trường học, hộ gia đình, doanh nghiệp,…Các máy tính
gia đình được phát triển cho sử dụng trong các hộ gia đình, phục vụ mục
đích lập trình hoặc chơi các trò chơi điện tử. Chúng thường sử dụng tivi
làm màn hình hiển thị, có độ phân giải thấp và màu sắc hạn chế. Sinclair
Research, một công ty ở Vương quốc Anh đã bán máy tính ZX Spectrum
tổng cộng được 8 triệu máy. Sau đó là Commodore 64 với tổng cộng 17
triệu máy tính được bán. Cho đến giữa thập niên 80, xuất hiện các máy
tính gia đình sử dụng vi xử lý 16/32 bit mạnh hơn như Amiga 1000, với
nhiều bộ nhớ hơn, có hệ điều hành đồ họa đa nhiệm và hiển thị nhiều
màu sắc hơn.
Ngày 12/8/1981, IBM cho ra mắt cỗ máy Personal Computer phiên
bản có tên mã 5150 sử dụng Intel 8088, chip CPU chạy ở xung nhịp 4.76
MHz. Bo mạch chủ của IBM PC 5150 trông như thế này.
Sự ra đời của IBM Personal Computer là một trong những bước
ngoặt thay đổi hoàn toàn thị trường máy tính.Mặt khác, ở thị trường
doanh nghiệp, sự xuất hiện của IBM PC năm 1981 nhanh chóng đặt ra
một tiêu chuẩn trong nền cơng nghiệp máy tính tương thích. Tất cả các
kiến trúc máy tính khác đều nhanh chóng biến mất do sự thống trị của
nền tảng này.


19
3.6. Ảnh hưởng đến xã hội - kinh tế

Nhiều dòng vật liệu mới, nhẹ ra đời ứng dụng chế tác các vật thể
tinh vi với kích thước rất nhỏ. Cơng nghệ số trong cuộc cách mạng 3.0
dường như làm khuynh đảo giới truyền thông. Những công đoạn thủ
công dường như bị xóa sổ. Sự biến chuyền thần tốc này khiến nhiều
người khơng khỏi giật mình về tương lai của các nhà máy. Nơi chẳng còn
thấy những vết dầu mỡ loang lổ trên những người công nhân lam lũ điều

khiển máy móc. Như vậy, nhờ
những ứng dụng cơng nghệ vào sản xuất, cuộc cách mạng này
giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và nhân lực xã hội. Tạo ra khối
lượng hàng hóa với sự giảm thiểu chi phí và thay đổi tương quan các
ngành trong cơ cấu của nền sản xuất.
Nhờ khoa học công nghệ tiến bộ không chỉ thay đổi tận gốc phương
thức sản xuất mà còn tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt
tại các quốc gia tư bản, nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng công nghệ
3.0 này. Thành tựu để lại cho nhân loại hiện nay chúng tôi chia sẻ trên
đây sẽ trở thành hữu ích với mọi người. Để chúng ta thấy được sức mạnh
nền tảng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 tác động lớn lao đến
xã hội hiện đại. Những thành tựu cuộc cách mạng này vẫn còn hiện hữu
và chúng tỏ những giá trị vượt trội, thay đổi 3.thế giới.
Ý nghĩa
Cuộc cách mạng này diễn ra đã đưa ra nhiều phát minh góp phần
tiết kiệm tài nguyên và các nguồn lực xã hội đồng thời giảm chi phí


20
trong phương tiện sản xuất. Kéo theo cơ cấu sản xuất xã hội cũng thay
đổi theo giữa nông-lâm-thủy sản, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ. Làm
thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng khoa học công
nghệ này đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là
ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh cuộc
cách mạng này. Tận dụng công nghệ và internet để lưu trữ và chia sẻ,
luân chuyển năng lượng rộng rãi đã tạo nên cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 3 – Hành trình cải cách năng lượng xanh.

4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, hay nhiều chuyên gia

còn gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Đã bắt đầu từ những năm
2000 nhưng đến năm 2011 thì khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0”
(hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) mới được đề cập bởi một nhóm
nhà khoa học người Đức trong một báo cáo của chính phủ Đức.
Tiếp nối từ Cuộc cách mạng lần thứ ba và nâng cấp lên một cấp độ
cao hơn, tập trung vào công nghệ kỹ thuật số, sự kết hợp các công
nghệ, đặc trưng bởi sự hợp nhất, khơng có ranh giới giữa các lĩnh vực
công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Tính đến thời điểm này, cách
mạng cơng nghiệp 4.0 là Cuộc cách mạng công nghiệp phát triển với tốc
độ mạnh mẽ nhất của lịch sử loài người.
4.1. Thành tựu
Thành tựu nổi bật nhất có thể kể đến chính là Internet, mạng lưới
truyền gửi thông tin, kết nối con người trên khắp thế giới. Không dừng


21
lại ở đó, đột phá phát triển lên Internet vạn vật, được ứng dụng trọng
mọi lĩnh vực: tự động hóa, trao đổi công nghệ, thương mại điện tử, theo
dõi sức khỏe từ xa,..
Công nghệ Nano ra đời, ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, nổi bật
nhất có thể kể đến là những thành tựu vượt trội trong y học (điều trị ung
thư, tim mạch,...). Ngồi ra cơng nghệ
Nano cịn góp phần lớn trong sự phát triển tiên tiến của các ngành:
trồng trọt và chăn nuôi, mỹ phẩm hay những máy móc có cơng nghệ
khử khuẩn,... Tiếp đến, nhờ những đột phá cơng nghệ trong các lĩnh vực,
điển hình là người máy hay ứng dụng công nghệ in 3D giúp tiết kiệm
nhân lực, nguyên vật liệu. Đóng góp đó đã giúp chuyển sang một hiệu
quả hơn, nguồn lực được tiết kiệm đáng kể, giảm mạnh áp lực chi phí
đẩy.
Khơng thể khơng nhắc đến đóng góp tích cực cho mơi trường nhờ

vào việc sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu
và thân thiện với môi trường thay cho các nguyên liệu truyền thống.
Tiếp theo đó là tiến bộ vượt bậc khi cho ra đời loại hình phương tiện giao
thông không người lái, tiện lợi, thông minh và đảm bảo tính an tồn hơn
Hiện nay, với sự phát triển của cơng nghệ số hóa, các dây chuyền
tự động được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất. Các doanh
nghiệp sản xuất luôn tự cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình
để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh
nhất.
Nhờ vào ứng dụng cơng nghệ tiên tiến vào q trình sản xuất cơng
nghiệp tạo nên tự động hóa trong sản xuất trong rất nhiều lĩnh vực khác


22
nhau: dây chuyền lắp ráp tự động, công nghiệp sản xuất, gia cơng cơ
khí,... tối ưu, giúp tăng năng suất, giảm chi phí, đảm bảo an tồn lao
động tại các nhà máy.
Cuối cùng, nhắc đến các sản phẩm của Công nghệ 4.0 không thể
không nhắc đến Robot Sophia. Sophia mang giới tính nữ, là robot hình
người đầu tiên và cũng là robot được cấp quyền công dân. Với những
bước tiến vượt bậc về cơng nghệ, Sophia có thể được xem là biểu tượng
tiêu biểu khi nói về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
4.2. Một số đặc trưng của cuộc cách mạng lần thứ tư
Sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, kết nối, tự động hóa và
xóa nhịa mọi ranh giới, khơng giới hạn về khơng gian, thời gian, phép
con người kiểm sốt mọi thứ từ xa, với tốc độ nhanh hơn, chất lượng tốt
hơn và chính xác hơn.
Quy mơ và tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sự, đột phá và
nhanh chóng trên phạm vi rộng lớn, có tính phổ qt cao.
Tác động mạnh mẽ về mọi phương diện đến toàn cục diện thế giới.

4.3. Quy mô và tốc độ phát triển
Với tốc độ phát triển theo hàm số mũ, cuộc cách mạng lần này đột
phá gần như về mọi lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, y tế,...). Thời
gian từ khi phôi thai các ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo, hiện
thực hóa các ý tưởng đó và thương mại hóa ở quy mơ lớn các sản phẩm
và quy trình mới trên tồn cầu được rút ngắn đáng kể. Với tốc độ nhanh
chóng và thúc đẩy nhau, những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều
lĩnh vực trên tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng


23
hiệu quả, nhanh chóng và thơng minh hơn.
4.4. Ảnh hưởng từ cuộc cách mạng
Có thể nói đây là Cuộc cách mạng cơng nghiệp vĩ đại nhất chưa có
tiền lệ trong lịch sử nhân loại, có những tác động mãnh liệt nhất, to nhất
đối với kinh tế cũng như xã hội trên toàn cầu, trên toàn khu vực và trong
từng quốc gia. Bên cạnh những tích cực mang đến, chúng ta cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức.
a. Tác động đến kinh tế:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến những tác động
tích cực trong dài hạn cho nền kinh tế tồn cầu có tác động đến tiêu
dùng, sản xuất và giá cả. Nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng
với chi phí thấp hơn, người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn.
Có thể nói, Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư cũng tác động
tích cực đến lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, ngắn và trung hạn, nhiều
ngành tăng trưởng mạnh mẽ trong khi lại có những ngành phải thu hẹp
thậm chí là bị đào thải do sự chênh nhịp về cơng nghệ.
Chính xác là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại
bản đồ kinh tế thế giới. Đối lập với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các
quốc gia mạnh về công nghệ số và tự động hóa là sự suy giảm của các

quốc gia chủ yếu vào khai thác tài nguyên.
b. Tác động đến xã hội:
Bất bình đẳng về thu nhập trong những thập niên gần đây đã có xu
hướng tăng nhanh, lượng tài sản của 1% số người giàu nhất đã xấp xỉ
bằng 99% số người còn lại. Và xu hướng này lại càng được khuếch đại do


24
Công nghệ 4.0. Sự đổi mới công nghệ đã phá vỡ thị trường lao động khi
mà phần đa số lực lượng lao động chủ yếu thuộc các ngành, lĩnh vực dễ
bị thay thế bởi người máy cũng như các công nghệ mới do vậy nhu cầu
về nhân lực giảm mạnh, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào
cảnh thất nghiệp. Đó chính là một trong những ngun nhân dẫn đến sự
phân hóa giàu nghèo tồn cầu ngày càng chênh lệch giữa một bên là bộ
phận lao động dần bị thay thế và một bên là lực lượng cơng nghệ mạnh
về q trình tự động hóa và số hóa với tốc độ nhanh chóng.
Gắn liền với q trình tự động hóa là phần lớn người lao động mất
hoặc giảm nguồn thu nhập, lượng cung hàng hóa tăng mạnh nhờ can
thiệp của công nghệ trong khi nguồn cầu không theo kịp. Điều đó cũng
đồng nghĩa với việc nền kinh tế thị trường ở những nước tư bản phát
triển đang diễn ra một mâu thuẫn mang tính nền tảng.
Có một số kiến nghị về vấn đề các chủ sở hữu người máy phải đóng
thuế thu nhập và đóng bảo hiểm xã hội và khoản tiền đó được dùng để
hỗ trợ và đào tạo lại những người lao động bị thay thế.
Cuối cùng, bảo vệ an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao dẫn đến
nhiều bất lợi, đề ra nhiều thử thách buộc chúng ta đối mặt.
c. Những tác động của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến
sự phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam:
Với bối cảnh tồn cầu, Cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư tác
động đến Việt Nam mọi khía cạnh. Có những tác động tích cực thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội, song song đó khó tránh khỏi những cản trở
đối với sự phát triển bền vững của đất nước liên quan đến tái cơ cấu
trong lĩnh vực sản xuất.


25
Cuộc cách mạng lần thứ tư diễn ra với tốc độ nhanh, sự thay đổi
trên thế giới diễn ra từng phút từng giây, mang đến vơ vào lợi ích tích
cực đối với mọi mặt trong đời sống toàn cầu, chất lượng cuộc sống được
nâng cao với chi phí tốt hơn đồng thời Cuộc cách mạng này đang dần
dần cải thiện và khôi phục lại tự nhiên với những phát minh thân thiện
với mơi trường. song song đó là đi kèm những tiêu cực, những thách
thức, bất cập mà chúng ta buộc phải đối mặt và vượt qua nó. Nắm bắt
cơ hội và khắc phục bất lợi là điều mà cả thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng cấp thiết thực hiện, tăng trưởng, phát triển đất nước, thu hẹp
khoảng cách với bạn bè quốc tế, sánh vai với các nước tiên tiến và sớm
thực hiện được mục tiêu đã đề ra – trở thành đất nước cơng nghiệp hóa
theo hướng hiện đại.
4.5. Chính sách
Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ từ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hầu
hết các quốc gia điều chỉnh chính sách kinh tế lẫn xã hội phù với xu thế
mới: hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đẩy mạnh hội nhập
quốc tế, mở cửa thương mại. Tồn cầu hóa kinh tế trở thành xu hướng
được nhiều nước hướng đến. Định hướng phát triển tương lai cho các
ngành công nghiệp theo hướng công nghệ hóa-tự động hóa, thúc đẩy
đổi mới sáng tạo, tiếp thu công nghệ kỹ thuật, cải cách hệ thống giáo
dục, cân chỉnh tỷ giá phù hợp, linh hoạt, không để đồng tiền bị định giá
cao làm mất đi lợi thế lao động giá rẻ, giữ vững năng lực cạnh tranh với
doanh nghiệp thị thường nước ngoài. Điều chỉnh thuế, an sinh xã hội để
khắc phục tác động của Cuộc cách mạng lần thứ tư đối với lao động bị

người máy thay thế.


×