Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.92 KB, 3 trang )
Thuyết trình nhóm và những điểm trừ
Theo phương pháp dạy và học mới thì thầy cô sẽ nhường cho chúng mình “giảng” bài bằng việc
thuyết trình nhóm.
Hoạt động này có nhiều ưu điểm tích cực: sinh viên phải chủ động tìm hiểu bài, nâng cao khả năng giao
tiếp trước đám đông, phát huy tính chủ động của sinh viên Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm trừ mà
người gây ra lại chính là sinh viên.
Phần ai người ấy hiểu
Để có thể thực hiện một bài thuyết trình hiệu quả thì công việc cần phải phân chia đều cho các thành viên
trong nhóm. Mọi người dựa vào sự phân công nên chỉ… cắm cúi vào phần bài của mình mà không chú ý
nhiều (thậm chí không xem đến) phần bài của người khác. Thế là chỉ nắm vững nội dung phần cùa mình
trong khi tất cả những phần còn lại của bài thì mù tịt. Khi giờ G điểm thì chúng mình cũng chỉ chú tâm
vào phần bài của mình để làm cho tốt mà quên luôn việc…nghe bạn thuyết trình.
Đạt (sv đại học Kinh Tế) chia sẻ: “Học kì rồi chúng tớ làm thuyết trình liên tục thế nhưng hiệu quả không
cao, vì mỗi người chỉ cố gắng hoàn thiện bài thuyết trình cho phần của mình mà không chú ý nhiều đến
phần bài của các bạn còn lại. Bản thân nằm trong nhóm thuyết trình mà tớ chỉ hiểu lơ mơ khi nghe các bạn
trong nhóm trình bày. Vì thế, năm học này, cả lớp quyết định quay lưng với thuyết trình nhóm một học kì
vì bài của học kì này quan trọng và khó lắm, nên chúng tớ muốn có thể nắm tất cả nội dung bài”.
Mình không làm thì người khác làm
Tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau là chuyện vẫn thường xảy ra khi làm thuyết trình. Với suy nghĩ
nếu mình không làm được thì chắc chắn sẽ có người khác làm nên nhiều bạn đã không hoàn thành tốt nội
dung của mình ngay mà chờ người làm thay.
Quân (ĐH Ngân Hàng) khi biết nhóm sẽ hợp tác để làm thuyết trình cho một môn khá quan trọng cậu đã rất
hí hửng vì “hầu hết là thành viên giỏi của lớp”. Do đó cậu biết thừa là mình sẽ không phải làm việc gì nhiều
và cũng vui vẻ “nhường” cho các bạn chuẩn bị hết. “Nhóm hơn mười mấy người thì làm sao lên thuyết
trình hết được. Ai thuyết trình phần nào thì tự lo phần ấy thôi. Mình cũng không phải là đứa thuyết trình
giỏi nên để cho mấy bạn có khả năng làm tốt hơn”, Quân cho biết.
Hay trường hợp của cô bạn Hà (ĐH Mở), dù đã được trưởng nhóm nhắc nhở nhiều lần nhưng từ lúc được
giao bài đến lúc lên thuyết trình Hà không đi họp nhóm ngày nào. “Tớ hoàn thành phần nội dung của mình
rồi còn gì. Những phần bổ sung khác thì để người “có chuyên môn” hơn phụ trách thì tốt hơn chứ”, Hà
biện minh. Ngày thuyết trình cô bạn cũng lên ngồi chung với nhóm nhưng chỉ ở vị trí…dự bị vì không hề