Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN một số QUY tắc về TRỌNG âm và NGỮ điệu TRONG dạy và học TIẾNG ANH TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 35 trang )

N
À
MSÁNG KIẾN
BÁO CÁO

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN
TRƯỜNG TH …………

Tên đề tài sáng kiến :

MỘT SỐ QUY TẮC VỀ TRỌNG ÂM VÀ NGỮ
ĐIỆU TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Họ và tên tác giả :
Chức vụ
: Giáo viên
Tổ CM
:5
Đơn vị : Trường tiểu học …….

Năm học 2020 -2021

1


Phụ lục I
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN


Kính gửi1: -Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm Thị xã Điện Bàn
Chúng tơi/tơi kính đề nghị Q cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến
như sau:
1. Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả2: ………………….
2. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Hồng Phong
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3 - nếu có: …………….
4. Tên sáng kiến: Một số quy tắc về trọng âm và ngữ điệu trong dạy và
học môn Tiếng Anh tiểu học
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, trong
dạy và học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học .
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5: 05/09/2020
- Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có)
Chúng tơi/ tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điện Ngọc , ngày 22 tháng 04 năm 2021
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

1
2
3
4
5

2


Phụ lục II
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Mô tả bản chất của sáng kiến
1/Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực
hiện:
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được xây dựng theo quan
điểm lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngơn
ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thơng qua
nghe, nói, đọc, viết. Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), cần ưu tiên phát triển hai kỹ năng
nghe và nói. Năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh của học sinh được phát triển
thơng qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ
chức, hướng dẫn q trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động
luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học.
Các giáo trình Tiếng Anh tiểu học hiện nay đã chú trọng nhiều hơn đến trọng
âm và ngữ điệu của từ và câu . Đặc biệt chương trình Tiếng Anh lớp 4 và 5. Hầu
hết giáo viên khơng có thời gian hoặc không chú ý hướng dẫn cho học sinh về
kiến thức này. Giáo viên khi sửa lỗi cho học sinh chỉ chú ý đến cách dùng từ, lỗi
ngữ pháp hoặc lỗi phát âm sai chứ không sửa lỗi về nhấn trọng âm và ngữ điệu.
Hầu hết học sinh khơng có khái niệm về nhấn trọng âm và ngữ điệu khi phát âm
Tiếng Anh.
Đặc biệt là có một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
phát âm đúng trọng âm của từ và ngữ điệu trong câu Tiếng Anh trong giao tiếp
nên chưa chú trọng đến việc rèn luyện để nói cho đúng trọng âm và ngữ điệu .
Tiếng Anh cấp trung học phổ thông và cấp THCS thì mơn Tiếng Anh với học
sinh tiểu học cịn rất mới lạ, đặc biệt là ngữ âm. Mặc dù trong mỗi Unit đều có
dành 1 tiết để dạy ngữ âm. Tuy nhiên thời lượng 35 phút là quá ít ỏi mà phương
pháp giảng dạy còn chưa cụ thể điều đó giải thích tại sao hiệu quả của việc dạy
và học ngữ âm chưa cao. Trong đề tài này tôi tập trung vào các giải pháp và các
bước sau :
1.1/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

a/ Đối tượng nghiên cứu.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu các đối tượng sau:
- Các em học sinh tiểu học lớp 3, 4 và lớp 5 ở trường tiểu học tôi công tác.
3


- Có thể áp dụng các nguyên tắc trọng âm và ngữ điệu trong tất cả các lớp học
Tiếng Anh có trình độ từ thấp đến cao.
b/ Phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian cho phép, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này trong các mặt
sau:
- Thực trạng phát âm Tiếng Anh của học sinh tiểu học.
-Trọng âm và ngữ điệu là gì?
-Tại sao phải học quy tắc đánh dấu trọng âm và ngữ điệu ?
- Một số nguyên tắc đánh trọng âm và ngữ điệu trong dạy và học Tiếng Anh
ở tiểu học.
- Một số ví dụ minh họa và một số bài tập ứng dụng trong dạy học trọng âm
và ngữ điệu cho học sinh tiểu học.
1.2/ Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu :
Mục tiêu của nghiên cứu phương pháp dạy ngữ âm cho học sinh tiểu học
là để nâng cao trình độ và năng lực sư phạm của người giáo viên Tiếng Anh,
đồng thời góp phần giúp học sinh tiếp thu ngữ âm dễ dàng hơn.
1.3/ Phương pháp nghiên cứu:
- Dự giờ thăm lớp, học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản
thân.
- Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình giảng dạy.
- Khảo sát năng lực phát âm của học sinh.
- Nghiên cứu từ tài liệu giảng dạy, tài liệu sưu tầm và các nguồn tài liệu về
phương pháp giảng dạy từ Internet.
2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải

pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Ngày nay, những ai học Tiếng Anh đều hiểu rằng Tiếng Anh đóng một vai
trị quan trọng trong giao tiếp. Tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ thứ hai sau
tiếng mẹ đẻ. Mỗi người học đều có những mục đích, động cơ học tập riêng của
mình. Từ khi Việt Nam hội nhập với thế giới, do nhu cầu, rất nhiều người đã tìm
đến mơn Tiếng Anh để học hỏi, nghiên cứu với nhiều lí do, mục đích khác nhau.
Từ những mục đích, động cơ học tập rõ ràng đó, họ đã say mê học tập ngôn ngữ
Anh, lĩnh hội và sử dụng một cách có hiệu quả.
Tiếng Anh là mơn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thơng từ
lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông,
môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao
tiếp bằng Tiếng Anh mà cịn góp phần hình thành và phát triển các năng lực
4


chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng
như để học suốt đời.
Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan
trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm
hiểu các nền văn hố, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc,
hình thành ý thức cơng dân tồn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và
năng lực cá nhân. Thơng qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa
khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm u ngơn ngữ và nền văn hóa của
dân tộc mình.
Để có thể giao tiếp được bằng Tiếng Anh, học sinh phải sử dụng tốt hai kỹ
năng nghe và nói . Vậy giáo viên và học sinh phải làm gì để đạt được mục tiêu
này? Vấn đề địi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó việc giúp học sinh nắm vững
được trọng âm của từ và ngữ điệu của từ và câu trong Tiếng Anh là tương đối
quan trọng. Việc phát âm đúng trọng âm từ và ngữ điệu của từ và câu Tiếng Anh
sẽ giúp cho việc giao tiếp bằng Tiếng Anh được tiến hành thuận lợi hơn, tránh

được những hiểu nhầm đáng tiếc trong giao tiếp. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu
cuối cùng đó yếu tố đầu tiên học sinh cần nắm vững trọng âm của từ (stress
mark ) và ngữ điệu của câu (intonation )
Trọng âm và ngữ điệu trong Tiếng Anh là một trong những phần quan
trọng nhất để người học tiếng Anh có thể nói một cách trơi chảy, hay và giống
với người bản xứ. Trọng âm và ngữ điệu khi nói Tiếng Anh được xem như là
một tiêu chí cốt lõi, để đánh giá khả năng của người sử dụng và người học Tiếng
Anh. Có thể nói trọng âm và ngữ điệu là âm nhạc của Tiếng Anh. Từ được nhấn
mạnh là chìa khố để hiểu và sử dụng trọng âm và ngữ điệu đúng sẽ đưa ra ý
nghĩa đúng của từ, câu. Giống như mọi kiến thức ngôn ngữ, trọng âm và ngữ
điệu cũng có những quy tắc riêng của nó.
Từ thực tế những năm tôi trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh ở trường tiểu học,
ngoài những phương pháp dạy ngữ âm tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn,
tham dự các tiết dạy giáo viên giỏi, các tiết thao giảng, tơi ln trăn trở tìm tịi
cách thức giảng dạy làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình, giúp
các em khơng cịn cảm thấy khó khăn, nặng nề khi học phát âm Tiếng Anh. Từ ý
nghĩ trên tơi đã tìm tịi và thực nghiệm trên lớp dạy của mình và nhận được kết
quả như mong muốn. Chính vì vậy, tơi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình
về “Một số quy tắc về trọng âm và ngữ điệu trong dạy và học Tiếng Anh
cho học sinh tiểu học” mà tôi quan tâm và nghiên cứu.

5


II/ Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại
(nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
1/ Cơ sở lý luận
Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là
giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thơng qua rèn luyện các
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở
các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với
nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông. Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy
học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao
tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ
năng nghe và nói.
Sau khi hồn thành chương trình mơn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có
thể:
- Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,
trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói.
- Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp; thơng qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và
nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế
giới.
- Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu q và trân
trọng nền văn hố và ngơn ngữ của dân tộc mình.
- Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ
khác trong tương lai.
2/ Cơ sở thực tiễn
Việc tổ chức dạy học Tiếng Anh ở bậc tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu
được học ngoại ngữ của học sinh tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển của
giáo dục. Mặt khác, giúp học sinh có được lượng kiến thức Tiếng Anh nhất định
để có thể học tốt Tiếng Anh khi lên cấp 2. Tuy nhiên khi mới bắt đầu dạy Tiếng
Anh trong trường tiểu học các em ngại nói Tiếng Anh, ngại phát âm, khơng tập
trung trong q trình học ngữ âm, cũng như quá khó khăn trong việc viết hay
miêu tả một vấn đề nào đó cho dù vấn đề đó rất đơn giản. Bên cạnh đó cơ sở vật
chất, tài liệu giảng dạy cho các em cũng chưa được đầu tư đầy đủ như từ điển,
sách báo, băng đĩa, đài cát sét, máy chiếu v.v. Hầu như các em không được tiếp
xúc với người bản xứ nên cũng gây ít nhiều hạn chế trong việc phản ứng với


6


Tiếng Anh, các em gặp rất nhiều khó khăn khi phát âm cũng như phân biệt các
âm gần giống nhau khi nghe giáo viên nói.
Mơn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan
trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm
hiểu các nền văn hố, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc,
hình thành ý thức cơng dân tồn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và
năng lực cá nhân. Vì vậy, tơi mạnh dạn học hỏi từ đồng nghiệp, nghiên cứu các
tư liệu từ các lớp tập huấn, giảng dạy để đưa ra kinh nghiệm của mình về “Một
số quy tắc về trọng âm và ngữ điệu trong dạy và học Tiếng Anh cho học sinh
tiểu học”.
3/ Một số quy tắc về trọng âm và ngữ điệu trong dạy và học môn Tiếng Anh.
3.1/Khái niệm về trọng âm(Stress mark ) và ngữ điệu (Intonation)
*Trọng âm (Stress mark) là gì? : Trọng âm là những âm tiết được nhấn mạnh,
đọc to và rõ hơn các âm khác trong từ . Trọng âm là một nét độc đáo trong Tiếng
Anh giúp từ và câu khi phát âm có ngữ điệu rõ ràng. Ở Từ điển trọng âm rơi vào
âm tiết nào thì âm tiết đó có dấu phẩy. Trọng âm của một từ là âm được phát âm
nổi bật hơn so với các âm còn lại. Âm tiết mang trọng âm có ít nhất ba đặc điểm
khác biệt sau:
- Có âm lượng ( loudness) lớn hơn các âm cịn lại.
- Có trường độ( length ) dài hơn các âm cịn lại.
- Có cao độ ( pitch ) cao hơn các âm còn lại.
Đây là phần cơ bản và quan trọng trong quá trình học phát âm Tiếng Anh.
Muốn phát âm chuẩn và giống như người bản xứ ,bạn bắt buộc phải nhấn trọng
âm một cách chính xác và tự nhiên ở mỗi từ và câu .
* Ngữ điệu(Intonation ) là gì ? :Ngữ điệu là sự lên và xuống giọng khi nói ( up
and down). Nó rất quan trọng đối với người nghe, vì nếu lên xuống giọng khơng
đúng chỗ, có thể dẫn đến hiểu lầm, hoặc tạo ra cảm giác khó chịu. Ngữ điệu khá

phức tạp trong khi truyền đạt cảm xúc: vui ta nói khác, buồn ta nói khác, giận ,
xúc động, sợ sệt, hoang mang, lo lắng.. ta nói khác.
3.2/Tại sao phải học quy tắc đánh dấu trọng âm và ngữ điệu ?
Trọng âm giúp bạn phát âm chuẩn và có ngữ điệu tự nhiên. Khi nói, người
bản xứ thường nhấn trọng âm rất tự nhiên. Bạn sẽ thích thú hơn khi nghe một
câu hay một từ có ngữ điệu lên xuống hơn là ngữ điệu đều đều đúng khơng?Vì
thế, nói có trọng âm giúp bạn nói Tiếng Anh chuẩn và khơng khác gì người bản
xứ. Giúp bạn phân biệt được các từ dễ nhầm lẫn: Trong Tiếng Anh, có những từ
tuy cách viết và phát âm giống nhau nhưng lại mang nghĩa khác nhau. Nguyên
nhân chính là ở âm tiết được nhấn trọng âm. Trọng âm từ đóng vai trị quan
7


trọng trong việc phân biệt được từ này với từ khác khi chúng ta nghe và nói
Tiếng Anh. Việc đặt sai trọng âm có thể dẫn đến hiểu nhầm do một từ được viết
giống nhau nhưng có trọng âm khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau.
Trọng âm giúp bạn nhấn mạnh và truyền tải những thông tin quan trọng
tới người nghe, trọng âm tạo nên ngữ điệu của câu nói, do đó sẽ giúp bạn nói tự
nhiên và trơi chảy hơn, việc nắm vững các quy tắc dấu trọng âm sẽ giúp bạn dễ
dàng nghe hiểu người bản xứ nói, Nếu khơng đọc đúng trọng âm thì sẽ khiến
người nghe hiểu nhầm ý bạn, gây khó khăn cho giao tiếp và làm cho cuộc đối
thoại trở nên nhàm chán, không lôi cuốn
Ngữ điệu trong Tiếng Anh là một trong những phần quan trọng nhất để
người học tiếng Anh có thể nói một cách trơi chảy, hay và giống với người bản
xứ. Ngữ điệu khi nói tiếng Anh được xem như là một tiêu chí cốt lõi, để đánh
giá khả năng của người sử dụng và người học Tiếng Anh. Có thể nói ngữ điệu và
trọng âm là âm nhạc của tiếng Anh. Sử dụng ngữ điệu đúng sẽ đưa ra ý nghĩa
đúng của câu. Thực ra, cũng như trọng âm, việc hiểu và biết cách sử dụng ngữ
điệu tiếng Anh sẽ mang lại cho bạn những lợi ích như:
-Người khác sẽ hiểu trọn vẹn ý mình muốn nói (ý nghĩa, thái độ, tình

cảm)
-Nói có ngữ điệu sẽ giúp bạn giao tiếp tự nhiên, trôi chảy và lôi cuốn hơn
-Nghe và hiểu được mọi ẩn ý sau mỗi lời nói của người bản ngữ khi giao
tiếp. Người bản ngữ luôn dùng ngữ điệu ở từng câu nói nên việc biết ngữ điệu sẽ
biết được ý nghĩa, thái độ và cả cảm xúc của họ.
Vì thế, nắm chắc các quy tắc đánh dấu trọng âm và ngữ điệu giúp bạn
phân biệt những từ dễ nhầm lẫn. Điều này đặc biệt trong các bài Listening, vì
người ra đề có thể phát âm những từ như vậy để kiểm tra khả năng của bạn.
Tránh hiểu nhầm trong giao tiếp. Do có những từ phát âm giống nhau nhưng
trọng âm và ngữ điệu khác nhau nên việc biết và dùng đúng cách đánh dấu trọng
âm và ngữ điệu cơ bản giúp bạn truyền đạt đúng ý khi giao tiếp. Rất nhiều tình
huống “dở khóc dở cười" xảy ra khi nhấn sai trọng âm và ngữ điệu và chắc
chắn, bạn khơng muốn rơi vào tình cảnh đó phải khơng nào?
3.3/ Một số quy tắc về đánh trọng âm trong tiếng Anh
Trong chương trình Tiếng anh Tiểu học của Bộ giáo dục chú trọng nhiều
đến kĩ năng nghe và nói. Trong mỗi đơn vị bài học của chương trình Tiếng Anh
lớp 4 ,5 thì lesson 3 của chương trình có 1 tiết dành cho phần ngữ âm. Tiếng
Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên ln có một âm tiết
phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao.
Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác
8


trong cùng một từ thì ta nói âm tiết đó được nhấn trọng âm. Hay nói cách
khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó. Khi nhìn vào phiên âm của một từ, thì trọng
âm của từ đó được ký hiêu bằng dấu (') ở phía trước, bên trên âm tiết đó.
Trong q trình giảng dạy và nghiên cứu ở tài liệu, mạng internet tôi đã
rút ra được một số quy tắc cơ bản trong việc đánh trọng âm của từ như sau:
a/Từ có 2 âm tiết
a.1/ Động từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: Tiếng Anh 4 unit18; Tiếng Anh 5 unit 4-Le ssson 3 –Part 1,2,3 của Bộ
GD và ĐT:
Repeat /rɪˈpiːt/: lặp lại

Can you re’peat that?
Bạn có thể lặp lại điều đó khơng?

Complete /kəmˈpliːt/: hồn We have to com'plete the sentences.
thành
Chúng ta phải hồn thành những câu sau.
En'joy/ɪnˈdʒɔɪ/:thích

We enjoyed the food and drink at the party.

In'vite/ɪnˈvaɪt/:mời

I want to invite Tony and Phong to my birthday party.

Begin / bɪˈɡɪn/:bắt đầu

My class begins at 7.00 a.m

9


Một số hình ành trong giờ học trọng âm của động từ 2 âm tiết :

10



Các bài tập ứng dụng :
Listen and circle. Then write and say aloud.
1.I__________my English lesson
a.enjoy
b.invite
2.I want to_______________some friends to my party
a.begin
b. invite
3.They ________________playing badminton .
a.repeat
b.enjoy
4.Now___________________the sentence with these words
a.compare
b.repeat
Mark the word stress. Then say the words aloud (Đánh dấu nhấn âm vào từ.
Sau đó đọc to những từ đó)
1. 'water (nước)

2. 'party (bữa tiệc)

3. en'joy (thích)

4. 'birthday (nước)

5. in'vite (mời)

6. 'Monday (thứ Hai)

7. 'comics (truyện tranh) 8. 'picnic (dã ngoại)
10. 'Sunday (Chủ nhật)


9. car'toon (hoạt hình)

11. re'peat (lặp lại)

Một số trường hợp ngoại lệ: answer /ˈɑːn.sər/:trả lời , enter /ˈen.tər/: đi
vào , happen /ˈhæp.ən/: xảy ra, offer /ˈɒf.ər/: cho ,tặng , open /ˈəʊ.pən/: mở ,
visit /ˈvɪz.ɪt/: thăm ,...
11


a.2/ Danh từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: Tiếng Anh 5 unit 1- lesson 3,Tiếng anh 4 unit 17-lesson 3 của Bộ
GD&ĐT :

My best friend lives in a 'village

Village /ˈvilidʒ/

I live in the mountains.
mountains/ˈmaʊn.tɪn/

He lives in a tall and quiet tower.

tower /ˈtauə/

The jacket is fifty-three thousand
dong

jacket/ˈdʒæk.ɪt/


12


I like these sandals

sandals/ˈsæn.dəlz/

I don’t like those trousers

Trousers/ˈtraʊ.zəz/
Bài tập ứng dụng : Nhìn tranh và đánh trọng âm của các từ sau:

father /ˈfɑː.ðər/

table /ˈteɪ.bəl/

13


sister /ˈsɪs.tər/

office/ˈɒf.ɪs/

water/ˈwɔː.tər/

party/ˈpɑː.ti/ˈ/

Monday/ˈmʌn.deɪ/
Picnic/ˈpɪk.nɪk/

Một số trường hợp ngoại lệ: advice /ədˈvaɪs/, machine /məˈʃiːn/,
mistake /mɪˈsteɪk/, hotel /həʊˈtel/,...
*Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.
Ví dụ: record, desert sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh
từ: record /ˈrek.ɔːd/; desert /ˈdez.ət/; rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ:
record /rɪˈkɔːd/; desert /dɪˈzɜːt/,…
a.3/ Tính từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: happy/ˈhỉp.i/, busy /ˈbɪz.i/, careful /ˈkeə.fəl/, lucky /ˈlʌk.i/, healthy
/ˈhel.θi/,…
Một số trường hợp ngoại lệ: alone /əˈləʊn/, amazed /əˈmeɪzd/,…
a.4/ Động từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
Ví dụ: become/bɪˈkʌm/, understand /ʌn.dəˈstỉnd/, overflow /ˌəʊ.vəˈfləʊ/,…
14


a.5/ Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Vídụ:

doorman/ˈdɔːrmən/

typewriter/ˈtaɪpraɪtər/

greenhouse/ˈɡriːnhaʊs/

football /ˈfʊt.bɔːl/
a.6/ Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract,
vent, self
Ví dụ:
event/ɪˈvent/: sự kiện
15



contract /kənˈtrỉkt/: kí , kết giao
protest /prəˈtest/: xác nhận ,cam đoan
persist /pəˈsɪst/: cố chấp
maintain /meɪnˈteɪn/: duy trì
herself /hɜːˈself/: chính cơ ấy
occur /əˈkɜːr/: xảy ra ,xuất hiện
Convert /kənˈvɜːt/: đổi ,biến đổi
a.7/ Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính
nhấn vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: anywhere/ˈen.i.weər/, somehow/ˈsʌm.haʊ/, somewhere/
ˈsʌm.weər/,...
a.8/ Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2
Ví dụ:
about /əˈbaʊt/ : về
above /əˈbʌv/ : trên
again /əˈɡen/ : lại, lần nữa
alone /əˈləʊn/ : một mình , cô đơn
alike /əˈlaɪk/ : giông nhau, tương tự
ago /əˈɡəʊ/ : trước đây
a.9/ Các từ tận cùng bằng các đuôi , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, –
ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial,
-ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng
âm nhấn vào âm tiết ngay truớc nó
Ví dụ:
decision /dɪˈsɪʒ.ən/ : sự quyết định
attraction /əˈtræk.ʃən/: sự thu hút
librarian /laɪˈbreə.ri.ən/ : người quản lý thư viện
experience /ɪkˈspɪə.ri.əns/:kinh nghiệm

society /səˈsaɪ.ə.ti/ : xã hội
patient /ˈpeɪ.ʃənt/ : bệnh nhân
popular /ˈpɒp.jə.lər/ :phổ biến
biology /baɪˈɒl.ə.dʒi/ :sinh học
Một số trường hợp ngoại lệ: lunatic /ˈluː.nə.tɪk/, arabic /ˈær.ə.bɪk/, politics /
ˈpɒl.ə.tɪks/, arithmetic /əˈrɪθ.mə.tɪk/,…
a.10/ Các từ kết thúc bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng
âm nhấn vào âm tiết thứ nhất. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn
vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.
Ví dụ:
Communicate /kəˈmjuː.nɪ.keɪt/ : giao tiếp
regulate /ˈreɡ.jə.leɪt/: chỉnh lý
classmate /ˈklɑːs.meɪt/: bạn cùng lớp
16


technology /tekˈnɒl.ə.dʒi/: công nghệ
emergency /ɪˈmɜː.dʒən.si/: khẩn cấp
certainty /ˈsɜː.tən.ti/: sự chắc chắn
photography /fəˈtɒɡ.rə.fi/: thuật nhiếp ảnh
Một số trường hợp ngoại lệ: accuracy /ˈỉk.jə.rə.si/,…
a.11/ Các từ tận cùng bằng đi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , –
ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở
chính các đi này :
Ví dụ:
lemonade /ˌlem.əˈneɪd/: nước cam
Chinese /tʃaɪˈniːz/: người Trung Quốc
pioneer /ˌpaɪəˈnɪər/ : người đi đầu
kangaroo /ˌkæŋ.ɡərˈuː/: chuột túi
typhoon /taɪˈfuːn/ : bão to

whenever /wenˈev.ər/ :bất cứ khi nào
environmental /ɪnˌvaɪ.rənˈmen.təl/: thuộc về môi trường
Một số trường hợp ngoại lệ: coffee /ˈkɒf.i/, committee /kəˈmɪt.i/,…
a.12/ Các từ chỉ số luợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi –
teen. ngược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đi – y
Ví dụ: thirteen /θɜːˈtiːn/, fourteen /ˌfɔːˈtiːn/, twenty /ˈtwen.ti/, thirty /
ˈθɜː.ti/, fifty /ˈfɪf.ti/,...
a.13/ Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm, mà thuờng nhấn mạnh ở từ gốc – Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ
Ví dụ:
important /ɪmˈpɔː.tənt/ - unimportant /ˌʌn.ɪmˈpɔː.tənt/
perfect /ˈpɜː.felt/ - imperfect /ɪmˈpɜː.felt/
appear /əˈpɪər/ - disappear/ˌdɪs.əˈpɪər/
crowded /ˈkraʊ.dɪd/ - overcrowded /ˌəʊ.vəˈkraʊ.dɪd
beauty /ˈbjuː.ti/ - beautiful /ˈbjuː.tɪ.fəl/
teach /tiːtʃ/ - teacher /ˈtiː.tʃər/
Một số trường hợp ngoại lệ: statement /ˈsteɪt.mənt/ - understatement /
ˌʌn.dəˈsteɪt.mənt/,...
Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:
Vídụ: ‘beauty/’beautiful,‘lucky/luckiness,‘teach/’teacher,at’tract/at’tractive,…
b/ Từ có 3 âm tiết
b.1/ Động từ
– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết
thúc bằng 1 phụ âm:
Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determined /dɪˈtɜː.mɪnd/,...
17


– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay
kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.
Ví dụ: exercise /ˈek.sə.saɪz/, compromise /ˈkɒm.prə.maɪz/,...

b.2/ Danh từ
- Đối với danh từ có ba âm tiết, nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì
trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: Tiếng 4 nit 19,20 ;Tiếng Anh 5 unit 3,5 của Bộ GD&ĐT

I want to see crocodiles

Crocodile /ˈkrɒk.ə.daɪl

Elephants are enomous

Elephant /ˈel.ɪ.fənt/

I went to the park by motorbike

Motorbike

18


Last summer, he went to the
countryside by underground

Underground /ˌʌn.dəˈɡraʊnd/

She went on holiday by coach

Holiday /ˈhɒl.ə.deɪ/

I went to Da Nang with my family


Family /ˈfæm.əl.i/

My countryside is very peaceful

Countryside/ˈkʌn.tri.saɪd/
19


The stadium is next to the
pharmacy

Pharmacy /ˈfɑːrməsi
- Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết
thứ hai chứa nguyên âm dài/ ngun âm đơi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:

computer /kəmˈpjuːtər/: máy tính

potato /pəˈteɪtoʊ/: khoai tây

banana /bəˈnỉnə/: quả chuối

20


disaster /dɪˈzɑːstə(r)/: thảm họa

b.3/ Tính từ
- Nếu tính từ có âm tiết thứ nhất là /ə/ hay/i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: familiar/fəˈmɪl.i.ər/,considerate/kənˈsɪd.ər.ət/,wonderful/ˈwʌn.də.fəl/,
beautiful /ˈbjuː.tɪ.fəl/
- Nếu tính từ có âm tiết cuối là ngun âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm
dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: enormous /ɪˈnɔːməs/, annoying /əˈnɔɪɪŋ/,...
Ngồi trọng âm của từ thì trọng âm của từ trong câu cũng đóng vai trị
quan trọng trong Tiếng Anh. Trọng âm của từ trong câu có thể giúp cho học sinh
đọc đúng, hay và diễn cảm hơn, người nghe sẽ dễ hiểu và không nhầm lẫn khi
giao tiếp .
Ví dụ : + 'How many 'books do you 'have? I 'have 'six
+ 'How many 'copybooks do you 'have? I 'have 'seven
+ 'What are you 'reading ? I’m 'reading The 'Fox and The 'Crow.
+ 'What’s 'Snow 'White 'like ? She’s 'kind.
+ 'When will 'Sports 'Day 'be ? It’ll be on 'Saturday.
+ 'What are you 'going to 'do on 'Sports 'Day? I’m 'going to 'play 'football.
3.4/ Một số quy tắc về ngữ điệu trong Tiếng Anh
Ngữ điệu (intonation )là cách lên hoặc xuống giọng trong giao tiếp thơng
thường. Khi có ngữ điệu trong câu, chúng ta dễ dàng hiểu được trọn vẹn câu nói
theo ý nghĩa và cảm xúc mà người nói muốn truyền đạt qua ngơn ngữ, tạo nên
tính giai điệu trong câu nói khi giao tiếp bằng Tiếng Anh, dễ dàng làm cho
chúng ta nắm được cảm xúc ,tâm trạng của người nói. Ngữ điệu là sự kết hợp
của ngữ pháp thái độ và diễn ngơn, thường có vị trí nằm ở cuối câu, dùng để
nhấn mạnh qua sự thay đổi độ cao của giọng nói. Có thể nói ngữ điệu là âm nhạc
của Tiếng Anh. Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các
ngơn ngữ. Các đặc tính khác của phát âm bao gồm trọng âm, nhịp điệu, sự nối
âm và chất giọng. Cũng giống như các đặc tính khác, ngữ điệu liên quan nhiều
hơn đến cách thức chúng ta diễn đạt, chứ khơng phải nội dung ta nói đến.
21



Đơn giản nhất, ngữ điệu có thể được mơ tả là "âm nhạc của lời nói". Một
sự thay đổi hoặc biến thể trong âm nhạc (hoặc cao độ) này có thể ảnh hưởng đến
ý nghĩa của những gì chúng ta nói. Do đó, ngữ điệu liên quan đến cách chúng ta
sử dụng cao độ của giọng nói để thể hiện ý nghĩa và thái độ cụ thể.
Cũng như trọng âm thì ngữ điệu cũng có những ngun tắc riêng của nó. Sau
đây là một số nguyên tắc về ngữ điệu trong Tiếng Anh mà người học Tiếng Anh cần
nhớ :

a/ Câu nói bình thường: chính là câu trần thuật, câu bình thường thì đều xuống
giọng cuối câu.
Ví dụ:

+I’m England / It is a flower from Da Lat city.
+I have a toothache .
+I would like to be a doctor .
+She goes shopping in her free time.

+It will be hot and sunny in Ho Chi Minh City.
b/ Câu hỏi WH: what, where, when, why, whose, whom, who…và How: xuống
giọng ở cuối câu.
Ví dụ:+ where are you from?
+ What’s the matter with you ?
+ Why do you want to go to the post office ?
+ What are you going to do on Children’s Day ?
+How do you practice speaking English ?
+When did you go to the zoo?
Khác với những câu hỏi yes/no, các câu hỏi có từ để hỏi xuống giọng ở
cuối câu để thể hiện sự nghiêm túc và yêu cầu câu trả lời từ người nghe. Các bạn
cần lưu ý điều này để khơng sai về ngữ điệu khi nói tiếng Anh.
Một số hình ảnh trong giờ học ngữ điệu (Unit 17: What would you like to

eat ? -Lesson 3-Tiếng Anh 5 của Bộ GD&ĐT) của lớp tôi đang dạy :

22


Các bài tập ứng dung :
Listen and mark the sentence intonation( ). Then say the sentences (Bài
tập 2, Tiếng Anh 5 unit 15-lesson 3 của Bô GD&ĐT )
aloud (Nghe và đánh dấu ngữ điệu của câu . Sau đó đọc lớn những câu sau.)
1.A:

What would you like to be in the future?

B: I'd like to be a teacher.
2.A: Where would he like to work?
B: I'd like to work in a school.
3.A: Why would he like to be a teacher?
B: Because he'd like to teach young children.
23


Listen and circle a or b . Then say the sentences aloud (Bài tập 2 Tiếng Anh 5
unit 18-lesson 3 của Bô GD&ĐT )

c/ Câu hỏi Yes/ No: Trong câu hỏi Yes hoặc No thì chúng ta lên giọng ở cuối
câu.
Ví dụ : Do you know where am I from? Are you clear?
( Lúc này chúng ta được lên giọng ở cuối câu)
Ví dụ : +Do you like English ?
+ Did you go to the party ?

+Are you going to play football on Sports Day?
+Can you dance?
+Is your school big?
d/ Câu liệt kê: Cuối câu xuống, sau mỗi dấu phẩy và trước từ “and” chúng ta
được phép lên giọng .
Ví dụ : I love to write,

to read

and to give comments.

There is a bed, a table, and a sofa in my bedroom.
( chỗ bị gạch đích thì lên nhé, sau dấu chấm thì xuống.)
e/ Câu hỏi lựa chọn: Chúng ta ln xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ : would you like me,

her
24

or him?


+Which place would you like visit, Bai Dinh Pagoda
( gạch đích thì lên, xuống giọng ở cuối câu )

or Hoa Lu Temple ?

Bài tập ứng dụng :
Listen and mark the sentence intonation ( or ). Then say the sentences
aloud(Bài tập 2 Tiếng Anh 5 unit 19 -lesson 3 của Bô GD&ĐT )

1. Which place would you like to visit,

Thong Nhat park

or the

Museum of History?
I'd like to visit the Museum of History.
2. What do you think of the Museum of History?
It's more interesting than I expected.
3.Which place would you like to visit, Bai Dinh Pagoda or Hoa Lu
Temple?
I'd like to visit Hoa Lu Temple.
4. What do you think of the Hoa Lu Temple?
It's more attractive than I expected.
f/ Câu hỏi đuôi: không đơn giản là lên hay xuống. Xuống cuối câu: khi người
nói chắc chắn điều mình nói và mong đợi câu trả lời đồng ý với mình.
Ví dụ: +it’s so nice, isn’t it ? ( xuống giọng ở nice, it)
Khi nghe người ta xuống như thế, tức là nó quá nice, phải Yes, khơng nên
No. tức là phải đồng tình. Nếu bạn No, thì xem như q vơ dun.
Xuống cuối câu: khi người nói muốn xác định đều mình hỏi, và hỏi để xác
định là đúng hay không.
+You like her, don’t you?
– Cậu thích cơ ta, đúng khơng?
+Nam is your English teacher, isn’t he? – Nam là giáo viên Tiếng Anh
của cậu, phải vậy khơng?
Ví dụ : You are a Lion, aren’t you ? ( Lion xuống, you lên )
Yes, I am
No, I am a Rabbit
g/ Câu hỏi được lập lại : Lên giọng ở cuối câu .

Câu hỏi lặp lại ( - echo questions) được dùng khi ta nghe rõ, khơng hiểu, hoặc
hỏi người đối thoại đã nói gì hoặc chỉ là cách để pause để suy nghĩ và trả lời
Ví dụ : Do you have a girlfriend? (girlfriend ? Tỏ vẻ ngạc nhiên).
Ah. I have a girl friend.
h/ Câu cảm thán: xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ : Lisa, What a beautiful smile you have!
( nếu như bạn lên thì Lisa sẽ nghĩ bạn mỉa mai cơ ấy đó, vì vậy chúng ta phải
xuống)
25


×