Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ TÀI CUỘC THI KHKT DÀNH CHO HS THCS 20212022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.97 KB, 17 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG THCS
HUYỆN

ĐỀ TÀI
NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP TRỰC TUYẾN ( ONLINE) CỦA HỌC SINH
LĨNH VỰC DỰ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

NHÓM TÁC GIẢ:
- LỚP 9B
- LỚP 8B

ABC – 2022


1. Lí do chọn đề tài

2

2. Tóm tắt nội dung dự án

2

3. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu

3


4. Giả thuyết khoa học

4

5. Phương pháp nghiên cứu

5

6. Nội dung nghiên cứu, số liệu/ kết quả

5

6.1. Thực trạng về việc theo dõi và xem các video, clip trên các trang
mạng hiện nay

5

6.2. Thực trạng, nhận thức, thái độ, hành vi khi theo dõi và xem các
video, clip trên các trang mạng hiện nay trong hiện nay ở học sinh

7

6.3. Hậu quả của việc theo dõi và xem các video, clip trên các trang
mạng hiện nay ở học sinh

11

7. Một số giải pháp nhằm hạn chế, đẩy lùi tác hại của các video, clip
lệch chuẩn, nhảm nhí, phản cảm, độc hại và nâng cao ý thức trách
nhiệm trước các video, clip này


13

8. Phân tích số liệu/ kết quả nghiên cứu

14

9. Tính bức thiết và tính thiết thực của dự án.

14

10. Kết luận

15

11. Tài liệu tham khảo

2


1.Lý do chọn đề tài:
Cuối năm 2019 đầu năm 2020, ở Vũ Hán - Trung Quốc xuất hiện một loại
virus lạ mà sau đó các nhà khoa học đặt tên cho nó là virus corona, virus sars
cov 2, nCoV và sau cùng là dịch bệnh Covid-19. Virus này rất nguy hiểm bởi
khi vào cơ thể, nó sẽ tấn cơng các tế bào phổi của chúng ta gây bệnh viêm phổi
cấp, sau đó gây hội chứng suy hơ hấp cấp tính; khơng những vậy mà nó cịn gây
tổn thương gan, tổn thương tim, tổn thương thận cấp tính,... và gây tử vong nếu
bệnh nhân không được cứu chữa kịp thời. Virus này lây nhiễm qua khơng khí,
qua tiếp xúc với người mắc bệnh, bởi vậy chỉ sau một thời gian ngắn nó đã có
mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt

trong đời sống xã hội của con người mà trong đó có giáo dục bởi các nhà trường
phải cho học sinh nghỉ học, ở nhà để phòng tránh dịch. Thời gian nghỉ học kéo
dài, diễn ra nhiều lần trong khi việc dạy và học vẫn phải tiếp tục cho nên các nhà
trường, các thầy cô và các em học sinh tiếp tục đồng hành với việc dạy và học
bằng hình thức dạy và học trực tuyến ( online). Việc học online là hình thức học
tập mới mẻ với học sinh, bởi vậy trong q trình học tập khơng ít học sinh gặp
khó khăn, bỡ ngỡ bên cạnh đó cịn bộ phận nhỏ các bạn học sinh còn tỏ ra thờ ơ,
học hình thức, học theo kiểu góp mặt cho có trong lớp,.. nên hiệu quả học tập
của một số bạn chưa cao.
Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em đã làm nghiên cứu khoa học với đề
tài “ Nâng cao tính hiệu quả trong việc học trực tuyến( online) của học sinh
”. Bài nghiên cứu là mong muốn của cả nhóm, giúp cho việc học trực tuyến của
các bạn học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
1. Tóm tắt nội dung chủ yếu của dự án:
Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi
mặt trong đời sống xã hội của con người mà trong đó có giáo dục bởi các nhà
trường phải cho học sinh nghỉ học, ở nhà để phòng tránh dịch. Thời gian nghỉ
học kéo dài, diễn ra nhiều lần trong khi việc dạy và học vẫn phải tiếp tục cho
nên các nhà trường, các thầy cô và các em học sinh tiếp tục đồng hành với việc
dạy và học bằng hình thức dạy và học trực tuyến ( online). Việc học online là
hình thức học tập mới mẻ với học sinh ở địa phương chúng ta, bởi vậy trong quá
trình học tập khơng ít học sinh gặp khó khăn, bỡ ngỡ: Lóng ngóng trong việc sử
dụng thiết bị học tập trực tuyến, chọn khơng gian ngồi học chưa hợp lí, chưa
quen cách chuẩn bị trước cho bài học,.. Bên cạnh đó cịn bộ phận nhỏ các bạn
học sinh còn tỏ ra thờ ơ, các bạn ấy có tư tưởng rằng: học trực tuyến chỉ là tạm
thời, học để ôn tập cho khỏi quên bài vở, học được chữ nào thì học vì sau này
quay lại trường lớp các thầy cô sẽ dạy lại ấy mà, vậy là ngay đầu tiên các bạn đã
chưa có ý thức tự giác, chưa có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ trong học tập
trực tuyến.Trong quá trình học tập, một số bạn cịn học hình thức, học theo kiểu
góp mặt cho có trong lớp: các bạn bật thiết bị học tập lên nhưng để đấy, các bạn

không nghe thầy cô giảng bài, không ghi chép, không tương tác với thầy cơ và
các bạn, thậm chí có bạn cịn vừa học vừ chơi điện tử,..Chính vì vậy nên hiệu
quả học tập của một số bạn chưa cao.
3


Bởi vậy, đề tài này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về hiện trạng,
nguyên nhân của việc học tập trực tuyến ở một số bạn đạt hiệu quả chưa cao.
Qua đó, nhóm tác giả muốn gửi đến người đọc, trước hết là các bạn học sinh cần
nhận thức được rằng: Việc học trực tuyến sẽ còn đồng hành với học sinh bởi
trong thời gian tới, việc đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 sẽ còn cần rất nhiều thời
gian. Hơn nữa hình thức học trực tuyến sẽ là sự lựa chọn kết hợp với hình thức
học tập trực tiếp trong tương lai.Vậy để đạt hiệu quả cao khi học trực tuyến,
trước hết các bạn học sinh phải có nhận thức đúng đắn, có ý thức tự giác và có
những trải nghiệm thuần thục về hình thức học tập này.
Các thầy cô giáo và nhà trường đã tiếp tiếp nhận ý kiến của chúng em và
khẳng định sẽ có phương pháp để tuyên truyền đến mọi người trong cộng đồng,
trong xã hội, trong nhà trường để cùng chung tay giúp các bạn học sinh nhận
thức đúng đắn về vai trò của việc học tập trực tuyến, nâng cao ý thức tự giác và
tính hiệu quả trong q trình học tập của các bạn.
3. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
3.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Năm 1945, nước ta giành được độc lập, khi ấy tài sản Giáo dục mà người
Pháp để lại là: có 95% dân số mù chữ, trải qua 76 năm với nhiều nỗ lực, nền
giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực, thành
phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước
như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển.
Nhiều chỉ số về Giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực,
như: tỷ lệ học sinh đi học và hồn thành Chương trình tiểu học sau 5 năm đạt

92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN; kết quả Chương trình Đánh giá kết
quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á năm 2019 cho thấy
chất lượng giáo dục tiểu học của Việt Nam đứng vào tốp đầu của các nước
ASEAN. Những con số được thế giới và các tổ chức trên thế giới thống kê trên
là minh chứng rõ ràng về sự tiến bộ vượt bậc của nền giáo dục Việt Nam. Điều
đó có được là nhờ vào những chủ trương, những chính sách đúng đắn mang tầm
chiến lược của Đảng và Nhà nước cũng như sự nỗ lực không ngừng của ngành
Giáo dục, của các thầy cô giáo và của các bạn học sinh.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong 76 năm qua, Đại hội XIII của
Đảng đã định hướng phát triển giáo dục Việt Nam cho thời kì tới, trong đó có
một số điểm nổi bật như: thay vì chỉ nhấn mạnh vào “phát triển nhanh giáo dục
và đào tạo” như trước đây, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 2030 đề cập trực tiếp việc “phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và hội nhập quốc tế”. Phương hướng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” được xác
định theo hướng mới: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có
hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”.
4


Trong lúc toàn ngành Giáo dục đang tập trung toàn bộ nguồn lực để nâng
cao chất lượng giảng dạy, trong lúc học sinh đang hăng say, không ngừng phấn
đấu trong học tập thì đầu năm 2020 dịch bệnh Covid-19 ập đến, ngay lập tức nó
làm gián đoạn việc học tập của học sinh. Nhưng ngành Giáo dục đã nhanh
chóng có chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, các cấp
bậc học (trừ mầm non) đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến qua internet
và truyền hình, đây là lần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai trên
quy mơ cả nước.
Trong q trình học tập trực tuyến, nhất là thời gian đầu khơng ít bạn học
sinh tỏ ra bỡ ngỡ, có nhận thức chưa đúng đắn về vai trị của học trực tuyến,

thậm chí cịn tỏ ra thờ ơ với hình thức học tập này. Thậm chí có một số ít các
bạn cịn thiếu ý thức tự giác khi tham gia học tập, bởi vậy nên chất lượng và
hiệu quả học tập của các bạn cịn chưa cao.
Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em muốn mang đến những thơng
tin hữu ích, thiết thực, những minh chứng điển hình nhất nhằm giúp các bạn học
sinh có cái nhìn đúng đắn, có ý thức tự giác, có những kinh nghiệm hữu ích để
việc học trực tuyến của các bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu:
3.2.1. Hiệu quả ( Theo từ điển Wikipedia tiếng Việt) là khả năng tạo ra
kết quả mong muốn. Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, nó có nghĩa là nó có
một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, ở đây là kết quả mong muốn, mong
đợi trong học tập.
3.2.2. Học trực tuyến (E-learning), học online ( Theo từ điển Wikipedia
tiếng Việt): là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học trên Internet. Người
dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng
truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thơng minh (laptop, smartphone, máy
tính bảng,...).
Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được đưa lên các
nền tảng và người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi. Bên
cạnh đó cịn có nghĩa là thời hoạt động dạy-học trực tiếp có sự tham gia và
tương tác giữa giáo viên và học sinh.
3.2.3. Nâng cao ( Động từ) ( Theo từ điển Wikipedia tiếng Việt): làm tăng
thêm. Ở đây có nghĩa là làm tăng thêm kết quả, hiệu quả học tập.
3.2.4. Của ( Theo từ điển Wikipedia tiếng Việt): thuộc về. Ở đây có nghĩa
là hoạt động học tập thuộc về bản thân học sinh.
3. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu thực trạng trong việc học tập
trực tuyến; ý thức và thái độ, tính hiệu quả trong học tập trực tuyến của các bạn
học sinh. Trên cơ sở đó tìm ra những ngun nhân khiến hiệu quả trong việc học
trực tuyến ở một số bạn học sinh còn hạn chế, nêu ra những giải pháp nhằm góp

phần nâng cao ý thức tự giác, sự chủ động trong học tập và hiệu quả học tập.
Cung cấp thêm cho các bạn học sinh những thông tin, những lời khuyên hữu ích
5


góp phần thay đổi nhận thức, ý thức, thói quen, hành vi của các bạn học sinh
trong hoạt động học tập trực tuyến để việc học tập của các bạn đạt hiệu quả cao
hơn.
4. Giả thuyết khoa học:
- Nhận thức về vai trò của việc học tập trực tuyến của một bộ phận học sinh
còn chưa đầy đủ.
- Trong quá trình học tập, các bạn lơ là, chểnh mảng, thiếu ý thức tự giác,
thiếu tính chủ động, thiếu trách nhiệm trong học tập và thiếu kinh nghiệm trong
việc sử dụng các thiết bị học tập trực tuyến. Nếu các bạn không thay đổi, không
tự điều chỉnh ý thức, hành vi thì hiệu quả, chất lượng học tập của các bạn sẽ khó
lịng được cải thiện, khó lịng đạt được những kết quả tốt.
- Nếu đề tài được áp dụng thành cơng trong nhà trường, trong gia đình và
trong xã hội, mọi người đều hiểu biết, đều nắm bắt được những nguyên nhân
khách quan, chủ quan xuất phát từ phía học sinh dẫn tới hiệu quả học tập trực
tuyến ở một bộ phận học sinh cịn chưa cao thì chắc chắn sẽ có những giải
pháp, những điều chỉnh, những việc làm thiết thực để hoạt động học tập trực
tuyến của các bạn đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các
trang mạng xã hội tất cả các vấn đề có liên quan đến việc dạy và học trực tuyến.
Từ đó chắt lọc, ghi chép những thong tin hữu ích có lien quan đến vấn đề tìm
hiểu, nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Tìm hiểu những ví dụ thực tế, những cá nhân, những bạn học sinh hằng

ngày trực tiếp tham gia học tập; tìm hiểu từ những người thân của các bạn học
sinh, những người xung quanh trong xã hội thường xuyên chứng kiến, theo dõi
hoạt động học tập trực tuyến của con em mình.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .
- Quan sát, đánh giá tình hình thực tế: thái độ, hành động, việc làm hiện
nay của mọi người xung quanh vấn đề này.
5.3. Quy trình nghiên cứu:
Bước 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu, quan sát
Bước 2: Thu thập tài liệu, tìm kiếm thơng tin
Bước 3: Thảo luận nhóm
Bước 4: Phân tích, thống kê
Bước 5: Tổng kết, rút ra kết luận
6. Nội dung và kết quả nghiên cứu
6


6.1. Thực trạng về việc học trực tuyến (oline) hiện nay:
Ngay đầu năm 2020 dịch bệnh Covid 19 xảy ra, các bạn học sinh được
nghỉ học để phòng chống dịch bệnh và để không bị gián đoạn việc học tập của
học sinh các thầy cơ giáo đã nhanh chóng thực hiện việc giảng dạy theo hình
thức trực tuyến (online). Những ngày đầu, việc dạy-học trực tuyến chủ yếu
thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, Messenger bằng cách trao đổi, giao
bài tập cho học sinh ôn tập, làm bài tập và sau đó gửi lại cho thầy cơ. Sau đó do
dịch bệnh kéo dài, nhiều địa phương, nhiều trường học đã chuyển đổi việc dạy
học trực tuyến qua truyền hình, qua Internet mà các nền tảng trực tuyến như:
Zoom, Google Meet, VNPT Meeting,..Đặc biệt các nền tảng trực tuyến đã mang
lại nhiều hiệu quả trong quá trình học tập của học sinh. Bởi vậy cứ vùng nào,
nơi nào xảy ra dịch bênh mà phải dừng việc đến trường thì nhà trường, thầy cơ
nhanh chóng triển khai việc dạy- học trực tuyến và nhanh chóng nhận được sự
ủng hộ từ phía gia đình học sinh cũng như sự hưởng ứng, tham gia của học sinh.

Việc dạy và học trực tuyến đã góp phần khơng làm gián đoạn việc dạy và
học khi giáo viên và học sinh không thể đến trường. Trong quá trình học tập trực
tuyến, đại đa số các bạn học sinh tham gia đầy đủ, học tập chăm chỉ, tự giác, chủ
động, tích cực tương tác với thầy cô và các bạn trong lớp khi học, các bạn ghi
chép bài và làm bài đầy đủ,.. nên các bạn đáp ứng được các yêu cầu cần đạt cơ
bản trong các giờ học của các mơn học.
Bên cạnh đó, việc học trực tuyến vẫn cịn đang gặp những khó khăn nhất
định với một số ít các bạn học sinh như: thiếu thiết bị học tập, khơng có mạng
Internet khiến việc học tập của một bộ phận nhỏ học sinh khó khăn trong tiếp
cận với việc học tập. Nhưng nhờ những chủ trương, chính sách của các các lãnh
đạo của chính quyền, của nhà trường, của các ban ngành đoàn thể, sự chung tay
của toàn xã hội và sự cố gắng từ phía các gia đình nên khó khăn này đã và đang
được giải quyết tạo cơ hội cho tất cả các bạn đều được tham gia vào hoạt động
học tập trực tuyến.
Ngoài ra trong hoạt động học tập trực tuyến, các bạn học sinh vẫn cịn gặp
khơng ít những khó khăn nho nhỏ như: sự chưa ổn định của đường truyền tín
hiệu của mạng Internet, hạn chế của các nền tảng trực tuyến khiến việc tương tác
giữa giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh và các
hoạt động thực tế không thể diễn ra như học trực tiếp nên ít nhiều chưa tạo hết
hứng thú đối với học sinh và chưa thể tạo hết cơ hội giúp học sinh trải nghiệm
cũng như thể hiện năng lực của bản thân. Một thực trạng khá phổ biến trong
những ngày đầu học trực tuyến là việc học trực tuyến là hình thức học tập mới
mẻ với học sinh ở địa phương chúng ta, bởi vậy trong q trình học tập khơng ít
học sinh gặp khó khăn, bỡ ngỡ: Lóng ngóng, thiếu kinh nghiệm trong việc sử
dụng thiết bị học tập; chưa quen với phương pháp học tập mới mẻ. Nhưng rồi
nhờ sự hướng dẫn của thầy cơ, của những người thân trong gia đình và từ sự
phát triển nhanh chóng của cơng nghệ nên hầu hết các bạn học sinh khi tham gia
học trực tuyến đã dần dần thích nghi và hình thức học tập này đã mang lại
7



những kết quả như mong đợi của ngành Giáo dục, của nhà trường và của thầy cơ
và của gia đình các bạn.
Nhưng bên cạnh những thành công to lớn trên thì việc học trực tuyến ở
một bộ phận nhỏ học sinh lại có kết quả cịn hạn chế, khơng được như mong đợi.
Hạn chế đó một phần xuất phát từ những khó khăn khách quan như đã nêu ở trên
nhưng phần nhiều xuất phát từ chính bản thân của một bộ phận nhỏ các bạn học
sinh và một số ít gia đình các bạn. Đó là đâu đó vẫn cịn một số ít phụ huynh học
sinh vẫn tỏ ra dễ dãi với con, chưa thật sự sát xao với việc học, với hoạt động
học tập của con em mình. Đó là còn bộ phận nhỏ các bạn học sinh còn tỏ ra thờ
ơ, các bạn đã chưa có ý thức tự giác, chưa có nhận thức đúng đắn, chưa thực
hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi học tập của mình. Biểu hiện là: cịn học hình thức,
học theo kiểu góp mặt cho có trong lớp; các bạn bật thiết bị học tập lên nhưng để
đấy, các bạn không nghe thầy cô giảng bài, không ghi chép, không tương tác với
thầy cơ và các bạn; thậm chí có bạn cịn vừa học vừ chơi điện tử, vừa lướt
Facebook, vừa chatbox nói chuyện riêng và vừa vào TikTok để chơi cho
vui,..Ngoài ra cũng có một số ít học sinh thiếu những kĩ năng những kinh
nghiệm cơ bản, cần thiết trong hoạt động học tập trực tuyến. Chính những
nguyên nhân trên dẫn tới kết quả quả học tập trực tuyến của một số bạn chưa
được như mong đợi.
6.2.Thực trạng về việc học trực tuyến (online) hiện nay ở học sinh.
Năm 2020 và năm 2021do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên học sinh đã
được tiếp cận với hình thức học tập trực tuyến và cũng là những năm đánh dấu
sự chuyển đổi mạnh mẽ của hình thức học tập từ trực tiếp sang trực tuyến trong
việc học tập của các bạn học sinh.
Trong quá trình học tập trực tuyến, đại đa số các bạn học sinh được gia
đình quan tâm; bản thân các bận cũng đã thích ứng rất nhanh và tham gia đủ
một cách tự giác, chủ động với hình thức học tập này, cụ thể: các bạn đều có ý
thức được việc học trực tuyến cũng như học trực tiếp nên các bạn ấy luôn tự
giác, chủ động, trách nhiệm, hợp tác, nhiệt tình trong q trình học tập. Điều đó

thể hiện ở các biểu hiện, các hành động cụ thể: Tham gia học tập đầy đủ, nghỉ
học có lý do chính đáng và có xin phép và chủ động xin thầy cô hoặc nhờ các
bạn gửi bài để chép, để học; trong một số tình huống bị out thì các bạn tự giác
vào lại lớp học một cách chủ động; trong mỗi giờ học các bạn luôn chuẩn bị
trước cho bài học theo yêu cầu của thầy cô; các bạn vào học đúng giờ; các bạn
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, chủ động bật Camera và nhanh chóng nhập
tâm vào giờ học: trong giờ học các bạn chăm chú nghe thầy cơ hướng dẫn, giảng
giải, tích cực tương tác với thầy cô, các bạn về bài học, ghi chép đầy đủ, hồn
thành đúng thời gian và có chất lượng các bài tập trong khi học cũng như bài tập
được giao ngoài thời gian học trực tuyến trực tiếp. Kết quả của việc học tập ở
các bạn này thể hiện qua các bài làm, các sản phẩm học tập mà các bạn tương
tác lại với thầy cơ qua hình thức trả lời trực tiếp, qua Chat box, qua các trang
mạng và qua các nền tảng trực tuyến khiến các thầy cơ hài lịng vì các bạn đã cơ
bản hồn thành các yêu cầu cần đạt qua mỗi bài học cũng như quá trình học tập.
8


2 Ảnh
Nhưng có phần đối lập với những bạn học sinh tích cực, tự giác, chủ
động, trách nhiệm, có kinh nghiệm học tập và có kết quả tốt trong học tập trực
tuyến thì cịn một bộ phận khơng ít các bạn học sinh mặc dù vẫn tham gia học
tập nhưng hiệu quả trong việc học tập vẫn chưa đạt được những kết quả như
mong đợi trong mỗi bài học, trong mỗi chủ đề học tập và trong quá trình học
tập trực tuyến. Vấn đề trên xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng về căn bản, cốt lõi
vẫn là xuất phát từ chính các bạn ấy cũng như từ phía một bộ phận rất ít ở phía
gia đình.
Cịn một bộ phận nhỏ các bậc phụ huynh, còn một số bạn học sinh cho
rằng học trực tuyến chỉ là giải pháp tạm thời trong việc học tập của các bạn
trong thời gian nghỉ dịch và quá trình học tập này sẽ được thầy cô giảng dạy lại,
hệ thống lại trong thời gian trở lại học trực tiếp. Điều này tác động rất lớn đến ý

thức học tập của các bạn, các bạn tỏ ra thờ ơ, hững hờ, thiếu tự giác với việc học
tập: các bạn tham gia học tập thất thường, buổi có buổi khơng, điều đó diễn ra
một cách vơ tư hồn nhiên thậm chí cá biệt có trường hợp bố mẹ biết mà cũng
chẳng nhắc nhở gì. Thiết nghĩ, sự thiếu quan tâm, thiếu sát xao của một bộ phận
cha mẹ học sinh cũng góp phần tạo ra sự lơ là, chểnh mảng trong học tập của
các bạn và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong học tập
của các bạn.
Một số bạn lại thiếu ý thức tự giác, thiếu trách nhiệm, thực hiện chưa
nghiêm túc nghĩa vụ học tập: học cho bản thân mình mà các bạn ấy lại học tập
thất thường, các bạn thường xuyên vào học muộn tiết học mục đích chỉ là để
điểm danh cho đủ; các bạn không chuẩn bị trước các nhiệm vụ mà thầy cô giao
cho học sinh chuẩn bị trước cho mỗi bài học, trong giờ học các bạn lơ đãng
không tập trung nghe thầy cô giảng bài, không thực hiện các hoạt động học tập.
Khi thầy cô yêu cầu các bạn hoạt động, khi thầy cô gọi trả lời thì các bạn ấy mặc
kệ coi như khơng biết và khi bị thầy cô nhắc nhở các bạn nhắn tin lên Zalo nhóm
lớp là do mạng Internet trục trặc nên không trả lời được; các bạn ấy ghi chép và
làm bài tập khi học cũng như bài tập làm ở nhà thất thường lúc ghi lúc không
hoặc ghi để đối phó trong trường hợp thầy cơ kiểm tra vở hoặc gọi điện thoại
cho bố mẹ các bạn. Nhiều phụ huynh cũng biết điều này và khơng ít các bậc cha
mẹ đã phải bỏ thời gian ra để ngồi theo dõi con mình học, lúc ấy các bạn mới tỏ
ra chăm chú học tập theo kiểu để cho bố mẹ biết mình vẫn học tập đầy đủ,
nghiêm túc nhưng khi bố mẹ dời đi thì các bạn lại đâu đóng đó. Học tập như vậy
thử hỏi làm sao hiểu được nơi dung bài học, làm sao có kết quả tốt đây.
Ảnh vở hs chưa ghi bài đủ
Một số bạn lại ham chơi điện tử, thích lướt Facebook, đam mê TikTok mà
quên đi nhiệm vụ học tập của mình, đầu tiết học các bạn ấy vào học đầy đủ, bật
camera đợi cô giáo điểm danh xong, khi bắt dầu vào học các bạn tắt camera và
bắt đầu vào chơi điện tử, lướt Facebook hoặc TikTok. Thầy cơ dạy thì cứ dạy, tai
các bạn vẫn nghe nhưng nghe gì thì khơng biết; mắt các bạn chăm chú nhìn vào
màn hình trị chơi, hình ảnh, video clip; tâm trí các bạn tập trung hết cho trò chơi

9


mà các bạn tâm đắc kia rồi; có bạn đang chơi thì nghe tiếng thầy cơ gọi mình trả
lời câu hỏi, lúc ấy các bạn ấp úng luống cuống ầm ừ và từ từ buông câu tra lời:
dạ…em không biết; có bạn cịn chẳng nghe thấy thầy cơ hỏi mình về điều gì, các
bạn lý do: mạng nhà em kém, cô hỏi lại ạ và sau khi nghe thầy cô hỏi lại, câu trả
lời của các bạn vẫn là: em khơng biết hoặc đó là câu trả lời sai. Với những bạn
này, thử hỏi sau một tiết học, các bạn học được những điều gì nhỉ?
Ảnh về người học nguwoif không
Việc lựa chọn không gian học tập cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
học tập của học sinh. Đại đa số các bạn đã biết lựa chọn cho mình khơng gian
n tĩnh và chất lượng sóng viễn thơng tốt để học tập, điều đó mang lại hiệu quả
học tập tốt cho các bạn. Nhưng bên cạnh đó cịn khơng ít bạn chưa biết lựa chọn
cho mình khơng gian học tập hợp lí: một số bạn lựa chọn chỗ ngồi học ngồi
phịng khách, ở nhà ngồi trong khi các bạn học thì khách khứa, người nhà vẫn
đi ra đi vào, mọi người vẫn nói vẫn cười, thậm chí cịn bật tivi, nào là tiếng gà
gáy, tiếng chim hót, tiếng chó sủa mèo kêu, tiếng xe máy, tiếng những người
thân làm các cơng việc trong gia đình. Những âm thanh, những hoạt động đó
khiến các bạn khơng tập trung học tập được, có bạn đang học mà vẫn hóng
chuyện từ những người xung quanh, thi thoảng lại ngoảnh ra ngó vào để đáp
chuyện cười đùa với người xung quanh hay ngó tivi đang chiếu gì. Tai hại hơn
khi những bạn trên nhiều lúc lại bật micro khiến tất cả những âm thanh hỗn độn
xung quanh lọt vào lớp hoc, nó oang oang làm cho cả phịng học bị gián đoạn,
thầy cơ phải dừng dạy để nhắc nhở các bạn; các bạn khác trong lớp bỗng bị ngắt
mạch khơng khí học tập đang trơi chảy. Có bạn lại chọn chỗ ngồi kín q khiến
sóng viễn thơng yếu khiến mạng lác, mạng đơ làm cho âm thanh, hình ảnh chập
chờn thậm chí liên tục bị out ra khỏi lớp khiến việc học tập luôn bị gián đoạn.
Tất cả những hoạt động trên xuất phát từ nguyên nhân: các bạn thiếu kĩ năng cơ
bản khi lựa chọn không gian, kĩ năng sử dụng thiết bị khi học trực tuyến. Điều

này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả học tập của các bạn.
ảnh người nhà, em nhỏ cùng hs
Một hiện tượng nữa khá phổ biến, quen thuộc với một bộ phận khơng ít
học sinh trong khi học là những lời nhắn tới nhóm lớp khi thiết bị học bị out.
Việc bị out trong khi học là điều khó tránh khỏi, nhưng với những bạn có ý thức
tự giác, có kinh nghiệm thì các bạn nhanh chóng quay lại phịng học để được
thầy cơ chấp nhận và đưa trở lại lớp. Nhưng còn một bộ phận nhỏ học sinh thay
vì tự vào lại hoặc trước khi vào lại, các bạn còn tranh thủ nhắn lên nhóm Zalo
của lớp: cơ ơi em bị out rồi ạ; em bị out cô cho em vào với, việc làm này khiến
bản thân bạn ấy bị mất thời gian, khiến các bạn trong lớp lại quan sát vào Zalo
nhóm lớp, thậm chí một vài bạn cịn nhắn tin trả lời lại, vơ tình làm mất thời
gian, mất sự tập trung của các bạn trong lớp khi đang học tập.
Ảnh out
Học trực tuyến, ngoài ý thức tự giác, sự chủ động thì tâm thế học tập cũng
là một trong số các yếu tố rất quan trọng góp phần tạo ra hiệu quả học tập. Đa số
học sinh có tâm thế tốt, coi việc học trực tuyến cũng như học trên lớp. Nhưng
10


bên cạnh đó vẫn cịn một số ít học sinh chưa tạo cho mình tâm thế sẵn sàng, tự
giác, chủ động trong học tập. Được học tập ở nhà nhưng một số bạn thường
xuyên vào học muộn, tiết học online thường diễn ra trong 40 phút, khi thầy cô
và các bạn đã có mặt đơng đủ thì một số bạn lại có thói quen chần chừ, bài học
diễn ra 5-10 phút các bạn mới vào lớp, thầy cô nhắc nhở các bạn nhiều lần
nhưng các bạn đưa ra đủ thứ lý do biện minh cho việc vào muộn của mình.
Trong một giờ học trên lớp, thi thoảng mới có một bạn học sinh xin ra ngồi vì
lý do riêng nhưng trong giờ học trực tuyến thì một số bạn tự do cho mình cái
quyền đi ra đi vào vì khơng gian học là nhà các bạn mà. Có một số bạn trong
một giờ học xin đi uống nước, đi vệ sinh tới vài lần. Cũng trong giờ học, nhiều
khi thầy cơ u cầu học sinh sử dụng hình thức Chat box để các bạn thực hiện

các bài tập, trả lời các câu hỏi, để thảo luận nhóm phục vụ việc học tập. Nhưng
vẫn có một số ít các bạn thực hiện chưa tốt, các bạn lợi dụng việc này để
chatbox nói chuyện riêng với nhau, để trêu đùa với bạn khác. Kết quả là khi
trình bày phần bài làm, có bạn khơng có sản phẩm học tập, có bạn làm sơ sài để
đối phó và rõ ràng các bạn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập thì làm sao
có được chất lượng, hiệu quả như gia đình, nhà trường và thầy cô mong đợi.
Một vấn đề khá nan giải nữa với một số bạn khi học trực tuyến là ỷ lại,
dựa dẫm vào các ứng dụng tìm kiếm của các nền tảng công nghệ như Google,
Côc Côc,.. Thông thường khi học tập trực tiếp trên lớp, các thầy cơ ln kiểm
sốt mọi hoạt động học tập của học sinh, các thầy cô luôn yêu cầu các bạn chủ
động vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống, các bài tập và các sản
phẩm học tập trong các bài học. Nhờ đó các bạn hiểu bản chất bài học, các sản
phẩm học tập mà các bạn làm ra là của chính các bạn. Nhưng khi học trực tuyến,
một số bạn đã ỷ lại vào các ứng dụng tìm kiếm của Google, Côc Côc; khi thầy
cô giao bài tập, giao các nhiệm vụ học tập thì thay vì tự làm, một số bạn đã
Search trên mạng Internet rồi chép kết quả vào vở, vào giấy một cách vô tư,
không cần suy nghĩ và thật hả hê vì mình đã hoàn thành bài tập, hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Nhưng thật tiếc thay, đó lại khơng phải là sản phẩm do các
bạn làm ra mà là đi copy một cách thụ động. Vậy là tri thức được đưa lên các
trang Website để tham khảo thì nay biến thành chỗ chống lưng, chỗ dựa dẫm cho
các bạn trong học tập.
6.3. Hậu quả của việc thiếu ý thức tự giác, lơ là, chểnh mảng và thiếu
kĩ năng sử dụng các thiết bị trong học tập trực tuyến (online)
Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với học sinh là hoạt động học tập dù là học
tập dưới bất cứ hình thức nào: trực tiếp hay trực tuyến. Trong học tập trực tiếp,
mọi hoạt động học tập trên lớp của học sinh luôn được thầy cơ quan sát, theo
dõi, nếu như có bạn nào đó học tập chưa nghiêm túc thì ngay lập tức được thầy
cô điều chỉnh, nhắc nhở để đưa các bạn trở lại quỹ đạo học tập. Nhưng trong học
tập trực tuyến thì khác, kết quả học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó
yếu tố quan trọng nhất chính là ý thức tự giác, sự chủ động, tinh thần ham học

của các bạn. Nếu có đủ các yếu tố trên, chắc chắn kết quả học tập của các bạn sẽ
đạt được như mong đợi. Ngược lại nếu như bạn học sinh nào đó thiếu ý thức tự
giác, lơ là, chểnh mảng, biếng nhác, ham chơi, thụ động, thiếu kinh nghiệm sử
11


dụng thiết bị,.. trong học tập thì tuy là nguyên nhân có khác nhau nhưng hậu quả
để lại đều giống nhau; hậu quả ấy vô cùng to lớn, nghiêm trọng.
Thứ nhất: Ảnh hưởng khơng tốt đến chính kết quả học tập và quá
trình học tập tiếp theo của các bạn
Dù là học trực tiếp hay trực tuyến thì sản phẩm học tập mà học sinh cần
có là như nhau: kiến thức, phẩm chất và năng lực. Trong học tập trực tuyến nếu
thiếu ý thức tự giác, lơ là, chểnh mảng, biếng nhác, ham chơi, thụ động, thiếu
kinh nghiệm sử dụng thiết bị,.. trong học tập thì sẽ khơng tiếp thu được kiến
thức cần đạt ở mỗi bài học, mỗi chủ đề học tập và cả một quá trình học tập. Như
vậy các bạn sẽ khơng có kiến thức, thiếu kiến thức hay hổng kiến thức. Điều này
là một sự thiệt thịi lớn với các bạn, các bạn sẽ rất khó khăn khi thực hiện những
bài kiểm tra, đánh giá dù là thường xuyên hay định kỳ và tất nhiên sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả học tập trước mắt và lâu dài của các bạn. Là học sinh, chắc
chắn các bạn đã hiểu kiến thức ở mỗi bài học trong sách giáo khoa có liên đới,
nối tiếp nhau với nhau theo một tiến trình; kiến thức bài trước sẽ liên quan đến
bài sau, muốn học tốt bài sau thì phải nắm chắc kiến thức bài trước; muốn học
tốt các lớp sau thì phải được trang bị tốt hệ thống kiến thức lớp trước đó. Như
vậy có thể khẳng định nếu không thực hiện tốt, không thực hiện nghiêm túc việc
học trực tuyến thì sẽ vơ cùng khó khăn cho cả chặng đường học tập sau này.
Ngoài việc khiếm khuyết kiến thức, trong quá trình học tập trực tuyến nếu
học sinh không tự giác, chủ động trong các hoạt động học tập thì đương nhiên
các bạn sẽ khơng hình thành và tích lũy được những phẩm chất, năng lực cần
đạt sau mỗi bài học; các bạn mãi là người ì ạch, lười biếng, thụ động. Điều này
cũng sẽ gây khó khăn cho việc học tập tiếp theo vì hoạt động học tập ngày nay

dựa trên yếu tố chính là sự tự giác, chủ động và sáng tạo ở chính bản thân học
sinh.
Thứ hai: Làm mất niềm tin, sự hy vọng và phụ bạc công lao của bố
mẹ
Hằng ngày, bố mẹ chúng ta phải lao động cật lực để nuôi chúng ta ăn học;
có những người bố, người mẹ khơng quản sớm khuya, vất vả đi làm từ sớm đến
tối; tiết kiệm, chắt chiu từng đồng tiền để nuôi chúng ta ăn học với hy vọng con
cái mình sẽ chăm ngoan học giỏi, bằng bạn bằng bè và hy vọng con cái mình sẽ
học tốt để sau này có tương lai tươi đẹp. Như vậy, lẽ ra các bạn phải cố gắng, tự
giác, chăm chỉ, nỗ lực trong học tập để có kết quả học tập tốt đáp lại cơng lao,
sự hy vọng của bố mẹ. Vậy mà trong quá trình học tập tập trực tuyến, các bạn
được ngồi tại nhà để học tập mà hiệu quả, kết quả không được như mong đợi thì
quả thật là điều đáng trách. Các bạn đã phụ bạc công lao của cha mẹ, đánh mất
niềm tin và sự hy vọng của bố mẹ vào bản thân mình.
Thứ ba: Đánh mất dần sự tơn trọng, yêu quý từ bạn bè
Là học sinh, chúng ta phải chăm ngoan, không ngừng nỗ lực phấn đấu
vươn lên trong học tập để có kết quả học tập tốt và hiển nhiên những bạn trong
lớp chăm ngoan, học tốt luôn để lại hình ảnh đẹp trong con mắt bạn bè; được
bạn bè tôn trọng, yêu quý, tin tưởng. Trong quá trình học trực tuyến có khơng ít
các bạn học sinh vì lơ là, chểnh mảng học tập dẫn tới kết quả học tập giảm sút.
12


Điều này sẽ nhanh chóng khiến các bạn phải trả giá bằng việc dần mất đi hình
ảnh của chính mình, dần mất đi niềm tin và sự yêu mến từ bạn bè trong lớp,
trong trường.
Thứ tư: Làm mất niềm tin, sự hy vọng và phụ bạc công lao giáo dục
của thầy cơ, của nhà trường
Trong suốt q trình giáo dục nói chung, trong q trình dạy học trực
tuyến nói riêng, các thầy cơ giáo ln mang hết tâm huyết có thể để tổ chức cho

học sinh những tiết học có chất lượng cao nhất. Hằng ngày thầy cô miệt mài
thiết kế các bài dạy; khi giảng dạy trực tuyến, thầy cơ cơ vất vả hơn bởi việc dạy
trực tuyến khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với dạy học trực tiếp. Các thầy
cơ tìm mọi biện pháp để có thể giúp các bạn học sinh có thể tiếp cận kiến thức,
hình thành các phẩm chất, năng lực. Vậy nhưng một bộ phận học sinh lại tỏ ra
thờ ơ, coi thường việc học để rồi bị hụt hẫng, đứt gãy kiến thức khiến hiệu quả
học tập không được như mong đợi. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp
đến các bạn mà còn ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng giáo dục của nhà trường,
của thầy cô và khiến thầy cô thất vọng, giảm niềm tin vào các bạn.
Thứ năm: Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước
trong tương lai
Trong những năm gần đây, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa
phương; các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý giáo dục khơng ngừng
nghiên cứu, tìm tịi để đưa ra những chính sách, những giải pháp và những ưu
tiên cho giáo dục để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giáo dục nhằm đào tạo
ra những thế hệ công dân kế cận được trang bị đầy đủ kiến thức, phẩm chất,
năng lực, năng động, chủ động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có
chất lượng cao đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong giai đoạn mới. Những bạn khơng thu hoạch được gì cho mình trong học
trực tuyến ắt hẳn sẽ rất thiệt thòi, các bạn tự bỏ lại mình phía sau các bạn khác;
sau này khó khăn trong vấn đề công ăn việc làm, các bạn trực tiếp làm chậm quá
trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần làm chậm q trình
đi lên của đất nước và vơ tình trở thành người thiếu trách nhiệm với đất nước.
7. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt
động học tập trực tuyến của học sinh:
Chất lượng, hiệu quả trong học tập trực tuyến của mỗi bạn phụ thuộc vào
chính các bạn, vậy nên để có chất lượng tốt, hiệu quả cao trong học tập trực
tuyến thì các bạn cần thực hiện tốt những yếu tố sau:
- Trước hết, các bạn phải coi hình thức học tập trực tuyến cũng giống như học
tập trực tiếp; từ đó các bạn phải có ý thức tự giác, thái độ nghiêm túc, thực hiện

tốt nghĩa vụ, trách nhiệm học tập của mình. Tham gia học tập đầy đủ, chủ động,
tích cực. Học bài nào, dứt điểm bài đó, chuẩn bị bài, ghi chép bài, làm bài tập
đầy đủ và có chất lượng; tích cực tương tác với thầy cô và các bạn trong giờ học.
- Tuyệt đối không lạm dụng thiết bị học để chơi điện tử, vào các trang mạng xã
hội trong khi học và không làm việc riêng trong lúc học.
- Tìm hiểu, tự trang bị cho mình kiến thức, kinh nghiệm sử dụng thiết bị học tập
trực tuyến để sử dụng chúng một cách có hiệu quả khi học tập.
13


- Lựa chọn cho mình khơng gian học tập hợp lí để tránh bị tiếng ồn, tránh bị
người khác làm phiền, tránh bị phân tâm trong khi học tập và cũng để tránh làm
ảnh hưởng đến các bạn trong lớp.
- Nếu gặp những khó khăn, trục trặc trong khi học mà bản thân khơng tự khắc
phục được thì có thể trao đổi với thầy cô, hỏi bạn bè để được tư vấn, giúp đỡ.
Chất lượng, hiệu quả trong học tập trực tuyến của học sinh cũng cần sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và thầy cơ giáo:
- Về phía gia đình, gia đình cũng phải nhận thức được tầm quan trọng trong việc
học tập trực tuyến của con em mình. Từ đó tạo những điều kiện thuận lợi nhất
để con em học tập có chất lượng và hiệu quả như: trang bị cho con em thiết bị
học tập tối ưu, tạo không gian yên tĩnh cho con em học tập; thường xuyên theo
dõi, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc học tập của con em.
- Nhà trường, thầy cô giáo thường xuyên kết nối để nắm được tình hình học tập
của các bạn học sinh. Nắm được những thuận lợi, khó khăn của hình thức học
tập trực tuyến, nắm được tình hình học tập của từng bạn để cùng nhau có sự kết
hợp, có giải pháp để phát huy những điểm mạnh, hạnh chế những khiếm khuyết
nhằm giúp các bạn học tập có hiệu quả cao nhất.
Tuyên truyền đến tất cả các bạn học sinh, đặc biệt là những bạn còn lơ là,
chểnh mảng, thiếu tự giác trong học tập về tầm quan trọng của hình thức học
trực tuyến, nhiệm vụ học tập, phương pháp học tập và cách thức học tập,..

Nhiệm vụ tuyên truyền này rất quan trọng và thuộc về nhiều phía: nhà trường,
thầy cơ, gia đình và ngay trong chính mỗi học sinh chúng ta. Chúng ta phải tích
cực tuyên truyền đến các bạn học sinh để các bạn ấy dần dần hạn chế những
khiếm khuyết, để các bạn thay đổi, để các bạn ấy tự giác. tích cực, chủ động khi
tham gia hoạt động học tập nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Một số hoạt động của nhóm nghiên cứu, tìm hiểu về tác hại của các video,
clip lệch chuẩn, nhảm nhí, độc hại trên mạng xã hội:
8. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi áp dụng đề tài trên vào việc trang bị cho học sinh hiểu biết về
những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới hiệu quả, chất lượng học
tập trực tuyến chưa được như mong muốn ở một số bạn tại trường THCS La Sơn
đã thu được những kết quả khả quan. Đa số đều nhận thức được những nguyên
nhân khiến việc học tập trực tuyến của mình chưa có hiệu quả, chất lượng như
mong muốn và sẽ tự điều chỉnh bản thân theo hướng tích cực.
Tổng số HS
được khảo sát:
80 HS

Tham gia học tập
đầy đủ nhưng hiệu
quả, chất lượng
còn hạn chế

14

Tham gia học tập
đầy đủ, hiệu quả,
chất lượng


Tham gia học tập
thất thường


SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

Trước khi áp
dụng dự án

38

47,5%

29

36,25%

13

16,25%


Sau khi áp dụng
dự án

18

22,5%

56

70%

6

7,5%

9. Tính bức thiết và tính thiết thực của dự án:
Hiệu quả, chất lượng trong việc học tập trực tuyến của học sinh đang
là vấn đề nóng bỏng trong thời dịch bệnh ngày nay.
Tính hiệu quả và chất lượng học tập của học sinh trong việc học trực tuyến ngày
nay do phải học tập tại nhà để phòng chống dịch bệnh Covid 19 đang là vấn đề
bức thiết với toàn xã hội, với ngành giáo dục và với phụ huynh học sinh. Dịch
bệnh vẫn đang hoành hành và chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt, đâu đó học
sinh chúng em vẫn cần phải học tập theo hình thức trực tuyến để không bị gián
đoạn việc học tập theo chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc
học”. Việc học trực tuyến của chúng em đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ
phía các cấp chính quyền từ Trung Ương đến địa phương, các Ban ngành Đoàn
thể, các Tổ chức xã hội. Đặc biệt hơn, chúng em nhận được sự quan tâm trực
tiếp, thường xuyên của ngành Giáo dục, của nhà trường và thầy cô, sự quan tâm
và tạo điều kiện từ phía gia đình trong việc học tập của chúng em. Thế nhưng để

đạt dược hiệu quả, chất lượng học tập như mong muốn, chúng em cần có thêm
thời gian để tất cả các bạn học sinh dần dần thích ứng với hình thức học tập cịn
mới mẻ này. Chúng em cần thêm sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp Chính quyền, từ
các Ban ngành, Đồn thể, từ các Tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tạo điều kiện
cho chúng em về thiết bị học tập, về các phần mềm công nghệ thông tin truyền
dẫn Internet chuyên biệt cho dạy và học trực tuyến. Bên cạnh đó, chúng em
mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tư vấn, hướng dẫn và dạy dỗ từ
phía nhà trường, thầy cơ; mong được các gia đình quan tâm, tạo điều kiện hơn
nữa trong việc học tập trực tuyến của chúng em. Và điều quan trọng nhất là
mong muốn các bạn học sinh hãy tự giác, chăm chỉ, chủ động, có trách nhiệm
hơn nữa với việc học tập của bản thân mình. Bởi vậy, đề tài chúng em nghiên
cứu ít nhiều có những tác động nhất định đến các bạn học sinh và nhiều người
trong xã hội,.. góp phần bé nhỏ nhưng thiết thực vào vấn đề lớn của đất nước:
“… giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
là động lực then chốt để phát triển đất nước”.
10. Kết luận:
Trong thời kì dịch bệnh Covid 19, hình thức học tập trực tuyến giống như
việc học trực tiếp thường ngày của học sinh và thậm chí sau này khi dịch bệnh
qua đi thì việc học trực tuyến sẽ trở thành một kênh học tập mới của các bạn học
sinh, nó có thể diễn ra song song với hoạt động học học tập trực tiếp ở một số
môn học, một số nội dung học tập của học sinh. Với các bạn học sinh, hình thức
15


học tập nào cũng quan trọng như nhau nên trong quá trình học tập trực tuyến,
đại đa số các bạn đẫ tham gia đầy đủ, tham gia học tập tự giác, tích cực và chủ
động và đạt được kết quả như mong đợi. Ý thức, thái độ, nghĩa vụ và quyền lợi
trong việc học tập trực tuyến của đại đa số các bạn học sinh đáng được ghi nhận,
biểu dương và khen ngợi. Nhưng bên cạnh mặt tích cực ấy, cịn một bộ phận ít
học sinh vì nhiều ngun nhân khách quan hoặc chủ quan mà việc học tập vốn là

nhiệm vụ quan trọng diễn ra thường ngày với các bạn trở nên mơ hồ, nhạt nhòa,
thứ yếu dẫn đến hiệu quả, chất lượng cịn hạn chế và điều đó sẽ để lại những khó
khăn tiếp theo trong chặng đường học tập của các bạn. Dẫu rằng việc học trực
tuyến với các bạn là một hình thức học tập mới mẻ nhưng nếu các bạn có ý thức
tự giác, có sự chủ động, có trách nhiệm với nghĩa vụ học tập của bản thân và
kèm theo đó là sự chủ động tìm tịi, học hỏi sử dụng tốt thiết bị học tập ắt hẳn
hiệu quả và chất lượng học tập của các bạn vẫn được đáp ứng như khi học trực
tiếp. Bởi vậy bài nghiên cứu, tìm hiểu này của chúng em góp phần nào đó giúp
các bạn học sinh tự nhìn nhận ra những khiếm khuyết của mình để các bạn khắc
phục; giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về các yếu tố chủ chốt để tạo điều
kiện cho con em mình học tập có hiệu quả và chất lượng. Cũng qua đây, chúng
em mong muốn các nhà lãnh đạo, các cấp chính quyền, các nhà khoa học, các
công ty công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông, các tổ chức, đồn thể, các cá
nhân,.. hãy ln là những nhân tố tiên phong trong việc tạo điều kiện cho chúng
em về thiết bị học tập, về các phần mềm công nghệ thông tin truyền dẫn Internet
chuyên biệt cho dạy và học trực tuyến. Bên cạnh đó, chúng em mong muốn tiếp
tục nhận được sự quan tâm, tư vấn, hướng dẫn và dạy dỗ từ phía nhà trường,
thầy cơ; mong được các gia đình quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong việc học
tập trực tuyến của con em. Và điều quan trọng nhất là mong muốn các bạn học
sinh hãy tự giác, chăm chỉ, chủ động, có trách nhiệm hơn nữa với việc học tập
của bản thân mình.
Hướng phát triển của đề tài:
- Chúng em sẽ thành lập câu lạc bộ để tuyên truyền, nâng cao ý thức, phổ
biến kiến thức, kinh nghiệm học tập trực tuyến có hiệu quả đến các bạn học
sinh.
- Lập nhóm facebook, nhóm Zalo để trao đổi thông tin, nâng cao hiểu biết
về những nguyên nhân khiến việc học tập trực tuyến thiếu hiệu quả ở một số bạn
và các giải pháp nâng cao tính hiệu quả, chất lượng trong học tập trực tuyến.
- Tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện, trao đổi thoải mái cởi mở về
những chủ đề có liên quan đến tính thiếu hiệu quả và có hiệu quả trong học tập

trực tuyến ở học sinh.
Vì đây là vấn đề gần giũ, thiết thực và hết sức phong phú, đòi hỏi phải có
nhiều kiến thức sâu, đa dạng nên khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất
mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để dự án của chúng em
được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
, ngày 08 tháng 12 năm 2021
16


Nhóm trưởng

11. Tài liệu tham khảo:
1. Báo điện tử Dân trí
2. Báo Vietnamnet
3. Báo Tuổi trẻ online
4. Báo Đời sống & Pháp luật
5. Báo Nhân dân

17



×