HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN KHẮC XIN
Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất
khẩu ở khu vực Nam Trung
Bé
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
TRN KHC XIN
Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất
khẩu ở khu vùc Nam Trung Bé
Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế
Mã số : 62 34 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS LÊ QUỐC LÝ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của luận án là kết
quả nghiên cứu của tác giả.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Khắc Xin
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
HỖ TRỢ NI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về hỗ trợ ni trồng thuỷ sản xuất khẩu ở
nước ngồi
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về hỗ trợ nuôi trồng thuỷsản xu ất khẩu ở
trong nước
1.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án
6
6
12
22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ NI TRỒNG THUỶ
24
SẢN XUẤT KHẨU
2.1. Tổng quan về ni trồng thủy sản xuất khẩu
24
2.2. Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế
35
2.3. Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của một số nước và
vùng trong nước
55
Chương 3: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở
67
CÁC TỈNH KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến ni trồng thuỷ
sản ở các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ
67
3.2. Thực trạng hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ 77
3.3. Đánh giá hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ 101
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ 114
4.1. Phương hướng đổi mới công tác hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu
ở khu vực Nam Trung Bộ
114
4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở
khu vực Nam Trung Bộ
122
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
142
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
146
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu ngành thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010
33
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả nuôi trồng thuỷ sản các năm
72
Bảng 3.2: Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Phú Yên năm 2012
74
Bảng 3.3: Quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản của các tỉnh trong vùng
77
Nam Trung Bộ
Bảng 3.4: Số lượng quan trắc môi trường nuôi thuỷ sản khu vực Nam
88
Trung Bộ từ 2003-2012
Bảng 3.5: Kinh phí quan trắc hàng năm từ 2005-2011
89
Bảng 3.6: Đối tượng chủ lực và địa điểm nuôi cần quan trắc môi trường
90
tại miền Trung
Bảng 3.7: Ngân hàng NN&PTNN đ ầu tư tín dụng ni trồng thuỷ sản
94
2005-2011
Bảng 4.1: Dự báo lượng cung thuỷ sản toàn cầu đến năm 2020
116
Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu đến năm 2020
117
Bảng 4.3: Cân đối cung cầu sản phẩm thuỷ sản toàn cầu đến năm 2020
117
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
38
Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác và nuôi tr ồng thuỷ sản của Việt Nam
từ 1995 đến 2011
88
Biểu đồ 3.1: Số lượng quan trắc môi trường nuôi thuỷ sản khu vực Nam
Trung Bộ từ 2003-2012
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Chu trình khép kín của một q trình hoạt động ni tr ồng
thuỷ sản
Trang
29
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA : Khu vực thương mại tự do của các nước ASIA
AQSIQ : Tổng cục Giám sát chất lượng kiểm tra và kiểm dịch Trung Quốc
ASIA : Châu Á
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
BFAR : Cục nghề cá và nguồn lợi thủy sản Philippines
BHROA : Hiệp hội khách sạn nhà hàng Bataan
BMP : Thực hành quản lý tốt
BTC : Bán thâm canh
CoC : Hệ thống sản xuất gắn với bảo vệ môi trường
CNH, HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN
: Doanh nghiệp
DoF : Cục Thủy sản Thái Lan
DTI : Bộ Công thương Philippines
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp
GAP : Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GMP : Quản lý thực hành tốt
GTA : Cơng ty dữ liệu tồn cầu
HACCP : Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn
ITC : Trung tâm Thương mại quốc tế
MSGS : Hội chứng chậm lớn trên tôm sú
NAFIQAD : Kiểm tra chất lượng nông thủy sản
NEDA : Ủy ban Phát triển kinh tế quốc gia
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
QCCC : Quảng canh cải tiến
RODG : Nhóm phát triển và điều hành nội địa
TC : Thâm canh
TFFA : Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan
TRTA3 : Chương trình hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại lần 3
VASEP : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
VPN : Mạng lưới ảo
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
XK : Xuất khẩu
XKTS : Xuất khẩu thủy sản
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trên thế
giới và khu vực là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ:
Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản. Phát triển đánh
bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
biển. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, tập trung vào
những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ cơ sở
hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào
sản xuất chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và
đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm [24, tr.115].
Thực tiễn, NTTS XK là một trong những hướng phát triển thuỷ sản mang tính
bền vững phù hợp với q trình hội nhập kinh tế quốc tế, cho phép phát huy lợi thế
của nước ta là một quốc gia có bờ biển dài, nhiều đầm phá, eo vịnh, có hàng ngàn
đảo lớn nhỏ ven biển, có hệ thống sơng ngịi kênh rạch chằng chịt, cùng các hồ
thuỷ lợi, thuỷ điện đa dạng,… Thời gian qua, cùng với khai thác đánh bắt trên
biển, NTTS đã cung cấp khối lượng sản phẩm ngày càng lớn cho xuất khẩu. Các
vùng NTTS có quy mơ lớn xuất hiện trên cả nước, nhiều nhất ở miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long. Đến nay, ngành thuỷ sản nước ta khơng những đã tự khẳng
định là ngành kinh tế có tiềm năng, mà còn từng bước trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, góp phần vào đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc
gia, tăng thu nhập cho nơng dân, xố đói giảm nghèo, chung sức bảo vệ chủ quyền
biển đảo của đất nước.
Những năm qua, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, với sự hỗ trợ của
chính phủ và sự năng động của chính quyền địa phương, đã bám sát, chỉ đạo sản
xuất, chuyển giao kỹ thuật, thông tin cho người NTTS, khoanh vùng, phân
nhóm diện tích, khuyến khích người NTTS hợp tác với nhau, nuôi trồng theo
phương pháp khoa học, công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế những thiệt
hại không đáng có cho người NTTS... Nhờ đó, lĩnh vực NTTS ở vùng Nam
Trung Bộ đã có sự phát triển tương đối ổn định, quy mô mở rộng dần, phương
thức nuôi trồng đã ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường thế giới. Nuôi
trồng và xuất khẩu thuỷ sản ở đây đang dần trở thành thế mạnh, ngành kinh tế trọng
yếu của khu vực.
Tuy nhiên, so với nhu cầu và tiềm năng, những hỗ trợ này còn quá khiêm tốn
và một số phương thức hỗ trợ chưa phù hợp với thực tế. Một số nội dung hỗ trợ như
định hướng, quy hoạch phát triển theo hướng NTTS xuất khẩu, đầu tư công nghệ
nuôi trồng, cơ sở hạ tầng chế biến xuất khẩu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ
tìm kiếm thị trường xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế … vẫn cịn
nhiều hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả NTTS xuất khẩu, phát huy hết thế mạnh, tiềm năng
NTTS XK của vùng Nam Trung Bộ, góp phần cải thiện mức sống của người dân và
tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng (ANQP) khu vực cũng như cả nước cần rà
sốt lại tồn bộ những hỗ trợ hiện có và bổ sung thêm những hỗ trợ mới. Đó là lý do
nghiên cứu sinh lựa chọn "Hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam
Trung Bộ" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của hỗ trợ NTTS
XK ở khu vực Nam Trung Bộ, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải
pháp đổi mới hỗ trợ NTTS XK ở khu vực Nam Trung Bộ trong thời gian đến.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về hỗ trợ NTTS XK
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng hỗ trợ NTTS XK ở vùng Nam Trung Bộ trong
những năm gần đây.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện hỗ trợ NTTS XK ở khu
vực Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu trong luận án
- Là hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với NTTS XK được xem xét cả ở
cấp trung ương lẫn ở cấp địa phương phù hợp với các cam kết quốc tế.
- Các đối tượng được xem xét hỗ trợ là người NTTS, hộ nông dân nuôi
trồng và các DN chế biến thuỷ sản xuất khẩu...
3.2. Phạm vi nghiên cứu trong luận án
- Tập trung nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ NTTS XK trong phạm vi các
tỉnh của khu vực Nam Trung Bộ (bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa).
- Thời gian nghiên cứu thực trạng hỗ trợ NTTS XK chủ yếu từ năm 2001
đến nay.
- Các giải pháp đề xuất đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Việc nghiên cứu luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chung trong khoa học kinh tế như: phương pháp phân tích định tính, định
lượng, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích,...
- Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế truyền thống như:
phân tích thống kê, logic phân tích hệ thống, dự báo dựa trên các số liệu điều tra
có sẵn, phân tích, tổng hợp dựa trên dữ liệu của các cơng trình khoa học, báo cáo
của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, dữ liệu thống kê chính thức hiện
có.
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát điều tra và phỏng vấn
chuyên sâu đối với ở một số hộ nông dân nuôi trồng thủy sản xuất khẩu về sự hỗ
trợ của nhà nước đối với NTTS XK ở khu vực Nam Trung Bộ (được tiến hành
tại thời điểm năm 2012). Tác giả điều tra 150 hộ nơng dân ở các tỉnh Quảng
Nam và Khánh Hịa, tuy nhiên, trong q trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu
không được sử dụng do các hộ nông dân không đưa ra phương án trả lời đầy đủ.
Do các phiếu điều tra không được "làm sạch" trước khi thu hồi nên tác giả khơng
sử dụng mơ hình SPSS để xử lý số liệu mà tác giả chỉ sử dụng phương pháp
thống kê, phân tích số liệu. Khi tác giả xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê,
tùy từng câu hỏi khác nhau sẽ có số mẫu trả lời khác nhau. Tuy vậy, tác giả cho
rằng với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của mình, các số liệu mẫu điều tra của
tác giả mang tính đại diện và độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.
- Luận án cũng sử dụng phương pháp SWTO để đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hỗ trợ NTTS XK ở khu vực Nam Trung
Bộ, từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, để làm rõ thêm các
vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến luận án, tác giả có sử dụng phương
pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu 5 nhà lãnh đạo, quản lý nhà nước về công tác
quản lý NTTS XK ở khu vực Nam Trung Bộ.
5. Những đóng góp mới trong luận án
Về mặt lý luận, làm rõ cơ sở lý luận về hỗ trợ NTTS xuất khẩu, xây dựng
nội dung hỗ trợ NTTS XK trong điều kiện hội nhập quốc tế cho một khu vực cụ thể.
Đóng góp về mặt thực tiễn
- Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động hỗ trợ NTTS XK của một
khu vực cụ thể.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị mang tính hệ thống nhằm đổi mới
hỗ trợ NTTS XK ở khu vực Nam Trung bộ trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hỗ trợ ni trồng thuỷ sản
xuất khẩu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu
Chương 3. Thực trạng hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở các tỉnh khu
vực Nam Trung Bộ
Chương 4. Phương hướng và giải pháp đổi mới hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất
khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ
NI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ
SẢN XUẤT KHẨU Ở NƯỚC NGỒI
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngồi về ni trồng thuỷ sản
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, nhất là trong những năm gần đây,
do nguồn thuỷ sản khai thác tự nhiên không đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh,
để chủ động hơn trong xuất khẩu thuỷ sản, nhiều nước đã phát triển ngành NTTS
nhằm thay thế một phần sản phẩm đánh bắt cũng như để cung ứng chủ động sản
phẩm thuỷ sản cho thị trường trong nước và nước ngoài. Nhiều nước đã mở rộng,
phát triển nhanh chóng sản lượng thuỷ sản ni trồng, nhất là sản lượng thuỷ sản
nuôi trồng phục vụ xuất khẩu. Phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành NTTS, đã xuất
hiện nhiều cơng trình nghiên cứu lĩnh vực NTTS theo các góc độ khác nhau như sinh
học, nơng học, kỹ thuật ni trồng, kinh tế thuỷ sản… Có thể khái qt thành quả
đạt được trong những cơng trình đó như sau:
Thứ nhất, phân tích tầm quan trọng của ngành NTTS trong cơ cấu ngành nơng
nghiệp nói riêng, cơ cấu nền kinh tế nói chung. Tác giả Cát Quang Hoa và các cộng
sự (2005), trong cuốn Quản lý kinh doanh các xí nghiệp ni trồng thuỷ sản, cho
rằng: NTTS phải giữ vai trị chủ đạo đối với nghề cá nói chung và ngành thuỷ sản nói
riêng. Theo các tác giả, NTTS có các vai trị như: cung cấp thực phẩm giàu dinh
dưỡng; khai thác tổng hợp tài nguyên, qua đó duy trì cân bằng sinh thái; tạo việc làm,
tăng thu nhập, giảm nghèo; thúc đẩy các ngành khác phát triển; đẩy mạnh XK [26,
tr.10; 24-29].
Đặc biệt, khi khái quát hoá đặc điểm của nghề NTTS, các tác giả đã phân tích
những đặc điểm riêng biệt của NTTS so với các ngành khác như: khơng chiếm đất
nơng nghiệp; đầu tư ít, hiệu quả nhanh; hoạt động sản xuất phức tạp; đòi hỏi kỹ thuật
cao và có độ rủi ro tương đối lớn; địi hỏi chun nghiệp hố [26, tr.10; 24-29].
Thứ hai, nghiên cứu phát triển NTTS theo hướng bền vững, Tổ chức lương
thực và nông nghiệp (FAO) đã ban hành bộ quy tắc Code of Conduct for
Responsible Fisheries, Food and Agriculture Organization of the United Nations, đề
cập đến phát triển NTTS có trách nhiệm ở những vùng thuộc tài phán quốc gia, sử
dụng các nguồn di truyền thuỷ sinh cho mục đích NTTS, NTTS có trách nhiệm ở cấp
độ sản xuất [141]. Bộ quy tắc này chỉ có tính khuyến nghị các quốc gia tự nguyện
thực hiện. Để có thể thực hiện được bộ quy tắc này, mỗi quốc gia cần cụ thể hoá
chúng thành các nguyên tắc quốc gia đi đôi với bộ chỉ số phù hợp. Năm 1999 FAO
và Bộ Nông, Lâm, Ngư của Australia đã phối hợp xây dựng bộ chỉ số đa chiều về
thực hiện nghề cá có trách nhiệm trên các mặt kinh tế, xã hội, mơi trường, thể chế.
Bộ chỉ số này có thể là tài liệu tham khảo cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Dự án "Nghiên cứu chính sách phục vụ phát triển bền vững-PORESSFA" của
cộng đồng chung châu Âu đã nghiên cứu nghề nuôi tôm ở một số nước như Ấn Độ,
Bangladet, Thái Lan, Việt Nam giai đoạn 2002-2005 và đưa ra một số khuyến nghị
nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện thể chế, chính sách nhằm phát triển
NTTS theo hướng bền vững.
Thứ ba, nghiên cứu xu hướng phát triển NTTS ở một số nước và khu vực. Các
nhà nghiên cứu trong cộng đồng ASEAN đã khái quát các xu hướng phát triển NTTS
như: nhằm góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia, nâng cao mức sống cho
cộng đồng, tạo sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước. Theo đó gần 1/4
lượng cá trong bảy quốc gia ASEAN (Cambodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar,
Phillippines, Thái Lan, Việt Nam) xuất phát từ NTTS, riêng Việt Nam đã vượt quá
1/3. Tại Việt Nam NTTS đã cung cấp thực phẩm có hàm lượng đạm cao giá rẻ cho
người dân, tạo điều kiện cải thiện chất lượng dinh dưỡng của những người có thu
nhập thấp. Tại Campuchia NTTS không ngừng tăng lên; và sản lượng NTTS và năng
suất trên một đơn vị diện tích nâng lên; chủng loại nuôi trồng, cơ cấu sản phẩm ngày
càng đa dạng; kỹ thuật nuôi trồng được cải tiến nhanh [132, tr.24].
Thứ tư, để môi trường được bảo vệ trong quá trình NTTS, Thái Lan đưa ra
một số nguyên tắc sau: "Nguyên tắc phòng ngừa" và "sản xuất hiện đại từ thủ công"
nghĩa là sản xuất bằng công nghệ tốt nhất và gắn kết thân thiện môi trường không
được làm ảnh hưởng môi trường, thiết lập trang web quản lý tuyên truyền, thực hiện
cách quản lý trang trại tốt, coi đó là yếu tố cho sự thành công trong việc sản xuất,
NTTS TC, khuyến nghị người nuôi không xả các chất độc hại và thuốc kháng sinh ra
mơi trường, khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại, quy định tất cả các chất thải
giết mổ và thuỷ sản chết phải được xử lý để không gây ra nguy cơ ô nhiễm mơi
trường, đề ra các tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm trong NTTS phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế,… [136].
Thứ năm, một số thành quả nghiên cứu của người nước ngồi vềNTTS ở Việt
Nam: Năm 2005, trong khn khổ Chương trình Quỹ Uỷ thác tồn cầu của Nhật Bản
dành cho phát triển thuỷ sản bền vững của Việt Nam và Ngân hàng thế giới, các nhà
nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Australia, Thái Lan hợp tác với các nhà nghiên
cứu Việt Nam đã đưa ra bức tranh tổng thể về ngành thuỷ sản của Việt Nam đầu
những năm 2000, trong đó có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến NTTS xuất
khẩu: nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành NTTS trên các mặt thành quả và tiềm
năng (giai đoạn 1999-2003 NTTS Việt Nam phát triển với tốc độ 12%/năm, đóng
góp trên 40% tổng sản lượng thuỷ sản, chủ yếu là ni nước ngọt); khó khăn của
NTTS là năng lực thấp của các cấp hoạch định và thực thi chính sách khuyến khích
và quản lý NTTS theo hướng bền vững; vấn đề cung cấp giống, thức ăn có chất
lượng tốt, kiểm sốt dịch bệnh và quản lý môi trường; khuyến ngư, cung cấp thông
tin thị trường chưa được giải quyết tốt; vấn đề chất lượng sản phẩm cần được quan
tâm để đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Các nhà khoa học cũng kiến
nghị cần hỗ trợ NTTS trên các mặt: hỗ trợ NTTS từ Ngân hàng Thế giới, coi đó là
hoạt động hỗ trợ sinh kế người nghèo ở các xã khó khăn ven biển và bảo tồn đa dạng
hoá sinh học, hỗ trợ đa dạng hố các hình thức ni trồng; hướng hỗ trợ ưu tiên là
cải thiện môi trường, nâng cao
chất lượng dịch vụ NTTS, nâng cao năng lực quản lý của người dân và các cấp chính
quyền… [58].
1.1.2. Những nghiên cứu nước ngồi về hỗ trợ ni trồng thuỷ sản
xuất khẩu
Để hạn chế áp lực khai thác và duy trì phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên
nhất là những sản phẩm có giá trị cao, một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc, Mỹ, EU,… đã đầu tư lớn cho sản xuất giống, xây dựng cơ sở hạ tầng ổn định
cho NTTS, nhờ đó đã thu được một số thành công trong các mặt sau:
+ Một số cơ sở sản xuất giống tại các nước này đã tạo giống có chất lượng cao
và thả ra biển, sơng,… nhằm hồi phục bầy đàn của chúng trong môi trường sống tự
nhiên. Nhật Bản đã thả cá hồi giống ra biển, Trung Quốc thả tôm thẻ chân trắng ra
biển.
+ Một số dự án lớn ở các nước phương Tây, trong đó có Na Uy tổ chức ni
cá tuyết Đại Tây Dương và dự báo năm 2015 các cơ sở này cung cấp sản lượng đạt
500 ngàn tấn và năm 2030 đạt 1 triệu tấn [132], [133].
Hội nghị Tơm Tồn cầu tổ chức hằng năm luân phiên ở các nước nuôi tôm đã
đưa ra nhiều thành tựu nghiên cứu, kiến giải thực tiễn và kiến nghị chính sách đa
chiều. Ví dụ như Hội nghị Tơm Tồn cầu tổ chức năm 2005 tại Việt Nam đã phân
tích thị trường nhập khẩu tơm ở Mỹ, EU, Nhật Bản, xu hướng sản xuất tôm trên thế
giới và khuyến nghị các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng nhằm tăng
cường năng lực đối phó với dịch bệnh và giảm ơ nhiễm mơi trường.
Hội thảo quốc tế về Kế hoạch hành động cho phát triển bền vững và mở rộng
mơ hình hợp tác xã thuỷ sản, tổ chức tại Hà Nội, năm 2009, đã phân tích kinh
nghiệm của một số nước như Tây Ban Nha, của các tổ chức phi chính phủ về phát
triển và hỗ trợ mở rộng phát triển mơ hình hợp tác xã thuỷ sản, phát triển bảo hiểm
NTTS.
Dự án Nghiên cứu chính sách phục vụ PTNTBV-PORESSFA của cộng
đồng chung châu Âu đã thực hiện ở các nước như: Ấn Độ, Băng-la-đét, Thái
0
Lan, Việt Nam từ năm 2002- 2005. Dự án này đã khái qt tình hình nghiên cứu,
phát triển ni tơm ở Ấn Độ, Băng-la-đét, Thái Lan, Việt Nam. Thông qua các hoạt
động đó, dự án đã đi đến kết luận rằng muốn phát triển bền vững chương trình ni
tơm thì các nhà hoạch định chính sách của các nước có nghề nuôi tôm phải kết hợp
với các chủ thể của các ngành, nghề khác có liên quan đến ni trồng để nghiên
cứu tất cả các vấn đề có liên quan như: môi trường, kinh tế, xã hội, kỹ thuật… cũng
như mối quan hệ giữa người sản xuất với thị trường, giữa nhập khẩu và xuất khẩu…
điểm mạnh, điểm yếu của ngành nuôi tôm nhằm hạn chế thấp nhất những bất lợi cho
người ni tơm.
Nghiên cứu của nhóm tư vấn APFIC/FAO (2011) [134] về tăng cường các
công cụ đánh giá nhằm phục vụ phát triển chính sách nghề cá và NTTS tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, mục đích ban đầu của các nhà hoạch định chính
sách ở nhiều nước trong khu vực chủ yếu là phát triển NTTS để tăng sản lượng, thu
ngoại tệ, tạo việc làm và tạo sinh kế. Phát triển NTTS theo hướng bền vững thường
không được quy định trong giai đoạn đầu và chủ yếu dựa vào các phương thức
truyền thống trong tự nhiên và ở quy mô nhỏ. Điều này làm cho việc lập kế hoạch,
quản lý ngành gặp nhiều khó khăn và phát triển bền vững không phải là một ưu
tiên. Nhiều nước khơng có khung pháp lý và các quy định về các công cụ đánh giá và
khuôn khổ pháp lý, không thể bắt kịp với tốc độ của công nghệ và thương mại trong
phát triển NTTS. Chỉ khi các nước phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến phát
triển NTTS (ví dụ: mơi trường kém chất lượng, dịch bệnh, ơ nhiễm thực phẩm, xã
hội bất bình đẳng), họ mới bắt đầu nhìn vào các cơng cụ đánh giá thực trạng, chính
sách và khung pháp lý. Hiện trên thế giới xu hướng dịch chuyển từ sản xuất truyền
thống sang NTTS có trách nhiệm hơn, tập trung vào hệ thống sản xuất bền vững,
đang ngày càng rõ nét.
Việc thực hiện các cơng cụ đánh giá địi hỏi chun mơn, nguồn lực tài chính
và một khn khổ pháp lý vốn thường thiếu ở nhiều nước trong khu vực châu Á.
Trong những năm gần đây các nước đã phát triển các chiến lược NTTS quốc gia,
những chiến lược này càng cho phép và yêu cầu sử dụng các công cụ
đánh giá chính sách. Có nhiều định hướng trong việc sử dụng các công cụ đánh giá
trong NTTS.
- Lực lượng thị trường và yêu cầu thương mại;
- Các vấn đề an tồn thực phẩm;
- Các vấn đề về ni trồng an toàn;
- Sự cần thiết phải tuân thủ các yêu cầu quốc gia và khung pháp lý;
- Sự cần thiết phải tuân thủ các thoả thuận và quy định quốc tế;
- Tính bền vững lâu dài của ngành;
- Đáp ứng những mối quan tâm của các tổ chức phi chính phủ, người tiêu
dùng và cơng chúng nói chung;
- Những vấn đề đang nổi lên như biến đổi khí hậu, sự xuất hiện các dịch
bệnh…;
Các cơng cụ đánh giá có thể sử dụng để giải quyết các vấn đề phát triển
NTTS như:
- Môi trường (đánh giá tác động môi trường);
- Thú y thuỷ sản (giám sát);
- Thương mại quốc tế (đánh giá rủi ro nhập khẩu);
- Đa dạng sinh học (phân tích nguy cơ di truyền);
- Lồi ngoại lai xâm hại (phân tích rủi ro sinh thái);
- An tồn thực phẩm (kiểm tra dư lượng, truy xuất nguồn gốc);
- Phát triển (quy hoạch không gian) NTTS;
- Khả năng vận chuyển (quy hoạch);
- Q trình sản xuất (cấp giấy chứng nhận cơng và tư nhân);
- Phát thải khí nhà kính;
- Chất lượng đầu vào (thức ăn, giống, thuốc) (đánh giá chất lượng);
- Các vấn đề kinh tế xã hội (đánh giá, phân tích chuỗi giá trị tác động xã hội).
Nghiên cứu của Khondker Murshed-E- Jahan và cộng sự (2013) [143] với sự
tài trợ của Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) về đánh giá tác động kinh
tế và xã hội của mơ hình tích hợp NTTS và nơng nghiệp tại Bangladesh.
12
Nghiên cứu này ước tính tỷ lệ tích hợp (IAA) công nghệ NTTS - nông
nghiệp ở Bangladesh và tác động đến nghèo đói và tiêu thụ thực phẩm trong các hộ
gia đình. Các tác giả sử dụng mơ hình phân tích sự đánh đổi trong đánh giá tác động
đa chiều (TOA MD). Các tác giả sử dụng mơ hình TOA MD để tính tỷ suất áp dụng
trong các quần thể có liên quan và để định lượng tác động trên kết quả phân phối như
nghèo và an ninh lương thực, để chứng minh rằng tiềm năng phát triển mạnh cho đầu
tư cơng nghệ. Phân tích sử dụng cơ sở và số liệu điều tra cuối cùng của dự án phát
triển nghề một cách bền vững (DSAP) của Trung tâm nghề cá thế giới NTTS,
nhằm thúc đẩy sự tích hợp cơng nghệ NTTS và nông nghiệp trong NTTS. Bộ dữ
liệu này được sử dụng để mô phỏng và đánh giá tác động của nó đối với đói nghèo
và an ninh lương thực trong dân số mục tiêu.
Báo cáo đã đưa ra các hướng dẫn về tiêu chuẩn thuỷ sản nhập khẩu vào các thị
trường lớn trên thế giới khá phong phú, hướng dẫn về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
theo tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn Hoa Kỳ,... trong các bộ luật và tài liệu hướng
dẫn của các nước và tổ chức quốc tế. Đơn cử như tài liệu về "Thị trường xuất khẩu
châu Âu" do Trung tâm hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển ấn hành được
VASEP tổ chức biên dịch và xuất bản năm 2009.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ NI TRỒNG THUỶ
SẢN XUẤT KHẨU Ở TRONG NƯỚC
NTTS đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước.
Có thể tổng quan thành tựu nghiên cứu về hỗ trợ NTTS XK qua một số chương
trình, dự án, đề tài khoa học, luận án, bài viết trên tạp chí như sau:
1.2.1. Những nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản
Nhiều công trình khoa học nhận định, Việt Nam có tiềm năng và lợi thế to lớn
trong NTTS nói chung, phục vụ XK nói riêng. Nguyễn Duy Chinh (2008), với cơng
trình Tổng quan về nguồn lợi thuỷ sản, chiến lược và chính sách phát triển ngành
thuỷ sản Việt Nam [15], đã đưa ra bức tranh tổng quát về nguồn lợi thuỷ sản, tiềm
năng, lợi thế NTTS của Việt Nam trên các mặt: môi trường nước mặn, nước ngọt,
nước lợ đều khá thuận tiện cho phát triển NTTS. Việt Nam nằm
bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn của Thái Bình Dương. Việt Nam có bờ biển
dài 3260km với 226.000km2 vùng nội thuỷ và lãnh hải, hơn 1 triệu km 2 vùng đặc
quyền kinh tế, 1,7 ha mặt nước ngọt NTTS... Biển Việt Nam có tínhđa dạng sinh học
khá cao với hàng chục nghìn loại thuỷ sinh khác nhau. Nguồn lợi thuỷ sản không
những cho phép nước ta khai thác bền vững hàng năm gần 2 triệu tấn thuỷ sản,
mà cịn có khả năng phát triển nghề NTTS cho phép cung cấp tới hơn 1/3 tổng lượng
thuỷ sản hằng năm. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về sản lượng thuỷ sản
và phát triển đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng ngành NTTS (sau
Myanmar). Tiềm năng NTTS của Việt Nam đã được Chính phủ đưa vào kế hoạch
quốc gia trong Quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với các mục
tiêu đến năm 2020 như sau:
1. Ngành thuỷ sản cơ bản được công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiếp tục
phát triển toàn diện theo hướng bền vững thành một ngành sản xuất hàng hố
lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập
vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân
trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân gắn với bảo vệ môi trường sinh
thái và quốc phòng an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.
2. Kinh tế thuỷ sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nơng - lâm - ngư
nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản từ 8-10%/năm. Kim ngạch
XKTS đạt 8-9 tỷ USD. Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 6,5-7 triệu tấn, trong đó
NTTS chiếm 65-70% tổng sản lượng.
3. Tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu
người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào
tạo. Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu
truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hố tinh thần đậm đà bản sắc
riêng [78].
Những nghiên cứu về thực trạng NTTS ở Việt Nam được phân tích đánh giá
theo nhiều góc độ, nhiều phạm vi và với các tác giả khác nhau. Đơn cử ra một số
cơng trình:
4
- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đã đánh giá khá toàn diện thực trạng NTTS ở Việt
Nam. Theo báo cáo này, trong những năm qua, nhất là 10 năm gần đây, NTTS ở
Việt Nam có bước tăng trưởng nhanh, diện tích ni trồng năm 2012 gấp 1,45
lần so với năm 2001, bình quân tăng 4,2%/năm, trong đó các vùng có diện tích
NTTS lớn nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (70,19%), vùng đồng bằng
sông Hồng (11,64%) và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (7,35%);
sản lượng NTTS năm 2010 đạt 2,74 triệu tấn, gấp 863 lần so với năm 2001.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long cung cấp tới 70,94% sản lượng thuỷ sản ni
trồng. Tốc độ tăng bình qn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 16,2%/năm cho
cả giai đoạn. Các sản phẩm ni trồng chính là tơm, cá, nhuyễn thể, rong biển,
một số hải sản khác.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 đã đánh giá hiện trạng phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001-2011; xác định
mục tiêu tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
đưa ra định hướng phát triển bền vững ngành thuỷ sản; đề xuất phương án quy hoạch
ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; xác định các chương trình, dự án ưu
tiên đầu tư trong ngành thuỷ sản giai đoạn đến năm 2020; ước tính tổng nhu cầu vốn
đầu tư và phân kỳ đầu tư; đề xuất một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch [7,
tr.25-31].
- Đề tài khoa học của Viện Nghiên cứu NTTS (2007) về Nghề NTTS ở
đồng bằng sông Cửu Long: Hiện trạng và xu hướng phát triển [128], đã nêu ra
bức tranh tổng quát về nghề NTTS ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải
pháp phát triển.
- Kỷ yếu Hội thảo VINAFISH (2004) [60], đã phản ánh ý kiến của nhiều
tham luận về phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; nâng cao hiệu quả và
tính bền vững của nghề NTTS; định hướng phát triển thuỷ sản vùng nước ngọt,
nước mặn một cách bền vững và hiệu quả; phát triển các dịch vụ nuôi tôm…
- Lê Thị Kim Cúc (2001), Quá trình lan truyền tìm và giải pháp cơng trình
thuỷ lợi vùng quang đê lấn biển [16]. Trong luận án trình bày kết quả nghiên cứu
chất lượng môi trường, hồ nuôi nhằm khai thác bền vững hệ sinh thái vùng bãi
bồi Bắc Bộ; xử lý hệ thống thuỷ lợi tốt nhất phục vụ cho nuôi tôm quảng canh;
cải tiến khai thác hệ sinh thái vùng hiệu quả nhất và điều tiết tốt nhất hệ thống
nước ra vào cho hồ tơm.
- Hồng Hữu Thắng (chủ nhiệm ) (2007), Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế theo hướng xuất khẩu bền vững
[70]. Đề tài phân tích một số tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đầm
phá ven biển Thừa Thiên Huế và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng XK bền vững.
- Phạm Xuân Thuỷ (2008), Quản trị - Doanh nghiệp ni trồng thuỷ sản
[86]. Tác giả đã phân tích được vị trí, vai trị của ngành hải sản; kêu gọi đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ cho NTTS và đổi mới công nghệ gắn liền khoa
học hiện đại, hạn chế tối đa sử dụng các chất hoá học ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người và gây ô nhiễm môi trường.
- Nguyễn Duy Chinh (2008), Tổng quan nguồn lợi Thuỷ sản, Chiến lược
và chính sách phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam [15]. Tài liệu dự án đã thống
kê, phân tích sự phát triển rất nhanh chóng diện tích NTTS; phân tích vai trị
"xố đói giảm nghèo" của NTTS; đưa ra nhận xét về khả năng quản lý và tổ
chức của chính quyền và cộng đồng chưa đáp ứng yêu cầu khiến nảy sinh nhiều
vấn đề phức tạp về vùng ni trồng, xử lý chất thải, hố chất ni trồng,… Dự
án kiến nghị ban hành các chính sách hỗ trợ cho ngành NTTS về vốn, kỹ thuật,
tiêu thụ, quản lý sự phát triển, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Bùi Đức Tuấn (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến
thuỷ sản Việt Nam [84], đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh
tranh của ngành thuỷ sản; đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh thuỷ
sản Việt Nam; đề xuất các kiến nghị về bảo vệ môi trường, áp dụng kỹ thuật
nuôi trồng tiên tiến, xác định hệ thống xử lý chất thải rắn; sản xuất thức ăn sạch
cho thuỷ sinh, xây dựng chính sách bảo hiểm, hỗ trợ cho NTTS.
16
- Nguyễn Tài Phúc (2005), Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản
vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế [50], nêu lên quá trình NTTS và và các
yếu tố làm ảnh hưởng đến NTTS. Luận án cũng nêu những thuận lợi và khó
khăn của việc NTTS ở vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế, đề xuất một số
phương pháp thúc đẩy nuôi trồng để nâng cao năng suất và phát triển thuỷ sản ở
vùng đầm phá Thừa Thiên Huế.
- Phan Văn Hồ (2009), Ni trồng thuỷsản ở Thừa Thiên Huế [27], đã
hệ thống hoá nền tảng cơ sở lý luận, tổng kết lại kinh nghiệm NTTS trong và
ngoài nước; phân tích những nhân tố, ảnh hưởng đến hiệu quả việc NTTS ở
Thừa Thiên Huế, nêu thực trạng NTTS của Thừa Thiên Huế từ 2002 đến 2008,
đưa ra một số giải pháp.
1.2.2. Những nghiên cứu về hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở
Việt Nam
Tài liệu về lĩnh vực hỗ trợ NTTS XK của Việt Nam khơng có nhiều. Có thể
tìm thấy một số cơng trình sau:
- Huỳnh Minh Tuấn (2012), Quản lý nhà nước đối với sản xuất, chế biến
và xuất khẩu thuỷ sản ở tỉnh Đồng Tháp [85], đã phân tích nội dung của quản lý
nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến và XKTS và đề xuất hệ thống giải
pháp phong phú nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
- Đặng Thanh Sơn (2009), Cơ chế tài chính phát triển ngành thuỷ sản khu
vực đồng bằng sông Cửu Long [64], ngoài những vấn đề chung của ngành thuỷ
sản, đề tài đã đi sâu phân tích cơ chế hỗ trợ tài chính cho ngành thuỷ sản qua ví
dụ của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Một số hội thảo trong nước (được các chuyên gia trong và ngoài ngành
tham gia) đưa ra nhiều ý kiến tranh luận về vai trò của ngành thuỷ sản; đưa ra
những giải pháp, định hướng cho phát triển thuỷ sản bền vững; kiến nghị Nhà
nước có chính sách hỗ trợ NTTS xuất khẩu.
- Tài liệu Hội nghị (2006), Đánh giá kết quả thực hiện chương trình ni
trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010 [65],
với các nội dung: tổng kết công tác khuyến ngư, triển khai khuyến ngư, nuôi hải
sản trên biển; khai thác tiềm năng mặt nước, ni các đối tượng có giá trị kinh tế
cao như tơm hùm, cá giị, trai ngọc, cua biển... và hỗ trợ các thông tin kỹ thuật,
công nghệ nhằm chuyển tải chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thông
tin thị trường, giá cả, luật pháp... đến các ngư dân; hướng dẫn cho ngư dân nuôi
thuỷ sản, cách xử lý môi trường không ảnh hưởng hay ô nhiễm môi trường;
hướng dẫn ngư dân cách bảo vệ ATVSTP, cách nuôi hải sản nhằm đáp ứng được nhu
cầu thực phẩm cho thị trường; hỗ trợ cho người dân phương pháp nuôi thuỷ sản
để giải quyết vấn đề xố đói giảm nghèo, mở rộng và phát triển diện tích NTTS.
- Đề tài nghiên cứu khoa học, Quản lý dựa vào cộng đồng và xây dựng
vùng nuôi trồng thuỷ sản an toàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa
phương theo hướng xuất khẩu. Nhóm nghiên cứu đề tài kêu gọi đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất nhằm bảo vệ sinh thái cộng đồng, đưa công nghệ cao vào nuôi
trồng, đánh giá loại thuỷ sản nuôi trồng phù hợp với vùng, kiến nghị đầu tư đồng
bộ và đổi mới công nghệ gắn liền khoa học hiện đại, phát triển NTTS sạch.
- Nguyễn Quang Lịch (2009), Quản lý dựa vào cộng đồng và xây dựng
vùng nuôi trồng thuỷ sản an toàn [35], tác giả khuyến nghị tăng cường quản lý
dựa trên cộng đồng trong xây dựng vùng ni thuỷ sản an tồn nhằm hạn chế rủi
ro và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, hạn chế dịch bệnh.
- Trần Ái Kết (2010), Một số giải pháp chủ yếu về vốn tín dụng của trang
trại ni trồng thuỷ sản ở tỉnh Trà Vinh [32], đã nêu lên vai trị của vốn tín dụng
đối với hoạt động NTTS; phân tích thực trạng vay vốn NTTS; đề xuất một số
giải pháp chủ yếu về vốn tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của trang trại NTTS.
- Nguyễn Đình Dũng (2011), Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với nghề
nuôi trồng thuỷ sản vùng duyên hải miền Trung [22], tác giả nghiên cứu tín dụng
cho NTTS vùng duyên hải miền Trung.
- Nguyễn Xuân Minh (2006), Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ nay đến 2020 [41], tác giả nhấn mạnh rằng:
Phải áp dụng hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh XKTS Việt Nam từ nay
đến 2020, bao gồm: nâng cao chất lượng thuỷ sản XK theo hướng thuỷ sản
sạch, an toàn để nâng cao khả năng cạnh tranh thâm nhập thị trường nước
ngoài; đẩy mạnh hoạt động xuất tiến, xây dựng, quảng bá thương hiệu và
nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm; tăng cường, triển khai các giải
pháp đồng bộ trong hệ thống khép kín ni trồng và đánh bắt, chế biến,
XKTS; nghiên cứu thị trường ngách, phân khúc thị trường và mở rộng thị
trường mới ở Trung Đông, Ai Cập,…
- Văn kiện Chương trình hợp tác giữa Bộ Thuỷ sản Việt Nam và Bộ
Ngoại giao Đan Mạch ngày 15 tháng 12 năm 2005 Pef. 104.Vietnam.803-200
nêu rõ Chính phủ Đan Mạch sẽ hỗ trợ Bộ Thuỷ sản xây dựng một kế hoạch tổng
thể cho ngành và hai dự án Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển ở Việt Nam
(ALMRV-I), Cải thiện chất lượng và XKTS (SEAQUYP-I). Chương trình này
hoạt động trong 5 năm bắt đầu từ tháng 01/2000 kết thúc tháng 12/2005. Các
hợp phần của Chương trình bao gồm:
- Tăng cường năng lực quản lý hành chính ngành thuỷ sản (STOFA);
- Hỗ trợ NTTS nước ngọt (SUFA);
- Hỗ trợ NTTS nước lợ và nước mặn (SUMA);
- Cải thiện chất lượng và XKTS (SEAQUYP-II);
- Hỗ trợ tái cơ cấu ngành và cổ phần hố DN (SIRED);
Chương trình hỗ trợ này gắn liền với các chương trình quốc gia được triển
khai trong ngành thuỷ sản, như trợ giúp kỹ thuật cho DN về các mặt giới thiệu các
hệ thống quản lý chất lượng, hỗ trợ xây dựng năng lực, hỗ trợ marketing quốc tế
phù hợp với nhu cầu ngành thuỷ sản; hỗ trợ các hoạt động khuyến ngư cũng như các
hoạt động NTTS nước ngọt, nước lợ, biển tại cấp tỉnh và địa phương [5].
Để phát huy tiềm năng sẵn có về NTTS trong tự nhiên cũng như tạo điều kiện
cho NTTS ngày càng phát triển, Nhà nước ta đã ban hành chính sách, luật pháp về
phát triển thuỷ sản phù hợp với thời kỳ hội nhập. Thể hiện rõ nhất là Quốc hội đã
phê chuẩn Luật Thuỷ sản vào ngày 26 tháng 11 năm 2003. Luật Thuỷ sản quy định
những khuôn khổ pháp lý cơ bản về hoạt động thuỷ sản, khắc phục những hạn chế
của "Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trước đó. Luật Thuỷ sản tạo
căn cứ pháp lý để Nhà nước tích cực hỗ trợ phát triển thuỷ sản, bảo đảm ổn định
sốlượng và chất lượng sản phẩm thuỷ sản, trong đó có NTTS.
Tập tài liệu Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở
Việt Nam (2006) [8], theo yêu cầu của Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng Thế giới bởi Viện
Quản lý thuỷ sản - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản, mạng lưới Trung tâm Nuôi
trồng thuỷ sản châu Á - Thái Bình Dương, Trường Đại học Cần Thơ, Quỹ Quốc tế
bảo vệ thiên nhiên. Tài liệu đã chỉ ra những thách thức chính đối với NTTS và đưa ra
một số hướng dẫn quản lý và xây dựng cần phải được ưu tiên khi đầu tư vào NTTS
trong giai đoạn tiếp theo.
- Ngày 05/7/2011, Bộ NN&PTNT đã ký Quyết định số 1503 về việc ban
hành Quy phạm thực hành NTTS tốt tại Việt Nam (VietGAP) cho 3 đối tượng là
cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Lợi ích của VietGAP trong NTTS là quy
phạm thực hành sản xuất tốt được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là đảm
bảo an tồn dịch bệnh, an tồn mơi trường, an tồn xã hội và truy xuất được
nguồn gốc sản phẩm. Do đó, sự ra đời của VietGAP là bước cần thiết nhằm đưa
nghề NTTS nước ta vào trong khuôn khổ, đồng thời từng bước thay thế những
tiêu chuẩn quốc tế mà nhiều DN, nhóm hộ NTTS trong cả nước đang áp dụng
như SQF, GlobalGAP, MSC, ASC... nhằm tiến tới thống nhất theo một quy
chuẩn chung.
- Bộ Thuỷ sản (2001), Chiến lược phát triển nuôi trồng bền vững góp phần
xố đói giảm nghèo [3]. Tinh thần chủ đạo của Chiến lược là thông qua phát triển
NTTS quản lý bền vững nguồn lợi thuỷ sản và góp phần xố đói, giảm nghèo.