Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.92 KB, 8 trang )

Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc

Nguyễn Hồng Sơn
Đã từng kinh qua các vị trí quan trọng cho Tập đoàn
kiểm toán quốc tế KPMG tại VN, Tập đoàn Cargill
VN và bây giờ là giám đốc tài chính của Tập đoàn
ACE Life VN. Con người này lại xuất thân từ một
công việc “lạ lùng”: giặt khăn trải giường suốt năm
năm trời!
Nếu không có một tố chất đặc biệt và sự vươn lên
mãnh liệt thì Nguyễn Hồng Sơn đã chẳng thể đạt
được vị trí như hôm nay với mức lương mỗi năm
tương đương giá của một căn hộ cao cấp khu đô thị
mới Phú Mỹ Hưng, khi mới tròn 36 tuổi.
Dấu vết nhọc nhằn
Xòe hai bàn tay ra trước mặt chúng tôi, bàn tay to còn
hằn những vết chai sần nổi thành từng cục, Nguyễn
Hồng Sơn, giám đốc tài chính của Tập đoàn ACE
Life VN, nói trong hồi tưởng: “Tay tôi thì chai cứng
còn chân thì phong thấp hành hạ bao năm, lúc nào tôi
cũng sợ trúng gió sau một lần suýt chết trong phòng
giặt. Tất cả đều là những kỷ niệm mà tôi chẳng bao
giờ quên.
Tôi vào Sài Gòn học tài chính, sinh viên từ quê ra
mà, biết làm gì để trang trải cuộc sống đây, may lúc
đó có người quen xin cho tôi một chân giặt giũ trong
khách sạn. Đó là những ngày rất dài và cơ cực, suốt
ngày ngâm mình trong nước, trong xà phòng và ngập
trong những tấm trải giường đủ để cả người rộp lên vì
nước ăn. Sau đó trở về chỗ trọ bé xíu mà tôi chỉ đủ
tiền để thuê cái hành lang, nằm xuống là không cựa


quậy gì được vì thân xác rã rời…”.
Vậy mà Sơn học giỏi! Sơn luôn tin một điều rằng dù
ở môi trường nào, thử thách nào mình cũng phải nằm
trong số những người giỏi nhất lớp.
Sau đợt thực tập, một công ty in đã “xem giò, xem
cẳng” và nhận Sơn vào làm kế toán. Đó là tháng 7-
1991, Sơn được ở lại Sài Gòn, dù cho mức lương
ngày ấy không đủ xoay chuyển tình thế của một sinh
viên nghèo. Sáng đi làm ở công ty, tối về Sơn vẫn
phải tiếp tục đi giặt thêm mới đủ sống. Cái đói, cái
cực đã làm Sơn ngã gục. Sau này nhiều nhân viên
khách sạn mà Sơn đi giặt thuê kể lại rằng: “Cậu ấy bị
trúng gió, khủng khiếp lắm, lăn đùng ra trong phòng
giặt, mình mẩy tím ngắt, tụi tôi cứ nghĩ là cậu ấy chết
rồi chứ!”.
Nguyễn Hồng Sơn sinh năm 1969 tại Quảng Ninh,
Quảng Bình.
Tốt nghiệp khoa tài chính Đại học Kinh tế TP.HCM.
Từng làm kế toán tại Công ty In số 2, TP.HCM; thủ
kho của Ajinomoto; chủ nhiệm kiểm toán tại KPMG
VN và KPMG Mỹ; giám đốc tài chính của Tập đoàn
thức ăn gia súc Cargill VN và hiện là giám đốc tài
chính của Tập đoàn bảo hiểm ACE Life VN.
Hồi tỉnh sau cơn bạo bệnh, Sơn nghĩ lại: không thể
lao đầu vào mọi thứ bất cần thân thể để kiếm tiền rồi
đổ bệnh, có khi không còn mạng nữa chứ đừng nói
tới tương lai! Sơn quyết định phải thoát ra khỏi cuộc
sống ấy, xin vào làm ở chỗ một người bạn thân: một
chân thủ kho cho công ty bột ngọt.
“Cái thời ấy cũng lạ, đi làm người giữ kho mà suốt

ngày phải vật lộn với một đống bảng biểu, số liệu
cao vượt mặt theo những công thức chán ngắt. Lúc
đó tôi tự hỏi: tại sao người ta không có một chương
trình nào có thể tự quản lý những thứ này thay cho
việc cặm cụi ngồi tính tính, toán toán. Rồi tôi tự trả
lời, không có sẵn thì mình tạo ra, còn không biết tạo
thì mình đi học, phải công nhận lúc đó tôi liều mạng
thật! ” - Sơn nhớ lại.
Anh xin vào thẳng lớp học lập trình nâng cao dù chỉ
mới “a,b,c…” về tin học. Thế mà cũng học được, rồi
về vật vã với những hàm, những biến của Foxpro để
rồi cuối cùng cho ra được một phần mềm quản lý kho
cho công ty.
“Nhưng oái oăm là sau khi có phần mềm quản lý, có
máy làm thay mình rồi thì mình đâm ra rảnh rỗi.
Ngồi cả ngày mà không có việc gì để làm, cứ ngồi
ngáp ngắn ngáp dài và nghĩ ngợi lung tung, nghĩ về
cuộc sống, về những giấc mơ Quá nhiều ước mơ
phía trước mà bây giờ lại đi ngồi ngáp vặt chờ ăn
lương thôi sao! Đời trai như thế nhục không chịu
được…”.
Sơn bỏ việc và… vác đơn đi xin việc khác, nộp hơn
50 bộ hồ sơ xin việc, 30 lần được mời đi phỏng vấn,
có lần vào đến vòng “chung kết” nhưng “trời ơi”,
người ta lại tuyển Sơn làm thủ kho! “Cho dù có
phải quay lại với cái nghề giặt giũ đến bã cả da, bủng
cả người, trúng gió lăn quay để có tiền đi học một
nghề gì khác thì tôi cũng chịu, tôi không thể trở lại
cái nghề thủ kho chết tiệt này nữa!” - Sơn cương
quyết.

Để giấc mơ thành sự thật
Thời chiến tranh, cha Sơn thoát ly theo cách mạng,
mẹ anh một nách nuôi tám đứa con với khoai lang, củ
mài và mọi thứ bà kiếm được. Vậy mà cuộc chiến
khốc liệt cũng tàn nhẫn quét bay ngôi nhà bé nhỏ.
Từ Quảng Bình, gia đình Sơn chạy vào Huế. Đến
năm 1982, người bố trở về và “chia quân”. Bốn
con theo cha vào Biên Hòa, Đồng Nai tiếp tục công
việc của một cán bộ khí tượng thủy văn, bốn con ở lại
Huế với mẹ với công việc kế toán nông nghiệp.
“Cái thời ở Biên Hòa ấy, năm bố con mơ ngày mơ
đêm có được một chiếc xe đạp. Làm gì có tiền mà
mua, cha tôi đi nhặt đâu đó được một cái khung xe,
rồi suốt mấy tháng trời xin chỗ này vài món, đổi chỗ
kia vài phụ tùng, vậy mà cũng ra một cái xe đạp để cả
nhà cùng đi. Ngày ấy tôi mê vẽ nhưng không có tiền
nên thôi. Ngày ấy tôi mê các mạch điện tử nhưng
không có tiền nên cũng thôi. Đành ở nhà…”.
Nhưng Sơn không thể an phận, vượt lên mọi nhọc
nhằn của cuộc sống đã như là điều kiện “bẩm sinh”
để anh tồn tại.
Cho đến một hôm, người bạn thân thấy Sơn tội quá
nên chìa ra cho Sơn một tờ đơn xin việc của Tập
đoàn kiểm toán KPMG. “Ôi trời! Tài chính là nghề
của tôi mà. Tôi xin và được nhận vào làm ở KPMG,
lúc ấy KPMG tuyển cũng tương đối dễ vì cái văn
phòng bé tẹo chỉ mới có vài nhân viên từ Malaysia
vừa sang ”.
Nhiệm vụ đầu tiên của Sơn là tháp tùng sếp bay ra Đà
Nẵng, sau này Sơn thú thật: “Toát mồ hôi vì sướng và

vì lần đầu tiên trong đời được đi máy bay!”. Ra đến
nơi, sếp bảo: “Tôi bảo gì anh làm nấy thôi, không
được hỏi”. Sơn gật đầu. Thế là Sơn làm thiên lôi.
Lần đầu tiên bước chân vào ngành kiểm toán, được
xem sổ sách của người khác cũng có những thú vị là
lạ. Và tuyệt diệu nhất là khi về nhà, sếp gọi vào để
thực hiện “tiết mục” hỏi và đáp. Tất cả mọi ấm ức,
thắc mắc, băn khoăn lẫn tò mò được dịp bày tỏ, Sơn
như một người bị lạc vào một thế giới sương mù.
“Hầu như tất cả kinh nghiệm về kế toán, về tài chính
của mình trong thời gian trước đều không thể ứng
dụng được”. Sơn biết kiến thức về tài chính mà anh
và nhiều sinh viên khác đã học qua là quá ít ỏi so với
một thực tế như đại dương mênh mông của nghề
nghiệp. Sơn đăng ký đi học, lấy thêm bằng kế toán
Mỹ, học kiểm toán viên
“Được cái là công ty có nhiều sách vở, tài liệu cho
mình nghiên cứu và tiếng Anh của tôi cũng đang khá
dần lên nên tiếp thu khá nhanh”. Bước thăng tiến
nghề nghiệp bắt đầu mở ra trước mắt anh thủ kho
ngày nào
Rồi cũng có ngày anh được ra “đại dương”, công ty
cử Sơn sang Mỹ làm việc hai năm. Trước là để học
tập kinh nghiệm, sau là để dọn đường cho những
thành viên khác sang thực tập tại công ty mẹ Sơn
không ngất ngây trước sự tráng lệ, không ngộp trước
nền tài chính khổng lồ của thế giới, nhưng cái thú
nhất của anh trong những ngày ở Mỹ là “được phân
công làm sếp một số người Mỹ mắt xanh da trắng ở
Chicago, đối với tính cách Mỹ điều này không dễ

dàng chút nào, họ vẫn nhìn mình đầy nghi ngờ.
Sau đó rất lâu họ mới thật sự tâm phục khẩu phục sau
những gì mình chứng minh được trong công việc. Tôi
có một tâm niệm trong chuyến thử thách này: mình
phải làm thật giỏi và phải mang về được một chứng
nhận chuyên nghiệp trong công việc ”. Và Sơn đã
thực hiện được tâm niệm đó với tấm bằng kiểm toán
viên quốc tế
Từ chối mọi đề nghị ở lại Mỹ làm việc, Sơn quay về
nước nhưng KPMG thay đổi cơ cấu điều hành, Sơn
sang làm cho Cargill VN với chức danh giám đốc tài
chính.
“Có lẽ mọi giấc mơ của tôi sẽ dừng lại ở Cargill nếu
ACE Life không xuất hiện. Tôi bị thuyết phục bởi
một yếu tố ở tập đoàn mới này: công ty Việt, nhân
lực Việt và văn hóa Việt, chỉ duy có cái tên và vốn là
của Mỹ”. Một công việc mới, thử thách mới nhưng
thú vị đang chờ đón con người nghị lực này
Trầm ngâm trong căn phòng làm việc, xoay xoay
chiếc nhẫn cưới trên tay, Nguyễn Hồng Sơn thổ lộ
chuyện riêng tư: “Đến giờ tôi mới có thể thực hiện
khát vọng lớn nhất cuộc đời mình: xây cho gia đình
một mái nhà thật khang trang. Ngày xưa nghèo khó
quá, anh chị em suốt ngày cứ chí chóe giành nhau
từng miếng ăn. Lớn một chút thì ly tán. Rồi tôi lại đi
học xa, đi làm xa Tôi muốn gầy dựng một chốn
bình yên cho cha mẹ, anh chị em sum họp với nhau,
quây quần đoàn tụ như ngày xưa, cái ngày mà người
làng cứ bảo gia đình tôi được phong danh hiệu
đông con nhất làng”!

Làm việc hết mình, chơi hết ga, chàng trai trẻ như
người dư năng lượng. Có người cũng bảo anh vậy,
rằng anh mắc “bệnh” - bệnh khao khát nghề
nghiệp.

×