Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật chụp hình với 02 đèn và phông sáng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.69 KB, 3 trang )

Kỹ thuật chụp hình với 02 đèn và
phông sáng
Xin giới thiệu với các bạn một kỹ thuật chụp hình mới học được từ mạng ARC,
kỹ thuật này sử dụng phông màu sáng và 02 đèn. Đối với các mô hình màu đậm thì
cách chụp này làm nổi khối tốt hơn và các chi tiết cũng như màu sắc rõ ràng hơn.
Tôi không đề cập đến các thao tác chụp vì đã nói trong bài hướng dẫn kỹ thuật
chụp hình với máy KTS trước rồi. Tôi chỉ nói về trang thiết bị và cách bố trí.
Vật liệu:
Để có được một phông màu sáng, ở đây tôi sử dụng phông màu trắng, bạn chỉ
cần một tờ bìa cỡ A3 là đủ (cho cả 1/72 lẫn 1/48), nếu là 1/32 thì bạn mua tấm bìa làm
báo tường cỡ A0 là OK.
02 đèn để bàn, nếu có được 02 đèn cùng chủng loại thì quá tốt, nếu không thì
cũng nên tìm 02 đèn có cùng màu, ví dụ cả hai đều có bóng màu trắng, chứ không nên
sử dụng một đèn màu trắng và một đèn vàng.
Bố trí:
Để tấm bìa lên mặt bàn rồi dựa 1/3 của tấm bìa vào tường (xem hình minh họa),
02 đèn được để ở 02 mép ngoài cùng của tấm bìa. Với cách chụp này, bạn có thể để
đèn thoải mái mà không cần phải chỉnh đèn phức tạp theo kiểu chụp phông đen. Miễn
làm sao bóng đèn không nằm sau vật thể bạn muốn chụp là được.
Lưu ý: Với các mô hình có màu sáng, bạn nên đổi tấm bìa màu đậm hơn, ví dụ
xanh dương, để làm nổi khối hơn.
Ưu điểm:
1- Làm cho mô hình có màu đậm nổi khối hơn. Nếu phông màu trắng, nó sẽ
phản chiếu một phần ánh sáng từ dưới lên làm cho mô hình của bạn rõ hơn nữa.
2- Với cách chụp này, bạn có thể thay đổi phông màu gì tùy ý bằng cách thay
đổi tấm bìa.
3- Vật liệu dễ tìm và rẻ hơn rất nhiều so với phong đen.
4- Thao tác đơn giản, chuẩn bị nhanh chóng, chỉ cần mặt bàn đặt sát tường là
OK, không phải nằm xuống đất quá bất tiện và nhiêu khê.
Khuyết điểm:
Phải kiếm thêm một cái đèn nữa.



CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG


×