GIÁO TRÌNH HỌC AUTOCAD
Bài 1:
KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC CƠ BẢN
1. Hệ trục toạ độ
Trong Cad sử dụng hai loại hệ trục toạ độ:
+ Hệ trục chuẩn WCS (User Coordinate System) là hệ trục mặc định trong Cad.
WCS được xác lập trên nguyên tắc của hệ trục Decad, lấy toạ độ gốc O(0,0,0) làm chuẩn
và hai định hướng chính Ox, Oy tạo thành mặt phẳng xOy, như vậy toạ độ một điểm
được xác định bởi (x,y). Ngoài ra đối với các bản vẽ không gian Acad tự tạo ra một trục
ảo Oz vuông góc với mặt xOy trong trường hợp này toạ độ điểm được xác định (x,y,z).
+ Hệ trục do người sử dụng tạo lập UCS (User Coordinate System) thực chất là
một WCS nhưng được người sử dụng tịnh tiến trong không gian một khoảng (x’,y’,z’)
hoặc xoay trong không gian một góc α bất kỳ.
Chú ý:
- Khi vẽ điểm trên mặt phẳng ta chỉ cần xác định hai giá trị cho một điểm là
(x,y) - giá trị z được mặc định bằng 0
- Đối với bản vẽ không gian người sử dụng tự tạo ra các UCS tuỳ ý cho riêng
mình
2. Cách xác định toạ độ điểm trong bản vẽ
Cách 1: Bấm chuột trực tiếp vào điểm trên bản vẽ (có thể sử dụng phương pháp truy bắt
điểm)
Cách 2: Gõ toạ độ điểm trực tiếp vào dòng nhắc điểm
+ Toạ độ tuyệt đối: Là toạ độ thực của điểm cần vẽ
Cách nhập:
x,y,z ↵
+ Toạ độ tương đối: Thực chất là tịnh tiến của điểm vẽ so với điểm trước đó một
khoảng (a,b,c)
Cách nhập: Giả thiết đã xác định một điểm có toạ độ bất kỳ (x’, y’, z’), ta cần vẽ
điểm kế tiếp có toạ độ (x+a, y+b, z+c) với (a, b, c) là khoảng tịnh tiến theo các trục x, y,
z. Như vậy ta có thể nhập:
@a,b,c ↵
+ Toạ độ cực: Giống như toạ độ tương đối nhưng đây là phương pháp tịnh tiến
đến một điểm từ điểm xác định trước đó một khoảng L và tạo với trục Ox một góc α bất
kỳ.
Cách nhập: Giả thiết cần xác định toạ độ một điểm cách điểm trước đó một
khoảng L đồng thời đường thẳng nối hai điểm hợp với Ox một góc α thì tại dòng nhập
toạ độ:
@L<α ↵
3. Tạo bản vẽ mới và thiết lập tỷ lệ khổ giấy
+ Tạo bản vẽ mới
New ↵
(hiện hộp thoại)
Chọn “Start from Scratch” và “Metric” -> OK
+ Thiết lập tỷ lệ bản vẽ
Mvsetup ↵
N ↵ (Đặt chế độ chuẩn)
M ↵ (Chọn đơn vị đo theo thước mét)
Nhập tỷ lệ bản vẽ (s) ↵ (Nếu đặt bản vẽ với tỷ lệ 1:100 thì s=100)
Nhập chiều ngang của khổ giấy (n) ↵ (A4 -> n=297, A3 -> n=420, )
Nhập chiều cao của khổ giấy (d) ↵ (A4 -> n=210, A3 -> n=297, )
Chú ý:
- Với thiết lập như trên ta có thể sử dụng một không gian
Theo chiều ngang: (s) x (n) điểm vẽ
Theo chiều dọc: (s) x (d) điểm vẽ
- Khoảng cách giữa hai điểm liên tục bằng 1 mm
4. Thiết lập lưới và đặt truy bắt lưới
+ Thiết lập lưới vẽ
Grid ↵
Nhập khoảng cách giữa các mắt lưới ↵ (bật hoặc tắt điểm lưới gõ F7)
(nếu khoảng cách lưới quá nhỏ so với không gian bản vẽ thì không xuất hiện
được các điểm lưới)
+ Thiết lập chế độ truy bắt lưới
Snap ↵
Nhập khoảng cách giữa các điểm truy bắt ↵ (thường đặt khoảng cách truy bắt
trung với khoảng cách giữa các mắt lưới)
(Gõ F9 để bật hoặc tắt chế độ truy bắt lưới)
5. Phương pháp truy bắt điểm
Khi cần xác định một điểm trùng với một vị trí nào đó trên đối tượng trước đó ta có thể
sử dụng phương pháp truy bắt điểm “Shift + Phải chuột” => hiện bảng chọn phương
phức truy bắt điểm:
EndPoint Bắt điểm cuối
MidPoint Bắt điểm giữa
Center Tâm đường tròn, Ellipse, cung,
Node Truy bắt điểm Point
Quadrant Truy bắt điểm 1/4 đường tròn, Ellipse
Intersection Điểm giao nhau
Tangent Điểm tiếp tuyến với cung, Ellipse,
Nearest Truy bắt điểm gần con trỏ nhất
Point Fillters Truy bắt chính xác theo các trục toạ độ
Bài 2:
CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN
1. Vẽ đường thẳng
Line(L) ↵
Lần lượt xác định toạ độ đỉnh của các đoạn thẳng cần vẽ (phải chuột hoặc Enter để
kết thúc lệnh)
Chú ý: Trong quá trình nhập điểm vẽ:
- U ↵ Khôi phục điểm vừa chọn
- C ↵ Khép kín các đoạn thẳng liên tục
- Gõ F8 để bật hoặc tắt chế độ thẳng tuyệt đối theo Ox hoặc Oy
2. Vẽ tia
Ray ↵
Xác định toạ độ tâm của tia
Lần lượt xác định toạ độ điểm ứng với các tia, phải chuột để kết thúc lệnh
3. Vẽ các đường vô cùng song song và tia
Xline(Xl) ↵ cho các cách vẽ
H ↵ Vẽ các đường vô cùng song song với Ox
Lần lượt các định toạ độ các đường cần vẽ, phải chuột để kết thúc lệnh
V ↵ Vẽ các đường vô cùng song song với Oy
Lần lượt các định toạ độ các đường cần vẽ, phải chuột để kết thúc lệnh
A ↵ Vẽ các đường vô cùng song song hợp với Ox một góc; bất kỳ
;↵
Lần lượt xác định toạ độ các điểm tương ứng với đường cần vẽ, phải chuột
để kết thúc lệnh
B ↵ Vẽ các đường vô cùng hướng tâm
Xác định toạ độ tâm điểm
Lần lượt xác định toạ độ các điểm ứng với đường hướng tâm cần vẽ, phải
chuột để kết thúc lệnh
O ↵ Vẽ các đường vô cùng song sóng với một đường thẳng cho trước
Nhập khoảng cách giữa đường cần vẽ với đường cho trước ↵
Bấm chọn đối tượng gốc (đường cho trước)
Bấm chuột lên mặt (hướng) cần tạo đối tượng Offset
4. Vẽ đường đôi
Mline(Ml) ↵ cho các phép thay đổi thuộc tính
J ↵ Vị trí điểm vẽ trên đường đôi
T ↵ ứng với đường trên
Z ↵ ứng với trung điểm hai đường
B ↵ ứng với đường dưới
S ↵ Nhập khoảng cách giữa hai đường đơn (trong đường đôi)
Sau khi đặt thuộc tính lần lượt xác định các điểm như lệnh Line
5. Vẽ đường tự do
Spline(Spl) ↵
Lần lượt xác định liên tiếp các đỉnh của đường Spline, phải chuột ba lần để kết thúc
lệnh vẽ
Chú ý: Trong khi chọn điểm vẽ Spline có thể gõ F ↵ và nhập vào giá trị độ lệch đỉnh của
đường Spline (làm tăng cường độ mịn của đường Spline)
6. Vẽ đa tuyến (là sự kết hợp các đường thẳng, cung tạo thành một khối liên tục)
Pline(Pl) ↵
Chọn điểm bắt đầu ↵ (xuất hiện các phương thức vẽ và thay đổi thuộc tính)
A ↵ Vẽ cung đa tuyến (xem lệnh vẽ cung Arc)
C ↵ Khép kín đường Pline
H ↵ Thay đổi độ dày đoạn cần vẽ kế tiếp
Nhập nửa độ dày bắt đầu (s) ↵
Nhập nửa độ dày kết thúc (e) ↵
(Sau khi thay đổi độ dày thì đoạn vẽ kế tiếp sẽ nhận độ dày như định
dạng, nếu muốn trở lại độ dày chuẩn ta phải thay đổi giá trị s=0 và e=0)
L ↵
Nhập khoảng cách của đoạn thẳng cần vẽ kế tiếp ↵
(đoạn thẳng được vẽ có hướng trùng với hướng của đoạn thẳng trước đó)
W ↵ (hoàn toàn giống như lệnh H ↵ nhưng phải nhập cả độ dày)
U ↵ Khôi phục điểm vẽ vừa chọn
7. Vẽ hình chữ nhật
Rectang ↵ Cho các lựa chọn phương thức vẽ
C ↵ Tạo cắt vát tại đỉnh của HCN
Nhập khoảng cắt vát của đường 1 ↵
Nhập khoảng cắt vát của đường 2 ↵
(hiệu ứng cắt vát thuận theo chiều kim đồng hồ)
F ↵ Tạo bán kính uấn tại các góc HCN
Nhập bán kính uấn ↵
W ↵ Thay đổi độ dày nét vẽ
Nhập độ dày ↵ (độ dày chuẩn bằng 0)
Sau khi chọn phương thức vẽ: Xác định toạ độ hai điểm góc đối diện để vẽ hình chữ
nhật
8. Vẽ đa giác đều
Polygon ↵
Nhập số cạch của đa giác ↵
Xác định toạ độ tâm điểm của đa giác
Cho hai phương thức:
I ↵ Vẽ đa giác ngoại tiếp đường tròn
C ↵ Vẽ đa giác nội tiếp đường tròn
Sau khi chọn một trong hai phương thức trên, nhập vào bán kính của đường tròn
tương ứng
9. Vẽ đường tròn
Circle(C) ↵ Cho 4 phương thức vẽ
3p ↵ Đường tròn xác định bởi 3 điểm (tam giác nội tiếp)
2p ↵ Đường tròn xác định bởi 2 điểm (đường kính)
Ttr ↵ Đường tròn tiếp xúc với hai đối tượng cho trước và nhập vào bán kính
(hoặc đường kính - D ↵)
10. Vẽ cung tròn
Arc(A) ↵ Cho các lựa chọn kiểu xác định điểm hoặc phương thức vẽ như sau:
C ↵ Tâm cung
S ↵ Điểm bắt đầu
E ↵ Điểm cuối
D ↵ Đường kính cung
R ↵ Bán kính cung
A ↵ Góc tạo cung
L ↵ Độ dài dây cung
11. Vẽ hình Ellipse
Ellipse(El) ↵ Cho 3 lựa chọn
- A ↵ Vẽ cung Ellipse (Trước tiên phải vẽ Elip sau đó lần lượt xác định điểm bắt
đầu và điểm kết thúc của dây cung)
- C ↵ Xác định tâm của Elip và lần lượt xác định toạ độ hai điểm (ứng với hai
bán trục của Elip)
- Bấm chọn trực tiếp điểm 1, 2 (xác định đường kính thứ nhất) và 3 (xác định bán
kính thứ 2)
12. Vẽ hình vành khuyên
Donut ↵
Nhập đường kính đường tròn trong ↵
Nhập đường kính đường tròn ngoài ↵
Lần lượt xác định toạ độ tâm của các Donut cần vẽ, bấm phải chuột để kết thúc lệnh
• Để bật hoặc tắt chế độ tô hoặc không tô vành khuyên trước khi thực hiện lệnh vẽ
Donut:
Fillmode ↵
1 ↵ (Đặt chế độ tô)
0 ↵ (Đặt chế độ không tô)
13. Vẽ điểm
Point ↵
Nhập toạ độ điểm cần vẽ
14. Thực hiện tô vùng khép kín
Bhatch(H) ↵ Hiện hộp thoại Bhatch cho các lựa chọn:
Pattern Chọn mẫu vật liệu tô
Scale Thay đổi tỷ lệ phóng to, thu nhỏ của vật liệu tô
Rotate Thay đổi góc xoay chuẩn của vật liệu
Advanced Đặt lại thuộc tính tô các vùng kín lồng nhau
Sau khi đặt thuộc tính:
Bấm chọn “Pick Point” hoặc “Select Object” để chọn vùng hoặc đường bao kín
cần tô vật liệu, phải chuột để kết thúc chọn
Chọn “Preview Hatch” để xem thử kết quả tô
Chọn “Apply” để chấp nhận tô vật liệu vào vùng chọn khép kín
15. Tạo và chèn khối
+ Tạo khối
Block ↵
Gõ tên cho khối ↵
Bấm chọn điểm chuẩn (dùng làm điểm trèn khối sau này)
Choạn các đối tượng cần đưa vào khối, phải chuột để chấp nhận (toàn bộ các đối
tượng vừa chọn sẽ bị xoá bỏ)
+ Chèn khối đã tạo lập
Insert ↵
Gõ tên khối cần chèn ↵
Xác định toạ độ điểm chèn ( ứng với điểm chuẩn khi tạo Block)
Nhập tỷ lệ thu phóng theo trúc Ox (chuẩn bằng 1) ↵
Nhập tỷ lệ thu phóng theo Oy (chuẩn bằng 1) ↵
Nhập góc xoay khối so với Ox ↵
Bài 3:
CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH ĐỐI TƯỢNG VẼ
1. Xoá đối tượng
Erase(E) ↵
Bấm chọn các đối tượng cần xoá ↵ (hoặc phải chuột)
2. Khôi phục các thao tác
Undo(U) ↵
3. Copy đối tượng vẽ
Copy(Co) ↵
Bấm chọn đối tượng cần Copy, phải chuột để kết thúc chọn -> có hai cách thực hiện
Copy:
- Xác định toạ độ điểm 1 và 2 (ứng với khoảng và hướng dịch chuyển của đối
tượng Copy)
- M ↵ Xác định toạ độ điểm chuẩn 1 và lần lượt các điểm 2, 3, (Copy nhiều
lần), phải chuột để kết thúc lệnh
4. Di chuyển đối tượng vẽ
Move ↵
Chọn đối tượng cần dịch chuyển, phải chuột để kết thúc chọn
Chọn điểm chuẩn 1 và 2 để định hướng và khoảng dịch chuyển
5. Phóng to, thu nhỏ đối tượng vẽ
Scale(Sc) ↵
Chọn các đối tượng, phải chuột để kết thúc chọn
Xác định toạ độ tâm phóng
Nhập tỷ lệ phóng ↵ (giá trị chuẩn bằng 1)
6. Xoay đối tượng vẽ
Rotate(Ro) ↵
Chọn các đối tượng, phải chuột để kết thúc chọn
Xác định toạ độ tâm xoay
Nhập góc xoay ↵
7. Cắt vát hai đường thẳng (có khả năng hoặc giao nhau)
Chamfer(Ch) ↵ Cho các thương thức và thuộc tính sau
D ↵
Nhập khoảng cắt vát đường thứ nhất ↵
Nhập khoảng cắt vát đường thứ hai ↵
A ↵
Nhập khoảng cắt vát đường thứ nhất ↵
Nhập góc của đường nối từ đường thứ nhất (sau khi cắt) đến đường thứ
hai ↵
T ↵ Lựa chọn phương thức
T ↵ Xoá bỏ đối tượng gốc
N ↵ Giữ nguyên đối tượng gốc
Sau khi thay đổi các thông số và thuộc tính cho phù hợp, gõ lại lệnh trên và lần lượt
chọn đường thứ nhất và thứ hai để cắt vát
8. Tạo bán kính uấn (cho hai đường thẳng có khả năng hoặc giao nhau)
Fillet ↵ Cho các hiệu chỉnh sau
A ↵ Nhập bán kính uấn ↵
T ↵ Lựa chọn phương thức
T ↵ Xoá bỏ đối tượng gốc
N ↵ Giữ nguyên đối tượng gốc
Sau khi thay đổi các thông số và thuộc tính cho phù hợp, gõ lại lệnh trên và lần lượt
chọn đường thứ nhất và thứ hai để uấn
9. Kéo dài đối tượng vẽ đến một đối tượng chuẩn (đối tượng kéo dãn phải có khả
năng giao nhau với đối tượng đích)
Extend(Ex) ↵
Bấm chọn các đối tượng chuẩn, phải chuột
Bấm chuột vào các đối tượng cần kéo giãn, phải chuột để kết thúc lệnh
10. Cắt một đoạn trên một đối tượng
Break ↵
Bấm chọn đối tượng cần cắt đoạn
F ↵
Bấm chọn điểm bắt đầu cắt trên đối tượng
Bấm chọn điểm kết thúc
11. Cắt phần thừa của đối tượng so với đối tượng chuẩn khác
Trim(Tr) ↵
Bấm chọn các đối tượng chuẩn, phải chuột để kết thúc chọn
Bấm chuột vào các phần thừa của đối tượng cần cắt để loại bỏ, phải chuột để kết thúc
lệnh
12. Phá vỡ đối tượng liên kết (Rectang, Mline, Pline, )
Explode ↵
Bấm chọn đối tượng cần phá vỡ, phải chuột
(Như vậy từng phần trên đối tượng liên kết được tách riêng thành cách đối tượng
riêng lẻ)
13. Chia đối tượng vẽ thành nhiều đoạn
Divide ↵
Bấm chọn đối tượng cần chia
Nhập số đoạn chia ↵
(Sau khi chia đối tượng, tại các điểm chia được đánh dấu bởi điểm vẽ Point - có thể sử
dụng phương pháp truy bắt Node để bắt các điểm này)
14. Hiệu chỉnh đường Spline
SplineEdit ↵
15. Hiệu chỉnh đường Pline
Pedit ↵
16. Hiệu chỉnh đối tượng Bhatch
Hatchedit ↵
Bài 4:
Làm việc với chữ trong AutoCad
1. Đặt lại thuộc tính cho chữ
Chọn Format -> TextStyle (hiện hộp thoại)
2. Thực hiện vẽ chữ
+ Gõ chữ trực tiếp từng dòng:
Text(T) ↵
+ Gõ chữ trực tiếp nhiều dòng:
Dtext ↵
+ Gõ chữ gián tiếp qua hộp thoại:
Mtext ↵
3. Tạo chữ theo đường dẫn
Arctext ↵
4. Ứng dụng Block cho chữ
Bước 1: Thiết lập trường đại diện
Ddattdef ↵ (hiện hộp thoại)
+ Attribute: Thông tin trường đại diện
Tag Tên thẻ
PromptTiêu đề nhập (khi yêu cầu nhập)
Value Giá trị mặc định
+ Text Options: Thuộc tính của chữ
+ Chọn “Pick Point” để chọn điểm cần đặt thuộc tính
Chọn Ok để chấp nhận các thiết lập
(lặp lại thao tác trên cho các trường đại diện khác)
Bước 2: Tạo khối bao gồm các trường đại điện đã tạo ở bước trên
(Thao tác tạo khối như phần học trong bài 2 -> Block ↵)
Bước 3: Chèn khối và áp dụng hiệu ứng nhập giá trị cho các trường
(Thao tác chèn khối như phần học trong bài 3 -> Insert
↵
)
Bài 5
làm việc với lớp, đường nét và màu đối tượng vẽ
1. Thiết lập và làm việc với lớp
Layer ↵
2. Thay đổi kiểu đường nét và màu đối tượng
LineStyle ↵
Bài 6:
Đo khoảng cách
1. Thiết lập thuộc tính đo khoảng cách
2. Thực hiện đo khoảng cách
3. Sửa đổi các đờng đo khoảng cách