Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học nho giáo và những ảnh hưởng của nó đối với xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.52 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và đã có ảnh hưởng rất
lớn đối với xã hội cả trên phương diện là một học thuyết chính trị - triết học cũng như
trên phương diện là một tơn giáo. Nho giáo được “Việt hóa” trong suốt chặng đường
lịch sử, góp phần đáng kể vào việc tạo dựng nền văn hiến Việt Nam. Bao đời từng là
hệ tư tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến Việt Nam, Nho
giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến con người và xã hội, chính trị và văn hóa, cuộc sống và
lẽ sống, hệ tư tưởng và phong tục tập quán Việt Nam, Nho giáo trở thành một bộ phận
của truyền thống dân tộc.
Hiện nay, mặc dù trong xã hội đã vắng bóng tầng lớp nho sĩ, song Nho giáo vẫn
còn ảnh hưởng và ghi dấu ấn trong văn hóa, tư tưởng và các tín ngưỡng tôn giáo khác
nhau ở các quốc gia trên. Như vậy, sự có mặt của Nho giáo là khơng thể thiếu trong
bức tranh chung về sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
Truyền thống văn hóa quá khứ của dân tộc bao gồm sách vỡ, đền, miếu, phong
tục, tập quán mang sắc thái Nho giáo vẫn cịn đó. Văn Miếu Quốc Tử Giám khơng chỉ
được xem là một trong những biểu tượng văn hóa Thăng Long – Hà Nội mà còn được
xem là kỷ vật thiêng liêng ngưng tụ lại một nền văn hóa truyền thống được nhiều thế
hệ Việt Nam trân trọng, tự hào. Nhưng truyền thống là do quá khứ để lại, có nhiều
điều không phù hợp với xã hội hiện đại. Mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của Nho giáo
đã bị thủ tiêu, nhưng những tàn dư dai dẳng của nó đã và đang trở thành một vật cản
trở con đường thực hiện sự nghiệp đổi mới của nước ta.
Mặc dù một số người ở Việt Nam, Trung Quốc và trên thế giới không xem Nho
giáo là một tôn giáo, nhưng việc nghiên cứu nó vẫn phát triển cả về bề rộng lẫn chiều
sâu, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu nhận thức và thực tiễn là rất quan trọng.
Hơn nữa, thực tế trong những năm qua, công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt
nhiều thành tựu rất quan trọng, đem lại diện mạo mới cho xã hội. Tuy nhiên, nó cũng
tạo ra nhiều xáo trộn trong quan hệ xã hội, gia đình và cá nhân. Trong cán bộ, nhân
dân đã có những biểu hiện tiêu cực, thể hiện trong nhận thức và hành động. Tư tưởng
1



thực dụng, chạy theo đồng tiền, suy thoái về phẩm chất đạo đức; tham nhũng, hối lộ
và các tệ nạn xã hội khác đang diễn ra khá phức tạp. Những chủ trương, biện pháp
khắc phục tình trạng nói trên khơng thể khơng đụng chạm đến nhiều vấn đề có liên
quan đến Nho giáo, nhất là khi Nho giáo đã từng tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta, để
lại những căn bệnh trầm trọng (như bảo thủ, quan liêu, giáo điều, chủ nghĩa bình
quân…) cho đến nay.
Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam và triển vọng của nó khơng thể tách rời việc
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo và sau đó khai thác những nhân tố
tích cực để biến thành truyền thống Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Nho
giáo là vấn đề quá khứ nhưng cũng là vấn đề hiện tại. Nghiên cứu Nho giáo và những
ảnh hưởng của nó để nhìn nhận, đánh giá rõ hơn những yếu tố khơng cịn phù hợp,
lạc hậu; đồng thời kế thừa những tinh hoa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cơng tác cả về lý luận và thực tiễn.
Vì vậy, em chọn đề tài: “Nho giáo và những ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt
Nam” làm đề tài tiểu luận cho môn Lịch sử Triết học.
Chương 1 Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo
1.1 Khái quát sự ra đời của Nho giáo
Từ khoảng thế kỷ thứ XX đến thế kỷ thứ V (TCN), các yếu tố đầu tiên của hệ
tư tưởng Trung Quốc đã xuất hiện. Các yếu tố đó được đúc kết và nâng thành đạo
Nho, một số trở thành đạo của Mặc gia, Pháp gia. Trong đó, đạo Nho xuất hiện rất
sớm (thế kỷ thứ V – TCN) và Khổng Tử là người có vị trí quan trọng nhất trong việc
xây dựng nền móng và thúc đẩy sự pháp triển của Nho giáo. Ông sinh ra và sống hết
đời vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, tức là cuối thời kỳ nhà Chu.
Thời Xuân Thu là giai đoạn suy tàn của của chế độ chiếm hữu nô lệ (vào
khoảng 770 – 475 TCN), bắt đầu từ khi Chu Bình Vương dời đơ về phía Đơng nên
cịn được gọi là thời Đơng Chu. Thời Chiến Quốc nối tiếp thời Xuân Thu, bắt đầu vào
năm 475 – 221 TCN, kết thúc bằng việc thống nhất đất nước của Tầng Thủy Hoàng.
2



Đây là thời kỳ trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng (bách gia chư tử). Nho giáo phải
đấu tranh kịch liệt với chủ nghĩa “kiêm ái” của Mặc Tử, chủ nghĩa “vị ngã” của
Dương Chu, chủ nghĩa lập pháp và tập quyền của Thương Ưởng, tư tưởng “vô vi” của
Lão Trang, chủ nghĩa “Tham nghiệm” và thuyết Pháp, Thuật, Thế của Hàn Phi.
Về chính trị, đây là thời kỳ mà mâu thuẫn giai cấp trong xã hội rất sâu sắc, giai
cấp nơ lệ đang trong q trình phân hóa thành địa chủ đã gây chiến đánh nhau để
giành giật đất đai và cả sức lao động, còn giai cấp nơ lệ thì đấu tranh chống lại chủ nơ,
chống lại sự bóc lột và áp bức đang đè nặng lên thân phận của họ. Đây là giai đoạn
tan rã của chế độ chiếm hữu nơ lệ để hình thành chế độ phong kiến, các cuộc chiến
tranh xảy ra giữa các nước chư hầu nhằm giành giật chính quyền, làm cho xã hội ngày
càng thêm loạn lạc.
Sinh ra và lớn lên trong một xã hội loạn lạc với tố chất ham học và quan tâm
đến chính trị, dần dần trong ơng hình thành tư tưởng lấy nhân nghĩa để giữ vững sự
tồn tại chung và khai sáng hệ tư tưởng lớn nhất thời tiền Tần đó là học phái Nho giáo.
Trong hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, các triều đại kế tiếp nhau
đều xem Nho giáo là nền tảng tư tưởng của đạo trị nước. Vì vậy, khi xã hội lâm vào
khủng hoảng, người ta quy là tại triều đại khơng sáng suốt, khơng có vua hiền tướng
giỏi, không thực hiện các nguyên lý của đạo Nho. Vấn đề đặt ra là thay đổi triều đại
chứ không phải thay đổi thống trị. Điều đó làm cho Khổng Tử được xem là người
thầy của muôn đời (vạn thế sư biểu) và Nho giáo được xem là học thuyết thống trị
không thể thay thế.
Là học thuyết của xã hội phong kiến, do xã hội phong kiến sản sinh ra, bản thân
Nho giáo cũng nêu lên một nguyên lý, nguyên tắc, đường lối và phương pháp nhằm
bảo đảm cho xã hội một sự ổn định để vận hành và phát triển. Mục đích, lý tưởng của
Nho giáo là xây dựng một nhà nước chuyên chế đủ mạnh, duy trì kỷ cương, tông
pháp, đẳng cấp, quyền lực tuyệt đối thuộc về vua. Người cai trị dùng đạo đức, lễ tiết
để làm gương cho dân chúng, dùng pháp luật có mức độ, dân chúng thì tự giác làm
trịn bổn phận của mình. Những người kế tục tiêu biểu là Mạnh Tử (372-289 TCN).
3



1.2 Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo
Giai đoạn thời Tiên Tần, trong tình trạng “bách gia tranh minh”, Nho giáo cũng
chỉ là một phái, thậm chí là một phái lép vế trước các học phái khác. Căn cứ vào lý
luận cơng tác của Nho gia đó là Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ và sách Luận ngữ. Ngay
đến sách Tuân Tử, Mạnh Tử cũng chỉ là một phái, một người, chưa có sách nào được
gọi là truyện.
Khổng Tử tuy sáng lập ra học thuyết Nhân Nghĩa Nho gia nhưng không được
các quân vương thời Xuân Thu coi trọng mà phải do các hậu học như Tử Cống, Tử
Tư, Mạnh Tử, Tuân tử truyền bá rộng về sau. Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống
trị và các sĩ đại phu triều Hán (141-87 TCN), Khổng tử và tư tưởng Nho gia của ông
mới trở thành tư tưởng chính thống. Đổng Trọng Thư đời Hán hấp thu nhân cách hồn
thiện và học thuyết nhân chính của Khổng Tử, phụ hội thêm Công Dương Xuân Thu
lợi dụng âm dương bổ sung thay đổi lý luận trở thành học thuyết thiên nhân hợp nhất
cùng với học thuyết chính trị của Tuân Tử, khoác tấm áo thần học cho Nho học.
Từ đời Hán đến đời Thanh, Khổng học chủ yếu dùng hình thức kinh truyện để
lưu truyền. Đường Thái Tơng sau khi hồn thành tồn diện thống nhất quốc gia, liền
cho kinh học gia Khổng Dĩnh Đạt chú giải, hiệu đính lại năm kinh Nho gia là Dịch,
Thi, Thư, Tà tuyên, Lễ ký thành bộ Ngũ kinh chính nghĩa gần như tổng kết toàn diện
kinh học từ đời Hán đến đó. Ngũ kinh chính nghĩa trở thành sách giáo khoa dùng cho
thi cử đời Đường. Khổng học càng được giai cấp thống trị tín nhiệm, Đường Thái
Tơng nói rất rõ “Nay trẫm yêu thích nhất là đạo của Nghiêu Thuấn và đạo của Chu
Không coi như chim thêm cánh, như cá gặp nước, khơng thể khơng có được”.
Từ đó, Khổng Tử với đế vương, với chính phủ các triều đại đều có quan hệ như
Đường Thái Tơng hình dung. Khi lịch sử phức tạp của Trung Quốc tiến vào thời kỳ
phát đạt - thời kỳ nhà Tống, vị hoàng đế khai quốc là Tống Thái Tổ Triệu Khuông
Dẫn lập tức chủ trì nghi lễ long trọng tế tự Khổng Tử để biểu dương lòng thiếu đễ,
vua còn thân chủ trì khoa thi tiến sĩ mà nội dung hồn tồn theo Nho học. Đối với
Nho học mới bột hưng ở thời Tống, chúng ta thường gọi đó là Lý học. Nội dung và
4



kết cấu của Lý học hết sức rộng lớn, bắt đầu từ Hàn Dũ đời nhà Đường, trải qua nỗ
lực của Tôn Phục, Thạch Giới, Hồ Viên, Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Thương Tái, Trình
Di, Trình Hạo đời Bắc Tống cho đến Chu Hi đời Nam Tống là người tập đại thành
hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng Lý học. Lý học trình Chu nhấn mạnh Nhân, Lễ, Nghĩa,
Trí, Tín như lễ trời (thiên lý) dùng học thuyết Khổng Mạnh làm nguồn gốc, hấp thu
thêm các học thuyết tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo cung cấp sự nhu yếu cho xã hội
quân chủ chuyên chế. Chu Hi tập chú giải thích các kinh điển Nho gia như Luận ngữ,
Mạnh Tử trở thành những sách giáo khoa bắt buộc của sĩ tử trong xã hội phong kiến
và là tiêu chuẩn pháp định trong khoa cử của chính phủ. Điều ấy xem ra xa với chủ
trương thiện lương, trí tuệ, ngoan cường của Khổng Tử ở thời Xuân Thu, góp phần
tạo nên một hình ảnh Khổng Tử khác mang màu sắc vì yêu cầu giữ thiên lý mà diệt
mất nhân dục, đạo mạo bàn sng dẫn đến tiêu diệt cá tính, thậm chí hư ngụy, giả dối
nữa. Ngồi Lý học của Trình Chu có địa vị chi phối, phái Cơng học của Trần Lượng,
Diệp Thích, phái Tâm học của Vương Dương Minh cũng đều tôn sùng Khổng Tử, hấp
thu một phần tư tưởng cơ bản của ông. Những học thuyết này đều được lưu truyền
rộng rãi và tạo ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội văn hố Trung Quốc. Do vì Nho học
được các sĩ đại phu tôn sùng, được các vương triều đua nhau đề xướng nên Nho học
thuận lợi thẩm thấu trong mọi lĩnh vực trong mọi giai tầng xã hội, từ rất sớm nó đã
vượt qua biên giới dân tộc Hán, trở thành tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Quốc
và được truyền bá rộng rãi sang cả Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.
1.3 Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo
1.3.1 Về bản thể luận
Ở thời kỳ Khổng Tử, tư tưởng tín ngưỡng, thần linh cịn khá nặng nề nên ơng
cũng khơng thốt khỏi những quan niệm có tính chất tơn giáo. Ơng có quan niệm về
Trời, Thần linh và Quỷ thần. Ơng tin có Trời nhưng với ơng, trời là cái lý vơ hình,
linh diệu, cương kiện không thể nào cưởng lại được. Trời là chủ thể của cả vũ trụ.
Nguyên lý vận hành của trời là “dịch”, “trung”, “hịa”, “sinh”. Trời có ý chí rất mạnh,
khiến cho mọi sự biến hóa trong thế gian đều hợp với lẽ điều hịa sinh biến. Cái ý trí

5


ấy gọi là “thiên mệnh”. Khổng tử cịn tin có quỷ thần, song ơng cho rằng, quỷ thần là
khí thiêng của trời đất, đâu đâu cũng có. Ơng quan niệm, có thiên thần, địa thần, nhân
thần, ơng coi trọng nghi thức thờ cúng và tế lễ đối với trời đất, thần linh, tổ tiên và
trong tang lễ. Ơng có quan niệm về thế giới bên kia.
Sau này, đặc biệt là Đổng Trọng Thư đã phát triển tư tưởng tôn giáo trong Nho
giáo lên một cách đáng kể. Như quan niệm về Trời, mệnh Trời, Trời và con người có
quan hệ chặt chẽ với nhau (Thiên mệnh, thiên nhân hợp nhất, thiên nhân tương cảm).
Đáng chú ý là những tư tưởng ấy có tính mục đích luận, thần quyền, đi vào thế quyền
để củng cố thế quyền.
Nho giáo chủ trương thuyết “Thiên mệnh”, thuyết này coi Trời là cha chung,
ngôi vua được Trời lựa chọn, giao cho cai quản đất nước và thần dân, vua cũng là cha
chung, do mệnh trời mà có mệnh vua. Nhưng Nho giáo cũng nhấn mạnh: “Duy mệnh
bất vu thường, đạo thiên tắc đắc chi, bất thiên tắc thất chi hỷ”. Nghĩa là, mệnh trời
không phải cho mãi một người, ai làm điều lành thì được, điều ác thì mất. Vì vậy,
người làm đế vương tuy uy quyền rất lớn, thế lực rất mạnh nhưng không được lạm
dụng quyền ấy để làm điều tàn bạo.
Thuyết “thiên mệnh” với phương châm an phận theo địa vị của mình, khơng
mong gì ở bên ngồi đã đè nặng lên đời sống tinh thần của các dân tộc tôn sùng Nho
giáo suốt nhiều thế kỷ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tôn ti, trật
tự phong kiến duy trì quá lâu, kìm hãm sự vươn lên của con người.
Tuy nhiên, có thể thấy thuyết “thiên mệnh” đã đáp ứng được đòi hỏi bức thiết
của lịch sử Trung Hoa thời bấy giờ, đó là thống nhất dân tộc, xây dựng chính quyền
trung ương tập quyền.
1.3.2 Tư tưởng nhân trị
Chữ nhân theo quan niệm của Khổng Tử có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều
mặt của đời sống con người, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tùy theo hồn cảnh mà
ơng diễn đạt nội dung nó một cách khác nhau.


6


Ông nói nhiều về nhân nhưng tóm lại, có thể nói nhân là người, là lịng người,
là thương u người. Đạo nhân là cái trời phú cho con người, ở cái tâm của con
người, đó là lịng thương người. Điều đó được thể hiện ra hai điều cốt yếu về nhân:
“cái gì mình mn thì cũng mong mn cho người khác và ngược lại” và “ mình lập
thân bằng cách giúp người lập thân”.
Nhân là đức tính hồn thiện, là cái gốc đạo đức của con người nên nhân chính
là đạo làm người. Người muốn đạt nhân phải là người có “trí, dũng”. Nhờ có lý trí con
người mới sáng suốt, minh mẫn để hiểu được đạo lý, xét đoán sự việc, phân biệt phải
trái, thiện ác để trao dồi đạo đức và hành động hợp với “thiên lý”. Nếu khơng cịn trí
sáng suốt nữa thì chẳng những khơng giúp được người mà cịn hại đến thân mình. Trí
khơng phải ngẫu nhiên mà có, nó chỉ có được trong quá trình học tập, tu dưỡng. Mục
đích cao nhất của việc học không chỉ để biết “đạo”, “khắc kỷ phục lễ vi nhân” mà để
ra làm quan, tham gia vào việc chính trị quốc gia.
Muốn đạt “nhân” cịn phải có “dũng”. Người có dũng khơng phải là kẻ ỷ vào
sức mạnh, hành động bất chấp đạo lý mà là người quả cảm, xả thân vì nghĩa. Nhân
cịn bao hàm cả “nghĩa” – việc gì đáng làm thì làm, khơng hề tính lợi cho mình.
Theo Khổng Tử, thì chỉ có người qn tử mới có “nhân”. Trong kinh điển Nho
giáo, những gì tốt đẹp, tiêu biểu của con người điều quy vào người qn tử. Cịn đám
đơng tiểu nhân là những người khơng có trí tuệ, khơng có đạo đức, vất vả, chân lấm,
tay bùn để cung đốn cho người quân tử thì khơng có “nhân’.
Đề cập đến đạo nhân với tính cách là trung tâm trong tồn bộ học thuyết chính
trị, đạo đức của mình, các nhà nho nâng lên thành đường lối trị nước. Nhân trị - đức
trị dân bằng đức nhân, Nho giáo chú trọng lấy đạo đức để thực hành chính trị. Đức
nhân khơng phải tự nhiên mà có, muốn có được phải tu thân, tu được chữ nhân là điều
căn bản nhất của người làm quan cai trị bởi tinh thần của “lễ”, “nhạc’ ở cả trong đức
nhân.

Tóm lại, từ nhân đến nhân trị đó chính là tư tưởng về đường lối trị nước của
Nho giáo. Nét độc đáo và sâu sắc của tư tưởng này là ở chổ: Nho giáo đã đặt đạo đức
7


với chính trị trong mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Đạo đức là nền tảng của chính trị,
chính trị là sự tiếp tục của đạo đức, phải lấy đạo đức làm gốc. Đây cũng là điểm độc
đáo của triết lý phương Đông so với các học thuyết phương Tây.
Tuy nhiên, điểm hạn chế ở đây là xây dựng một ngơi nhà chính trị trên nền đạo
đức một cách thái hóa, Nho giáo đã duy trì xã hội phương Đơng trong trạng thái trì
trệ, bảo thủ suốt mấy ngàn năm lịch sử.
1.3.3 Tư tưởng lễ trị
Theo nho gia, “lễ” khởi thủy là nói việc thờ cúng, sau gồm quy củ, phong tục,
tập quán, nghi thức, chuẩn mực cho mọi hành vi, đảm bảo cho gia đình, xã hội có tơn
ti trật tự. Sau cùng chữ lễ cịn có nghĩa rộng: nó là thể chế, quyền uy. Lễ là một cơng
cụ chính trị mạnh mẽ và là vũ khí của phép trị nước đắc lực mà Nho giáo đã cống hiến
cho nhiều triều đại đế vương.
Lễ theo nghĩa một đức trong “ngũ thường” là sự thực hành đúng những giáo
huấn kỷ cương, nghi thức do Nho giáo đề ra cho những quan hệ “tam cương”, “ngũ
luận”, “thất giáo” và cho cả sự thờ cúng thần linh. Là người thì phải học lễ, biết lễ và
có lễ. Lễ phải được học từ tuổi thơ. Đó chính là nội dung cơ bản của lễ giáo đạo nho.
Có thể nói, Lễ là một cái lưới bủa ra rất rộng và xiết lại hết sức chặt chẽ. Chỗ
tin vi của Nho giáo là đã đóng khung ý nghĩ và hành động của con người vào phạm vi
thực hiện những quy tắc nghiêm ngặt của cuộc sống. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử,
các xã hội theo Nho giáo đã giữ được sự ổn định trong gia đình và ngồi xã hội. Lễ
trở thành điều kiện quan trọng bật nhất trong việc trị quốc, tề gia. Lễ trị của Nho giáo
xiềng xích con người từ khi lọt lịng cho đến chết, từ trong chiếc nơi gia đình ra đến
đất nước, thiên hạ.
Tuy nhiên, Lễ của Nho giáo đã kìm hãm cuộc sống của con người một cách dai
dẳng, đặc biệt đối với phụ nữ và đông đảo nhân dân lao động dưới thời phong kiến.

1.3.4 Chính danh
Chính danh có nghĩa là một vật trong thực tại cần phải phù hợp với cái danh nó
mang. Mà mỗi cái danh phải bao hàm một số điều kiện tạo nên bản chất của nó. Khi
8


bàn về “chính danh”, Khổng Tử giải thích: Chính danh là làm cho mọi việc ngay
thẳng. Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận của người đó, trên dưới, vua tôi,
cha con trật tự phân minh. Vua lấy Lễ mà khiến bề tôi phục tùng, tơi thờ vua theo đạo
trung; vua ra vua, tơi ra tơi...Đó chính là một nước thịnh trị, lễ nghĩa, nhân đức, danh
phận vẹn toàn.
Theo Khổng Tử, “danh” và “thực” phải kết hợp với nhau, nếu khơng hợp thì
gọi tên ra người ta sẽ không hiểu, lý luận không xuôi, mọi việc không thành, lễ nhạc,
hình, pháp khơng được định mà xã hội sẽ hỗn loạn.
Để thực hiện được “chính danh”, khổng Tử cho rằng trước hết mọi người phải
tự giác giữ lấy danh phận của mình, từ Thiên tử, chư hầu, đại phu đến kẻ sỉ phải tu
dưỡng đạo nhân để có sự tự giác đó.
Ngun tắc “chính danh” của Khổng Tử là: ai ở địa vị nào cũng phải làm tròn
trách nhiệm ở địa vị ấy, danh phận ấy, không được hưởng quyền lợi cao hơn địa vị của
mình. Ơng chú trọng “ai giữ phận ấy, cứ theo đúng tổ chức xã hội có tơn ti, chặt chẽ
của Chu Cơng thì nước sẽ trị, thiên hạ sẽ có đạo.
“Chính danh” là mối quan hệ hai chiều: Quân trung thì thần trung, phụ tử thì tử
hiếu. Để có được cái xã hội ấy thì phải giáo dục, giáo dục chính là cái gốc lâu bền tạo
ra cái đức, để con người được đức nhân, sống theo Lễ và trở về với “chính danh”.
Tuy nhiên thuyết “chính danh” của Khổng Tử là ảo tưởng vì đương thời danh
và thực mâu thuẫn nhau sâu sắc. Cái “thực” là đời sống xã hội, trật tự xã hội đã có
nhiều biến đổi, làm cho cái danh phận cũ được quy định theo Lễ chế nhà Chu khơng
cịn phù hợp nữa, do đó mà khơng thể thực hiện được. Tuy vậy, thuyết “chính danh”
vẫn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Đó là: muốn cho xã hội ổn định, người cầm quyền
phải có đức, có tài, xứng với cái danh vị đã có. Mọi người trong xã hội phải tự giác

giữ lấy danh phận của mình theo tơn ti, trên ra trên, dưới ra dưới.
Nhình chung Nhân, Lễ, Chính danh khơng chỉ là các chuẩn mực, các khái niệm
đạo đức đơn thuần mà cịn mang tính chính trị cao. Nó trở thành Nhân trị, Lễ trị,
Chính danh với tính cách là đường lối trị nước của Nho giáo. Nhân, Lễ, Chính danh
9


có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhân là nội dung, Lễ là hình thức biểu hiện của nhân.
Nhân là gốc, Lễ là ngọn; Nhân để khôi phục Lễ, để trở về với Chính danh; xã hội trở
về với đạo. Đó cũng là hồi bảo của các nhà Nho về một chế độ phong kiến có kỷ
cương, thái bình, thịnh trị.
Tóm lại, suốt hơn 2000 năm thống trị, tư tưởng Nho giáo đã góp phần quan
trọng trong việc xây dựng nên nhà nước Nho giáo phát triển Ở Trung Quốc và các
nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Nhờ đó các nhà nước phong kiến Nho giáo
thường có trình độ trưởng thành hơn so với các nhà nước phong kiến cùng thời ở các
khu vực khác nhau trên thế giới. Đó là giá trị tích cực mà ngày nay nhiều nước chủ
động khai thác Nho giáo có kế thừa.
Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, tư tưởng ấy phản ánh nhận thức của
một thời đại, lập trường của một giai cấp và cả tồn tại xã hội cũng như cái đời sống
tinh thần của một giai đoạn lịch sử nhất định, cho nên trên thực tế nó có nhiều hạn
chế, cần khắc phục, loại bỏ. Đương nhiên, việc khắc phục hay loại trừ những hạn chế
cũng như khai thác những giá trị tích cực của Nho giáo như thế nào lại phụ thuộc vào
mức độ ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội.
Chương 2 Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam
2.1 Một số nét về Nho giáo ở Việt Nam
Sử chép rằng Hán Vũ Ðế thấy nước ta chưa biết văn hóa, sai các quan Thái thú
sang cai trị phải dậy bảo. Trong số ấy có ba người nổi tiếng: Tích Quang, Thái thú
quận Giao chỉ, mở trường học, dậy dân biết lễ nghĩa; Nhâm Diên, Thái thú quận Cửu
chân, xây trường học, dậy dân luân lý, phép giá thú, sinh con biết họ và nòi giống; Sĩ
Nhiếp, Thái thú Giao châu, mở học đường, giảng Kinh truyện, được suy tôn là Nam

bang học tổ. Như vậy, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc (111
TCN - 938)
Vào khoảng thế kỷ thứ X, việc xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương
tập quyền đã tỏ ra công ra cần thiết đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta. Tuy nhiên, dưới các triều đại Ngô, Ðinh, Tiền Lê, Trưng vương thì Nho giáo
10


chưa có vai trị gì to lớn trong đời sống chính trị - xã hội, phải đến thế kỷ XI với sự
xác lập của vương triều nhà Lý thì nhà nước phong kiến tập quyền mới được xây
dựng quy mô, bề thế, với những tổ chức và thể chế trùng điệp của nó.
Đến thế kỷ XV, nhà nước Lê sơ dành cho Nho giáo địa vị độc tôn. Và cuối thế
kỷ này, vào thời Lê Thánh Tơng nó đạt đến mức toàn thịnh.
Vào thời nhà Lý, đạo Phật vẫn được trọng nhất. Thời Lý sơ, hễ giao tiếp với
Trung quốc đều dùng tăng lữ viết thư. Ðến Nhân Tông mới bắt đầu trọng đạo Nho:
năm 1070, dựng Văn miếu; năm 1075, mở khoa thi đầu tiên; năm 1076, xây Quốc tử
giám. Vẫn theo lối học nhà Ðường.
Nhà Trần, mặc dầu các vua Trần rất sùng đạo Phật nhưng Nho giáo tiếp tục
bành trướng. Phật giáo không đắc sủng như thời nhà Lý, tăng lữ khơng cịn được dự
chính sự. Tuy bị Nho giáo lấn lướt, Phật giáo và Lão giáo vẫn cịn được trọng, các
Nho gia khơng thiên hẳn về cái học từ chương, tức là chỉ vụ lấy nhớ cho nhiều và mài
rũa câu văn cho hoa mỹ chứ khơng tìm ý nghĩa sâu xa của đạo học.
Thời nhà Hồ, Nho giáo chiếm ưu thế tuyệt đối; nhà Lê, Nho giáo trở thành quốc
giáo, đóng vai trị đắc lực cho cuộc đấu tranh chống quân minh; dưới nhà Nguyễn,
Nho giáo có uy quyền tuyệt đối và làm vũ khí tinh thần chính thức cho giai cấp cầm
quyền.
Nho giáo ở Việt Nam có ảnh hưởng khơng chỉ là trong văn hố, tư tưởng mà cả
trong chính trị, xã hội, trong học thuật, và vì vậy cũng ảnh hưởng đến xây dựng kinh
tế, xây dựng con người và nhiều mặt khác. Không phải vấn đề chỉ liên quan đến quá
khứ mà vấn đề còn kéo dài thành ra liên quan đến những chuyện của ngày nay.

2.2 Những ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam
2.2.1 Đối với chính trị
* Ảnh hưởng tích cực:
Một trong những giá trị nổi bật của đức trị Nho giáo là kêu gọi nhà cầm quyền
hướng về dân và quan tâm đến dân. Đức trị giương cao ngọn cờ vương đạo, đường lối
vương đạo đặt trên nền tảng lớn là: Thiên ý dân tâm (ý trời và lòng dân là một); quan
11


dân tương thân (chính trị phải hợp với lịng dân); thứ, phú, giáo dân (làm cho dân
nhiều, dân giàu, dạy cho dân biết lễ, nghĩa) và ái dân (yêu dân)
Có thể nói, đức trị Nho giáo là một trong những học thuyết chính trị đạo đức
đầu tiên đặt vấn đề lấy con người làm cơ sở xuất phát cho các chủ trương chính trị.
Mặc dù, tư tưởng “vì dân” của đức trị khơng có khả năng hiện thực hóa bởi nó khơng
được xây dựng trên nền tảng chính quyền của dân, do dân. Nhưng ngày nay tư tưởng
đó vẫn cịn giá trị khi chúng ta khai thác, vận dụng vào việc xây dựng một nền chính
trị vì dân.
Xây dựng một nền chính trị vì dân đã trở thành tư tưởng nhất quán, xuyên suốt
quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người
không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền nhận thức mà cịn địi hỏi tư tưởng đó phải
được thực hiện trên thực tế. Trong khi cầm quyền, Người đã tuyên bố và từng bước tổ
chức hệ thống chính trị sao cho đó là cơng cụ của dân, cán bộ Đảng, Nhà nước là
công bộc của dân. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, những người cộng sản Việt
Nam đã khơi dậy, kế thừa và làm phong phú truyền thống của dân tộc về văn hóa, đạo
đức chính trị cũng như kinh nghiệm quản lý đất nước, tinh thần độc lập tự chủ, đấu
tranh bất khuất chống mọi nô dịch áp bức, tình thương người, lịng nhân nghĩa của
cha ơng để xây dựng nền chính trị vì dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt đã
được thực hiện trên thực tế. Thực tiễn sống động thời gian qua đã cho thấy nhà nước
ta đã phát triển từ hình thức thấp đến hình thức cao, từ nhà nước dân chủ nhân dân

từng bước tiến lên nhà nước kiểu mới – nhà nước xã hội chủ nghĩa – nhà nước của
dân, do dân, vì dân trở thành công cụ sắc bén trong công cuộc xây dựng và cải tạo xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhà nước ta đã có khơng ít những khuyết
tật: quan liêu, tham nhũng, thối hóa, cán bộ thiếu kiến thức khoa học trong quản lý
và tổ chức…Những hiện tượng đó làm xói mịn bản chất nhân dân của nhà nước kiểu
mới, làm suy yếu hiệu lực quản lý của nó trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
12


Loại bỏ yếu tố duy tâm trong thuyết “chính danh” của Khổng Tử, có thể khai
thác cái tích cực trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ
chức trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, đặc biệt trong mối quan hệ giữa
Đảng với Nhà nước. Tất nhiên, “chính danh” ở đây mang ý nghĩa: Tổ chức nào có
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó, khơng lấn sân, bao biện, làm thay.
Thực tiễn cho thấy, sự lộn xộn chức năng giữa Đảng với Nhà nước dẫn đến tình
trạng Đảng vừa bao biện làm thay vừa bng lỏng, khốn trắng cho Nhà nước, làm
cho Nhà nước khó phát huy vai trị chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình; vừa thụ động ỷ lại vừa lung túng, do dự không dám chịu trách
nhiệm về các quyết định của mình. Vì vậy, trong điều kiện đảng cầm quyền cần phải
phân định rõ chức năng, nhiệm vụ để Đảng và Nhà nước có cơ cấu tổ chức và cơ chế
hoạt động đúng đắn nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã
hội, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Từ ý nghĩa chính trị sâu sắc của thuyết “chính danh”, có thể khai thác và vận
dụng nó vào việc xác định chức năng, quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống chính
trị ở nước ta hiện nay, làm cho các tổ chức đó tránh được tình trạng chồng chéo, hoạt
động thiếu hiệu quả. Đặc biệt, trông mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước việc xác
định rõ chức năng sẽ góp phần đưa Đảng ta vươn lên ngang tầm một đảng cầm quyền.
Đồng thời, Nhà nước cũng đổi mới cơ bản tổ chức và hoạt động của mình, đảm bảo
nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Ảnh hưởng tiêu cực:
Đối với q trình xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam:
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực chất là hình thức hoàn
thiện nhà nước, là làm cho sự phát triển đất nước có cơ sở pháp lý của nó chứ không
đơn giản chỉ là ước mơ, là đạo đức thuần túy với những khái niệm trừu tượng.
Ở nước ta, cách mạng Tháng Tám đã xóa bỏ chính quyền phong kiến và thực
dân, đồng thời xóa bỏ những tư tưởng đức trị của Nho giáo, thay vào đó là đạo đức
13


cách mạng và pháp luật của chế độ dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, việc xây dựng cái
mới không đơn giản, với hàng ngàn năm tồn tại, tư tưởng đức trị Nho giáo đã ăn sâu
vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Những tàn dư của nó đang trở thành lực cản
đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Do ảnh hưởng của tư tưởng đức trị, ở nhiều nơi nhân dân vẫn sống theo lối đạo
đức, tập quán mà không sống theo quy định của pháp luật. Điều này ảnh hưởng đến
q trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.
Ngồi ra, Nho giáo còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đổi mới tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước như: cồng kềnh, chống chéo, hiệu lực, hiệu quả quản
lý thấp. Bên cạnh đó, tình trạng đặc quyền, đặc lợi, sách nhiễu dân vẫn còn diễn ra
khá phổ biến. Tình trạng này kéo dài đã phá hoại nền kinh tế, đe dọa sợ ổn định và
phát triễn của xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta đang xây dựng.
Đối với q trình xây dựng, hồn thiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Trước tiên phải kể đến sự ảnh hưởng của tư tưởng địa vị, đẳng cấp, gia trưởng.
Tư tưởng này vẫn đang trực tiếp tác động đến nhận thức và hành vi ứng xử mang tính
chính trị - xã hội. Đặc biệt trong điều kiện chuyển đổi cơ chế hiện nay, cơ chế quản lý
kinh tế, hành chính cũng như pháp luật nước ta vẫn cịn thiếu sót, vẫn cịn tồn tại
những cơ hội mất ổn định để những người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa lợi dụng,

làm giàu bất chính; tư tưởng địa vị, đẳng cấp khơng những khơng mất đi mà có chiều
hướng tăng lên. Đây thực sự là điều đáng lo ngại, cản trở đến quá trình thực thi dân
chủ ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó tư tưởng “trọng quan” cũng mang lại những ảnh
hưởng tiêu cực không nhỏ.
Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo khơng chỉ là u cầu
của dân chủ hóa sinh hoạt xã hội mà còn là điều kiện để Đảng và Nhà nước ta tiếp
nhận được những thơng tin chính xác, làm cơ sở cho việc đánh giá đội ngũ cán bộ và
xây dựng đường lối, chính sách đúng đắn.

14


2.2.2 Đối với kinh tế
* Ảnh hưởng tích cực:
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh
tế thị trường đã đẩy nhanh sự tăng trưởng về kinh tế nhưng cũng đồng thời tạo ra
nhiều xáo trộn trong quan hệ xã hội, gia đình và phẩm chất cá nhân. Để ngăn ngừa
những tiêu cực của nền kinh tế thị trường, chúng ta cần phát huy những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, những phẩm danh đạo đức tối thượng của con người như: Nhân,
lễ, trí, tín trong xã hội Nho giáo trước kia cho đến nay vẫn còn giá trị, nếu chúng ta
biết kế thừa và chắc lọc.
Để đạt được các mục tiêu của thời kỳ quá độ, chúng ta không thể không coi
trọng ưu tiên phát triển kinh tế để đảm bảo “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội
công bằng, văn minh”. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước phải đề ra những chính sách
phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác trí tuệ, năng
lực sáng tạo của con người, bởi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của toàn
bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Để thực hiện cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa phải có các yếu tố: tài ngun, vốn, khoa học cơng nghệ và
con người. Trong khi đó, nguồn lực tài chính vật chất ở nước ta cịn hạn hẹp, tình

trạng tiêu dùng lãng phí cịn diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, chúng ta phải tiết kiệm để
cơng nghiệp hóa, khắc phục xu hướng chạy theo xã hội tiêu dùng, lối sống xa hoa,
lãng phí.
Do đó, tư tưởng về tiết kiệm của Nho giáo cũng như đức tính cần kiệm truyền
thống của dân tộc cần phải được kế thừa và đổi mới, cần kiệm đi đơi với chống tham
nhũng, lãng phí, dồn sức cho sự phát triển của đất nước.
* Ảnh hưởng tiêu cực:
Nho giáo được xây dựng trên cơ sở chế độ ruộng cơng với chính sách cống nạp
từ bên dưới và phân phối từ bên trên, giờ đây vẫn còn ảnh hưởng tới suy nghĩ của
nhiều người.Trong chế độ phong kiến, nước ta đã có quan hệ tiền tệ và trao đổi hàng
15


hóa ở mức độ nhất định. Nhưng với đặc điểm duy trì lâu dài các làng xã, quan hệ hàng
hóa, tiền tệ đã không phát triển được.
Do những sai lầm chủ quan mang tính giáo điều, kinh nghiệm, duy ý chí, trước
thời kỳ đổi mới nước ta vẫn chưa có nền sản xuất hàng hóa, nền kinh tế vẫn trong tình
trạng tự cấp tự túc là chủ yếu, vẫn khơng phát triển được. Nền sản xuất nhỏ tồn tại lâu
dài trong xã hội Việt Nam cùng với ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đã tạo nên tâm
lý cục bộ, bản vị, địa phương. Mặt khác, khi nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, tư tưởng bình quân đã trở thành lực cản lớn trong quá trình phát triển
kinh tế cũng như các mặt khác của đời sống xã hội. Đó là thách thức cơ bản đối với
dân tộc ta khi bước vào con đường phát triển.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán lâu dài chính
sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các hình thức phân
phối cũng đa dạng. Tuy nhiên, tình trạng bình qn trong phân phối vẫn cịn tồn tại ở
hầu hết các lĩnh vực, chưa thật sự trở thành địn bẩy kích thích người lao động. Do đó,
sự phát triển kinh tế trong giai đoạn này đòi hỏi phải khắc phục những ảnh hưởng tiêu
cực của Nho giáo.
2.2.3 Đối với đạo đức

* Ảnh hưởng tích cực:
Trong học thuyết Nho giáo của Khổng Tử cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề đạo
đức, cho nên việc tu thân được đặt lên hàng đầu. Từ thiên tử ở địa vị cao nhất cho đến
người dân bình thường đều phải lấy việc tu thân làm gốc.
Chúng ta tiếp thu Nho giáo về vấn đề tu thân, đặt nhiệm vụ tu thân lên hàng
đầu, khuyến khích gia đình, xã hội và cá nhân tích cực tu thân nhưng khơng phải theo
tinh thần đạo đức cũ mà theo tinh thần đạo đức mới – đạo đức cách mạng, như Hồ Chí
Minh chỉ ra: Nhân, lễ, trí, dũng, liêm. Đây là những nội dung với những giá trị đạo
đức cơ bản nhất của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
* Ảnh hưởng tiêu cực:

16


Nếu nhấn mạnh sự tu thân, chú trọng giáo dục đạo đức với những giá trị tích
cực của Nho giáo mà chúng ta cần khai thác, kế thừa thì thói đạo đức giả trong tư
tưởng Nho giáo lại là điều cần phê phán, loại bỏ. Đạo đức Nho giáo nêu ra cần, kiệm,
liêm, chính nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Ngày nay, chúng ta đề ra
cần, kiệm, liêm, chính là để làm lợi cho nước, cho dân. Nhưng nếu chúng ta không
thực hiện nghiêm túc, để tư tưởng tư lợi chi phối thì sẽ rơi vào tình trạng đạo đức giả.
Một biểu hiện của đạo đức giả là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, hối lộ,
tiếp tay cho bọn xấu, làm việc sai trái…
2.2.4 Đối với gia đình và giáo dục
* Đối với gia đình
- Ảnh hưởng tích cực:
Nho giáo coi gia đình là cơ sở của xã hội, “gốc của nước là nhà”. Vì vậy, Nho
giáo chú trọng xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình (cha con, chồng
vợ, anh em), trong những mối quan hệ ấy quan hệ cha con, anh em được Nho giáo tôn
lên rất cao bằng chữ “hiếu” và “để”. Nho giáo khẳng định sự giáo dục từ trong gia
đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành cơng trong việc trị nước.

Trong giai đoạn đổi mới, gia đình từ đó cũng có nhiều thay đổi. Lợi ích của gia
đình khơng phụ thuộc một cách giản đơn và nó đang được phát triển hài hịa, hợp lý
với lợi ích xã hội. Lợi ích chính đáng của gia đình và cá nhân được tự do phát triển,
đang là động cơ thúc đẩy trí tuệ và tài năng, phát huy truyền thống sáng tạo của cả
dân tộc.
Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đang làm nẩy sinh nhiều
vấn đề xã hội và trong quan hệ gia đình. Đó là hiện tượng coi thường giáo dục gia
đình, phá vỡ nền tảng đạo đức gia đình, chỉ chú trọng ni con ăn học mà không chú
ý đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân, con cái ngược đãi cha mẹ, anh em
xung đột lẫn nhau…Sự biến đổi phức tạp trong quan hệ gia đình đặt ra vấn đề cần
phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng gia đình và giáo dục con cái. Đây cũng
chính là điều mà Nho giáo đặc biệt quan tâm. Nho giáo đòi hỏi sự gắn bó giữa các
17


thành viên trong gia đình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Đó là những giá trị tốt đẹp
mà chúng ta cần kế thừa và phát huy.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
Cùng với việc kế thừa những giá trị tốt đẹp của Nho giáo, chúng ta cần phê
phán và loại bỏ những yếu tố tiêu cực đang ảnh hưởng tới việc xây dựng gia đình mới
hiện nay.
Chủ nghĩa gia đình, căn bệnh từng bám rễ, ăn sâu trong xã hội cũ giờ đây vẫn
còn tồn tại trong suy nghĩa và hành động của nhiều người. Do ảnh hưởng của Nho
giáo, trên thực tế việc giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội thường bị chi phối
vào tình cảm gia đình. Thói chiếu cố, cưu mang rộng rãi đến bà con, dịng họ vẫn cịn;
hiện tượng lơi kéo, bè phái gây mất đồn kết vẫn cịn tồn tại. Các vụ tham nhũng tập
thể có khả năng vơ hiệu hóa hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng.
* Đối với giáo dục
- Ảnh hưởng tích cực:
Với việc đề cao vấn đề học tập và giáo dục, Nho giáo đã góp phần quan trọng

trong việc hình thành truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Việc học tập phải tiến
hành trong suốt cuộc đời của mỗi người. Muốn thi hành những đức nhân, trí, trực,
dũng, cương cho đúng đạo, con người trước hết phải học. Đã học là phải luôn ghi
nhớ: “Học cho rộng, hỏi cho cùng, nghĩ cho kỹ, biên cho rành, làm cho siêng”.
Một ảnh hưởng tích cực của Nho giáo cần được nhắc tới là tinh thần “tôn sư
trọng đạo”. Coi trọng việc học tập, tôn trọng người thầy giờ đây đã trở thành truyền
thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Đối chiếu với thực tế giáo dục và lý luận sư phạm hiện nay, ta thấy rất nhiều
yếu tố trong tư tưởng về giáo dục của Nho giáo nói chung và của Khổng Tử nói riêng
vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và giá trị sử dụng.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
Kế thừa và vận dụng tinh hoa của Nho giáo trong lĩnh vực học tập, chúng ta
cũng cần chú ý phê phán tư tưởng “hiếu cổ” với ý nghĩa quá cao, cực đoan, một chiều.
18


Tư tưởng này dễ gieo vào lòng người sự “sùng cổ”. Đây là sự cản trở lớn đối với trí
tuệ xã hội, kìm hãm sự phát triển, sự sáng tạo trên lĩnh vực học thuật nói riêng đến các
lĩnh vực hoạt động nói chung.
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta bắt đầu trước hết từ việc đổi mới tư duy. Trong khi
đó lối tư duy mang nặng tính giáo điều, kinh nghiệm, bảo thủ của Nho giáo vẫn còn
ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy của đội ngũ cán bộ nước ta.
KẾT LUẬN
Với tư cách là học thuyết chính trị - đạo đức, Nho giáo đã trở thành hệ tư
tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 2000 năm
lịch sử. Tư tưởng của Nho giáo về nhà nước, quyền lực nhà nước, về đường lối trị
nước đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến
Quốc là thống nhất đất nước, xây dựng nhà nước Trung ương tập quyền. Tư tưởng đó
của Nho giáo đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các nhà nước
phong kiến vững mạnh.

Nho giáo đã từng giữ vị trí đặc biệt và có vai trị quan trọng trong đời sống tinh
thần của nhân dân ta qua các giai đoạn lịch sử. Nho giáo phát triển trong mối quan hệ
với Phật giáo và Lão giáo đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt
của đời sống xã hội Việt Nam.
Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của Nho giáo đã bị thủ tiêu, nhưng một
số yếu tố của Nho giáo vẫn cịn tồn tại. Những yếu tố đó đã và đang ảnh hưởng trực
tiếp đến sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Để đưa sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh đến thành công, chúng ta không thể không loại trừ
những yếu tố tiêu cực, đồng thời cũng phải kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực
của Nho giáo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những tàn dư tư tưởng của Nho giáo cần phải loại trừ đó là: tư tưởng địa vị,
đẳng cấp, gia trưởng còn tồn tại trong nhận thức và hành động của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân gây nên tình trạng mất dân chủ ở
19


nhiều nơi, nhiều cấp; là tâm lý thờ ơ với pháp luật, coi thường, thậm chí bất chấp pháp
luật đang cản trở quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ
XHCN ở nước ta; đó là lối làm việc của một số cán bộ công chức trong bộ máy nhà
nước cịn mang nặng tính chất quan liêu, cửa quyền, là lối tư duy còn mang nặng tính
giáo điều, kinh nghiệm, là tư tưởng bảo thủ...
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết khắc
phục và loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực đó của Nho giáo. Mặt khác, những giá trị
tích cực như: chú trọng đến sự "tu thân", sự dấn thân để cải tạo xã hội; tích cực say
mê học tập để thực hiện lý tưởng; coi trọng gia đình; ý thức tiết kiệm... cần được tiếp
tục khai thác, kế thừa và nâng lên ở một tầm cao mới./.

20



MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Chương 1 Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo

2

1.1 Khái quát sự ra đời của Nho giáo

2

1.2 Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo

4

1.3 Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo

5

1.3.1 Về bản thể luận

5

1.3.2 Tư tưởng nhân trị

6


1.3.3 Tư tưởng lễ trị

8

1.3.4 Chính danh

8

Chương 2 Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam

10

2.1 Một số nét về Nho giáo ở Việt Nam

10

2.2 Những ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam

11

2.2.1 Đối với chính trị

11

2.2.2 Đối với kinh tế

15

2.2.3 Đối với đạo đức


16

2.2.4 Đối với gia đình và giáo dục

17

Kết luận

19

21


TÀI LIỀU THAM KHẢO
01. TS. Bùi Thị Thanh Hương - Nguyễn Văn Đại, Khái lươc Lịch sử Triết học,
Nxb CT-HC, HN, 2011.
02. Giáo trình lịch sử Triết học Trung Quốc thời kỳ cổ - trung đại, Nxb CT- HC,
HN, 2009.
03. Giáo trình Triết học , Nxb CT- HC, HN, 2010.
04. Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992.
05. Nguyễn Đăng Duy, Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, 1998.
06. Vũ Khiêu, Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, 1991.

22



×