Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các vụ sáp nhập xảy ra như thế nào? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.63 KB, 5 trang )

Các vụ sáp nhập xảy ra như thế nào?



“Sáp nhập thực chất là một vụ đầu tư lớn, và với nó, bạn sẽ có cơ hội mở rộng
thị trường đồng thời nâng cao lợi nhuận nhờ lợi thế về tài chính và uy tín”,
Christopher Kelley, chuyên gia phân tích của Forrester Research , nhận định như vậy
về xu hướng các cuộc sáp nhập đang ngày một gia tăng trong thời gian gần đây.

Theo ước tính của Forrester Research, trong năm 2004, thế giới đã chứng kiến
nhiều cuộc mua bán, sáp nhập của hơn 2000 công ty trên khắp các châu lục với mức
chi phí lên đến gần 70 tỷ đô la Mỹ. Các vụ sáp nhập xuất hiện khi một công ty A muốn
hợp nhất với một công ty B khác để tạo thành một liên minh lớn hơn. Trong một số
trường hợp sáp nhập, cả hai bên đều mong muốn việc hợp nhất. Đây là các vụ sáp
nhập đồng thuận. Bên cạnh đó, còn có một kiểu sáp nhập khác - đó là khi một công ty
tìm kiếm quyền kiểm soát một công ty khác mà không cần có thoả thuận nào. Đây là
trường hợp tiếp quản bất khả kháng. Để tránh trường hợp tiếp quản bất khả kháng này,
các công ty mục tiêu nên tìm cho mình một “hiệp sỹ trắng”, đó là một công ty X nào
đó phù hợp hơn nếu sáp nhập vào.
Tất nhiên, một cuộc sáp nhập không dễ dàng như mọi người tưởng tượng. Các
công ty phải đưa ra mức giá hấp dẫn, có thể bằng tiền mặt hay cổ phiếu, để thuyết
phục cổ động của công ty mục tiêu bán cổ phiếu của họ. Hơn thế nữa, trong cuộc
“oanh kích lúc bình minh”, các công ty cần chuẩn bị đủ nguồn tài chính để có thể
“ôm” một lượng cổ phiếu nhất định của công ty mục tiêu vào phiên giao dịch đầu tiên
trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, trước khi giá thầu được công bố, các công ty
cũng cần chuẩn bị trước việc thông tin sáp nhập được tiết lộ khiến giá cổ phiếu bị đẩy
lên cao.
Tại sao các vụ sáp nhập xảy ra?
Có rất nhiều động cơ trong bất cứ một cuộc sáp nhập nào. Lý do đầu tiên là để
mở rộng và phát triển hơn việc kinh doanh trên thị trường vốn đã rất chật hẹp. Một
công ty lớn hơn và tăng trưởng mạnh hơn có thể cố gắng tiếp quản những đối thủ nhỏ


hơn để nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Thời gian qua, tập đoàn Cisco đã
tiến hành một loạt các vụ sáp nhập lớn như mua lại công ty viễn thông Okena với giá
160 triệu USD hay bỏ ra gần nửa tỷ USD để sáp nhập với Linksys Group, một công
ty thiết bị mạng viễn thông,… Chính những cuộc sáp nhập này đã mở rộng đáng kể vị
thế của Cisco trên thị trường trước những đối thủ cạnh tranh như D-Link, Netgear,
3Com…
Trong một vài trường hợp, một số công ty nhỏ có kế hoạch mở rộng thị trường
nhưng bị các hàng rào về tài chính cũng như vấn đề thanh danh, uy tín cản trở. Do đó,
những công ty này chủ động tìm kiếm các đối tác lớn hơn để có những khoản vốn đầu
tư cần thiết. Và đến một lúc nào đó, biện pháp sáp nhập sẽ là phương án được ưu tiên
hàng đầu. USA Networks là một ví dụ. Là một công ty mới thành lập và để đẩy mạnh
hoạt động của mình trên thị trường E-business, USA Network đã quyết định sáp nhập
với Expedia vớI giá trị lên đến 1,5 tỷ USD. "Cái chúng ta thấy không chỉ đơn thuần là
một sự kết hợp giữa hai công ty mà đó là là việc dựa vào nhau để phát triển" , John
Mc Carter, giám đốc USA Networks, nhận xét.
Những vụ sáp nhập khác lại tìm kiếm sự bảo toàn chi phí bằng việc đẩy mạnh
sự hợp nhất các hoạt động kinh doanh. HP đã thể hiện rõ mục tiêu này khi sáp nhập
với Compaq. Thông qua vụ sáp nhập, riêng trong những tháng đầu tiên, HP đã tiết
kiệm được gần 700 triệu USD. Một năm sau ngày chính thức sáp nhập, tập đoàn HP đã
giảm được khoản chi phí lên tới 3,5 tỉ USD. Còn tại Tyco, kể từ vụ sáp nhập với hãng
ADT ở Bermuada vào năm 1997, mỗi năm Tyco đã tiết kiệm được khoảng gần 700
triệu USD tiền thuế thu nhập.
Và ngoài ra, còn có nhiều vụ sáp nhập mang tính chất phòng thủ, phản ứng lại
các cuộc sáp nhập khác đang được tiến hành mà trong tương lai có thể đe doạ đến vị trí
cạnh tranh của một công ty.
Khi nào các vụ sáp nhập xảy ra?
Mỗi khi tiến hành các thương vụ mua bán, sáp nhập, yếu tố quan trọng hàng
đầu mà các nhà đầu tư quan tâm chính là giá trị thị trường của công ty sáp nhập, giá
này bao gồm cả giá trị trên sổ sách cộng với những lợi thế kinh doanh. Sau khi xác
định rõ yếu tố này, nếu thấy có lợi thì các công ty bắt đầu khởi động tiến trình cuộc

sáp nhập.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì các vụ sáp nhập thường xảy ra
có tính chất phong trào. “Nó như những làn sóng nhỏ bị kéo theo vào một làn sóng
lớn”, Christopher Kelley nói.
Sự tăng giá trị đột xuất trên thị trường chứng khoán cũng khiến các vụ sáp nhập
trở nên hấp dẫn hơn bởi vì sẽ là tương đối dễ dàng để có được một công ty khác bằng
việc trả cho họ những cổ phiếu có giá trị qua cuộc sáp nhập Qua vụ sáp nhập, cả hai
bên sẽ đều có lợi, đối với công ty bị sáp nhập thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên, hoạt động
kinh doanh được phục hồi, còn đối với công ty tiến hành sáp nhập thì đây như mốn hời
lớn bởi lúc này họ mua lại với một giá thấp hơn so với giá thực tế. Và rồi, khi mọi thứ
đi vào ổn định, giá cổ phiếu tăng lên thì người có lợi nhiều nhất đương nhiên là những
nhà đầu tư này.
Trong một số ngành công nghiệp chủ chốt, nhiều công ty bị buộc phải sáp nhập
bởi những khó khăn phát sinh ngày một nhiều, những vấn đề họ phải đối mặt ngày một
lớn. Bên cạnh đó, toàn cầu hoá và yêu tố pháp luật cũng có tác đông lớn đến sự ra đời
của các cuộc sáp nhập.
Và đâu là vấn đề phát sinh?
Những lợi ích trước mắt thì đã thấy rõ, nhưng cũng sẽ có rất nhiều khó khăn
phát sinh để một cuộc sáp nhập thực sự thành công. Trong nhiều trường hợp, các cuộc
sáp nhập có thể thất bại vì hai đối tác không đồng ý những điều khoản sáp nhập, ví dụ,
ai sẽ nắm quyền điều hành công ty mới. Ngoài ra, các vụ sáp nhập cũng có thể gặp
phải những vấn đề rắc rốI về luật lệ. Chính phủ có thể cho rằng cuộc sáp nhập sẽ phát
sinh sự độc quyền trong một ngành hay một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Do vậy, các
cơ quan chức năng có thể ngăn cản cuộc sáp nhập hay yêu cầu các công ty sáp nhập
phải sang nhượngmột vài bộ phận kinh doanh của mình để duy trì tính cạnh tranh trên
thị trường. Bạn có biết rằng để có được sự chấp thuận sáp nhập của cơ quan chống độc
quyền Mỹ, cả Pfizer và Pharmacia, hai hãng dược phẩm lớn nhất thế giới đã phải
đồng ý loại bớt các sản phẩm trong nhiều mảng hoạt động của mình, ví dụ như dược
phẩm điều trị thận , thuốc tăng hormon hay thuốc chống các chứng bệnh bất lực,….
Khi thực hiện một cuộc sáp nhập, trong nhiều trường hợp, ban lãnh đạo công ty

cần có sự thống nhất và thông qua của các cổ đông. Thủ tục này phải được tiến hành
nếu Điều lệ công ty quy định hay do Hội đồng quản trị yêu cầu. Việc này xuất phát từ
khả năng có thể phát sinh khi vụ sáp nhập có khả năng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận từ
cổ phiếu của các cổ đông, về giá trị hay mức cổ tức. Nhiều trường hợp những công ty
đang làm ăn thua lỗ thì giá cổ phiếu sẽ tăng khi có tin tức sáp nhập, nhưng còn đối với
công ty đang làm ăn có lãi thì mọi sự dường như không mấy xuôi chèo mát mái lắm
bởi cổ phiếu có thể sụt giá do tâm lý lo ngại và thắc mắc của các nhà đầu tư. Tâm lý
chung của các cổ đông vẫn là thắc mắc tại sao khi đang làm ăn có lãi, công ty lại phải
sáp nhập với một công ty khác? Vấn đề này đã từng xảy ra tại tập đoàn Hewlett
Packer. Lúc đó, khi Carly Fiorina còn là chủ tịch HP, bà đã đưa ra kế hoạch sáp nhập
giữa HP và tập đoàn Compaq. Gọi là sáp nhập, nhưng về bản chất là HP mua lại đối
thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Carly Fiorina trong việc mua lại
Compaq không phải từ bên ngoài mà lại từ một số cổ đông chính của HP. Các cổ đông
này lúc đầu đã có những phản đối quyết liệt về hợp đồng mua lại Compaq với giá quá
cao mà không thấy rõ triển vọng phát triển tương lai. Nhưng rồi với sự thuyết phục của
Carly, các cổ đông đã chấp thuận hợp đồng này.
Cuối cùng, các cuộc sáp nhập có thể không sinh ra những khoản lợi nhuận như
kỳ vọng của nhiều cổ đông. Mục tiêu tiết kiệm chi phí có thể thất bại một thời gian sau
cuộc sáp nhập vì sự không hoà đồng các hoạt động kinh doanh là một ví dụ. Một số
nghiên cứu đã cho rằng, nhìn một cách tổng thể thì ngoài khoản lợi nhuận ngay lập tức
dành cho các cổ đông, các cuộc sáp nhập hiếm khi đem lại nhiều giá trị gia tăng cho
nền kinh tế.
Nhưng dù sao đi nữa thì chính sự không ổn định giá của cổ phiếu và kéo theo
đó là sự tăng giảm giá trị thất thường của công ty đã và đang tạo nên một làn sóng sáp
nhập rất sôi động. Những công ty tầm cỡ tìm kiếm những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn
để có thể thực hiện được những phi vụ lời lãi nhất hay đơn thuần chỉ là củng cố và
tăng cường vị thế của mình trên thị trường. Ðiều này thể hiện rõ xu hướng của những
làn sóng sáp nhập ngày nay và có thể là trong tương lai nữa.

×