Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

ÔN THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.06 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN
----------– & &----------

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
SINH HỌC 11(PHẦN II)

LÊ THỊ THẤM

Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

1


CHỦ ĐỀ VI. CẢM ỨNG
Câu 1: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hình thức vận động của
cây trinh nữ và cây bắt mồi.
Hướng dẫn:
* Giống nhau:
Hình thức vận động giống nhau, đều dựa vào thay đổi nồng độ ion K +, áp suất thẩm
thấu của tế bào và sức trương nước
- Tác động cơ học làm ion K+ ra khỏi tế bào, áp suất thẩm thấu và sức trương nước
của tế bào giảm đột ngột và lá cụp xuống
- Ngược lại, khi áp suất thẩm thấu tế bào và sức trương nước tăng thì lá xịe ra bình
thường
* Khác nhau:
Cây trinh nữ
Cây bắt mồi
Mọc hoang dại ở khắp nơi


Mọc ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng,
nghèo đạm
Lá cụp cơ học không chỉ phụ thuộc vào Lá cụp hay xòe chỉ phụ thuộc vào tác
tác động cơ học mà còn tùy thuộc vào động cơ học của con mồi có xảy ra khơng
ánh sáng
Thời gian cụp lá đến lục mở ra lại ngắn Thời gian cụp lá đến lúc mở ra dài,
(hai mươi phút)
khoảng vài ba giờ, sau khi đã phân hủy
hết lượng protein của con mồi
Câu 2. Điểm khác nhau giữa vận động nở hoa của cây bồ cơng anh với vận động
khép lá, xịe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học?
Hướng dẫn:
* Khác nhau:
Cử động của lá cây Cử động của lá cây trinh nữ
phượng
Bản chất
Là loại ứng động sinh Là kiểu ứng động không sinh
trưởng
trưởng.
Tác nhân kích Ánh sáng
Sự va chạm cơ học.
thích
Cơ chế
Do tác động của auxin dẫn Do sự thay đổi sức trương
đến sự sinh trưởng không nước của tế bào chuyên hóa
đồng đều ở mặt trên và nằm ở cuống lá, không liên
mặt dưới lá.
quan tới sinh trưởng.
Tính chất biểu Biểu hiện chậm, có tính Biểu hiện nhanh hơn, khơng
hiện

chu ky
có tính chu ky.
Câu 3:
Một tế bào thần kinh có điện thế nghỉ là -70mV. Có hai trường hợp sau đây:
TH1: Tế bào thần kinh tăng tính thấm đối với ion canxi ( biết rằng nồng độ canxi ở
dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào)
TH2: Bơm Na-K của nơron hoạt động yếu đi (do rối loạn chuyển hóa).
Trường hợp nào làm thay đổi (giảm tính thấm, giảm tính thấm) hoặc giữ nguyên điện
thế nghỉ? Giải thích.
Hướng dẫn:
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

2


- TH1 làm thay đổi điện thế nghỉ
Ion Canxi mang điện tích dương đi vào làm trung hòa bớt điện tích âm giảm phân
cực ở màng tế bào
- TH2 làm thay đổi điện thế nghỉ
Do làm giảm chuyển K+ vào trong tế bào, giảm chuyển Na+ ra ngoài tế bào
Câu 4:
Một tế bào thần kinh có giá trị điện thế nghỉ là -70mV . Hãy cho biết điện thế nghỉ và
điện thế hoạt động thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
a. Tế bào thần kinh giảm tính thấm đối với K+
b. Kênh Na+ luôn mở (do tác động của một loại thuốc)
Hướng dẫn:
a. Do tính thấm giảm nên K+ đi ra ngoài ít làm giá trị tuyệt đối của điện thế nghỉ giảm
(chênh lệch điện thế hai bên màng giảm)

Do chênh lệch điện thế hai bên màng giảm nên độ lớn của điện thế hoạt động giảm
b. Khi kênh Na+ luôn mở, Na+ đi vào tế bào làm giảm chênh lệch điện thế hai bên
màng (giá trị tuyệt đối của điện thế nghỉ giảm)
Na+ đi vào cho đến khi cân bằng nồng độ Na+ hai bên màng dẫn đến mất điện thế hoạt
động.
Câu 5:
a. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của nơron sẽ như thế nào trong mỗi trường hợp
sau? Giải thích.
- Trường hợp 1: Ăn mặn làm tăng nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào.
- Trường hợp 2: Sử dụng một loại thuốc làm bất hoạt kênh K+.
b. Nêu vai trò sinh lý của các hoocmôn đã tác động đến sự phát triển qua biến thái
hoàn toàn ở sâu bọ.
a. - Trường hợp 1:
+ Điện thế nghỉ không thay đổi. Giải thích: Độ lớn của điện thế nghỉ phụ thuộc vào
lượng K+ từ trong ra ngồi màng chứ khơng phụ thuộc nồng độ Na+ ngoài màng.
+ Điện thế hoạt động tăng. Giải thích: Nồng độ Na + bên ngồi tăng, khi có kích thích
lượng Na+ đi vào nhiều hơn làm trong màng tăng giá trị dương trong pha đảo cực.
- Trường hợp 2:
+ Điện thế nghỉ khơng có. Giải thích: Bất hoạt kênh K + làm cho K+ khơng đi từ trong
ra ngồi được.
+ Điện thế hoạt động khơng có. Giải thích: Do khơng có điện thế nghỉ, mặt khác kênh
K+ bị bất hoạt nên khi có kích thích khơng có khử cực, đảo cực và tái phân cực.
b. - Ecđixơn kích thích lớp biểu bì tạo vỏ kitin ngay dưới lớp vỏ kitin cũ cho nên gây
lột xác nhiều lần nhưng do nồng độ juvenin trong máu cao, ngăn cản quá trình biến
đổi sâu thành nhộng và bướm.
- Khi sâu lớn lên, nồng độ juvenin trong máu giảm dần và khi giảm tới mức giới hạn
thì khơng cịn tác dụng ức chế nữa nên ecđixơn kích thích sâu biến thành nhộng và
bướm.
Câu 6:
Dựa vào hiểu biết về cơ chế thu nhận âm thanh, hãy giải thích:

a. Tại sao người ta có thể phân biệt được tần số âm thanh khác nhau?
b. Tại sao viêm hệ thống xương tai giữa lại ảnh hưởng đến thính lực?
c. Tại sao tiếng ồn lớn thường xuyên trong nhà máy lại có thể làm giảm thính lực,
thậm chí gây điếc ở công nhân?
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

3


Hướng dẫn:
a.
- Nêu được cấu tạo cơ bản của tai giữa và tai trong:
+ Tai giữa gồm: Chuỗi xương nhỏ: Xương búa, xương đe, xương bàn đạp
+ Tai trong gồm: Ốc tai, vịi Eustache,
- Sóng âm tần số thấp làm rung đoạn màng nền ở gần đỉnh ốc tai. Các tế bào thụ cảm
nằm trên đoạn màng nền này đập lên màng phủ, xung thần kinh xuất hiện lan truyền
về thùy thái dương cho cảm giác âm thanh tần số thấp
- Sóng âm có tần số trung bình làm rung đoạn giữa màng nền. Các tế bào thụ cảm
nằm trên đoạn màng nền này đập lên màng phủ, xung thần kinh xuất hiện lan truyền
về thùy thái dương cho cảm giác âm thanh tần số trung bình
- Sóng âm có tần số cao làm rung đoạn màng nền ở đáy ốc tai. Các tế bào thụ cảm
nằm trên đoạn màng nền này đập lên màng phủ, xung thần kinh xuất hiện lan truyền
về thùy thái dương cho cảm giác âm thanh tần số cao
b. Các xương tai có chức năng truyền đúng tần số sóng âm vào tai trong và khuếch
đại âm. Khi bị viêm, các xương tai giữa bị giảm hoặc không dao động, dẫn đến giảm
hoặc mất chức năng trên, gây giảm thính lực hoặc điếc
c. Tiếng ồn lớn và liên tục làm tế bào thụ cảm âm thanh đập mạnh lên màng phủ. Quá
trình này diễn ra liên tục lâu ngày sẽ làm các tế bào thụ cảm giảm hưng tính hoặc bị

tổn thương giảm thính lực hoặc điếc
Câu 7: Sự khác nhau giữa điện thế nghỉ và điện thế hoạt động?
Hướng dẫn:
Điện thế nghỉ
Điện thế hoạt động
Xuất hiện khi tế bào ở trạng thái nghỉ Xuất hiện khi tế bào bị k. thích tới
ngơi,không bị kích thích
ngưỡng
Tạo trạng thái phân cực của tế bào, Tạo ra trạng thái đảo cực của tế bào
màng ngoài tích điện dương màng ngoài màng tích điện âm trong màng
trong tích điện âm
tích điện dương
Phát sinh chủ yếu do màng tế bào hạn Phát sinh chủ yếu do màng tế bào thay
chế tính thấm đối với ion Na + và K+ di đổi trạng thái lí hoá tăng thêm tính
chuyển từ bên trong ra bên ngoài thấm với ion Na+ di chuyển từ bên
màng tạo nên
ngoài màng vào bên trong màng tạo
nên
Trị số chênh lệch điện thế ở 2 bên Trị số chênh lệch điện thế ở 2 bên
màng tế bào thấp hơn . Trên tế bào TK màng tế bào cao hơn. Trên tế bào TK
mực ống
mực ống :-( -70) + 40 = 110 mV
-70Mv
Câu 8. Xináp là gì? Các thành phần của một xináp hóa học? Sự khác nhau giữa lan
truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và trên sợi thần kinh khơng có
bao miêlin?
Hướng dẫn:
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần
kinh với tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến .
- Thành phần cấu tạo xináp hoá học: Màng trước, màng sau, khe xináp, chùy xináp có

các túi chứa các chất trung gian hoá học.
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

4


Trên sợi khơng có bao miêlin Trên sợi có bao miêlin
- Dẫn truyền liên tục trên sợi - Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie
trục, tốc độ lan truyền chậm.
này đến eo ranvie khác, tốc độ lan
- Tốn nhiều năng lượng cho truyền nhanh.
bơm Na+/K+
- Tốn ít năng lượng cho bơm Na+/K+
Câu 9: Dùng máy đo điện thế cực nhạy có 2 điện cực : đặt điện cực thứ nhất lên mặt
ngoài sợi trục khổng lồ của mực ống , điện cực thứ hai xuyên qua màng vào trong tế
bào chất , người ta đo được hiệu điện thế là 70 mV .
a/ Đây là điện nghỉ hay điện động ? Vì sao ?
b/ Nếu điện cực thứ hai đặt vào chỗ sợi trục bị tổn thương thì có ghi được
điện thế khơng? Giá trị nầy có gì khác so với trường hợp trên ? Giải thích ?
c/ Nếu thay dịch ngoại bào của sợi trục bằng dung dịch nhân tạo có nồng độ
+
K cao gấp 20 lần so với bình thường thì giá trị điện thế nghỉ có bị thay đổi khơng ?
Vì sao ?
Hướng dẫn:
a. Đây là điện thế nghỉ vì đo được lúc sợi trục khơng bị kích thích .
b. Trường hợp nầy vẫn đo đươc điện thế , nhưng giá trị hơi thấp hơn so với điện thế
nghỉ ở trên vì tại chỗ bị tổn thương có một ít bào tương bên trong sợi trục trào ra
ngồi hịa lẫn với nước gây đoản mạch.

c. Nếu thay dịch ngoại bào bằng dung dịch nhân tạo có nồng độ K+ cao gấp 20 lần thì
điện nghỉ khơng cịn vì lúc nầy khơng có sự chênh lệch nồng độ K + giữa trong và
ngồi màng nên K+ khơng khuếch tán được và do đó khơng xuất hiện hiệu điện thế . (
0,75đ)
Câu 10.
a. Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có
bao miêlin so với sợi thần kinh khơng có bao miêlin. Tại sao xung thần kinh lan
truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin lại có đặc điểm như vậy?
b. Phân biệt dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục và dẫn truyền xung thần kinh qua
xinap
Dẫn truyền xung thần kinh trên sợ trục
Dẫn truyền xung thần kinh qua xinap
Tốc độ nhanh
Tốc độ chậm
Có thể dẫn truyền theo hai hướng ngược Luôn dẫn truyền theo một chiều từ màng
nhau bắt đầu từ 1 điểm kích thích
trước ra màng sau xinap
Dẫn truyền theo cơ chế điện
Dẫn truyền theo cơ chế điện- hóa- điện
Cường độ xung ln ổn định suốt chiều Cường độ xung có thể bị thay đổi khi đi
dài sợi trục
qua xinap
Kích thích liên tục không làm ngừng Kích thích liên tục có thể làm xung đi qua
xung
xinap bị ngừng (do mỏi xinap)
Hướng dẫn:
*Điểm khác nhau cơ bản:
Xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie khác (tốc độ nhanh). Xung thần kinh trên sợi thần kinh
khơng có bao miêlin lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kề bên (tốc độ

chậm).
*Giải thích: - Do bao miêlin có tính chất cách điện nên khơng thể khử cực và đảo
cực ở vùng có bao miêlin được.
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

5


Câu 11
a. Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học ở người và động vật.
b. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở
động vật lại là xinap hóa học?
c. Vì sao trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều:
d. Nếu màng trước và màng sau xinap dính nhau thì sự truyền tin xảy ra như thế nào?
hướng dẫn:
a. -Qúa trình truyền tin qua xináp ( có chất trung gian hố học là axêtincơlin) gồm các
giai đoạn :
+ Xung thần kinh đến chuy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuy xináp .
+ Ca2+ vào trong chuy xináp → bóng chứa axêtincơlin gắn vào màng trước vỡ ra →
giải phóng axêtincơlin vào khe xináp.
+Axêtincơlin gắn vào thụ thể trên màng sau → xuất hiện điện thế hoạt động lan
truyền đi tiếp.
-Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp
và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. Enzim axêtincơlinesteraza có
ở màng sau xináp sẽ phân huỷ axêtincôlin thành axêtat và côlin → hai chất này quay
trở lại màng trước, đi vào chuy xináp → tái tổng hợp thành axêtincơlin chứa trong
bóng xináp.
b. Ưu điểm của xinap hố học:

- Việc truyền thơng tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện,
nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. Ngoài ra, mức độ đáp
ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn.
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều.
- Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau.
c. :+Màng sau xináp khơng có chất trung gian hố học để đi về phía màng trước.
+ Màng trước xináp khơng có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.
+ Nên xung thần kinh qua xinap chỉ theo một chiều từ màng trước qua khe xinap đến
màng sau
+ Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xinap, mà xinap chỉ cho xung
thần kinh đi theo một chiều.
d. Nếu 2 màng dính nhau:
- Tốc độ truyền tin nhanh hơn
- Xung có thể truyền tin theo hai chiều
- Khi lan qua xinap, cường độ xung không thay đổi
Câu 12. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xi náp, hãy giải
thích tác dụng của các loại thuốc atropin (thuốc giảm đau) đối với người và dipteric
(thuốc tẩy giun sán) đối với giun ký sinh trong hệ tiêu hóa của lợn.
Hướng dẫn:
- Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xi náp sẽ làm mất khả năng nhận cảm của
màng sau xinap với chất axetylcolin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co
thắt nên có tác dụng giảm đau
- Thuốc tẩy giun sán dipterec khi được lợn uống vào ruột, thuốc sẽ ngấm vào giun sán
và phá hủy enzim colinesteraza ở các xi náp. Do đó sự phân giải axetylcolin không
xảy ra . Axetylcolin tích tụ nhiều ở màng sau xi nap gây hưng phấn liên tục , cơ của
giun sán co liên tục làm chúng cứng đờ không bám vào được niêm mạc ruột, bị đẩy
ra ngoài.
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458


6


Câu 13. Nêu và giải thích sự khác nhau giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trong một
cung phản xạ và trên một sợi trục?
Hướng dẫn:
- Trong 1 sợi trục thần kinh, nếu kích thích ở 1 điểm bất kì thì xung thần kinh sẽ lan
truyền theo cả 2 chiều.
Vì: Cả 2 bên của điểm bị kích thích, màng vẫn ở trạng thái nghỉ nên dòng điện động
xuất hiện sẽ kích thích cả 2 bên màng làm thay đổi tính thấm và nơi này sẽ xuất hiện
điện hoạt động. Cứ như vậy, xung thần kinh được lan truyền theo cả 2 chiều.
- Trong 1 cung phản xạ thì xung thần kinh truyền theo 1 chiều từ cơ quan thụ cảm
theo nơron hướng tâm về trung ương, qua nơron trung gian chuyển sang nơron li tâm
đến cơ quan đáp ứng.
Vì: Khi qua xinap, xung thần kinh chỉ truyền theo 1 chiều nhất định nhờ chất mơi
giới trung gian được giải phóng từ cúc xinap của nơron trước, sẽ được các thụ thể ở
màng sau xinap tiếp nhận và xung thần kinh tiếp tục được truyền đi.
Câu 14. Vì sao những người bị hạ canxi huyết (nồng độ canxi trong máu giảm) lại bị
mất cảm giác?
Hướng dẫn:
Ion Ca2+ có tác dụng giải phóng chất mơi giới thần kinh từ cucxinap vào khe
xinap, từ đó tác động vào màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động tại màng sau
Nếu thiếu Ca2+ làm cho q trình giải phóng chất mơi giới thần kinh giảm dẫn đến
xung thần kinh không truyền qua các nơ ron do đó khơng có cảm giác
Câu 15: Ở một số lồi chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một
vùng lãnh thổ nhất định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều
có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi
trước sau đó cịn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Không những thế, chỉ con đầu
đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc quá già yếu thì con khoẻ

mạnh thứ 2 đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế.
Các hiện tượng trên mô tả hai loại tập tính xã hội quan trọng của lồi sói. Hãy cho
biết đó là những loại tập tính gì và những tập tính này mang lại lợi ích gì cho lồi?
Hướng dẫn :
- Đó là tập tính bảo vệ lãnh thổ và tập tính thứ bậc. Cả hai loại tập tính này đều góp
phần hạn chế sự tăng trưởng quá mức của quần thể.
- Nhiều lồi sinh vật có tập tính lãnh thổ và tập tính thứ bậc có thể hạn chế sự tăng
trưởng của quần thể ở mức bằng hoặc dưới sức mang của môi trường. Các tập tính
này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép tham gia sinh
sản.
- Tập tính thứ bậc cịn có ý nghĩa quan trọng đối với quần thể là đảm bảo duy trì vốn
gen tốt tập trung ở con đầu đàn.
Câu 16.
a. Hãy cho biết cơ sở thần kinh của tập tính?
b. Phân biệt hai hình thức học tập của động vật là học ngầm và học khôn?
Hướng dẫn:
a.- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là chuỗi
phản xạ có điều kiện.
b.

Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

7


-Học ngầm là kiểu học khơng có ý thức, khơng biết rõ là mình đã học. Sau này, khi có
nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện giúp động vật giải quyết được các tình huống tương

tự.
- Học khơn là kiểu học có chủ định, có chú ý nên trước một vấn đề mới sinh vật biết
phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết các vấn đề đó
Câu 17.
Nêu ứng dụng của tập tính động vật đối với đời sống con người.
Hướng dẫn:
Ứng dụng:
- Chọn lọc, thuần dưỡng nhiều động vật hoang rã thành gia súc ngày nay
- Những lồi thú hoang rã được thuần hóa sử dụng tập tính săn mồi của chúng để bắt
chuột, trông coi nhà cửa
- Ni, gây phát triển nhiều lồi cơn trùng có lợi (thiên địch) để tiêu diệt sâu hại cây
trồng
- Tạo ra những cá thể đực bất thụ ở nhiều lồi cơn trùng gây hại, chúng có khả năng
giao phối nhưng khơng có khả năng sinh sản.
Câu 18
1. Nêu chiều hướng tiến hóa trong hoạt động cảm ứng ở động vật có tổ chức thần
kinh?
2. Các tua quấn ở cây bầu, bí là kiểu hướng động gì? Nguyên nhân của hiện tượng
này?
Hướng dẫn:
1. Nêu chiều hướng tiến hóa trong hoạt động cảm ứng ở động vật có tổ chức
thần kinh?
- Từ phản xạ đơn giản  phản xạ phức tạp.
- Từ phản ứng tiêu tốn năng lượng tiết kiệm năng lượng.
- Từ phản ứng chậm  Phản ứng nhanh.
- Từ phản ứng chưa chính xác  phản ứng chính xác.
2. Các tua quấn ở cây bầu, bí là kiểu hướng động gì? Nguyên nhân của hiện
tượng này?
- Các tua quấn ở cây bầu, bí là kiểu hướng tiếp xúc.
- Nguyên nhân do sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào phía

ngược lại (phía khơng tiếp xúc) của tua làm cho nó quấn quanh giá thể.
CHỦ ĐỀ VII: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Câu 1:
a. Khái niệm về sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở
thực
vật.
b. Sinh trưởng thứ cấp khác với sinh trưởng sơ cấp ở điểm nào ?
c. Trình bày mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Hướng
dẫn:
a.
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích)
của

thể
do
tăng
số
lượng

kích
thước
tế
bào.
- Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của
tế
bào
làm
cây

ra
hoa,
kết
quả,
tạo
hạt.
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

8


- Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều dài của thân và rễ cây do hoạt động của
mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. Xuất hiện ở cây một lá mầm và phần non của cây
hai

mầm
- Sinh trưởng thứ cấp là của cây thân gỗ do tầng phát sinh mạch dẫn (mô phân sinh
bên) hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác, mạch rây.
b.
Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày (đường kính) của cây do hoạt động của mô phân
sinh bên (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây
do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên.
c.
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự
biến đổi về số lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và
hạt.
Hai quá trình này gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng
phát

triển
sinh
sản
(mốc

sự
ra
hoa).
Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm
hay ngược lại, cũng có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm.
Câu 2:
a. Hoocmơn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.
b. Có mấy nhóm hoocmơn thực vật. Nêu tên các hoocmơn của mỗi nhóm và vai trị
của
chúng.
Hướng dẫn:
a. Hoocmơn thực vật là các chất hữu cơ do bản thân cơ thể tiết ra có tác dụng điều
hoà
hoạt
động
giữa
các
phần
khác
nhau
trong
cây.
Đặc
điểm
chung:

- Là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một phần của cơ thể và di chuyển đến
các phần khác, tại đó gây ra các hiện tượng kích thích hay ức chế sinh trưởng.
- Với nồng độ rất thấp có thể gây những biến đổi lớn trong cơ thể.
- Trong cây, hoocmon thực vật di chuyển trong mơ mạch gỗ và mạch libe.
- Phitơhoocmoncó tính chun hoá thấp hơn nhiều so với hoocmon động vật bậc cao.
- Khác biệt với enzym là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hoá, hoocmon hoạt hoá
cả một chương trình phát sinh hình thái như kíc thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm
rất
nhiều
q
trình

nhiều
phản
ứng
hố
sinh.
b. Có hai nhóm: Nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm ức chế sinh trưởng
Auxin: kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo hạt.
Gibêrêlin: pha ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và tạo quả không hạt.
Xitôkinin: Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tínha) và kích thích sinh
trưởng
của
chồi
non.
Êtilen: Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa (tạo dứa trái vụ).
Axit abxixic: ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.
Câu 3: Trình bày vai trị của chất kích thích sinh trưởng auxin, giberelin, xitokinin
đối với đời sống của cây
Hướng dẫn:

* Vai trị sinh lí của auxin:
- Kích thích tế bào trương giãn, phình to ra
- Ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

9


- Gây ra tính hướng động của cây: hướng sáng dương của thân và ngọn, hướng sáng
âm của rễ, hướng đất dương của rễ, hướng đất âm của thân
- Gây ra hiện tượng ưu thế ngọn và ức chế chồi bên do auxin tập trung trên ngọn
nhiều hơn
- Kích thích sự hình thành rễ,đặc biệt là rễ phụ
- Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả khơng hạt
- Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả
- Thúc đẩy chất nguyên sinh chuyển động, tăng tốc độ trao đổi chất
* Vai trị sinh lí của Giberelin
- Kích thích sinh trưởng kéo dài của thân, lóng
- Kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, do vậy khi xử lí giberelin sẽ phá vỡ trạng thái
ngủ của chúng
- Kích thích sự ra hoa
- Ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính, ức chế sự phát triển của hoa cái, kích thích
hoa đực phát triển
- Tăng kích thước của quả và tạo quả khơng hạt
* Vai trị sinh lí của xitokinin
- Kích thích sự phân chia mạnh mẽ của tế bào
- Ảnh hưởng tới sự phân hóa chồi, ức chế ngọn
- Kích thích chồi bên phát triển

- Kìm hãm sự hóa già của cơ quan của tồn cơ thể
- Ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hạt và củ. Do vậy xử lí xitokinin có thể phá bỏ
trạng thái ngủ của chồi, hạt, củ
- Ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất như tổng hợp axit nucleic, clorophin,
protein,..
Câu 4:
Trình bày vai trị sinh lí của các phitohoocmon kìm hãm sinh trưởng
* Vai trị sinh lí của axit abxixic (ABA)
- Là chất ức chế sinh trưởng mạnh nhất
- Kiểm tra sự rụng của lá, hoa, quả. Do vậy được mệnh danh là hoocmon của sự hóa
già
- Điều chỉnh sự ngủ nghỉ của chồi, hạt, củ. Hàm lượng cao gây trạng thái ngủ của các
bộ phận trong cơ thể
- Điều chỉnh sự đóng, mở của khí khổng
* Vai trị sinh lí của etilen:
- Tác động đến sự chín của quả
- Gây sự rụng lá, rụng quả
- Kích thích sự ra hoa của một số thực vật
- Kích thích sự xuất hiện rễ phụ của cành giâm
- Ức chế ự phát triển của chồi bên, tăng tính thấm của tế bào
- Làm chậm sinh trưởng các mầm thân, củ
* Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ:
- Chất làm chậm sinh trưởng: Là chất tổng hợp nhân tạo có vai trị như chất ức chế
sinh trưởng nhưng không làm thay đổi tính đặc trưng của sinh sản. Dùng chúng đê
làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ,..
Ví dụ: CCC (Clocolin clorit); MH (malein hidratzit),…
- Chất diệt cỏ: Là các chất diệ các loại cỏ dại, có vai trị phá hủy các màng tế
bào,màng sinh chất, kìm hãm quang hợp, kìm hãm quá trình sinh trưởng, ngừng trệ
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân


0935252458

10


quá trình phân bào, ngăng cản các quá trình sinh tổng hợp của cỏ, cây trồng không bị
hại
Ví dụ: 2,4D; 2,4,5T, cacbamit, percloram
Câu 5: Trình bày về sự cân bằng phitohoocmon trong cây
Hướng dẫn:
* Cân bằng chung:
Dựa vào hainhoms phitohoocmon có tác dụng trái ngược nhau: Nhóm kích
thích sinh trưởng được sản xuất chủ yếu vào giai đoạn cây còn non như chồi non,lá
non, rễ non, quả non..chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng.
Ngược lại, các chất kìm hãm được hình thành chủ yếu ở cơ quan già, cơ quan
sinh sản, dự trữ. Chúng ức chế toàn cây, gây ra sự hóa già và chết
* Sự cân bằng riêng:
- Sự tái sinh rễ, chồi được điều chỉnh bàng tỉ lệ auxin và xitokinin. Nếu auxin nhiều
thì rễ được hình thành mạnh hơn. Ngược lại, thì chồi được hình thành. Đây là cơ sở
của q trình ni cấy mơ
- Sự nảy mầm và ngủ được điều chỉnh bởi tỉ lệ axit abxixic và giberelin. Tỉ lệ này
nghiêng về axit abxixic thì hạt, củ, rễ ngủ nghỉ, ngược lại sẽ kích thích nảy mầm. Đây
là cơ sở để phá ngủ cho hạt, củ
- Sự chín của quả được điều chỉnh bởi tỉ lệ auxin và etilen. Nếu tỉ lệ này nghiêng về
etilen sẽ làm quả chín nhanh. Đây là cơ sở để làm hãm hoặc thúc quả chín
- Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bởi tỉ lệ auxin và xitokinin. Auxin làm tăng
ưu thế ngọn, trong lúc xitokinin làm giảm ưu thế ngọn
- Sự trẻ hóa và giâ hóa có liên quan mật thiết với tỉ lệ xitokinin và axit abxixic.
Xitokinin tăng sự trẻ hóa (kéo dài tuổi cây), còn axit abxixic làm cây mau già
Câu 6:

a. Giải thích tại sao ở thực vật khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ 1 phía
ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Hãy nêu các điểm khác nhau giữa auxin và giberelin về cấu tạo hóa học, nồng độ
tác dụng, các chất tổng hợp, chức năng cơ bản. Dựa trên nguyên tắc gì để tạo quả
khơng hạt?
Hướng dẫn:
a. Sau khi cắt bỏ phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng, vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển xuống thân và rễ, cắt ngọn cây,
hàm lượng auxin giảm
- Ở thân các tế bào đã phân hóa, tốc độ phân chia kém sự sinh trưởng hai phía
khơng có sự chênh lệch lớn
b.
Tiêu chí
Auxin
Giberelin
Cấu tạo hóa học
Trong phân có ngun tố Trong phân tử khơng có
nito
ngun tố nito
Nồng độ tác dụng
Kích thích hay ức chế phụ Giberelin thì khơng ức chế
thuộc vào nồng độ
Các chất tổng hợp
Auxin có cả các chất tự Giberelin thì chỉ có các
nhiên lẫn các chất được chất tự nhiên, khơng có các
tổng hợp nhân tạo
chất tổng hợp nhân tạo
Chức năng cơ bản
- Thúc đẩy nguyên phân và - Kích thích sự nảy mầm
sinh trưởng giãn dài của tế của hạt, chồi củ

Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

11


bào
- Kích thích tăng trưởng
- Thúc đẩy hướng động
chiều cao của cây, kéo dài
- Kích thích nảy mầm của tế bào
hạt
- Thúc đẩy phân giải tinh
- Thúc đẩy phát triển chồi bột
- Kích thích ra rễ phụ
- Phát triển hạt phấn, ống
- Thúc đẩy kéo dài thân ở phấn
nồng độ thấp
- Điều hòa xác định giới
- Thúc đẩy phát triển hệ tính
mạch dẫn
- Chuyển giai đoạn non
- Làm chậm sự hóa già của sang trưởng thành

- Điều khiển phát triển quả
* Ngun tắc tạo quả khơng hạt:
- Trong q trình nghiên cứu sự tạo quả sau thụ tinh, người ta biết rằng sau khi thụ
tinh, phôi sẽ phát triển thành hạt
- Và trong q trình hình thành hạt đó, phơi sản xuất ra auxin nội sinh, auxin này

được đưa vào bầu, kích thích các tế bào phân chia, lớn lên thành quả.
- Như vậy, nếu hoa không được thụ phấn, sự thụ tinh khơng xảy ra thì hợp tử và phơi
khơng được hình thành, khi đó bầu khơng thể hình thành quả và hoa sẽ rụng
- Do đó, để tạo quả không hạt, người ta không cho hoa thụ phấn, thì phơi sẽ khơng
được hình thành và hạt sẽ khơng được tạo ra. Lúc đó auxin nội sinh khơng được tạo
ra, người ta thay auxin nội sinh thành auxin ngoài sinh, bằng cách tiêm hoặc phun lên
bầu nhụy, bầu nhụy phát triển bình thường tạo quả khơng hạt.
Giberelin cũng có tác dụng tương tự
Câu 7:
a. Cho biết nơi sinh ra, hướng vận chuyển, đại diện tự nhiên, đại diện nhân tạo
và nêu ít nhất 4 ứng dụng của nhóm hoocmon auxin
b. Nêu vai trị của hai nhóm chất kích thích sinh trưởng thường được dùng
trong nuôi cấy mô- tế bào. Cho biết sự thay đổi tỉ lệ của chúng trong quy trình ni
cấy.
c. Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới
sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin;
Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic.
d. Người ta tiến hành cắt ngọn 2 cây hướng dương như nhau, sau đó bơi lên
hợp chất AIB của một trong hai cây thì thấy chỉ một trong hai cây phát triển chồi bên.
Giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn:
a. Auxin:
- Nơi sinh ra:Đỉnh sinh trưởng
- Hướng vận chuyển: Hướng gốc, cùng chiều trọng lực
- Đại diện tự nhiên: AIA
- Đại diện nhân tạo: AIB hoặc 2,4 D hoặc 2,4,5 T
- Ứng dụng:
+ Xử lí ra rễ, đâm cành
+ Xử lí đậu hoa, đậu quả
+ Tạo quả không hạt

+ Ngắt ngọn để tạo nhiều nhánh
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

12


+ Nuôi cấy mô tế bào
b. Nuôi cấy mô tế bào:
- Hai nhóm chất kích thích thường dùng: Auxin và xitokinin
+ Auxin: Kích thích tạo rễ
+ Xitokinin kích thích tạo chồi
- Sự thay đổi tỉ lệ của chúng như sau:
+ Auxin/xitokinin =1 trong giai đoạn tạo mô sẹo
+ Auxin/xitokinin >1 trong giai đoạn tạo rễ
+ Auxin/xitokinin <1 trong giai đoạn tạo chồi
c. - Auxin/Xitôkinin: điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng
về Auxin thì rễ hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Cịn ngược lại chồi bên
hình thành mạnh, giảm ưu thế ngọn.
- Abxixic/Giberelin: điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về
Abxixic thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm.
- Auxin/Êtilen: điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về Auxin quả xanh và
ngược lại thúc đẩy quả chín.
- Xitôkinin/Abxixic: điều chỉnh sự trẻ hố, già hố. Nếu nghiêng về Xitơkinin thì trẻ
hố và ngược lại.
d. AIB có đặc điểm kích thích chồi ngọn và ức chế chồi bên, nên:
Cây được bôi AIB thì khơng phát triển chồi bên do AIB ức chế chồi bên
Cây khơng được bơi AIB có chồi bên phát triển
Câu 8:

a. Hình thức sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế
nào?
b. Giải thích tại sao nếu mọt giống cà chua có khả năng sinh ra etylen nhiều hơn bình
thường thì sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cà chua đi xa? Khi thu hoạch cà chua
đem về nhà, người ta thường chọn riêng những quả chín và để cách xa những quả
xanh. Việc làm đó nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn:
a. Đa số cây một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp nên chủ yếu cây sinh trưởng về
chiều cao
những cây hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp lẫn sinh trưởng thứ cấp, nhờ vậy cây
không chỉ sinh trưởng về chiều cao mà còn sinh trường về chiều ngang
b. Bất lợi, vì: Etylen kích thích sự chín của quả, nên quả nhiều etylen sẽ nhanh chín,
không vận chuyển đi xa, không tiêu thụ kịp
Sắp riêng quả chín ra vì quả chín sản sinh nhiều etylen sẽ khuếch tán sang các quả
xanh khác làm các quả xanh nhanh chín sẽ không tiêu thụ kịp
Câu 9
a/ Kể tên 2 loại phitohoocmơn có tác dụng ức chế sinh trưởng ?
b/ Đặc điểm chung và đặc điểm riêng của chúng ?
c/ Người ta sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp như thế nào ?
d/ hiện tượng rụng lá vào mùa đông ở cây bàng thuộc kiểu cảm ứng gì? Giải
thích?
Hướng dẫn:
a / Kể tên 2 loại phitohoocmơn có tác dụng ức chế sinh trưởng ?
* Tên 2 loại phitohoocmôn : êtilen và axit abxixic
b/ Đặc điểm chung và đặc điểm riêng của chúng ?
* Đặc điểm chung :
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458


13


- Đều là hợp chất hữu cơ có phân tử lượng thấp , được tạo ra ở một nơi
nhưng gậy tác động ở nơi khác trong cây .
- Đều có tác dụng ức chế sinh trưởng ở nồng độ thấp
* Đặc điểm riêng :
Đặc điểm so
Êtilen
Axit abxixic
sánh
Nguồn gốc
Được tạo ra hầu hết ở Được tạo ra ở các cơ
các cơ quan của cây
quan hóa già , lá ,
thân , quả , hạt ...)
Trạng thái tồn Dạng khí
Dạng lỏng
tại
Cơ quan chịu Quả , thân cây giá đậu Lá , quả , chồi , rễ
tác động
, mô phân sinh ngọn ở
cây họ dứa
Cơ chế tác dụng Thúc quả chín , kích Kích thích sự rụng lá
thích sinh trưởng vá quả , gây trạng thái
chiều ngang của thân ngủ , nghỉ của hạt và
cây giá đậu , cảm ứng chồi , làm đóng khí
ra hoa ở cây họ dứa . khổng khi khô hạn
c / Người ta sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp như thế nào ?
+ Êtilen : Thúc quả chín đều và chủ động , tạo quả trái vụ ở dứa , tăng năng suất giá

đậu .
+ Axit abxixic : Bảo quản khoai tây không nẩy mầm , gây rụng lá ở bông và khoai
tây để dễ thu hoạch bằng máy .
d/ Hiện tượng cây bàng rụng lá vào mùa đông là hiện tượng ứng động sinh trưởng,
do:
mùa đông, cây hút nước kém(do thoát hơi nước kém), ít ánh sáng nên quá trình quang
hợp giảm. hàm lượng auxin trong lá giảm đồng thời tăng tích lũy các chất ức chế sinh
trưởng làm cho các lớp tế bào giữa lá và thân giảm số lượng, lá bị rụng.
Câu 10:[1,134]
a. Ảnh hưởng của điều kiện khô hạn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng?
Cho biết các biện pháp chống hạn.
b. Nêu các yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc. Vì sao thực
vật CAM có thể đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm?
Hướng dẫn:
a. Dù xảy ra khô hạn trong một thời gian ngắn nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả đối
với cây, như:
- Làm giảm độ ưa nước và mức độ phân tán của hệ keo trong tế bào
- Diệp lục bị phân hủy, hoạt tính của enzim bị giảm
- Ức chế quá trình tổng hợp, thúc đẩy q trình phân hủy. Phần lớn năng lượng giải
phóng dưới dạng nhiệt cây khong sử dụng được
- Kho hạn kéo dài làm protein bị phân giải thành các axit amin và sau đó thủy phân
thành amoniac gây độc cho cây
Khô hạn ảnh hưởng mạnh mẽ vào giai đoạn sinh sản làm giảm mạnh năng suất hoặc
mất trắng năng suất
* Các biện pháp chống hạn:
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

14



- Lai tạo, chọn lọc giống cây chịu hạn giỏi
- Cải tạo đất như tăng cường bón phân xanh, phân hữu cơ, làm đất kĩ, luân canh cây
họ đậu
- Bón phân hợp lí (phun nguyên tố vi lượng, bón cân đối lân, kali so với đạm)
- Rèn luyện hạt giống chịu khô hạn
b. Yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng khi mặt trời mọc:
- Ánh sáng kích thích tế bào khí khổng mở: Ánh sáng kích thích bơm K + mở, ion này
vào trong tế bào khí khổng làm khí khổng hút nước, khí khổng mở
- Ánh sáng giúp cây quang hợp, làm giảm CO2 , tăng hoạt tính của enzim chuyển hóa
tinh bột thành đường, tế bào khí khổng hút nước, no nước, khí khổng mở
- Khi trong lá thiếu CO2 cũng kích thích khí khổng mở để lấy CO2
* Khí khổng của thực vật CAM:
- Có thể đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm, vì: Khí khổng mở vào ban ngày trong
điều kiện khơ nóng cây sẽ bị mất nhiều nước. Khi cây bị mất nước, AAB trong lá
tăng lên kích thích kênh K+ mở cho ion này ra khỏi tế bào khí khổng, làm chúng mất
nước và xẹp lại
- Ngược lại vào ban đêm, cây không bị thiếu nước, khí khổng lại được mở để lấy CO 2
dùng trong quang hợp
Câu 11: [1,137]
Người ta tiến hành xử lí các cây lấy từ hai dòng đậu Hà Lan thuần chủng đều
có thân lùn (dịng 1 và dòng 2) và các cây lấy từ dòng đậu thần chủng có thân cao
bình thường (dịng 3) bằng cùng 1 loại hoocmon thực vật với cùng một nồng độ và
thời gian xử lí như nhau. Các cây lấy từ dịng 1,2 và 3 đều có cùng độ tuổi sinh lí và
được gieo trồng trong điều kiện như nhau. Sau một thời gian theo dõi người ta thấy
các cây được xử lí hoocmon của dịng 1 có thân hình cao bình thường như cây của
dịng 3, cịn các cây của dòng 2 và 3 mặc dù được xử lí hoocmon vẫn khơng có gì
thay đổi về chiều cao.
a. Nêu các chức năng của hoocmon nói trên và đưa ra giả thuyết giải thích kết quả thí

nghiệm
b. Hãy mô tả thí nghiệm nhằm tìm ra bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên
Hướng dẫn:
a. Hoocmon nói trên là gibberellin. Hoocmon này có chức năng:
- Kéo dài thân
- Sinh trưởng quả
- Phá vỡ trạng thái ngủ giúp hạt nảy mầm
* Giả thuyết giải thích kết quả thí nghiệm:
Cây bị đột biến có thân lùn có thể có hai ngun nhân:
- Cây dịng lùn1: Do cây bị đột biến nên không sản xuất đủ hoocmon gibberellin và
gen bị đột biến có sản phẩm điều khiển q trình tổng hợp gibberellin. Do đó khi xử
lí gibberellin nhân tạo thì lượng gibberellin được bổ sung đủ và cây cao bình thường
như cây dịng
- Cây dịng lùn 2: Cây bị đột biến làm hỏng thụ thể tiếp nhận gibberellin hoặc hỏng
các protein tham gia vào đường dẫn truyền tín hiệu của tế bào dẫn đến không đáp ứng
được với gibberellin. Do đó, khi xử lí gibberellin nhân tạo cũng khơng có tác dụng,
cây khơng cao thêm

Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

15


* Cây dịng 3 đang cao bình thường, khi xử lí gibberellin vẫn khơng cao thêm có thể
là do đã sản xuất đủ lượng gibberellin để cây có chiều cao tối đa, nên có bổ sung
thêm cũng khơng có tác dụng.
b.
Câu 12 [1,149]

Kết quả của q trình tiến hóa lâu dài đã hình thành nên nhiều đặc điểm thích
nghi ở hạt giúp chúng duy trì sự ngủ. Tuy nhiên , các đặc điểm thích nghi của hạt về
cơ bản có thể chia thành 3 nhóm dựa trên 3 nguyên lí chung duy trì sự ngủ của hạt ở
hầu hết các loài thực vật hạt kín.
a. Nêu 3 nguyên lí chung duy trì sự ngủ của hạt
b. Nêu và giải thích các đặc điểm cấu tạo và thành phần hóa học của hạt phù hợp với
3 nguyên lí chung duy trì sự ngủ của nhiều loại hạt
Hướng dẫn:
a. 3 nguyên lý chung duy trì sự ngủ của hạt:
- Cấu trúc vỏ hạt
- Hạn chế hấp thụ nước và oxi
- Các loại chất ức chế sự phát triển của phôi
b. Giải thích các đặc điểm cấu tạo và thành phần hóa học của hạt phù hợp với 3
nguyên lý chung duy trì sự ngủ của nhiều loại hạt:
- Đặc điểm cấu tạo ngăn cản phôi của hạt tiếp xúc với nước và oxi nhờ vỏ hạt dày,
khơng thấm nước
Vì hạt nảy mầm được trước hết cần phải nhận đủ nước và oxi để oxi hóa các chất hữu
cơ tạo năng lượng và các chất hữu cơ trung gian cần cho sự tổng hợp mầm hạt
- Vỏ hạt chắc, dày nên hạt chỉ có thể nảy mầm khi có tác động của lửa, thời gian, hoạt
động của vi khuẩn làm vỡ vỏ hạt khi hạt cần nảy mầm
- Cơ chế hóa học ức chế sự nảy mầm của phơi:
Trong các hạt có nhiều loại hóa chất khác nhau giúp ức chế sự nảy mầm và duy trì sự
ngủ của hạt. Các điều kiện mơi trường nhất định có thể phá hủy hoặc ức chế các chất
hóa học ức chế sự nảy mầm giúp hạt nảy mầm
Câu 13: Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa.
a. Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng?
b. Cho ví dụ một quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa.
c. Cây này có thể ra hoa được khơng trong quang chu kì: 12 giờ chiếu sáng / 6 giờ
trong
tối

/
bật
sáng
trong
tối
/
6
giờ
trong
tối?
Hướng
dẫn:
a. Phải hiểu 9 giờ là số giờ đêm dài nhất đối với cây ngày dài. Vì vậy tất cả các quang
chu kì có số giờ đêm dưới 9 giờ sẽ làm cho cây ngày dài ra hoaP
b.
Ví
dụ
16
giờ
chiếu
sáng
/8
giờ
trong
tối.
c. Ra hoa được vì thời gian ban đêm R (thời gian tối quyết định quá trình ra hoa và ta
đã cắt đêm dài 12 giờ tối thành 2 đêm ngắn (6 giờ tối). Ví dụ cây thanh long ra hoa
trái vụ vào mùa đông khi ta thắp đèn ban đêm.
Câu 14:
Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ

và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm khơng đạt 100%. Nhưng nếu phơi khơ những hạt tươi
đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm
cao hơn, có thể đạt 100%.
a. Giải thích hiện tượng trên.
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

16


b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên.
Hướng dẫn:
a. - Khi còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. ABA
cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm. Điều này thể
hiện
đặc
điểm
thích
nghi
sinh
sản
với
khí
hậu.
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm
tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm).
b. Cách đơn giản nhất là đo hàm lượng ABA của hạt tươi và hạt đã phơi khô một thời
gian rồi ngâm nước
Câu 15: Hạt là gì? Có mấy loại hạt? Cách tạo quả không hạt.

Hướng dẫn:
- Hạt là cấu trúc phát triển từ noãn sau khi thụ tinh ở thực vật hạt kín hoặc hạt trần
Hình dạng của hạt phụ thuộc vào hình dạng noãn, cấu tạo của hạt nào cũng đều gồm
những phần chính sau:
+ vỏ hạt; phôi; mô dự trữ chất dinh dưỡng (gồm nội nhũ và đôi khi cả ngoại nhũ)
- Có 2 loại hạt:
+ Hạt có nội nhũ là nơi chứa chất dinh dưỡng. ví dụ hạt của cây một lá mầm: lúa,
bắp,
+ Hạt không nội nhũ: Chất dinh dưỡng chứa trong lá mầm. ví dụ: hạt của cây hai lá
mầm: cây họ đậu, bầu bí
- tạo quả không hạt:
Không cho hoa thụ phấn
Câu 16:
1. Người ta đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu các tác động thuận nghịch của ánh
sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa lên đáp ứng quang chu ky bằng cách luân phiên chớp ánh
sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa lên cây ngày ngắn và cây ngày dài. Các thí nghiệm được
tiến hành trong điều kiện thời gian độ dài đêm là liên tục và dài hơn chu ky tối tới
hạn.
Thí nghiệm 1. Giữa thời gian bóng tối, tiến hành một chớp ánh sáng đỏ thì thấy
cây ngày ngắn khơng ra hoa, cây ngày dài ra hoa.
Thí nghiệm 2. Giữa thời gian bóng tối, tiến hành một chớp ánh sáng đỏ rồi nối
tiếp một chớp ánh sáng đỏ xa thì thấy cây ngày ngắn ra hoa, cây ngày dài không ra
hoa.
Thí nghiệm 3. Giữa thời gian bóng tối, tiến hành một chớp ánh sáng đỏ rồi nối
tiếp một chớp ánh sáng đỏ xa rồi nối tiếp một chớp ánh sáng đỏ.
Hãy giải thích kết quả của các thí nghiệm về sự ra hoa ở cây ngày dài và cây
ngày ngắn? giải thích hiệu quả tác động của ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ xa trong các thí
nghiệm trên ?
2. Một củ khoai đã nảy mầm thành cây non trong một góc khuất, hãy nêu và giải
thích ý nghĩa những đặc điểm thích nghi hình thái của cây non này?

Hướng dẫn
1- Giải thích kết quả:
+ Trong điều kiện thời gian độ dài đêm là liên tục và dài hơn chu ky tối tới hạn thì
cây ngày ngắn sẽ ra hoa và cây ngày dài không ra hoa. Nếu ánh sáng làm gián đoạn
phần đêm của quang chu ky thì cây ngày ngắn sẽ khơng ra hoa còn cây ngày dài sẽ ra
hoa. (0,25 điểm).

Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

17


+ Thí nghiệm 1: cây ngày ngắn không ra hoa, cây ngày dài ra hoa chứng tỏ một chớp
ánh sáng đỏ làm gián đoạn phần đêm của quang chu ky, cây phát hiện được sự gián
đoạn và đáp ứng lại.(0,25 điểm).
+ Thí nghiệm 2: khi chớp ánh sáng đỏ rồi nối tiếp một chớp ánh sáng đỏ xa thì cây
ngày ngắn ra hoa, cây ngày dài không ra hoa chứng tỏ một chớp ánh sáng đỏ xa sau
chớp ảnh sáng đỏ đã làm hủy bỏ tác động của chớp ánh sáng đỏ, không làm gián đoạn
phần đêm của quang chu ky. (0,25 điểm).
+ Thí nghiệm 3: kết quả là cây ngày ngắn không ra hoa, cây ngày dài ra hoa vì một
chớp ánh sáng đỏ cuối cùng sẽ làm gián đoạn phần đêm của quang chu ky. (0,25
điểm).
- Hiệu quả tác động của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa: 0.25
+ Ánh sáng đỏ làm gián đoạn phần đêm của quang chu ky, rút ngắn chu ky tối. Ánh
sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
+ Ánh sáng đỏ xa chớp tiếp theo ánh sáng đỏ làm hủy bỏ tác động của chớp ánh sáng
đỏ. Ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
2. Đặc điểm thích nghi hình thái:

- Thân cao, khẳng khiu do sinh trưởng tập trung kéo dài tế bào để hướng về phía ánh
sáng; màu nhợt do không có ánh sáng nên khơng tổng hợp chlorophill.(0,25 điểm)
- Lá màu nhợt, khơng phát triển do để giảm thốt hơi nước qua lá → làm giảm áp lực
hút nước ở rễ; Bên cạnh đó do khơng có ánh sáng cho quang hợp nên không lãng phí
năng lượng cho việc tổng hợp chlorophill, để dành năng lượng cho việc kéo dài thân.
0,25 điểm)
- Rễ ngắn do nhu cầu hấp thụ nước của rễ cây ít, sinh trưởng chậm để dành năng
lượng cho kéo dài thân.(0,25 điểm).
Câu 17
1. Nêu những điểm khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực
vật.
2. Người ta tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu sự tăng trưởng dãn dài của tế bào
được cảm ứng bởi sacarôzơ bằng cách nuôi tế bào thực vật trong môi trường chứa
sacarôzơ ở các giá trị nhiệt độ khác nhau, kết quả cho thấy:
Môi trường nuôi Môi trường ni
Mơi trường ni Mơi trường ni
cấy khơng có cấy khơng có
cấy có sacarơzơ + cấy có sacarơzơ +
sacarơzơ + nhiệt sacarôzơ + nhiệt
nhiệt độ -50C
nhiệt độ 250C
0
0
độ -5 C
độ 25 C
Tế
bào
tăng
Tế bào không tăng Tế bào không tăng Tế bào khơng tăng
trưởng

nhanh
trưởng
trưởng
trưởng
chóng
Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy dự đốn xem sacarơzơ đã kích thích sự tăng trưởng
của tế bào thực vật bằng cách nào? Làm thế nào có thể kiểm tra dự đốn đó?
Hướng dẫn
1. (0,75)
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Có ở cây hai lá mầm và cây một lá Chỉ có ở cây hai lá mầm và một số cây
mầm
một lá mầm nhất định như dừa, cau....
Là sự tăng chiều dài của thân và rễ do Là sự tăng đường kính thân do hoạt
sự phân chia của mô phân sinh đỉnh
động của mô phân sinh bên
Nơi sinh trưởng: Đỉnh chồi, đỉnh ngọn, Dọc hai bên thân thứ cấp
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

18


đỉnh rễ, gốc lóng
b. (1.25)
- Sinh trưởng dãn dài của tế bào thực vật được thực hiện chủ yếu theo cơ chế hút
nước, nghĩa là tế bào sẽ hút nước vào, làm tăng thể tích của mình. Quá trình này đỏi
hỏi phải có mơi trường pH thấp ở thành tế bào. 0.25đ

- Trong 4 thí nghiệm, chỉ có thí nghiệm 4 là có sự tăng trưởng, chứng tỏ sự tăng
trưởng của tế bào đòi hỏi cả saccarose và nhiệt độ bình thường. 0.25đ
- Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khẳng định sau: Tế bào thực vật đã hoạt hóa
các bơm H+ trên màng để hỗ trợ cho vận chuyển sacarose. Sự giảm pH ở thành tế bào
làm tăng hoạt tính enzim cắt liên kết ngang giữa các sợi xenlulo, thành tế bào giãn ra,
tế bào trương nước và tăng kích thước. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, các enzim và
bơm H+ khơng hoạt động, do đó khơng có sự sinh trưởng giãn dài. 0.5đ
- Kiểm tra giả thuyết: Gây bất hoạt các bơm H + trên màng tế bào, sau đó cho vào
dung dịch ni cấy chứa sacarose, để ở nhiệt độ bình thường để kiểm tra xem có sự
tăng trưởng hay khơng. Nếu khơng thì giả thuyết đúng, nếu có thì giả thuyết sai.
0.25đ
Nếu học sinh đưa ra cách khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa.
Câu 18
a. Một nhóm học sinh trồng một lồi thực vật trong các chậu và tiến hành chiếu
sáng trong các trường hợp sau đây:
Thí nghiệm 1: chiếu sáng 14 giờ, trong tối 10 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 2: chiếu sáng 16 giờ, trong tối 8 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 3: chiếu sáng 13 giờ, trong tối 11 giờ → cây khơng ra hoa.
- Lồi cây được tiến hành trong thí nghiệm trên thuộc nhóm cây ngày ngắn, cây
ngày dài hay cây trung tính? Giải thích?
- Dự đốn kết quả ra hoa của lồi cây trên trong trường hợp sau và giải thích?
Chiếu sáng 12 giờ, trong tối 12 giờ ( ngắt thời gian tối bằng cách chiếu xen kẽ ánh
sáng đỏ và đỏ xa vào giữa giai đoạn tối lần lượt là đỏ - đỏ xa - đỏ)
b. Lấy các hạt thuộc cùng một giống ngô tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Lấy các hạt tươi đem ủ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
Thí nghiệm 2: Lấy các hạt đã phơi khơ, sau đó đem ngâm nước rồi ủ ở điều kiện nhiệt
độ và độ ẩm tối ưu. Hiệu suất nảy mầm ở thí nghiệm nào sẽ cao hơn? Giải thích.
Hướng dẫn:
a.
- Loài cây được tiến hành trong thí nghiệm trên thuộc cây ngày dài ( thực chất là cây

đêm ngắn).
- Vì cây ra hoa khi độ dài đêm tới hạn tối đa là 10 giờ
- Nếu chiếu bổ sung xen kẽ 2 loại ánh sáng (đỏ và đỏ xa) thì lần chiếu cuối cùng có ý
nghĩa và tác dụng quan trọng nhất.
- Cây ra hoa vì ánh sáng đỏ chiếu bổ sung vào lần cuối cùng nên thúc đẩy cây ngày
dài ra hoa ( ánh sáng đỏ kích thích ra hoa ở cây ngày dài trong điều kiện đêm dài)
b.
- Ở thí nghiệm 2 hiệu suất nảy mầm của hạt cao hơn ở thí nghiệm 1.
- Khi hạt còn tươi, lượng AAB cao gây ức chế quá trình nảy mầm → hiệu suất nảy
mầm thấp.
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của AAB bị mất→ hiệu suất nảy mầm cao.
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

19


Câu 19: Các cây của loài Xanthium strunarium chỉ ra hoa khi được chiếu sáng tối đa
là 16 giờ/ngày. Trong một thí nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên
tục 16 giờ và để trong tối 8 giờ. Tuy nhiên, mỗi đêm lại được ngắt quãng bằng cách
chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phút. Hãy cho biết các cây được trồng trong
điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa khơng? Giải thích.
Hướng dẫn:
- Các cây này sẽ không ra hoa khi trồng trong điều kiện chiếu sáng như vậy vì chúng
là các cây ngày ngắn cần thời gian tối liên tục là lớn hơn hoặc bằng 8 giờ.
- Giải thích:
+ Cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài mà cụ thể là cây ngày ngắn cần một số giờ
tối liên tục, tối thiểu nhất định mới ra hoa được.
+ Trong trường hợp của loài cây này, số giờ tối liên tục phải bằng hoặc lớn hơn 8 giờ.

Khi bị chiếu sáng trong đêm, số giờ tốicủa cây không đủ 8 giờ liên tục nên cây không
thể ra hoa.
+ Cây ngày dài thực chất là cây đêm ngắn, chúng cần một thời gian tối liên tục tối đa
nhất định mới ra hoa. Đối với trường hợp của loài cây này, nếu là cây ngày dài thì cây
chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng tối thiểu là 16 giờ, đồng nghĩa với thời gian tối
liên tục chỉ có thể bằng hoặc ít hơn 8 giờ
Câu 20:
1. Nêu tác dụng của 2 loại hormon quan trọng nhất trong sự điều hòa sinh trưởng ở
người? Nếu muốn chữa bệnh lùn thì nên ưu tiên tiêm loại hormon nào và ở giai đoạn
nào? giải thích?
2. Người ta phát hiện trong hồ Baican ở Nga có lồi cá diếc chỉ toàn con cái. Hãy cho
biết phương thức sinh sản nào giúp lồi này duy trì số lượng cá thể qua các thế hệ?
Đáp án:
1. Tác dụng của 2 loại hormon:
+ Hormon sinh trưởng (GH): tăng cường quá trình tổng hợp protein trong tế bào, mô,
cơ quan → tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. (0,5 điểm)
+ Hormon tirơxin: tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản→tăng cường sinh trưởng.(0,5
điểm)
- Nếu muốn chữa bệnh lùn thì ưu tiên tiêm GH ở giai đoạn trẻ em vì GH làm cho
xương trẻ em dài ra, đối với xương người lớn thì GH khơng có tác dụng. (0,5 điểm)
2. Phương thức sinh sản của lồi các này là:
Sinh sản vơ tính theo hình thức trinh sản, trứng của các tự phân chia mà khơng
qua thụ tinh → sinh ra tồn con cái.(0,5 điểm)

Câu 21
a. Phần phía ngoài của thân cây tre nứa thường bền chắc hơn phía trong nhưng ở
cây thân gỗ thì ngược lại. Cấu trúc giải phẫu nào của chúng giúp ta giải thích điều
đó?
b. Một sinh viên chọn 10 cây mít cao 15 cm từ vườn ươm. Sinh viên này cắt ngọn
cả 10 cây rồi phun đều bằng dung dịch auxin. Kết quả có 7 cây vẫn mọc dài ra và có

3 cây khơng mọc dài thêm. Hãy giải thích vì sao?
Hướng dẫn:
a.
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

20


- Tre là cây một lá mầm với bó mạch kín còn cây thân gỗ là cây hai là mầm với bó
mạch hở.
- Trong thân tre, càng ra phía ngồi bó mạch càng nhiều, càng nhỏ, lịng mạch gỗ
càng hẹp và dày hơn => thân cây bền hơn ở phía ngồi.
- Ở cây thân gỗ các bó mạch gỗ được đẩy sâu vào trong lõi trong quá trình sinh
trưởng, ở phía ngồi là lớp libe và mơ mềm nên kém bền hơn.
b.
- Ở ngọn cây, ngay ở phía dưới mô phân sinh ngọn là vùng kéo dài, giúp cây mọc cao
lên.
- Sự kéo dài tế bào là do tác động của AIA
- Khi cắt bỏ ngọn thì khơng cịn mơ phân sinh, cũng không tạo AIA nội sinh.
- Phun auxin đúng liều có tác dụng thay thế AIA nội sinh.
- 3 cây không mọc cao thêm khi xử lý auxin là do bị cắt mất vùng kéo dài. 7 cây mọc
cao thêm là còn vùng kéo dài.
Câu 22.
Sự ra hoa của cây cần điều kiện nào? Trong nông nghiệp để thúc đẩy sự ra hoa của
nhiều loại cây trồng, nhất là cây nhập nội cần chú ý các điều kiện liên quan nào?
- Sự ra hoa của cây cần điều kiện: Tuổi cây, florigen, quang chu kì, phitơcrơm và các
điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
- Các điều kiện liên quan:

+ Dùng giberêlin tạo điều kiện cho sự ra hoa.
+ Dinh dưỡng hợp lí (tỉ lệ C/N) để cây ra hoa dễ dàng .
+ Dùng tia laze helium-nêon có độ dài bước sóng 632nm chỉ vài giây sẽ chuyển hóa
P630 thành P730 cho cây sử dụng
Câu 23. Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở
nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm khơng đạt 100%. Nhưng nếu phơi khơ những
hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy
mầm cao hơn, có thể đạt 100%.
a. Giải thích hiện tượng trên.
b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên.
Hướng dẫn:
a. - Khi còn tươi, lượng AAB (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. AAB
cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm. Điều này thể
hiện
đặc
điểm
thích
nghi
sinh
sản
với
khí
hậu.
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của AAB bị mất, vì vậy hiệu suất nảy
mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm).
b. Cách đơn giản nhất là đo hàm lượng AAB của hạt tươi và hạt đã phơi khô một thời
gian rồi ngâm nước.
Câu 24.
Nêu sự khác nhau giữa auxin và gibêrelin về nơi tổng hợp và các chức năng cơ
bản của chúng trong điều hoà sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Hướng dẫn chấm:
Chất kích thích Auxin
Gibêrelin
Nơi tổng hợp
Đỉnh chồi (ngọn thân) và các lá Đỉnh chồi bên, rễ, lá non và hạt
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

21


non là nơi tổng hợp chính; chóp
rễ cũng tổng hợp auxin (dù rễ
phụ thuộc vào chồi nhiều hơn).
(0,25 điểm)
Chức năng cơ Thúc đẩy nguyên phân và sinh
bản
trưởng giãn dài của tế bào; thúc
đẩy hướng động; kích thích nảy
mầm của hạt; thúc đẩy phát triển
chồi; kích thích ra rễ phụ; thúc
đẩy kéo dài thân (ở nồng độ
thấp); thúc đẩy phát triển hệ
mạch dẫn; làm chậm sự hoá già
của lá; điều khiển phát triển quả.
(từ 3 ý trở lên, cho 0,25 điểm)

đang phát triển là nơi tổng hợp
chính.

(0,25 điểm)
Kích thích sự nảy mầm của
hạt, chồi, củ; kích thích tăng
trưởng chiều cao của cây, kéo
dài tế bào; thúc đẩy phân giải
tinh bột; phát triển hạt phấn,
ống phấn; điều hoà xác định
giới tính (ở một số loài) và
chuyển giai đoạn non sang
trưởng thành.
(từ 3 ý trở lên, cho 0,25 điểm)

Sinh trưởng, phát triển ở động vật
Câu
1:
Dưới đây là sơ đồ phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến
thái khơng hồn tồn. Em hãy chú thích cho mỗi sơ đồ và phân biệt phát triển qua
biến thái và không qua biến thái? Phát triển qua biến thái hoàn toàn và khơng hồn
tồn?

Hướng
+
Hình

Chú
1:

Phát

thích

triển

khơng

Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

các
qua

0935252458

biến
22

dẫn:
hình:
thái.


+
Hình
2:
Phát
triển
qua
biến
thái
hồn
tồn.
+

Hình
3:
Phát
triển
qua
biến
thái
khơng
hồn
tồn.
- Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý trong quá trình sinh trưởng và
phát
triển
của
động
vật
gọi

biến
thái.
- Phát triển không qua biến thái (sinh trưởng và phát triển trực tiếp) là kiểu phát triển
mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng
thành.
- Phát triển qua biến thái (sinh trưởng và phát triển gián tiếp) là kiểu phát triển mà
con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý hoàn toàn khác với con trưởng
thành.
- Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà
con non có hình dạng, cấu tạo và sinh lí hồn tồn khác với con trưởng thành, trải qua
các giai đoạn biến đổi trung gian con non biến đổi thành con trưởng thành.
Ví dụ: Ở bướm, trải qua các giai đoạn trứng- sâu non- nhộng- bướm trưởng thành

ở ruồi trải qua giai đoạn: trứng- dòi nhộng- ruồi trưởng thành
- Phát triển của động vật qua biến thái khơng hồn tồn là kiểu sinh trưởng và phát
triển mà con non chưa phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác con non biến
đổi thành con trưởng thành. Ví dụ ve sầu, tôm, cua
Sự biến thái nói trên chịu sự tác động của hoocmon biến thái ecdixon và hoocmon lột
xác Juvenin
Riêng ở ếch, sự biến thái từ nòng nọc thành ếch con chịu sự chi phối của hoocmon
tiroxin
do
tuyến
yên
tiết
ra
Câu 2: Nêu vai trò của các hoocmon sinh trưởng ở động vật
Hướng dẫn:
* Vai trò của GH (Grown hoocmon)
-GH do thùy trước tuyến yên tiết ra. Có tác dụng tăng cường tổng hợp protein, làm
xương trẻ em dài ra. Do vậy làm cơ thể cao lớn lên
- Do cơ chế tác dụng trở lại, lượng GH được tạo ra vừa đủ để kích thích cơ thể lớn lên
bình thường
- Ở trẻ em nếu nhược năng tuyến yên, GH tiết ra ít sẽ gây bệnh lùn (có thể chữa được
bằng cách bổ sung hoocmon ở giai đoạn trẻ em); nếu ưu năng tuyến yên, GH tiết ra
nhiều sẽ gây bệnh khổng lồ
- Ở người lớn, nếu ưu năng tuyến yên, lượng GH nhiều, gây bệnh to đầu xương ngón
tay, ngón chân, gọi là bệnh triển đầu
* Vai trị của Tiroxin:
- Do tuyến giáp tiết ra, có tác dụng tăng chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh
trưởng
- Ở trẻ em, nếu nhược năng tuyến giáp, tiroxin tiết ra ít, làm cho xương và mô thần
kinh sinh trưởng bất thường, trẻ bị lùn, xương biến dạng và sẽ bị bệnh đần độn

- Ở người lớn nếu nhược năng tuyến giáp, tim đập chậm, chuyển hóa cơ bản thấp nên
chịu lạnh kém, sợ nước, run tay, huyết áp cao và phù viêm. Nếu ưu năng tuyến giáp
thì chuyển hóa cơ bản tăng, tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng, huyết áp thấp, giảm cân
và mắt lồi gọi là bệnh base down (bướu cổ, lộ nhỡn)
Câu 3: Tác dụng sinh lí của hoocmon ơstrogen và progesteron trong chu kì hoạt động
của buổng trứng
* Tác dụng sinh lí của Ơstrogen:
Thùy trước tuyến yên tiết FSH, FSH tác động lên buồng trứng làm sản sinh
hoocmon ơstrogen, có tác dụng:
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

23


- Phát triển niêm mạc dạ con
- Làm xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
- Tăng đồng hóa protein
- Kích thích phát triển xương
- Làm dạ con co bóp
- Làm phát triển núm vú và ống tuyến vú
* Tác dụng sinh lí của progesteron:
- Khi trứng chín và rụng, vỏ trứng phát triển thành thể vàng, thể vàng tiết
progesteron. Nếu thụ thai, thể vàng duy trì, nồng độ progesteron được duy trì trong
máu, là hoocmon dưỡng thai. Nếu không thụ thai, thể vàng tiêu biến, hoocmon
progesteron giảm. Progesteron có tác dụng:
- Phát triển dạ con để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ, tạo điều kiện cho phôi phát
triển
- Làm niêm mạc tử cung dày, xốp, xung huyết để ni trứng

- Ức chế sự co bóp của dạ con
- Ức chế bài tiết của LH của tuyến n. Do vậy khi mang thai sẽ khơng có trứng chín
và rụng nữa
- Ơstrogen và progesteron có tác dụng ngược nhau nhưng chúng phối hợp với nhau
trong quá trình chuẩn bị dạ con mang thai
Câu 4:
a. Tại sao thiếu iốt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc
ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
b. Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật
biến nhiệt như thế nào?
c. Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có
lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Hướng dẫn:
a. Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirơxin.
Thiếu tirơxin dẫn đến làm giảm q trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên
động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirơxin cịn làm giảm quá trình phân chia và
lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, nào ít
nếp nhăn, trí tuệ thấp.
b.
- Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rétt) làm thân nhiệt của động
vật giảm theo, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các
hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Điều này làm quá trình
sinh trưởng và phát triển chậm lại.
- Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rétt), do thân
nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào
môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định,
cơ chế chống lạnh được tăng cường, q trình chuyển hố ở tế bào tăng lên, các chất
bị ơxy hố nhiều hơn, nếu khơng được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ơxy hố
(tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thườngt) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh,
thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ

động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ
chống rét.
c.
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

24


Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại g) giúp đẩy mạnh quá trình hình
thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D.
Vitamin D có vai trị trong chuyển hố canxi để hình thành xương qua đó ảnh hưởng
lên
q
trình
sinh
trưởng

phát
triển
của
trẻ.
- Khơng nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát
triển
của
của
trẻ.
Câu 5:
Ở người bình thường , khi ăn nhiều đường hay ít đường thì hàm lượng đường

trong máu vẫn ln ổn định.
a. Nêu hai tên hoocmon chính tham gia điều hòa hàm lượng đường huyết. Nguồn gốc
và chức năng cơ bản của hai loại đường đó.
b. Sử dụng sơ đồ giải thích cơ chế truyền tín hiệu của hai loại hoocmon này
Hướng dẫn:
a .- Hai loại hoocmon đó là insulin và glucagon
- Insulin có nguồn gốc từ tế bào beta của tụy đảo, kích thích quá trình hấp thu gluco
vào tế bào để tạo thành glicogen
- Glucagon có nguồn gốc từ tế bào anpha của tụy đảo, phân hủy glicogen thành
glucozo
b. giải thích:
Cơ chế truyền tín hiệu của hoocmon có bản chất protein:
Hoocmon + thụ thể màng protein G Ađenyl cyclaza (ATP AMPv)
AMPvprotein bất hoạt protein hoạt động
Câu 6: Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ
hoocmôn tuyến yên trong máu biến động như thế nào? Chu kì kinh nguyệt và xương
bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích.
Hướng
dẫn:
- Nồng độ FSH và LH tăng lên vì tuyến yên và vùng dưới đồi khơng bị ức chế ngược
bởi
estrogen

progesteron.
- Chu kì kinh ngụt khơng diễn ra vì chu kì kinh nguyệt xảy ra là do estrogen và
progesteron được buồng trứng tiết ra gây phát triển và bong lớp niêm mạc tử cung
kèm
máu
theo
chu

kì.
- Xương xốp dễ gẫy (bệnh loãng xương) nguyên nhân là do thiếu estrogen nên giảm
lắng đọng canxi vào xương.
Câu 7:
a. Ở người, khi căng thẳng thần kinh thì nhịp tim và nồng độ glucozo trong máu thay
đổi như thế nào? Giải thích.
b. Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tụy, mặc dù đã được tiêm hoocmon
tuyến tụy với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tụy,
giải thích tại sao con vật vẫn chết?
hướng dẫn:
a. Khi căng thẳng thì nhịp tim và đường huyết tăng, vì:
sự căng thẳng thần kinh đã tác động lên phân hệ thần kinh giao cảm, gây hưng phấn
thần kinh giao cảm. Thần kinh giao cảm tác động lên hạch xoang nhĩ làm tăng tần số
phát nhịp dẫn tới tăng nhịp tim
Thần kinh giao cảm sẽ tác động kích thích quá trình chuyển hóa glicogen thành
glucozo, tăng chuyển hóa lipit thành glucozo nên lượng đường trong máu tăng
Giáo viên: Lê Thị Thấm- Trường THPT Nguyễn Trân

0935252458

25


×