Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.34 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Số 24 – Tháng 7/2020

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG
Nguyễn Văn Phong
Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An

TÓM TẮT
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước,
Luật Thuế thu nhập cá nhân có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát hầu hết các khoản thu nhập có thể
đưa vào đối tượng chịu thuế, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của cá nhân và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế có độ nhạy cảm cao vì là loại thuế có liên quan trực tiếp đến
lợi ích của người nộp thuế và hầu hết các cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy, thời gian qua đã có nhiều
đề tài nghiên cứu để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, nâng cao nguồn thu từ thuế thu nhập cá
nhân tại Tổng cục Thuế cũng như các địa phương trong cả nước.
Tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang tỷ trọng số thu về thuế thu nhập cá nhân so với tổng số thu ngân
sách nhà nước có xu hướng giảm qua từng năm: năm 2015 là 9,49%, năm 2016 giảm còn 8,91% và
năm 2017 là 6,96%. Qua q trình thu thập, phân tích số liệu, tính tốn các tiêu chí về đánh giá hiệu
quả quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục Thuế tỉnh Tiền Giang, tác giả đã tìm ra một số điểm hạn chế
trong hoạt động này tại đơn vị như: quản lý đăng ký thuế, quản lý kê khai thu nộp thuế, thanh tra, kiểm
tra thuế. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục những hạn chế nói trên
và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân tại đơn vị.
Từ khóa: Quản lý thuế, thuế thu nhập cá nhân, hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân.
SUMMARY
Personal income tax is a highly sensitive tax because it is directly related to the interests of
taxpayers and most individuals in society. Therefore, in recent years, there have been many research
projects to contribute to improving the efficiency of tax administration, raising the income from personal
income tax at the General Department of Taxation as well as localities throughout the country.


At Tien Giang Tax Department, the proportion of personal income tax revenue to total State
budget revenue tends to decrease year by year: 9.49% in 2015, 8.91% in 2016 and 2017 was 6.96%.
Through the process of collecting, analyzing data, calculating the criteria for evaluating the
effectiveness of personal income tax management at Tien Giang Department of Taxation, the author has
found some limitations in this activity at the units such as tax registration management, tax declaration
and payment management, tax inspection and examination. Since then, the author has proposed a
number of solutions and recommendations to overcome the above limitations and contribute to
improving the efficiency of personal income tax management at the units.
Key words: Tax administration, personal income tax, effective personal income tax management.

1. Đặt vấn đề
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách
quốc gia, các quy định về thuế TNCN được nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều
kiện kinh tế, xã hội và chính sách pháp luật Việt Nam từng thời kỳ.
Tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang tỷ trọng số thu về thuế TNCN có xu hướng giảm qua từng
năm, nếu năm 2015 chiếm 9,49% tổng số thu ngân sách Nhà nước (NSNN), năm 2016 chiếm
tỷ trọng 8,91% thì đến năm 2017 chỉ chiếm 6,96% trong tổng thu NSNN tại địa phương. Trước
tình hình trên địi hỏi phải có các nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, ngun nhân. Từ đó có
giải pháp nâng cao nguồn thu từ thuế TNCN, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế TNCN
tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang.
2. Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015
- 2017
2.1 Quản lý đăng ký thuế thu nhập cá nhân
Việc cấp mã số thuế TNCN kịp thời là cơ sở quan trọng để giúp cơ quan thuế quản lý chặt
chẽ thông tin của người nộp thuế TNCN, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan chi trả

54


Số 24 – Tháng 7/2020


TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

và người nộp thuế thuận lợi hơn trong quá trình kê khai, nộp thuế. Chính vì vậy, Tổng Cục
Thuế đã thực hiện cấp mã số thuế TNCN trên phạm vi cả nước ngay từ khi triển khai Luật thuế
TNCN năm 2009 và đến năm 2014 thì triển khai phần mềm ứng dụng cấp mã số thuế cho người
phụ thuộc.
Bảng 1. Tình hình cấp MST tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: mã số thuế

Năm
Chỉ tiêu
MST doanh nghiệp
MST đơn vị hành chính sự nghiệp
MST cá nhân kinh doanh
MST TNCN

2015

2016

2017

616
24
1.965
20.792

636
23

1.751
26.083

752
42
2.050
44.789

Nguồn: Phịng Kê khai kế tốn thuế, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Từ bảng 1 cho thấy số người nộp thuế (NNT) TNCN được cấp mã số thuế hàng năm rất
lớn và có xu hướng tăng qua từng năm, cụ thể: năm 2015 là 20.792 người, năm 2016 là 26.083
người, năm 2017 là 44.789 người. Việc cấp mã số thuế TNCN đầy đủ và kịp thời sẽ giúp cho
hoạt động quản lý thuế TNCN được thuận tiện và chặt chẽ hơn.
Tồn tại lớn nhất đối với hoạt động quản lý đăng ký thuế là NNT không quan tâm việc thay
đổi, bổ sung thông tin về cá nhân với cơ quan thuế. Khi NNT có u cầu về hồn thuế, miễn
giảm thuế thì các thơng tin trên hồ sơ hồn thuế, miễn giảm thuế khơng trùng khớp với thơng
tin đăng ký ban đầu của NNT. Do vậy cơ quan thuế sẽ khơng thực hiện được việc giải quyết
hồn thuế, miễn thuế cho NNT.
2.2 Quản lý kê khai, thu nộp thuế thu nhập cá nhân
Hoạt động quản lý kê khai, thu nộp thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế,
đây là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thu NSNN thông qua việc quản
lý số lượng NNT, các tờ khai thuế hằng tháng, tờ khai quyết toán thuế, chứng từ thu nộp ngân
sách... Giai đoạn 2015 - 2017 ngành thuế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động này như: kê khai thuế điện tử; nộp tiền thuế điện tử; hồn thuế điện tử; kết nối thơng
tin nộp thuế với kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại, cơ quan hải quan,... Đến nay có
trên 97% NNT đã thực hiện kê khai thuế, nộp thuế bằng hình thức điện tử.
Bảng 2. Tình hình khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2017

Năm

Chỉ tiêu
Tổng số lượt NNT phải nộp HSKT (lượt)
Số lượt NNT đã nộp HSKT(lượt)
Số lượt NNT đã nộp HSKT đúng hạn (lượt)
Số lượt NNT đã nộp HSKT nộp chậm (lượt)
Số lượt NNT không nộp HSKT (lượt)
Tỷ lệ đã nộp/phải nộp (%)
Tỷ lệ đúng hạn/đã nộp (%)
Tỷ lệ không nộp/phải nộp (%)

2015

2016

2017

51.883
51.212
46.981
3.231
271
91,74
91,74
0,52

61.042
60.888
56.928
3.960
154

93,5
93,5
0,25

64.966
64.880
61.444
3.436
86
94,7
94,7
0,13

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Bảng 2 cho thấy giai đoạn 2015 - 2017, tổng số tờ khai thuế đã nộp so với số tờ khai phải
nộp chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng. Tuy nhiên, số lượng tờ khai nộp đúng hạn cịn thấp
(bình qn hàng năm 93,31%) so với số tờ khai đã nộp. Số lượng người nộp thuế khơng nộp hồ
sơ khai thuế có xu hướng giảm dần: năm 2015 là 271 lượt, đến năm 2016 giảm còn 154 lượt và
năm 2017 giảm còn 86 lượt. Tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn trên tổng số tờ khai đã nộp chiếm tỷ lệ
cao và tăng qua các năm: năm 2015 là 91,74%, năm 2016 là 93,5% và năm 2017 là 94,7%. Điều
này thể hiện ý thức của NNT về kê khai và nộp tờ khai thuế đã được nâng lên.

55


Số 24 – Tháng 7/2020

TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP


Bảng 3. Thống kê tình hình nộp hồ sơ khai thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: tờ khai

2015

Năm
2016

2017

1. Tờ khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

6.685

7.482

7.719

- Tờ khai tháng, quý
- Tờ khai quyết toán thuế
2. Tờ khai thuế TNCN từ đầu tư vốn
3. Tờ khai thuế TNCN khác
Cộng

1.985
4.700
210
77
6.972


2.222
5.260
177
23
7.682

2.190
5.529
216
0
6.935

Chỉ tiêu

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Qua bảng 3 cho thấy, trong các loại tờ khai thuế TNCN thì tờ khai thuế TNCN từ tiền
lương, tiền công chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2015 là 95,88%, năm 2016 là 97,4% và năm
2017 là 97,28%. Trong đó, số lượng tờ khai quyết tốn thuế TNCN mà cơ quan thuế tiếp nhận
hàng năm có xu hướng tăng lên. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng cho cơ quan thuế tiến hành
các hoạt động quản lý và kiểm soát thu nhập của các cá nhân.
2.3 Quản lý thu nộp thuế thu nhập cá nhân
Đối tượng quản lý về thuế TNCN bao gồm các cơ quan chi trả thu nhập và cá nhân. Với số
lượng đối tượng quản lý nhiều và ngày càng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2015 là 20.792
người, năm 2016 là 26.083 người, năm 2017 là 44.789 người hoạt động quản lý thu nộp thuế
TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã đạt được một số kết quả nhất định, kết quả thu thuế
TNCN được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả thu thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: triệu đồng


STT

Chỉ tiêu
Tổng thu NSNN

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2

Thu từ thuế TNCN

2015
3.827.716

Năm
2016
4.940.000

2017
7.057.819

363.214


440.000

491.453

131.442

164.022

99.762

105.836

19.946
365

10.386
996

80.528

103.851

106.434

101.612

0

6


1.444

3.896

79
4.500.000

848
6.566.366

Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công
101.936
Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của
88.056
cá nhân
Thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân
5.485
Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn
133
Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận
68.396
thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản
Thuế thu nhập từ trúng thưởng
99.059
Thuế thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương
13
mại
Thuế thu nhập từ dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt
133

bằng
Thuế thu nhập khác
3
3.464.502
Thu từ các sắc thuế khác

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

56


Số 24 – Tháng 7/2020

TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Biểu đồ 1: số thu ngân sách nhà nước tại Cục Thuế tỉnh tiền Giang giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
7000000.0

6566366.0

6000000.0
4500000.0

5000000.0
3464502.0

4000000.0
3000000.0
2000000.0

1000000.0

491453.0

440000.0

363214.0

.0
Năm 2015

Năm 2016
Thu từ Thuế TNCN

Năm 2017

Thu từ các sắc thuế khác

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Qua bảng 4 và biểu đồ 1, ta thấy số thu NSNN từ thuế TNCN tại Tiền Giang tăng qua từng
năm, cụ thể năm 2016 tăng 76.786 triệu đồng so với năm 2015, năm 2017 tăng 51.453 triệu
đồng so với năm 2016. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
giảm dần qua 3 năm: năm 2015 là 9,49%, năm 2016 là 8,91% và năm 2017 là 6,96%. Đây là
vấn đề đáng quan tâm trong việc quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế Tiền Giang khi số thu từ
thuế TNCN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu NSNN tại Tiền Giang.Về cơ cấu thu NSNN
từ thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2017 như số liệu tại bảng 5:
Bảng 5. Cơ cấu các loại nguồn thu có tỷ trọng lớn từ thuế TNCN giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu
Tổng thu từ Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh của cá nhân
Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận
thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản
Thuế thu nhập từ trúng thưởng
Thuế thu nhập từ các nguồn còn lại

2015
100
28,06
24,24

Năm
2016
100
29,87
22,67

2017
100
33,37
21,54

18,83

18,30


21,13

27,27
1,59

24,19
4,96

20,68
3,28

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
Biểu đồ 2. Cơ cấu nguồn thu thuế thu nhập cá nhân bình quân giai đoạn 2015 - 2017
Thuế thu nhập từ các
nguồn còn lại
Thuế thu nhập từ
3%
trúng thưởng
24%

Thuế thu nhập từ
chuyển nhượng bất
động sản, nhận thừa
kế và nhận quà tặng
là bất động sản
19%

Thuế thu nhập từ
tiền lương, tiền công
31%


Thuế thu nhập từ
hoạt động sản xuất,
kinh doanh của cá
nhân
23%

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

57


Số 24 – Tháng 7/2020

TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Qua bảng 5 và biểu đồ 2 cho thấy có trong cơ cấu số thu từ thuế TNCN có 4 khoản thu
chiếm tỷ trọng cao: cao nhất là khoản thu từ tiền cơng, tiền lương (tỷ trọng bình qn giai đoạn
2015 - 2017 là 31%), thứ hai là nguồn thu từ trúng thưởng (tỷ trọng bình quân giai đoạn 2015
- 2017 là 24%), thứ ba là nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân (tỷ trọng
bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 23%), thứ 4 là nguồn thu từ chuyển nhượng bất động sản,
nhận thừa kế và quà tặng là bất động sản (tỷ trọng bình quân giai đoạn 2015 - 2017 là 19%).
Khoản thu từ tiền lương tiền công giai đoạn 2015 - 2017 tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế TNCN (trung bình giai đoạn 2015 - 2017 là 31%) và
tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội tại Tiền Giang phát triển ổn
định trong giai đoạn này, số lượng doanh nghiệp tăng đều qua các năm, kinh doanh có hiệu quả,
kéo theo đó là số lượng cá nhân làm cơng, ăn lương tăng thêm, thu nhập bình qn đầu người
theo địa bàn GRDP của Tiền Giang tăng đều qua các năm đã góp phần làm tăng số thu thuế
TNCN từ nguồn này.
2.4. Quản lý quyết tốn, hồn thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định của luật thuế TNCN, kết thúc năm sau khi tổng hợp các nguồn thu nhập nếu
NNT có số thuế TNCN từ tiền lương, tiền cơng đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được hoàn
thuế. Việc hoàn thuế TNCN từ tiền lương, tiền cơng áp dụng đối với những cá nhân đã có mã
số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế. Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có
số thuế nộp thừa thì được hồn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Trường
hợp cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thay
thì việc hồn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua cơ quan chi trả thu nhập.
Bảng 6. Thống kê kết quả hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: triệu đồng

Cá nhân
Chỉ tiêu
Năm
2015
2016
2017
Tổng cộng

Số cá
nhân
(1)
1.051
1.338
1.431
3.820

Số tiền
(2)
4.656
6.635

7.659
18.950

Tổ chức chi trả
thu nhập
Số tổ
Số tiền
chức
(3)
(4)
78
5.621
64
55
197

8.190
9.630
23.441

Tổng
Số NNT

Số tiền

(5)=(1)+(3)
1.129

(6)= (2)+(4)
10.277


1.402
1.486
4.017

14.825
17.289
42.391

Nguồn: Phịng Kê khai kế tốn thuế, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Qua kết quả thực hiện hoàn thuế TNCN giai đoạn 2015 - 2017 tại Cục Thuế tỉnh Tiền
Giang cho thấy số lượng hồ sơ và số tiền hoàn thuế đều tăng qua các năm. Riêng số lượng tổ
chức chi trả thực hiện hồn thuế có giảm qua các năm, tuy nhiên số tiền hoàn thuế lại tăng lên.
Hồ sơ được giải quyết hoàn thuế trên là do cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế và đề
nghị hoàn lại số tiền thuế nộp thừa. Đối với các cơ quan chi trả thu nhập sau khi thực hiện
quyết tốn thay cho NNT, nếu có số thuế nộp thừa các cơ quan chi trả thu nhập sẽ chọn phương
án bù trừ thuế vào kỳ sau thay vì lập hồ sơ xin hoàn thuế để tránh việc cơ quan thuế kiểm tra
tại trụ sở sau khi giải quyết hồn thuế; chỉ những đơn vị có số tiền nộp thừa lớn mới lập hồ sơ
hoàn thuế để tạo nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho kỳ tiếp theo.
Đánh giá chung cho thấy cơng tác hồn thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã được
tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định, trong quá trình giải quyết hồ sơ luôn tạo điều kiện
thuận lợi cho NNT.
Hiện nay tại nội dung giải quyết hồn thuế TNCN được phân cơng cho phòng quản lý thuế
TNCN và đội thuế TNCN tại các Chi Cục Thuế thực hiện và nơi tiếp nhận hồ sơ xin hoàn thuế
là bộ phận một cửa. Để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, khi tiếp nhận hồ sơ bộ

58



Số 24 – Tháng 7/2020

TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

phận một cửa phải thực hiện kiểm tra các thông tin về: cơ quan thuế quản lý, thẩm quyền giải
quyết của cơ quan thuế để tiếp nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn người xin hoàn thuế nộp hồ sơ sang
cơ quan thuế khác theo đúng quy định. Khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế, bộ phận giải quyết phát
hiện ra những vướng mắc phải yêu cầu người xin hoàn thuế thực hiện thêm các thủ tục để đủ
điều kiện giải quyết hoàn, điều này sẽ ảnh hưởng đến quỹ thời gian giải quyết hoàn thuế (theo
quy định hiện nay tổng thời gian giải quyết một hồ sơ hoàn thuế TNCN là 6 ngày làm việc);
hoặc phát hiện ra hồ sơ xin hồn thuế khơng thuộc thẩm quyền giải quyết, bộ phận giải quyết
phải liên hệ hướng dẫn người xin hoàn thuế đến cơ quan thuế khác để nộp hồ sơ. Tồn tại này
vừa làm lãng phí thời gian, cơng sức của cán bộ thuế vừa gây tâm lý bức xúc cho NNT khi có
hồ sơ đề nghị xin hồn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản lý chung của ngành.
Hoạt động hồn thuế TNCN chính là thực hiện chính sách nhằm đảm bảo tính cơng bằng
trong quyền và nghĩa vụ của NNT, chính sách này chỉ thực sự có hiệu quả khi việc triển khai
thực hiện được đúng quy định, nhanh chóng và thuận lợi cho NNT. Để làm được điều đó, hoạt
động hồn thuế TNCN cũng cần phải có phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế,
tồn tại trên để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý ngày càng hiệu quả hơn.
2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế thu nhập cá nhân
Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015
- 2017 cho thấy: cơ quan thuế tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra;
Luật quản lý thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra của ngành. Tổ chức tốt các cuộc thanh tra, kiểm
tra tại trụ sở NNT, thực hiện đúng thời gian thanh tra, kiểm tra; các sai phạm được kiến nghị
xử lý kịp thời, đúng quy định.
Bảng 7. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

804

913

903

21.751

17.305

27.647

617
14.099
6.825
10.316

227
10.384
5.276
12.369

430
18.887

7.920
16.739

47,43

71,48

60,55

1. Số lượt NNT được thanh tra, kiểm tra (lượt)
2. Tổng số thuế phải nộp sau thanh tra, kiểm tra (truy
thu, phạt, truy hoàn, ấn định)
2.1. Thuế TNCN
2.2. Thuế khác
2.3. Tiền phạt
3. Số thuế đã nộp vào NSNN
4. Tỷ lệ số thuế đã nộp/Tổng số thuế phải nộp sau
thanh tra, kiểm tra

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Qua kết quả thanh tra thuế giai đoạn 2015 - 2017, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã truy thu,
xử phạt về thuế là 66.703 triệu đồng. Trong đó truy thu và phạt về TNCN là 1.274 triệu đồng.
Cụ thể năm 2015 truy thu 617 triệu đồng, 2016 truy thu 227 triệu đồng, 2017 truy thu 430 triệu
đồng. Tổng số tiền thuế truy thu và tiền phạt đã nộp vào NSNN giai đoạn 2011- 2015 là 39.424
triệu đồng, đạt 59,82% so với tổng số tiền thuế phải nộp trên các biên bản thanh tra, kiểm tra.
Mặc dù Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chống thất
thu thuế. Tuy nhiên, Luật Thuế TNCN có nhiều nội dung mới trong phương pháp quản lý thuế
và tính phức tạp của thuế TNCN cộng với số lượng NNT quá lớn, nên việc tổ chức thực hiện
thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên.

2.6. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập cá nhân

59


Số 24 – Tháng 7/2020

TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Bảng 8. Tình hình nợ thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: triệu đồng

2015

Năm
2016

2017

3.827.716
336.780
165.928
170.852
4,33
8,8
363.214
15.279
4,21
0,4


4.940.000
318.395
98.894
219.501
2
6,45
440.000
6.990
1,59
0,14

7.057.819
339.418
99.566
239.852
1,41
4,81
491.453
8.326
1,69
0,12

Chỉ tiêu

STT
1

Tổng thu NSNN
Tổng số nợ thuế
Nợ có khả năng thu

Nợ khó thu
- Tỷ lệ nợ có khả năng thu/tổng thu NSNN (%)
- Tỷ lệ tổng nợ/tổng thu NSNN (%)
Số thu thuế TNCN
Nợ thuế TNCN
- Tỷ lệ nợ thuế TNCN/số thu thuế TNCN (%)
- Tỷ lệ nợ thuế TNCN/tổng nợ thuế (%)

2
2.1
2.2

3
4

Nguồn: Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Qua kết quả tình hình nợ thuế giai đoạn 2015 - 2017 tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang, cho
thấy tỷ lệ tổng số nợ thuế trên tổng thu NSNN giảm dần qua các năm từ 8,8% năm 2015 giảm
còn 6,45% năm 2016 và năm 2017 chỉ cịn 6,81%. Tiêu chí tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu trên
tổng thu NSNN qua 3 năm đều dưới mức 5%. Xét về nợ thuế TNCN, năm 2015 nợ thuế TNCN
chiếm tỷ trọng cao so với tổng số thu thuế TNCN (4,21%) và tổng nợ thuế (0,4%); năm 2016
và 2017 tỷ lệ nợ thuế TNCN giảm đáng kể so với năm 2015 cả về số tiền thuế nợ và tỷ lệ. Đây
là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công chức bộ phận nợ, cùng sự quan tâm chỉ đạo
sâu sát của lãnh đạo các cơ quan thuế.
2.7 Phân tích hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Tiền
Giang qua các tiêu chí đánh giá
Bảng 9. Kết quả các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: %


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Chỉ tiêu
Tỷ lệ động viên từ thuế, phí, lệ phí trên
tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa
Tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn trên tờ khai
thuế đã nộp
Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tờ khai thuế
phải nộp
Tỷ lệ tổng thu nội địa do CQT quản lý
trên dự tốn pháp lệnh được giao
Bình qn số người nộp thuế trên cán bộ
thuế (NNT/cán bộ)
Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế điện tử
Tỷ lệ tờ khai thuế quyết toán TNCN đã
nộp
Tờ khai quyết toán thuế thuế TNCN đã

nộp đúng hạn
Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế TNCN được giải
quyết đúng hạn
Tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu nội địa do
CQT quản lý
Tỷ lệ nợ thuế của thuế TNCN so với số
thu từ thuế TNCN
Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra
trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động

60

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

7,86

9,42

12,76

91,74

93,5

94,7


91,74

93,5

94,7

121,28

118,92

105,42

4,97

5,91

6,2

95,73

96,45

97,07

100

100

99,77


75,89

91,91

91,90

98,5

99

99,7

8,8

6,45

4,81

4,21

1,59

1,69

19,04

19,16

18,73



Số 24 – Tháng 7/2020

TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP
STT
13
14
15

Chỉ tiêu
Bình qn số tiền truy thu, truy hồn, tiền
phạt và tiền chậm nộp qua thanh tra (triệu
đồng)
Tỷ lệ công chức làm công tác quản lý thuế
trực tiếp
Tỷ lệ cán bộ thuế có trình độ từ đại học
trở lên

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

30,1

21,36

33,31


50,65

48,14

46,85

60,54

64,27

67,31

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Bảng 9 ta nhận thấy trong giai đoạn 2015 - 2017 Cục Thuế đã hồn thành tốt các tiêu chí
đề ra, năm sau đạt hiệu quả cao hơn năm trước. Chỉ tiêu về tỷ lệ đóng góp từ thuế, phí, lệ phí
trên tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa chiếm tỷ lệ ngày càng tăng qua 3 năm. Tỷ lệ tổng thu
nội địa do cơ quan thuế quản lý trên dự toán pháp lệnh được giao luôn đạt được chỉ tiêu đề ra.
Điều này cho thấy Cục Thuế đã nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN qua các năm.
Các chỉ tiêu liên quan đến tờ khai của NNT tại Cục Thuế đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cho thấy
ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế (NNT) đối với việc kê khai và nộp tờ khai
đã cải thiện, tuy nhiên chỉ tiêu về tờ khai quyết toán thuế TNCN đã nộp đúng hạn trong năm
2015 chỉ chiếm tỷ lệ 75,89%, qua các năm 2016 - 2017 tỷ lệ này đã được cải thiện nhưng vẫn
còn thấp. Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý nợ thuế được cải thiện qua 3 năm, cho thấy nỗ lực
của cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ. Tỷ lệ công chức làm công tác quản lý thuế
trực tiếp trung bình 3 năm 48% và có xu hướng giảm qua 3 năm. Tỷ lệ cán bộ thuế có trình độ
từ đại học trở lên ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa
ngành thuế thì cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ cán bộ từ đại học trở lên để đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ mới ngày càng khó khăn và phức tạp.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Tiền

Giang
3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân
Để tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý thuế TNCN, giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý thuế là yêu cầu mang tính cấp bách đối với Cục Thuế tỉnh Tiền Giang trong
giai đoạn hiện nay. Hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy cần thực hiện theo các nội dung sau:
- Sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với
yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất, xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, tăng cường kiểm tra giám sát
thực thi công vụ của công chức thuế.
- Thực hiện tuyển dụng công chức đảm bảo công bằng, công khai, hiệu quả để thu hút
nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại
ngữ. Quan tâm trang bị bổ sung kiến thức về chuyên môn, về quản lý nhà nước và kỹ năng làm
việc, giao tiếp cho cán bộ mới được tuyển dụng.
- Thường xuyên tổ chức kịp thời các lớp tập huấn khi có sự thay đổi, bổ sung của chính
sách thuế và phần mềm ứng dụng. Thường xuyên cải tiến và lựa chọn hình thức, nội dung đào
tạo thích hợp. Kết thúc đợt tập huấn phải có đánh giá chất lượng kiến thức được cập nhật đối
với cán bộ thuế. Kết quả đánh giá được đưa vào làm tiêu thức bình xét thi đua khen thưởng,
xếp loại cán bộ hằng quý, hằng năm và báo cáo lãnh đạo trực tiếp.
- Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng
lực quản lý cho cán bộ thuế, việc tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc
và văn hóa ứng xử của cơng chức thuế cũng cần được chú trọng. Thiết lập đường dây nóng,
tăng cường cơng tác kiểm soát nội bộ để nắm bắt và phát hiện những hành vi tiêu cực phát sinh,

61


TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Số 24 – Tháng 7/2020


xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo nguyên tắc đúng người, đúng tội để làm gương răn
đe, nhằm hạn chế thấp nhất những vi phạm tiêu cực của cơng chức thuế.
3.2 Kiểm sốt chặt chẽ đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đăng ký và cấp mã số thuế (MST) cá nhân, tiến tới mỗi cơng
dân đều có một mã số để theo dõi quản lý, khơng phân biệt có thu nhập chịu thuế hay khơng có
thu nhập chịu thuế. Khơng chỉ cấp MST cho các NNT mà ngay cả những người được giảm trừ
của NNT cũng cần phải được cấp MST để thuận tiện cho việc quản lý, kê khai, tránh hiện tượng
NNT kê khai trùng để giảm số thuế phải nộp.
Ngồi ra, việc theo dõi trình trạng hoạt động của người nộp thuế là một vấn đề mà các Chi
cục Thuế cần quan tâm. Khi NNT ngừng kinh doanh thì cơng chức thuế phải kịp thời cập nhật
trạng thái vào các phần mềm ứng dụng để theo dõi, quản lý nhằm đảm bảo số liệu theo dõi trên
phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế chính xác, đầy đủ, đúng với thực tế. Phối hợp với cơ
quan đăng ký doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư) thường xuyên rà soát, đối chiếu và điều
chỉnh số liệu về số lượng doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh đang quản lý. Có như vậy, cơ
quan thuế mới có căn cứ chính xác để thực hiện tốt việc lập kế hoạch dự toán thu thuế cho các
năm tiếp theo.
3.3 Thực hiện tốt hoạt động quản lý kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân
Hoạt động quản lý kê khai, nộp thuế có vai trị đặc biệt quan trọng trong các chức năng của
hoạt động quản lý thuế, để tăng cường hiệu quả hoạt động này, cần thực hiện tốt các nội dung
sau:
- Tham mưu cho cơ quan thuế cấp trên chuẩn hóa các quy trình và mẫu biểu kê khai thuế.
Tờ khai thuế TNCN phải đảm bảo đầy đủ các thông tin để cơ quan thuế thực hiện chức năng
quản lý, kiểm tra, kiểm sốt đồng thời phải đảm bảo tính đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện cho
NNT. Trên tờ khai thuế TNCN bổ sung thêm chỉ tiêu bắt buộc phải có là địa chỉ liên lạc và số
điện thoại của NNT, phục vụ cho công tác theo dõi, liên lạc giữa cơ quan thuế và NNT.
- Kịp thời nâng cấp các phần mềm ứng dụng hỗ trợ NNT và phần mềm ứng dụng quản lý
thuế khi có thay đổi về chính sách thuế. Việc nâng cấp các phần mềm ứng dụng phải được thực
hiện theo nguyên tắc cơ bản số liệu ở phiên bản nâng cấp phải được kế thừa, kết nối đầy đủ với
số liệu trên phiên bản cũ chi tiết theo từng tiểu mục, từng loại tờ khai.

- Quản lý chặt chẽ các tờ khai hằng tháng, q của NNT. Thực hiện việc kiểm sốt tình
hình kê khai thuế của NNT, có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh khi phát hiện ra NNT kê khai
thuế không đầy đủ và chưa đúng quy định. Phân công quản lý NNT đối với cán bộ làm công
tác kê khai và kế tốn thuế, chịu trách nhiệm theo dõi, đơn đốc, hạch tốn các phát sinh về tình
hình kê khai thuế, nộp thuế, truy thu thuế, hoàn thuế,... đối với NNT do mình đang quản lý.
3.4 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về thuế thu nhập cá nhân
Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã chú trọng đến việc xây dựng, triển
khai các biện pháp thanh tra. Để giảm thiểu sự sai phạm trong công tác quản lý thuế TNCN,
cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bằng việc tập trung vào các giải pháp sau:
- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu NNT: Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra phụ
thuộc rất lớn vào thơng tin NNT. Do đó, cơ sở dữ liệu NNT phải được cập nhật một cách chính
xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin hiện đại, nhằm tránh việc đánh giá
các tiêu chí rủi ro khơng chính xác. Đây chính là cơ sở để cơ quan thuế đánh giá rủi ro, lập kế
hoạch thanh tra, kiểm tra đối với NNT.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm theo định hướng của Tổng cục Thuế,
với mục tiêu đảm bảo số lượng và chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra theo chỉ tiêu được
giao. Căn cứ vào nguồn nhân lực, thực hiện lựa chọn số lượng NNT để tiến hành thanh tra,

62


TẠP CHÍ KINH TẾ - CƠNG NGHIỆP

Số 24 – Tháng 7/2020

kiểm tra đảm bảo tính bao quát các thành phần NNT. Tăng cường việc đưa các phần mềm ứng
dụng vào việc phân tích, lựa chọn NNT để thanh tra, kiểm tra.
3.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế thu nhập cá nhân
Trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện và phát triển hệ
thống tin học theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của cơng tác quản lý

thuế trên máy tính. Việc tăng cường phát triển hệ thống tin học phải được thực hiện đồng thời
với việc tăng cường đào tạo trình độ tin học cho cơng chức ngành thuế, có như vậy thì chất
lượng và hiệu quản quản lý thuế mới được nâng cao.
Tăng cường ứng dụng tin học trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá rủi ro và
kiểm soát thu nhập của người nộp thuế, đặc biệt là những cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi, có
số thuế phải nộp nhưng chưa nộp quyết toán hoặc đã nộp quyết tốn nhưng cịn thiếu số thuế
phải nộp.
Hiện nay, ngành thuế đã kết nối hệ thống thông tin giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản
lý nhà nước như: Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội, Sở Tài nguyên Môi trường, Hải quan...
Nhiệm vụ của cơ quan thuế cần phải thực hiện khai thác các thông tin trao đổi giữa giữa các
đơn vị nhằm phục vụ tốt cho hoạt động quản lý của mình.
4. Kết luận
Thuế TNCN là loại thuế trực thu, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của quốc gia,
vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN, vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong
việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Do vậy, việc quản lý thuế TNCN là hết sức cần
thiết.
Hoạt động quản lý thuế TNCN ở Cục Thuế tỉnh Tiền Giang trong những năm qua đã đạt
được nhiều kết quả, góp phần vào hồn thành nhiệm vụ thu NSNN tại đơn vị. Tuy nhiên bên
cạnh những mặt tích cực vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế. Qua q trình phân tích, thống kê so
sánh các số liệu từ các báo cáo của Cục Thuế, từ các chương trình ứng dụng, tác giả đã đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế TNCN. Trong đó các biện pháp
nghiệp vụ về cấp mã số thuế, quản lý kê khai và quyết toán thuế TNCN là biện pháp lâu dài,
thường xuyên, các biện pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý là những biện pháp chiến lược; các biện pháp khác cũng rất quan trọng như
biện pháp về tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, thanh tra kiểm tra,...
Những giải pháp trên đây muốn thực hiện tốt cần phải có thời gian và điều kiện nhất định,
song tác giả mong muốn có thể đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản
lý thuế TNCN tại cục Thuế tỉnh Tiền Giang.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Tài chính (2015), Thơng tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn thực hiện

thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh.
[2] Cục Thuế tỉnh Tiền Giang (2017), Kế hoạch số 1599/KH-CT về cải cách quản lý thuế giai
đoạn 2016-2020.
[3] Nguyễn Đăng Dờn (2017), Tài chính – tiền tệ, NXB Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Ngọc Hùng (2012), Giáo trình quản lý thuế, NXB Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí
Minh.
[5] Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Ngày nhận: 02/01/2018
Ngày duyệt đăng: 07/07/2020

63



×