Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hoạt động thương mại quốc tế và những ảnh hưởng của nó đối với các DN Việt Nam hiện nay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.48 KB, 3 trang )

Hoạt động thương mại quốc tế và những ảnh hưởng của nó đối
với các DN Việt Nam hiện nay
Tags: DN Việt Nam, Việt Nam, thương mại quốc tế, hoạt động thương mại, làm thế nào để, toàn cầu hoá, nhà cung cấp, kinh doanh, cần phải, phát
triển, sản phẩm, hiện nay, có thể, việc, điều
a/ Về tình hình hoạt động thương mại quốc tế hiện tại
Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trong thập kỷ 21 này được so
sánh là có những khác biệt rất lớn so 2 thập kỷ về trước. Các Doanh
nghiệp (DN) hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau
và chịu sức ép của cạnh tranh. Hệ thống thương mại quốc tế đã từng
trải qua một giai đoạn thay đổi to lớn cùng với phát minh ra các công
nghệ mới đang làm cho việc lập những chiến lược hoạt động
Marketing và Chiến lược cung cấp theo chuỗi cũng thay đổi theo.
Đầu tiên, chúng ta hãy đề cập đến vấn đề về " toàn cầu hóa ".
Toàn cầu hoá ban đầu được định nghĩa như là sự hợp nhất của các
nền kinh tế trên Thế giới, đặc biệt là thông qua hoạt động thương
mại, đầu tư và các dòng luân chuyển của tài chính. Ngày nay, các DN
đều hiểu rằng kinh tế địa phương hay thậm chí các nền kinh tế trên
Thế Giới như là một nền tảng thuận lợi cho họ trong việc tham gia
sản xuất, thương mại, xuất khẩu và cung cấp dịch vụ. Điều này bao
gồm một quá trình kết hợp các yếu tố như: lao động, kỹ năng, kỹ
thuật và tri thức có thể được chuyển đổi từ biên giới quốc gia này
sang biên giới quốc gia khác.
Nói cách khác, để tồn tại và phát triển thì các DN cần phải có khả
năng nhạy bén trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đưa ra
thị trường những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất. Để làm
được điều này, các DN cần phải quản lý và tổ chức hệ thống của
mình theo mạng lưới của những nhà cung cấp, những nhà thầu phụ,
những công ty vệ tinh, những nhà cung cấp dịch vụ, nhưng đối tác
kinh doanh và khách hàng trong và ngoài nước.
Ví dụ như DN có thể thiết kế ra sản phẩm ở Singapore với chi phí
hợp lý sau đó sản xuất tại Trung Quốc vì chi phí rẻ, xuất khẩu sang


thị trường Hoa kỳ, sử dụng một công ty của Ấn Độ làm trung tâm
cung cấp dịch vụ và quản lý tài chính DN thông qua một ngân hàng
của Anh.
Vì thế DN cần phải điều hành hoạt động kinh doanh của minh trong
cả hai môi trường trong nước và quốc tế
Chính vì vậy, thành công của các DN ngày nay đều phải dựa vào sự
hiểu biết sâu sắc của bối cảnh kinh doanh hiện tại, biết cách làm thế
nào để thiết lập những mạng lưới kinh doanh phù hợp và làm thế nào
để sử dụng hệ thống đó nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của
mình.
Tác động lớn thứ hai đối với hoạt động thương mại quốc tế là xu
hướng tự do hoá thương mại ở cả hai bình diện quốc tế và khu vực.
Những tổ chức thương mại quốc tế như WTO và Hiệp định Thương
mại Tự do các nước ASEAN (AFTA) đã cung cấp cho các DN cách
tiếp cận thị trường nước ngoài hiệu quả hơn. Thêm vào đó, các hiệp
định thương mại song phương như Hiệp định thương mại song
phương giữa Việt Nam và Hoà Kỳ (BTA) đã mở ra xu hướng phát
triển chung, có thể sự dụng để mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ làm thế nào để những lợi ích của các DN
có được từ những tổ chức đó. Các DN sẽ cần phải đánh giá xem
bằng cách nào và lúc nào họ có thể sử dụng những thoả thuận để
giành lấy những quyền lợi khi mà luôn bị chi phối bởi các điều kiện cố
định như danh mục ưu đãi thuế quan, các điều lệ về nguồn gốc xuất
xứ và các qui tắc và tiêu chuẩn sức khỏe.
Mặc dù có những sáng kiến thương mại trong khi tiếp cận thị trường,
DN vẫn không thể đảm bảo sự thành công khi thâm nhập thị trường.
Một cách hiểu khác là bạn có thể không phải đối mặt với bất cứ vấn
đề nảy sinh nào khi xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nước ngoài,
thì cũng không có gì đảm bảo rằng khách hàng của thị trường nước
ngoài sẽ mua sản phẩm của bạn. Điều đó vẫn sẽ phụ thuộc vào giá

cả, chất lượng, việc giao hàng và dịch vụ.
Một sự phát triển quan trọng khác trong kinh doanh quốc tế là làm thế
nào để các sản phẩm của DN có thể bán được ở thị trường nước
ngoài? Các DN sẽ cần phải nắm bắt những phương pháp marketing
quốc tế mới nhất để giành được khách hàng. Thay vì chỉ bán sản
phẩm thuần tuý, DN cần phải bán "thương hiệu". Ngoài ra, những
chiến lược marketing mới và sáng tạo sẽ thực sự cần thiết để mở
rộng thị phần DN trên thị trường quốc tế.
b/ Những ảnh hướng của hoạt động thương mại quốc tế tới DN
Việt Nam
Xu hướng chủ động trong tự do hoá thương mại của khu vực và quốc
tế sẽ mang đến cho các DN Việt Nam nhiều cơ hội hơn trong hoạt
động xuất khẩu. Thêm vào đó, nằm trong một phần của tiến trình toàn
cầu hoá, rất nhiều các DN nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam . Điều
này sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác cho DN Việt Nam với các công
ty này như các Công ty liên doanh, các nhà thầu phụ và các nhà cung
cấp.
Chính vì vậy, các DN Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những
khả năng và sẵn sàng tận dụng các lợi thế trong kinh doanh do quá
trình toàn cầu hoá mang lại.
Theo ông Leon Khor - Giám đốc Công ty tư vấn phát triển thương
mại và kinh doanh Quốc tế - GMSNet Singapore thì các DN
Việt Nam cần phải khắc phục những vấn đề sau khi muốn thâm nhập
vào thị trường nước ngoài:
- Phải hiểu rõ Môi trường Thương mại và Kinh doanh Quốc tế hiện
nay
- Đánh giá sản phẩm và sự sẵn sàng của tổ chức trong việc phát triển
hoạt động thương mại quốc tế
- Phát triển các chiến lược kinh doanh quốc tế cho DN của mình
- Không ngừng sáng tạo và sử dụng những kỹ thuật Marketing quốc

tế hiệu quả
Do đó, các chương trình đào tạo DN nên chú trọng đến 04 yếu tố trên
nhằm giúp DN Việt Nam tiếp thu một cách đầy đủ những kiến thức
then chốt về quản lý kinh doanh quốc tế hiệu quả.
Kết luận, các DN thuộc khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân của Việt
Nam cần phải hiểu những thuyết động lực mới được bao hàm trong
lĩnh vực marketing thương mạiquốc tế và những ứng dụng của chúng
có liên quan đến công việc kinh doanh của DN với thị trường Quốc tế.

×