Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.08 KB, 19 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Số: 2635/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 27 tháng 12 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đến năm 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2020;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm tại Tờ
trình số 123/TTr-UBND ngày 20/11/2012 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại công văn
số 3015/SKHĐT-TH ngày 19/12/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Phan Rang-Tháp Chàm đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN


1. Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang – Tháp Chàm được đặt
trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết nối với các huyện lân cận
trong tỉnh và trung tâm kinh tế của khu vực Nam Trung bộ-Tây Nguyên, tận dụng
lợi thế về 2 hành lang quốc lộ 1A và đường ven biển; xây dựng thành phố thành
trung tâm dịch vụ- thương mại, đào tạo nhân lực chất lượng cao của tỉnh.
2. Phát huy nội lực, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về phát triển thương
mại-dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, chuyển biến nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao
nhịp độ tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, bảo đảm nền kinh tế thành


phố phát triển nhanh và bền vững.
3. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp
của mọi thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, tạo ra
nội lực vững mạnh và môi trường thuận lợi, đẩy nhanh thu hút vốn đầu tư và
cơng nghệ mới từ bên ngồi.
4. Coi trọng yếu tố con người, giữ vai trò quyết định cho sự phát triển bền
vững, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành thị trường lao
động hợp lý giữa lực lượng quản lý, chuyên môn và công nhân kỹ thuật, có chính
sách đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở các lĩnh vực khoa
học – công nghệ và quản lý. Chú ý công tác đào tạo và đào tạo lại, nhất là đào tạo
đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia, các
doanh nhân để đáp ứng cho nhu cầu phát triển và xuất khẩu lao động.
5. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an
ninh giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ
quyền và an ninh vùng biển; tích cực xây dựng đơn vị cơ sở phường xã an tồn,
vững mạnh về quốc phịng - an ninh; tăng cường bảo vệ mơi trường và khả năng
phịng chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
1. Mục tiêu tổng quát:
Phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế để huy động tối đa từ nội lực và tranh

thủ các nguồn lực từ bên ngoài, tập trung phát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng
cao và bền vững; thật sự là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố và khoa học kỹ
thuật, là đầu tàu kinh tế của tỉnh, là trung tâm dịch vụ-thương mại, trung tâm đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của tỉnh; bảo đảm quốc phòng-an ninh; giải
quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội và môi trường; phấn đấu cơ bản đạt các tiêu
chí đơ thị loại II vào năm 2015, đơ thị phát triển theo mơ hình “thành phố cơng
viên, xanh, sạch, văn minh, hiện đại”.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thời kỳ 2011-2020 đạt 20%; giai đoạn
2011-2015 đạt 19-20%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 20-21%/năm; trong đó, giai
đoạn 2011-2015: Cơng nghiệp-xây dựng tăng 21-22%; dịch vụ tăng 20-21%;
nông, lâm và thủy sản tăng 3-4% và giai đoạn 2016-2020 tương ứng đạt 22-23%;
19-20% và 4-5%.
- Tăng thu nhập bình quân đầu người đạt 2.000 USD vào năm 2015 và
4.000 USD vào 2020 (GDP/người của tỉnh là 1.400 USD và 2.800 USD).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch
vụ-thương mại, công nghiệp-xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm
nghiệp, thuỷ sản. Đến năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 59,5%; công
nghiệp-xây dựng chiếm 32,5%; nông, lâm, thủy sản chiếm 8% và năm 2020 tỷ
trọng các ngành tương ứng đạt 60% ; 35,5% và 4,5%.
2


- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.150 tỷ đồng, tốc độ tăng bình
quân 20%/năm; năm 2020 đạt 3.450 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 23%/năm.
- Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 tăng trên
20% và giai đoạn 2016-2020 đạt 23-24%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đến
năm 2015 đạt 140 triệu USD và năm 2020 đạt 410 triệu USD.
- Huy động vốn đầu tư xã hội thời kỳ 2011– 2020 khoảng 48.000 tỷ đồng;

trong đó giai đoạn 2011-2015 là 12.960 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 35.040 tỷ
đồng.
b) Xã hội:
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011 - 2015 còn 1,0%/năm và
giai đoạn 2016 - 2020 cịn 0,85%/năm; quy mơ dân số đến năm 2015 khoảng 191
nghìn người và năm 2020 là 232 nghìn người.
- Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2020 giảm bình quân 1-1,2%/năm, đến
năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% và năm 2020 còn 2% (theo chuẩn
hiện nay). Số giường bệnh đến năm 2015 đạt 54 giường/01 vạn dân năm 2020 đạt
60 giường/01 vạn dân. Giải quyết việc làm hàng năm giai đoạn 2011 -2020 từ
5.500 - 6.000 người.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2015 là 50% (trong đó đào tạo nghề đạt
35,6%), năm 2020 đạt trên 60% (đào tạo nghề đạt 45%); phấn đấu đến năm 2015
tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm 60,5%; công nghiệp-xây
dựng 23%; nông nghiệp 16,5% và năm 2020 tương ứng là 62%; 28%; 10%.
- Phát triển mạng lưới trường, lớp học ở các cấp học đáp ứng yêu cầu học
tập các cấp học; phấn đấu đến năm 2015 có 70% trường tiểu học, THCS đạt
chuẩn quốc gia, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99%, học sinh tiểu học vào
lớp 6 đạt trên 98%, các chỉ tiêu này tương ứng năm 2020 là 80% - 100% - 99%.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 còn dưới 7,5%, năm 2020 còn
dưới 5%.
- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt trên 85%; tỷ lệ
thơn, khu phố văn hóa được cơng nhận 80%; tỷ lệ xã, phường văn hóa được cơng
nhận 60%; đến năm 2020 các chỉ tiêu tương ứng đạt 90% - 100% và 90%. Tỷ lệ
phường, xã vững mạnh toàn diện về an ninh quốc phòng đạt 70% vào năm 2015
và trên 70% năm 2020.
- Tỷ lệ thuê bao điện thoại đến năm 2015 đạt 60 máy/100 dân, sử dụng
internet đạt 30 máy/100 dân và tương ứng đạt 70 máy/100 dân, 60 máy/100 dân
vào năm 2020.
c) Môi trường:

- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ đất cây xanh toàn Thành phố đạt
7m /người, đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt 5m 2/người (đạt tiêu chí đơ
thị loại II); đến năm 2020 các chỉ tiêu này đạt trên 7m2/người và trên 5m2/người.
2

3


- Đến năm 2015, tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 90%, số
hộ có hố xí hợp vệ sinh đạt 100%, rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tập
trung đạt trên 90%, quản lý và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế
đạt 100%; đến năm 2020 các chỉ tiêu tương ứng đạt 95% - 100% - 95% và 100%.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
Tập trung ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế của thành phố,
đặc biệt là các nhóm ngành: Dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và bất động sản,
giáo dục và đào tạo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.
1. Các ngành Thương mại-Dịch vụ:
Phát triển các ngành dịch vụ toàn diện theo hướng gắn với các lợi thế sẵn
có của địa phương, với các loại hình dịch vụ hiện đại, chất lượng cao làm động
lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và nâng cao
hiệu quả nền kinh tế; phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành dịch
vụ giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 20-21%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng
bình quân 19-20% /năm.
a) Thương mại:
Phát triển hệ thống thương mại theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô và
chất lượng hoạt động phù hợp với thị trường cả nước, cung cấp nhiều dịch vụ tiện
ích, các hình thức thương mại hiện đại; đặc biệt là thương mại điện tử. Phát triển
Thương mại gắn với doanh nghiệp, làm cầu nối để nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp và thủy sản.

Phát triển mạng lưới chợ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, đáp ứng
yêu cầu các ngành sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Trước mắt hình thành các
trung tâm thương mại, siêu thị ở khu vực nội thành, khu vực phía Tây thành phố
(khu vực Tháp Chàm) và vùng biển, quy mô 1,5-2ha/1 trung tâm; triển khai xây
dựng các chợ phường, xã nơi chưa có chợ và nâng cấp các chợ hiện có; xây dựng
chợ đầu mối nơng sản, thủy sản và lị giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, hình
thành chợ đầu mối súc sản tại xã Thành Hải, chợ đầu mối khu vực Phan Rang tại
phường Tấn Tài; phát triển mạnh chợ đêm, chợ ẩm thực phục vụ nhu cầu của
nhân dân và khách du lịch.
Phát triển hệ thống phân phối lớn như tổng đại lý bán buôn đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất kinh doanh cho các địa bàn trong toàn tỉnh,
chú trọng phát triển hệ thống phân phối lớn theo hướng hiện đại của các tổng
công ty, các nhà phân phối đa quốc gia cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm đáp
ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại.
Hình thành các tuyến phố, cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm đặc
thù của địa phương như: các sản phẩm từ nho, hải sản, hành tỏi, sản phẩm quà
lưu niệm của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh như: gốm Bàu Trúc, thổ cẩm
Mỹ Nghiệp, các sản phẩm từ gỗ, phố ẩm thực…nhằm giới thiệu làm phong phú
các giá trị văn hoá đặc trưng của tỉnh, đáp ứng nhu cầu mua sắm, hưởng thụ của
nhân dân trong tỉnh; đặc biệt là phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.
4


b) Du lịch:
Tập trung phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng; hình thành Trung tâm
tổ chức hội nghị đạt chuẩn quốc tế và các khu, cụm du lịch tại Bình Sơn -Ninh
Chữ - Đầm Nại, với các loại hình du lịch biển cao cấp bằng du thuyền, ca nô kéo
dù, lặn ngắm san hô... kết nối với các điểm du lịch Ninh Chữ - Vĩnh Hy - Bình
Tiên - Cà Ná các trung tâm du lịch lớn như Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết,... để
hình thành và khai thác có hiệu quả các tour du lịch biển.

Phát triển mạnh các loại hình du lịch sự kiện (Mice), du lịch văn hóa gắn
với các cơng trình văn hố đã được đầu tư kết hợp với du lịch như: Tháp Poklong
Giarai, Trung tâm văn hoá Chăm, Thiền viện Trúc lâm Viên Ngộ (Khánh Hải),
đền chùa ở Núi Đá Chồng, các làng nghề truyền thống Gốm Bàu Trúc, dệt thổ
cẩm Mỹ Nghiệp của đồng bào Chăm thuộc huyện Ninh Phước. Phấn đấu giai
đoạn 2011-2015 tiếp đón 1 triệu khách du lịch/năm, trong đó 15% là khách quốc
tế; giai đoạn 2016-2020 đạt 2-2,2 triệu lượt khách mỗi năm, trong đó khách quốc
tế chiếm 19-20%, số ngày lưu trú đạt 3-5 ngày/lượt khách.
c) Xuất, nhập khẩu:
Phát triển xuất nhập khẩu tạo động lực phát triển kinh tế của thành phố,
làm địn bẩy kích thích sản xuất phát triển, mở rộng thị trường theo hướng đa
dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường gắn với việc xây dựng thương hiệu.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 29 - 30%/năm giai
đoạn 2012-2015 và 24-25%/năm giai đoạn 2016-2020.
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nơng thủy sản có lợi thế của địa phương (đã
qua chế biến); nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp
và của cả nền kinh tế; tăng trưởng xuất khẩu bền vững phù hợp với tiến trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới, phù hợp với chính sách bảo vệ sản xuất trong
nước.
Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu về đổi mới cơng nghệ, nhu cầu về máy móc
thiết bị, phụ tùng và vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được hoặc sản
xuất chưa đủ chưa đáp ứng chất lượng; giảm tối đa nhập khẩu những mặt hàng
trong nước đã sản xuất được.
d) Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Hình thành hệ thống mạng lưới
cung cấp dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương; phát triển mạnh các loại hình dịch vụ mới như: dịch vụ cho thuê tài
chính, kinh doanh bất động sản, điểm giao dịch thị trường chứng khoán của cả
nước để từng bước hình thành thị trường vốn. Nắm bắt cơ hội đầu tư của nước
ngoài vào hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, từng bước hình thành các
dịch vụ tài chính quốc tế: Dịch vụ ngân hàng quốc tế, bảo hiểm quốc tế, cho thuê

tài chính quốc tế,...
đ) Dịch vụ vận tải: Tập trung đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ như bến
xe trung tâm thành phố là bến xe loại I, các điểm dừng xe buýt, bãi đậu xe taxi
theo quy hoạch. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ vận tải, trong đó chú trọng
phát triển mạnh xe bt cơng cộng chất lượng cao, bảo đảm vận tải hành khách
5


cơng cộng đạt ≥10% (đạt tiêu chí đơ thị loại II) mở rộng và nâng cấp các tuyến
đường nội thành, đến năm 2020 tỷ lệ phục vụ hành khách công cộng đạt trên
10%; phấn đấu vận chuyển hành khách tăng 16%/năm, hàng hóa tăng 17%/năm.
e) Bưu chính, viễn thơng: Phát triển mạng lưới Bưu chính, viễn thơng theo
hướng hồn thiện chất lượng dịch vụ, cung cấp các dịch vụ cơ bản đến mọi đối
tượng với chất lượng tốt nhất; đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng viễn thông theo
hướng hiện đại, đa dịch vụ có độ bao phủ rộng khắp với dung lượng lớn, chất
lượng cao hoạt động hiệu quả; mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thơng đến các
khu đô thị mới, các khu du lịch, khu công nghiệp, nhất là phục vụ tốt cơng tác
phịng chống thiên tai, bảo đảm an ninh quốc phòng…trên địa bàn Thành phố.
Phấn đấu phát triển công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố. Phấn đấu đến năm 2015 đạt thuê bao điện thoại 60 máy/100 dân
và 30 máy/100 dân sử dụng Internet; đến năm 2020 đạt thuê bao điện thoại 70
máy/100 dân và 60 máy/100 dân sử dụng Internet.
g) Dịch vụ khác: Từng bước hình thành dịch vụ Logitics, đây là một hoạt
động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các
loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao. Trong những năm tới việc hình
thành cảng Dốc Hầm, với lợi thế gần sân bay quốc tế Cam Ranh, cảng hàng hoá
Cam Ranh là điều kiện thuận lợi để các nhà phân phối lớn phát triển loại hình
dịch vụ này để phục vụ nhu cầu xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân và xuất nhập

khẩu hàng hoá trong khu vực; Thành phố là địa điểm thuận lợi để hình thành các
trung tâm giao dịch, văn phòng đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ.
2. Công nghiệp, xây dựng và bất động sản:
a) Công nghiệp:
Phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch dựa trên lợi thế của
thành phố, lấy công nghiệp chế biến làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế; phấn đấu
tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011-2015 tăng
bình quân 21-22%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 22-23%/năm.
Tập trung phát triển cơng nghiệp có lợi thế của thành phố như công nghiệp
chế biến thực phẩm, chế biến nông, thủy sản, may mặc và phát triển mạnh tiểu
thủ công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; sản xuất một số sản phẩm
chủ lực có lợi thế của địa phương theo hướng nâng cao hiệu quả cho sản xuất
nông nghiệp và thủy sản. Từng bước xây dựng một số sản phẩm có hàm lượng kỹ
thuật cao đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất
khẩu...tạo địn bẩy thúc đẩy phát triển ngành nơng nghiệp trong đô thị, gắn với
chuyển dịch lao động nông nghiệp trong khu vực thương mại-dịch vụ và công
nghiệp-xây dựng, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
- Giai đoạn 2011- 2015: Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung ở các
cụm công nghiệp, đầu tư đồng bộ hạ tầng ở các cụm công nghiệp Thành Hải,
Tháp Chàm, mở rộng cụm công nghiệp Thành Hải; phát triển công nghiệp sạch
6


có khả năng cạnh tranh như: cơng nghiệp chế biến thực phẩm (bia, nước giải
khát, sản phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm từ nho,…) nông sản, thủy sản; sản xuất vật
liệu cao cấp quy mô lớn; công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: may mặc,
giày da; công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện phục vụ xây dựng và ngành
điện,... Cơ bản hoàn thành việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
ra khỏi nội thành.

- Giai đoạn 2016-2020: Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm và đồ uống với nguồn nguyên liệu chủ động và là sản phẩm có lợi thế của
địa phương; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu. Tập
trung phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ cơng nghiệp và nơng
nghiệp, nông thôn, gia công phần mềm, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, chế
biến thịt gia súc (dê, cừu),…Chuyển một số ngành cơng nghiệp từ hình thức gia
cơng sang sản xuất thành phẩm, xuất khẩu trực tiếp, nhằm gia tăng giá trị và nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
b) Xây dựng và kinh doanh bất động sản, phát triển các khu đô thị:
Tập trung phát triển ngành xây dựng trở thành ngành kinh tế mạnh, từng
bước có sản phẩm tham gia thị trường bất động sản của cả nước, phát triển nhà ở
cho thuê, các khu văn phịng cao cấp, xây dựng mơi trường sống tốt, an tồn, thân
thiện với tự nhiên; phát triển các khu đơ thị cao cấp, để thành phố thực sự là trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học cơng nghệ của tỉnh, là đô thị hạt nhân
của các khu vực xung quanh thành phố, là đầu mối giao thông liên vùng.
Hình thành các doanh nghiệp hoạt động xây dựng có năng lực về tài chính,
nhân lực và chun mơn cao để thực hiện các cơng trình, dự án có quy mô lớn,
yêu cầu kỹ thuật cao; khai thác lợi thế để hình thành các khu đơ thị mới, đặc biệt
các khu đô thị như Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Văn Sơn - Bắc Bình Sơn, các khu
đơ thị mới ven đường vành đai thành phố; phát triển thị trường bất động sản, đáp
ứng nhu cầu cho cán bộ chuyên gia, công nhân phục vụ xây dựng 2 nhà máy điện
hạt nhân trên địa bàn tỉnh về nhà ở, văn phòng cho thuê,...
3. Giáo dục – đào tạo:
Phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng toàn diện, đồng bộ cả về quy mô,
chất lượng, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên; nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đa dạng hóa,
chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa các loại hình giáo dục và đào tạo ở các cấp
học, bậc học; từng bước hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và
khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên.
Phát triển mạng lưới trường, lớp học ở các cấp học đạt chuẩn quốc gia, chú

trọng phát triển nhà trẻ mẫu giáo theo hướng xã hội hóa; phấn đấu đến năm 2015
có 70% trường tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp
1 đạt trên 99%, học sinh tiểu học vào lớp 6 đạt trên 98%; đến năm 2020 các chỉ
tiêu này tương ứng 80%, 100%, 100% và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành
giáo dục đạt chuẩn 100%.
7


Phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng trường Cao đẳng
nghề, phân hiệu Đại học Nông lâm; kêu gọi đầu tư trường Đại học đa ngành
chuẩn quốc tế, trường trung học chuyên nghiệp; phấn đấu đến năm 2015 có 50%
lao động qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề đạt 35,5% và đến năm 2020 chỉ tiêu
tương ứng là 60% và 45%.
4. Nông nghiệp và thủy sản:
Phát triển nông nghiệp và thủy sản theo hướng phát triển bền vững, ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tăng giá trị gia tăng, nâng cao
hiệu quả sản xuất/ha; bảo đảm sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn sạch, an tồn; sản
xuất nơng nghiệp xen kẽ trong nội thành và vùng ven thành phố, hình thành khu
vực sản xuất lương thực, thực phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất giai
đoạn 2011-2015 tăng 3-4%, giai đoạn 2016-2020 tăng 4-5%.
a) Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng ngành nông
nghiệp đô thị xanh, đô thị vườn, phát triển sản xuất nông nghiệp theo mơ hình cài
răng lược, xen kẽ sản xuất nơng nghiệp với các khu đô thị; nâng cao năng suất
chất lượng cây trồng, hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo nguyên liệu công nghiệp chế
biến, tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu và phục vụ du lịch, nhằm nâng cao giá trị
sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác; phát triển đa dạng các loại gia súc, gia
cầm theo hướng chăn nuôi, bán tập trung gắn với đầu tư của doanh nghiệp, hộ gia
đình; phát triển chăn ni tại các vùng ven thành phố, đảm bảo vệ sinh môi
trường, an toàn dịch bệnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nơng nghiệp bình
qn 2011-2020 đạt 4%/năm.

b) Thuỷ sản: Phát triển thủy sản theo hướng bền vững, khai thác tiềm năng
lợi thế về kinh tế biển, phát triển cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần
nghề cá; phát triển thủy sản gắn với phát triển du lịch, công nghiệp chế biến xuất
khẩu, đẩy mạnh nghề khai thác hải sản xa bờ. Phấn đấu đến năm 2020, sản lượng
hải sản đánh bắt xa bờ 16 ngàn tấn; phát triển khoảng 35 ha đất nuôi trồng thủy
sản nước ngọt khu vực Thành Hải, Văn Hải (mở rộng thêm 15 ha đất lúa ngập
trũng, canh tác 1 vụ), sản lượng hàng năm đạt 140 tấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất thủy sản 5%/năm.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
a) Hạ tầng giao thông:
- Đường bộ phát triển theo 3 hướng chính:
+ Hướng Đơng: Đầu tư các trục giao thông kết nối 02 hành lang của quốc
lộ 1A và tuyến đường ven biển; nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 704 nối từ quốc lộ 1A
đến tuyến đường tỉnh lộ 702. Xây dựng các trục đường ngang kết nối với các
tuyến đường Trường Chinh, Nguyễn Thị Minh Khai, đường 16/4, Hải Thượng
Lãn Ơng. Tương lai mở rộng khơng gian kết nối với Khánh Hải-khu vực Đầm
Nại phát triển kinh tế biển.
+ Hướng Tây: Theo trục dọc quốc lộ 1A hành lang phía Tây kết nối quốc lộ
27 mới, nâng cấp mở rộng đường 21/8, đường 02 bên bờ Bắc, Nam sông Dinh,
tỉnh lộ 703 nối Ninh Phước; đồng thời phát triển các tuyến đường ngang nối quốc
8


lộ 27, đường 21/8, Bắc sông Dinh tạo thành hệ thống trục đường bộ kết nối ga
Tháp Chàm, đường sắt cao tốc Thành phố HCM-Nha Trang, đường sắt Tháp
Chàm-Đà Lạt phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch.
+ Hướng Nam: Đầu tư tuyến đường đôi vào thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm đoạn phía Nam gắn với nâng cấp tuyến đường đê Bắc sông Dinh.
- Đường sắt: Triển khai đầu tư các tuyến đường sắt theo quy hoạch đến
năm 2020, mở rộng lộ giới an toàn đường sắt Thống nhất là 16m trên tồn tuyến,

xây dựng tuyến đường sắt đơi cao tốc từ Nha Trang – thành phố Hồ Chí Minh đi
qua tỉnh Ninh Thuận, khổ đường 1.435mm.
b) Thủy lợi: Mở rộng hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm; nâng cấp kênh tiêu
Cầu Ngòi, kênh tiêu Chà Là; dự án chống sạt lở bờ sông Dinh; nâng cấp kè biển
khu vực Đông Hải; kiên cố hoá kênh Bắc; xây dựng cụm kè thượng hạ lưu bờ
hữu cầu Móng và cụm kè thượng hạ lưu bờ hữu cầu Đạo Long; xây dựng hệ
thống phân lũ cho thành phố, hệ thống kênh thoát đi qua phường Đô Vinh, xã
Thành Hải, phường Văn Hải và đổ ra Đầm Nại.
c) Cấp, thốt nước: Nâng cấp cơng suất nhà máy nước thành phố lên
khoảng 60.000 m3/ ngày đêm; đến năm 2015 có 85% dân số sử dụng nước sạch
với số lượng 150 lít/người/ngày đêm, năm 2020 chỉ tiêu này tương ứng 95% và
trên 150 lít/người/ngày đêm. Xây dựng hệ thống thốt nước khu vực Tháp Chàm,
cơng trình thoát nước cục bộ ở một số phường xã; đến năm 2015 cơ bản hoàn
thành việc xử lý ngập nước cục bộ, năm 2020 hồn chỉnh hệ thống thốt nước
trên địa bàn thành phố; nước thải các cụm công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị
mới, khu dân cư tập trung.
d) Cấp điện: Đảm bảo điện cho sản xuất, sinh hoạt; xây dựng các trạm biến
áp 110 Kv, 220 Kv phục vụ cho các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch,…
Phấn đấu chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt đạt 500Kw/người/năm vào năm 2015, đạt
700-800Kw/người/năm vào năm 2020.
đ) Bưu chính - Viễn thơng: Hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin, bưu chính
theo hướng tự động hố, điện tử hóa, vi tính hóa; phấn đấu đến năm 2015 tăng
mật độ thuê bao điện thoại lên 40 máy/100 dân, thuê bao Internet đạt 10 thuê
bao/100 dân và năm 2020 đạt 60 máy điện thoại và 20 thuê bao Internet/100 dân.
6. Các vấn đề xã hội:
a) Ngành Y tế: Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị các cơ sở y tế
hiện có, đảm bảo đáp ứng đạt tiêu chí theo chuẩn quốc gia về y tế và đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao về khám và chữa bệnh của người dân trong tỉnh;
phấn đấu đến năm 2015 có 90% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 54
giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế và việc lập các quỹ hỗ

trợ khám chữa bệnh đạt trên 80%, đến năm 2020 các chỉ tiêu này tương ứng
100%, 60 giường bệnh/vạn dân và đạt 100%.
b) Văn hóa, Thơng tin và Thể thao: Xây dựng mơi trường văn hóa lành
mạnh, thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
trong khu dân cư; tăng cường thiết chế văn hoá cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ
9


về văn hoá cho nhân dân; phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ gia đình văn hố đạt
trên 85%; thôn, khu phố được công nhận thôn, khu phố văn hố đạt 80%; số
phường, xã được cơng nhận là phường, xã văn hoá đạt 60%, đến năm 2020 các
chỉ tiêu này tương ứng trên 90%; 90%; 80%.
Phát triển thể dục thể thao đồng bộ, hài hòa giữa phong trào thể thao quần
chúng và thể thao thành tích cao, chú ý đào tạo vận động viên trẻ; xây dựng khu
liên hợp thể thao của tỉnh, trung tâm văn hóa thể thao thành phố; phát triển các
sân bãi, nhà tập ở các cơ quan, đơn vị, trường học, cụm dân cư; phấn đấu đến năm
2020 có trên 95 cơ sở thể thao, trong đó có 40% cơ sở thể thao ngồi cơng lập,
trên 50% cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức được câu lạc bộ thể dục thể thao;
trên 30% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
c) Xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội:
Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, các tổ chức chính trị- xã
hội thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm nghèo, nâng cao mức sống các hộ
đã thoát nghèo, hạn chế tình trạng tái nghèo; phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ
nghèo còn dưới 5%, năm 2020 còn 2%.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ
nguồn”, nâng cao mức sống cho các đối tượng có cơng, gia đình chính sách; kêu
gọi các tổ chức, nhà hảo tâm xây dựng Nhà tình thương, cưu mang người già cô
đơn không nơi nương tựa, những trẻ em lang thang cơ nhỡ, nạn nhân nhiễm chất
độc màu da cam; mở rộng diện thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
tự nguyện cho toàn dân, bảo hiểm thất nghiệp; triển khai thực hiện tốt mục tiêu

bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên các lĩnh vực giáo dục, y tế - dinh dưỡng, vui chơi,
giải trí để trẻ em được phát triển tồn diện, hài hồ.
7. Bảo vệ mơi trường:
Thực hiện tốt cơng tác vệ sinh môi trường bền vững gắn với xây dựng
thành phố xanh sạch, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường;
đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải trước khi
thải ra môi trường của các tổ chức kinh tế và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Phấn
đấu đến năm 2015, rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tập trung đạt trên
90%, quản lý và chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế đạt 100%, đất cây
xanh đô thị đạt 7m2/người, đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt
5m2/người; đến năm 2020 các chỉ tiêu này tương ứng: trên 95%, 100%, trên
7m2/người, trên 5m2/người.
8. Về quốc phòng - an ninh:
a) Phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng- an ninh, xây dựng
vững chắc nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân và thế trận biên phịng tồn dân; thực hiện lồng ghép các
yêu cầu an ninh-quốc phòng vào các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về phát
triển kinh tế - xã hội.
b) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho cơng tác quốc phịng an ninh, từng
bước hiện đại hố và áp dụng các cơng nghệ hiện đại vào công tác quản lý an
10


ninh, trật tự; trang bị hệ thống thiết bị, phần mềm giám sát an ninh, theo dõi vi
phạm giao thông, an ninh trật tự, bảo đảm đủ lực lượng của đô thị loại II, phương
tiện và trang thiết bị để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
IV. ĐỊNH HƯỚNG TỖ CHỨC KHƠNG GIAN, LÃNH THỔ
1. Phát triển khơng gian, lãnh thổ:
Định hướng phát triển không gian, lãnh thổ Thành phố đến năm 2020 theo
hướng phát triển 03 hành lang và 04 khu vực ưu tiên như sau:

a) 03 hành lang: chạy dọc Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 (mới) và đường ven
biển (Yên Ninh).
b) 04 khu vực ưu tiên:
- Về hướng Đông: Phát triển từ các trục đường 16/4, Hải Thượng Lãn Ông,
Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Chinh nối với các khu du lịch biển Bình Sơn Ninh Chữ (đường Yên Ninh nâng cấp thành đường ven biển của tỉnh).
- Về hướng Bắc: Phát triển mở rộng không gian đơ thị về phía Bắc (khu
vực Khánh Hải), xây dựng mới các khu đô thị sinh thái ven Đầm Nại.
- Về hướng Tây Bắc (đến ga Tháp Chàm) phát triển dọc tuyến quốc lộ 27
(mới) hình thành các khu thương mại, khu đô thị, nhà ở, kết nối tour du lịch Tháp
PoklongGiarai, phát triển cụm công nghiệp sạch Tháp Chàm.
- Về hướng Nam (dọc 2 bờ sông Dinh) chỉnh trị dịng chảy sơng Dinh từ
Bảo An đến Đơng Hải, xây dựng đập hạ lưu sơng Dinh, hình thành các khu dân
cư 2 bên bờ sông kết hợp du lịch sinh thái.
2. Quy hoạch địa giới hành chính:
Thực hiện chia tách các phường, xã có quy mơ lớn về dân số và diện tích
tự nhiên cho phù hợp điều kiện phát triển và trình độ quản lý kinh tế và xã hội;
theo đó, giai đoạn 2011-2015: Có 16 đơn vị hành chính phường, xã như hiện nay,
với 117 thơn, khu phố; giai đoạn 2016-2020: Có 28 đơn vị hành chính phường xã
(tăng 12 phường, xã được tách từ các phường, xã: Thành Hải, Đô Vinh, Phước
Mỹ, Văn Hải, Tấn Tài, Đạo Long, Đơng Hải, Mỹ Đơng, Mỹ Bình) và mở rộng
khơng gian về phía Nam Sơng Dinh và phía Bắc thành phố.
3. Định hướng sử dụng đất:
Tổng diện tích tự nhiên là 10.050 ha tăng 2.132,92 ha so với năm 2010
(theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, mở rộng không gian lãnh thổ thành phố gồm cả thị trấn
Khánh Hải, dọc khu vực 2 bên Đầm Nại 1.080 ha, và mở rộng phía Tây gồm phía
Nam bờ sơng Dinh 1.051,92 ha); trong đó đất nơng nghiệp có 2.510,39 ha chiếm
25% diện tích tự nhiên, so với 2010 giảm 965,82 ha; đất phi nơng nghiệp
7.517,88 ha chiếm 74,8% diện tích tự nhiên, so với 2010 tăng 3.217,56 ha; đất
chưa sử dụng 21,73 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên, so với 2010 giảm 118,82

ha.
11


4. Phát triển theo vùng:
a) Khu vực nội thành: Gồm các phường hiện có và một số phường dự kiến
phát triển mới, là vùng động lực, khu vực tập trung các cơ quan hành chính của
tỉnh, thành phố và có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy các vùng khác phát triển.
Bên cạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ đồng bộ, hiện đại, chỉnh trang đô thị, phân
khu chức năng, sắp xếp lại các khu dân cư hợp lý cần đẩy mạnh phát triển các
hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
b) Khu vực ngoại thành: Là khu vực phía Tây xã Thành Hải, điều kiện sản
xuất cịn nhiều khó khăn; phát triển của vùng này có ý nghĩa quan trọng trong
việc phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Triển khai thực hiện Chương trình
hành động của Thành ủy Phan Rang - Tháp Chàm về triển khai thực hiện Nghị
quyết hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương (khóa X) về nơng nghiệp, nơng thơn và
nơng dân; phấn đấu xây dựng Thành Hải đạt đầy đủ các tiêu chí nơng thơn mới
vào trước năm 2015 với mơ hình nơng thơn kiểu mới, hiện đại, có mối quan hệ
phát triển gắn kết chặt chẽ với vùng đô thị.
V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ: Có phụ lục kèm
theo.
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH:
1. Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư:
Nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 2011-2020 là rất lớn khoảng 48 ngàn tỷ
đồng (giá thực tế); trong đó giai đoạn 2011-2015 chiếm 27%, giai đoạn 20162020 chiếm 73%. Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư tồn xã hội, Thành phố
cần có những giải pháp thích hợp để huy động các nguồn vốn như sau:
a) Vốn ngân sách nhà nước: Tranh thủ và khai thác tối đa các nguồn vốn
đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh đầu tư cho phát triển các ngành, lĩnh vực
quan trọng đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo
dục,...); đồng thời, tạo thêm nguồn thu từ quỹ đất ở địa phương; tăng cường công

tác quản lý thu thuế vào ngân sách, triển khai các biện pháp chống thất thu thuế,
bồi dưỡng nguồn thu và tạo nguồn thu mới. Tỷ lệ vốn ngân sách chiếm khoảng
14% tổng đầu tư.
b) Vốn của doanh nghiệp trong nước và dân cư: Huy động vốn tự có trong
dân, các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh
theo phương thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; thực hiện các biện pháp
thu hút, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đến đầu tư
trên địa bàn Thành phố; chủ động và tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh trong công tác
xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư thơng thống, cải cách thủ tục hành chính;
phấn đấu tỷ lệ vốn doanh nghiệp trong nước và dân cư chiếm 46,3%.
c) Vốn nước ngoài: Bám sát danh mục dự án kêu gọi vận động đầu tư của
tỉnh giai đoạn đến năm 2015 và năm 2020, tích cực chủ động trong vận động
nguồn vốn FDI đầu tư các dự án có quy mơ lớn thuộc các nhóm ngành dịch vụ,
12


du lịch, công nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, giáo dục, y tế
và xây dựng các khu đô thị; đồng thời tranh thủ vốn tài trợ ODA, NGO cho phát
triển xã hội; phấn đấu tỷ lệ huy động vốn nước ngoài chiếm 33,7% (vốn ODA,
NGO chiếm khoảng 4%).
d) Vốn tín dụng: Phối hợp cùng các ngành đẩy mạnh việc triển khai các
chính sách tín dụng nhà nước để các thành phần kinh tế tiếp cận với các nguồn
vốn dễ dàng, thuận lợi đáp ứng kịp thời về vốn cho sản xuất kinh doanh. Triển
khai các chính sách tín dụng nhà nước cho các doanh nghiệp có dự án thuộc các
đối tượng hỗ trợ theo quy định. Phấn đấu tỷ lệ vốn tín dụng chiếm 6%.
2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng:
Đổi mới chính sách huy động vốn đầu tư theo hướng khuyến khích sự tham
gia của các doanh nghiệp, người dân phát triển cơ sở hạ tầng, giảm dần tỷ lệ đầu
tư từ ngân sách nhà nước; thực hiện cơ chế sử dụng vốn đầu tư bảo đảm hiệu quả
kinh tế, giảm thiểu thất thốt, lãng phí vốn.

Cơng tác quy hoạch cần được giao cho các Viện nghiên cứu khoa học trên
cơ sở đấu thầu công khai, để chọn được những tổ chức đủ năng lực, có ý tưởng
tốt thích ứng với sự biến động trong nước và quốc tế; chính sách bồi thường, giải
phóng mặt bằng được đổi mới, đảm bảo thực hiện hiệu quả, đúung quy định; việc
triển khai xây dựng cơng trình cần được cải tiến để bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã
hội.
Khuyến khích việc thành lập các tổ chức tư vấn, giám định các dự án xây
dựng hạ tầng kỹ thuật để bảo đảm chất lượng, chi phí hợp lý và triển khai đúng
tiến độ; phương châm xã hội hóa cần được thể chế hóa bằng các quy định trong
từng lĩnh vực như đổi đất lấy hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất, giao khoán xây
dựng từng khu phố mới cho các nhà thầu; đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc
tế để hình thành mơ hình thích hợp trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Giải quyết đúng đắn việc phân phối lợi ích của các mối quan hệ cộng sự
giữa những đối tác tham gia, kết hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
Nhà nước, khu vực tư nhân, các tổ chức và nhà đầu tư quốc tế, sự tham gia tình
nguyện của cá nhân và cộng đồng được thể chế hóa bằng các quy định của Nhà
nước để bảo đảm cả ba đối tượng: Nhà nước, các nhà thầu, người dân và cộng
đồng có quyền hạn, nghĩa vụ và được hưởng lợi.
3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:
Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ
cán bộ quản lý ở các cấp, các lĩnh vực kể cả đối với các doanh nghiệp; khuyến
khích phát triển các hình thức đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp, đào tạo theo
đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các trung tâm giới thiệu việc
làm.
Kết hợp hài hòa giữa đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với giải
quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo; xây dựng các cơ chế, chính sách
ưu đãi cụ thể nhằm thu hút nhân tài, lực lượng lao động có trình độ cao về cơng
tác tại địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo nhằm tăng cường hơn
13



nữa đầu tư cho giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động xã hội về khuyến
học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
4. Giải pháp về khoa học - công nghệ:
Phổ biến, thử nghiệm ứng dụng nhanh những tiến bộ kỹ thuật công nghệ
tiên tiến vào sản xuất; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;
mở rộng liên kết với các trường Đại học, trung tâm nghiên cứu để thực hiện tốt
việc nghiên cứu gắn với ứng dụng vào sản xuất, đời sống; từng bước hình thành
các cơ sở sản xuất công nghệ cao về công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hố
nơng lâm, thuỷ sản trên địa bàn Thành phố.
5. Giải pháp về phát triển các thành phần kinh tế, tiếp tục sắp xếp, đổi
mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước:
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về doanh nghiệp, khuyến khích phát
triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và kinh tế hợp tác; tạo lập môi
trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; cơng
khai, minh bạch các thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp, các
thủ tục đầu tư,…
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thuế bảo đảm quản lý nhà
nước theo pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát
triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện tổng thể, đồng bộ các biện pháp cải thiện
môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh.
6. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu
quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước:
Hiện đại hóa cơng tác hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện
tử; củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa
phương các cấp nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý, điều hành của các cơ
quan nhà nước và thực thi công vụ; tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và trợ
giúp pháp lý cho người dân, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật; phát huy vai
trò của cộng đồng trong giám sát các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà
nước.

Mở rộng áp dụng mơ hình “một cửa điện tử” ở các cơ quan đơn vị; tăng
cường phân công, phân cấp cho các ngành, các cấp. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, năng lực và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức ở
địa phương.
7. Giải pháp tăng cường hợp tác, tạo mối quan hệ vùng và phát triển
mở rộng thị trường:
Mở rộng hợp tác toàn diện với các huyện lân cận trong tỉnh và triển khai
chương trình hợp tác của tỉnh với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; ưu tiên hợp tác liên kết phát triển du lịch,
dịch vụ, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản. Tăng cường hợp tác
đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và dạy nghề.
14


Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và
thương hiệu hàng hóa; tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu; khuyến khích liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất nguyên liệu, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển đa dạng và đồng bộ các loại thị trường vốn,
chứng khoán, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ.
8. Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:
Là nhiệm vụ hàng đầu xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội và việc
khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa cũng như q trình đơ thị hóa, hình thành cụm cơng nghiệp, dịch vụ, du lịch,
khu dân cư mới. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng; triển khai
có hiệu quả Nghị quyết 09 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về xây dựng phát triển
Ninh Thuận “Xanh, sạch, đẹp”, chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa, hạn
chế tác động xấu đối với môi trường, không để gây tác hại đối với sản xuất và đời
sống, làm cho môi trường sống ngày càng tốt hơn.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

1. Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm đến năm 2020 được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Uỷ ban
nhân dân thành phố khẩn trương tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các ngành, đồn thể, doanh nghiệp và nhân dân trong huyện.
2. Cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm để thực hiện có hiệu quả; hàng năm
có đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị
theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong từng thời kỳ.
3. Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể thành các chương trình có mục tiêu và dự
án tiền khả thi, khả thi để thực hiện.
4. Trong quá trình triển khai các mặt, các lĩnh vực cần phân công lãnh đạo
phụ trách theo dõi, kiểm tra, bổ sung hoàn thiện, nhằm thực hiện được mục tiêu,
định hướng của quy hoạch tổng thể, đồng thời cập nhật theo tình hình phát triển
cụ thể nhằm bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm căn cứ
vào Quy hoạch được phê duyệt, chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan
chỉ đạo việc lập, trình duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định các nội
dung sau:
1. Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu
phát triển của huyện và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu
hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
2. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch.
15


3. Nghiên cứu, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ
sung Quy hoạch kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của

thành phố và tỉnh trong từng giai đoạn Quy hoạch.
Điều 3. Các Sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
2. Phối hợp với thành phố Phan Rang - Tháp Chàm rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy
hoạch; hỗ trợ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trong việc huy động các nguồn
vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Thành ủy, HĐND thành phố PRTC;
- VPUB: LĐ, các phòng khối NCTH,
TT TH-CB;
- Lưu: VT, TH. NĐT

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Đức Thanh


16


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 27/12 /2012 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT
I
1
2
3
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
III
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
IV
1
2

TÊN DỰ ÁN
CÁC DỰ ÁN DO CÁC BỘ, NGÀNH ĐẦU TƯ
Đường tránh QL27 (đường Phan Đăng Lưu)
Nâng cấp, mở rộng đường QL1A (từ Cà Đú đến Ngã ba Long Bình)
Nâng cấp đường QL1A đoạn từ Sân bay Quốc tế Cam Ranh đến TP.PRTC
CÁC DỰ ÁN DO TỈNH LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
Cầu An Đông
Tuyến đường vành đai bao quanh thành phố PRTC
Dự án đường ven biển
Nâng cấp và cải tạo đường Hải Thượng Lãn Ông
Đường Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn Thị Minh Khai
Đập hạ lưu Sơng Dinh
Hệ thống thốt nước thải thành phố PRTC
Nâng cấp nhà máy nước lên 60.000m3/ngày, đêm.
Nâng cấp sân vận động tỉnh
CÁC DỰ ÁN DO THÀNH PHỐ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ

Nâng cấp mở rộng đường 21/8
Các tuyến đường nhánh nối đường 16 tháng 4 – Nguyễn Thị Minh Khai
Các tuyến đường nhánh nối đường 21 tháng 8 – QL 27
Đường nội bộ ven Đầm Nại
Mở rộng đường Trường Chinh đến khu du lịch Bình Sơn - Ninh Chữ
Nâng cấp đường Bác Ái đến khu du lịch tháp Poklong Giarai
Đường Trường Chinh nối tỉnh lộ 704
Đường Trần Phú - Ngô Gia Tự
Đường Minh Mạng
Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Cư Trinh
Nâng cấp Mương ông Cố
Đường vào vùng sản xuất nông nghiệp phường Văn Hải
Đường bờ kênh G2
Công viên bến xe Bắc
Cổng chào hai đầu thành phố
Nâng cấp các trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia
Nâng cấp các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia
CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
CÔNG NGHIỆP
Nhà máy sản xuất bia rượu từ nho
Nhà máy sản xuất gạch bêtông nhẹ
17


TT
3
4
1
2
1

2
3
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
4
5
6
7

TÊN DỰ ÁN

Nhà máy chế biến tôm số 2
Nhà máy sản xuất Block bêtông chưng áp AAC
HẠ TẦNG CÁC KHU, CỤM CƠNG NGHIỆP
Mở rộng Cụm cơng nghiệp Thành Hải
Mở rộng Cụm cơng nghiệp Tháp Chàm
GIAO THƠNG, CẢNG BIỂN
Đầu tư nâng cấp mở rộng Cảng Đông Hải
Cảng chuyên dụng phục vụ du lịch Bình Sơn-Ninh Chữ
Bến xe tỉnh
THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
Khu phức hợp thương mại, thể thao giải trí Phan Rang
Trung tâm Thương mại Maximark Phan Rang-Tháp Chàm
Trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng cho thuê, biệt thự cao cấp
Trung tâm trưng bày quảng bá điện hạt nhân Ninh Thuận
Chợ nông sản Phan Rang
Chợ Thành Hải
Siêu thị Tháp chàm, Bình Sơn, Mỹ Đơng
Khu du lịch biển Bình Sơn – Ninh Chữ
Cơng viên biển Bình Sơn - Ninh Chữ
GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ CƠNG TRÌNH XÃ HỘI
Trường đại học chuẩn quốc tế
Trường dạy nghề chuẩn quốc tế
Trường trung học chuyên nghiệp
Trường mầm non chất lượng cao chuẩn quốc tế
Trường phổ thông các cấp học chất lượng cao chuẩn quốc tế
Bệnh viện chuyên khoa, tim mạch, ung bướu chuẩn quốc tế
Bệnh viện đa khoa chuẩn quốc tế
Bệnh viện y học cổ truyền
Bệnh viện mắt
Nhà tang lễ

KHU ĐƠ THỊ
Khu đơ thị K1
Khu đơ thị Biển Bình Sơn
Khu đơ thị mới phía Nam đường 16/4
Khu dân cư: Đơng Văn Sơn- Bắc Bình Sơn, Văn Hải, Đơng Hải 1& 2, Bảo An
1&
PhủcưHà,
Tài,
Bến
Khu2,dân
TâyTấn
Bắc,
khu
đơxe
thịphía
ĐầmNam,
Nại Mỹ Hải, Mỹ Đông
Khu dân cư Đông Nam khu vực 02 bên bờ Sông Dinh
Khu nhà ở chuyên gia dự án Nhà máy điện hạt nhân

18


19



×