Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sinh viên cần làm gì để tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đảng?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.56 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

ĐỀ TÀI (SỐ 5): Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sinh
viên cần làm gì để tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đảng?

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Đặng Thu
Sinh viên thực hiện

: Vũ Đức Bằng

Lớp

: CNTT 14-04

Mã sinh viên

: 1451020017

Hà nội, ngày 1 tháng 11 năm 2021


MỞ ĐẦU
Ngày 3/2/1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu
Long, thuộc Hồng Công, Trung Quốc, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc, đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng
duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng
đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức và đường lối của cách mạng
Việt Nam.
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; chứng tỏ


giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử
lãnh đạo cách mạng.
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam ln bám sát thực tiễn
cách mạng, phân tích sâu sắc thời cuộc, nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu
thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác định đúng đắn những nhiệm vụ chiến lược.
Đảng cũng luôn nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trải nghiệm thực tiễn để có đường lối đổi mới
đúng đắn, sáng tạo làm nên những bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam. Thực
tiễn đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng
lợi của dân tộc ta.
Một Đảng mới 15 năm tuổi, chỉ với khoảng 5 nghìn đảng viên, đã lãnh đạo
nhân dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phá tan gông xiềng nô lệ
hơn 80 năm của chế độ thực dân, xóa bỏ chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn
năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đông Nam Á.
Tiếp đến, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao
là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xn năm 1975,
giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
thiêng liêng của Tổ quốc ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, làm tròn nghĩa vụ
1


quốc tế, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước ta - kỷ ngun độc lập, thống
nhất, hịa bình, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước sau ngày đất nước
thống nhất, sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp.
Khi đứng trước những sai lầm, khuyết điểm do bệnh chủ quan, duy ý chí, Đảng
đã dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” và khởi xướng cơng cuộc đổi
mới toàn diện đất nước. Đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng đã đáp
ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phù hợp với xu thế thời đại,
vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Em xin chọn đề tài: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sinh viên cần làm gì để tiếp nối
truyền thống vẻ vang của Đảng?”. Đây là đề tài rất có chiều sâu, khi tìm hiểu, em
đã phát hiện ra được nhiều ưu điểm của Đảng ta. Em có thể khẳng định rằng: “
Đất nước Việt Nam chỉ có thể thốt khỏi xiềng xích nơ lệ, có được độc lập, tự do
khi mà đi theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam “. Bản thân em, khi được
giao viết đề tài này cũng cảm thấy rất hứng thú . Tuy nhiên do vốn hiểu biết cịn
nơng cạn nên em chưa thể nêu được đủ và đúng những lập luận về Đảng . Bài viết
cịn có rất nhiều thiếu sót, em mong cơ giúp đỡ em hồn thành bài viết tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I
SỰ KHỞI ĐẦU VÀ TRƯỚC KHI ĐẢNG RA ĐỜI
l/ Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy
thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta
là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính
sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.
2


Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ
quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một
chính sách chun chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành
động yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba
nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và
thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính
sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài ngun,
cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vơ lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp,

hệ thống đường giao thơng, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít,
ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc
hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc
hậu.
Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nơng
dân; một bộ phận địa chủ có lịng u nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp
dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã
hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp
bức, bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân Pháp. Do đó, mẫu thuẫn cơ bản
trong xã hội Việt Nam lúc này, không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu
là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày
càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
2/ Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời.
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong
trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu
đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã
lần lượt thất bại. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào
Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan
Đình Phùng lãnh đạo (1896); phong trào nơng dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám
3


kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi. Phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương
Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái
Học lãnh đạo cũng bị thất bại,…
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do
những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con
đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Cách

mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Việc tìm
một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng
dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.
3/ Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước.
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường
lối cứu nước, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
(Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngồi, bắt đầu đi tìm con đường cứu
nước. Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu
lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ), tích cực
tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến
tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính
phục V.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga;
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Những hoạt động cách mạng phong phú
đó đã giúp Người từng bước rút ra những bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa
chọn con đường cách mạng của mình.
Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương đã giải
đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở. Từ đây, Người đã tìm
ra con đường cứu nước, cứu dân đúngđắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; xác định những vấn
đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc
4


gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xãhội, giai cấp vô
sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước
với phong trào cách mạng vô sản thế giới.
Đối với Nguyễn Ái Quốc, đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với
chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng

sản quốc tế. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc ViệtNam. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên
tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, tìm ra con
đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt
động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng
thuộc địa; nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua các
báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản
án chế độ thực dân Pháp (1925).
Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong
Quốc tế Cộng sản, tháng 1l-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc)
trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người
sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập
và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927)...
nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước. Người tổ chức đào tạo
bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho việc thành lập Đảng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc
được giai cấp cơng nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như''người đi đường
đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn''. Nó lơi cuốn những người
u nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào
đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp cơng nhân ngày càng
trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào
phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh
5


của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, địi hỏi phải
có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được
thành lập:

- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
- Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
- Ngày l-l-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng
sản tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh
cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động
biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của
cách mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái
Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân
tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống
nhất các tổ chức cộng sản.

CHƯƠNG II
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG VÀ NHỮNG BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ
1/ Sự ra đời của Đảng.
Từ ngày 6-l đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp
tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương
trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử
như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết
quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm
đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào
6


công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc
nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng

và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái
Quốc.
Đó là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam,
chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước.Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định: cách mạng Việt Nam phải tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách
mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức
lãnh đạo cách mạng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
2/ Thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sát cánh cùng dân tộc, lãnh đạo thắng
lợi cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ tĩnh, Cao trào dân chủ 19361939 và cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945, đỉnh cao là cách mạng tháng
8/1945. Cách mạng tháng 8/1945 là thắng lợi của truyền thống quật cường, bất
khuất, lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử
dựng nước và giữ nước, quyết chiến đấu vì độc lập tự do, khơng cam chịu nơ lệ.
Thắng lợi cách mạng tháng 8/1945 đã đập tan ách thống trị của thực dân Pháp và
phát xít Nhật, lật đổ chế độ quân chủ hàng nghìn năm, lập nên Nước Việt Nam
dân chủ cộng hịa, nhà nước dân chủ cơng nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây
dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã
hội, mở ra thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.
7


3/ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
Sau cách mạng tháng 8/1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, nền

độc lập của dân tộc chưa thực sự được bảo vệ vững chắc. Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo thực hiện đường lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, xác định
thực dân Pháp là kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam, với phương châm “toàn dân,
toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính” Đảng đã lãnh đạo đưa cuộc kháng
chiến từng bước thắng lợi, từ chiến dịch Thu Đông 1947, chiến dịch Biên giới
1950, đến chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên
Phủ 1954. Thắng lợi Điện biên Phủ (1954) giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa
miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi Điện Biên Phủ đã báo hiệu sự
sụp đổ chế độ thực dân kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới.
4/ Đại thắng mùa xuân 1975.
Sau chiến thắng Điện biên Phủ 1954, Mỹ thay thế Pháp ở lập nên chế độ
thuộc địa kiểu mới Đông Dương. Nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền với hai
chiến lược cách mạng khác nhau. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
ở miền Bắc Đảng đề ra và lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng miền
Bắc làm hậu phương cho cơng cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ở miền Nam, Đảng đề ra đường lối kháng chiến và lãnh đạo lần lượt đánh thắng
các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ: chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
(1961- giữa 1965); chiến lược “chiến tranh cục bộ” (giữa 1965-1968) chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) và kết thúc bằng cuộc tổng tiến công và
nổi dậy mùa xuân 1975 lịch sử. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Đại thắng mừa xuân 1975 đã thống nhất đất nước, đưa
cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đánh dấu một bước ngoặt quyết định mở
đường cho dân tộc Việt Nam tiến hẳn vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập,
thống nhất và chủ nghĩa xã hội.

8



5/ Thắng lợi của công cuộc lối đổi mới đất nước.
Sau năm 1975, đất nước có nhiều thuận lợi song cũng gặp mn vàn khó khăn
thách thức. Đảng đã lãnh đạo tìm tịi khảo nghiệm con đường xây dựng CNXH.
Tháng 12/1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường
lối đổi mới toàn diện, đồng bộ trên các lĩnh vực, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
Nhìn tổng thể, trải qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng
kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá,
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát
triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được tăng cường. Văn hóa
- xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều
thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây
dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh
về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan
hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
6/ Thắng lợi trên lĩnh vực đối ngoại.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), Đảng đề ra
và thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa, quan hệ hợp tác đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ quốc tế. Hơn 30 năm thực hiện đường lối đối ngoại, Đảng và Nhà
nước Việt Nam thu được nhiều kết quả to lớn:
- Thứ nhất: Môi trường hịa bình thuận lợi cho phát triển; độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững.

9



- Thứ hai, quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu; quan
hệ với các nước láng giềng và các nước trong ASEAN được củng cố;.
- Thứ ba, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc tăng
cường nguồn lực cho phát triển, thực hiện CNH, HĐH đất nước.
- Thứ tư, chủ động, tích cực tham gia các cơng việc chung của cộng đồng quốc tế,
các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước.
- Thứ năm, đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được triển
khai đồng bộ, hiệu quả, có bước phát triển mới.

CHƯƠNG III
HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ THAM GIA TIẾN TRÌNH TỒN
CẦU HĨA CỦA VIỆT NAM
1/ Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập
quốc tế.
Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất
nước. Cũng chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của
Đảng ta được hình thành. Đảng cho rằng, "muốn kết hợp sức mạnh với dân tộc
với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế"
và "một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang
diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và
đẩy nhanh q trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất". Tiếp đến Đại hội VII, tư
duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định, đó là, "cần nhạy bén
nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong
quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc
tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp".
Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ "Hội nhập" chính thức được
đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: "Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập
với khu vực và thế giới". Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng
10



chỉ rõ và nhấn mạnh hơn "Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế". Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001
Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW "Về hội nhập kinh
tế quốc tế". Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát
triển và nâng lên một bước cao hơn, đó là "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác". Tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã có một
bước phát triển tồn diện hơn, đó là từ "Hội nhập kinh tế quốc tế" trong các kỳ
Đại hội trước chuyển thành "Hội nhập quốc tế". Đảng ta đã khẳng định, "Chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế". Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này,
ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW "Về
hội nhập quốc tế".
Mục tiêu lớn trong Nghị quyết số 22 đưa ra, đó là: Hội nhập quốc tế phải
nhằm củng cố mơi trường hịa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận
lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; Giữ
vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát
huy bản sắc dân tộc; Tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế,
uy tín quốc tế của đất nước; Góp phần tích cực vào sự nghiệp hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Như vậy, bằng việc ban hành Nghị quyết số 22 "Về hội nhập quốc tế" cho
thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một q trình phát triển ngày
một sâu sắc, toàn diện hơn. Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội
nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập
kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh
tế. Với tầm quan trọng của hội nhập quốc tế, vấn đề này cũng đã được thể chế hóa
trong Hiến pháp (năm 2013) của Việt Nam.


11


2/ Thành tựu trong thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thực hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong
đường lối chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế (trước Đại hội XI là hội nhập
kinh tế quốc tế), quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam gần 30 năm qua đã,
đang đạt được nhiều kết quả to lớn, đưa Việt Nam bước vào một giai đoạn hội
nhập quốc tế sâu sắc và tồn diện hơn. Có thể đánh giá kết quả, thành tựu của hội
nhập quốc tế trên một số mặt chủ yếu như sau:
Thứ nhất, hội nhập quốc tế góp phần phá thế bao vây, cấm vận, nâng cao
vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này được phản ánh qua việc Việt Nam
đã thiết lập quan hệ ngoại giao, kinh tế - thương mại với hầu hết các nước, vùng,
lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế ở khu vực và thế giới. Tính
đến năm 2014, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 181 quốc gia, quan hệ kinh tế
- thương mại với trên 230 thị trường nước ngồi, là thành viên tích cực của hơn
70 tổ chức quốc tế và khu vực.
Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á); Năm 1996 là thành viên của APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương); Năm 2000, ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt
Nam - Hoa Kỳ; Tháng 1/2007 là thành viên chính thức của WTO (Tổ chức
Thương mại Thế giới) v.v... Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương, như cùng với các
nước ASEAN ký FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (2004), ASEAN - Hàn Quốc
(2006), ASEAN - Nhật Bản (2008)... Ký FTA song phương Việt Nam - Nhật Bản
(2008), Việt Nam - Chi Lê (2011), Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (2015)...
Hiện nay, chúng ta đang hướng tới việc ra đời Cộng đồng ASEAN vào tháng
12/2015; Tích cực tham gia đàm phán để đi tới ký kết Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), trong đó Việt Nam là một thành viên v.v...
Đến nay, Việt Nam đang là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế
và khu vực quan trọng như: Tổ chức Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp
12


tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... Q trình hội nhập của Việt
Nam có cả ở các cấp độ, phạm vi từ khu vực (ASEAN) đến liên khu vực (APEC,
ASEM) và tới toàn cầu (UN, WTO)... Với cương vị là thành viên hoặc gánh vác
những trọng trách lớn hơn: Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Chủ tịch ASEAN-2010, Tổng Thư ký ASEAN
(2013-2017), Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2014-2016)... Việt Nam đã
thể hiện được trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, được các
nước trên thế giới đánh giá rất cao.
Thứ hai, hội nhập quốc tế mở ra một không gian phát triển mới cho nền
kinh tế Việt Nam, tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát
triển kinh tế - xã hội. Với việc Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức
khu vực và thế giới, tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), mở rộng
quan hệ kinh tế song phương với hàng loạt quốc gia... đã giúp Việt Nam khắc
phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do các đối tác truyền thống ở Liên
Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp đột ngột và do tác động tiêu cực từ cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực bắt đầu từ năm 1997. Hiện nay, Việt Nam
đã có quan hệ kinh tế với hơn 230 thị trường nước ngoài; Việt Nam đã đi lên từ
một nước nghèo, lạc hậu trong khủng hoảng kinh tế - xã hội trở thành nước có thu
nhập trung bình thấp; từ một nước nhận viện trợ là chủ yếu thành đối tác hợp tác
phát triển…
Quá trình hội nhập quốc tế, mà trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế những
năm qua đã giúp Việt Nam thu hút hiệu quả cả ba nguồn lực quốc tế lớn là: Nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và
nguồn kiều hối. Tính đến hết năm 2014, tổng số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt
Nam đạt hơn 270 tỷ USD, năm 2014 đạt tên 21 tỷ USD; Hiện nay có khoảng 60
nhà tài trợ lớn cho Việt Nam (bao gồm cả nhà tài trợ song phương và đa phương).

Trong giai đoạn 1993 - 2013, tổng vốn ODA ký kết của các nhà tài trợ cho Việt
Nam vay đạt khoảng trên 62 tỷ USD, năm 2014 là khoảng 5 tỷ USD. Ngoài các
nhà tài trợ lớn, Việt Nam còn nhận được ODA từ hơn 600 tổ chức phi chính phủ;
13


về nguồn kiều hối, giai đoạn 2001-2010 đạt gần 40 tỷ USD, năm 2011 đạt 9 tỷ
USD, năm 2012 khoảng 10 tỷ USD, năm 2013 đạt khoảng 11 tỷ USD, năm 2014
đạt khoảng 12 tỷ USD.
Tham gia hội nhập quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, khơng ngừng tăng trưởng cả về quy mô và tốc
độ. Xuất nhập khẩu của Việt Nam đã trở thành động lực chính, quan trọng cho sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nếu năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu
mới đạt 789 triệu USD, thì năm 2013 đã tăng đạt 132,2 tỷ USD, năm 2014 đạt
hơn 150 tỷ USD. Hoạt động nhập khẩu cũng gia tăng mạnh mẽ. Năm 1986, kim
ngạch nhập khẩu là 1.857,4 triệu USD; năm 1996 là 11.143,6 triệu USD, năm
2014 đạt khoảng 148 tỷ USD. Việc gia nhập WTO đã mở ra cho Việt Nam cơ hội
để gia tăng xuất khẩu sang 160 nước thành viên (Yêmen là thành viên thứ 160 gia
nhập WTO vào tháng 12/2013).
Thứ ba, thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới,
Việt Nam đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên
nhiều lĩnh vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh
tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ tranh thủ được các nguồn vốn
đầu tư và viện trợ quốc tế, nhiều lĩnh vực hạ tầng như Bưu chính viễn thơng, Cơng
nghệ thơng tin, Giao thông vận tải… đã phát triển đáng kể, tạo tiền đề và cơ sở
quan trọng, đáp ứng yêu cầu, tạo thuận lợi cho hội nhập ở tất cả các lĩnh vực khác.
Việc hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế đã kích thích sự thay đổi tích
cực hơn của cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần từ sản phẩm thô sang cơng nghiệp chế
biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ
cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế và các

doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý..., thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Quá trình hội nhập quốc tế đã góp phần đào tạo cho Việt Nam những nhà
quản lý, các doanh nhân, đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về
14


chuyên môn lẫn quản lý. Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng thúc đẩy q trình cải
cách hành chính, cải cách thể chế kinh tế thị trường ngày một thông thống, tương
thích, tạo thuận lợi cho các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam và Việt Nam
sẽ trở thành nền kinh tế thị trường thực sự.

CHƯƠNG IV
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VẺ VANG, TUỔI TRẺ VIỆT
NAM THI ĐUA HỌC TẬP, LAO ĐỘNG SÁNG TẠO, XUNG
KÍCH TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
VIỆT NAM
1/ Những truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam.
Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của
Đảng, gắn bó sống cịn với lợi ích dân tộc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, khơng ngại
hy sinh gian khổ, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng
và nhân dân giao phó.
Truyền thống đồn kết, tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo cao cả.
Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, có hồi bão lớn.
2/ Những việc sinh viên cần phải làm để tiếp nối truyền thống vẻ vang của
Đảng.
Một là, thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội học tập và tiến quân vào

khoa học công nghệ:
+ Tinh thần và thái độ học tập của thanh niên phải là: Học để làm người,
học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân; học ở trường, học ở sách vở, học

15


lẫn nhau, học ở nhân dân, học suốt đời, thanh niên phải đi đầu trong một xã hội
học tập.
+ Học tập tồn diện: Văn hố, chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,
tin học… Tích cực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ
thuật, hăng hái tham gia các hoạt động sáng tạo.
Hai là, thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều
kiện mới:
+ Thi đua lập thân, lập nghiệp, xố đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu
chính đáng. Phát triển rộng rãi phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; đẩy mạnh
phong trào tiết kiệm, tích luỹ trong thanh niên.
+ Đẩy mạnh hoạt động lao động sáng tạo với tri thức và công nghệ mới,
với năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn trước. Đẩy mạnh hoạt động “Sáng
tạo trẻ”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới.
Ba là, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội. Đặc biệt ở những lĩnh vực, địa bàn và đối tượng khó khăn:
+ Tổ chức và tích cực tham gia các phong trào tình nguyện. Tổ chức thường
xuyên các hoạt động tình nguyện tại chỗ, ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật
xanh; thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện đảm nhận các việc khó, việc
mới, những vấn đề bức xúc; tích cực tham gia bảo vệ mơi trường, phịng chống
thiên tai. Tình nguyện giúp đỡ người già, gia đình chính sách, trẻ em có hồn cảnh
khó khăn. Tích cực và gương mẫu tham gia xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.
+ Xung kích thực hiện các chương trình dự án. Tham gia thực hiện các dự

án quốc gia về phát triển kinh tế biển đảo, xây dựng đường Hồ Chí Minh, xây
dựng cầu nơng thơn mới và khu dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long. Chủ động
đề xuất đảm nhận các dự án, các cơng trình, phần việc thanh niên tham gia phát
triển kinh tế – xã hội của địa phương.

16


Bốn là, xung kích bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ
nạn xã hội :
+ Hăng hái tham gia các hoạt động xây dựng nền quốc phịng tồn dân,
gương mẫu thực hiện luật nghĩa vụ qn sự, thường xuyên học tập nâng cao nhận
thức về tình hình, nhiệm vụ mới, ý thức cách mạng, nhận rõ âm mưu "diễn biến
hồ bình" của các thế lực thù địch.
+ Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn
xã hội, giữ gìn an tồn giao thơng, đấu tranh phịng chống tội phạm và tệ nạn xã
hội.

KẾT LUẬN
Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua kể từ ngày có
Đảng lãnh đạo là minh chứng sinh động nhất về năng lực lãnh đạo đúng đắn, sáng
tạo của Đảng ta và sức mạnh to lớn của nhân dân ta. Tự hào với những thắng lợi
đã đạt được, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vững tay lái, sáng suốt lãnh đạo toàn
dân tộc, trước mắt tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước
do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã đề ra; phấn đấu sớm đưa nước ta trở
thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là những tìm hiểu, phân tích và đánh giá của em về vấn đề
“Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cá
ch mạng Việt Nam”, mong cô đưa ra nhận xét để bài viết của em hoàn chỉnh hơn.
Em xin kết thúc bài làm ở đây, cảm ơn cơ đã nhìn qua!


17



×