Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.17 KB, 13 trang )

Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ! (Phần 1)
Với tư cách là giám đốc doanh nghiệp, bạn biết rất rõ rằng nếu không có đầu tư thì doanh
nghiệp của bạn sẽ không có khả năng phát triển.Nhưng câu hỏi đặt ra cho các bạn là làm
thế nào để tài trợ cho những đầu tư mà bạn muốn thực hiện. Để đầu tư, tóm lại cần phải
có nguồn tài chính thích đáng về giá trị và về thời hạn; đầu tư thật sự là một công việc
"lâu dài" và để làm được điều đó thì cần phải có nguồn vốn "lâu dài".

Chúng tôi xin trích một phần trong cuốn "Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ có kỳ hạn cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ" của tác giả Jean-Claude LE CORRE (Phụ trách bộ phận
"Nghiên cứu và Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ") nhằm giúp các doanh nghiệp
vừa và nhỏ hình dung được cách tìm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
I. Các giải pháp tìm kiếm nguồn vốn tài trợ:

Về nguyên tắc, có 3 cách giải quyết vấn đề khác nhau:
1. Giải pháp thứ nhất: tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:

Đây là biện pháp đơn giản nhất và ít tốn kém nhất đối với doanh nghiệp. Thật vậy, "vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp" là vốn đóng góp của các cổ đông hay của người chủ duy
nhất, số vốn này không gây ra chi phí cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải pháp này thường là không thể được,
vì một trong những đặc điểm chính của loại doanh nghiệp này chính là ở chỗ người chủ
hoặc các hội viên chỉ có phương tiện tài chính hạn chế: và như vậy họ không thể bỏ ra
nhiều vốn hơn số vốn họ đã góp cho doanh nghiệp được.


Chính nhằm giải quyết khó khăn này, một số tổ chức được thành lập với chức năng tăng
cường vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tham gia góp vốn với
thời gian hạn chế trong các doanh nghiệp.


Việc tham gia của các tổ chức này cho phép doanh nghiệp thụ hưởng có được một số vốn
nhiều hơn để có thể vượt qua một giai đoạn mới trong quá trình phát triển; và ngay khi
bắt đầu hoạt động, tổ chức này sẽ nhượng lại phần góp vốn của mình cho các hội viên
khác khi mức độ lợi nhuận doanh nghiệp đạt được cho phép họ có đủ các phương tiện
mua lại.

2. Giải pháp thứ hai: vay có kỳ hạn
Đó là giải pháp cổ điển, nhìn chung tất cả các doanh nghiệp đều nghĩ tới. Nhưng dưới tên
gọi "vay trung và dài hạn", có thể có rất nhiều các phương thức khác nhau mà các doanh
nghiệp thường bị thiếu thông tin.


Thật vậy, cần phải biết rằng tuỳ theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ, những điều kiện mà
một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thoả mãn, cũng như những điều kiện kèm
theo có thể thay đổi đổi rất nhiều.

Do đó, tuỳ theo đặc điểm của nguồn tài trợ và đặc điểm của dự án đầu tư, mà doanh
nghiệp cần phải tìm hiểu để có thể gửi hồ sơ xin vay đến tổ chức thích hợp nhất.
Cũng cần ý thức một điều là do cách thức vận hành của các tổ chức tài trợ, chất lượng
của dự án đầu tư chưa thể coi là đủ để có thể vay có kỳ hạn như mong muốn, dù rằng chất
lượng này là điều kiện đảm bảo tốt nhất.

3. Giải pháp thứ ba: thuê tài chính
Thuê tài chính (tiếng Anh có nghĩa là "leasing") là một phương tiện tài trợ vận hành theo
cách sau:

Giả sử rằng một giám đốc doanh nghiệp, để nâng cao khả năng sản xuất, muốn mua một
thiết bị mới mà ông đã tìm hiểu và ông cũng biết các nhà cung cấp thiết bị này, bởi vì ông
ta đã liên hệ với họ để hỏi về tất cả các thông tin kỹ thuật cần thiết cũng như giá bán thiết
bị nói trên.



Thật không may là ông giám đốc này không có số tiền cần thiết để mua thiết bị, và ông
cũng không thể vay trung hạn vì một số lý do (chẳng hạn như ông ta không thể thực hiện
được phần "đóng góp cá nhân" theo yêu cầu, hay không thể đưa ra bảo lãnh vay).
Khi đó ông ta có thể gửi đơn đến một công ty thuê mua tài chính. Tất nhiên là ông ta phải
gửi hồ sơ giải thích tại sao ông ta muốn có thiết bị đó, và trong hồ sơ phải có tất cả các tài
liệu mà công ty thuê tài chính cần để đánh giá độ vững trắc của doanh nghiệp.


Nếu như việc đánh giá hồ sơ dẫn đến một kết luận thuận lợi, công ty thuê tài chính sẽ đề
nghị ông Giám đốc ký hợp đồng. Trong hợp đồng này, công ty cam kết mua thiết bị do
ông Giám đốc lựa chọn với các điều kiện kỹ thuật và giá cả như ông đã thoả thuận với
nhà cung cấp.

Sau khi ký hợp đồng, thiết bị sẽ được giao trực tiếp và được lắp đặt tại doanh nghiệp; coi
như công ty thuê tài chính cho doanh nghiệp thuê trong một thời hạn xác định, không thể
huỷ bỏ (thông thường thì thời hạn này chiếm toàn bộ thời gian khấu hao của tài sản, theo
qui định của thuế).

Đổi lại, doanh nghiệp phải:
• trả tiền thuê định kỳ cho công ty thuê tài chính;
• chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa cần thiết để đảm bảo giữ thiết bị luôn chạy tốt
• mua bảo hiểm thiết bị để tránh rủi ro mất cắp, hoả hoạn, nổ, bị phá , trong đó bên được
bảo hiểm là công ty thuê tài chính.


Khi hợp đồng thuê tài chính hết hạn, thông thường doanh nghiệp có thể chọn một
trong 3 khả năng sau:


• trả lại tài sản cho công ty cho thuê: trong trường hợp này, việc giao thiết bị với các chi
phí (tháo dỡ, vận chuyển, ) sẽ do bên thuê chịu trách nhiệm;
• mua lại thiết bị với giá trị còn lại thấp, được ấn định từ lúc ký hợp đồng;
• hoặc ký tiếp hợp đồng thuê thiết bị đó với công ty thuê mua tài chính và trả tiền thuê rẻ
hơn nhiều so với trước (thông thường thời hạn của hợp đồng thuê này là 1 năm)


Ghi chú: Ví dụ trên đây chỉ là một trong rất nhiều hình thức thuê tài chính có thể có.

Với sự phát triển mạnh ở nhiều nước, thuê tài chính có thể được xem là một giải pháp
thay thế đơn giản và thuận lợi cho tín dụng trung và dài hạn; nhất là đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên gặp khó khăn trong việc vay vốn trung và dài hạn tại
ngân hàng.


Tuy nhiên cần phải hiểu rằng thuê tài chính khác với tín dụng trung và dài hạn ở chỗ đó
là một phương tiện tài trợ ở mức thấp hơn: thật vậy, người ta có thể sử dụng phương thức
này để tài trợ cho một vài thiết bị chứ không phải để tài trợ cho toàn bộ một dự án đầu tư
lớn.


Cuối cùng cần phải biết rằng giá thuê thường cao vì nó phải cho phép công ty thuê tài
chính một mặt thu lại phần vốn đã đầu tư vào việc mua thiết bị, và mặt khác mang lại lợi
nhuận với số tiền lãi.

II. Tổ chức nào cung cấp những công cụ tài trợ đã trình bày ở trên?
1. Các tổ chức cấp các khoản tài trợ dưới hình thức tham gia góp vốn:
Kiểu tài trợ này chủ yếu do các công ty "vốn rủi ro" cấp (trong tiếng anh "venture
capital"), đó là những công ty chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực này.
Các tổ chức tài trợ khác, nhất là một số Tổ chức Tài Chính Quốc tế (SFI, ADB ) và một

số ngân hàng phát triển cũng có thể cấp các khoản tài trợ dưới hình thức "tham gia góp
vốn", nhưng thường đó là hoạt động phụ, bên cạnh hoạt động chính vẫn là cho vay trung
và dài hạn.
Tại Việt nam, luật pháp hiện hành không cho phép tồn tại "công ty có vốn rủi ro"; như
vậy, các doanh nghiệp không có khả năng được hưởng loại tài trợ do công ty cung cấp
nhằm giúp họ vượt qua một số giai đoạn trong quá trình phát triển.

Ngoài số ít các công ty cổ phần ra (có thể tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới),
cách duy nhất để các doanh nghiệp Việt nam huy động nguồn vốn từ bên ngoài là lập ra
một công ty liên doanh phù hợp với luật đầu tư nước ngoài. Nhưng đó lại là một phương
tiện đáp ứng mục đích khác mục đích của tài trợ bằng việc "tham gia góp vốn" của các tổ
chức tài trợ.
2. Các tổ chức tài trợ dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
Các khoản vay có kỳ hạn thường do hệ thống ngân hàng cấp, cụ thể là do một số ngân
hàng như các ngân hàng "Đầu tư và Phát triển", là những ngân hàng chuyên môn hoạt
động trong lĩnh vực này cung cấp. Ngược lại, các ngân hàng Thương mại, như tên của
chúng đã cho thấy, dùng đa phần nguồn vốn của mình để cấp tín dụng ngắn hạn để tài trợ
cho các giao dịch thương mại.

Tuy nhiên, đôi khi các nguồn tài trợ có kỳ hạn có thể đến từ các Dự án Phát triển Kinh tế
do các đối tác nước ngoài tài trợ (các đối tác này có thể là các nước, hay nhóm các nước
như "Liên minh châu Âu", hoặc các tổ chức quốc tế như "Công ty Tài chính Quốc tế" hay
"Ngân hàng Phát triển Châu á", ), trong đó có một bộ phận được tổ chức dưới hình thức
một "nguồn tài trợ".

Trong những trường hợp này, các khoản vay thường được cấp thông qua kênh của hệ
thống ngân hàng địa phương. Có nghĩa là các ngân hàng đã ký hiệp định Tham gia với
Dự án - là bên cung cấp cho ngân hàng nguồn tài trợ, để sau đó, ngân hàng cung cấp các
khoản vay có kỳ hạn cho khách hàng.


3. Các tổ chức tài trợ dưới hình thức thuê tài chính:
Các khoản tài trợ dưới hình thức thuê tài chính do các công ty tài chính cung cấp. Các
công ty này được thành lập để chuyên hoạt động trong lĩnh vực thuê tài chính.
Tuỳ theo quy định luật pháp của đất nước, các công ty này có thể đề xuất một loạt các
dịch vụ thuê tài chính phong phú hay hạn chế, từ việc tài trợ cho các thiết bị hoạt động
khác nhau (máy vi tính, máy móc, phương tiện vận tải, ) đến việc tài trợ cho cả những
công trình xây dựng phục vụ cho mục đích công nghiệp và thương mại.
Hướng dẫn tìm nguồn tài trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ! (Phần 2)
Tuy nhiên để hiểu rõ hơn cách thức tổ chức chung của các khoản tài trợ, cũng như
là để kiểm tra lại xem bạn có bỏ sót yếu tố quan trọng nào không, chúng tôi khuyên
bạn nên đọc toàn bộ các thông tin sau đây.

1. Những dữ liệu cần biết trước khi tìm kiếm:
1.1. Điều kiện cần đáp ứng để có thể xin tài trợ ("các tiêu chí"):
Cần phải biết rằng mỗi khi tổ chức tài trợ cấp khoản tài trợ có kỳ hạn, thì thực chất
khoản này đã được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu của một số nhóm người sử
dụng xác định từ trước.

Cụ thể, điều đó có nghĩa là một sản phẩm (các nguồn tài trợ được cung cấp) có thể
chỉ được dành cho một nhóm người vay nào đó, tức là là các doanh nghiệp:

1.2. Hoạt động trong một số lĩnh vực cụ thể
• Có vốn chủ sở hữu, hay giá trị tài sản, hoặc số lượng nhân công, không vượt quá
một chỉ tiêu qui định

• Hoặc những doanh nghiệp muốn thực hiện một dự án đầu tư mở rộng - hiện đại
hoá một nhà máy hiện có và tổng chi phí thực hiện dự án không vượt quá một giá trị
qui định nào đó

Lưu ý: theo ngôn ngữ chuyên môn, người ta gọi toàn bộ những điều kiện cần phải

đáp ứng để có thể đưa ra một đơn xin tài trợ là "Các tiêu chí". Nói chung, những
điều kiện này có tính chất cộng gộp, có nghĩa là doanh nghiệp xin vay phải đáp ứng
được toàn bộ các điều kiện, thì đơn xin vay mới được ghi nhận và xem xét.
Điều đó cũng có nghĩa là những nguồn tài trợ được cung cấp dành cho mục đích sử
dụng được xác định cụ thể, ví dụ như:

• Xây dựng nhà xưởng để hoạt động (việc mua đất đai không bao giờ được tài trợ)
• Mua thiết bị hoạt động (khi nguồn tài trợ này xuất phát từ một nguồn tín dụng,
đôi khi bên vay còn phải mua các thiết bị của một hay nhiều nước nào đó);
• Mua nguyên vật liệu hoặc phụ tùng thay thế (có nghĩa là trong trường hợp này, ta
có tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Các khoản tài trợ loại này rất hiếm ở Việt nam
trong thời điểm hiện nay)


Lưu ý: Trên thực tế, cần phải kiểm tra xem các nguồn tài trợ có phải chỉ được dùng
để tài trợ cho "đầu tư" hay không (có nghĩa là các trang thiết bị phục vụ sản xuất
kể cả nhà xưởng) hay có thể dung cả cho tài trợ vốn lưu động (có nghĩa là tồn kho
nguyên vật liệu và chi phí hoạt động).

Điều này cũng có nghĩa rằng mỗi một sản phẩm được "định vị", có nghĩa là chúng
đều có một số đặc điểm riêng, thường liên quan đến những điểm sau đây:

a. Giá trị của khoản tài trợ và phần đóng góp của bản thân nhà đầu tư:
Giá trị của khoản tài trợ có thể được cấp luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị
nào đó. Giá trị tối đa này có thể do tổ chức tài trợ ấn định hay do áp dụng những
qui định luật pháp hiện hành.


Đôi khi tổ chức tài trợ cũng định ra giá trị tối thiểu của khoản tài trợ mà nó cấp, vì
họ cho rằng nếu giá trị khoản tài trợ thấp dưới mức này, hoạt động tài trợ sẽ không

đủ mang lại lợi nhuận.

Hơn nữa, ngoài một số trường hợp "thuê tài chính" ra, tổ chức tài trợ không bao
giờ chấp nhận tài trợ 100% chi phí thực hiện dự án: bên vay luôn được yêu cầu phải
có "đóng góp cá nhân", có nghĩa là bên này phải tài trợ một phần chi phí dự án
bằng số tiền riêng của mình. Phần này có thể lên đến 40% và không bao giờ dưới
20%.

b. Thời hạn:
Các khoản tài trợ đều luôn có thời hạn, thời hạn này được diễn tả bằng một biên độ
cực đại: ví dụ như các khoản tài trợ được cấp với thời hạn từ 2 đến 5 năm.
Thông thường, nhất là khi khoản tài trợ là những khoản vay, bên vay có thể được
hưởng một khoảng thời gian "ân hạn" (còn gọi là "thời gian hoãn việc trả vốn"). Cụ
thể, điều đó có nghĩa là bên vay được hưởng một thời hạn trước khi bắt đầu hoàn
trả vốn vay.

Lưu ý: Theo qui định chung, thời gian ân hạn chỉ liên quan đến việc hoàn vốn. Như
vậy, trong giai đoạn này, khoản lãi phải trả được tính trên cơ sở toàn bộ số vốn vay.

c. Đơn vị tiền tệ của khoản vay:
Khoản tài trợ có thể được cấp bằng đồng bản tệ hay bằng ngoại tệ. Khi khoản tài
trợ được cấp bằng ngoại tệ, chẳng hạn như bằng đôla, thì trong một số trường hợp,
đồng ngoại tệ chỉ là "đơn vị tính" của khoản tài trợ.


Điều đó có nghĩa rằng bên vay được phép hoàn trả bằng tiền bản tệ nhưng đến kỳ
thanh toán, số tiền phải trả được tính theo tỷ giá hối đoái hiện hành giữa đồng đô la
và đồng bản tệ. Và như vậy, nếu đồng bản tệ mất giá so với đồng đôla, bên vay phải
trả một khoản tiền lớn hơn bằng đồng bản tệ. Trong trường hợp này người ta nói
rằng bên vay chịu rủi ro hối đoái.


Lưu ý: theo nguyên tắc, một doanh nghiệp không có thu nhập bằng ngoại tệ hay
một không thể gỡ lại việc mất giá của đồng bản tệ qua giá bán các sản phẩm phải
tránh tài trợ bằng ngoại tệ.

d. Chi phí:
Chi phí khoản tài trợ luôn luôn được phản ánh bằng việc trả lãi. Lãi suất đưa ra
trong khoản tài trợ nhìn chung chỉ là "lãi suất danh nghĩa". Ta cần phải trừ tỷ lệ
lạm phát ra khỏi lãi suất danh nghĩa để có được "lãi suất thực tế". Chính lãi suất
thực tế này cho phép đánh giá chi phí thực tế của khoản tài trợ.
Trong một số trường hợp, các khoản tài trợ được cấp với "lãi suất biến đổi". Điều
đó có nghĩa là trong thời hạn được tài trợ, lãi suất mà bên thụ hưởng phải trả có thể
thay đổi.


Ngoài tiền lãi phải trả ra, một số tổ chức tài trợ có thể tính thêm các chi phí và hoa
hồng khác, các khoản này làm tăng chi phí thực tế của khoản tài trợ.

e. Bảo đảm:
Khi một khoản tài trợ được cấp, và đặc biệt khi đó là một khoản vay ngân hàng,
quy định có tính chất nguyên tắc yêu cầu rằng các khoản bảo đảm sẽ được sử dụng
để phòng trường hợp bên thụ hưởng không có khả năng thực hiện những cam kết
hoàn trả của mình.
Nhưng tuy nhiên về điểm này vẫn có nhiều sự khác nhau giữa các tổ chức tài trợ. Có
nghĩa là một số loại bảo đảm được một số tổ chức tài trợ chấp nhận trong khi lại bị
từ chối bởi một số tổ chức khác. Và như vậy ta phải biết được loại bảo đảm được
chấp nhận đối với mỗi một tổ chức tài trợ.

f. Những yếu tố của hồ sơ xin tài trợ
Tất cả các yêu cầu xin vay đều phải làm thành một hồ sơ xin vay. Nói chung hồ sơ

này nhằm hai mục đích:

• trước tiên, phải cho phép tổ chức tài trợ kiểm tra xem doanh nghiệp xin tài trợ có
hoạt động hợp pháp với những quy định và pháp luật hiện hành không, và như vậy
xem về mặt pháp lý có thể tài trợ được không.
• sau đó, thông qua việc xem xét tài liệu cốt lõi của hồ sơ mà người ta gọi là "nghiên
cứu khả thi" (đôi khi còn gọi là "kế hoạch hoạt động kinh doanh"), tổ chức tài trợ
phải có đủ các phương tiện để đánh giá mức độ rủi ro trong việc cấp tín dụng.
Thật vây, nghiên cứu khả thi này dùng để chứng tỏ cho tổ chức tài trợ rằng dự án
đầu tư xin tài trợ vừa có tính khả thi vừa mang lại hiệu quả kinh tế, có nghĩa là có
khả năng đem lại lợi nhuận đủ để đảm bảo:
• một mặt, doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt
• mặt khác, hoàn trả khoản vay và tiền lãi

Nhìn chung, qui mô của dự án đầu tư càng lớn, nghiên cứu khả thi càng phải cụ thể
và chi tiết. (Đối với những dự án nhỏ, nghiên cứu khả thi thường được thu gọn theo
cách trình bày đơn giản nhất).

Như vậy, điều quan trọng là ta phải biết những yêu cầu của tổ chức tài trợ liên quan
đến nội dung của hồ sơ xin vay, đặc biệt là cách trình bày nghiên cứu khả thi.

Điều này tránh cho chúng ta những mất mát về mặt thời gian có thể phát sinh do
thiếu thông tin trong hồ sơ.

Lưu ý: nhiều trường hợp, tổ chức tài trợ đưa ra một dàn ý mẫu để làm nghiên cứu
này. Nếu vậy, cách tốt nhất là làm theo mẫu này, vì như vậy ta có thể biết chắc là đã
đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức tài trợ.

2. Các bước phải làm khi tìm kiếm
Giới thiệu: các Phiếu Kỹ thuật trong cuốn hướng dẫn được sắp xếp theo loại nguồn

tài trợ theo thứ tự sau đây:

a. Nguồn tài trợ ngân hàng: NH quốc doanh, NH liên doanh, NH cổ phần;
b. Dự án phát triển: theo thứ tự A B C
c. Công ty thuê tài chính: theo thứ tự A B C

Bây giờ đã đến lúc các bạn tra những phiếu kỹ thuật nhằm tìm hiểu tổ chức tài trợ
mà bạn có thể xin những khoản tài trợ cần thiết để thực hiện dự án đầu tư của
mình.
Bạn sẽ thực hiện lựa chọn đầu tiên nhằm mục đích kiểm tra xem những tổ chức tài
trợ nào mà doanh nghiệp cũng như dự án đầu tư của bạn có vẻ là đủ tiêu chuẩn:
Muốn thế, bạn làm như sau:

Xem xét lần đầu các phiếu: tra từng phiếu kỹ thuật có trong cuốn Hướng dẫn
những điểm sau:

• 6.1: để kiểm tra xem hoạt động trước và hoạt động mà bạn muốn làm có nằm
trong những hoạt động mà tổ chức tài trợ chấp nhận tài trợ hay không.

• 6.2: để kiểm tra xem các đặc điểm của doanh nghiệp của bạn (hay dự án của bạn),
nhất là những đặc điểm liên quan đến quy mô (giá trị tài sản có, số lượng nhân
công, tổng chi phí của dự án đầu tư ) có phù hợp với những tiêu chí xin tài trợ
được không.


• 6.3: để kiểm tra xem loại dự án đầu tư mà bạn muốn thực hiện (có thể là một dự
án mở rộng - hiện đại hoá của một hoạt động đã tồn tại, hay một dự án thành lập
doanh nghiệp mới) thực tế có thể được tài trợ hay không.

Bạn sẽ tiếp tục công việc của mình bằng cách thực hiện giai đoạn 2 nhằm mục đích:


• một mặt, kiểm tra xem loại tài trợ có phù hợp với những gì bạn tìm kiếm hay
không; và
• mặt khác, để kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn được tài trợ (có nghĩa là những chi
phí mà bạn dự định dùng khoản tài trợ để trang trải) có được tổ chức tài trợ mà
bạn đã đáp ứng đủ điều kiện chấp nhận hay không.


Muốn thế, bạn làm như sau:

Xem xét các phiếu lần thứ 2: sau khi đã lập xong một danh sách liệt kê các khoản
chi tiêu khác nhau mà bạn muốn thực hiện nhờ vào nguồn tài trợ, hãy xem xét
những điểm sau trên các phiếu đã được lựa chọn ở bước trên :

• 5.1: để kiểm tra xem loại hình nguồn tài trợ có phù hợp với loại bạn tìm kiếm hay
không;

• 5.2: để kiểm tra xem các loại chi phí nào có thể được trang trải nhờ vào nguồn vốn
tài trợ:


Nếu bạn định dùng nguồn tài trợ để trang trải các chi phí đầu tư, có nghĩa là để
mua trang thiết bị và các phương tiện hoạt động, bạn cần chắc chắn rằng một số
trong số đó không bị loại trừ khỏi danh mục những khoản chi tiêu được tổ chức tài
trợ chấp nhận.


Nếu bạn có ý định dùng nguồn tài trợ để trang trải cho những chi phí hoạt động (có
nghĩa là chi của "vốn lưu động"), bạn phải chắc chắn rằng điều đó hoàn toàn được
chấp nhận.


Lưu ý: Nếu như mục đích sử dụng nguồn tài trợ không được bất kỳ một tổ chức tài
trợ nào chấp nhận, bạn phải sửa đổi lại kế hoạch tài trợ dự án của mình:

• hoặc, nếu có thể, tăng nguồn vốn tự có mà bạn định dùng đầu tư vào dự án, sao
cho nguồn vốn này có thể trang trải được cho những chi phí liên quan đến vốn lưu
động;


• hoặc tìm kiếm tại các ngân hàng địa phương khác một khả năng tài trợ cho những
chi phí này bằng các nguồn tài trợ ngắn hạn.


Giả sử rằng hai giai đoạn trên cho phép bạn tìm ra được một hay nhiều tổ chức tài
trợ, đến lúc này bạn kết thúc công việc bằng cách kiểm tra xem trong số các tổ chức
tài trợ này, những tổ chức nào cấp các khoản tài trợ phù hợp nhất với các nhu cầu
của bạn về giá trị khoản vay, thời hạn, đơn vị tiền tệ, chi phí và về những yêu cầu
liên quan đến vấn đề bảo đảm mà bạn có thể đáp ứng được.

ở đây tốt hơn là chia công việc như sau:

Xem xét phiếu kỹ thuật lần thứ 3: xem xét điểm 7.9 trên các phiếu kỹ thuật đã được
chọn sau hai lần xem xét ở trên để kiểm tra xem:
• Một mặt, bạn đã có những bảo đảm mà tổ chức tài trợ yêu cầu chưa;
• Mặt khác, giá trị những khoản bảo đảm mà bạn đưa ra có đủ để trang trải khoản
tài trợ mà bạn muốn đạt được hay không.
Xem xét phiếu kỹ thuật lần thứ 4: kiểm tra lại phiếu kỹ thuật một lần nữa ở những
điểm 7.1 và 7.2 để xem:

• Một mặt, giá trị khoản tài trợ có phù hợp với nhu cầu của bạn không;

• Mặt khác, bạn có thể tập hợp được vốn cá nhân cần thiết để đảm bảo phần đóng
góp cá nhân như yêu cầu hay không.
Xem xét phiếu kỹ thuật lần thứ 5: kiểm tra các điểm 7.5 và 7.6 trên các phiếu kỹ
thuật còn lại để xem:
• Một mặt, loại tiền tệ của khoản tài trợ được cấp có phù hợp với bạn không;
• Mặt khác, chi phí cho khoản tài trợ có tương ứng với những dự kiến của bạn
không (không được quên tính cả những khoản chi phí và hoa hồng có thể đi kèm với
tiền lãi).

Xem xét phiếu kỹ thuật lần thứ 6: bây giờ bạn sẽ tiến hành xem xét lần cuối cùng ở
những điểm 7.3 và 7.4 để xem:

• Một mặt, thời hạn của khoản tài trợ có phù hợp với nhu cầu của bạn không.
• Mặt khác, liệu có thể đạt được một khoảng thời gian ân hạn trong việc hoàn trả
khoản tài trợ không (nếu điều đó là cần thiết cho bạn).
Lưu ý: việc kiểm tra các yếu tố có liên quan qua lần xem xét thứ 4, 5 và 6 trên đây
đòi hỏi bạn phải có một ý niệm tương đối cụ thể về dự án của mình, điều đó có nghĩa
rằng ít nhất bạn cũng đã thực hiện một Nghiên cứu tiền khả thi.

Công việc tìm hiểu các tổ chức tài trợ mà bạn có thể trình đơn xin tài trợ đến đây là
kết thúc.

Nếu như kết quả của công việc này là khả quan, có nghĩa là nếu những sự lựa chọn
trên dẫn đến kết quả là tìm ra một hay nhiều tổ chức tài trợ, bạn phải lấy lại phần 8
của phiếu để biết được cụ thể nội dung của hồ sơ xin tài trợ gồm những gì.
Đối với phần Nghiên cứu khả thi (đây luôn là tài liệu cốt lõi của hồ sơ), nếu bạn nghĩ
rằng bạn không thể làm được với phương tiện tự có, hãy tìm hiểu để biết rằng bạn
có thể có được sự giúp đỡ ở đâu


×