Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu 5 Bí quyết để có dàn âm thanh tốt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.3 KB, 5 trang )

5 bí quyết để có dàn âm thanh tốt
Nhiều người dồn khá nhiều thời gian vào để cài đặt
một hệ thống rạp hát gia đình, nhưng khi thử nghiệm
thì thấy nó vẫn không vừa ý. Âm thanh bên thừa, bên
thiếu, như bị tật, hay quá thiên sáng hoặc quá tối. Có
thể do cài đặt chưa đúng cách.
5 bí quyết sau có thể giúp bạn nâng cao chất lượng
của hệ thống âm thanh gia đình.
Chỉnh đúng kích cỡ (size) và mức âm lượng
(volume) từng loa
Mỗi receiver 5.1/6.1/7.1 kênh tiếng đều có menu cài
đặt. Trước khi thực hiện các bước cài đặt, bạn cần
đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng. Việc đầu tiên là chọn
menu khai báo cỡ loa: to, nhỏ hay không chọn gì (lựa
chọn này dành cho các loa front trái, phải; loa trung
tâm và loa surround). Thường thì loa có đường kính
trên 15 cm được coi là to. Nhưng có một bí quyết,
nếu bạn có loa siêu trầm thì nên đặt kích cỡ của tất cả
loa chính (front) trên menu cài đặt của receiver là cỡ
nhỏ (small). Để như vậy loa chính sẽ chỉ phải xử lý
những âm thanh ở dải tần trung và cao, do đó sẽ phát
huy hiệu năng tốt hơn.
Bước tiếp theo là chọn một cái thước và đo khoảng
cách giữa các loa với vị trí ngồi nghe, rồi khai báo
vào máy theo hướng dẫn từ menu cài đặt. Receiver sẽ
nhận thông số và điều chỉnh sao cho âm thanh từ các
loa có thể chụm vào một điểm ngọt (sweet spot), đó
là vị trí nghe tốt nhất.
Cuối cùng, bạn cần chú ý, các loa đều phải để ở chế
độ cân bằng. Receiver sẽ gửi âm kiểm tra tới loa để
bạn kiểm tra âm thanh từng kênh. Khi bạn chọn cỡ


âm lượng (volume), âm thanh sẽ nhảy từ loa này sang
loa kia, bạn phải thử kiểm tra từng mức loa bằng tai
của mình.
Chỉnh loa siêu trầm và mức cắt của phân tần
(cross over)
Kiểm tra âm thanh và kích thước từ loa đến chỗ ngồi
mới chỉ là bước khởi đầu. Tiếp theo bạn phải cài đặt
điểm cắt của mạch phân tần cho tiếng bass để phù
hợp với kích cỡ và thông số của từng loa. Với các loa
lớn thì bạn nên đặt điểm cắt tần số ở mức 80 Hz, với
loa trung bình thì nên đặt ở mức 100 Hz, còn loa nhỏ
thì nên đặt ở mức 80 Hz. Nếu bạn có loa siêu trầm thì
nên áp dụng một mẹo nhỏ mà chúng tôi cũng đã từng
đề cập, đó là cài đặt điểm cắt ở mức 80 Hz cho tất cả
các loa. Lúc này loa siêu trầm sẽ tập trung xử lý tất cả
âm thanh ở dải tần thấp và cực thấp, hệ thống của bạn
sẽ đạt độ động tốt hơn vì các loa còn lại không phải
"căng ra" để xử lý tiếng bass nữa.
Việc tiếp theo là để định vị loa siêu trầm (sub
woofer) ở vị trí phù hợp. Thông thường, do đặc tính
của loa sub là tái tạo âm thanh trầm có tính vô định
hướng nên về lý thuyết, bạn đặt loa sub ở vị trí nào
cũng được. Tuy nhiên, một kinh nghiệm có thể áp
dụng là kéo loa sub ra khỏi góc nhà và để gần các loa
front. Ở vị trí này loa sub và loa front có thể đạt được
sự kết hợp tốt hơn.
Tối ưu hóa vị trí đặt loa
Nếu bạn không dùng giá đỡ hay dùng móc treo loa,
thì bạn nên lưu ý, vị trí đặt loa là rất quan trọng. Bạn
nên đặt loa front cách xa tường một chút, đặc biệt là

nếu loa của bạn có lỗ thông hơi phía sau thì việc đặt
cách xa tường là bắt buộc. Các loa trái, phải cần được
đặt ở vị trí cách chỗ ngồi bằng nhau, nên hướng mặt
loa hướng tới vị trí ngồi nghe, chiều cao loa tép của
front và surround ngang bằng với tai người ở vị trí
ngồi nghe, như vậy hệ thống của bạn sẽ phát huy khả
năng tối ưu nhất.
Cẩn thận với vật liệu trong phòng nghe
Phòng nghe bằng gỗ và có nhiều cửa sổ bằng kính thì
âm thanh sẽ bị va đập, phản xạ và gây nên hiệu ứng
không tốt, tiếng sẽ bị đanh và rền. Nếu phòng nghe
của bạn có nhiều đồ vật bề mặt mềm, xốp như thảm
dày, rèm cửa bằng vải mềm thì âm thanh của hệ
thống sẽ được cải thiện đáng kể, tiếng sẽ thoát và
không bị dội.
Lý tưởng nhất là bạn mua hoặc tự làm các vật liệu
tiêu âm, tán âm để cải thiện phòng nghe. Để tránh
tiếng bass dội, bạn có thể tự làm các "cột chân voi"
bằng chăn bông cũ, đặt ở bốn góc nhà. Bạn cũng có
thể mua các tấm muse trứng để làm tấm tán âm, đặt ở
sau loa, hai bên cạnh tường và ở vị trí đối diện với
loa để tán xạ âm thanh trung và cao, giúp cho hệ
thống trình diễn mượt mà, thanh thoát.
Dùng ampli công suất riêng
Nếu phòng nghe rộng và bạn muốn khuyếch đại âm
thanh thì đương nhiên phải có một hệ thống ampli
công suất lớn để nghe được những âm thanh hoành
tráng và ấn tượng như trong rạp hát. Bạn có thể mua
thêm các ampli công suất stereo hoặc multi chanel có
công suất ra từ 100W/kênh trở lên để kết hợp với bộ

xử lý âm thanh đa kênh. Như vậy, hệ thống này đã
đạt tiêu chuẩn "rạp hát gia đình".

×