Một ngày nào đó, bạn trở thành lãnh đạo... (phần 1)
Thứ hai, có thể bạn đang ngồi nói chuyện tếu táo với đồng nghiệp, thậm chí bạn còn tán
chuyện với họ về những tên trưởng phòng dốt nát; rốt cuộc đến thứ ba, bạn đã trở thành
một trưởng phòng, một người lãnh đạo những đồng nghiệp đó. Chỉ trong một khoảng thời
gian rất ngắn đó thôi, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi.
Jack Welch - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn General
Electric
Các nhà lãnh đạo cần phải mang theo mình một thái độ và hành vi hoàn toàn khác, nhưng với đại
bộ phận mà nói thì đó chỉ là ánh hào quang hào nhoáng ban đầu mà thôi. Trước khi bạn trở thành
một người đảm nhận cương vị lãnh đạo, thành công chỉ là sự tiến bộ của bản thân bạn mà thôi,
sau khi bạn đã trở thành một nhà lãnh đạo, thành công lại là sự tiến bộ của người khác.
Jack Welch - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn General Electric đã truyền đạt cho bạn
đọc những kinh nghiệm của bản thân ông khi làm lãnh đạo tại GE. Tất cả những kinh nghiệm ấy
đã được ông ghi lại trong tác phẩm “Tạo ra thành công”. Dưới đây là một phần trích từ tác phẩm
đó.
1. Là một nhà lãnh đạo bạn nên đẩy nhanh hơn nữa việc nâng cao trình độ đội ngũ nhân
viên của mình (mặc dù đôi khi bạn phải có trái tim hơi tàn nhẫn). Tất cả những yêu cầu khắt
khe của bạn đặt ra cho các nhân viên của mình phải được xem như một cơ hội tốt để tạo lập sự tự
tin, rèn luyện và đánh giá tổ chức bạn đang quản lý.
Một tập thể tập hợp nhiều thành viên ưu tú sẽ là một tập thể mạnh, tập thể đó sẽ luôn là một tập
thể thắng lợi không bao giờ thất bại. Chính vì thế ở vị trí của một nhà lãnh đạo bạn nên bỏ nhiều
thời gian và công sức của bản thân mình vào làm tốt ba công việc dưới đây:
A. Đánh giá một cách đúng đắn tổ chức bạn đang lãnh đạo. Bạn phải đảm bảo tất cả những đánh
giá của mình giúp cho các nhân viên của tổ chức đảm nhận được các chức vụ thích hợp với bản
thân họ và có thể giữ lại được những nhân tài có ích cho tổ chức đồng thời loại bỏ những cá nhân
không mang lại hiệu quả.
B. Rèn luyện tổ chức của bạn thông qua việc chỉ đạo, phê bình cho đến việc giúp đỡ các thành
viên của tổ chức có thể nâng cao được năng lực của chính bản thân họ.
C. Gây dựng sự tự tin. Có đầy đủ lòng tự tin mới có thể cỗ vũ và khen ngợi người khác, có lòng tự
tin sẽ khiến cho các nhân viên có dũng khí hăm hở tiến về phía trước, thậm chí vượt qua những gì
mà họ mơ ước. Vì lòng tự tin chính là chất đốt tạo ra động lực cho sự thành công của cả một tập
thể.
Các nhà lãnh đạo vẫn thường cho rằng việc họ tổ chức các buổi bình chọn đánh giá nhân viên mỗi
năm sẽ là một cơ hội tốt để cho nhân viên của họ tiến bộ hơn, nhưng cách nghĩ này hoàn toàn sai.
Sự tiến bộ của một nhân viên không phải chỉ luôn dừng lại ở những cuộc bình chọn một năm một
lần ấy, sự trưởng thành của một nhân viên có thể được thể hiện ra bất cứ lúc nào, không có một
thời gian quy định cụ thể. Ví dụ như việc đánh giá khả năng tiêu thụ của một nhân viên, bạn chỉ có
thể đánh giá chính xác nhất qua số lượng khách đến tìm, vì vậy, thay bằng việc mỗi năm tiến hành
đánh giá nhân viên một lần bạn hãy quan sát các nhân viên của mình. Đây là cách tốt nhất để bạn
phát hiện ra các nhân viên mới có thực lực, thêm vào đó việc mở ra các cuộc họp ngắn trong
phòng uống trà sẽ cho thấy những vị lãnh đạo có tư tưởng khá cởi mở và thể hiện một phương
pháp quản lý mang đậm tính nhân bản.
Bạn hãy xem mình như một người làm vườn, một tay cầm vòi phun nước, một tay cầm phân bón
dinh dưỡng cho cây; có lúc bạn phải cuốc đất trồng cây, nhưng thật ra bạn dành nhiều thời gian
hơn cho việc chăm bón và bảo vệ các cây đó, sau đó hưởng niềm vui và sự thích thú khi chờ đợi
cho cây đơm hoa kết trái.
2. Một nhà lãnh đạo không những phải hướng cho nhân viên của mình hướng theo đúng
mục tiêu mà còn phải khiến cho họ nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu đó.
Làm một nhà lãnh đạo bạn phải đặt ra mục tiêu chung cho cả một tập thể lớn, và phải làm sao cho
các mục tiêu đã đặt ra đó không chỉ dừng lại ở những ý tưởng viễn vông. Để làm được điều đó thì
chúng ta phải làm thế nào? Đầu tiên mục tiêu đặt ra không được quá mơ hồ, khiến cho mọi người
không thể nào hiểu được mục tiêu cụ thể của bạn đặt ra là gì. Vì vậy bạn phải kiên trì tường thuật
lại một cách rõ ràng cho mỗi người mục tiêu bạn đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện điều
này thì một vấn đề tồn tại là các nhà lãnh đạo của chúng ta luôn dành nhiều thời gian trao đổi với
các nhân viên thân cận nhất của mình mà bỏ qua một số lượng lớn các nhân viên khác.
Nếu bạn hy vọng những nhân viên của mình nỗ lực hết mình để tiến đến mục tiêu được đặt ra thì
bạn nên dành cho họ những “lợi ích thiết thực”. Một số cách làm vốn trở nên quen thuộc như: tăng
lương, trích tiền phần trăm và những phần thưởng có giá trị sẽ là những cách làm hiệu quả mà
bạn có thể áp dụng. Một người nào đó đã từng nói rằng: “Chỉ cần cho tôi biết chế độ đãi ngộ đa
dạng của công ty bạn, tôi có thể nói cho bạn biết biểu hiện làm việc của nhân viên ở đó như thế
nào”.
3. Là một nhà lãnh đạo bạn phải hiểu rõ từng nhân viên của mình và nắm bắt những nhân
viên có tinh thần làm việc tích cực và lạc quan.
Một nhà lãnh đạo lúc nào cũng mang theo gương mặt vui vẻ sẽ lãnh đạo một tập thể lạc quan. Một
người suốt ngày cau có thì họ sẽ nhập vào hàng ngũ những người bất hạnh dù chẳng vì điều gì.
Và một hàng ngũ chỉ toàn những con người tiêu cực, chán nản thì tập thể đó sẽ không bao giờ
giành được thắng lợi.
Có thể công việc của bạn đang gặp phải khó khăn lớn, nhưng là một nhà lãnh đạo bạn phải gạt bỏ
ngay những tư tưởng tiêu cực tồn tại ngay trong chính bản thân mình. Điều đó không có nghĩa là
bạn sử dụng chiến thuật viên đạn bọc đường, mà điều đó có nghĩa là bạn phải thể hiện cho nhân
viên mình thấy sức sống, niềm tin và hy vọng, qua đó nói với họ rằng: “Chúng ta sẽ ổn”, chính từ
tinh thần đó khắc phục những khó khăn mà bạn đang gặp phải.
4. Một nhà lãnh đạo phải có danh tiếng, thẳng thắn và rõ ràng mới có thể tạo dựng được sự
tín nhiệm trong lòng nhân viên.
Nhân viên của bạn cần phải biết vị trí cụ thể của bản thân họ và tình hình phát triển kinh doanh của
công ty. Đôi khi, có thể có những tin không tốt, ví dụ như bạn sẽ cắt giảm số lượng nhân viên của
công ty, điều đó sẽ là điều không thể nào tránh khỏi, nhưng khi đó bạn phải làm các thao tác "lót
thêm" cho tin tức xấu đó, để nhân viên của bạn không bị mất đi niềm tin và hứng thú làm việc.
Một nhà lãnh đạo cần phải thông qua danh tiếng của mình để cho nhân viên tín nhiệm mình. Dù
thế nào một nhà lãnh đạo cũng không nên giành lấy những thành tích của nhân viên dưới quyền
làm thành tích của bản thân mình. Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm và tự tin sẽ hiểu rất rõ rằng,
các thành tích của tập thể ông ta đang lãnh đạo sẽ nâng cao uy tín và danh tiếng cho bản thân ông
ta. Đương nhiên, trong một số trường hợp với cương vị một nhà lãnh đạo bạn cũng nên đứng ra
nhận trách nhiệm cho những sai lầm mà tổ chức bạn đang lãnh đạo phạm phải.
Một ngày nào đó, bạn trở thành lãnh đạo... (phần 2)
Thứ hai, bạn có thể đang ngồi nói chuyện tếu táo với đồng nghiệp, thậm chí bạn còn tán
chuyện với họ về những tên trưởng phòng dốt nát; rốt cuộc đến thứ ba, bạn đã trở thành
một trưởng phòng, một người lãnh đạo những đồng nghiệp đó. Chỉ trong một khoảng thời
gian rất ngắn đó thôi, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi.
Dưới đây là phần trích tiếp theo trong tác
phẩm "Tạo nên thành công" của Jack
Welch - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của
tập đoàn lừng danh General Electric.
5. Một nhà lãnh đạo cần phải dũng cảm đưa ra những quyết định không được mọi người
chào đón và thực hiện những cải cách trong nội bộ khi cần thiết.
Có đôi khi bạn cần phải đưa ra những quyết định khó khăn: cho thôi việc một ai đó, giảm bớt vốn
đầu tư cho một hạng mục, hoặc đóng cửa một xưởng sản xuất. Những quyết định đó của bạn
chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối và phản kháng, oán trách của nhân viên. Lúc đó công việc của
bạn là phải nghiêng hẳn về phía quyết định của mình và giải thích một cách rõ ràng tại sao bạn
phải đưa ra một quyết định như thế, đồng thời làm theo những quyết định bạn đã đưa ra. Bạn
không phải ngồi ở chức vụ đó để chỉ lấy danh vọng cho bản thân mà bạn đang lãnh đạo một công
ty. Việc làm lãnh đạo cũng không phải việc giống như bạn đang đứng ra tranh cử một chức vụ nào
đó vì bạn đã là người trúng cử rồi.
Có đôi khi, khó khăn khi bạn đưa ra một quyết định nào đó không phải vì quyết định đó sẽ vấp phải
sự phản đối của mọi người, mà khó khăn đó lại xuất phát từ ngay trong nội bộ tổ chức và nó phạm
vào “những nguyên lý” cố hữu của công ty. Những chuyện như thế chúng ta đã gặp rất nhiều,
nhưng đó đều là những khó khăn được “dạng thức hoá”. Có đôi khi vì đã tìm được những ứng cử
viên thực sự có trình độ và năng lực cao hơn mà bạn phải đưa ra các quyết định điều chỉnh trong
nội bộ, nhưng những điều chỉnh đó sẽ mạo phạm tới những vị nguyên lão hoặc những nhân vật
quan trọng trong tổ chức, khi đó bạn sẽ rơi vào trường hợp tiến thoái lưỡng nan, đồng thời bạn
phải nhanh chóng đưa ra những quyết định dứt khoát; lúc đó bạn nên lấy dũng khí đưa ra những
quyết định có lợi nhất cho tổ chức của mình.
6. Một nhà lãnh đạo cần phải giữ những nghi ngờ xuất phát từ lòng hiếu kỳ để đưa ra các
Jack Welch - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn General
Electric