Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG TP.HCM ĐẾN NĂM 2020 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.69 KB, 4 trang )

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG TP.HCM
ĐẾN NĂM 2020








Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm khu vực phía Nam của Việt
Nam, tại hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Địa hình của thành phố
tương đối bằng phẳng, có ít đồi ở Đông bắc, cao độ giảm dần về phía Đông
nam. Thành phố có 24 quận, huyện với tổng diện tích khoảng 2094km2,
trong đó có 13 quận cũ (140km2), chiếm 6,7% diện tích, 6 quận mới
(361km2) tương đương 17,35%, 5 huyện (1603km2) tương đương 76%. Dân
số hiện nay khoảng 6,2 triệu người (6,6% dân số cả nước), tăng bình quân
hàng năm khoảng 100.000 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân 3,4%, trong đó
tăng tự nhiên là 1,3%năm.Trung tâm Thông tin Quy hoạch Thành phố Hồ
Chí Minh (trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc) được thành lập theo Quyết
định số 3226/QĐ-UBND ngày 14/07/2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Định hướng phát triển đô thị
Theo quy hoạch điều chỉnh phát triển thành phố đến năm 2020 vừa
được thông qua, thành phố sẽ phát triển theo hướng mở, phi tập trung, đa
trung tâm, kết hợp giữa lan tỏa và phát triển theo các nhánh, dọc các trục
giao thông lớn, có hệ thống đô thị vệ tinh làm đối trọng. Hướng phát triển
chính của thành phố về phía đông bắc là Thủ Đức, Thuận An (Bình
Dương),Biên Hòa (Đồng Nai); Về phía nam là Nhà Bè, Bình Chánh. Thành
phố cũng sẽ phát triển về hướng biển với Cần Giờ. Hướng phụ khác là về
phía tây bắc với các huyện Hóc Môn, Củ Chi. Dân số dự kiến đến năm 2020
là 10 triệu người (trong đó có 6 triệu dân nội thị) và khoảng 2 triệu khách


vãng lai.
Quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan đô thị
Cơ cấu đô thị chia ra các khu vực như sau: khu vực nội thành hiện
hữu (13 quận cũ) có diện tích 14.134 ha. Sẽ kiểm soát dân số, giữ ở mức 3,6-
4 triệu người (hiện tại gần 4 triệu). Chỉ tiêu bình quân đô thị từ 35 đến
40m2/người. Chủ yếu chỉnh trang cải tạo, cải thiện điều kiện ở, sinh hoạt,
làm việc, giảm mật độ xây dựng, nâng tầm cao trung bình, nâng cấp cơ sở hạ
tầng đô thị, xử l y tình trạng ô nhiễm môi trường, nạo vét kênh rạch, sắp xếp
di dời cơ sở ô nhiễm. Tôn tạo gìn giữ di sản văn hóa lịch sử, công trình kiến
trúc có giá trị.
Khu vực nội thành phát triển: dân số 2,2- 2,4 triệu người, diện tích
35.000ha, chỉ tiêu đất đô thị 110m2 /người (gấp 2,5 lần nội thành cũ). Xây
dựng cơ sở hạ tầng đô thị mới theo hướng hiện đại, đồng bộ, dành nhiều đất
cho xây dựng các cơ sở nghiên cứu, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí, công viên
cây xanh, mặt nước, khu nhà ở, cơ sở sản xuất…
Khu vực ngoại thành: dân số khoảng 3- 3,6 triệu người, trong đó dân
số nông thôn 0,7 triệu người. Nhu cầu đất đô thị đến năm 2010 là 60.000ha
đến năm 2020 là 100.000ha. Sẽ dây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung
tại đây, diện tích 7000ha, thu hút 20% lực lượng lao động, ưu tiên công ngệ
hàm lượng kỹ thuật cao, ít ô nhiễm môi trường (hiện trạng đã xây dựng
2000ha ). Hệ thống trung tâm: tổ chức đa trung tâm tại trung tâm hiện hữu ở
quận 1, quận 3 là trung tâm lịch sử, hành chính, văn hóa; Thương mại tại
quận 5 (Chợ lớn), quận 10, Bình Thạnh. Phát triển mới sang Thủ Thiêm
quận 2, diện tích 1.700ha. Bố trí các trung tâm khu vực tại các ngõ thành
phố như: khu A Nam Sài Gòn, quận 9, quận 12, Bình Chánh.
Trung tâm chuyên ngành:giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao,
hiện tại được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới phù hợp với quy mô thành
phố (khu đại học quốc gia Thủ Đức 600ha, khu TDTT Rạch Chiếc 400ha,
khu lịch sử văn hóa –du lịch nghỉ ngơi 400ha ….). Hệ thống công viên cây
xanh: Khai thác cảnh quan sông Sài Gòn, Đồng Nai và các sông rạch lớn

khác, bảo tồn các công viên hiện hữu (235ha), cải tạo kênh rạch, cơ sở ô
nhiễm, tăng mảng cây xanh, tăng chỉ tiêu cây xanh nội thành cũ từ
0,6m/người trở lên, nội thành mới và đô thị ngoại thành 15m2/người. Tạo
các hồ chứa nước lớn, khai thác kênh rạch tự nhiên hình thành các vành đai,
các hành lang xanh, bảo tồn rừng Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh.
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Về giao thông: Chỉ tiêu đất giao thông (động, tĩnh) bình quân 17-
20m2/người, chiếm khoảng 20-25% quỹ đất đô thị (hiện nay chiếm 12%).
Tổ chức giao thông công cộng: hệ thống xe buýt, xe điện bánh sắt
(ngầm, trên cao), đường thủy. Đảm bảo vận chuyển hành khách công cộng
đạt 50% vào năm 2020 (hiện trạng 5%). Về đường bộ, hoàn chỉnh các tuyến
đường vành đai, trục đối ngoại gắn kết hệ thống đường nội đô, cải tạo và xây
dựng mới cầu, hầm (hiện trạng thành phố có 1690km đường, bình quân chỉ
có 0,24km/người ). Hiện có 240 cầu, trong đó có 144 cầu xuống cấp. Về
đường hàng không, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất lên 12- 15 triệu hành
khách / năm và dự kiến xây dựng mới sân bay Long Thành, Đồng Nai với
công suất 30-50 triệu hành khách /năm. Đường sắt phát triển gắn với hệ
thống đường quốc gia, xây dựng nhà ga lập tàu hành khách tại Thủ Đức,
quận 2, Bình Chánh. Chuẩn bị đầu tư hệ thống giao thông đường sắt đô thị,
kể cả giải pháp đi ngầm hoạc trên cao. Về đường thủy, hạn chế phát triển
cảng hiện hữu trong nội thành, dự kiến phát triển cảng Hiệp Phước, Cần
Giờ. Tổng công suất cảng 60-70 triệu tấn / năm.


×