Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Cẩn thận với các chất độc trong thức ăn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.48 KB, 5 trang )

Cẩn thận với các chất độc trong thức ăn
Chất phytat có trong lúa mì, gạo, đậu tương rút dần calci trong cơ thể
người ăn. Chè, cà phê, ca cao chứa nhiều hợp chất methylxathin dễ ảnh hưởng
đến trí nhớ. Còn thịt đông lạnh có thể sản sinh nhiều loại vi khuẩn giết người.
Thực phẩm thông dụng, dù được bảo quản kỹ, không phải lúc nào cũng an toàn
do chứa một số chất độc bên trong.


Không lưu giữ tiếp thịt đông lạnh đã mềm để tránh ngộ độc.

Các chất ancloit
Phytat là các loại muối của calci phytic, thường kết hợp calci trong thức ăn bài
tiết ra ngoài cơ thể. Hàm lượng phytat trong ngũ cốc khoảng từ 2-5gr/kg. Khi cơ thể
người nhận 1g phytat thì nó lập tức mất đi 1g calci. Điều này rất bất lợi cho sức khoẻ,
đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai.
Ngoài phytat, trong một số loại rau quả còn chứa nhiều axit oxalic- cũng là một
chất chống calci. Loại acid này thường có ở khế, me Một liều 5g acid oxalic có thể
gây tử vong cho một người lớn nặng 70kg. Nguy hại hơn, loại acid này còn tác dụng
với calci, tạo thành oxalat không tan- một nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.

Các chất ancloit
Ancaloit là hợp chất là hộ chất có chứa nitơ nguồn gốc thực vật. Những chất
này trong thiên nhiên tạo thành một ''đại gia đình'' khoảng 6.000 thành viên, được sử
dụng rộng rãi để bào chế thuốc (cafein, cocain, ephedrin ). Hàm lượng Ancaloit có
thể đạt tới10% trong các loại rau quả thông dụng như khoai tây, chè, cà phê.
Khoai tây sản sinh nhiều loại Ancaloit, trong đó nguy hiểm nhất là solamin và
chaconin. Dưới tác động của nấm mốc, vi khuẩn, ánh sáng các chất Ancaloit được
hình thành và tích tụ trong củ khoai. Mầm khoai tây là nơi chứa nhiều nhất loại độc
chất này (gấp 100 lần củ). Vỏ khoai tây cũng chứa hàm lượng Ancaloit nhiều gấp 20
lần so với củ. hãy cẩn thận với những củ khoai tây có vỏ xanh; chất diệp lục này được
hình thành do ánh sáng mạnh chiếu vào, đi kèm là các loại Ancaloit độc hại.


Trong chè, cà phê và cacao có chứa hợp chất methylxathin, được xếp vào họ
Ancaloit, gồm théophylin, caffein và théobromin. Những chất này đều là các chất kích
thích hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến trí nhớ. Với người bình thường, một
tách cà phê hay một thanh chocolate cũng đủ làm mất cân bằng axdrelanin,
nonaxdrenalin và remin (những hormone tuyến thượng thận tiết ra để điều tiết nhịp
tim, huyết áp ).

Cẩn thận với vitamin A
Vitamin A là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, có nhiều trong các thức ăn
có nguồn gốc động vật (gan, thịt, bơ, sữa ) và được ruột non cất giữ tại gan. Tuy
nhiên, vitamin A nếu không dùng đúng liều lượng sẽ thành một chất độc Thai phụ
dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến con, nhất là về thị lực.
Người ta còn cho bệnh xơ gan cũng là hậu quả của việc lạm dụng vitamin A.
Nhiều loại kem dưỡng da chứa vitamin A cũng khiến da mặt trở nên nhăn.

Các loại vi khuẩn giết người
Lượng vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ đã lập thành một con số khủng khiếp, gây
nên các dịch bệnh chết người hàng loạt như tả, dịch hạch Vi khuẩn xâm nhập bất ngờ
qua thực phẩm hàng ngày do điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Một vài loại vi khuẩn vẫn phát triển ở nhiệt độ thấp. Ngay tủ lạnh cũng có thể
trở thành nơi ''bảo quản'' vi khuẩn hữu hiệu. Khi được đưa về nhiệt độ bình thường, vi
khuẩn thức giấc và phát triển rất nhanh. Vì thế khi đã đưa thực phẩm khỏi trạng thái
đông lạnh, ta phải dùng ngay, không nên lưu giữ tiếp.

Chì trong nước ăn
Cũng như thạch tín và thuỷ ngân, chì được xếp vào danh sách các chất độc
mạnh. Những triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc chì là đau bụng, buồn nôn, vận động
khó khăn. Chứng thiếu máu cũng là hậu quả của việc nhiễm độc chì. Nguồn chì gây ô
nhiễm trong không khí chủ yếu do khí thải của các loại động cơ. Bụi chì bay theo gió
và kết quả là nguồn nước và các loại rau quả gần đường giao thông bị nhiễm độc.

Hiện người ta đã thay thế được khoảng 40% lượng chì trong xăng nhưng hậu
quả nhiễm độc chì vẫn tồn tại trong các khu vực nhiều xe cộ. Người ta đã tìm thấy
lượng chì trong sữa bò, mật ong ở những trang trại gần đường giao thông cao quá mức
cho phép. Thêm nữa, lượng chì trong các vật liệu gốm cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Một
điều cần lưu ý: chế độ ăn uống giàu calci sẽ ngăn chặn việc hấp thụ chì trong cơ thể.

Cadimi
Cadimi cũng là một kim loại nặng có hại, vào cơ thể qua thực phẩm và nước
uống. Cadimi dễ dàng chuyển từ đất lên rau xanh và bám chặt ở đó. Khi xâm nhập vào
cơ thể, cadimi sẽ phá huỷ thận đầu tiên.
Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định cadimi còn gây chứng bệnh loãng
xương và rạn xương. Theo các nhà nghiên cứu, do sự có mặt của cadimi trong cơ thể,
việc cố định calci trở nên khó khăn. Những tổn thương về xương làm cho người nhiễm
độc đau đớn ở vùng xương chậu và 2 chân.

Ngoài ra, tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm
người thường xuyên tiếp xúc với chất độc này.

×