Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử Hoá học THPTQG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.61 KB, 4 trang )

HÓA HỌC BOOKGOL

ĐỀ THI THỬ HÓA HỌC THPT QUỐC GIA 2020
Bài thi mơn: HĨA HỌC.
Lần 11 - Ngày thi 30/04/2020.
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.

(Đề thi có 04 trang)
Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………………………..
Mã đề thi 165
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất ?
A. Ag
B. Al
C. Fe
D. Cu
Câu 2: Kim loại nào sau đây không tan được trong H2SO4 loãng ?
A. Al
B. Fe
C. Cu
D. Mg
Câu 3: Trong các chất sau, chất gây ơ nhiễm khơng khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là:
A. CO
B. O3
C. N2
D. H2
Câu 4: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được anđehit axetic ?
A. CH3COOCH3
B. CH3COOCH=CH2


C. CH2=CHCOOCH3
D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 5: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X có thể là
A. FeCl3
B. MgCl2
C. CuCl2
D. AlCl3
Câu 6: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ ?
A. NaOH
B. H2NCH2COOH
C. CH3NH2
D. HNO3
Câu 7: Công thức của sắt (II) hiđroxit là:
A. Fe(OH)3
B. Fe(OH)2
C. FeO
D. Fe2O3
Câu 8: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây ?
A. FeCl2
B. FeO
C. Fe(NO3)3
D. FeSO4
Câu 9: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây ?
A. CH2=CH-CH3
B. CH2=CHCl
C. CH2=CH2
D. CH3-CH3
Câu 10: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện ?
A. Al
B. K

C. Mg
D. Ag
Câu 11: Số nguyên tử hiđro trong phân tử trilinolein là
A. 98
B. 104
C. 110
D. 93
Câu 12: Trong phịng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau
đây ?
A. Nước
B. Dầu hỏa
C. Giấm ăn
D. Ancol etylic.
Câu 13: Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu ?
A. HCl
B. NaCl
C. Na3PO4
D. H2SO4
Câu 14: Thành phần chính của đá vơi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là:
A. CaSO3
B. CaCl2
C. CaCO3
D. Ca(HCO3)2
Câu 15: Nhơm có khả năng phản ứng với dung dịch bazơ X tạo khí H2 sinh ra. Dung dịch X có thể là
A. HCl
B. HNO3
C. NaOH
D. MgCl2
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu đươc 30,2
gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 17,92 lít
B. 4,48 lít
C. 11,20 lít
D. 8,96 lít.
Câu 17: Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm khơ có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung
dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hidrocacbon Y làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất
Y là
Trang 1/4


A. Etilen
B. Axetilen
C. Anđehit axetic
D. Propen.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch xoắn.
B. Tơ tằm thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Cao su buna thuộc loại cao su thiên nhiên.
D. PE được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 19: Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất tồn q trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng
CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư được 70 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 90
B. 150
C. 120
D. 70
Câu 20: Cho 0,1 mol Glu-Ala tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư (đun nóng). Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, số mol KOH đã phản ứng là
A. 0,2
B. 0,4
C. 0,3

D. 0,5

+
Câu 21: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H + OH 
 H2O.
A. KOH + H3PO4  KH2PO4 + H2O
B. KHCO3 + KOH  K2CO3 + H2O
C. Cu(OH)2 + H2SO4  CuSO4 + 2H2O
D. KOH + HNO3  KNO3 + H2O
Câu 22: Disaccarit X (có nhiều trong cây mía) khi thủy phân cho hai monosaccarit Y và Z. Biết Y không
làm nhạt màu dung dịch brom trong H2O. Các chất X và Z lần lượt là:
A. Saccarozơ và fructozơ
B. Mantozơ và glucozơ
C. Mantozơ và fructozơ
D. Saccarozơ và glucozơ.
Câu 23: Tiến hành thí nghiệm như hình bên: cho kẽm
viên vào dung dịch HCl thấy có khí X thốt ra; dẫn khí X
đi qua đơn chất rắn Y (màu vàng) nung nóng thu được khí
Z; sục khí Z vào dung dịch muối T (có màu xanh; MT =
160 đvC ). Phát biểu nào sau đây khơng đúng?
A. Sau thí nghiệm, xuất hiện kết tủa màu đen trong
ống nghiệm chứa dung dịch muối T.
B. Khí Z là khí khơng màu, có mùi trứng thối.
C. Trong tồn bộ q trình tiến hành thí nghiệm, chỉ
xảy ra 1 phản ứng oxi hóa – khử.
D. Có thể thay đổi vị trí các ống nghiệm mà kết quả thí nghiệm khơng thay đổi.
Câu 24: Hợp chất O chỉ chứa một loại nhóm chức, khơng làm mất màu dung dịch brom. Khi cho O phản
ứng hết với Na tạo ra số mol H2 bằng số mol O đã phản ứng. Mặt khác, khi cho O tác dụng với acid acetic
có H2SO4 đặc làm xúc tác thì tạo ra sản phẩm P có cơng thức phân tử C12H14O4. Số đồng phân cấu tạo của
chất O là:

A. 4 đồng phân
B. 3 đồng phân
C. 2 đồng phân
D. 1 đồng phân.
Câu 25: Cho Ba dư tác dụng hoàn toàn với dung dịch chỉ chứa x mol HCl, thu được a1 mol khí H2. Cho
Fe dư tác dụng với dung dịch chỉ chứa x mol HCl, thu được a2 mol khí H2. Quan hệ giữa a1 và a2 là:
A. a1 = a2
B. a1  a2
C. a1 > a2
D. a1 < a2
Câu 26: Cho 6,0 gam Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. m = 7,0
B. m = 6,8
C. m = 6,4
D. m = 12,4
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 thu được kết tủa trắng keo.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 thu được kết tủa trắng và có khí thốt ra.
(c) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần.
(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Hợp kim liti-nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 phát biểu
B. 2 phát biểu
C. 4 phát biểu
D. 5 phát biểu.

Trang 2/4



Câu 28: Thực hiện phản ứng este hóa giữa 4,60 gam ancol etylic với 5,4 gam axit axetic (có mặt H2SO4
đặc). Biết hiệu suất phản ứng este hóa là 60%. Khối lượng este tạo thành là:
A. 5,280 gam
B. 8,800 gam
C. 3,520 gam
D. 4,752 gam.
Câu 29: Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol KOH, b mol NaOH và c mol Na2CO3.
Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Số mol CO2

0,4

0,5

Số mol HCl

Tổng (a + b) có giá trị là:
A. 0,4
B. 0,1
C. 0,2
D. 0,3
Câu 30: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri
oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 3,22 mol O2 thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m
gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
A. 0,04
B. 0,08
C. 0,2
D. 0,16
Câu 31: Cho bình kín có thể tích khơng đổi là 1 lít chứa N2 ở 27,3oC và 0,5 atm. Thêm vào bình 16,92

gam muối M(NO3)n. Nhiệt phân hồn tồn lượng muối trên rồi đưa bình về 136,5oC thì áp suất bình là p
(atm) và khối lượng chất rắn trong bình là 7,52 gam (giả thiết hiệu suất nhiệt phân là 100%). Biết rằng,
PV = nRT với P là áp suất; V là thể tích ; R là hằng số, R = 0,082 L.atm/(mol.K) và T(K) = t(oC) +273.
Giá trị p nằm trong khoảng nào sau đây ?
A. 8,22 < p < 8,24
B. 7,55 < p < 7,56
C. 7,09 < p < 7,11
D. 7,77 < p < 7,79.
Câu 32: Hợp chất T1 (có cơng thức phân tử C7H12O4) là hợp chất hữu cơ thuần chức. Tiến hành thủy phân
T1 trong NaOH đặc (dư) có đun nóng chỉ thu được hai hợp chất T2 và T3. Dưới sự có mặt của enzyme
thích hợp, hợp chất T3 chuyển hóa thành hợp chất T4. Từ hợp chất T4 có thể điều chế được hydrocarbon
T5. Biết rằng, T5 là thành phần chính của khí tự nhiên và T3 phản ứng với Na kim loại theo tỉ lệ mol 1:1.
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Hợp chất T3 chứa chức –CHO trong phân tử.
B. Khối lượng mol của T5 là 30 g/mol.
C. Khối lượng mol của hợp chất T2 là 148 g/mol
D. Hợp chất T4 là acid carboxylic 2 chức.
Câu 33: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 102 gam dung dịch HNO3 42%. Sau khi kết thúc phản
ứng thu được dung dịch X và 2,688 lít khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (2,5m + 8,49) gam
muối khan. Kim loại M là
A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.
Câu 34: Cho m gam isobutan đi qua chất xúc tác nung nóng (một phần isobutan bị tách hidro và phần còn
lại bị cracking), sau phản ứng thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư
thấy khối lượng bình brom tăng 24,5 gam và cịn lại hỗn hợp khí Y thốt ra khỏi bình. Đốt cháy tồn bộ
hỗn hợp Y, cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,20 mol Ba(OH)2 thu được kết tủa và
dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Z đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì
cần dùng tối thiểu 50 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 28,6375 gam
B. 29,0000 gam
C. 27,8850 gam
D. 27,7100 gam.
Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic (CH3COOH) tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
Trang 3/4


Số phát biểu đúng là:
A. 3 phát biểu
B. 5 phát biểu
C. 4 phát biểu
D. 2 phát biểu.
Câu 36: Nhiệt phân 31,08 gam muối M thu được hỗn hợp N gồm hai chất rắn T và Q; và hỗn hợp P gồm
CO2 và H2O. Cho hỗn hợp P vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì có 17 gam kết tủa và khối lượng
bình này tăng 9,64 gam. Cho hỗn hợp chất rắn N tác dụng với 350 ml dung dịch H2SO4 0,8M (d = 1,1
g/ml) thu được dung dịch H. Nồng độ phần trăm (C%) của H2SO4 trong dung dịch H là
A. 4,177 %
B. 4,143 %
C. 3,858%
D. 5,576%
Câu 37: Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau :
- Bước 1: Cho vào ống nghiệm 3 ml dung dịch CuSO4 0,5% ; thêm tiếp 1ml dung dịch KOH 1%.
- Bước 2: Tiến hành loại bỏ phần dung dịch còn dư để giữ lấy chất rắn Cu(OH)2.
- Bước 3: Thêm vào ống nghiệm đó 2ml dung dịch glucozơ 2% rồi lắc nhẹ ống nghiệm.

Cho các phát biểu sau:
(a) Khi nhỏ dung dịch glucozơ vào thì dung dịch thu được có màu xanh lam.
(b) Trong thí nghiệm trên, glucozơ là chất oxi hóa.
(c) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức chất Cu(C6H11O6)2.
(d) Có thể thay dung dịch CuSO4 ở trên bằng dung dịch MgSO4.
Số phát biểu đúng là
A. 1 phát biểu
B. 2 phát biểu
C. 3 phát biểu
D. 4 phát biểu
Câu 38: Malachite là một loại khoáng vật chứa thành phần chính là CuCO3.Cu(OH)2 (giả thiết các thành
phần tạp chất trong khống có tính trơ hóa học). Tiến hành hịa tan 100 gam khoáng vật malachite vào
dung dịch H2SO4 (vừa đủ), sau đó tiến hành loại bỏ tạp chất; thu được dung dịch A chỉ chứa CuSO4. Điện
phân dung dịch A với dòng điện một chiều cường độ I (A). Tại thời điểm t (giây), ở cực dương thu được
0,3 mol khí; tại thời điểm 2t (giây) thu được 0,9 mol khí ở cả hai điện cực. Phần trăm khối lượng đồng có
trong malachite là
A. 99,9 %
B. 57,6%
C. 67,2%
D. 92,7%
Câu 39: Đun nóng 30,0 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 32,4 gam
muối. Hợp chất Q là este cùng dãy đồng đẳng của X. Thủy phân hỗn hợp T chứa X và Q với dung dịch
KOH vừa đủ thu được hỗn hợp muối và 14,64 gam hỗn hợp 2 ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy tồn
bộ muối cần dùng 1,08 mol khí O2; thu được CO2, H2O và 20,7 gam K2CO3. Phần trăm khối lượng của Q
có trong T là
A. 60,8%
B. 63,1%
C. 42,1%
D. 58,4%
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 1 amin hai chức A và một hidrocacbon B đều mạch hở; cùng số nguyên tử

cacbon và có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam X cần dùng vừa đủ 14,784 lít
O2 (đktc). Dẫn tồn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng 200 gam dung dịch NaOH 14% thu được 50,12
gam hỗn hợp muối. Đem 13,2 gam hỗn hợp X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 sẽ thu được
tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 31,68.

B. 45,81.

C. 48,51.

D. 54,18.

------------------HẾT----------------

Trang 4/4



×