Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Các công ty Mỹ lách thuế như thế nào ? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.99 KB, 3 trang )

Các công ty Mỹ lách thuế như thế nào ?
Thuế là nghĩa vụ tài chính mà bất cứ công ty nào cũng muốn tránh. Và cũng vì tiết kiệm
một số tiền thuế mà nhiều khi có công ty đã phải “khuynh gia bại sản” vì không thể thoát khỏi
“cái lưới” luật pháp. Có lẽ tốt hơn hết là nên tuân thủ đúng như quy định về thuế. “Dirty
Activities 2005” là danh sách những thủ thuật trốn thuế của các công ty Mỹ được một số tổ chức
điều tra và tổng hợp. Những “trò gian lận” ngày càng đa dạng từ chỗ cố tình hiểu sai những quy
định pháp luật đến với lợi dụng các tổ chức từ thiện để trốn thuế. Mark W. Everson, một chuyên
viên nghiên cứu thuế của Mỹ, nói: “Các hình thức trốn thuế đang ngày một tinh vi hơn. Rất khó
có thể nhận dạng được hết các hành vi này”.


1. Quỹ ủy thác - vỏ bọc của những khoản tiền trốn thuế
Theo quy định pháp luật Mỹ thì những Quỹ uỷ thác sẽ được giảm đáng kể nhiều loại thuế
như thuế thu nhập cá nhân, thuế đánh trên quà tăng hay thừa kế,… Lợi dung kẽ hở này, nhiều
công ty đã chuyển lợi nhuận vào các Quỹ uỷ thác dưới dạng quà tặng, đầu tư,… và như vậy giám
thuế thu nhập cho những khoản tiền này. Hiện các cơ quan thuế của Mỹ đang theo dõi rất sát
việc trốn thuế của các Quỹ này. Trong năm 2004, đã có trên 20 văn bản pháp luật chính thực
được ban hành để xử lý việc trốn thuế thông qua quỹ uỷ thác.
2. Lợi dụng “Quyền kê khai” để trốn thuế
Pháp luật thuế quy định, người nộp thuế cũng đồng thời là người khai thuế. Với hình thức
này, các công ty nhiều khi cố tình khai các khoản miễn giảm càng nhiều càng tốt để toàn bộ các
khoản khai giảm bằng lợi nhuận của công ty trong năm. Các thủ thuật thường được thực hiện là
khai và đặt tên cho các hình thức chi phí hợp lý trong các hoạt động kinh doanh như tiền lương,
chi phí dịch vụ,…Hình thức khai giảm này dựa vào những giải thích không chính xác các quy
định về luật thuế Mỹ và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
3. Mô hình kinh doanh trốn thuế
Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng Mỹ đã phải rất đau đầu đối với hành
vi trốn thuế “thông minh” đó là thành lập các tập đoàn kinh doanh đơn nhất (Corporation Sole).
Các công ty sẽ trốn thuế dưới danh nghĩa tập đoàn kinh doanh miễn thuế và nộp đơn xin
thành lập các tập đoàn kinh doanh dưới lớp vỏ bọc “giáo sỹ” hoặc “người nước ngoài” nhân
danh cá nhân hoặc một tổ chức tôn giáo hay một đoàn thể. Với những tập đoàn kiểu này, các


công ty có thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp giống như một đơn vị kinh doanh của các
tổ chức tôn giáo.
Khi được ban hành, luật “Tập đoàn kinh doanh đơn nhất – Corporate Sole” nhằm vào
mục đích cho phép những người trong lĩnh vực tôn giáo được chính thức tách ra khỏi các ràng
buộc về tài sản cá nhân và quy định của nhà thờ. Nhưng các nhà làm luật của Mỹ đâu có ngờ
rằng luật này lại trở thành công cụ trốn thuế của các công ty Mỹ.
4. Lợi dụng Quỹ từ thiện và tiền quyên góp để trốn thuế
Gần đây, các cơ quan thuế của Mỹ nhận thấy việc sử dụng các cơ quan từ thiện để làm
bình phong che dấu các khoản thu nhập và tài sản không chính đáng để tránh đóng thuế ngày
càng nhiều. Điều này có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh thường nhật, chẳng hạn khi
công ty chuyển tài sản hay một khoản thu nhập vào tài khoản của một tổ chức từ thiện hay một
quỹ quyên góp nhưng vẫn tiếp tục quản lý nguồn tiền hay tài sản chứ không thật sự cho hay tặng
khoản quyên góp cho cơ quan từ thiện. Từ hành động này các công ty sẽ nhận được một khoản
miễn giảm thuế tính trên trị giá tài sản mà không hề chuyển giao hay tặng cho các cơ quan từ
thiện phần quà xứng đáng với nguồn lợi họ nhận được.
Quyên tiền trên danh nghĩa một căn nhà có giá trị lịch sử cho một cơ quan bảo tồn miễn
thuế là một hình thức cũng khá phổ biến khác. Trong nhiều trường hợp, các quy định luật pháp
về bảo tồn lịch sử đã cấm thay đổi mặt tiền căn nhà làm cho việc chuyển nhượng tài sản đóng
góp trở thành món quà “thừa”. Tuy vậy, ngay cả khi bộ mặt căn nhà có thể thay đổi được, việc
khai miễn giảm thuế căn cứ trên tài sản dư thừa này vẫn chẳng thấm vào đâu so với ảnh hưởng
của việc nới lỏng trong vấn đề đóng góp từ thiện trên giá trị thực sự của tài sản.
5. Trốn thuế bằng việc chuyển tiền ra nước ngoài
Mặc dù các cơ quan thuế của Mỹ đã ban hành nhiều quy định pháp luật nghiêm khắc
nhằm hạn chế những vụ việc liên quan đến việc chuyển tiền ra nước ngoài trái phép nhưng nhiều
công ty vẫn tiếp tục vi phạm và cố tình lẩn tránh việc đóng thuế thu nhập bằng những hình thức
chuyển tiền vào các ngân hàng quốc tế hoặc trả thù lao khá lớn cho các cho người môi giới mua
bán nước ngoài.
Các hình thức chuyển tiền để trốn thuế còn bao gồm các dạng chuyển tiền qua hệ thống
điện tín, các công ty tín dụng quốc tế, các hình thức khai man hợp đồng thuê hợp tác lao động,
hoặc các chương trình bảo hiểm nhân thọ (life insurance). Trong thời gian tới, các cơ quan thuế

của Mỹ sẽ hợp tác với các bộ phận thuế ở địa phương và các cơ quan chuyên môn để đưa những
hành vi này ra sánh sáng của pháp luật.
6. Thua lỗ để trốn thuế
Thông thường, đối với những hoạt động kinh doanh thua lỗ, các công ty sẽ không phải
nộp thuế. Lợi dụng quy định này, nhiều công ty đã biến đổi những báo cáo tài chính từ chỗ có lợi
nhuận sửa chữa lại thành những con số nghèo nàn, công bố thua lỗ để trốn thuế
Đặc điểm cụ thể của hành vi này là khi các công ty khai thuế, họ sẽ ghi mức lợi nhuận
bằng 0 vì những khó khăn trong kinh doanh, trong khi đó vẫn khai đầy đủ các khoản thuế đã tạm
đóng trước trong năm để nhận tiền hoàn thuế.
7. Tránh đóng thuế lao động
Thuế lao động (Employment tax) sẽ là một khoản tiền khá lớn đối với những tập đoàn có
hàng chục nghìn công nhân. Do vậy, trốn những khoản thuế này luôn được các công ty, tập đoàn
Mỹ ưu tiên hàng đầu.
Theo quy định, không những công ty mà ngay cả người lao động cũng phải đóng thuế.
Từ đó, nhiều công ty đã thoả thuận với người lao động ghi mức lương thấp, thậm chí rất thấp,
trên hợp đồng lao động để giảm thuế phải nộp. Nhiều trường hơpự, các công ty còn không ký kết
Hợp đồng lao động với nhân viên để không phải nộp các khoản thuế lao động.
Những quy định pháp luật đang ngày một nghiêm khắc hơn với những hành vi trốn thuế
như có thể bị tù giam nhiều năm, bị phạt một số tiền khổng lồ nhưng xem ra không hiệu quả lắm.
Kinh doanh ngày càng lớn thì số thuế phải nộp cũng tăng theo. Do vậy, nhiều công ty sẵn sàng
thực hiện các hành vi trốn thuế dù biết đó là vi phạm pháp luật. Nhưng rồi có lẽ sẽ rất đúng với
nhận định “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó thoát”.

×